Làng Tôi - Quang Linh
Hương ổi,
Hôm nay trời lại sa mưa,
Sắt se nhớ ngoại sớm trưa quê nghèo....
Ngoại già đôi mắt nheo nheo,
Tìm thân ổi cũ khắc đầy sẹo tên !
Vật dời sao đổi buồn tênh,
Người đi xa mãi chênh vênh nỗi buồn,
Ngoại sầu theo trái sầu buông,
Ngắm hoa ổi trắng, tiếc chùm trái non...
Thương quê lòng ngoại sắt son,
Nhờ hương ổi cũ nhắc con quay về !!
NM
Cây
ổi sẻ nằm nép trong gốc vườn nhà, tán cây cao và rộng de ra con mương
nhỏ, nước trong vắt quanh năm, vươn nhánh um tùm che mát cho một mảng
lớn khu vườn. Mẹ kể cây ổi sẻ mọc không ai trồng. Nó tự mọc hoang rồi tự
lớn, tự cho mình một vị trí đứng trong khu vườn toàn cây tạp nhà ngoại.
Cây ổi cho trái quanh năm, tuy nhiên mùa trái rộ thường vào những tháng
mưa dầm, khi những cơn mưa đầu mùa báo hiệu mùa sang. Cây ổi sẻ bắt đầu
ra lá non, bông dày đặc, từ trong những chùm lá non mơn mởn, những bông
ổi trắng muốt bé tí ti được những chú ong bầu, chị ong mật chăm chỉ hút
mật. Bông ổi kết thành từng chùm, đơn lẻ cũng có. Bông ổi có một mùi
thơm dịu nhẹ, đến gần đưa mũi ngửi mới có cảm giác mùi ổi. Bông trổ được
vài ngày rồi rụng nhụy. Một mùa trái mới bắt đầu trong sự chờ đợi hân
hoan của bọn trẻ trong những ngày hè nắng oi và mưa rả rít…
Những cơn mưa mùa
dai dẳng càng làm cho những trái ổi sẻ lớn dần từ bằng đầu chiếc đũa cho
đến viên bi nhỏ lớn hơn tí là ổi đã già. Ổi sẻ chỉ lớn chừng ấy rồi
dừng lại, mưa càng nhiều những trái ổi sẻ căng mịn làn da màu xanh nhạt
dần khi ấy những chùm trái bắt đầu “chua” tức là đã ăn được. Hái trái ổi
sẻ chấm vào chén muối ớt thiệt cay, nhai rào rạo ngon lành, vị chua
giòn rụm của ổi cộng với vị mặn của muối, cay của ớt, làm căng các đầu
vị giác. Đám trẻ con thường leo chót vót lên ngọn tìm những trái ổi sẻ
bỏ đầy túi áo, túi quần, cười hít mắt reo lên vui sướng khi tìm được
những trái ổi sẻ to hơn trái ổi sẻ của những đứa khác. Cuối cùng thì
chúng sẽ tụm lại dưới gốc cây ổi sẻ để chia nhau phần trái cho những đứa
con gái sợ độ cao không dám trèo cây. Chúng sẽ bày biện một bữa tiệc
ngày hè thú vị…
Ngoại ngồi võng
đong đưa kẽo cà kẽo kẹt nhìn những đứa cháu nhai ngon lành với những
trái ổi sẻ. Ngoại chỉ nhắc chừng: “Leo trèo cẩn thận, ăn ổi nhai cho kĩ
không đau ruột thừa đó”. Lâu lâu trong những chùm ổi chua lại bắt gặp
một trái ổi chín thơm lừng, bọn trẻ sẽ chạy ùa vào nhà dâng hai tay cho
ngoại: “Con tặng ngoại”. Ngoại cầm trái ổi cười giòn tay, rồi lấy con
dao nhíp gọt phần thịt ổi móm mén cùng bọn trẻ cho thơm miệng.
Ngoại thường dạy
lá non của cây ổi sẻ có nhiều tác dụng nhưng hữu hiệu nhất là trị chứng
“tào tháo rượt”. Cả đám cháu của ngoại đứa nào cũng rút rít cười như
những lời ngoại dạy cực hiệu nghiệm mọi khi có bất trắc xảy ra, chúng
chỉ cần nhai đọt lá ổi non, một phương thuốc dân gian…
Những trò chơi trẻ
con cũng diễn ra dưới gốc ổi. Đám trẻ thường mượn gốc ổi sẻ để chơi trò
trốn tìm, hay hái lá ổi làm tiền cho những trò chơi hàng chòi, chơi
chán chúng lại lấy con dao cùn khắc tên mình lên gốc ổi để làm kỷ niệm,
nên thân cây ổi thường đầy những vết tích của đám trẻ.
Mùa mưa mới lại
về. Cây ổi sẻ vẫn quay về với nhịp thời gian của vạn vật ra những chùm
bông trắng muốt, mùa trái mới oằn cành, vào mùa những trái chín rụng đầy
gốc. Cây ổi buồn xo một mình trôi theo tháng rộng năm dài, lũ trẻ ngày
xưa xa vắng đứa đi học, đứa đi làm. Ngoại già lụm cụm. mắt mờ thở dài
tiếc hùi hụi nhìn những chùm trái chín nép mình trong tán lá xanh non.
Nhìn mùa ổi mới mà hoài niệm về đám cháu thơ dại ngày xưa giờ đã trở
thành người lớn kiếm sống tứ phương. Ngoại sờ vào thân ổi xù xì mà cố
nheo nheo đôi mắt nhìn vết sẹo trên thân gốc ổi khắc đầy tên đã phai của
những đứa thân yêu.
Sáng nay, sa mưa có một người đi trên phố se sắt nhớ ngoại và hương ổi quê nhà mà bùi ngùi thổn thức…
Nguyễn Hoàng Nhân
Cậu Ba lấy vợ ra riêng, cất nhà trên cùng mảnh đất. Ngoại ở với cậu Hai trên căn nhà phía Bắc, vợ chồng cậu Ba ở căn nhà phía Nam. Ở giữa là khoảng vườn rau lúc nào cũng xanh tươi mướt rượt.
