Bông Rau Muống
Chuyện Tình Hoa Muống biển
Chuyện Tình Hoa Muống biển
Hạnh Phúc bên nhau
Giờ đây thôi hết phân chia,
Giờ đây thôi hết phân chia,
Cận kề hôm sớm chia lìa mà chi...
Tim anh đã chớm khắc ghi.
Cô đơn em bỏ quyết đi bên chàng!
Đôi ta gặp gỡ bên đàng,
Cùng nhau xây đắp ngập tràn tin yêu..
Rồi đây sáng sáng chiều chiều,
Vườn rau vun tưới bao điều hân hoan.
NM
Bán rau và Bán báo
Có người mua báo, đứng lấn sang phần đất của Bán rau. Bán rau bực tức quát Bán báo:
- Đấy, bảo người ta đứng sang bên kia đi. Đứng sang chỗ người ta bán hàng. Chưa sáng ra đã... hãm!
Mặt Bán báo hơi tai tái, tức khắc bảo khách đứng sang phần đất nhà mình. Miệng Bán báo lầm rầm chửi, có văng tục. Tổ sư! Lúc nào cũng càu cạu, ế chỏng chơ là đúng.
- Đấy, bảo người ta đứng sang bên kia đi. Đứng sang chỗ người ta bán hàng. Chưa sáng ra đã... hãm!
Mặt Bán báo hơi tai tái, tức khắc bảo khách đứng sang phần đất nhà mình. Miệng Bán báo lầm rầm chửi, có văng tục. Tổ sư! Lúc nào cũng càu cạu, ế chỏng chơ là đúng.
Trời đất sắp xếp trớ trêu thế nào,
để cho Bán báo và Bán rau ở ngay sát nhau, nên va quệt nhau suốt ngày.
Sểnh ra là cãi vã, xỉa xói, còn hơn đám hàng cá, hàng thịt.
Bán báo cả ngày chỉ thấy một mình.
Đàn ông đàn ang trông hơi cũ cũ, nhưng có vẻ chịu khó. Anh thuê một
gian nhà tầng một bán sách, còn phần vỉa hè bày một sạp báo. Khách xêm
xêm đông. Bán rau người gốc miền Trung, giọng lanh lảnh, tóc dài, tay
chân mập mạp, dáng người vâm vấp. Cô thuê được phần vỉa hè của một gia
đình khá khẩm, sáng sớm ra chợ đầu mối cất rau các loại về, bán đến bảy
giờ tối thì về nhà trọ, ở với đám phụ nữ buôn đồng nát, cách đó không
xa. Phần vỉa hè của Bán báo và Bán rau sát nhau. Ghét nhau thậm tệ nhưng
ngày nào cũng chạm mặt, thấy nhau là mặt mũi đã ưng lên. Chợ họp trên
cả dãy phố hẹp, người cũng tấp nập cả ngày. Bán rau và Bán báo ở vào
đoạn giữa của chợ. Lúc Bán báo có người ra người vào, đỗ xe trước cửa
nhà, Bán rau điên tiết lắm. Xe gì mà để kềnh càng, chặn cả lối vào của
khách mua rau. Nhất là những hôm báo chí có vụ gì “đánh đấm” hay ho,
hoặc những vụ án giật gân, khách mua báo tíu tít. Chỉ có gian bán sách
bên trong là ít người hỏi tới. Một phần vì nó khuất, một phần vì người
dân đến những siêu thị sách lớn, dễ tìm được tất cả những thứ mình cần.
Những lúc Bán báo đông khách, thường là Bán rau ngồi mốc meo, chả có ai
ngó ngàng. Đôi mắt Bán rau liếc xéo, hậm hực rồi trách: “Báo với chí làm
gì, rõ mệt. Đọc những cái chữ bé tí, mau chi chít, mỏi cả mắt. Giá cả
thì leo thang, cứ giỏi chỉ đọc báo với sách mà không ăn rau vài ngày
xem!”.
Nhưng cũng có lúc phía bên Bán rau
khách khứa mua túi bụi mà chả có ma nào mua sách với báo. Bán báo ngồi ủ
dột, ê ẩm mặt mày. Tiền thuê nhà và ông chủ là những thứ thật đáng sợ.
Cả cái gian này, cái vỉa hè giăng báo để quảng cáo cho dân tình kia mỗi
tháng cũng mất vài triệu, bằng cả chục cái chỗ thuê địa điểm của Bán rau
ấy chứ. Chỗ này không tiện cho Bán sách báo. Người đi chợ chủ yếu nhanh
chóng muốn mua thực phẩm về cho gia đình. Những ông mua báo chủ yếu là
dân xung quanh ngại đi xa dừng lại. Chỗ dừng xe ở giữa chợ lại chật
chội, ngại là đúng. Có những ngày Bán báo chỉ bán được chục tờ báo, còn
sách thì không xuất được cuốn nào. Tiền lãi chỉ đủ mua một gói xôi buổi
sáng, chứ đừng nói đến chuyện chi phí cho một ngày. Thấy dân tình chỉ
mua rau, thịt, Bán báo bực bội rủa thầm: “Lười đọc thế này thì dân trí
thấp là đúng. Cứ đâm đầu vào mua sắm để ăn uống cho no cái bụng. Rồi
bụng đầy mỡ ra, sinh ra đủ thứ bệnh. Trong khi chỉ có vài nghìn lẻ một
tờ báo thì chẳng chịu mua”.
