Hương lưu ly,
Ngày gió thổi, hương lưu ly thơm ngát,
Cánh đồng xưa thấp thoáng bóng dáng anh...
Hoa lưu ly mãi mãi sắc tím xanh,
Hương quấn quýt như tình anh vương vấn !
NM
Níu giữ mùa hoa bay đi
Cho
đến tận bây giờ khi tôi hai mươi, tôi vẫn không hình dung ra khuôn mặt
của người bạn thuở nhỏ bởi vì chúng tôi hoàn toàn chia cách. Lần duy
nhất tôi gặp cậu-lúc-trưởng-thành là vào đêm sinh nhật tuổi mười tám.
Chúng
tôi học cùng nhau những năm cấp một và tìm thấy ở nhau những sở thích
chung. Bố tôi và bố cậu ấy làm việc cùng một công ty. Nhà sát vách. Cậu
ấy thích hoa lưu ly. Và tôi cũng thế. Cứ mỗi độ đông sang, vào khoảng
đầu tháng mười, lưu ly nở tím biếc khắp phố phường. Hoa vừa nở, tôi cùng
cậu lang thang các con phố quanh co nhặt những bông hoa cánh tím lẫn
trong đám cỏ hoang dại về bỏ trong chiếc hộp gỗ vì hoa sẽ tàn trước khi
mùa giá rét kéo đến.
Tôi
còn nhớ cái ngày mà cậu chuyển đến khu phố tôi ở. Cậu đứng thật lâu và
nhìn chằm chằm sang nhà tôi, lúc đó tôi đang mặc quần áo cho búp bê.
Ngày hôm ấy có rất nhiều gió, gió thổi bay chiếc mũ len của tôi ra tận
ngoài cổng. Khi tôi chạy ra, chiếc mũ nằm gọn trong tay cậu. Chúng tôi
thân nhau từ dạo ấy.
Tôi
khá nhút nhát, ít bạn bè nên cậu là người duy nhất tôi có thể chia sẻ
tất tần tật những chuyện trên trời dưới đất: cup cake hay custard loại
nào ngon hơn, phố xá giờ tan tầm đông không thể tả, không khí trên xe
buýt luôn ngột ngạt, cùng nhau ngắm hoa rơi… Giờ ra chơi chúng tôi hay
ngồi dưới gốc cây bàng đọc truyện cho nhau nghe chứ không tụm năm tụm
bảy như những đứa bạn khác.
Dạo
này bố tôi bận rộn cả ngày, dù bố tôi và bố cậu làm việc cùng cơ quan
nhưng chức vụ khác nhau. Bố thường xuyên về trễ, những bữa cơm tối quay
quần ít dần đi. Mẹ cậu thi thoảng cuối tuần nấu chè long nhãn và mời tôi
qua ăn. Chúng tôi cặp kè suốt ngày, vô cùng tự nhiên. Một tình cảm
trong sáng chợt dâng lên trong lòng tôi. Chúng tôi còn quá ngây thơ để
hiểu tình cảm ấy là gì nhưng có một điều chúng tôi biết rõ chúng tôi quý
mến nhau và cần nhau. Chỉ vậy thôi.
Ngày
hôm ấy có rất nhiều gió, gió thổi bay chiếc mũ len của tôi ra tận ngoài
cổng. Khi tôi chạy ra, chiếc mũ nằm gọn trong tay cậu.
Và
chúng tôi hy vọng lên cấp hai sẽ tiếp tục học chung trường. Nhưng điều
đó lại không diễn ra. Một tối cuối hè cậu đột ngột qua nhà tôi báo tin
rằng sau khi học hết lớp năm gia đình cậu sẽ chuyển đi nơi khác. Còn một
tuần nữa là năm học kết thúc. Tôi có chút hụt hẫng, ngồi lặng im. Không
biết phải nói gì ngay lúc này. Tiếng xe cộ từ ngoài đường vọng vào làm
đầu tôi như muốn nổ tung.
Sẽ
buồn biết bao nhiêu khi không có cậu bên cạnh rong ruổi trên con đường
ngập tràn sắc tím của loài hoa lưu ly mỗi khi đông sắp về, màu tím buồn
bã nhưng không ủy mị, hoang sơ nhưng toát lên vẻ chân thực đến lạ lùng.
Ngày
lễ tốt nghiệp, cậu đứng phía trên nhận phần thưởng vì cậu là học sinh
duy nhất đạt loại xuất sắc. Tôi đứng trong hàng ngũ lớp mình nhìn cậu
rực rỡ trong bộ đồng phục màu xanh da trời, lòng không khỏi dâng lên cảm
giác xuyến xao. Lễ bế giảng chấm dứt, chúng tôi đi loanh quanh đâu đó.
Mỏi chân, chúng tôi ngồi ở bến xe buýt, không đợi xe mà chỉ ngắm mọi
người qua lại.
Sau
hơn hai giờ đồng hồ, ba bốn chiếc xe dừng lại nhưng khi thấy chúng tôi
không có dấu hiệu leo lên, xe chạy tiếp. Đôi lần xe thả khách ở bến mà
chúng tôi đang ngồi. Cậu đột nhiên lên tiếng, bảo rằng tôi đừng buồn.
Chúng tôi sẽ gặp lại nếu có duyên. Cậu nói lời tạm biệt và thò tay sang
nắm lấy tay tôi, siết nhẹ. Tôi để yên tay mình trong tay cậu, cảm giác
như mất đi điều gì thật thân thuộc. Trước khi chia tay để vào nhà, cậu
nói rằng sẽ gửi thư cho tôi ngay khi chỗ ở mới ổn định.
Cậu
đã giữ đúng lời lứa. Một ngày mùa đông giá lạnh, tôi nhận được thư cậu
trong hòm thư trước cổng nhà. Lúc nhìn thấy bức thư đề tên cậu, tôi đã
vui sướng nhảy cẫng lên. Tôi vui đến mức quên cả việc thưởng thức món
bánh kem mà mẹ cất công làm suốt cả buổi chiều. Tôi nhốt mình trong
phòng, đọc đi đọc lại lá thư hàng chục lần. Tôi còn kẹp nó trong quyển
sách và đem lên trường. Giờ ra chơi lại lôi ra đọc, vừa đọc vừa cười mỉm
chi. Từng câu từng chữ tôi thuộc nằm lòng.
Mùa
đông ở đây lạnh kinh khủng, dù tớ đã mặc ba bốn lớp áo vẫn thấy cái
lạnh bủa vây. Vì lạnh nên ngại ra đường, cảm thấy mọi vật xung quanh như
đóng băng. Tớ thích mùa đông ở nơi cậu hơn, không quá rét mướt. Cậu vẫn
khỏe, đúng không? Tớ đang dần thích nghi với cuộc sống mới và mọi việc
diễn ra ổn thỏa, cậu đừng bận tâm nhiều… Mong nhận được thư hồi âm của
cậu.