Hồi cô Út còn chưa lấy chồng, cuộc sống của cả đại gia đình đơn giản và bình yên lắm. Có rau trong vườn, có cá ngoài sông, chỉ cần mang bán phiên chợ sớm thì muốn mua về thứ gì cũng có. Ngoại nói, quan trọng nhất là cả gia đình hạnh phúc vui vầy bên nhau. Đạm bạc thôi, mà đầy tình đầy nghĩa. Những buổi cơm chiều dọn ra giữa sân, cả nhà bày chiếu ngồi quây quần quanh mâm cơm, đầy ắp tiếng cười tiếng nói
Những đứa cháu dần lớn lên, vườn của ngoại như một khu vườn cổ tích nhiều hoa thơm cỏ lạ. Cây ổi ngoại trồng bước vào giai đoạn sung mãn nhất. Thân cành tròn trịa chắc nịch, trái căn mọng xum xuê. Thỉnh thoảng vài lớp vỏ bong ra, rơi xuống đất, nhưng dường như chỉ để khoe cái sức sống đang rạo rực ẩn chứa bên dưới lớp vỏ xanh xanh xám xám đầy nhựa sống. Những đứa trẻ lớn lên và vui chơi mỗi ngày nhờ cây ổi ngọt lịm trái. Còn Cô Út thì càng ngày càng đẹp ra nhờ mớ lá ổi. Cứ chiều chiều, ngoại lại mang chiếc rổ nhỏ đi ngắt lá. Từng chiếc lá ổi được ngoại chọn lọc và lau rửa cận thận, rồi cho vào nồi nước đun sôi, để cho Cô Út gội đầu. Mùi hương lá ổi thơm nồng nàn từ nhà dưới lên nhà trên. Nhờ mớ lá ổi tươi rói trên cây, bộ tóc dài của Cô Út cứ càng ngày càng dày mịn và bóng mượt.
Tìm lại mùi hương cũ.
Con chỉ thấy nơi đây,
Hoang tàn và xa lạ...
Những ân tình nhạt nhẻo của tuổi thơ
Con đã đi xa làm mới lại giấc mơ
Khi mỏi gót quay về,
Con tìm nơi mình rủ bỏ...
Hương ổi ngày xưa dường như còn lẫn khuất,
Có còn không dành cho kẻ trở về ...
Cơ hội nào tìm lại mảnh tình quê ?
Được sống lại tháng ngày xưa đầm ấm !!
NM
Hương ổi ngày xưa
Chiều thứ bảy, tôi nhớ nhà. Nhớ con đê nhỏ ven sông với chiếc ghe bồng bông bồng bông sớm chiều hai lượt, nhớ tán bần ven sông đang mùa rộ trái, nhớ bập dừa nước thường lặn hụp tắm sông mỗi chiều nước lớn và nhớ, nhớ nhiều lắm cái tên gọi thân thương Xóm Rẫy quê tôi.
Ai cũng khen ngoại biết chọn đất chọn hướng. Mảnh đất nhà ngoại chỉ là một rẻo, nhưng kéo dài theo thế sơn hoàng thủy bão, sau lưng là núi trước mặt là sông, ai nhìn vào cũng mê. Mỗi sáng, mặt trời mọc lên bên kia bờ sông, con nước như một tấm gương vàng phản chiếu toàn bộ ánh sáng đầu ngày hắt lên khu đất nhà ngoại. Mỗi chiều, mặt trời khuất sau ngọn đồi, cứ như có ai đó đem toàn bộ của cải giấu sau lưng nhà ngoại.Cậu Ba lấy vợ ra riêng, cất nhà trên cùng mảnh đất. Ngoại ở với cậu Hai trên căn nhà phía Bắc, vợ chồng cậu Ba ở căn nhà phía Nam. Ở giữa là khoảng vườn rau lúc nào cũng xanh tươi mướt rượt.
Hồi cô Út còn chưa lấy chồng, cuộc sống của cả đại gia đình đơn giản và bình yên lắm. Có rau trong vườn, có cá ngoài sông, chỉ cần mang bán phiên chợ sớm thì muốn mua về thứ gì cũng có. Ngoại nói, quan trọng nhất là cả gia đình hạnh phúc vui vầy bên nhau. Đạm bạc thôi, mà đầy tình đầy nghĩa. Những buổi cơm chiều dọn ra giữa sân, cả nhà bày chiếu ngồi quây quần quanh mâm cơm, đầy ắp tiếng cười tiếng nói
Những đứa cháu dần lớn lên, vườn của ngoại như một khu vườn cổ tích nhiều hoa thơm cỏ lạ. Cây ổi ngoại trồng bước vào giai đoạn sung mãn nhất. Thân cành tròn trịa chắc nịch, trái căn mọng xum xuê. Thỉnh thoảng vài lớp vỏ bong ra, rơi xuống đất, nhưng dường như chỉ để khoe cái sức sống đang rạo rực ẩn chứa bên dưới lớp vỏ xanh xanh xám xám đầy nhựa sống. Những đứa trẻ lớn lên và vui chơi mỗi ngày nhờ cây ổi ngọt lịm trái. Còn Cô Út thì càng ngày càng đẹp ra nhờ mớ lá ổi. Cứ chiều chiều, ngoại lại mang chiếc rổ nhỏ đi ngắt lá. Từng chiếc lá ổi được ngoại chọn lọc và lau rửa cận thận, rồi cho vào nồi nước đun sôi, để cho Cô Út gội đầu. Mùi hương lá ổi thơm nồng nàn từ nhà dưới lên nhà trên. Nhờ mớ lá ổi tươi rói trên cây, bộ tóc dài của Cô Út cứ càng ngày càng dày mịn và bóng mượt.
Từ
ngày Cô Út lấy chồng bên kia sông, mỗi chiều ngoại thôi không hái lá ổi
nữa. Lá cây ổi cứ ngày một nhiều lên, xanh, rồi già, rồi khô, rồi rụng
đầy một góc sân. Tiếng lá vỡ nghe giòn rụm mỗi độ có bước chân người đi
qua.
