Con muốn nói, chỉ ba từ thật ngắn :
Tận đáy lòng "Rất yêu Mẹ" , mẹ ơi !....
Mà mãi sao con chưa thốt nên lời !?
Thì Mẹ đã không còn bên con nữa !!......
Tận đáy lòng "Rất yêu Mẹ" , mẹ ơi !....
Mà mãi sao con chưa thốt nên lời !?
Thì Mẹ đã không còn bên con nữa !!......
NM
CÁNH HOA THIÊN LÝ
Truyện rất ngắn
Mẹ đi làm đồng, tranh thủ bắt cua. Cua mẹ bắt về nhiều, vừa ăn, vừa
bán. Nhà có giàn thiên lý, mùa hè hoa nở rộ. Mẹ hái những chùm chớm nở
nấu với cua đồng. Lũ con đang tuổi ăn tuổi lớn chan
chan húp húp, hít hà khen canh mẹ nấu sao mà ngon.
Mẹ mất, mấy đứa con cha bỏ rơi từ nhỏ tứ tán khắp nơi. Cô con gái nhớ
mẹ trồng dây thiên lý trước nhà, mỗi mùa nước lớn ngập mặn thiên lý lại
chết chưa kịp đơm hoa.
Cô vun đất vào thùng xốp đặt lên mô đất cao, trồng dây thiên lý nho nhỏ. Thiên lý lên xanh tốt rồi trổ hoa đúng mùa hè.
Các em về thăm, cô hái hoa thiên lý nấu cua đồng. Mấy chị em rơm rớm
nước mắt nhìn bát canh hoa. Hoa thiên lý đã nở được trên đất mặn mà mẹ
thì mãi không về…
Nguyễn Thị Việt Hà
GÓC BẾP CỦA MẸ
Góc bếp ngày nay luôn sạch sẽ, thơm tho chẳng nhìn thấy vết khói bụi
như cái góc bếp của mẹ. Góc bếp một thời con mê mải với những bó củi
khô, lá khô mẹ chất đầy tận nóc, góc bếp giòn vỡ tiếng cười
của mấy chị em khi phát hiện mặt lấm lem lọ nghẹ lúc phụ mẹ nấu cơm.
Mẹ một mình ra vào với ngọn khói nhảy loi choi, hăng hắc mùi lá mục,
củi chưa kịp khô quyện vào nồi cơm thơm nồng gạo mới, khói đọng vào đôi
mắt mẹ buổi chiều khói lam khi mẹ đứng đầu ngõ đợi cha
về. Khói len nhẹ vào mắt mẹ cay cay. Khói từ góc bếp của mẹ thơm tho
lắm, lẫn quất đâu đó mùi rơm rạ, vỏ bưởi, lá na, lá mít… Khói la đà rong
chơi trên khóm rau xanh mướt mẹ gieo trong khu
vườn nhỏ trước sân.
Bếp của mẹ chẳng gọn gàng, bừa bộn túm hành, túm tỏi, mớ rau củ phơi
khô để dành ăn ngày giáp hạt. Tro bụi lẫn lộn với màu tóc, trốn cả vào
nếp áo. Lấm tấm chạm vào mồ hôi đang nhỏ giọt buổi trưa
hè. Mùa đông, mấy chị em quấn quýt bên mẹ trong góc bếp ấy. Mẹ nấu cám
lợn lùa vào đám tro vài củ khoai lang, khoai mì. Khi khoai chín chẳng
kịp đợi mẹ bóc vỏ cho, tranh nhau giành khoai ăn khi còn
nóng, tro đen bám quanh miệng như mọc râu. Góc bếp ấy vang xa tiếng
cười con trẻ, thơm lừng hương ruộng đồng. Đêm giao thừa, củi tách tách
nổ, khói thơm tho mùi bánh chưng, khói mang bà tiên, ông
bụt theo những câu chuyện mẹ kể con nghe. Mẹ lót ổ rơm rồi chải chiếc
chiếu cũ cho ba đứa nằm lên canh bánh cùng mẹ… Góc bếp trở nên ấm nồng,
bình yên vô cùng.
Góc bếp ấy nhỏ bé, nép bên chái nhà, lợp sơ sài lớp cỏ tranh trên mái,
bốn bên được che chắn bởi bùn nhão pha rơm đắp lên khung tre đan hình ô
vuông. Từ chái bếp nhỏ, có hương vị bát canh cua ngọt
lành, mùi cá kho trám thơm nức hay đơn sơ bát canh rau muống dầm quả
sấu… Nơi ấy chất chứa những yêu thương mà mẹ dành cho cả gia đình. Mỗi
sáng, mỗi chiều mẹ vào bếp, lửa bập bùng reo vui suốt cả
bốn mùa, mấy đứa trẻ của mẹ lớn nhanh, đi qua cửa bếp phải khom mình
xuống mới vừa…Con sà bên mẹ, đưa nắm lá khô vào bếp, ngạt ngào hương lá
bay lên, trong ánh lửa thấy mắt mẹ loang loáng nước….
Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng
khi mẹ khe khẽ nhắc tên cha…
Vài mươi năm sau, góc bếp của con không còn vương tro bụi, cũng chẳng
có ngọn khói nào làm cay mắt, ngọn lửa cháy lên bằng thứ ga không mùi vô
cảm. Con nhớ góc bếp của mẹ, góc bếp sưởi ấm tâm hồn
con để mỗi khi bắt gặp bất kì bà mẹ nào trên nẻo đường con qua con đều
liên tưởng đến mẹ, bất kì món ăn nào con ăn cũng đều so sánh “ Mẹ mình
nấu vẫn ngon hơn”…
Nguyễn Thị Việt Hà
Chào buổi sáng
Mẹ ơi !....
Tuổi thơ và mẹ
Trong ký ức , tuổi thơ con buồn tủi !
Ánh trăng vàng không thơ mộng, đau thương....
Mẹ của con, cuộc sống quá chán chường ,
Vì con trẻ, mẹ đành cam phận bạc....
Con nhớ mãi , mãi hoài xưa khúc hát,
Điệp khúc buồn mong kiếm chút bình yên !...
Lệ mẹ trãi dài, đau khổ triền miên ,
Mẹ đơn độc giữa dòng đời lạnh nhạt.....!!
NM
NM
Tuổi thơ và Mẹ
Những
kí ức như con nước lớn ròng loanh quanh nơi con rạch gần nhà mỗi sớm.
Đã có lúc tôi mong mọi thứ dừng lại để sóng biển ập vào và rồi sẽ cuốn
phăng đi tất cả. Nhưng tôi vô vọng trước tuổi thơ và cả giờ đây hiện
tại. Mẹ tôi vẫn ngồi rầu rầu mỗi khi chiều xuống.Mắt bà đăm chiêu về
khoảng không vô tận nơi phía những cánh rừng ngập mặn, hướng ấy cha tôi
sẽ về từ đó. Giữa thị thành tôi cũng đáo đáo buồn lòng theo mẹ, nắng
chiều buông trên những con đường xô bồ xe cộ. Tôi rướn mắt qua những tòa
nhà chót vót, kí ức mờ xa, tuổi thơ chập chờn ẩn hiện....