Cuối
thư cậu còn vẽ hình mặt cười và một trái tim bé xíu tô màu hồng. Câu
chữ cậu viết có phần chững chạc và người lớn. Tôi đang tưởng tượng trong
đầu hình ảnh cậu của nhiều năm về sau. Trong thư cậu không nhắc gì đến
tôi ngoại trừ câu hỏi thăm sức khỏe tôi, sau đó cậu liệt kê những nơi
cậu đi qua và khám phá, những con đường, những ngôi nhà lợp mái ngói đỏ,
những món ăn…
Tôi
vừa buồn lại vừa vui mừng. Cậu đang sống tốt khi không có tôi bên cạnh.
Nhưng tôi vẫn cho rằng cậu vẫn nhớ tôi sau những giờ lang thang phố xa
nếu không thì tại sao cậu lại viết thư cho tôi?
Mùa hè năm lớp Tám, tôi không còn nhận được lá thư nào từ cậu nữa. Một tháng, hai tháng rồi ba tháng.
Tôi
viết ngay lá thư dài khoảng một trang hồi âm cho cậu như địa chỉ mà cậu
ghi ở ngoài phong thư. Kể từ đó chúng tôi có lời hẹn mỗi tháng viết thư
cho nhau một lần, chia sẻ những điều mà chúng tôi nhìn nhận, thấu hiểu,
những điều diễn ra xung quanh mình. Nhờ vậy mà cuộc sống tôi trở nên
tươi tắn. Giờ học thể dục buồn tẻ vì phải chạy bộ một mình, những trò
bắt nạt của đàn chị khóa trên, những lúc trực nhật bị bạn bè tát nước
vào người…
Tất
cả những điều ấy tôi đã học cách chịu đựng và vượt qua khi mà trước đây
tôi luôn có cậu bênh vực và bảo vệ. Tôi không viết vào trong thư vì
không muốn cậu thêm phần muộn phiền. Tôi là đứa trẻ sắp sửa trưởng thành
và tôi nghĩ mình cần phải mạnh mẽ để gặp lại cậu. Không biết
cậu-của-nhiều-năm-sau sẽ thế nào nhỉ?
Mùa
hè năm lớp Tám, tôi không còn nhận được lá thư nào từ cậu nữa. Một
tháng, hai tháng rồi ba tháng. Bao mùa đông nối tiếp. Hoa rơi hoa rụng
ngập lối. Tôi vẫn không có lấy một chút tin tức nào về cậu. Cậu biến mất
không để lại chút dấu vết nào. Bố tôi tìm cách liên lạc với bố cậu
nhưng hoài công. Những lá thư tôi gửi tôi cũng không biết cậu có nhận
được hay chưa, nếu nhận rồi sao cậu không trả lời? Mẹ tôi nói chắc cậu
đã có bạn mới nên không còn nhớ gì đến tôi nữa và bảo tôi đừng buồn, vô
ích thôi. Tôi nghĩ, có lẽ vậy.
Lần
cuối cậu gửi thư cho tôi, cậu kể về trường học mới, bạn bè mới bằng
những dòng chữ hưng phấn. Họ cùng nhau đi picnic, tán gẫu hàng giờ liền
dưới gốc anh đào cổ thụ, cùng nhau thả hoa đăng mỗi dịp trung thu về hay
ngắm pháo hoa vào đêm giao thừa…
Rồi cuối cùng tôi cũng quên lãng cậu.
Cho
đến năm học tuổi mười tám, tôi luôn mơ những giấc mơ kỳ lạ. Lạ ở chỗ
hình ảnh, địa điểm, con người tôi gặp trong mộng đều như nhau. Địa điểm
là bãi cỏ hoang dại ở phía sau trường học, tôi nhìn thấy chàng trai áo
trắng, mùi hương lưu ly phảng phất. Chàng luôn đứng xoay lưng về phía
tôi, không cho tôi xem mặt.
Giấc
mơ vào đêm tháng Mười, gió buốt từng cơn. Chàng trai mang mùi hương lưu
ly bước lại gần tôi, đeo chiếc mặt nạ cũng màu trắng nốt. Tôi chưa kịp
nói gì thì chàng trai nắm tay tôi bay vút lên bầu trời. Tôi thấy mình
mọc ra đôi cánh. Chúng tôi bay qua những tòa cao ốc, những ngọn đèn
chằng chịt dây điện. Thành phố chỉ còn là một chấm nhỏ xíu, cách xa tôi
đến hàng ngàn năm ánh sáng. Còn tôi lại đang rất gần những vì sao. Tôi
còn có thể chạm vào chúng. Một luồn khí lạnh chạy xẹt qua người khiến
tôi chao đảo như sắp rơi. Chàng trai áo trắng nhanh chóng níu tay tôi
lại. Một sự ấm áp len nhẹ trong tim.
Chim
nhỏ là tôi và chàng trai bay xuyên qua các tầng mây, bắt gặp ánh trăng
huyền ảo. Ánh sáng trong vắt như giọt sương của vầng trăng tỏa ra khiến
không gian mát dịu. Trong tôi trào dâng niềm phấn khích. Tôi còn chưa
kịp tận hưởng hết niềm vui ấy, chàng trai đưa tôi trở về nhân gian…
Giấc mơ kết thúc. Tôi choàng tỉnh, mồ hôi đầm đìa. Cạnh chiếc gối là một bông lưu ly màu tím.
Không
chỉ trong giấc mơ mà ngay cả ban ngày, tôi dường như thoáng thấy bóng
trắng cứ lượn lờ những chỗ có tôi và nhiều lần giải nguy khi tôi gặp vận
xui. Ví như một ngày mưa tầm tã, tôi quên mang ô. Sân trường vắng tênh,
còn lại mỗi tôi. Chiếc ô màu tím hoa cà để trên lan can hành lang có đề
tên tôi. Chung quanh tôi chỉ là màn mưa giăng kín. Hương hoa lưu ly
thoang thoảng đâu đây.
Một
lần khác, tôi sơ ý làm rơi cây viết máy mà bố tặng. Tôi quay lại để
nhặt, không để ý chiếc mô tô phóng nhanh từ đằng xa. Hoảng hốt, tay chân
tôi cứng đơ. Người đi đường hét lên. Tôi ngất đi. Khi tỉnh dậy tôi thấy
mình nằm trong lùm cỏ, đầu gối lên tảng đá. Vẫn là mùi hương ấy, choáng
ngợp tim tôi đến mức không thở nổi. Tôi bắt đầu sợ hãi và bất an trong
lòng, thậm chí có đêm tôi thức trắng, không dám ngủ. Hai tròng mắt cứ
nhìn chằm chằm ra bên ngoài ô cửa.
Tôi
bắt đầu sợ hãi và bất an trong lòng, thậm chí có đêm tôi thức trắng,
không dám ngủ. Hai tròng mắt cứ nhìn chằm chằm ra bên ngoài ô cửa.
Hai
tuần nữa lưu ly sẽ tàn. Thời điểm lạnh nhất trong mùa dần bước sang.
Tôi đã giải đáp được giấc mơ kỳ lạ của mình. Chàng trai áo trắng chính
là cậu bạn năm xưa mà tôi vô tình lãng quên chỉ vì nghĩ rằng cậu có bạn
mới và không cần đến tôi nữa. Nhưng tôi đã nhầm. Cậu đã ở bên tôi suốt
đêm sinh nhật lần thứ mười tám. Khoảng thời gian ngắn ngủi đó, tôi không
thể chạm vào người cậu.