Mỗi lần về thăm nhà, Cô út hay kể cho mọi người nghe nhiều câu chuyện lạ lắm, về những ánh đèn đêm của phố thị nơi cô đang sống. Cô nói ở nơi đó đêm cũng sáng như ngày, không có cảnh tù mù tờ mờ và buồn thỉu buồn thiu như ở rẻo đất nhà mình. Cô nói ở đó đêm chỉ là cái phông nền, trên đó người ta tô lên những gam màu vui nhộn và sống động khác nhau bằng đủ thứ loại ánh sáng đa màu đa sắc. Cô nói ở đó cuộc sống khác lắm…
Ánh sáng trong lời kể của cô Út thắp sáng trưng cặp mắt của cậu Hai và cậu Ba. Tối tối, hai cậu bắt đầu có thói quen ngóng về thành phố phía xa xa bên kia sông. Ánh đèn đêm cứ chập chờn nhảy múa, vẽ nên bao giấc mơ huyền hoặc quyến rũ.
Một thời gian sau, cậu Hai và Cậu Ba thôi nghiệp làm vườn, dắt nhau qua bên kia sông đi tìm ánh sáng văn minh trong lời kể của cô Út. Ngoại ở lại giữ nhà giữ cháu, giữ vườn rau và cây ổi.
Có vẻ như phố thị bên kia sông mang đến cho gia đình hai cậu nhiều điều mới mẻ. Chẳng bao lâu cả hai nhà đều sáng trưng và vui nhộn vào mỗi tối với ánh đèn Neon và những chiếc Tivi, với dàn loa và mấy đĩa phim đĩa nhạc.
Nhưng cũng từ đó, nhà ngoại bớt hẳn tiếng cười. Không còn những bữa cơm chiều dọn ra giữa sân. Không còn bóng người cùng nhau gánh nước tưới rau vào những sớm mờ sương. Chiều, mặt trời chưa kịp lặn thì đèn đuốc đã sáng trưng và phim nhạc đã huyên náo tưng bừng. Sáng, khi mặt trời lên cao rọi thẳng, những gương mặt xộc xệch ngái ngủ mới bắt đầu thò ra khỏi cửa…
Vườn sau đã không còn những ngồng rau xanh mướt. Chiều chiều, mỗi khi gió về, cả vườn chỉ còn dáng ngoại liêu xiêu với cây ổi đã vào mùa xác xơ trụi lá.
Mỗi lần về thăm nhà, Cô út hay kể cho mọi người nghe nhiều câu chuyện lạ lắm, về những ánh đèn đêm của phố thị nơi cô đang sống. Cô nói ở nơi đó đêm cũng sáng như ngày, không có cảnh tù mù tờ mờ và buồn thỉu buồn thiu như ở rẻo đất nhà mình. Cô nói ở đó đêm chỉ là cái phông nền, trên đó người ta tô lên những gam màu vui nhộn và sống động khác nhau bằng đủ thứ loại ánh sáng đa màu đa sắc. Cô nói ở đó cuộc sống khác lắm…
Ánh sáng trong lời kể của cô Út thắp sáng trưng cặp mắt của cậu Hai và cậu Ba. Tối tối, hai cậu bắt đầu có thói quen ngóng về thành phố phía xa xa bên kia sông. Ánh đèn đêm cứ chập chờn nhảy múa, vẽ nên bao giấc mơ huyền hoặc quyến rũ.
Một thời gian sau, cậu Hai và Cậu Ba thôi nghiệp làm vườn, dắt nhau qua bên kia sông đi tìm ánh sáng văn minh trong lời kể của cô Út. Ngoại ở lại giữ nhà giữ cháu, giữ vườn rau và cây ổi.
Có vẻ như phố thị bên kia sông mang đến cho gia đình hai cậu nhiều điều mới mẻ. Chẳng bao lâu cả hai nhà đều sáng trưng và vui nhộn vào mỗi tối với ánh đèn Neon và những chiếc Tivi, với dàn loa và mấy đĩa phim đĩa nhạc.
Nhưng cũng từ đó, nhà ngoại bớt hẳn tiếng cười. Không còn những bữa cơm chiều dọn ra giữa sân. Không còn bóng người cùng nhau gánh nước tưới rau vào những sớm mờ sương. Chiều, mặt trời chưa kịp lặn thì đèn đuốc đã sáng trưng và phim nhạc đã huyên náo tưng bừng. Sáng, khi mặt trời lên cao rọi thẳng, những gương mặt xộc xệch ngái ngủ mới bắt đầu thò ra khỏi cửa…
Vườn sau đã không còn những ngồng rau xanh mướt. Chiều chiều, mỗi khi gió về, cả vườn chỉ còn dáng ngoại liêu xiêu với cây ổi đã vào mùa xác xơ trụi lá.
Cậu
Hai và cậu Ba vắng nhà thường xuyên hơn. Đi đã vội, về lại càng vội
hơn. Ánh sáng từ bên kia sông chừng như đã thắp lên trong lòng hai cậu
cơn thèm khát chẳng thể nào dập tắt. Hai cậu lúc nào cũng chộn rộn háo
hức, như đã tìm thấy được thiên đường của mình. Nhưng càng ngày hai cậu
càng mang dáng vẻ của những kẻ đang bị cái thiên đường mơ ước ấy hút đến
giọt máu cuối cùng. Dáng vất vả bận rộn. Người mệt mỏi cáu bẳn. Chỉ có
ánh mắt của hai cậu là mỗi lúc một sáng lên, toan tính và tham vọng.
Ngày nọ, cậu Hai về, dắt theo một một thương gia đến thăm nhà. Ông thương gia đánh tiếng muốn mua một phần đất nhà ngoại. Lúc thì ông khen rẻo đất nhà cậu Hai dáng đẹp thế đẹp. Lúc ông lại bảo mảnh đất của cậu Ba bằng phẳng tốt tươi. Hai cậu bắt đầu nhìn nhau bằng ánh mắt của hai đối thủ…
Ngày ngoại còn sống, không nhà nào thành công trong việc mua bán đổi chác mảnh đất của tổ tiên. Nhưng một đường ranh được kẻ thẳng băng ngay giữa miếng đất, hàng rào được xây lên kéo dài từ lưng ngọn đồi ra thẳng đến bờ sông. Ngoại phải ở lại bên nhà cậu Hai, để giữ bàn thờ của ông. Ngày nào ngoại cũng ra vườn sau ngóng về hướng những đứa cháu ở bên kia hàng rào….