Bán báo chợt lóe lên đầu một ít
nghĩ: Bán kèm rau. Cứ chịu khó dậy sớm, ra chợ đầu mối mua thêm ít rau
về bán kèm với báo. Đằng nào chả mất tiền thuê, tận dụng được bao nhiêu
tốt bấy nhiêu. Còn sức trai, càng phải cố gắng nhặt nhạnh từng đồng tiền
lẻ. Thiên hạ nó không đọc sách báo, thì kệ mẹ, cho họ ngu dốt hết.
Không mở mang được tri thức, cho con cái họ đi làm đĩ, làm cướp. Rồi
công an bắt bỏ tù. Sau đó báo chí sẽ có nhiều cái để đọc.
Nghĩ thế, Bán báo cho là mình có
cách làm thật táo bạo, suýt hét lên vì sung sướng. Nhưng đúng vào cái
ngày Bán báo rạo rực vì sáng kiến của mình, thì xảy ra chuyện. Bán rau
hôm đó đắt hàng, đã nhập thêm rau muống và cải ngọt, lại có ít ngô lai.
Quýnh quáng thế nào xe đạp rau của Bán rau đổ vào sạp báo của Bán báo.
Bán báo điên tiết chửi. Bán rau chẳng những không xin lỗi, còn sửng cồ
cãi lại, do nóng nảy mệt nhọc trong người. Bán báo bực bõ xông vào tát
Bán rau một cái. Bốp! Bán rau rụng một cái răng, máu miệng tóe ra. Bán
rau chẳng vừa. Sẵn có con dao cắt bí dưới chân, vớ luôn chém một nhát
xượt vào cánh tay Bán báo, đoạn sát bả vai. Hai bên chuẩn bị tiếp tục
xông vào nhau thì dân xung quanh, những người bán thịt, bán cá nhảy vào
can. Người kéo Bán báo, kẻ kéo Bán rau. Dân chợ búa va chạm, cãi vã là
thường. Nhưng người ta thật bất ngờ, là một cô bán rau trẻ, chưa chồng
và một anh bán báo cô đơn lại làm ầm ĩ cả chợ. Và vì sao họ ghét nhau
đến thế vẫn là một dấu hỏi.
Sau khi được khuyên nhủ, đôi bên
bình tĩnh lại, ai nấy lại bắt tay vào công việc của mình. Trước đây, Bán
báo và Bán rau cũng có một trận cãi nhau lớn nhưng chưa đến mức đổ máu.
Đó là khi Bán báo đổ xô nước ra đường, làm dềnh lên chỗ của Bán rau
đang khô ráo, khiến cô nàng tức điên. Cũng do người buôn bán cùng cảnh
can ngăn mà sự việc được xoa dịu.
Từ hôm Bán rau chém vào cánh tay
Bán báo thì không thấy Bán báo ra cửa hàng nữa. Thay vào đó là cô bé tên
Thúy ngồi xe lăn, vẫn dạo qua lại chợ để ăn xin. Bán rau không hiểu
chuyện gì đã xảy ra với Bán báo. Cô bỗng thấy mình thật ác, thật nhẫn
tâm. Bên cạnh, bé Thúy ngồi xe lăn, không đi ăn xin nữa mà dùng lời lẽ
của mình để bán báo:
- Các ông các bà, các cô các chú
ơi, mua báo giúp con đi. Mua báo giúp con đi. Báo hôm nay có nhiều thông
tin bổ ích. Có cả vụ cô...
Nhiều người tò mò, thấy cô bé mọi
hôm đều đi xin, tự dưng ngồi bán báo. Một ông hỏi anh bán báo đi đâu.
Thúy nói, cố ý cho mọi người cùng nghe:
- Chú ấy vào viện rồi. Chú ấy vừa
bó vết thương ở cánh tay do bị ngã, vừa chữa bệnh. Hình như là vừa dạ
dày, vừa thận nữa. Chú ấy là ân nhân của cháu mà, đã cưu mang cháu, cho
cháu về ở cùng. Giờ chú ấy như thế, cháu thương quá. Các ông bà mua báo
cho cháu đi.
Bán rau nghe rõ từng lời con bé
nói. Lúc này cô thấy mình thật ác độc. Mình đã sai, sao không xin lỗi
người ta, để người ta tát, lại còn chém người ta bị thương nữa. Tâm hồn
Bán rau khô khan, bấy lâu chỉ biết đến rau cỏ, tiền bạc thì nay đã biết
xúc động, thương cho Bán báo. Bán rau nghĩ, mình cộc lốc, khô khan, có
phải là lý do chả có ai để ý. Mình bán rau, nhưng vẫn là con gái, thì ít
nhất cũng phải có một người ngang hàng như thế để ý chứ! Nồi nào úp
vung nấy mà. Có lẽ, phải bớt khô khan đi thôi. Hôm nay sẽ trích tiền ra
mua quần áo mới.
Mấy hôm sau, Bán báo xuất hiện đến
mở cửa, bày báo ra sạp. Trên vai anh ta vẫn còn băng, khuôn mặt tái nhợt
nhạt. Bán báo nhìn thấy Bán rau, nhưng cô nàng không dám vênh váo nhìn
sang như những lần trước. Bán báo nghĩ, chắc cô ta ân hận vì nhát chém.
Rồi anh chợt ân hận, vì đã nóng nảy tát cô ta một cái quá đau.