Trong
một lần hiến máu nhân đạo, cậu bàng hoàng nhận ra máu của cậu không thể
sử dụng cho bất kỳ ai. Căn bệnh ung thư quái ác rút dần sức lực cậu. Đã
có rất nhiều lần cậu gắng gượng mang lá thư ra bưu điện gần nhà để gửi
cho tôi nhưng lần nào cậu cũng đều lịm đi. Mọi công sức, thuốc men của
bác sĩ đều vô nghĩa.
Cậu
ra đi vào một đêm gió lạnh não nề. Vì không nỡ rời xa tôi nên linh hồn
cậu cứ mãi vương vấn nơi hồng trần. Nghe xong câu chuyện cậu kể, tôi tự
cảm thấy mình là một người bạn tồi tệ. Giá mà khi ấy tôi không quá vô
tâm…
“Bây
giờ tớ có thể thanh thản đi được rồi…” Cậu đặt bàn tay mình lên tay
tôi. Những ngón tay không còn đan vào nhau. Cậu bảo tôi nhắm mắt rồi cậu
cúi xuống. Có lẽ là nụ hôn tạm biệt, tôi nghĩ vậy và khép mi lại. Cánh
hoa lưu ly tan nhẹ trên bờ môi.
Khi
tôi mở mắt, cậu đã biến mất. Lần này cậu đi thật sự, không kịp đợi tôi
nói lời xin lỗi. Những bông hoa tím ngát ngập trong gian phòng.
Hoa
lưu ly còn là biểu tượng của những cuộc tiễn đưa không hẹn ngày về. Lần
cuối cùng trước khi tàn, hoa bung nở thật đẹp. Mỏng manh. Dịu dàng. Như
ký ức nụ hôn đầu chạm rất khẽ trên môi. Cơn gió thoảng qua, những cánh
hoa bay tả tơi. Tôi đưa tay níu giữ. Cánh hoa tuột dần khỏi tầm tay, bay
mãi lên thiên đường.
Quách Thái Di
Chỉ là Duyên !
Hãy sống tốt như những gì
Người đã dặn...
Duyên không dài, duyên chỉ được năm năm...
Biết bao nhiêu kỷ niệm âm thầm,
Lòng ôm ấp chờ một ngày
Ta trao lại,
Người đã đi xa và xa mãi...
Ta đã yêu nhưng ta vẫn cách xa,
Duyên năm năm nhưng duyên vẫn mặn mà
Ta không gặp
Nhưng cuộc tình luôn thú vị !!
NM
Đến, đi và để lại
Email ngày 1 tháng 9 năm 2025
Thưa bà,
Cháu tự giới thiệu cháu tên là A. Cháu nghĩ bà sẽ không hỏi lại
cháu là ai và bà biết hôm nay là sinh nhật 18 tuổi của cháu, ngày được
phép mở phong thư kỷ vật của ba cháu vì ông di chúc như thế
Thưa bà, trong phong thư ấy có một điện thoại cũ, sản xuất cách đây 15 năm, một cuốn sổ ghi chép và một lá thư viết tay
Cháu trích đoạn thư liên quan đến bà:
“Nếu con muốn biết về cuộc đời của ba thì con hãy email cho một người ở địa chỉ... Nếu người ấy còn sống, bà ta sẽ kể cho con nghe về ba và sẽ trao lại cho con những gì ba đã viết trong thời gian làm bạn với bà ấy, có lẽ hơn 500 truyện ngắn. Nếu mở được điện thoại con sẽ đọc được toàn bộ nội dung ba và bà ấy trao đổi với nhau trong năm năm. Ba không xóa một đoạn nào hay bất kỳ hình ảnh gì. Có những đoạn nhạy cảm nhưng ba nghĩ đó là cần thiết vì nó gắn kết tình yêu giữa hai con người trong thế giới ảo. Tuy nhiên, ba không hy vọng con sẽ khôi phục được những dữ liệu trong điện thoại và ba không để lại địa chỉ trang cá nhân cùng mật khẩu để con có thể vào bằng máy tính. Nếu có duyên, con sẽ làm được mọi thứ”.
Bà là ai? Hiện ở đâu? Cháu chưa mở được điện thoại vì nó quá cũ, không biết còn tương thích với bây giờ hay không vì năm năm qua các ứng dụng được liên tục cập nhật mà nó lại ngủ yên. Nếu có duyên cháu sẽ nhận được thư hồi âm của bà.
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 5 phút.
Thưa bà, trong phong thư ấy có một điện thoại cũ, sản xuất cách đây 15 năm, một cuốn sổ ghi chép và một lá thư viết tay
Cháu trích đoạn thư liên quan đến bà:
“Nếu con muốn biết về cuộc đời của ba thì con hãy email cho một người ở địa chỉ... Nếu người ấy còn sống, bà ta sẽ kể cho con nghe về ba và sẽ trao lại cho con những gì ba đã viết trong thời gian làm bạn với bà ấy, có lẽ hơn 500 truyện ngắn. Nếu mở được điện thoại con sẽ đọc được toàn bộ nội dung ba và bà ấy trao đổi với nhau trong năm năm. Ba không xóa một đoạn nào hay bất kỳ hình ảnh gì. Có những đoạn nhạy cảm nhưng ba nghĩ đó là cần thiết vì nó gắn kết tình yêu giữa hai con người trong thế giới ảo. Tuy nhiên, ba không hy vọng con sẽ khôi phục được những dữ liệu trong điện thoại và ba không để lại địa chỉ trang cá nhân cùng mật khẩu để con có thể vào bằng máy tính. Nếu có duyên, con sẽ làm được mọi thứ”.
Bà là ai? Hiện ở đâu? Cháu chưa mở được điện thoại vì nó quá cũ, không biết còn tương thích với bây giờ hay không vì năm năm qua các ứng dụng được liên tục cập nhật mà nó lại ngủ yên. Nếu có duyên cháu sẽ nhận được thư hồi âm của bà.
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 5 phút.
Chào cháu,
Ta ngồi đây đã năm năm từ khi ông ấy mất chờ đến ngày cháu đúng 18 tuổi.
Trước tiên cho ta gửi lời chúc mừng. Chắc bây giờ cháu đã lớn và
xinh đẹp lắm. Ta chỉ biết cháu qua hình ảnh trong thời gian quen với ông
ấy mỗi lần ông đi thăm cháu về. Ta tin chắc hôm nay nhận email của
cháu. Đúng là duyên như ông ấy nói.
Ta hiện ở một nơi mà cháu sẽ biết trong những tài liệu ta sẽ gửi cho cháu.
Hãy trả lời ta hai câu hỏi sau:
1. Mẹ cháu khỏe không, bà ấy có gia đình mới chưa? Nếu có gia đình mới thì cháu có em không?
2. Hiện giờ hai mẹ con cháu ở đâu?
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 5 phút.