Đã
23 năm trôi qua, mẹ tôi vẫn ngồi như thế mỗi khi cha tôi đi nhậu. Bà
hay ngồi nơi trước cửa thềm ba, nhìn về con đường nhỏ vào nhà trong sự
ngổn ngang, chờ đợi. Cha tôi nghiện rượu, những cơn say của ông làm anh
em tôi phát sợ tím người lúc còn nhỏ. Mẹ tôi thì hơn, ông đánh mẹ bằng
củi khúc, bằng đòn gánh và bất cứ thứ gì trên đường mà ông lượm được.
Khi lớn lên tôi biết như vậy gọi là bạo hành nhưng khi bé tôi xem đó như
một phần của cuộc sống. Bạn bè tôi nhiều đứa cũng như thế.Mẹ chúng nó,
mẹ tôi, chúng nó, anh em tôi-những con người sống trong sự hòa trộn kí
ức ngày ấy đều bơ vơ lạc lõng giữa cuộc đời cam chịu. Anh em tôi, những
đứa trẻ nhà quê thường ăn đòn roi thay cho quà ăn vặt. Không lớn lên
trong chiến tranh nhưng chúng tôi vẫn thường hay "chạy loạn" mỗi lần cha
tôi say rượu, về nhà. Chúng tôi ôm tập vở bỏ lên nhà dì tư để chuẩn bị
bài cho một ngày mới thênh thang mơ ước, những ngày mới thường bắt đầu
như vậy, hỗn loạn và bình yên cứ xoay đều theo năm tháng cho đến khi
chúng lớn lên và xa nhà, xa mẹ. Mẹ tôi vẫn ở nhà dẫu cho cha tôi say bí
tỉ, bà chịu những trận đòn bầm mình bầm mắt vì không muốn heo đói chẳng
ai cho ăn, không muốn mấy cái lu mới mua bị bể, không muốn cái bàn kỉ
niệm của ngoại thành đống củi đượm lửa sáng mai....Chạy trốn vài lần
chúng tôi thấy rằng không thể bỏ mẹ cô độc, và mỗi lần cha tôi say anh
em tôi lại bao quanh lấy mẹ. Khi cha tôi sắp đánh mẹ chúng tôi khóc gào
van xin thảm thiết. Cha tôi dừng đòn. Chúng tôi khản giọng để đổi lấy
từng đêm bình yên cho mẹ. Nước mắt, lời van xin, tất cả như một điệp
khúc hát đi hát lại cho đến khi nào không hát nổi nữa. Một khúc ca không
được chờ đợi, môt khúc ca nhàm chán nhưng anh em tôi vẫn hát mỗi ngày
vì mẹ. Hát để rồi mẹ ôm chúng tôi vào lòng khóc. Chúng tôi vây quanh mẹ
như bức tường xót thương cuối cùng còn sót lại. Cha sẽ nhẹ tay vì chúng
tôi. Tôi từng tin điều ấy là phép màu duy nhất mà bà tiên chỉ bảo chúng
tôi nên làm lúc đó. Điều kì diệu cuối cùng là thế! Rồi mẹ tôi không còn
khóc vì đau đớn và tủi hổ nước, bà lì ra trong những trận đòn vô cớ từ
cha. Bà bảo rằng "Mẹ đã hết nước mắt rồi!", tâm hồn chai sạn, mẹ sống vì
chúng tôi và chịu đựng vì chúng tôi ngần ấy năm trong vô vàn tủi cực.
Có
những lần mẹ và anh em tôi phải bỏ nhà đi vì ba tôi làm dữ quá. Ông
lùng sực mẹ con tôi khắp nơi làm chúng tôi trốn như những tên tù vượt
ngục, hết nhà người này lại sang nhà người khác, khi thì trong vườn ổi
lúc trong vườn dừa. Anh em chúng tôi lây lất lớn lên trong nhiệm vụ giữ
mẹ và căm ghét ánh sáng của vầng trăng. Cái nét đẹp lãng mạn và đầy chất
thơ ấy là nỗi ám ảnh kinh hoàng của mẹ con chúng tôi một thời trẻ dại.
Mọi ngõ ngách sẽ bị soi rọi và chúng tôi chẳng biết đường nào mà trốn.
Tôi sợ ánh trăng như ngán ngẫm cho cuộc đời phía trước của mẹ. Giữa một
bên là ca ngợi, thưởng thức và một bên là căm ghét, chạy trốn .Tôi đã
từng đi qua những mùa trăng như vậy. Ánh trăng sáng vằng vặc. Nổi khiếp
đảm chập chờn trong giấc ngủ, mọi thi vị đều trở thành vô nghĩa, tôi sợ
một bàn tay lay mình dậy hay một tiếng la xé toạt màn đêm yên
tĩnh.....Có những đêm dài tuổi thơ tôi co ro trong lùm cây đầy muỗi.
Những vết cắt dù đau đớn thế nào vẫn cắn răng mà chịu vì sợ bị cha tôi
phát hiện. Và rồi cũng như bao đứa trẻ mê ăn mê ngủ khác, tôi chìm trong
giấc mộng với vô vàn cổ tích, với những bà tiên và chiếc đũa thần
kì.Tôi say giấc cho đến khi mẹ gọi về vì trời đã sáng. Bắt đầu và kết
thúc của ngày xưa chỉ cách nhau một giấc ngủ thế thôi. Khi bình minh rửa
mặt là lúc tôi lại đến trường, mọi kí ức vẫn ngủ vùi nơi lùm cây đầy
muỗi. Không ai biết chỉ duy nhất mình tôi biết và...... chỉ mình tôi
đánh thức nó được vào ngày mai!
Những đêm nằm mé hè nhà người ta
làm anh em tôi càng thương nỗi khổ cực của bà mẹ quê khốn khổ. Giấc ngủ
chưa bao giờ được tròn và ngon nên anh em tôi phải theo mẹ trong những
lần "chạy loạn". Chúng tôi sợ mẹ một mình sẽ bị cha tôi đánh nhiều, sợ
bà sẽ nghĩ quẩn mà tự tử bỏ chúng tôi. Sợ quá nên anh em tôi đêm hay
ngày đều phân công nhau mà giữ mẹ, tôi đã đi qua những ngày như thế để
được như những bạn bè cùng trang lứa: được đi học, có cơm ăn và đủ đầy
mẹ cha! Có một lần anh em tôi ngủ quên khi cùng mẹ trốn cha ngoài nghĩa
địa đầu làng. Mẹ tôi đã trở về nhà trong khi chúng tôi say ngủ bên những
nắm mồ lạnh ngắt. Bà muốn lấy cho anh em tôi chiếc mền để đắp nhưng cha
tôi không cho và đánh bà thậm tệ. Giận quá mẹ bỏ về quê ngoại để lại
anh em tôi cút côi trong căn nhà nhỏ. Một lần, tôi và thằng em trai sang
nhà hàng xóm chơi, thấy bà hàng xóm cho con ăn bánh phồng anh em tôi cứ
nhìn chằm chằm vì thèm quá. Bà hàng xóm thấy được chẳng mủi lòng cho
một miếng mà còn mắng như tạt nước sôi vào mặt " Đồ chết thèm! Cút
ngay!"Anh em tôi vừa khóc vừa nắm tay nhau lủi thủi về nhà. Chuyện đến
tai mẹ, bà tức tốc về nhà dù đang giận cha tôi dữ lắm. Từ đó, bà không
bao giờ rời bỏ anh em tôi nửa bước, bà chấp nhận mọi điều khổ nhục vì sợ
anh em tôi thua thiệt mọi người. Chúng tôi lại canh chừng cha và giữ
mẹ, cho đến một ngày chúng tôi lớn lên và phải xa nhà đi học...