Bán rau nhìn thấy bé Thúy ở bên Bán
báo, cứ như hai bố con, trông có vẻ rất hạnh phúc. Mặt anh ta đâu có
đến nỗi. Lại cưu mang bé Thúy, hẳn là người rất tốt bụng. Bán rau chợt
thấy chạnh lòng, nhớ bố mẹ. Nhưng họ đã chết cách đây vài năm. Nhà có
hai anh trai, nhưng đều là những kẻ nghe vợ, chỉ nghĩ cho bản thân, hắt
hủi cô em gái duy nhất. Cô lang bạt kỳ hồ nhiều nơi, rồi về khu chợ này
tìm chỗ thuê, bán rau sống qua ngày. Cuộc đời buồn bã, thiệt thòi và vất
vả đã thắp lên khuôn mặt Bán rau những nét thô mộc, bụi bặm. Nhưng Bán
rau cho rằng, mình không phải là đứa con gái quá kém nhan sắc. Biết ăn
vận một chút, cũng xinh như ai.
Ngồi nghĩ rất nhiều, đến quên cả
chuyện bán hàng, Bán rau bồn chồn, muốn làm một điều gì đó cho Bán báo,
hay ít nhất, là nói một lời xin lỗi. Nhưng phải bắt đầu từ đâu đây. Quan
sát Bán báo và bé Thúy, nhiều lần Bán rau định mở lời, nhưng cứ bị tắc.
Rồi Bán rau cũng đứng lên, cầm một túi rau đã thủ sẵn, đến chỗ Bán báo:
- Em cất được mớ rau ngon, phần anh. Em xin lỗi về chuyện hôm trước.
Bán báo thực sự bất ngờ, miệng cứng đơ, lắp ba lắp bắp. Cuối cùng cũng nói được câu “Cảm ơn, không vấn đề gì đâu”.
Bán báo thực sự bất ngờ, miệng cứng đơ, lắp ba lắp bắp. Cuối cùng cũng nói được câu “Cảm ơn, không vấn đề gì đâu”.
Lần đầu tiên, người xung quanh thấy Bán báo và Bán rau nói chuyện và cười với nhau. Hôm đó, Bán báo mạnh dạn bảo Bán rau:
- Hay là, tôi đi bán rau, còn mình đi bán báo?
Bán rau nghển cổ lên:
- Eo, em đi bán báo, còn anh bán rau á? Sao thế được. Em chịu, chỉ biết bán rau cỏ thôi. Cái gì liên quan đến chữ, em sợ lắm.
- Hay là, tôi đi bán rau, còn mình đi bán báo?
Bán rau nghển cổ lên:
- Eo, em đi bán báo, còn anh bán rau á? Sao thế được. Em chịu, chỉ biết bán rau cỏ thôi. Cái gì liên quan đến chữ, em sợ lắm.
Bán báo từ tốn:
- Ý anh là, chúng ta bán chung. Vừa
bán rau, vừa bán báo. Kết hợp được thì tuyệt vời lắm. Dân người ta
không chỉ cần ăn rau, mà cần phải đọc sách báo để có thông tin, giúp cho
cuộc sống ý nghĩa hơn.
Bán rau cười, gật đầu. Tự nhiên
thấy rất tin tưởng ở anh Bán báo có lòng nhân hậu. Từ hôm đó, hai người
“rau - báo hợp bích”. Phụ nữ mua rau thường mua thêm báo cho chồng, đàn
ông mua báo thì mua thêm rau cho vợ. Anh chị có vẻ ăn nên làm ra. Bán
rau hỏi, thì biết Bán báo chưa hề có vợ, thậm chí chưa từng yêu. Cô nàng
cười tít cả mắt. Thế là nồi đã có vung để úp.
Sau dịp nghỉ lễ kéo dài nhiều ngày, tôi phát hiện gần khu mình ở có
một sạp bán rau và hoa quả tươi. Cũng rất nhanh sau đó, tôi đã có cảm
giác ông lão bán rau đó thật đáng ghét:
Tiếng rao bán hàng cứ oang oang, cứ như ông ta dùng hết sức bình sinh để rao bán hàng vậy. Đáng ghét hơn là ông ta quảng cáo hàng của mình hơi quá lời, có quả dưa chuột thôi nhưng qua miệng ông ta, nó giống như báu vật trên trời rơi xuống vậy…
Tôi cảm thấy ông lão này không được chất phác như ấn tượng của mình về những người nông dân ở thôn quê.
Vì ghét ông ta nên dù đôi khi thấy rau quả rất tươi, tôi cũng không mua mà chấp nhận đi vòng ra siêu thị xa hơn.
Cuối tuần đó, trời có gió lớn, trong nhà hết sạch rau, tôi buộc phải đi mua. Xuống dưới, tôi mới phát hiện gió thổi còn mạnh hơn cả cảm nhận của tôi khi ở trên nhà. Cát thổi tạt vào mặt, tôi cảm thấy rát.
Lúc đó, tôi thầm nghĩ: Nếu hôm nay ông lão kia vẫn bán hàng, mình sẽ mua của ông ta. Ngay sau đó, tôi lại phủ nhận chính mình: Gió to thế này, có lẽ ông ta chẳng mở hàng, thôi ra siêu thị.
Ra khỏi khu dân cư, vượt qua đám cát bụi đang bị thổi tung trong không gian, tôi hướng tầm mắt ra chỗ sạp hàng rau. Có vẻ gì đó là lạ, hôm nay không nghe thấy tiếng ông lão rao bán hàng.
Thì ra gió to, ông lão đang cuộn mình co ro phía sau giá rau củ, tay như đang cầm thứ gì đó giống như chăn bông cũ. Lẽ nào ông lão đã bán hết rau, chuẩn bị dọn hàng.
Xem ra đành phải đội gió ra siêu thị rồi. Tôi có chút thất vọng, tiếp tục bước đi.