Thưa bà,
Cháu cám ơn bà đã trả lời thư của cháu. Thật đúng là duyên, bà nhỉ!
Về hai câu hỏi của bà:
1. Mẹ cháu không lập gia đình mới.
2. Hai mẹ con cháu vẫn ở L. nhưng không phải ngôi nhà ngày xưa ba
cháu đến mà cháu nghĩ bà biết vì cháu nhớ mỗi lần đến ba có chụp rất
nhiều hình, nói là gửi cho một người. Khi ấy cháu còn bé quá, bây giờ
thì cháu đã rõ.
Thưa bà, bà có tài khoản trang abdc.com không? Nếu chưa, bà hãy tạo
một tài khoản, cháu và bà sẽ trò chuyện với nhau tiện hơn. Bà đồng ý
không?
Bà nhập số điện thoại... sẽ ra trang của cháu. Cháu muốn nói chuyện trực tiếp và thấy hình ảnh bà.
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 5 phút.
Chào cháu,
Ta rất mừng vì mẹ cháu vẫn khỏe. Từ ngày ông ấy mất, ta đã xóa
trang cá nhân và không tham gia mạng xã hội nữa, chỉ trao đổi qua email.
Những gì về ông ấy trên trang mạng xã hội cũ ta giữ lại trong tim, từng
lời, hình ảnh, giọng nói qua các clip ngắn... Ta không chắc cháu mở
được điện thoại của ông ấy.
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 5 phút.
Thưa bà,
Đúng là không thể khởi động được điện thoại bà ạ. Bạn trai cháu đã
làm hết cách. Bà hãy kể cho cháu những gì liên quan đến ba cháu như
trong thư ông ấy để lại.
Cháu đợi thư bà.
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 15 phút.
Ta quen ông ấy năm ta 60 tuổi. Ông ấy nhỏ hơn ta 5 tuổi. Một đêm
khó ngủ, ông ấy lang thang và gặp ta, vài câu chào, hỏi thăm, giới thiệu
rồi quen nhau và trò chuyện hằng đêm.
Ông ấy là bác sĩ làm việc trong một bệnh viện nhỏ, ở B. Công việc ở
bệnh viện luôn căng thẳng, ông ấy gần như thường xuyên bị stress.
Trong tuần đầu tiên biết nhau ông ấy thổ lộ câu chuyện riêng tư về
người bạn gái cũ có với ông ấy đứa con gái. Năm năm trước họ chia tay vì
những cãi vã liên tục xảy ra trong cuộc sống. Bạn gái cũ đã mang con
gái đến L. Từ ấy đều đặn mỗi tháng ông đến L. thăm con. Hai tháng trước
đó ông và bạn gái cũ rất căng thẳng, cô ta không cho ông gặp con gái
nữa. Tuần sau con gái nhập học năm đầu tiên đồng thời có sinh nhật của
con gái, ông hỏi ta phải làm sao?
Ta đã cho ông ấy những lời khuyên, điều quan trọng là phải biết
bình tĩnh và kiềm chế. Không hiểu sao, chỉ qua vài dòng trao đổi ta hiểu
được ông ấy là một người nóng tính, khá nguyên tắc và cầu toàn.
Cháu sẽ thấy niềm hạnh phúc của ông ấy trong một email mà ông ấy
gửi cho ta và cám ơn về những lời khuyên của ta. Rồi từ đó ta và ông ấy
thân hơn, bất cứ chuyện gì ông ấy cũng kể cho ta nghe.
Năm đau khổ nhất trong cuộc đời ông ấy là mẹ cháu mang cháu ra đi,
không thể nào hàn gắn được tình yêu giữa hai người. Cũng năm đó, mẹ ông
ấy mất. Khi bà không còn, các thành viên trong gia đình gồm ông cháu và
hai người cậu trở nên xa cách. Ông nội cháu có bạn gái và đưa đi nơi
khác sinh sống. Mỗi năm ông ấy về quê một lần nhưng hầu như không trò
chuyện thân mật với ai. Phần vì, ông ấy là người sống khép kín, ít hòa
đồng, lại khó tính. Phần vì các cậu của cháu là nông dân nên nói chuyện
không hợp.
Ông ấy bị hai chứng bệnh thường xuyên là đau đầu và tức ngực do
tiền sử bệnh suyễn. Bảo là đau khủng khiếp lắm, thường về đêm, vào mùa
đông lúc nào vòng ngực cũng như bị bó chặt. Mỗi lần đau đầu ông uống
liều giảm đau khá cao và trong thời gian chờ thuốc ngấm để ngủ thì ông
ấy lại trò chuyện với ta.
Có một câu chuyện khá vui và dễ thương là hôm ấy ông bảo ta cho 5
mốc thời gian từ năm 1978 đến 2015, ông ấy sẽ kể ta nghe một chi tiết
liên quan.
Ta đưa ra tháng 12 năm 1979. Ông ấy viết: Giáng sinh năm ấy, ông và
hai người bạn gái chui vô tủ áo, cắt bánh kem và ngồi trong đó ăn hết
cái bánh kem. Ta mới hỏi: Sao lại chui vào tủ áo? Ông ấy trả lời: Không
có lý do gì hết, chỉ là điên khùng của tuổi trẻ thôi.
Mốc thứ hai ta đưa ra là tháng 10 năm 1995. Ông ấy nói chi tiết nhớ
nhất là chia tay người bạn cũ mà không biết lý do chia tay là gì, từ đó
không gặp lại nhưng nhớ mãi gương mặt rất buồn của người bạn. Cũng năm
đó mẹ bị ốm nặng.
Mốc thứ ba ta đưa ra là tháng 1 năm 2007. Ông ấy viết năm đó A.
được tám tháng, bận bịu tối mặt nên không có chi tiết nào đáng nhớ...
Rồi tháng 5 năm 1983. Ông ấy cho biết nhớ nhất là đi đá banh ở bờ
biển với một đám bạn phá như quỷ sứ. Sau đó thì cả bọn cứ thế mà chạy
trên bãi cát như một lũ điên đến khi mệt nhoài thì nằm lăn ra và mở rượu
uống đến say mèm.
Những câu chuyện trong đêm cứ như vậy. Chuyện này sang chuyện kia.
Một hôm ta bảo ông ấy hãy viết tất cả những gì xảy ra trong đời ông
ấy thành những truyện ngắn gửi cho ta đọc. Và thế là hai ngày cuối tuần
ông ấy cắm cúi viết. Gần như toàn bộ cuộc đời ông từ bé thơ cho đến khi
gặp ta.
Truyện ngắn cuối cùng có tựa “Đến, đi và để lại”, ông ấy viết về
một mối tình năm năm chỉ qua internet, chưa một lần gặp mặt nhưng yêu
cho đến ngày thế giới kết thúc. Bằng những con chữ trên màn hình điện
thoại bé xíu mà hiểu và biết về nhau còn hơn sống chung một nhà.
Thư này ta chỉ nhớ nhiêu đó.
Cháu hỏi điều gì sẽ gợi ta nhớ thêm.
Cháu hỏi điều gì sẽ gợi ta nhớ thêm.
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 5 phút.