Kí
ức của tuổi thơ tôi là một phần kí ức về cuộc đời mẹ Nó gắn liền vì
chúng tôi là máu thịt do mẹ sinh ra. Mẹ sống vì chúng tôi và chúng tôi
phấn đấu thành tài để an ủi phần đời còn lại của bà. Những cơn say của
cha vẫn đều đặn cho đến bây giờ. Thời gian đã trôi qua vùn vụt nhưng sao
kí ức vẫn dài lê thê như một bài ca mấy mươi năm thăng trầm vẫn chưa
chịu dứt dẫu chỉ một ngày là vậy.
Chiều. Gọi điện về không ai bắt
máy biết rằng cha đang cơn say mềm. Cứ cầu mong là cha đang chăm mấy con
bò ngoài ruộng và mẹ thì đang gom nước cặn cho đàn heo ở những nhà hàng
xóm. Như thế thì vui biết bao. Sự im lặng ấy đôi khi làm người ta còn
hi vọng và có gì đó để bám víu về một ngày tốt đẹp.
Chiều, nghe
giọng cha lè nhè trong máy điện thoại biết rằng mẹ đang quanh quẩn đâu
đó. Chẳng biết chạy đi đâu, khi nào. Tuổi thơ không dừng lại để anh em
tôi có thể ở hoài bên mẹ, giữ mẹ trong những cơn say của cha. Tôi và
thằng em trai vào đại học, rời quê xa nhà đi miết. Nhỏ em gái lấy chồng
dẫu gần nhà nhưng xa một vòng tay khác nào xa cách vạn dặm yêu thương.
Mẹ đơn độc giữa đời lạnh nhạt. Mẹ rầu rầu trước thềm ba khi chiều mà
chưa thấy dáng cha về nhà. Nước mắt không còn. Con cái đi xa. Mẹ chỉ còn
kí ức và thực tại. Như một. Bình yên sao tìm khó quá! Chiều giữa phố mà
thấy lòng buồn tênh. Điện thoại không ai bắt máy. Chẳng biết giờ mẹ
đang đi lễ nhà thờ, đang gom nước cặn cho heo, đang lẫn trốn cha như
thường ngày vẫn vậy. Lòng nao nao, kí ức xưa hiện về trong khắc khoải.
Tưởng tượng hết mọi đều tốt đẹp. Mong bình yên cho mẹ từng ngày. Chợt
thèm được khóc lóc một lần vì mẹ, thèm được van xin khản giọng,thèm được
ôm mẹ ngủ giữa nghĩa địa vắng tanh như ngày xưa..... Nhưng dễ gì được.
Chân mẹ rã rời. Chiều mênh mang, lòng rối bời nơi quê cùng mẹ!Chào buổi sáng
Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị
Như, chị hai tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên
tám ốm quặt quẹo. Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ
ngác đi tìm mẹ suốt ngày.
Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”. Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt.
Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...
Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi. Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.
Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.
Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con. Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.
Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn (cốt cho chị hai nghe): “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”.
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm… Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại học Luật TP.HCM và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.
Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực. Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười: “Lâu quá, ngoại quên mất rồi”.
Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt. Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm… Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy!
Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp… Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài… Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của má.
Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”. Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt.
Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...
Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi. Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.
Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.
Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con. Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.
Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn (cốt cho chị hai nghe): “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”.
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm… Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại học Luật TP.HCM và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.
Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực. Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười: “Lâu quá, ngoại quên mất rồi”.
Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt. Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm… Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy!
Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp… Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài… Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của má.
LÊ THÚY BẢO NHI
Ba người mẹ
Tôi sinh ra và lớn lên ở một một làng
quê nghèo miền núi trung du Bắc Bộ thanh bình và yên ả. Mẹ tôi là giáo
viên tiểu học. Khi sinh tôi ra được ba tháng, mẹ bị suy tim. Sự sống và
cái chết quá mong manh.
Trong sự đau đớn tột cùng vì bệnh tật và
tinh thần, mẹ tôi nói người nhà hãy bán tôi cho một gia đình giàu có để
tôi lớn lên có bố mẹ; nhưng lúc đó bá (chị của mẹ) đã không bán tôi.
Bá còn vay tiền ngân hàng chữa bệnh cho mẹ và nuôi tôi. Hằng ngày
khi mẹ nằm viện, bá thường bế tôi ra bờ ao xem có ai vừa mới sinh con
không để xin sữa cho tôi ăn. Bá không lấy chồng để nuôi hai mẹ con tôi.
Đối với tôi, bá là người mẹ thứ hai.
Rồi mẹ tôi cũng khỏi bệnh. Bá, mẹ và tôi cùng sống trong một
ngôi nhà nhỏ nhưng thật hạnh phúc. Năm tháng qua đi, tôi cứ nghĩ rằng
cuộc sống của tôi sẽ mãi như vậy; nhưng cuộc đời không như ta mong đợi.
Đó là một ngày hè oi ả và nóng bức. Hôm đó, chim vẫn hót, hoa vẫn
nở, tiếng sáo diều vẫn thổi, con diều vẫn bay... Tôi hỏi người này,
người kia, chẳng ai nói gì.
Bỗng khi tôi đang đứng giữa sân như đang mong chờ điều gì đó thì
một chị hàng xóm ghé vào tai tôi nói: “Mẹ mày chết rồi”. Đó như một
tiếng sét bên tai làm tôi chết đứng mà cho đến tận bây giờ, vẫn còn ám
ảnh tôi, vẫn văng vẳng bên tai như ngày nào tôi mới nghe.
******
******
Kể từ ngày mẹ mất, bá về nuôi tôi. Hai bá cháu có những hôm phải ăn
cơm trộn ngô, trộn sắn nhưng tôi cũng vẫn vui và hạnh phúc. Tôi quý bá
và tự nhủ sẽ cố gắng học tập để mai sau có nghề nghiệp nuôi bá, vì cả
cuộc đời bá đã dành cho tôi và cho mẹ rồi.