Đột nhiên, tiếng rao hàng của ông lão vang lên làm tôi giật mình: “Dưa chuột còn nguyên cả gai đây…”. Tiếng rao vẫn hệt như mọi ngày khiến người khác cảm nhận được sự khoa trương. Thế nhưng hôm nay tôi lại không cảm thấy ghét tiếng rao ấy như mọi khi
Bước đến trước sạp hàng, lần đầu tiên tôi quan sát thật kỹ rau củ quả mà ông lão bán và phát hiện chúng quả thực rất tươi, thậm chí rau xanh còn không bị tưới thêm nước để tăng cân như trong siêu thị.
Xem ra, ông lão “nghe” có vẻ không chất phác này thực tế không như tôi đã nghĩ.
Sau khi đã mua rau cần mua, ông lão tranh thủ quảng cáo với tôi trái cây.
Những loại hoa quả có trên giá không phải thứ tôi thích ăn nên tôi hỏi: “Bên dưới chăn bông là thứ gì thế ông, có phải dưa hấu không?” (Trước đây tôi đã nhìn thấy nhiều người bán hoa quả trái mùa như dưa hấu, dâu tây từ miền Nam chuyển tới đều dùng chăn bông đắp lên để giữ nhiệt)
Ông lão bán hàng cười ha hả: “Dưa hấu á? Thứ dưới chăn quý hơn dưa hấu nhiều cô ạ”
Tôi hiếu kỳ tiếp tục hỏi: “Vậy là thứ gì vậy ạ?”
“Là bà nhà tôi đấy”, vừa nói, ông lão vừa lật tấm chăn lên. Bên dưới là một bà cụ mặt sưng phù
Người bán rau phủ lại tấm chăn lên người vợ, hành động thật tỉ mỉ và cẩn thận. Tôi đã quyết định không lấy lại tiền thừa. Xem ra người đó bệnh rất nặng!
Tôi đang định mở miệng, ông lão đã nói trước: “Để bà ấy ở nhà, tôi sợ bà ấy đi lúc nào không hay. Đem bà ấy ra đây, còn theo dõi được bà ấy…”, giọng người đàn ông cao niên nghẹn lại
-“Không có cách gì chữa trị sao?”– tôi cảm thấy ái ngại
“Giai đoạn cuối rồi. Cố gắng bán được nhiều rau một chút, lấy tiền tiêm thuốc giảm đau cho bà ấy, vậy cũng xem là đã tận tâm rồi
Bệnh này người nghèo chúng tôi làm sao có tiền mà theo. Bán hết cả nhà cửa, truyền hóa chất rồi, tóc cũng rụng sạch chẳng thể mọc lại, di căn khắp nơi rồi.” – ông lão vừa trả lại tiền cho tôi, vừa nói, âm thanh hoàn toàn khác biệt với lúc rao bán hàng
Tôi xua tay, chạy đi thật nhanh.
Tiếng rao bán hàng cứ oang oang, cứ như ông ta dùng hết sức bình sinh để rao bán hàng vậy. Đáng ghét hơn là ông ta quảng cáo hàng của mình hơi quá lời, có quả dưa chuột thôi nhưng qua miệng ông ta, nó giống như báu vật trên trời rơi xuống vậy…
Tôi cảm thấy ông lão này không được chất phác như ấn tượng của mình về những người nông dân ở thôn quê.
Vì ghét ông ta nên dù đôi khi thấy rau quả rất tươi, tôi cũng không mua mà chấp nhận đi vòng ra siêu thị xa hơn.
Cuối tuần đó, trời có gió lớn, trong nhà hết sạch rau, tôi buộc phải đi mua. Xuống dưới, tôi mới phát hiện gió thổi còn mạnh hơn cả cảm nhận của tôi khi ở trên nhà. Cát thổi tạt vào mặt, tôi cảm thấy rát.
Lúc đó, tôi thầm nghĩ: Nếu hôm nay ông lão kia vẫn bán hàng, mình sẽ mua của ông ta. Ngay sau đó, tôi lại phủ nhận chính mình: Gió to thế này, có lẽ ông ta chẳng mở hàng, thôi ra siêu thị.
Ra khỏi khu dân cư, vượt qua đám cát bụi đang bị thổi tung trong không gian, tôi hướng tầm mắt ra chỗ sạp hàng rau. Có vẻ gì đó là lạ, hôm nay không nghe thấy tiếng ông lão rao bán hàng.
Thì ra gió to, ông lão đang cuộn mình co ro phía sau giá rau củ, tay như đang cầm thứ gì đó giống như chăn bông cũ. Lẽ nào ông lão đã bán hết rau, chuẩn bị dọn hàng.
Xem ra đành phải đội gió ra siêu thị rồi. Tôi có chút thất vọng, tiếp tục bước đi.
Đột nhiên, tiếng rao hàng của ông lão vang lên làm tôi giật mình: “Dưa chuột còn nguyên cả gai đây…”. Tiếng rao vẫn hệt như mọi ngày khiến người khác cảm nhận được sự khoa trương. Thế nhưng hôm nay tôi lại không cảm thấy ghét tiếng rao ấy như mọi khi
Bước đến trước sạp hàng, lần đầu tiên tôi quan sát thật kỹ rau củ quả mà ông lão bán và phát hiện chúng quả thực rất tươi, thậm chí rau xanh còn không bị tưới thêm nước để tăng cân như trong siêu thị.
Xem ra, ông lão “nghe” có vẻ không chất phác này thực tế không như tôi đã nghĩ.
Sau khi đã mua rau cần mua, ông lão tranh thủ quảng cáo với tôi trái cây.
Những loại hoa quả có trên giá không phải thứ tôi thích ăn nên tôi hỏi: “Bên dưới chăn bông là thứ gì thế ông, có phải dưa hấu không?” (Trước đây tôi đã nhìn thấy nhiều người bán hoa quả trái mùa như dưa hấu, dâu tây từ miền Nam chuyển tới đều dùng chăn bông đắp lên để giữ nhiệt)
Ông lão bán hàng cười ha hả: “Dưa hấu á? Thứ dưới chăn quý hơn dưa hấu nhiều cô ạ”
Tôi hiếu kỳ tiếp tục hỏi: “Vậy là thứ gì vậy ạ?”
“Là bà nhà tôi đấy”, vừa nói, ông lão vừa lật tấm chăn lên. Bên dưới là một bà cụ mặt sưng phù
Người bán rau phủ lại tấm chăn lên người vợ, hành động thật tỉ mỉ và cẩn thận. Tôi đã quyết định không lấy lại tiền thừa. Xem ra người đó bệnh rất nặng!
Tôi đang định mở miệng, ông lão đã nói trước: “Để bà ấy ở nhà, tôi sợ bà ấy đi lúc nào không hay. Đem bà ấy ra đây, còn theo dõi được bà ấy…”, giọng người đàn ông cao niên nghẹn lại
-“Không có cách gì chữa trị sao?”– tôi cảm thấy ái ngại
“Giai đoạn cuối rồi. Cố gắng bán được nhiều rau một chút, lấy tiền tiêm thuốc giảm đau cho bà ấy, vậy cũng xem là đã tận tâm rồi
Bệnh này người nghèo chúng tôi làm sao có tiền mà theo. Bán hết cả nhà cửa, truyền hóa chất rồi, tóc cũng rụng sạch chẳng thể mọc lại, di căn khắp nơi rồi.” – ông lão vừa trả lại tiền cho tôi, vừa nói, âm thanh hoàn toàn khác biệt với lúc rao bán hàng
Tôi xua tay, chạy đi thật nhanh.
Phản tỉnh
Trong phút chốc, tôi như cảm thấy rất nhiều thứ bản thân tích lũy được hằng ngày bỗng dưng như sụp đổ. Đến lúc ấy, tôi mới nhận thấy mình đã quá đề cao bản thân. Tôi thường dùng phán đoán “tự cho là đúng” của bản thân để phán đoán con người và mọi chuyện tôi gặp.
Tôi cho rằng mình được hưởng một nền giáo dục tốt, có trí tuệ, có tình cảm, kiến thức sâu rộng… nhưng trên thực tế, tôi đã không hiểu cả một người bán rau.
Tôi chỉ nhìn biểu hiện của ông lão và quan niệm của bản thân để đánh giá người khác, thậm chí còn cho mình là “cao minh”. Tôi thật hẹp hòi!
Chỉ nhìn bên ngoài mà không hoán đổi vị trí để suy nghĩ, không chịu bình tĩnh, dùng lý trí để đánh giá người và việc xung quanh, đây là điều cực đoan mà không biết đã có bao nhiêu người thuộc tầng lớp trung, thượng lưu trong xã hội giống như tôi đã phạm phải?
Ông lão bán rau đã giúp tôi thức tỉnh.
(Copy từ FB)
Trong phút chốc, tôi như cảm thấy rất nhiều thứ bản thân tích lũy được hằng ngày bỗng dưng như sụp đổ. Đến lúc ấy, tôi mới nhận thấy mình đã quá đề cao bản thân. Tôi thường dùng phán đoán “tự cho là đúng” của bản thân để phán đoán con người và mọi chuyện tôi gặp.
Tôi cho rằng mình được hưởng một nền giáo dục tốt, có trí tuệ, có tình cảm, kiến thức sâu rộng… nhưng trên thực tế, tôi đã không hiểu cả một người bán rau.
Tôi chỉ nhìn biểu hiện của ông lão và quan niệm của bản thân để đánh giá người khác, thậm chí còn cho mình là “cao minh”. Tôi thật hẹp hòi!
Chỉ nhìn bên ngoài mà không hoán đổi vị trí để suy nghĩ, không chịu bình tĩnh, dùng lý trí để đánh giá người và việc xung quanh, đây là điều cực đoan mà không biết đã có bao nhiêu người thuộc tầng lớp trung, thượng lưu trong xã hội giống như tôi đã phạm phải?
Ông lão bán rau đã giúp tôi thức tỉnh.
(Copy từ FB)
Câu chuyện bà lão bán rau
Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
Ăn hộ tôi mớ rau…
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
- Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia…
Gã không ngờ………!
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
Ăn hộ tôi mớ rau…
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
- Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia…
Gã không ngờ………!
Khuyết danh
Mẹ có còn...
Trong vườn rau năm cũ,
Con vẫn nhớ chuyện xưa...
Ngày mà con chưa đủ,
Thương mẹ sao cho vừa ?
Ngoại giờ đây quên mất,
Mẹ hiện diện trên đời,
Con đường quê xa lắc...
Mẹ có thầm nhớ tôi ?
Hương cần còn vương vấn,
Dẫu đã qua mấy mùa...
Lòng tôi luôn vướng bận ,
Mẹ có còn trong tôi ?!
NM
|
Sớm mai thoang thoảng...
Tôi
mặc áo mới vào một buổi sáng thứ bảy. Khi cha dắt chiếc xe 50 có tiếng
nổ gầm gừ đi ra cổng, ông lướt qua tôi và mỉm cười âu yếm, rồi phóng
vụt đi, chỉ có vệt khói xe mờ mờ hăng hắc thoảng lại.
|
Mẹ
dắt tôi xuống ruộng rau. Ðường đến ruộng rau muống rất trơn và hẹp
nhưng mẹ đi băng băng. Tôi vẫn chơi một mình; cặm cụi trên bờ ruộng với
chiếc áo mầu đỏ chói. Mẹ cặm cụi dưới ruộng rau muống với đôi ủng cao-su
dài qua bắp vế, chiếc nón cũ nhấp nhô giữa xanh um. Lúc lấp loáng nước
thì mẹ trở lên, cả người sực mùi nắng đến khét thịt.