Thưa bà
Quả thật thú vị
Cháu muốn hỏi vậy hai người có yêu nhau thật không? Bà có thể kể qua về hoàn cảnh gia đình của bà? Bà còn nhớ chi tiết nào liên quan đến cháu?
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 10 phút.
Thật khó để trả lời là hai người yêu nhau thật không bởi có gặp mặt lần nào đâu mà khẳng định điều này. Tuy nhiên trong suốt năm năm, hằng đêm như vậy những câu anh yêu em hay em yêu anh được lặp lại không biết bao nhiêu lần. Nói yêu thì biết là yêu, còn tình yêu trong trường hợp này định nghĩa như thế nào thì ta thua.
Chồng ta mất khi ta còn rất trẻ, ta có một con gái và một cháu ngoại bằng tuổi của cháu.
Có rất nhiều chi tiết liên quan đến cháu nhưng ta nhớ vài thứ như: Mỗi lần trước khi đi thăm cháu ông ấy rộn ràng lắm. Nhắc đi nhắc lại với ta cả tuần là ngày đó sẽ đi L. Có một lần, đi thăm cháu về gặp mưa bão, ông ấy bị ốm một tuần lễ. Gầy rộc, là ta cũng chỉ thấy qua tấm hình ông ấy gửi. Mặt nằm nghiêng, mắt trõm sâu, má hốc trông rất thảm não. Ta xem mà không cầm được nước mắt. Hai phương trời cách biệt, chỉ biết gõ những dòng chữ động viên, an ủi, bày cách tự chăm sóc hay cách nấu món ăn. Những ngày ông ấy ốm ta thấy thật là dài. Ta gõ chữ qua, ông ấy chỉ trả lời bằng biểu tượng cho biết đã đọc. Nhưng, thú thật với cháu, khi đó, ông ấy là của ta, bởi vì qua lời ông ấy kể ở bệnh viện có nhiều người yêu ông lắm nhưng ông ấy không yêu ai. Quả thật ta có lo sợ. Tình yêu quá mỏng mảnh, hư ảo, chỉ bằng trí tưởng tượng, không thể nào nắm giữ được trong tay.
Ta biết ông ấy chính xác ở nơi nào? Hình vóc thật, dáng đi, đứng, ngồi ra sao? Chỉ cần khóa tài khoản lại là ông ấy và ta mất dấu nhau. Biết tìm đâu trong cõi bao la này?
Một lần, ông ấy kể về chuyến du ngoạn của cháu ở trường học mà ông ấy cùng với mười phụ huynh tham gia giúp đỡ giáo viên. Hai tuần trước chuyến đi ông ấy vui lắm. Sau chuyến đi, ta và ông ấy giận nhau 2 ngày không nói chuyện, cháu biết lý do tại sao không? Trong một tấm hình ta thấy cháu viết tay trái. Ta mới hỏi là ông ấy thuận tay trái hay tay phải. Tự dưng ông ấy nặng lời với ta rằng không ai hỏi như vậy cả vì người ta quan niệm người thuận tay trái là người không thật lòng. Ta quả thực ngạc nhiên, không ngờ ông ấy mê tín và cổ hủ đến thế. Sau đó thì ông ấy thú nhận thuận tay trái nhưng viết tay phải. Đó là điều khó hiểu duy nhất nơi ông ấy mà ta không thể đồng cảm được.
Có những lần đi thăm cháu 4 ngày. Khi về ta hỏi chuyến đi vui không, ông ấy trả lời đúng một câu: Chơi với con, làm bài, đi ăn và xi nê. Bốn ngày chỉ bao nhiêu chữ đó.
Theo cảm nhận của ta thì ông ấy khá nghiêm khắc, kỷ luật và ngăn nắp. Một điều lạ là trong tất cả những hình ảnh gửi cho ta, chỉ hình chụp với cháu là ông ấy cười, còn hình chụp riêng không tấm nào thấy nhe răng. Ông ấy khắt khe và khó khăn với chính mình ngay cả một nụ cười!
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 5 phút
Thưa bà,
Bà có còn nhớ gì về cái ngày cuối cùng trò chuyện với ba cháu không? Bà cảm nhận thế nào về tình trạng của ông khi ấy?
Thưa bà
Quả thật thú vị
Cháu muốn hỏi vậy hai người có yêu nhau thật không? Bà có thể kể qua về hoàn cảnh gia đình của bà? Bà còn nhớ chi tiết nào liên quan đến cháu?
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 10 phút.
Thật khó để trả lời là hai người yêu nhau thật không bởi có gặp mặt lần nào đâu mà khẳng định điều này. Tuy nhiên trong suốt năm năm, hằng đêm như vậy những câu anh yêu em hay em yêu anh được lặp lại không biết bao nhiêu lần. Nói yêu thì biết là yêu, còn tình yêu trong trường hợp này định nghĩa như thế nào thì ta thua.
Chồng ta mất khi ta còn rất trẻ, ta có một con gái và một cháu ngoại bằng tuổi của cháu.
Có rất nhiều chi tiết liên quan đến cháu nhưng ta nhớ vài thứ như: Mỗi lần trước khi đi thăm cháu ông ấy rộn ràng lắm. Nhắc đi nhắc lại với ta cả tuần là ngày đó sẽ đi L. Có một lần, đi thăm cháu về gặp mưa bão, ông ấy bị ốm một tuần lễ. Gầy rộc, là ta cũng chỉ thấy qua tấm hình ông ấy gửi. Mặt nằm nghiêng, mắt trõm sâu, má hốc trông rất thảm não. Ta xem mà không cầm được nước mắt. Hai phương trời cách biệt, chỉ biết gõ những dòng chữ động viên, an ủi, bày cách tự chăm sóc hay cách nấu món ăn. Những ngày ông ấy ốm ta thấy thật là dài. Ta gõ chữ qua, ông ấy chỉ trả lời bằng biểu tượng cho biết đã đọc. Nhưng, thú thật với cháu, khi đó, ông ấy là của ta, bởi vì qua lời ông ấy kể ở bệnh viện có nhiều người yêu ông lắm nhưng ông ấy không yêu ai. Quả thật ta có lo sợ. Tình yêu quá mỏng mảnh, hư ảo, chỉ bằng trí tưởng tượng, không thể nào nắm giữ được trong tay.
Ta biết ông ấy chính xác ở nơi nào? Hình vóc thật, dáng đi, đứng, ngồi ra sao? Chỉ cần khóa tài khoản lại là ông ấy và ta mất dấu nhau. Biết tìm đâu trong cõi bao la này?
Một lần, ông ấy kể về chuyến du ngoạn của cháu ở trường học mà ông ấy cùng với mười phụ huynh tham gia giúp đỡ giáo viên. Hai tuần trước chuyến đi ông ấy vui lắm. Sau chuyến đi, ta và ông ấy giận nhau 2 ngày không nói chuyện, cháu biết lý do tại sao không? Trong một tấm hình ta thấy cháu viết tay trái. Ta mới hỏi là ông ấy thuận tay trái hay tay phải. Tự dưng ông ấy nặng lời với ta rằng không ai hỏi như vậy cả vì người ta quan niệm người thuận tay trái là người không thật lòng. Ta quả thực ngạc nhiên, không ngờ ông ấy mê tín và cổ hủ đến thế. Sau đó thì ông ấy thú nhận thuận tay trái nhưng viết tay phải. Đó là điều khó hiểu duy nhất nơi ông ấy mà ta không thể đồng cảm được.