Di chúc để lại, ngoại xin được chôn ở ngay chính giữa mảnh đất, đầu quay về núi mặt hướng ra sông. Ngoại nói khi sống ngoại không thể chia làm đôi để cho mỗi người một nữa, khi chết cứ chôn ngoại như vậy để ngoại có thể vòng tay ôm một lúc hai đứa con, một đứa bên tay phải một đứa bên tay trái. Mặt ngoại có thể nhìn về bên kia sông, hướng cô Út đi lấy chồng.
Ngày nọ, cậu Hai về, dắt theo một một thương gia đến thăm nhà. Ông thương gia đánh tiếng muốn mua một phần đất nhà ngoại. Lúc thì ông khen rẻo đất nhà cậu Hai dáng đẹp thế đẹp. Lúc ông lại bảo mảnh đất của cậu Ba bằng phẳng tốt tươi. Hai cậu bắt đầu nhìn nhau bằng ánh mắt của hai đối thủ…
Ngày ngoại còn sống, không nhà nào thành công trong việc mua bán đổi chác mảnh đất của tổ tiên. Nhưng một đường ranh được kẻ thẳng băng ngay giữa miếng đất, hàng rào được xây lên kéo dài từ lưng ngọn đồi ra thẳng đến bờ sông. Ngoại phải ở lại bên nhà cậu Hai, để giữ bàn thờ của ông. Ngày nào ngoại cũng ra vườn sau ngóng về hướng những đứa cháu ở bên kia hàng rào….
Di chúc để lại, ngoại xin được chôn ở ngay chính giữa mảnh đất, đầu quay về núi mặt hướng ra sông. Ngoại nói khi sống ngoại không thể chia làm đôi để cho mỗi người một nữa, khi chết cứ chôn ngoại như vậy để ngoại có thể vòng tay ôm một lúc hai đứa con, một đứa bên tay phải một đứa bên tay trái. Mặt ngoại có thể nhìn về bên kia sông, hướng cô Út đi lấy chồng.
Những
căn nhà mới mọc lên cao ngất ngưỡng, dạt về hai đầu mảnh đất, hình như
cứ âm thầm mà kèn cạnh nhau chẳng bên nào chịu kém bên nào. Con cái cả
hai nhà đều được gởi qua bên kia sông để học hành và sinh sống. Những
đứa nhỏ ngày trước còn chơi chung với nhau dưới một gốc ổi, giờ nhìn
nhau dửng dưng và nhạt thếch xa lạ.
Mộ của ngoại được dời lên trên ngọn đồi. Phần đất ở chính giữa hai ngôi nhà đã được bán cho ông thương gia năm nào. Một khu nhà máy liên hợp vừa to vừa cao mọc lên ở nơi là vườn rau ngày xưa. Cây ổi đã cỗi cằn nằm phía sau nhà máy, lẫn giữa khu dành cho rác rưới và nguyên liệu phế thải. Cỏ mọc um tùm phủ kín lối đi.
Ngoại ơi,
Con về, tìm lại khu vườn của tuổi thơ, nhưng chỉ gặp hoang tàn và xa lạ.
Con về, tìm lại những anh chị em của con thời thơ ấu, nhưng chỉ gặp những cái nhìn nhạc thếch dửng dưng.
Con đã đi xa rất xa, với giấc mơ đổi đời. Chỉ đến khi mỏi gót quay về, con mới nhận ra rằng giấc mơ ấy nằm ngay tại nơi mình đã rũ bỏ để dứt áo ra đi. Hương ổi ngày xưa chừng như hãy còn lẩn khuất đâu đây…
Nhưng còn có con đường nào cho kẻ trở về? Còn cơ hội nào cho con cháu sống lại những ngày xưa ngọt ngào đầm ấm?
Còn vùng trời nào cho những kẻ tự đánh mất vùng trời của chính mình không?
Cao Gia An, S.J.
Mộ của ngoại được dời lên trên ngọn đồi. Phần đất ở chính giữa hai ngôi nhà đã được bán cho ông thương gia năm nào. Một khu nhà máy liên hợp vừa to vừa cao mọc lên ở nơi là vườn rau ngày xưa. Cây ổi đã cỗi cằn nằm phía sau nhà máy, lẫn giữa khu dành cho rác rưới và nguyên liệu phế thải. Cỏ mọc um tùm phủ kín lối đi.
Ngoại ơi,
Con về, tìm lại khu vườn của tuổi thơ, nhưng chỉ gặp hoang tàn và xa lạ.
Con về, tìm lại những anh chị em của con thời thơ ấu, nhưng chỉ gặp những cái nhìn nhạc thếch dửng dưng.
Con đã đi xa rất xa, với giấc mơ đổi đời. Chỉ đến khi mỏi gót quay về, con mới nhận ra rằng giấc mơ ấy nằm ngay tại nơi mình đã rũ bỏ để dứt áo ra đi. Hương ổi ngày xưa chừng như hãy còn lẩn khuất đâu đây…
Nhưng còn có con đường nào cho kẻ trở về? Còn cơ hội nào cho con cháu sống lại những ngày xưa ngọt ngào đầm ấm?
Còn vùng trời nào cho những kẻ tự đánh mất vùng trời của chính mình không?
Cao Gia An, S.J.
Trái ổi bên sông
Chiều thứ bảy, tôi nhớ nhà. Nhớ con đê nhỏ ven sông với chiếc ghe bồng bông sớm chiều hai lượt, nhớ tán bần ven sông đang mùa rộ trái, nhớ bập dừa nước thường lặn hụp tắm sông mỗi chiều nước lớ và nhớ, nhớ nhiều lắm cái tên gọi thân thương Xóm Rẫy quê tôi.
Cái
tên mà hàng chục năm nay người ta vẫn gọi dù chẳng còn ai ở xóm này theo nghề trồng
rẫy. Bên sông vẫn là cái lung tràm um tùm đọt choại, dây leo cứ chen chút ôm
sát thân tràm rồi vươn thẳng lên trên từng ngọn cây tán lá. Và cũng chính nơi
đây, nơi mà hồi xưa tôi cùng chúng bạn trốn má qua sông xúc từng con cá lia
thia, thọc từng trái bình bát, hái từng chùm đồi mồi hồng hồng, đỏ đỏ là đà sát
mặt sông. Và cũng ở nơi đây tôi được hưởng trọn cái vị chát, vị chua, cái vị bùi
bùi, ngọt ngọt của từng trái trâm, trái sắn đang căng tròn tim tím, chín từng chùm,
từng chùm một.