Tôi lớn lên bên bờ ruộng. Và đôi khi tự hỏi sao chưa bao giờ mình lộn cổ xuống đám ao bùn thơm rau mùi rau quế. Và giả sử nếu tôi có lộn cổ xuống ao, chắc ngày hôm sau mẹ không thể lội ra ruộng bằng đôi ủng cao-su quá gối để cặm cụi dưới trời gay gắt. ... Một vài lúc nào đó tôi nghĩ cha không phải là một người bình thường. Ông vừa cười với tôi âu yếm nhưng quay lưng lại có thể ném vào mặt mẹ tôi cái thúng, cái mẹt bà để quên dưới sàn nước (mẹ rất hay quên, ngày nào cũng quên cái gì đó vật gì đó hay việc gì đó - Những khi quên mẹ lẳng lặng đi tìm kiếm, khuôn mặt nhợt nhạt và nín lặng nghe cha nổi cáu). Cha không cho mẹ con tôi qua lại nhà ai, kể cả nhà cậu út cách nhà tôi mười ba bước chân, thậm chí cha cũng không muốn cho mẹ sang nhà bà ngoại non cây số. Cha hầm hừ khi cậu mợ sang nhà. Cậu giận. Mợ giận. Rồi họ hàng giận. Nhất là họ thấy mẹ tôi thụt lùi sau cánh cửa không phản ứng gì. Ðổi lại ông mua cho tôi nhiều đồ chơi, kể cả những thứ tôi không bao giờ thích ông vẫn treo đầy nhà. Mẹ không có bạn. Tôi cũng không có bạn. Hai mẹ con cặm cụi chơi với nhau. Cha bảo thương tôi. Ngay cả khi ngầy ngật trong cơn say không đi nổi vào nhà ông vẫn lặp đi lặp lại câu nói cũ kỹ ấy. Chỉ có điều tôi không muốn đáp lại cái tình thương của cha dù ông cặm cụi ở ruộng rau từ hai giờ sáng. Khi mùa rau cần, ông thức giấc lúc một giờ sáng mà không cần đồng hồ báo thức. Ông vác đống rau cần lên bờ, chân lủm chủm nước dưới ánh sáng mờ mờ của bóng đèn compact, mẹ tôi vừa giũ lá héo, vừa bó cần thoăn thoắt. Cả hai không nói gì với nhau cho đến khi mẹ xốc gánh cần ngồi sau xe hon-đa cho cha chở ra chợ đêm bán mối. Tôi không thương cha vì chứng kiến cảnh mẹ khóc phía bên hông nhà. Mẹ khóc giữa ruộng rau muống. Mẹ khóc giữa luống cải xanh đã trổ ngồng, hoa vàng phơ phất giữa trời trưa nắng. Nước mắt mẹ lúc nào cũng được giấu trong ống tay áo cũ kỹ. Mẹ khóc nhiều nhất mỗi khi cha uống say sau cuộc hội hè giỗ chạp gì đó. Những lúc ấy ông chì chiết mẹ bằng cái giọng rin rít trong cổ họng. Câu chuyện chắp vá không đầu không cuối. Giọng điệu buồn phiền ngủ quên giữa lè nhè rượu. Mẹ cặm cụi dọn dẹp nhà cửa, cặm cụi lau cổ lau chân lau tay và chườm khăn ấm trong khi cha mắt nhắm nghiền và miệng không ngớt nguyền rủa. Một đôi lần nào đó tôi chứng kiến cảnh ông co chân đạp mẹ quay đơ xuống giường. Bà lồm cồm bò dậy, tiếp tục lau người xoa đầu đắp mền cho ông. Những lúc ấy tôi giận mẹ ghê gớm. * Một ngày tháng năm. Cha đưa về nhà một người lạ. Người đàn bà có khuôn mặt dài, áo xanh nhàn nhạt bước vào, ngồi rón rén ở tấm phản rộng, hai bàn chân nhấc lên khỏi mặt đất một cách nhẹ nhàng. Tôi ngồi lọt thỏm trong lòng mẹ, hết nhìn cha lại nhìn người đàn bà mặt dài. Lâu lắm tôi mới thấy nhà mình có khách. Nhưng mẹ không xăng xái hớn hở như tôi vẫn tưởng, bà ngồi yên lặng trên ghế. Ngồi rất lâu. Lâu đến mức độ tôi không thể cựa quậy hơn nữa vì mông ê ẩm. Người đàn bà lạ mặt dài ở lại nhà tôi. Và ngủ ở bộ phản rộng. Mẹ đưa tôi sang nhà bà ngoại, mẹ bảo đêm nay bà mệt, mẹ con mình sang trông bà. Cha không nói gì, lúc ấy tôi sung sướng quá đỗi bởi chưa bao giờ được dắt ra ngoài đường lúc tối trời như thế. Ðoạn đường sang nhà bà ngoại sụt sùi nước mắt của mẹ, và bước nhảy chân sáo của tôi. Tôi ngủ quên giữa tiếng thút thít của đêm khuya. Hôm đó tôi được ngủ với mẹ đến sáng, khi tỉnh dậy vẫn mải miết vùi sâu vào gầy guộc thoang thoảng mùi rau cần. Tôi không thích việc tối nào cũng sang nhà bà ngoại. Người đàn bà mặt dài không còn rụt rè ngồi ở góc phản nữa, bà ấy ngồi ngoài sân, tẩn mẩn xếp rau vào sọt và nhẩm đếm tiền. Người đàn bà mặt dài thường nhìn mẹ dắt tôi ra khỏi nhà bằng một đôi mắt lạ, lúc bối rối lúc ngại ngần rồi sau đó là bình thản. Rồi một buổi sớm mai. Bà ngoại thức tôi dậy bằng đôi tay run. Cậu mợ ngồi bên cạnh. Tất cả những đồ đạc ở góc tủ gỗ cũ kỹ của bà chỉ còn lại một khoảng nhỏ. Quần áo, búp bê tóc hoe hoe của tôi. Ðồ đạc của mẹ biến mất. Mẹ đi đâu. Mẹ bỏ đi rồi Sin à. Ði đâu? Bà không biết. Cậu không biết. Mợ không biết. Ðáp lại sự giãy giụa khóc lóc của tôi là khuôn mặt nhợt nhạt xanh xám của cha. Ông đến tự bao giờ. Không ai nhìn cha ngoại trừ tôi, ông né tránh ánh mắt ngơ ngác đầy giận dữ của tôi. Hình như lâu lắm rồi tôi mới thấy ông cúi gằm mặt như vậy, cúi để nhìn mãi bàn chân to bè nứt nẻ, cha năn nỉ tôi rất lâu nhưng tôi không chịu theo ông về nhà - nơi có người đàn bà mặt dài đang lặt lá héo rau cần ngoài sân - Cha rớm nước mắt. Mặc. Tôi ở lại với bà ngoại. Có lẽ mẹ sẽ về vào sáng mai sáng kia hay ngày nào đó sớm thôi. * Lâu lắm sau đó. Khi nào tôi biết mình lớn. Hôm trăng. Hôm sớm hay một ngày nào đó xa lắc. Vồng ngực căng. Tóc cuốn tít giữa đỉnh đầu. Mọi thứ giấu kín trong khẩu trang và áo sơ-mi cũ dài lượt thượt. Tôi ra chợ vào lúc ba giờ sáng. Rau từ ruộng muống của bà. Rau húng rau thơm rau quế từ vườn của cậu. Mỗi ngày tôi quảy mọi loại rau trong quang gánh. Giữa mờ mờ trăng sáng, tôi thích hít hà sự mỡ màng của thứ xà lách rôn vừa hái đêm trước. Tôi cười với người mua sỉ với nụ cười rám nắng, và đáp rất kiệm lời trong tất cả cuộc mua bán của chợ đêm. Gia đình của cha có một sạp bán rau ở gốc si đằng kia, dưới ngọn đèn cao áp mờ mờ nhạt nhạt của chợ đêm. Cha thường mặc áo xanh lao động nhàu nhĩ, quần lúc nào cũng tất tả xắn ngang ống quyển. Vội vã chào, vội vã thối tiền và vội vã chạy theo khi tôi đi qua - Một đôi lần tôi thấy bụng người đàn bà ấy phưỡn to, khuôn mặt sưng vều. Nhà của cha cách nhà bà ngoại chỉ hơn cây số, mà tôi không còn biết gì về cuộc sống hiện tại của ông. Lúc nào tôi cũng hả hê vì điều đó - Cha vẫn hay níu tay tôi lại hỏi con có khỏe không sống có tốt không... Tôi đáp lại ông với cái nhìn ngơ ngẩn, cái nhìn của buổi sáng lúc mẹ tôi đi. Tôi vẫn nghĩ sớm hôm nào đó, khi đi chợ về sẽ thấy mẹ. Mẹ ngồi trong căn buồng nhỏ nhìn xuống vườn qua ô cửa sổ có song sắt rỉ sét. Mẹ hỏi sao về muộn thế, có nhớ mẹ không. Hay sao con gái cưng của mẹ lớn nhanh thế, mẹ còn chẳng kịp nhận ra. Cũng sớm hôm nào đó, mẹ sẽ lội xuống ruộng muống, bảo lâu không xuống ruộng nhớ mùi bùn quá con gái à. Rồi sao đó, sao đó. ... Cậu dắt tôi ra khỏi cơn trầm uất của mười một năm. Sự chờ đợi mẹ nguôi đi khi người đàn ông xuất hiện ở ngưỡng cửa. Cậu mợ bảo muốn tôi lấy chồng. Tôi lặng lẽ (lúc nào cũng lặng lẽ nghe, lặng lẽ cười và lặng lẽ nhiều thứ khác nữa) nghe người này người kia nói chuyện. Bà muốn người ấy ở rể. Bà chỉ có con bé cháu tật nguyền. Nhà cửa đấy. Ruộng vườn đấy. Túc tắc làm rồi nuôi nhau. Rồi sinh con đẻ cái. Tôi không hiểu vì sao người đàn ông ấy muốn lấy tôi. Anh chàng chở rau mướn cho người bán mối ngoài chợ đêm hay nhìn tôi dịu dàng. Hay hỏi han. Và đôi lúc đặt giữa sọt rau của tôi mấy cái bánh cam nóng hổi. Tôi khóc nơi bậc thềm cuối cùng xuống ruộng. Tôi cũng muốn lấy chồng. Nhưng bao giờ mẹ về nhìn con gái lên xe hoa. Tôi không lên xe hoa. Vì không có cuộc rước dâu nào. Người đàn ông gầy nhẳng có đôi mắt ấm mồ côi cha mẹ, sống trong căn phòng mướn 500 nghìn đồng một tháng trở thành chồng của tôi sau bữa cơm nho nhỏ. Cô dâu nhỏ xíu, váy dài chân ngắn nên váy quét đất. Bà ngoại sung sướng. Cậu và mợ nhét phong bì dày cộm vào lòng bàn tay đẫm mồ hôi của tôi. Cha đến sớm. Trong buổi lễ gia tiên, ông cho tôi nhiều thứ: Kiềng đeo cổ, vòng đeo tay, nhẫn tay trái tay phải. Cha dịu dàng: Cha không thể bù đắp cho con Sin à, còn giận cha thì bỏ qua cho cha con nhé. Tôi không nghĩ mình còn giận ông. Cũng có khi tôi nhìn thấy tóc ông lơ phơ quá. Cũng có khi tôi nhìn thấy thân hình ông quắt queo và sặc sụa mùi rượu quá. Cũng có khi vì tôi thấy giận mẹ nhiều hơn. Mẹ của tôi mải miết với cuộc viễn chinh nào đó, mẹ của tôi không thèm quay về để nhìn tôi lấy chồng. Tôi gục lên vai chồng nức nở: Bao giờ mẹ về em sẽ đóng cổng không cho bà vào nhà. Tôi có một đứa con. Xinh xẻo. Ồn ào bi bô. Rồi một đứa con gái thứ hai. Xinh xẻo. Cũng ồn ào như chị. Từ bao giờ bà ngoại quên mất từng có mẹ trên đời. Bà mải mê với những đứa chắt. Bà ngoại thích bế chúng sang nhà hàng xóm hoặc gọi lũ trẻ con sang nhà chơi với chắt bà. Nhà lúc nào cũng ngổn ngang đồ chơi trẻ con. Ồn ào. Tôi quanh quẩn với con cái: Sáng đút cháo, trưa đút cơm, dỗ dành cười nói. Những khi đi ngang qua nhà cha - bọn trẻ con - mặt dài, tóc hoe nắng ngồi yên lặng trên ghế trên xích đu trên bậc thềm hiên nhà hanh nắng chơi đồ hàng. Bán rau. Người đàn bà mặt dài lặt rau héo. Bó rau muống ở đúng cái ghế con giữa sân như mười một năm trước xa lơ xa lắc. Chúng chơi với nhau. Lẳng lặng như mẹ chơi đồ hàng với tôi của ngày nảo ngày nao. Chồng chạy sấp ngửa vào nhà, hối hả bảo tôi mặc áo khoác. Ðể làm gì. Ði với anh. Anh nghĩ nhìn thấy mẹ của em. Nhưng anh đã từng nhìn thấy mẹ tôi bao giờ đâu. Tôi ngơ ngác nhưng vẫn bươn bả chạy theo anh. Mũ bảo hiểm cài mãi không được vì mọi thứ trong tôi run rẩy. Nếu không phải đó là mẹ! Nếu người đàn bà anh nhìn thấy là mẹ của tôi. Tôi sẽ khóc. Sẽ mừng. Sẽ cuống quít ôm chầm lấy bà. Rồi sao nữa. Mọi thứ trở nên buốt và lạnh. Như hơi sương sớm hai bên đường xộc vào mũi vào mắt. Tôi bám chặt lấy càng xe, cũng không nghĩ bàn tay khi siết vào nhau thì đau đến buốt óc. Người đàn bà tóc búi thoăn thoắt vặt lông gà giữa ngổn ngang lồng gà lồng vịt. Ðanh đá, cười sặc. Gian hàng ngun ngút khói sặc mùi cứt gà. Ồn ào tiếng gà thét lên khi bị cứa cổ. Tiếng gà quác quác sau nhát dao gọn. Tôi dợm buồn ói. Sự nhộn nhạo của chợ phiên sớm. Khẩu trang hở hai mắt nên không ai nhìn thấy điều đó. Bên này đường, tôi tựa hẳn vào lưng chồng. Có phải mẹ không em. Không biết. Mẹ tôi mỏng manh. Mẹ chỉ biết lội ruộng bó rau, mắt lúc nào cũng cùm cụp vì nhặt rau héo rau sâu. Mẹ chưa bao giờ cười sặc như thế. Mẹ chưa bao giờ mắng người làm chao chát như thế. Về đi anh à. Không phải mẹ hả em. Mẹ em đấy. Ðâu có nhầm được. Sao em không vào nhận mẹ. Sao em không vào nhận mẹ. Sao tôi không bươn bả băng qua đường, len giữa lồng gà lồng vịt, giẫm lên cứt gà lông gà để gọi mẹ ơi, mẹ ở đây à. Vậy mà để con đợi mãi. Mẹ ơi, mẹ quên con rồi à. Người này là ai. Người làm của mẹ hay chồng mẹ. Chồng mẹ là gã lái gà phải không? Tôi tháo khẩu trang xuống thì mẹ có nhận ra tôi không? Chắc là có. Con gái vẫn nép sau lưng mẹ mỗi khi cha gầm thét. Con gái vẫn rúc vào ngực mẹ thầm thì mẹ ơi thơm mùi rau cần quá thì mẹ quên sao được. Nước mắt tôi ướt đẫm mọi thứ. Khẩu trang. Vạt lưng của chồng. Ðường về xa lắc, xa như không biết ngày nào mẹ tìm về nơi ruộng rau của bà của tôi. Tôi cũng không biết mình có đủ sức để khóa trái cổng khi mẹ dừng một ngày cắt cổ gà quay về không. Ðêm nay tôi sẽ nghĩ. Ðêm mai tôi sẽ nghĩ. Thoang thoảng chồng tôi tha thiết. Băng qua đường vô hỏi mẹ có nhận ra con không đi em... Hết mùa rau cần rồi mà sao xuống đến ruộng vẫn thấy lá cần chấp chới. |