Có những lần đi thăm cháu 4 ngày. Khi về ta hỏi chuyến đi vui không, ông ấy trả lời đúng một câu: Chơi với con, làm bài, đi ăn và xi nê. Bốn ngày chỉ bao nhiêu chữ đó.
Theo cảm nhận của ta thì ông ấy khá nghiêm khắc, kỷ luật và ngăn nắp. Một điều lạ là trong tất cả những hình ảnh gửi cho ta, chỉ hình chụp với cháu là ông ấy cười, còn hình chụp riêng không tấm nào thấy nhe răng. Ông ấy khắt khe và khó khăn với chính mình ngay cả một nụ cười!
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 5 phút
Thưa bà,
Bà có còn nhớ gì về cái ngày cuối cùng trò chuyện với ba cháu không? Bà cảm nhận thế nào về tình trạng của ông khi ấy?
Email trả lời ngày 1 tháng 9 năm 2025 sau đó 15 phút.
Thật ra ông ấy đã chuẩn bị cho cái ngày mà ông ấy vẫn gọi là “sign out” ra khỏi thế giới này một năm trước đó khi thỉnh thoảng ông ấy bảo với ta rằng cảm giác sức khỏe ngày một khác lạ. Những cơn đau đầu và khó thở thường xuyên hơn vào buổi tối.
Tuần lễ cuối cùng ông gửi cho ta một email viết rằng, hãy cố đợi đến năm cháu 18 tuổi và trao lại cho cháu toàn bộ email giữa hai người. Ông bày ta cách sắp xếp theo thứ tự thời gian, thành một câu chuyện, từ email cho đến bản thảo truyện ngắn.
Ta không biết thể xác ông ấy tiều tụy thế nào vì sau này ông ấy không còn gửi hình cho ta nữa. Mỗi lần ta hỏi đều bị từ chối. Thế nhưng tinh thần ông ấy rất tỉnh táo. Chuẩn bị đâu ra đó như bản tính con người ông vậy.
Ta sẽ gửi trả lại toàn bộ tài liệu cho cháu. Coi như ta hoàn thành nhiệm vụ mà ông ấy tin tưởng. Sau khi nhận được những tài liệu này, cháu nhớ hồi âm cho ta và ta sẽ xóa luôn tài khoản email.
Thay cho thư cuối cùng, ta cám ơn cháu đã thực hiện lời dặn của ba cháu. Ta chúc cháu hạnh phúc và sống tốt. Cho ta gửi lời thăm mẹ cháu, một người bạn gái cũ của ông ấy mà ta rất tò mò nhưng không bao giờ được ông ấy gửi cho xem hình. Ngoại trừ thông tin về một tấm hình ông ấy ôm cháu và bảo rằng người chụp là mẹ cháu, đó là vào sinh nhật lần thứ 55 của ông ấy.
Người ta đến với nhau rồi chia tay đều là duyên kỳ ngộ. Duyên nữa là được để lại. Điều cuối cùng ta muốn thổ lộ tuy nó mang tính ích kỷ nhưng ta không mong cháu mở được điện thoại. Ta muốn giữ mình ta câu chuyện riêng tư ông ấy đã đến, rời đi và để lại cho ta một trái tim nặng trĩu cùng khoảng trống mênh mông trong tâm hồn.
Ta cám ơn ông ấy đã cho ta công việc sắp xếp bản thảo và email trong thời gian chờ cháu lớn lên. Ông ấy luôn biết đặt ra và thực hiện kế hoạch không chỉ cho ông mà cho cả người thân.
Cuộc đời thú vị khi ta gặp được những con người thú vị. Người ta lướt qua đời nhau đôi khi chỉ một khoảnh khắc nhưng để lại nỗi nhớ khó quên. Ta và ông ấy có đến những năm năm, một quãng ngắn của đời dài để nói lên lời cám ơn cuộc đời ở cái tuổi bảy mươi này. Một cái duyên mà không phải ai cũng dễ dàng có được.
Cuối cùng, hãy sống đẹp như những lời căn dặn của ông ấy nhé.
Tạm biệt cháu.
Đào thị Thanh Tuyền
Thật ra ông ấy đã chuẩn bị cho cái ngày mà ông ấy vẫn gọi là “sign out” ra khỏi thế giới này một năm trước đó khi thỉnh thoảng ông ấy bảo với ta rằng cảm giác sức khỏe ngày một khác lạ. Những cơn đau đầu và khó thở thường xuyên hơn vào buổi tối.
Tuần lễ cuối cùng ông gửi cho ta một email viết rằng, hãy cố đợi đến năm cháu 18 tuổi và trao lại cho cháu toàn bộ email giữa hai người. Ông bày ta cách sắp xếp theo thứ tự thời gian, thành một câu chuyện, từ email cho đến bản thảo truyện ngắn.
Ta không biết thể xác ông ấy tiều tụy thế nào vì sau này ông ấy không còn gửi hình cho ta nữa. Mỗi lần ta hỏi đều bị từ chối. Thế nhưng tinh thần ông ấy rất tỉnh táo. Chuẩn bị đâu ra đó như bản tính con người ông vậy.
Ta sẽ gửi trả lại toàn bộ tài liệu cho cháu. Coi như ta hoàn thành nhiệm vụ mà ông ấy tin tưởng. Sau khi nhận được những tài liệu này, cháu nhớ hồi âm cho ta và ta sẽ xóa luôn tài khoản email.
Thay cho thư cuối cùng, ta cám ơn cháu đã thực hiện lời dặn của ba cháu. Ta chúc cháu hạnh phúc và sống tốt. Cho ta gửi lời thăm mẹ cháu, một người bạn gái cũ của ông ấy mà ta rất tò mò nhưng không bao giờ được ông ấy gửi cho xem hình. Ngoại trừ thông tin về một tấm hình ông ấy ôm cháu và bảo rằng người chụp là mẹ cháu, đó là vào sinh nhật lần thứ 55 của ông ấy.
Người ta đến với nhau rồi chia tay đều là duyên kỳ ngộ. Duyên nữa là được để lại. Điều cuối cùng ta muốn thổ lộ tuy nó mang tính ích kỷ nhưng ta không mong cháu mở được điện thoại. Ta muốn giữ mình ta câu chuyện riêng tư ông ấy đã đến, rời đi và để lại cho ta một trái tim nặng trĩu cùng khoảng trống mênh mông trong tâm hồn.
Ta cám ơn ông ấy đã cho ta công việc sắp xếp bản thảo và email trong thời gian chờ cháu lớn lên. Ông ấy luôn biết đặt ra và thực hiện kế hoạch không chỉ cho ông mà cho cả người thân.