Tiếng chim trao trảo rộn rã đấu đá nhau để tranh giành ổi chín, bầy chuột đồng ríu rít, rột rẹt rột rẹt trong mấy bụi lùm kế mé nước và tiếng chim cúc cu cứ tục từng hồi trên ngọn bạch đàn cao chót vót như một thứ quà mà thiên nhiên đã ưu đãi, dành riêng cho những đứa trẻ đã và đang lớn lên nơi Xóm Rẫy quê tôi – Nơi có con sông mênh mông, trong mát như tâm hồn trẻ nhỏ và được ướp đầy bông tràm khi gió khẽ lùa qua.
“Ai ổi hôn, mười lăm ngàn hai kí hai kí mười lăm ngàn” – Tiếng rao quen thuộc của một bà chị bán ổi vừa lướt ngang dãy trọ. Tiếng rao ngọt ngào làm biết bao người mê mẩn nhưng lại đánh tan cái trống vắng lạ lùng của một chiều thứ bảy, một chiều khó hiểu trong tôi.
Một chiều mà tôi chỉ nghĩ về con Út, nghĩ về cái giọng cười giòn giã lộ rõ hai lúm đồng tiền cùng một câu nói:
- Mai mốt bên sông ổi chín Hai Mùi với anh Tú qua hái cho em ăn nha! – hihi…
- Ừa, nữa tụi anh sẽ hái cho em ăn mà! – Câu nói không mấy gì lạ của hai thằng anh đang tắm sông với cái việc sang bờ bên kia để hái cho đứa em mình vài trái ổi.
Nhưng câu nói với cái hồn nhiên thanh khiết của một đứa trẻ lên năm khiến tôi với thằng Mùi không khỏi bùi ngùi khi nghĩ về con bé. Đã một tuần rồi, một tuần rồi mà thằng Mùi chưa lên nhập học và cũng đã một tuần… một tuần… ngày con Út… đi… xa…
Nhớ bữa đó độ hơn năm giờ chiều đang lui cui sau bếp, không thấy con Út đâu nên thím Chín má của thằng Mùi mới kêu nó đi kiếm con nhỏ. Thằng Mùi sang nhà tôi, nhà cô Nga, nhà bác Bảy, rồi tới tận nhà ông Tám để kiếm nhưng không thấy con Út đâu. Nó hỏi hết con Sen, con Đào, thằng Sửu, thằng Sung đến con Hương cuối xóm đứa nào cũng lắc đầu. Rồi nó la lên cho cả xóm cùng đi kiếm, mọi người đều túa ra đi kiếm khắp sau vườn, góc cây tới mấy chùm nhà chồi lá chuối nhưng đều hông thấy. Rồi bỗng thằng Sửu hốt hoảng la lên:
- Anh Mùi! Anh Mùi ơi! Anh Mùi!
Thằng Mùi chạy tới rồi phóng cái đùng xuống sông, ông Tám, bác Bảy và tía con tui cũng nhảy xuống mò, chổ đó là mặt đập dẫn nước từ sông vô ruộng nhà bác Bảy. Thằng Mùi nhảy liền xuống nước chắc do nó thấy mấy cọng lục bình đã tướt lá thành từng sợi, từng sợi nhỏ - thứ búp bê lục bình mà mấy đứa con gái ở quê hay chơi và chiếc dép hồng hồng của em nó. Mọi người lặn mò một hồi lâu mà chưa gặp con Út. Trời chập tối, ba của thằng Mùi đi đốn tràm trên nông trường vừa về tới liền nhảy xuống cố hết sức tìm kiếm đứa con gái thân yêu trong nỗi tuyệt vọng đang đến gần. Thím Chín quỵ xuống khóc nức nở trên bờ, miệng luôn cầu trời khẩn Phật. Chú Chín lặn một hơi thiệt lâu rồi ngoi lên kế bụi nga gần mặt đập:
- Con Út… nó… ở… đây nè! – Chú nói bằng cái giọng trầm trầm, nghèn nghẹn, run run vì lạnh và đầy đau đớn của một người cha không cứu được con mình.
Người ở trên bờ thì tiến gần lại chổ chú Chín bồng con Út lên, rồi lau chùi sình đất cho con nhỏ, người dưới sông thì lội thiệt nhanh vào bờ. Còn thằng Mùi, nó chưa chịu lên mà cứ đập nước đùng đùng rồi khóc thét đau đớn giữa lòng sông đục ngầu, hôi mùi sình non, đất sét. Tôi lội sát lại nó an ủi đôi ba câu rồi kè nó lên bờ. Thím Chín ngất xỉu không biết tự hồi nào, cô Nga và bác Bảy gái đang cố làm đủ mọi cách để thím tỉnh:
- Ráng tỉnh dậy, tỉnh dậy đi chị Chín! – giọng cô Nga vừa gấp gáp vừa lo sợ.
Cô vừa bứt tóc mai vừa lay mạnh cho thím Chín mau tỉnh:
- Chị Chín. Chị Chín. Chị chín ơi!
- Tỉnh dậy. Tỉnh dậy! Tỉnh dậy đi chị Chín! Chị Chín ơi!
Càng gọi, càng lay thì nước mắt của cô Nga càng tuôn ra nhiều hơn từng đợt, từng đợt đọng xuống cằm rồi rớt lên màu áo bà ba đã ướt nhem nước mắt của thím Chín. Chắc là cô Nga đã cảm đã thấm được cái nỗi đau kinh hoàng của một người mẹ vừa mất đi nắm ruột do mình sinh ra. Cách đây ba năm, thằng Tý con của cô cũng vớt lục bình rồi té sông ngay tại mặt đập này khi vừa tròn bốn tuổi. Bác Bảy gái đứng kế bên liền la lên:
- Ngưng tay! Ngưng tay Nga ơi! Vợ thằng Chín nó tỉnh tỉnh rồi kìa! – Bác Bảy gái và cô Nga mừng húm lên nhưng không giấu được đôi hàng nước mắt vẫn còn nguyên trên khuôn mặt nhơn từ thấm nhuần cái tình làng nghĩa xóm.