Một hôm, bá gọi tôi đến và nói sẽ cho tôi lên ở thành phố. Nơi đó
có đầy đủ tiện nghi và có mẹ nữa. Tôi nhất định không chịu vì tôi chưa
từng xa nhà, xa quê. Giờ, một mình nơi thành thị và nhớ bá thì làm sao
tôi chịu nổi; nhưng bá bảo chỗ đó rất tốt cho tôi, cố gắng học tập tốt,
mai sau có nghề thì về nuôi bá vì bây giờ bá già rồi, nhỡ trái nắng trở
trời, bá sợ không nuôi được tôi nữa.
Tôi khóc dữ lắm nhưng cũng cố nghe lời bá.
Ngày tôi đi, bá chở tôi trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Phải mất năm tiếng
đồng hồ, hai bá cháu mới tới nơi. Bá bảo tôi phải gọi người phụ nữ nuôi
tôi là mẹ. Rồi bá đạp xe về, tôi khóc nhiều lắm.
Đêm nào cũng nhớ bá, nhớ nhà, nhớ lũ bạn quê mùa mà khóc thầm.
******
******
Nơi tôi ở là Làng Trẻ em SOS Việt Trì - Phú Thọ. Đó là một tổ chức
dành cho trẻ mồ côi. Trong đó có mười lăm gia đình, mỗi gia đình có một
mẹ nuôi mười người con.
Lúc đầu, tuy còn xa lạ nhưng dần dần chúng tôi cũng quen nhau, coi nhau như anh chị em ruột và kể cho nhau nghe về số phận, hoàn cảnh của mỗi đứa. Mẹ nuôi cũng không có chồng, con. Và từ đó, tôi coi gia đình ấy là gia đình thứ hai của mình. Người mẹ ấy là người mẹ thứ ba của tôi.
Lúc đầu, tuy còn xa lạ nhưng dần dần chúng tôi cũng quen nhau, coi nhau như anh chị em ruột và kể cho nhau nghe về số phận, hoàn cảnh của mỗi đứa. Mẹ nuôi cũng không có chồng, con. Và từ đó, tôi coi gia đình ấy là gia đình thứ hai của mình. Người mẹ ấy là người mẹ thứ ba của tôi.
Năm tôi học lớp tám thì bá mất. Tôi khủng hoảng và hoàn toàn suy
sụp. Ở trong làng SOS, tôi cũng gặp không ít những va vấp tưởng chừng
không bao giờ đứng dậy được. Nhưng thật may mắn, bằng lòng tin tưởng và
sự dạy dỗ, động viên của người mẹ thứ ba, tôi quyết tâm học tập và sống
tốt.
Ngày thi đại học cũng đến, mẹ dành thời gian cho tôi học tập, chăm
sóc và động viên tôi. Có lẽ nhờ có mẹ mà tôi mới được như ngày nay. Tôi
đã không phụ lòng tin tưởng của mẹ và đậu vào Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn TPHCM.
Tôi chưa bao giờ dám nghĩ rằng mình có ngày hôm nay. Tôi cứ nghĩ
rằng mình sẽ chỉ gắn bó và chẳng bao giờ thoát khỏi cái làng quê chật
hẹp, nơi tôi sinh ra.
Sau bao biến cố, thăng trầm, sau bao đau khổ, chia ly, hôm nay,
đứng trên lầu bốn của ký túc xá, nhìn ra đường phố tấp nập, tay cầm cuốn
sách mà lòng tôi miên man. Hình ảnh ba người mẹ cứ lần lựơt hiện về
trong tôi khiến tôi chợt khóc. Một làn gió nhẹ lướt qua, một trang sách
lật giở kéo tôi về với thực tại. Ôi sao lại buồn đến thế! Ba người mẹ,
tất cả họ đã ra đi mãi mãi khỏi cuộc đời tôi…
Vũ Thị Yến (TPHCM)
Mẹ Tôi
Người thầy đầu tiên, người đã giáo dục tôi làm người là một phụ nữ
mù chữ. Đó là mẹ tôi. Càng lớn khôn, từng trải, tôi càng nghiệm ra mẹ là
người-thầy-suốt-đời của tôi. Ơn sinh thành tựa trời biển, ơn dưỡng dục càng lớn lao vô vàn.
Mẹ tôi sinh ra trong một gia đình nông dân ở vùng quê nghèo ven sông
Hồng, bên bờ Hát Giang - một con sông chỉ còn lưu lại tên tuổi trong
sách vở - đã bao đời sống nhờ lúa, ngô, khoai. Mẹ tôi không được học
hành, không biết lấy một chữ trong quyển Tam tự kinh, không ráp được vần
với những con chữ A, B, C… trong sách quốc ngữ; mẹ tôi chỉ được học làm
người bằng lời dạy của cha ông và tiếp thu kiến thức qua những câu ca
dao, tục ngữ, thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian. Thế thôi.
Vậy mà cuộc sống lặng lẽ, giản dị của bà lại thể hiện bao điều mà
tôi đã mất thì giờ tìm tòi, nghiền ngẫm những điều tưởng như cao siêu
trong sách vở.
Không một lời răn nào cho con cái về nền nếp, gia phong, không một
lời khuyên các con về ý thức trong quan hệ gia đình và xã hội, nhưng
cách sống của mẹ tôi đã giúp con cái hấp thụ những bài học từ tấm gương
của bà. Một tấm gương về đức "nhẫn" và hạnh “trên kính, dưới nhường”.
o0o
Những thành tựu khoa học, kỹ thuật luôn hứa hẹn đem lại cho loài
người một cuộc sống văn minh, một xã hội công bằng. Lao đầu vào học tập
để mong có một cuộc sống khá hơn về nhiều mặt so với thế hệ cha ông là
điều biết bao thanh niên hằng mong, ấp ủ. Rồi lại lao vào đời với những
tính toán khôn ngoan để giành phần thắng trong cuộc sống, hầu mong đạt
sở nguyện hay lấp đầy tham vọng. Đến một lúc nào đó, bỗng dưng người ta
thấy hụt hẫng khi nhìn lại mình.
Mỗi lần như thế, tôi lại chợt nhớ đến hình ảnh người mẹ suốt đời lặng lẽ sống, lặng lẽ hy sinh. Hy
sinh cho gia đình, cho chồng, cho con dường như là lẽ sống, là cách để
bà vượt lên trên những hỷ nộ ái ố trong cuộc nhân sinh. Hy sinh - đó là
từ tôi nói về mẹ - nhưng tôi chắc một điều là chính bà không hề nghĩ đến
chuyện hy sinh mà coi đó như một lẽ thường, cái lẽ sống không cần phân
tích, lý giải; và biết đâu, bà đã tìm thấy hạnh phúc của người “tri
túc”. Điều này thật không dễ nhận ra.