Cuộc đời thú vị khi ta gặp được những con người thú vị. Người ta lướt qua đời nhau đôi khi chỉ một khoảnh khắc nhưng để lại nỗi nhớ khó quên. Ta và ông ấy có đến những năm năm, một quãng ngắn của đời dài để nói lên lời cám ơn cuộc đời ở cái tuổi bảy mươi này. Một cái duyên mà không phải ai cũng dễ dàng có được.
Cuối cùng, hãy sống đẹp như những lời căn dặn của ông ấy nhé.
Tạm biệt cháu.
Đào thị Thanh Tuyền
Mùa trăng vỡ,
Trăng tròn thôi đã qua đi,
Nhớ mùa trăng cũ ta thì bên nhau...
Trăng cao soi sáng mái đầu,
Và trăng sáng cả giàn bầu năm xưa,
Trải bao năm tháng gió mưa....
Người còn đi mãi vẫn chưa quay về
Còn đâu đâu ánh trắng thề,
Chỉ mùa trăng vỡ làng quê đang chờ !!
NM
Mùa trăng vỡ
Không phải ba Hên sợ rượu.
Với sức vóc vốn có, kiểu anh nông dân thời xưa cằm bạnh lún phún râu, ba Hên có thể cạn, cạn rồi nốc mà vẫn không nhằm nhò gì cái sợi thần kinh. Cuối cùng ba Hên có thể hiên ngang ngồi đếm những mái đầu đen có, muối tiêu lạt bạc có - xụm xuống trên chiếc bàn gỗ lốm đốm lỗ mọt và thức nhắm còn vương vãi là những trái sung chát quắn.
Với sức vóc vốn có, kiểu anh nông dân thời xưa cằm bạnh lún phún râu, ba Hên có thể cạn, cạn rồi nốc mà vẫn không nhằm nhò gì cái sợi thần kinh. Cuối cùng ba Hên có thể hiên ngang ngồi đếm những mái đầu đen có, muối tiêu lạt bạc có - xụm xuống trên chiếc bàn gỗ lốm đốm lỗ mọt và thức nhắm còn vương vãi là những trái sung chát quắn.
Nhà quê mà, ngoài lúc cật lực với công
việc đồng áng sương pha nắng thấm, con mắt có thể nổ đom đóm vì nặng
nhọc thì việc lai rai chén rượu thơm râu quả thật là thượng sách. Khà,
rượu vào lời ra cho vơi bầu tâm sự, rượu vào đánh trót như nuốt đi cái
vẩn vơ đời...
Vậy mà ba Hên luôn thoái thác, ba Hên đã làm phiền chiến hữu sau những lời mời. Ba Hên đành xếp vào danh sách thằng cám lợn, bị trách cứ là kẻ bội nghĩa vong tình: “Mày về để làm giàu ư, mày nhớ là đã bỏ bao nhiêu vận rồi đó hả?”.
Rượu vào lời ra, người ta có thể lôi tất tần tật mọi chuyện trên đời để ta thán. Nếu là người hiền lành sẽ có nước mắt rơi, là người nóng nảy sẽ trách giận chửi bới. Nông dân mà vò võ với suy nghĩ về đêm, dậy sớm với lịch dày trên đồng mưa nắng thì vui buồn một chút, nói một chút cũng... không sao
Họ nói về bản thân họ hoặc cho người khác, ví dụ:
- Hà hà tớ mới tậu được xế nổ.
- Nhà tám Lác đổ một mê, gớm!
- Hai Ngái được cặp bò lục lạc vàng.
- Hùm... vợ à, tao mà như mày tao bắn bỏ!
Như người trúng đạn nếu ba Hên có mặt trên chiếu rượu, được vô tình xơi cái câu hằn học đấy. Không trách vì sao bởi họ quá thật thà, thẳng ruột đến vô tâm và cái đề tài “vì sao cớ sự?”. Cứ loanh quanh mãi sẽ làm con tim ba Hên vỡ nát.
Nhiều người sinh ra lớn lên để ăn trắng mặc trơn còn như ba Hên đây... miễn bàn! Có lẽ cái tên cha mẹ cho anh cũng mong một điều hy vọng? Dù đã cố nhiều phen: vay tiền mua con nghé cắt cỏ đến cháy lưng mà cái vụ lở mồm long móng lại nhè vào con bò đang sức, đút sào vô bụi khi con H5N1 tấn côngmười con vịt cồ chín mươi vịt mái, chiếc cối 81 dựng bên nọc rơm tự dưng nọc rơm cháy, bà ve chai có thêm nụ cười...
- Đi câu trúng toàn giẻ rách
- Đi cày... gãy cày.
Nhiều lắm kể không hết, gọi là xui bạt mạng cho nó chính xác....
***
Vậy mà ba Hên luôn thoái thác, ba Hên đã làm phiền chiến hữu sau những lời mời. Ba Hên đành xếp vào danh sách thằng cám lợn, bị trách cứ là kẻ bội nghĩa vong tình: “Mày về để làm giàu ư, mày nhớ là đã bỏ bao nhiêu vận rồi đó hả?”.
Rượu vào lời ra, người ta có thể lôi tất tần tật mọi chuyện trên đời để ta thán. Nếu là người hiền lành sẽ có nước mắt rơi, là người nóng nảy sẽ trách giận chửi bới. Nông dân mà vò võ với suy nghĩ về đêm, dậy sớm với lịch dày trên đồng mưa nắng thì vui buồn một chút, nói một chút cũng... không sao
Họ nói về bản thân họ hoặc cho người khác, ví dụ:
- Hà hà tớ mới tậu được xế nổ.
- Nhà tám Lác đổ một mê, gớm!
- Hai Ngái được cặp bò lục lạc vàng.
- Hùm... vợ à, tao mà như mày tao bắn bỏ!
Như người trúng đạn nếu ba Hên có mặt trên chiếu rượu, được vô tình xơi cái câu hằn học đấy. Không trách vì sao bởi họ quá thật thà, thẳng ruột đến vô tâm và cái đề tài “vì sao cớ sự?”. Cứ loanh quanh mãi sẽ làm con tim ba Hên vỡ nát.
Nhiều người sinh ra lớn lên để ăn trắng mặc trơn còn như ba Hên đây... miễn bàn! Có lẽ cái tên cha mẹ cho anh cũng mong một điều hy vọng? Dù đã cố nhiều phen: vay tiền mua con nghé cắt cỏ đến cháy lưng mà cái vụ lở mồm long móng lại nhè vào con bò đang sức, đút sào vô bụi khi con H5N1 tấn côngmười con vịt cồ chín mươi vịt mái, chiếc cối 81 dựng bên nọc rơm tự dưng nọc rơm cháy, bà ve chai có thêm nụ cười...
- Đi câu trúng toàn giẻ rách
- Đi cày... gãy cày.
Nhiều lắm kể không hết, gọi là xui bạt mạng cho nó chính xác....
***
Đến một ngày kia.
Hồi ấy Thắm xinh thật, anh ví von về đôi mắt của Thắm khi viết trong thư (có nhiều lỗi chính tả) tựa như hai giọt sương trên lá bèo mỗi sáng. Anh bảo mỗi lần đi câu qua đầm sen là anh nhớ đôi mắt nàng.