Chú Chín bồng con Út, chú bước mà từng bước cứ nặng chịt như hàng trăm hàng ngàn kí lô gam sắt đá giẫm lên từng ngọn cỏ, đọt rau đã rướm sình non lẫn mùi nước sông trên con đê nhỏ xuôi hướng về nhà.
Thằng Mùi đã lên bờ và đi lơ bơ lang bang như một kẻ không hồn, nó lủi thẳng về nhà nó. Tôi chợt thấy đôi dòng nước mắt cứ len lén hiện lên khuôn mặt nhợt nhạt, lạnh buốt không còn gì đau buồn hơn của nó. Tôi quay sang cùng bác Bảy gái và cô Nga kè thím Chín về. Tôi cảm nhận được cái đau rờn rợn đang hiện hữu qua cái làn hơi mới tỉnh lẫn cái đôi mắt đỏ hoe đã ráo dòng cùng một vài tiếng nấc đang men theo từng bước chân như rụng, như rời của thím Chín. Cái tiếng nấc khó tả và rất khó tả của một bà mẹ bị mất con. Cái tiếng nấc đắng nghét tận đáy lòng cứ hiện rần rần trong từ câu từng chữ:
- Út ơi! Út… Út ơi.......!
Xóm Rẫy cái xóm yên bình của ngày nào bỗng lại buồn, buồn ơi là buồn. Và đâu đó lại xuất hiện cái khoảng trống vô thanh, cái khoảng trống bao la đã đong đầy nước mắt mà nỗi đau thì vẫn còn còn mãi theo thời gian. Cả xóm cũng đã mấy phen phải giật mình tỉnh giấc chạy sang nhà kế bên để coi có chuyện gì, và rồi chỉ biết đứng nhìn, nhìn một bà mẹ đáng thương đang gào thét, đang sờ soạn khắp nhà để tìm hơi ấm của đứa con thân yêu vừa té nước chiều qua. Hay cái tiếng hét kinh hoàng rồi chìm hẳn của những người cha không tìm gặp con mình khi con lũ cứ cuộn trào khắp nẻo sông sâu ...
Cây ổi bên bờ lung tràm vẫn trổ bông ra trái, vẫn chín hườm hườm rồi thơm phức một khúc sông. Nhưng con Út, nó đã cách tôi với thằng Mùi một dòng sông. Cái dòng sông mà mỗi chiều tụi tôi không thể nào ngậm từng đùm ổi lội về đưa cho con nhỏ - dòng sông của cuộc đời, của số mệnh.
HOÀNG PHÚC
Tiếng chim trao trảo rộn rã đấu đá nhau để tranh giành ổi chín, bầy chuột đồng ríu rít, rột rẹt rột rẹt trong mấy bụi lùm kế mé nước và tiếng chim cúc cu cứ tục từng hồi trên ngọn bạch đàn cao chót vót như một thứ quà mà thiên nhiên đã ưu đãi, dành riêng cho những đứa trẻ đã và đang lớn lên nơi Xóm Rẫy quê tôi – Nơi có con sông mênh mông, trong mát như tâm hồn trẻ nhỏ và được ướp đầy bông tràm khi gió khẽ lùa qua.
“Ai ổi hôn, mười lăm ngàn hai kí hai kí mười lăm ngàn” – Tiếng rao quen thuộc của một bà chị bán ổi vừa lướt ngang dãy trọ. Tiếng rao ngọt ngào làm biết bao người mê mẩn nhưng lại đánh tan cái trống vắng lạ lùng của một chiều thứ bảy, một chiều khó hiểu trong tôi.
Một chiều mà tôi chỉ nghĩ về con Út, nghĩ về cái giọng cười giòn giã lộ rõ hai lúm đồng tiền cùng một câu nói:
- Mai mốt bên sông ổi chín Hai Mùi với anh Tú qua hái cho em ăn nha! – hihi…
- Ừa, nữa tụi anh sẽ hái cho em ăn mà! – Câu nói không mấy gì lạ của hai thằng anh đang tắm sông với cái việc sang bờ bên kia để hái cho đứa em mình vài trái ổi.
Nhưng câu nói với cái hồn nhiên thanh khiết của một đứa trẻ lên năm khiến tôi với thằng Mùi không khỏi bùi ngùi khi nghĩ về con bé. Đã một tuần rồi, một tuần rồi mà thằng Mùi chưa lên nhập học và cũng đã một tuần… một tuần… ngày con Út… đi… xa…
Nhớ bữa đó độ hơn năm giờ chiều đang lui cui sau bếp, không thấy con Út đâu nên thím Chín má của thằng Mùi mới kêu nó đi kiếm con nhỏ. Thằng Mùi sang nhà tôi, nhà cô Nga, nhà bác Bảy, rồi tới tận nhà ông Tám để kiếm nhưng không thấy con Út đâu. Nó hỏi hết con Sen, con Đào, thằng Sửu, thằng Sung đến con Hương cuối xóm đứa nào cũng lắc đầu. Rồi nó la lên cho cả xóm cùng đi kiếm, mọi người đều túa ra đi kiếm khắp sau vườn, góc cây tới mấy chùm nhà chồi lá chuối nhưng đều hông thấy. Rồi bỗng thằng Sửu hốt hoảng la lên:
- Anh Mùi! Anh Mùi ơi! Anh Mùi!
Thằng Mùi chạy tới rồi phóng cái đùng xuống sông, ông Tám, bác Bảy và tía con tui cũng nhảy xuống mò, chổ đó là mặt đập dẫn nước từ sông vô ruộng nhà bác Bảy. Thằng Mùi nhảy liền xuống nước chắc do nó thấy mấy cọng lục bình đã tướt lá thành từng sợi, từng sợi nhỏ - thứ búp bê lục bình mà mấy đứa con gái ở quê hay chơi và chiếc dép hồng hồng của em nó. Mọi người lặn mò một hồi lâu mà chưa gặp con Út. Trời chập tối, ba của thằng Mùi đi đốn tràm trên nông trường vừa về tới liền nhảy xuống cố hết sức tìm kiếm đứa con gái thân yêu trong nỗi tuyệt vọng đang đến gần. Thím Chín quỵ xuống khóc nức nở trên bờ, miệng luôn cầu trời khẩn Phật. Chú Chín lặn một hơi thiệt lâu rồi ngoi lên kế bụi nga gần mặt đập:
- Con Út… nó… ở… đây nè! – Chú nói bằng cái giọng trầm trầm, nghèn nghẹn, run run vì lạnh và đầy đau đớn của một người cha không cứu được con mình.
Người ở trên bờ thì tiến gần lại chổ chú Chín bồng con Út lên, rồi lau chùi sình đất cho con nhỏ, người dưới sông thì lội thiệt nhanh vào bờ. Còn thằng Mùi, nó chưa chịu lên mà cứ đập nước đùng đùng rồi khóc thét đau đớn giữa lòng sông đục ngầu, hôi mùi sình non, đất sét. Tôi lội sát lại nó an ủi đôi ba câu rồi kè nó lên bờ. Thím Chín ngất xỉu không biết tự hồi nào, cô Nga và bác Bảy gái đang cố làm đủ mọi cách để thím tỉnh:
- Ráng tỉnh dậy, tỉnh dậy đi chị Chín! – giọng cô Nga vừa gấp gáp vừa lo sợ.
Cô vừa bứt tóc mai vừa lay mạnh cho thím Chín mau tỉnh:
- Chị Chín. Chị Chín. Chị chín ơi!
- Tỉnh dậy. Tỉnh dậy! Tỉnh dậy đi chị Chín! Chị Chín ơi!
Càng gọi, càng lay thì nước mắt của cô Nga càng tuôn ra nhiều hơn từng đợt, từng đợt đọng xuống cằm rồi rớt lên màu áo bà ba đã ướt nhem nước mắt của thím Chín. Chắc là cô Nga đã cảm đã thấm được cái nỗi đau kinh hoàng của một người mẹ vừa mất đi nắm ruột do mình sinh ra. Cách đây ba năm, thằng Tý con của cô cũng vớt lục bình rồi té sông ngay tại mặt đập này khi vừa tròn bốn tuổi. Bác Bảy gái đứng kế bên liền la lên:
- Ngưng tay! Ngưng tay Nga ơi! Vợ thằng Chín nó tỉnh tỉnh rồi kìa! – Bác Bảy gái và cô Nga mừng húm lên nhưng không giấu được đôi hàng nước mắt vẫn còn nguyên trên khuôn mặt nhơn từ thấm nhuần cái tình làng nghĩa xóm.
Chú Chín bồng con Út, chú bước mà từng bước cứ nặng chịt như hàng trăm hàng ngàn kí lô gam sắt đá giẫm lên từng ngọn cỏ, đọt rau đã rướm sình non lẫn mùi nước sông trên con đê nhỏ xuôi hướng về nhà.
Thằng Mùi đã lên bờ và đi lơ bơ lang bang như một kẻ không hồn, nó lủi thẳng về nhà nó. Tôi chợt thấy đôi dòng nước mắt cứ len lén hiện lên khuôn mặt nhợt nhạt, lạnh buốt không còn gì đau buồn hơn của nó. Tôi quay sang cùng bác Bảy gái và cô Nga kè thím Chín về. Tôi cảm nhận được cái đau rờn rợn đang hiện hữu qua cái làn hơi mới tỉnh lẫn cái đôi mắt đỏ hoe đã ráo dòng cùng một vài tiếng nấc đang men theo từng bước chân như rụng, như rời của thím Chín. Cái tiếng nấc khó tả và rất khó tả của một bà mẹ bị mất con. Cái tiếng nấc đắng nghét tận đáy lòng cứ hiện rần rần trong từ câu từng chữ:
- Út ơi! Út… Út ơi.......!
Xóm Rẫy cái xóm yên bình của ngày nào bỗng lại buồn, buồn ơi là buồn. Và đâu đó lại xuất hiện cái khoảng trống vô thanh, cái khoảng trống bao la đã đong đầy nước mắt mà nỗi đau thì vẫn còn còn mãi theo thời gian. Cả xóm cũng đã mấy phen phải giật mình tỉnh giấc chạy sang nhà kế bên để coi có chuyện gì, và rồi chỉ biết đứng nhìn, nhìn một bà mẹ đáng thương đang gào thét, đang sờ soạn khắp nhà để tìm hơi ấm của đứa con thân yêu vừa té nước chiều qua. Hay cái tiếng hét kinh hoàng rồi chìm hẳn của những người cha không tìm gặp con mình khi con lũ cứ cuộn trào khắp nẻo sông sâu ...
Cây ổi bên bờ lung tràm vẫn trổ bông ra trái, vẫn chín hườm hườm rồi thơm phức một khúc sông. Nhưng con Út, nó đã cách tôi với thằng Mùi một dòng sông. Cái dòng sông mà mỗi chiều tụi tôi không thể nào ngậm từng đùm ổi lội về đưa cho con nhỏ - dòng sông của cuộc đời, của số mệnh.
HOÀNG PHÚC
Cây ổi ba trồng
Như một thói quen và sở
thích ăn sâu vào máu thịt, hễ thấy ở đâu bán ổi ngon là nó lại mua. Nào
là ổi xá lị, nữ hoàng, không hạt, nào là ruột trắng, ruột hồng… Nhưng
với nó, tất thảy đều không ngon bằng những trái ổi sẻ trong vườn của ba
trồng. Cái giống ổi xưa trái nhỏ mà hột lại to, không có giá trị kinh tế
so với những giống ổi bây giờ nhưng mùi ổi chín thơm lừng thì không lẫn
vào đâu được.
Ngày bé, nhà nó có cả một vườn ổi. Nó nhớ rất rõ, vườn sát đường cái
lớn, trĩu trái nên các cô chú trong xóm mỗi lần đi làm ngang qua vườn
đều tạt vào hái vài trái để ăn. Bên cạnh vườn có một hồ nước nhỏ, mỗi
trưa hè nắng nóng, nó lại rủ đám bạn qua vườn chơi cho mát. Bứt lá cây
trải đầy mặt đất để nằm, tụi nó còn làm hẳn một cái nhà bằng lá và chơi
hàng xén ngay trong đó. Chơi chán lại leo lên cây hái ổi ăn. Đứa thích
ăn ổi chua thì cứ tìm những trái da hơi bóng, bấm móng tay vào vừa mềm
thì hái. Đứa thích ăn ổi chín thì cứ ngửi mùi ổi thơm lừng. Những trái
ổi chín da căng bóng nằm lấp ló trong những chiếc lá đang phơi mình dưới
nắng luôn hấp dẫn những đứa trẻ quê nghèo.