Mẹ tôi đã sống giản dị đến mức tẻ nhạt, nhưng tôi đồ rằng không dễ
dàng để có thể sống như thế. Phải chăng, văn hóa nông thôn Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX - mà ngày nay chúng ta thường nhìn về thời ấy với vẻ
thương hại, tội nghiệp cho sự lạc hậu của xã hội ngày ấy - đã tạo ra cái
hạnh sống giản dị như mẹ tôi? Có thể bà đã không thể sống giản dị như
thế nếu được học hành và đọc được những tư tưởng, học thuyết trong sách
từ Khổng, Lão... đến Marx, Engels hay Sartre, Heghen, Krisnamurti,
Hermann Hesse v.v...
Mọi thứ triết lý ấy chỉ có tác dụng để cho con người cãi nhau suốt
đời, chẳng ai chịu ai... để thỏa mãn cái sân si "chỉ mình tôi đúng" của
con người. Chưa kể chuyện người ta nhân danh "triết lý", "chủ nghĩa" này
nọ để xúi đồng loại giết nhau vì không chịu quy phục.
Cập tuổi lục tuần, mồ côi mẹ gần 30 năm rồi, tôi như vẫn bơi giữa
biển u mê về cái lẽ sống đơn giản của mẹ tôi. Thêm một mùa xuân, lại
thêm một tuổi, tôi viết những dòng này như một nén hương tưởng nhớ mẹ
với sự hổ thẹn của một người con - vẫn tưởng là mình may mắn hơn mẹ - vì
từng được cắp sách đến trường.
KHI NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẸP NHẤT
Nguyễn Thị Việt Hà
1.Chủ nhật mẹ và con gái đi dạo trong công viên. Hai mẹ con chọn một
chiếc ghế đá dưới tán xà cừ ngồi nghỉ. Mẹ lùa que đan vào sợi len, chiếc
khăn mẹ đan cho con gái từ nhiều chủ nhật trước vẫn
chưa xong. Mẹ chậm hơn nàng Bân, đôi tay mẹ hơi run rẩy nhưng mũi đan,
những nét hoa văn vẫn còn tinh tế. Con gái đọc tiểu thuyết “Kiêu hãnh
và định kiến” (Jane Austen) cho mẹ nghe. Cô gái
không nhớ mình đã đọc lần thứ bao nhiêu, chỉ biết rằng đã đọc nhiều
lắm. Mỗi lần ra công viên vào chủ nhật, những ngày không mưa, không giá
rét. Chỗ họ ngồi quen thuộc đến mức hầu như ai thường lui
tới công viên này đều xem chiếc ghế đá đôi dưới tán xà cừ to nhất kia
là của riêng hai mẹ con. Bỗng dưng cô gái hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, người phụ nữ đẹp nhất khi nào?
Mẹ hơi bối rối… Mẹ nâng nhẹ gọng kính ngẩng lên không vội trả lời câu
hỏi của con. Con gái mười tám tuổi, ngực xuân thì nhô cao phập phồng sau
làn áo, khuôn mặt rạng rỡ, đôi mắt trong veo, chiếc
mũi hơi hếch lên bướng bỉnh và miệng xinh xắn màu hồng đào. Có lẽ khi
mười tám tuổi người con gái đẹp nhất chăng? Phía bên kia, ngay tầm mắt
mẹ một phụ nữ mang thai tay trong tay bên chồng. Bàn tay
cô đặt khẽ lên bụng, người chồng dừng lại nghiêng mình áp sát vào bụng
vợ như thầm thì những lời yêu thương với đứa con trong bụng. Người vợ
trẻ mỉm cười, khuôn mặt cô ấy sáng lên như nắng sớm mai.
Người phụ nữ khi ấy sao mà đẹp…
Mẹ nói rất khẽ:
- Mẹ nợ câu trả lời, con gái nhé! Mình về thôi, nắng lên rồi…
- Không sao đâu mẹ ạ. Con chỉ muốn biết khi nào người phụ nữ đẹp nhất để có quyền kiêu hãnh thôi…
Hai mẹ con thong thả ra về. Trên lối đi, nơi bồn hoa ven chiếc hồ hình
bán nguyệt duyên dáng có cô dâu chú rể đang chụp ảnh cưới. Váy trắng
tinh, tóc bồng bềnh, chiếc vương niệm nhỏ xíu đội lệch
một chút tôn lên gương mặt lộng lẫy sắc màu hạnh phúc, cô dâu hệt như
công chúa từ trong chuyện cổ tích bước ra cùng với hoàng tử trong mơ của
mình. Con gái níu tay mẹ dừng lại ngắm nhìn, đêm qua
con rụt rè kể mẹ nghe dường như con đang yêu và hình ảnh con nhìn thấy
lúc này khiến con không thể bước vội qua, có thể con đang liên tưởng
khi mình mặc chiếc váy trắng ấy. Mẹ đoán thế vì mẹ nhìn
thấy đôi mắt vốn đã rất đẹp của con gái sáng lên long lanh. Con gái
trầm trồ:
- Khi mặc áo cưới, bất kì người phụ nữ nào cũng đẹp mẹ nhỉ?
Mẹ nhìn theo đôi uyên ương tay trong tay bên bờ hồ bồi hồi nhớ lại đám
cưới của mình cách đây hai mươi năm. Mẹ mặc áo dài màu thiên thanh có
điểm những chùm hoa rơi, tóc thả dài buông nhẹ bờ vai
tay ôm bó huệ trắng, cha gọn gàng áo sơ mi trắng quần sẫm màu. Đám
cưới của mọi người vào thời kỳ ấy đều rất giản dị. Bà con hai họ tấm tắc
ngợi khen đôi trẻ thật đẹp, thật xứng, cha nâng niu bàn
tay mẹ thầm thì: “Em là người phụ nữ đẹp nhất trong trái tim anh…”.
Khi người ta yêu nhau, họ chẳng nhìn thấy ai khác ngoài một nửa của
mình, người ấy hoàn hảo nhất, tuyệt vời nhất trong cảm nhận.
Để rồi mấy mươi năm vợ chồng sống với nhau những sóng gió, va chạm
cuộc sống không làm tình yêu của cha với mẹ hao khuyết mà tình yêu ấy
được bồi đắp bởi lòng bao dung, sự thông cảm, sẻ chia. Cha
bỏ mẹ đi trước về miền xa thẳm, khi trút hơi thở cuối cùng lời cha để
lại cho mẹ “Đừng khóc em, anh hạnh phúc khi được sống chung với người
phụ nữ đẹp nhất thế gian này suốt cả cuộc đời mình…”.
Mẹ trách cơn gió ngược mang bụi làm cay mắt mẹ. Con gái cúi xuống thổi
bụi trong mắt mẹ chợt ngẩn ngơ thốt lên: “Ôi, thế mà con không biết mẹ
có đôi mắt đẹp đến thế…”.