Răng Thắm đẹp lắm, anh hay ngồi xiết mía cho Thắm ăn khi đã về với nhau, tội tình làm sao đứa con gái sống lất lây cùng người bà mù lòa! Anh nghèo thương thân anh một thương Thắm gấp trăm lần.
Mỗi mùa trăng, tiếng tiêu của anh đã làm bước chân Thắm đến gần, lung linh qua kẽ lá thứ ánh sáng huyền hoặc. Họ đã ngồi với nhau thật lâu với ước nguyện đơn sơ và riêng anh thầm ghi khắc không có thứ của cải nào có thể sánh được nụ cười của nàng.
Và một mùa trăng không dễ quên, bóng hai người in xuống nền sân, trên giàn những quả bầu cũng in xuống nền sân huyền ảo cùng những trọn vẹn nồng nàn.
Thắm bẽn lẽn duyên ngầm làm ba Hên ngẩn ngơ, anh không cho nàng gánh nước, không để nàng cấy lúa khi đã về với nhau. Những đêm trăng qua đi mang theo bao góp nhặt để làm giàu có thêm thứ tình yêu lung linh dưới bậc thềm đầy rêu xanh nghèo nàn.
- “Thắm, em đồng ý chứ?
Ba Hên nhảy cẫng lên, có thể bay vèo tới cung trăng mà báo với chú cuội rằng niềm vui đã nhân đôi rồi nhé không như ngày trước một mình nằm vắt tay lên trán tìm xem bạn cuội đang lẫn vào mây.
...Rồi một mùa trăng.
Đó là đêm trăng càng không dễ quên, bóng hai người in xuống nền sân, trên giàn những quả bầu cũng in xuống nền sân mơ hồ cùng những bịn rịn không rời.
Ngày mai anh sẽ để cho Thắm đi vì có thể nàng sẽ được an nhàn hơn. Con Rô (tên ở nhà) để lại cho anh, được mà. Nghĩ đến Thắm phụ với người ta bán hàng ăn đủ, mặc vừa, không phải nhổ có cấy rau tay lấm chân phèn là anh vui rồi. Anh là thằng có tiếng chịu khó nhất vùng, còn nỗi nhớ nàng sẽ khó lắm đây, anh sẽ cố...
Và cho đến một mùa trăng...
Anh sợ thứ ánh sáng bàng bạc, sợ tiếng gió rít qua giàn bầu. Những quả bầu trên giàn như những chiếc đầu lâu nghênh ngang dọa dẫm... Chiếc bóng anh in xuống nền sân lặng lẽ và tiếng tiêu dìu dặt bi ai chờ đợi... để gió cuốn đi lẫn vào mây cao làm trăng vụn vỡ.
Anh không còn khái niệm về thời gian. Anh cuốc nhát đất dày hơn, nhát rựa cũng sâu hơn, giờ giấc đối với anh đã trở thành vô định.
Anh mong người ta chóng quên chuyện thằng ba Hên xóm dưới, sợ lời con trẻ khi lơ ngơ hỏi về mẹ nó. Anh uống cái chất cay nồng ấy mỗi đêm một mình, đi nhanh qua vội nơi có nhiều người đang vui.
Nhưng có một điều anh không thể làm khác đi được, không chạy trốn, không phủ lấp được đó là thứ ánh sáng miên man buồn của mùa trăng định kỳ: mùa trăng vỡ!
LÊ MỸ THẠNH
Hồi ấy Thắm xinh thật, anh ví von về đôi mắt của Thắm khi viết trong thư (có nhiều lỗi chính tả) tựa như hai giọt sương trên lá bèo mỗi sáng. Anh bảo mỗi lần đi câu qua đầm sen là anh nhớ đôi mắt nàng.
Răng Thắm đẹp lắm, anh hay ngồi xiết mía cho Thắm ăn khi đã về với nhau, tội tình làm sao đứa con gái sống lất lây cùng người bà mù lòa! Anh nghèo thương thân anh một thương Thắm gấp trăm lần.
Mỗi mùa trăng, tiếng tiêu của anh đã làm bước chân Thắm đến gần, lung linh qua kẽ lá thứ ánh sáng huyền hoặc. Họ đã ngồi với nhau thật lâu với ước nguyện đơn sơ và riêng anh thầm ghi khắc không có thứ của cải nào có thể sánh được nụ cười của nàng.
Và một mùa trăng không dễ quên, bóng hai người in xuống nền sân, trên giàn những quả bầu cũng in xuống nền sân huyền ảo cùng những trọn vẹn nồng nàn.
Thắm bẽn lẽn duyên ngầm làm ba Hên ngẩn ngơ, anh không cho nàng gánh nước, không để nàng cấy lúa khi đã về với nhau. Những đêm trăng qua đi mang theo bao góp nhặt để làm giàu có thêm thứ tình yêu lung linh dưới bậc thềm đầy rêu xanh nghèo nàn.
- “Thắm, em đồng ý chứ?
Ba Hên nhảy cẫng lên, có thể bay vèo tới cung trăng mà báo với chú cuội rằng niềm vui đã nhân đôi rồi nhé không như ngày trước một mình nằm vắt tay lên trán tìm xem bạn cuội đang lẫn vào mây.
...Rồi một mùa trăng.
Đó là đêm trăng càng không dễ quên, bóng hai người in xuống nền sân, trên giàn những quả bầu cũng in xuống nền sân mơ hồ cùng những bịn rịn không rời.
Ngày mai anh sẽ để cho Thắm đi vì có thể nàng sẽ được an nhàn hơn. Con Rô (tên ở nhà) để lại cho anh, được mà. Nghĩ đến Thắm phụ với người ta bán hàng ăn đủ, mặc vừa, không phải nhổ có cấy rau tay lấm chân phèn là anh vui rồi. Anh là thằng có tiếng chịu khó nhất vùng, còn nỗi nhớ nàng sẽ khó lắm đây, anh sẽ cố...
Và cho đến một mùa trăng...
Anh sợ thứ ánh sáng bàng bạc, sợ tiếng gió rít qua giàn bầu. Những quả bầu trên giàn như những chiếc đầu lâu nghênh ngang dọa dẫm... Chiếc bóng anh in xuống nền sân lặng lẽ và tiếng tiêu dìu dặt bi ai chờ đợi... để gió cuốn đi lẫn vào mây cao làm trăng vụn vỡ.
Anh không còn khái niệm về thời gian. Anh cuốc nhát đất dày hơn, nhát rựa cũng sâu hơn, giờ giấc đối với anh đã trở thành vô định.
Anh mong người ta chóng quên chuyện thằng ba Hên xóm dưới, sợ lời con trẻ khi lơ ngơ hỏi về mẹ nó. Anh uống cái chất cay nồng ấy mỗi đêm một mình, đi nhanh qua vội nơi có nhiều người đang vui.
Nhưng có một điều anh không thể làm khác đi được, không chạy trốn, không phủ lấp được đó là thứ ánh sáng miên man buồn của mùa trăng định kỳ: mùa trăng vỡ!
LÊ MỸ THẠNH