Nó nhớ, trong vườn có một cây ổi dáng rất lạ. Thay vì vươn mình thẳng lên như những cây khác, thân cây ổi này lại nằm ngang, chìa thẳng ra bờ rào. Ba bảo vì suốt ngày tụi nó trèo rồi nhún nhảy nên cây “đổi thế”. Nhưng nó lại là cây ổi có nhiều trái và ngon nhất trong vườn. Có lần, nó leo lên cây ổi chơi và bị ngã. Nó khóc vì đau. Ba vác rựa ra vườn, không ngần ngại đốn ngã cây ổi, chỉ còn trơ lại gốc. Nó biết ba cũng như nó rất thích cây ổi đó, nhưng để nó không trèo rồi ngã lần nữa, ba đã quyết chặt đi.
Nhớ nhất là mùi ổi chín. Vào những đêm trăng rằm, cả nhà nằm hóng mát trước hiên nhà, mùi thơm dịu dàng từ vườn ổi sẻ chín rộ len lỏi vào mũi, vào phổi. Tụi nó hít lấy hít để cái mùi thơm lừng và ngọt ngào ấy theo từng làn gió. Cả không gian vườn, nhà ngập tràn một mùi thơm đầy quyến rũ của những trái ổi nhỏ xinh. Những trái ổi bây giờ, nó mua về đều chín và rất ngon, ăn lại giòn nhưng hình như chưa lần nào nó ngửi thấy được mùi ổi chín. Nó nhớ quay quắt mùi bình dị ấy. Cái mùi vị quê hương…
Vườn ổi xưa đã không còn. Những cây ổi còi cọc rồi chết dần vì nắng hạn. Tụi nó đi xa, quay cuồng với cuộc sống nên cũng dần quên vườn ổi ấy. Ba vẫn cố giữ lại một cây ổi sẻ như kỷ niệm một thời tuổi thơ của tụi nó. Năm nay, năm đầu tiên cây ổi ra bông. Thật lạ, dù lần đầu nhưng bông trắng đầy cành. Có lẽ, chính sự khắc nghiệt của nắng hạn càng cho nó một sức chịu đựng lớn và vươn mình mạnh mẽ. Và những trái ổi lớn dần theo từng ngày. Đêm nay, đêm rằm. Cả nhà lâu lắm rồi mới có dịp ngồi cùng nhau trước hiên nhà ngắm trăng, hóng gió. Bỗng, một mùi thơm nhè nhẹ lướt qua. Nó reo lên: “Ôi, mùi ổi chín. Thơm quá!”. Nó nhảy cẫng lên như một đứa trẻ, vui như được mẹ cho quà ngày còn bé.
Cái mùi thơm ấy, nó đã đi tìm bấy lâu nay. Tìm hoài tìm mãi ở đâu xa, lại chỉ có thể tìm được ở nơi nó đã sinh ra và lớn lên. Mùi ổi chín đã cùng nó lớn lên trong những ngày ấu thơ. Giờ đây, khi mọi thứ dường như đã có, nó lại chỉ thiếu mùi ổi chín thơm lừng ấy…
Nó nhớ, trong vườn có một cây ổi dáng rất lạ. Thay vì vươn mình thẳng lên như những cây khác, thân cây ổi này lại nằm ngang, chìa thẳng ra bờ rào. Ba bảo vì suốt ngày tụi nó trèo rồi nhún nhảy nên cây “đổi thế”. Nhưng nó lại là cây ổi có nhiều trái và ngon nhất trong vườn. Có lần, nó leo lên cây ổi chơi và bị ngã. Nó khóc vì đau. Ba vác rựa ra vườn, không ngần ngại đốn ngã cây ổi, chỉ còn trơ lại gốc. Nó biết ba cũng như nó rất thích cây ổi đó, nhưng để nó không trèo rồi ngã lần nữa, ba đã quyết chặt đi.
Nhớ nhất là mùi ổi chín. Vào những đêm trăng rằm, cả nhà nằm hóng mát trước hiên nhà, mùi thơm dịu dàng từ vườn ổi sẻ chín rộ len lỏi vào mũi, vào phổi. Tụi nó hít lấy hít để cái mùi thơm lừng và ngọt ngào ấy theo từng làn gió. Cả không gian vườn, nhà ngập tràn một mùi thơm đầy quyến rũ của những trái ổi nhỏ xinh. Những trái ổi bây giờ, nó mua về đều chín và rất ngon, ăn lại giòn nhưng hình như chưa lần nào nó ngửi thấy được mùi ổi chín. Nó nhớ quay quắt mùi bình dị ấy. Cái mùi vị quê hương…
Vườn ổi xưa đã không còn. Những cây ổi còi cọc rồi chết dần vì nắng hạn. Tụi nó đi xa, quay cuồng với cuộc sống nên cũng dần quên vườn ổi ấy. Ba vẫn cố giữ lại một cây ổi sẻ như kỷ niệm một thời tuổi thơ của tụi nó. Năm nay, năm đầu tiên cây ổi ra bông. Thật lạ, dù lần đầu nhưng bông trắng đầy cành. Có lẽ, chính sự khắc nghiệt của nắng hạn càng cho nó một sức chịu đựng lớn và vươn mình mạnh mẽ. Và những trái ổi lớn dần theo từng ngày. Đêm nay, đêm rằm. Cả nhà lâu lắm rồi mới có dịp ngồi cùng nhau trước hiên nhà ngắm trăng, hóng gió. Bỗng, một mùi thơm nhè nhẹ lướt qua. Nó reo lên: “Ôi, mùi ổi chín. Thơm quá!”. Nó nhảy cẫng lên như một đứa trẻ, vui như được mẹ cho quà ngày còn bé.
Cái mùi thơm ấy, nó đã đi tìm bấy lâu nay. Tìm hoài tìm mãi ở đâu xa, lại chỉ có thể tìm được ở nơi nó đã sinh ra và lớn lên. Mùi ổi chín đã cùng nó lớn lên trong những ngày ấu thơ. Giờ đây, khi mọi thứ dường như đã có, nó lại chỉ thiếu mùi ổi chín thơm lừng ấy…