2. Nhiều năm trôi qua, người ta không thấy hai mẹ con ấy đi dạo trong
công viên, chiếc ghế đá gãy một chân, nằm bơ vơ dưới tán cây. Thỉnh
thoảng người ta thấy một người phụ nữ với những cuộn len
đan những chiếc vớ, chiếc áo trẻ con vào buổi sáng ngồi trên chiếc ghế
đá đơn bên cạnh chiếc ghế đôi đã gẫy. À, đọc đến đây bạn đừng liên
tưởng chuyện gì đó khủng khiếp hoặc tương tự như thế nhé.
Con gái đi lấy chồng cách mẹ chỉ vài mươi cây số nhưng cuộc sống riếng
bận rộn đến mức cô chẳng có chủ nhật nào để đọc “ Kiêu hãnh và định
kiến” cho mẹ nghe. Đêm qua con gái gọi điện báo tin vui
cho mẹ. Giọt máu tình yêu đang tượng hình trong cơ thể con. Những cuộn
len được mang từ trong tủ, mẹ sẽ đan kịp những đôi vớ, tấm áo cho cháu
ngoại. Ngày xưa… mẹ khó khăn lắm mới có được con. Mẹ
trông ngày trông tháng có con nhưng gần mười năm…con chẳng đến với mẹ.
Họ hàng hai bên đã hết mong mỏi nhưng cha mẹ không ngơi hy vọng. Con sẽ
đến với gia đình mình khi cha mẹ mong đợi và yêu
thương con đến thế cơ mà. Thế rồi mẹ mừng đến bật khóc khi có biết con
đã đến… Mẹ nín thở nghe ngóng những thay đổi trong cơ thể dù sự mệt mõi
kéo dài tưởng như bất tận kia khiến mẹ cứ làm phiền
cha con mãi. Nhưng có một khoảnh khắc nào con không “ hành” mẹ lại
phập phồng lo sợ, mẹ tưởng tượng đủ thứ và trấn an mình con sẽ bình yên.
Mẹ có thể hy sinh tất cả mọi thứ chỉ mong con khoẻ mạnh,
lớn dần lên trong lòng mẹ. Lần đầu tiên nghe nhịp tim của con đập qua
ultrasound mẹ lại khóc… Mẹ hạnh phúc… Mẹ ngập tràn hạnh phúc. Mẹ xoay
đi xoay lại trong tấm gương ngắm khuôn bụng đang to
dần, mẹ thấy mình thật đẹp lúc ấy… Cha hay kể chuyện con nghe, đặt nụ
hôn yêu thương con trên bụng mẹ…Khi nghe tiếng khóc chào đời, chỉ kịp
nhìn gương mặt thiên thần của con, mẹ lịm đi vì mất máu
nhiều trong nụ cười mãn nguyện. Mẹ cảm nhận được con đang kề bên, hu
huơ đòi sữa, mẹ tỉnh dậy, khi con ngậm bầu sữa mẹ mọi đớn đau mệt mỏi,
rã rời tan biến đi hết.
3. - Mẹ ơi, con sắp sinh rồi… Mẹ đến với con, mẹ nhé! – Con gái thỏ thẻ.
Mẹ xếp những đôi vớ, chiếc áo vừa đan xong, mấy chục tả lót mẹ khâu
tay, thêm lọ ruốc, rượu thuốc, mật ong vào chiếc giỏ to. Còn thiếu gì
nữa không nhỉ? À… vài chiếc tả lót bằng vải pin cách đây
hơn hai mươi năm của con, mẹ sẽ mang theo lót cho cháu của mẹ khi vừa
ẵm ra trong nhà hộ sinh. Ngày ấy con ăn ngoan, ngủ ngoan, không quấy
khóc. Bông sữa trổ cho con thắm da tươi thịt…Cháu của bà
cũng sẽ như con gái của mẹ hồi còn thơ bé.
Con gái trong bệnh viện, trán mướt mồ hôi, môi cắn chặt, vài lọn tóc
sổ tung bết trán, hai tay bám vào thành giường như muốn vặn chéo. Chồng
con luýnh quýnh chạy ra chạy vô, mắt đỏ hoe như đau theo
từng cơn đau của vợ. Có tiếng khóc, rên rỉ, la hét của những sản phụ
khác trong nhà hộ sinh. Con gái không khóc thành tiếng nhưng nước mắt
ướt đầm gương mặt hoà lẫn vào những giọt mồ hôi rơi thành
giọt. Bàn tay con nắm lấy tay mẹ, xiết chặt… Mẹ áp bàn tay con lên
ngực mẹ, ôm lấy cả thân hình đang trong cơn lột xác chuẩn bị hạ sinh.
Con gái bật khóc, run rẫy trong lòng mẹ.
- Mẹ ơi, con đau quá… Con sợ nữa mẹ ạ….
- Con gái của mẹ… Dũng cảm lên nào… Con sẽ thực hiện thiên chức vĩ đại nhất của người phụ nữ…
Mẹ nói được đến thế thôi… Trong mắt mẹ giờ đây con gái như bé bỏng lẫm
chẫm tập đi vấp té mếu máo khóc nũng mẹ. Ngày đầu tiên đến trường con
cứ nắm mãi tay mẹ không dám rời để bước vào cổng trường.
Ngày con lấy chồng xa mẹ những ngày đầu tiên, nhớ mẹ con thút thít
khóc… Đứa bé chuyển động dữ dội, con quằn mình… Con vào phòng sinh, mẹ
và chồng con lặng đi, trong tiếng kêu khóc rất đặc trưng
của các sản phụ cả hai dường như không nghe thấy những âm thanh đó
nhưng nghe rõ nhịp tim hồi hộp của chính mình… Tiếng oe oe cất lên từ
phòng hộ sinh, một bé trai bụ bẫm, mẹ ôm lấy hình hài thiên
thần bé nhỏ đến bên con, nói trong nước mắt:
-Con gái… Con trai của con đây. Chiếc mũi kiêu hãnh rất
giống con, vầng trán thông minh giống chồng con… Con gái, người phụ nữ
đẹp nhất chính
là lúc này…
Con gái vòng tay ôm lấy con trai, cả thân hình vừa hạ sinh yếu ớt vừa
bơi qua cơn biển động như được tiếp thêm sức mạnh diệu kì. Người mẹ trẻ
đôi mắt long lanh, gương mặt hồng lên, đôi môi thắm đỏ,
vén bầu ngực căng đầy để con trai uống những giọt thiêng liêng đầu
tiên…
50 ngàn của mẹ
Haixinh
Hồi
còn nhỏ, gia đình tôi rất nghèo, mình ba tôi phải gồng gánh nuôi cả
năm miệng ăn. Mỗi tháng tiền ba tôi kiếm được chỉ vẻn vẹn có mấy
trăm ngàn đồng ít ỏi. Mẹ tôi phải chắt chiu, tính toán từng ly từng tý,
mỗi ngày mẹ chỉ đi chợ đúng một lần vào buổi sáng. Lúc nào ngồi
vào mâm cơm cả nhà không bao giờ được no bụng, ăn cơm buổi sáng thì nhớ
phải để dành phần cho buổi chiều và tất nhiên, cũng không buổi
chiều nào chúng tôi được ăn no theo đúng nghĩa của nó.
Khi
tôi học đến lớp 10, mỗi tháng ba tôi gửi về nhà được bảy trăm ngàn
đồng, bảy trăm ngàn chi tiêu cho tất cả mọi thứ từ cái vụn vặt nhất.
Lúc đó mỗi ngàn đối với gia đình tôi đều quý. Tôi đi học rất ít khi
được mẹ cho tiền, buổi sáng tôi ăn cơm ở nhà, giờ ra chơi tôi ngồi lì
trong lớp, đến giờ về tôi cắm cúi đạp xe thật nhanh về nhà để xúc
cơm vào bụng, lùa cái đói đi qua. Hôm nào nếu phải học cả hai buổi ở
trường thì sáng mẹ tôi cho cơm, thức ăn ở nhà vào một cái hộp, rồi
dúi cho tôi đem theo.
Tôi,
khi đó chưa trở thành người lớn nhưng cũng không phải là nhỏ, đủ để
biết thế nào là mặc cảm, tự ái, sĩ diện. Vì thế, tôi không bao giờ
để cho bất kỳ một đứa bạn nào đặt chân đến nhà tôi cả. Trong lớp tôi
luôn cố gắng học và luôn cố tỏ ra mình không phải là một đứa con nhà
nghèo, không có đồng nào dính túi.
Rồi
đến gần hết năm lớp 10, khi sắp được nghỉ hè, lớp tôi có một phong
trào là mỗi ngày từng thành viên trong lớp phải dẫn cả lớp đi ăn chè,
bắt đầu là từ ban cán sự lớp trước. Tôi cũng là thành viên của ban cán
sự lớp, tôi rất lo lắng, không biết lấy tiền ở đâu ra để đãi bạn,
trong khi đây lại là những ngày cuối tháng, ba tôi còn hơn cả tuần nữa
mới lãnh lương và gửi tiền về nhà. Ngày đầu tiên, lớp trưởng lớp tôi
dẫn mọi người đi, nhà nó rất giàu, bao nhiêu đó chẳng là gì với nó,
nó còn đon đả mời mọc ai muốn ăn thêm gì cứ gọi. Ngày thứ hai, đến
phiên thằng phó học tập, mọi chuyện cũng diễn ra bình thường. Ngày
mai là đến lượt tôi rồi, trên đường chạy xe về nhà, tôi không tài nào
nghĩ ra cách nào để có được 44 ngàn đãi lớp ăn chè (thời đó mỗi ly
chè chỉ có giá 1 ngàn đồng). Mai mà không có tiền thì chắc tôi nghỉ
học vì xấu hổ mất.
Tối
đến, học bài xong, tôi vào mùng nằm, trằn trọc mãi vẫn không ngủ
được, chợt tôi nhìn thấy cái áo khoác mẹ tôi treo trước cửa buồng ngủ.
Mẹ tôi có thói quen hay bỏ tiền vào túi áo khoác này để sáng mặc đi
chợ luôn cho tiện. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi. Nhìn qua giường
kế bên, tôi nghe tiếng thở đều đều của mẹ và em tôi. Tôi rón rén
bước nhè nhẹ đến gần cái áo, trong bóng tối, tôi mò mẫm trong túi áo
của mẹ, tay tôi vừa cầm được tờ tiền, tôi liền lấy và đi nhanh vào
nhà tắm, tôi sợ đến nỗi không dám mở cả đèn lên. Nhưng qua ánh sáng mờ
mờ của ánh trăng chiếu vào vách lá, tôi nhận ra đó là tờ 50 ngàn
đồng. Tôi biết chắc chắn đó là tờ tiền cuối cùng nuôi gia đình tôi
cho đến lúc ba tôi gửi tiền về. Tôi định đem vào để lại chỗ cũ
nhưng nghĩ đến cảnh ngày mai phải lí nhí nói xin lỗi cả lớp, rồi ánh
mắt của tụi bạn cùng lớp nữa, tôi chần chừ rồi cho vội 50 ngàn vào
túi quần…
Hôm
sau tất nhiên tôi có đủ tiền để dẫn cả lớp đi ăn chè. Thằng Quân là
thằng ham ăn nhất lớp, nó ăn đến 2 ly. Vậy nên tất cả là 45 ngàn
đồng. Tôi rút tờ 50 ngàn – không suy nghĩ – tôi đưa cho chủ quán, sau
đó nhận về 5 ngàn đồng tiền thối. Tôi sung sướng ra về, nghĩ rằng
tụi bạn ắt hẳn chắc đang thán phục về sự hào phóng của tôi. Không chút
hối hận về việc đã làm, tôi đạp xe như bay về nhà. Vừa thấy tôi,
mẹ tôi vội vã kéo tôi đến gần, vẻ mặt đầy lo lắng, mẹ tôi hỏi: “Con
có thấy tờ 50 ngàn ở đâu không?”, tôi trấn tĩnh, rồi lắc đầu. Mẹ tôi
tiếp tục “Con
đi quanh nhà tìm giúp mẹ coi nó có bị rớt ở đâu không, sáng giờ mẹ tìm
mãi mà không thấy, rõ ràng mẹ nhớ là hôm qua đã bỏ vào túi áo treo đằng
kia rồi mà giờ tìm không có”. Tôi nhìn theo ngón tay mẹ chỉ về “đằng
kia”,
tôi chợt thấy rõ ràng hình ảnh của mình tối qua rón rén ăn trộm
tiền của chính gia đình mình, mắt tôi tối sầm đi, tôi không dám đứng
trước mặt mẹ tôi lâu nữa… Tôi vội vàng đi quanh nhà, điệu bộ như thể
đang cố tìm tiền cho mẹ, như thể tôi không hề biết tờ 50 ngàn đó
biến đi đâu cả, mà nó chỉ rơi đâu đó trong nhà tôi thôi.
Mẹ
tôi bảo tôi thôi đừng tìm nữa, bà ngồi thở dài sườn sượt, chợt bà nói
lớn lên: “Mẹ
biết rồi, nhất định là thằng Hải, thằng Hải nó lấy tiền của mẹ
rồi, tối qua lúc mẹ bỏ tiền vào túi áo chỉ có nó ngồi đó thôi. Nhất
định là nó lấy tiền đi mua đồ chơi rồi. Con đi tìm nó về đây nhanh
cho mẹ.” Hải – tức là thằng em trai tôi, năm nay nó mới học lớp 4,
mẹ tôi khẳng định là thằng em tôi đã cắp tiền của mẹ, tôi đi tìm nó
về vội. Vừa thấy nó, mẹ tôi đã quát lớn: “Mày lấy cắp tiền của mẹ
để chơi phải không? Trời ơi, ai dạy mày thói xấu xa đó hả con?”.
Thằng Hải không biết chuyện gì đã xảy ra, tay nó vẫn đang cầm mấy
viên bi đang chơi dở, nó ngơ ngác đứng nhìn mẹ, thấy mẹ tôi la mắng dữ
quá, nó bật khóc hu hu, mẹ tôi thấy vậy tưởng là nó chịu nhận rồi,
bà bắt nó nằm lên giường, bà hỏi nó, nó luôn miệng bảo “Con không có,
con không có”, mẹ tôi càng nóng giận, bà lấy cây roi treo ở trần nhà
xuống, bà đánh nó, vừa đánh vừa khóc: “Mẹ
dạy mày thế nào hả? Sao mày lại có thói đó hả con? Sao lại ăn cắp
tiền của cả nhà? Mày có biết tiền đó là để mẹ nuôi mày không?”.
Mẹ khóc, thằng Hải khóc, tôi cũng khóc, tôi muốn chạy đến nằm xuống
chỗ của thằng Hải, để tôi nói với mẹ là tôi mới là đứa đáng bị đòn,
tôi mới là đứa ăn cắp tiền của mẹ. Nhưng tôi không dám, tôi không đủ
can đảm làm điều đó.
Thằng
Hải bị mẹ đánh, lại thêm sợ hãi nên đêm đó nó bị sốt cao, mẹ lấy nước
nóng lau cho nó. Nó sốt mê man mà miệng cứ nói: “Mẹ ơi, con không ăn
cắp”,
mẹ tôi lặng lẽ khóc, lấy dầu xoa lên những lằn roi còn hằn đỏ trên
mông nó. Nhà không còn đồng nào, mẹ tôi qua chỗ bán thuốc tây cạnh
nhà mua thiếu cho thằng Hải viên thuốc hạ sốt, bà bán thuốc tây cằn
nhằn: “Có một ngàn đồng mà cũng không trả nổi”, mẹ tôi lí nhí cảm ơn
rồi đưa ánh mắt buồn nhìn tôi, ánh mắt tủi nhục của những con người
nghèo khổ trong xã hội.
Thằng
Hải uống thuốc, đến sáng người nó đã đỡ mệt, nó đòi ăn cháo thịt,
ba ngàn đồng một tô, lúc đó là sáng sớm, mẹ tôi không dám đi mua nợ,
sợ người ta lại chửi. Mẹ tôi dỗ dành nó, tôi thấy vậy, chợt nhớ đến 5
ngàn đồng hôm qua vẫn còn, tôi lấy đưa cho mẹ, bảo “Mẹ đi mua cháo
cho em đi”, thấy mẹ tôi ngạc nhiên, tôi vội giải thích “Tiền mấy lúc trước tôi còn dành lại”.
Mẹ
đi mua cháo thịt đem về, thằng Hải ăn xong, cười toe toét, mẹ tôi bảo
nó: “Cám ơn anh đi, tiền của anh để dành mua cháo cho con đó!”. Nó
quay lại nhìn tôi tít mắt: “Cám ơn anh Hai”. Tôi quay đi giấu giọt nước
mắt chực chờ rơi xuống….
Tìm Mẹ Tôi Đâu - Thu Trang
Mẹ lấy chồng
Mẹ lấy chồng
“Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?”
Nguyễn Danh (TPHCM)
Chẳng biết có phải vì tôi hay nghêu ngao câu hát ấy hay không mà vô tình cuộc đời lại đẩy tôi vào hoàn cảnh y như vậy.
Chiều nay, trời lại mưa. Mưa trắng cả trời. bong bóng nước vỡ òa
trên khoảnh sân con, cơn mưa cuối mùa hình như lâu hơn để níu kéo, để
van nài những gì sắp trở thành dĩ vãng. Tôi, đứa con gái 16 tuổi, gan lì
và ngang bướng, như lời nhận xét của mẹ ngày nào, đang ngồi nhìn màn
mưa xối xả. Tôi nhắm mắt và thầm ước giá mà lúc này tôi được ăn một
miếng cơm khoai ngọt bùi. Những mùa mưa trước, bao giờ mẹ cũng nấu món
này cho tôi ăn. Nhưng chiều nay thì không còn được nữa rồi vì mẹ tôi đã
đi lấy chồng. Ngôi nhà nhỏ chỉ còn tôi với ông ngoại.
16 năm trước, một chiều tháng 10 hiu hiu gió bấc, bà ngoại tất tả
chạy về từ trạm xá, báo cho mọi người biết rằng tôi đã có mặt trong cuộc
đời. Tôi là kết quả của một mối tình mà ngay từ khi mới bắt đầu, những
người trong cuộc đã biết sẽ tan vỡ. Mẹ ôm tôi vào lòng, đắng chát nhưng
không khóc, vì khi đó, tôi chính là sự bù đắp mà cuộc đời dành cho mẹ.
Ngoại đặt tên cho tôi là Thu Đông, đánh dấu thời khắc đặc biệt tôi chào
đời khi những ngọn gió bấc còn e dè trên từng bông cỏ may và nắng vẫn
còn vấn vương trên từng chiếc lá.
16 năm, trong hàng triệu từ tiếng Việt mà tôi từng học được, có một
từ mà tôi học hoài vẫn thấy xa lạ, đó là từ "cha". Ở cái làng quê nhỏ bé
này, khi mà những định kiến từ ngày xửa ngày xưa vẫn còn phảng phất
trong mỗi nếp nhà thì những đứa con hoang “không cha” như tôi lắm lúc
phải nhận những cái nhìn khinh rẻ. Nhưng trời đã dạy cho tôi bản lĩnh
hơn người nên tôi nhận thấy có cha hay không cũng chẳng sao, như những
bữa cơm toàn rau với mắm của mẹ và ngoại, ăn miết cũng thành quen. Đứa
bé gái là tôi vẫn sống hồn nhiên như cỏ cây, vẫn luôn là đứa khơi ra
những trò nghịch nhất cho lũ trẻ con trong xóm, vẫn đi học, dẫn đầu lớp
và thản nhiên trả lời “em không biết” mỗi khi thầy cô vô tình hỏi “cha
em đâu?”.
16 năm, có lẽ tôi là đứa ít khóc nhất, dù vì bất cứ lý do gì, như
không được mẹ mua quà, bị điểm kém, bị mẹ quất roi mây vì tội quậy phá.
Chỉ một lần tôi khóc nhiều, ấy là khi bà mất.
Và bây giờ, tôi lại đang khóc, lần thứ hai trong suốt 16 năm, nhiều
như thể chưa bao giờ được khóc. Tôi thấy lạnh, cảm giác cô đơn, trống
trải đến vô cùng và nỗi sợ xâm chiếm tâm hồn. Tôi sợ sớm mai không ai
gọi dậy đến trường, sợ mỗi khi đi học về bếp lửa quạnh vắng và mỗi tối
không ai mắc màn…
Mẹ tôi đã bỏ tôi mà đi thật rồi. Ở nơi xa ấy, có một người đàn ông đã
mang mẹ tôi đi theo những hạnh phúc mới, mà đường về thì mịt mù lắm
những cơn mưa…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét