Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

NTV 3 - Các loại hoa Mai


Chuyện Tình Hoa Mai 

Xuân này con không về  


Xuân năm nay  ......

Nắng Xuân đã đến bên thềm,
Mưa Xuân vội vã rũ mềm cánh mai !
Hoa Xuân theo gió xa bay ,
Bướm Xuân chậm rãi vờn hoa trong chiều
Trời Xuân sao thấy quạnh hiu ?
Tình Xuân đong cả một chiều tương tư !!!
Say Xuân chỉ có bấy chừ ...
Sắc Xuân là cả  tư lương một màu !
Hương Xuân dìu dịu nao nao....
Ý Xuân vời vợi dâng trào niềm thương !!!
NM

                          Các loài Mai
Những cây mai đẹp, bộ rễ đẹp và có thể nảy cành ra hoa từ bộ rễ. Gốc đẹp mang nhiều hình dáng khác nhau. Thân đẹp có dáng thẳng đứng – dáng trực, dáng nghiêng – dáng xuyên phong, dáng đổ – thác đổ. Dáng đứng uốn lượn – “vô nữ bất thành mai”. Tuy nhiên mai thường được nuôi trồng làm kiểng có hoa. Và dĩ nhiên giá trị của cây mai được quyết định ở vòm hoa. Một vòm hoa mai đẹp là có nhiều hoa từ dưới lên trên, từ phía phải được lấp đầy bằng những chùm hoa, hoa phải nở kín từ trong ra ngoài tạo thành một vòm hoa dày đặc.
Trên thế giới có hơn 20 loại mai khác nhau. Riêng tại Việt Nam, có khoảng 8 loại, gồm: Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, Nhất Chi Mai, Mai Tứ Quý, Mai Chiếu Thủy, Song Mai, Nam Mai
Theo phong thủy từng vùng, những cơn mưa phùn trên đất Bắc và xứ Huế, luôn kèm theo những cơn gió bấc, nên các địa phương phía Bắc có các loại mai như :
Song mai: hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.
Mai mơ: còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume (Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mai mơ cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nẩy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu.
Tại miền Nam, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gần đường xích đạo hơn so với miền Bắc, ngày Tết luôn rơi vào lúc thời tiết nóng, nên ta có thể tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng Miến Điện.
Mai chiếu thủy: là cây đa niên, gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1,5m. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.
Nhất chi mai: hoa màu trắng pha hồng, thường gặp ở miền Nam.
Mai tứ quý: là loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên khoa học là Ochna Astropurpur. Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần trảy lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểng. Vì loài hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý. Ngoài ra còn có tên gọi khác là "Mai đỏ", nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già, to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai (hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).
Bạch mai: cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng trong tượng trưng cho sự tinh khiết, có từ 6 đến 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, có mùi thơm thoang thoảng hòa lẫn sương đêm, thuộc loại hoa hiếm. Mai trắng rất yếu, khó chăm sóc và nuôi dưỡng. Có nhiều ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, hay ở Bến Tre, Hà Tiên.
Nam mai: là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng "Nam kỳ lục tỉnh", đó chính là cây Mù U. Cây mù u có tên khoa học là Ochrocarpus samensis,thuộc họ Guttiferae (măng cụt). Cây mù u thân mộc, lá mù u to bản, dày, kích thước bằng bàn tay người lớn. Trái mù u tròn, to cỡ ngón chân cái, không ăn được. Hột mù u ép làm dầu thắp đèn (nhiều khói, ít sáng). Hoa mù u 5 cánh trắng và to như hoa Bạch mai.
Hoàng mai: mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn.
Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là "Mai núi". Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. Hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh.
Một loại mai vàng khác mọc ở triền cát, rừng ven biển được gọi là "Mai Động". Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra chi chít, cánh nhỏ. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị đổ vào, kéo dài đến tận đồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng.

Hoa mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoàng mai mãn khai sau khoảng 2 ngày thì rụng cánh. Hoàng mai có nhiều loại khác nhau. Có loại cánh lớn, mọc dày, ngược lại, có loại thật mỏng manh với những cánh nhẹ tênh. Có loại màu vàng đậm như Huỳnh Tỷ mai, có loại phơn phớt vàng như mai Giảo v.v...
Cây mai vàng trong rừng rụng lá mùa đông. Cành mai vàng mềm mại hơn cành đào. Hoàng mai chuộng ánh sáng cùng đất thịt và ẩm, ngược lại hoa không chịu được khí lạnh. Người trồng Hoàng mai thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở.
Theo kinh nghiệm thì cây mai vàng càng già, hoa lại càng đẹp. Do đó, người ta rất ưa chuộng lão mai.
Những cây mai đẹp, bộ rễ đẹp và có thể nảy cành ra hoa từ bộ rễ. Gốc đẹp mang nhiều hình dáng khác nhau. Thân đẹp có dáng thẳng đứng – dáng trực, dáng nghiêng – dáng xuyên phong, dáng đổ – thác đổ. Dáng đứng uốn lượn – “vô nữ bất thành mai”.
Tuy nhiên mai thường được nuôi trồng làm kiểng có hoa. Và dĩ nhiên giá trị của cây mai được quyết định ở vòm hoa. Một vòm hoa mai đẹp là có nhiều hoa từ dưới lên trên, từ phía phải được lấp đầy bằng những chùm hoa, hoa phải nở kín từ trong ra ngoài tạo thành một vòm hoa dày đặc.

Các điểm chú ý khi chọn mua mai

Khi chọn mua một cành mai về chưng trong những ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau:
Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú.

Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có họ biết mà thôi. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
(Sưu tầm)

 http://farm1.static.flickr.com/187/402201875_69ed58f0d7_o.jpg

Một số loại hoa mai

Đã từ lâu hoa mai đã được mọi người chiêm ngưỡng, tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao. Mỗi khi hoa mai nở rộ là mỗi lúc lòng người hớn hở nao nao, là dấu hiệu mùa xuân đang về. Hoa mai và ngày xuân là một biểu tượng không thể thiếu cho phần lớn các sắc dân cư ngụ trong vùng Á Châu. Khi nói đến ngày xuân, người ta liên tưởng đến ngày đầu năm, thật vậy, ngày Tết Nguyên Đán mà thiếu vắng bóng dáng hoa mai là một điều thiếu sót lớn mà mọi người trong chúng ta đều mặc nhiên công nhận. Đã từ lâu hoa mai đã đóng một vai trò quan trọng trong văn học Á Đông, đó là nguồn cảm hứng của biết bao danh nhân.
Hình ảnh có liên quan

MAI: là loài hoa nở đầu tiên trong năm, ngay từ tiết Lập xuân giá lạnh, trong khi những loài hoa khác lại bị héo úa, nên được xưng tụng là ” Bách Hoa Khôi “, tượng trưng cho cốt cách thanh nhã của người quân tử.

Kết quả hình ảnh cho Một số loại lan
LAN : còn gọi là ” Vương giả chi hoa “, riêng Khổng Tử gọi là ” Vương giả chi hương ” qua bài “Ỷ Lan Tháo”, khi nhìn hoa lan nở giữa đám cỏ dại. Bởi thế Lan tượng trưng cho người quân tử bất đắc chí.
Kết quả hình ảnh cho Một số loại cúc

CÚC còn có tên là ” Tiết Hoa “, không chịu nở cùng lúc với các loài hoa khác, chỉ nở vào tiết lạnh của mùa thụ Do sự biệt lập đó mà Cúc tượng trưng cho tiết tháo của kẻ sỹ: không a dua, không siểm nịnh.

Kết quả hình ảnh cho Một số loại trúc
TRÚC: Tiết trực tâm hư ” là một loài phi thảo, phi mộc; bất cương, bất nhu; tiểu dị không thực, đại đồng tiết mục…Trúc tượng trưng nơi ăn, chốn ở của bậc chính nhân.
Sách vở Trung Hoa đã phân chia thứ bậc cho các giống mai. Quý nhất là Khánh Khẩu mai, kế đến Hà Hoa mai, Đàn Hương mai, Ban Khấu mai, sau cùng la Cẩu Đăng mai.
- Khánh Khẩu mai : hoa mai mọc ở vùng núi cao Khánh Khẩu.
- Hà Hoa mai : cánh mai giống như cánh hoa sen ôm tròn vào nhụy.
- Đàn Hương mai : hoa mai màu vàng sậm như màu gỗ Tử Đàn.Hoa mai Đàn
Hương rất nhiều hoa, hương thơm nồng, nở trước các loại mai khác.
-Ban Khấu mai : cánh hoa cong cong, khi nở không xòe và hoa hơi cúi đầu.
-Cẩu Đăng mai : hoa nhỏ, không có hương thơm.
Tên khoa học của hoa mai là Ochna Harmandits. Trên thế giới có hơn 20 loại hoa mai khác nhạu Riêng tại Việt Nam, có khoảng tám (8) loại mai gồm Bạch mai, Hồng mai, Hoàng mai, Nhất chi mai, mai tứ Quý, mai Chiếu Thủy, Song mai và hai (2) loại đã có tên riêng theo trái của nó đó là mơ và mận. Nhưng khi phân loại theo tính chất của một loài hoa, mơ và mận vẫn được ghép vào loại hoa mai. Theo phong thủy từng vùng, những cơn mưa phùn trên đất Bắc và xứ Huế, luôn kèm theo những cơn gió bấc, nên “Đàng Ngoài” có các loại mai như :
- SONG MAI: Một giống mai đặc biệt, có nhiều ở huyện Thanh Trì, miền Bắc.Hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.
- MAI MƠ: Còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume(Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mơ cao từ 6 đến 9 mét, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa.Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nảy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu. Trái mơ được rim với đường làm thành ô mai xí muội mà trẻ con và thanh thiến niên không thể không biết đến.
Trong thi ca, ô mai đã đi chung với tuổi vị thành niên như bài ” Tuổi Ô mai ” (.. ten nhạc sĩ ), chữ xí muội gọi theo âm Quảng Đông của chữ Hán Tiểu Mai. Nơi núi rừng quanh chùa Hương, thuộc vùng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, Bắc Việt có những rừng mơ trắng xóa, phong cảnh này được nhắc đến rất nhiều trong thi ca Việt Nam như
” Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi ” – Nguyễn Bính
hay

” Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái ” – Chu Mạnh Trinh.
Tại miền nam Việt Nam ngày Tết luôn rơi vào thời tiết nóng, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gần đường xích đạo, khác với khí hậu có phần nào lạnh lẽo như tại miền Bắc, do đó tại ” Đàng Trong ” ta tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng Miến Điện.
- MAI CHIẾU THỦY :
là cây đa niên,gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1m50. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.
NHẤT CHI MAI : hoa màu trắng pha hồng, gặp ở miền Nam.
- MAI TỨ QUÝ : Loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên khoa học là Ochna Astropurpur. Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần trảy lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểng. Vì loài hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý. Ngoài ra còn có tên gọi khác là “Mai đỏ” , nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già,to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai ( hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).

mai 4 quy Một số loại hoa mai

- BẠCH MAI : Cây cao 15m, hoa có mù
i thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng, 4 cánh dày, nhụy vàng, thuộc loại hoa hiếm. Có ở vùng núi Bà Đen ( thuộc tỉnh Tây Ninh), đền Cây Mai (Cholon), chùa Giác Duyên ( Cholon ), đình Phú Hưng( Bến Tre), lăng Mạc Cửu ( Hà Tiên ).

bach mai Một số loại hoa mai

-MAI TRẮNG MIẾN ĐIỆN : Đây là một loài hoa mai lạ, chỉ có ở một số tỉnh miền Tây. Thân cành như cây mai vàng, lá hơi to, màu sắc nửa trắng, nửa xanh như lá cây mai trắng Miến Điên. Đài hoa có 5 cánh thuôn dài, bên ngoài màu xanh nhạt, bên trong màu xam xám. Hoa rất đẹp,10 cánh màu trắng, nở xòe rộng, to và tròn. Dọc theo cánh hoa có từ 2 đến 3 đường gân nhuyễn nổi lên, trông rất la.Ngay giữa hoa có chùm nhụy màu vàng nghê, có khi từ 10 cánh, hoa nở thành 12 hoặc 13 cánh.
-NAM MAI : là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng” Nam kỳ lục tỉnh”, cũng có thể kiếm thấy ở Thừa Thiên, miền Trung. Đó chính là cây “Mù U”. Cây mù u có tên là Nam Mai do sự tích Nguyễn Ánh (vua Gia Long) tẩu quốc. Cây mù u có tên khoa học là Ochrocarpus samensis,thuộc họ Guttiferae(măng cụt). Cây mù u thân mộc, dùng làm cột nhà, cầu khỉ, cối xay v.v…Lá mù u to bản, dày, kích thước bằng bàn tay người lớn. Trái mù u tròn, to cỡ ngón chân cái, không ăn được. Hột mù u ép làm dầu thắp đèn(nhiều khói, ít sáng). Vỏ trái mù u dùng làm gáo múc nước mắm, nước cốt dừa v.v…Gáo mù u càng dùng lâu càng đổi màu nâu sẫm. Hoa mù u 5 cánh trắng và to như hoa Bạch mai, cây Nam mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ “Minh Hương” Trịnh Hoài Đức và các cây bút cùng thời viết nên thi tập “Mộng Mai Đình”. Cây Nam mai này cũng là biểu tượng của “Thi xã Bạch Mai” quy tụ nhiều tên tuổi ở Nam Kỳ vào thế kỷ trước như Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tuờng, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông v.v..
-HOÀNG MAI: Mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn. Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là “Mai Núi”. Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh. Một loại mai vàng khác mọc ở triền cát, rừng ven biển được gọi là “Mai Động”. Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra chi chít, cánh nhỏ. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị đổ vào, kéo dài đến tận đồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng. Hoa mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoàng mai mãn khai sau khoảng 2 ngày thì rụng cánh. Hoàng mai có nhiều loại khác nhau. Có loại cánh lớn, mọc dày, ngược lại, có loại thật mỏng manh với những cánh nhẹ tênh. Có loại màu vàng đậm như Huỳnh Tỷ mai, có loại phơn phớt vàng như mai Tai Giảo v.v…Cây mai vàng trong rừng rụng lá mùa đông. Cành mai vàng mềm mại hơn cành đào. Hoàng mai chuộng ánh sáng cùng đất thịt và ẩm; ngược lại hoa không chịu được khí lạnh. Người trồng Hoàng mai thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Theo kinh nghiệm thì cây mai vàng càng già, hoa lại càng đẹp. Do đó, người ta rất ưa chuộng lão mai.
Như đã trình bày, hoa mai dường như đã đi sâu vào đời sống, ta tìm thấy chữ Mai hiện hữu khắp nơi. Các bậc sinh thành thường dùng chữ “mai” đặt tên cho con cái. Đa số dùng chữ Mai để đặt tên cho con gái, lẽ đương nhiên có vài trường hợp ngoại lệ dùng làm tên gọi cho con trai. Ta thường tìm thấy chữ Mai dùng để đặt tên cho phụ nữ như Xuân Mai, Kim Mai, Thanh Mai, Ngọc Mai, Mai Hương, v.v… Ngoài ra ta cũng tìm thấy chữ Mai dùng để đặt tên cho một số cơ quan từ thiện như bệnh viện Bạch Mai chẳng hạn.
Trong văn học Á Đông hoa mai đã hiện hữu từ lâu, các danh nhân ngày xưa đã dùng hoa mai để làm đề tài, như
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai
Hai câu thơ của Tề Kỹ đã vẽ cho ta một thôn xóm với tuyết phủ trắng xóa, dày đặc, một cây mai ngạo nghễ vươn lên với một cành điểm hoa nở đêm qua, hôm trước chưa hề có. Nhà thơ với ba chữ “nhất chi khai” đã dồn hết tâm ý khi chiêm ngưỡng hoa nở sớm, thưởng thức hương sắc tuyệt vời của trời đất trên cánh hoa mai trắng nõn nà. Khí phách xung hàn của hoa mai gây nhiều cảm khái là vậy! Hoa mai được nhắc nhở trong thi ca của người xưa, dù ở Trung Hoa hay tại Việt Nam,thường là mai trắng. Hoa mai nở vào mùa xuân là một hình ảnh rất phổ biến. Đây là một nét độc đáo trong thi ca, vì bản thân mùa xuân đã là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ v.v…Trước khung cảnh mùa xuân với muôn hoa, muôn sắc gọi mời, ai có thể dửng dưng được? . Điển n hình là Thi sỹ Kim Tuấn đã bạo dạn tặng người yêu cả mùa xuân, lời thơ đã lẳng lơ gợi cảm, đồng gợi hình với những nét độc đáo như : “đường lao xao lá đầy”, “lộc non vừa trảy lá “, “lời thơ thương cõi đời “, ” bầy chim lùa vạt nắng”… qua bài “Anh cho em mùa xuân” :
Anh cho em mùa xuân
Nụ mai vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn hè phố
Mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trảy lá
Lời thơ thương cõi đời
Bầy chim lùa vạt nắng
Trong khói chiều chơi vơi……
Mùa XUÂN và MAI là cái duyên keo sơn đã được tạo hóa an bài từ thuở xa xăm, từ muôn kiếp trước. Trong khi mai trắng được ca tụng trong thi ca cổ nhân, thì mai vàng xuất hiện khắp nơi trong dòng nhạc thời nay. Tiêu biểu nhất là bài “Mùa xuân trên cao” của nhạc sỹ Trầm Tử Thiêng:
Trời bây giờ trời đã xang xuân
Anh và mai ngủ bên bìa rừng
Chờ giấc ba mươi mộng ảo
Mùa xuân vẫn đẹp vô cùng…
hay diễn tả tâm tư người lính trận gác giặc nơi địa đầu giới tuyến, nhìn rừng mai vàng trong bài “Đồn vắng chiều xuân” của nhạc sỹ Trần Thiện Thanh:
…Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào, em đến thăm gác nhỏ
…Đồn anh đóng bên rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết xuân về hay chưa?
hay như trong bài “Anh và Mai” của NNguong :
..Như núi rừng trong mùa mai nở
Cùng trần gian thưởng ngoạn mùa xuân
Anh đã mở lòng mình khốn khó
Trải tình yêu ra thưởng ngoạn em
Lòng vẫn biết, mình thân rừng núi
Chỉ quẩn quanh bên cội mai vàng
Mở trái tim mình đem đánh đổi
Một mùa xuân cho kiếp lang thang
Trời bây giờ trời đã sang xuân+
Anh nhìn em, tình yêu thật gần
Mỗi lần xuân đến nhìn hoa :nhớ
Nở trong anh, MAI, đóa phù vân.
“Trải tình yêu ra thưởng ngoạn em”-!  

Tác giả đã thi vị hóa người đẹp với hoa mai, hay hoa mai chính là người đẹp? ” Chinh là em”! “Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi” (cách hàng ngàn năm, gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau) NNguong cùng một ý tưởng như nhà thơ Lô Đồng, đời Đường bên Tàu với bài “Hữu Sở Tư”:
Mỹ nhân hề! Mỹ nhân
Bất tri mộ vũ hề! Vi triêu vân
Tương tư nhất dạ mai hoa phát
Hốt đáo dong tiền nghi thị quân
( diễn nghĩa )
Người đẹp này! Người đẹp
Bây giờ là mưa chiều hay mây sớm
Một đêm nhớ nhau, mai nở hoa
Trông thấy hoa trước cửa sổ, ngỡ là bóng nàng
Với ba chữ “Mai cốt cách”, thi hào Nguyễn Du đã nói lên cái cốt cách, cái nét duyên dáng, đoan trang của người phụ nữ. Tao nhân, mặc khách ngắm hoa mai, không đơn giản nhìn cái màu sắc vàng rực rỡ của hoa, mà là cái tha thiết, bâng khuâng nơi cái duyên ngầm của hoa, hương hoa Mai. Khi bàn đến hoa mà không luận đến mùi hương quả là điều thiếu sót. Đã nói đến hoa, thì hương hoa không thể thiếu.Hương thơm của hoa mai không nồng ngát như Dạ lan, không âm thầm như hoa Ngâu, không thắm đượm như hoa Hồng mà rất nhẹ nhàng, thanh cao. Trừ mai vàng phô hương hơi lộ liễu, các loại mai khác có hương rất nhẹ, khó thưởng thức, phải người tinh nhạy lắm mới cảm thấy vì hương mai là một thứ “Ám hương”. Tiết trời càng lạnh, mai càng tỏa hương thơm ngan ngát. Nếu tâm tình con người vọng động thì khó mà cảm được hương mai. Như Tề Kỹ trong bài “Tảo Mai”:
Phong đệ u hương xuất
Cầm khuy tố diễm lai
(diễn nghĩa)
Gió lay nhẹ hương thoát ra
Chim nhìn vẻ đẹp trắng ngà mê say
Làn gió nhè nhẹ đưa tới một mùi hương sâu kín thoang thoảng tỏa ra, khiến cho chim chóc dòm ngó một vẻ đẹp nguyên vẹn hiện lên. Tư sắc và phong vận của hoa mai sẵn có, làm bạn với gió và chim muông. Nên Trần Huyền Trân đã thốt lời tự hỏi
“Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ
Có giống như mình lưu luyến chăng?”
Người xưa và người nay đều đồng cảm với hương mai, dù cách nhau bao thế kỷ người có tâm hồn thường gửi gấm tâm tình của mình theo làn hương thoảng của hoa, gói trọn niềm nhung nhớ thương yêu trên cánh hoa nho nhỏ . Thử đọc bài “Mai Hương ” của Hoàng Mai Phi:
Mai cành búp nở chào xuân
Hương vàng nắng tỏa từng cân trên ngàn
Mai em có nhớ tiếng đàn
Hương thơm đừng chất phũ phàng theo mưa
Mai về anh nhớ năm xưa
Hương thầm quyện lối so vừa bước chân
Mai còn lắng đọng ngoài sân
Hương thơm lơ lửng chào xuân hoa vàng
Mai đây em có ngỡ ngàng
Hương thơm đọng lại bóng chàng yêu thơ
Mai em còn nhớ hay mơ
Hương ơi! Hãy nhớ vần thơ anh làm
Mai kia vẫn nở rộn ràng
Hương êm vẫn khép nép vàng dễ thương
Mai hoa còn khép mùi hương
Hương thơm đọng lại liễu nhường hoa mai
Hoa mai không những đã gây rung cảm cho các tao nhân trong dân gian mà còn tạo được niềm cảm xúc nơi người đã xuất gia. Một bài kệ của thiền sư Hoàng Bá Hy Vân ( người Phước Kiến-Trung Hoa -850 ) có hai câu:
Bất thị nhất phiêu hàn triệt cốt
Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương
(diễn nghĩa)
Chẳng phải một phen xương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương
Chiêm ngưỡng để rồi sau đó có ý tình với hoa mai mới thưởng ngoạn hết mùi hương thanh khiết của hoa mai. Chẳng biết người yêu hoa mai có cùng tâm trạng với thi nhân Lê Cảnh Tuân trong bài “Nguyên Nhựt” hay không:
Lữ quán khách ngưng tại
Khứ niên xuân phục lai
Quy kỳ hà nhật thị?
Lão tận cố hương mai
(diễn nghĩa)
Thân mình phiêu lãng nơi đất khách, quê người không đáng lo,
Chỉ sợ “Cây mai cũ ở quê nhà ngày càng mòn mỏi”.
Cảm khái, bâng khuâng nhớ người tha thiết, ai hoài, tâm trạng của Hoàng Mai Phi ai người có hiểu! Cái tên Hoàng Mai Phi đã gợi cho người viết cảm giác đi lạc vào một khu rừng mai, ngập tràn những cánh mai vàng mãn khai. Trong khoảnh khắc một làn gió nhẹ đi qua, cành mai chuyển mình đưa muôn vàn cánh hoa mai bay lã chã. Nhờ thân nhẹ nhàng, hoa đã nương theo gió lượn lờ tựa muôn ngàn cánh bướm, trước khi đáp xuống mặt đất lạnh.Cái gắn bó duyên nợ của bướm và hoa làm sao có thể kể xiết trong đời. Thi sỹ Nguyễn Bính đà dùng rất nhiều “hình tượng bướm” trong những bài thơ của ông như:
Hỡi ơi! Bướm trắng, tơ vàng
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi-
( Cô hàng xóm )
hay:
Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá
Không biết là mưa hay nắng đây-
( Vẩn vơ )
hoặc là:
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng-
( Xuân về )
Đầy nước mắt như trong bài Dòng dư lệ viết cho TTKH:
Dừng chân trước cửa nhà nàng
Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau
Tìm nàng chẳng thấy nàng đâu
Lá rơi lả tả bên lầu như mưa.
Yêu hương mai để nguyện làm một cánh mai vàng bay trong gió sao hữu tình lắm vậy. Nhiều khi con người cũng cần có tâm tình đủ lớn để cảm nhận được tình sâu của người khác. Hoa vàng với bướm vàng hôn nhau để hòa làm một thể hay cánh mai vàng chập chờn rơi tựa cánh bướm vàng thì cũng là một, thảo nào ngày xưa hồn Trang Chu hóa bướm hay bướm là hóa thân của hồn Trang Chu “Cái con bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu” trong bài “Hết bướm vàng” của Nguyễn Bính có hai câu:
Hôm nay, vườn cải hoa tàn hết
Em hỡi từ nay hết bướm vàng!
Ôi! Từ con bướm vàng “khép cánh tình chung ở giữa đời” đến con bướm vàng của Đình Nguyên:
Bướm vàng bay tận đâu dâu
Chẳng còn duyên cũ, thề xưa – chẳng còn
Đường về xa tít đầu non
Thương ai cứ mãi héo mòn- thương ai
Mù u của những ngày nào
Bây giờ bên ấy ra sao-bây giờ.
Để cho một người bạn thơ là Vân Hạc họa lại như sau:
Bướm vàng ngủ đậu vườn mê
Lỡ làng duyên nợ hẹn thề mai sau
Mù u chia nhánh tình đầu
Trầu cau giữ lại chờ nhau kiếp nào
Yêu người ngơ ngẩn ước ao
Mù u còn đó, bay vào bướm ơi!
Mù u hay Nam Mai và con bướm vàng cũng đã đi vào lòng người trong dân gian.”Mù u còn đó,bay vào bướm ơi”! Nếu không Trần Tiến chẳng đã nhắc đến trong ca khúc ” Lá Diêu Bông ” rất thành công qua giọng hát truyền cảm của đôi song ca Như Quỳnh / Mạnh Đình.
Có chú bướm vàng bay theo em
Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi
Lấy chồng sớm làm gì-
Để lời ru thêm buồn.
Đã thế hoa mai đã được sử dụng như dấu mốc để đo lường thời gian. Hoa mai đi đôi với mùa xuân, nên hoa đã đã gợi lại hình ảnh thời xuân thì của người chinh phụ . Hoặc như cô đơn nơi khuê phòng người thiếu phụ đã đánh dấu thời gian theo những độ hoa mai nở, trải nỗi niềm trông ngóng chinh phu biền biệt nơi miền xa. Thi sĩ Kim Tuấn chẳng viết :
Bông mai vàng thuở nàng còn trẻ
Trên lối đi về lắm kẻ đợi mong
Bây giờ tình đã sang sông
Anh trèo cây khế ngó trong đất trời
……
Bông mai vàng tiễn chàng xa xứ
Em ở quê nhà em cứ đợi trong
Mai vàng nở rộ mùa bông
Anh xa mà chẳng trông mong ngày về…
Bước sang thế kỷ mới với bao tiến bộ về khoa học, nhưng có lẽ tâm tình con người không thể phôi pha. Ngày nào còn hoa còn bướm hiện hữu, dù trong hoàn cảnh nào tâm tư còn người vẫn rung động như nhau. Nhìn nét hoa vàng rung rinh trong gió, cánh hoa vàng nho nhỏ bay bay trong gió với mùi hương nhẹ nhàng, không ai có thể dửng dưng.Dầu không diễn tả độc đáo nhưng ít nhiều tâm tư cũng dao động nhắc cho người nhớ đến ai đó, nhớ đến những gì thân thương nhất, gần gũi nhất, nhớ đến một thuở vàng son đầy hạnh phúc. Tất cả gói ghém đơn giản trong chữ ” MAI”.. Tạo hóa đã khéo an bài thay!


                                           Cánh hoa miền Nam
Quỳnh Giao
Tết đến, chúng ta hay trở về cái món quốc hồn quốc túy trong ngày Xuân... là cờ bạc!
Gì chứ về tiết mục như “bầu cua cá cọp” hay “tam cúc,” “tứ sắc,” hoặc rút bất thì Quỳnh Giao chào thua. Chỉ thích cái thú tao nhã là... “mạt chược.” Khi mình thích thì cứ gọi là tao nhã, mà đã tao nhã thì dại gì mà chờ đến Xuân về?
Tới khi Xuân về thật thì mình lại ngẩn người tự hỏi, ngày Xuân sao lại “đánh hoa”?


Trong phép chơi mạt chược, người ta có những con bài gọi là “hoa,” chẳng giúp gì cho việc làm tròn bài mà “ù,” chỉ tùy theo thứ tự chỗ ngồi để tính điểm xem ù lớn hay ù nhỏ. Thông thường, một cỗ bài có bốn loại “hoa” ghi số theo thứ tự một-hai-ba-bốn cho bốn khách tao nhã. Chung quanh Quỳnh Giao thì toàn là đàn chị.

Trước hết là cái thói đa thê của các ông Tầu qua bốn cây hoa “hậu” vì chình ình một chữ “hậu” như các bà hoàng hậu. Mình suy ra bốn bà hoàng hậu ngồi bốn góc. Lịch sự hơn thì có bộ “ngư tiều canh độc,” “cầm kỳ thi họa” và khắc đẹp nhất là bộ tứ quý “mai lan cúc trúc” tượng trưng cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông...

Thế rồi vào đến tay dân ta thì sự biến hóa trong nghệ thuật mạt chược còn thần sầu hơn người Tầu, người Nhật. Chúng ta có phép không giữ lại mấy cây hoa đó để tính thêm điểm khi ù mà còn có thể xả ra... như rác để ù kiểu “không hoa không lá.” Người ta gọi đó là phép “đánh hoa.”... Ù lớn lắm, theo lối làm quan tắt và có khi bị bắt. Vì cây hoa vô dụng kia lại có thể thay thế cho mọi quân bài. Làng mà có người chờ thì sẽ bắt lấy để ù. Người đánh hoa sẽ nộp vạ!

Ðầu Xuân lại viết về chuyện cờ bạc thì chẳng hóa là khuyến khích người khác trở thành “bác thằng bần” hay sao, vì “cờ bạc là bác thằng bần” mà?
Nhưng người viết vẫn cứ muốn nhắc đến chuyện ấy vì cái chữ “đánh hoa” và vì bộ hoa có bốn cây là “mai-lan-cúc-trúc.”...

Hoa mai là đứng đầu muôn loài trong bốn mùa vì nở sớm nhất. Chúng ta nghe vậy khi còn bé. Nhưng lớn lên mới biết rằng giống mai ấy cho ta trái mơ. Thật ra đấy là loài hoa ôn đới, nơi có khí hậu mát mẻ như miền Bắc nước ta hay những bên Tầu bên Nhật. Người lớn tuổi thì còn nhớ và nói về cảnh sắc Chùa Hương, chứ chúng ta thì chỉ nhớ đến... “Cô Hái Mơ” ca khúc đầu tay của Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Bính!

Bâng khuâng nghĩ đến chuyện “đánh hoa,” Quỳnh Giao mới thấy rằng vào dịp Tết, miền Bắc thích trưng bày hoa đào chứ ít ai nói hay hát về hoa mai. Tội thật vì hoa mai bị hắt hủi và người ta chỉ nhớ đến hoa mai trong thơ cổ.
Chỉ có ở trong Nam thì ta mới thấy người yêu hoa mai, nhưng lại là thứ mai khác.
 
Chúng ta gọi là “mai vàng” để phân biệt với “mai trắng” miền Bắc. Mai vàng của chúng ta là giống cây nhiệt đới chỉ thấy từ miền Trung trở xuống và trở thành tiêu biểu cho ngày Tết trong Nam. Nhưng có lẽ cũng như hoa mai miền Bắc, nó chưa được ca tụng đúng mức trong nhạc.
Một vài ca khúc còn nhắc đến mai, khi người lính hành quân thấy mai trong rừng thì biết là Xuân về, hoặc lại lỡ hẹn với gia đình mà không về kịp trong mùa mai này. Trong các ca khúc ấy, hoa mai buồn bã chỉ về thời khắc.
Riêng có một bài, do một nhạc sĩ “Bắc kỳ Di cư” thì ca tụng hoa mai của miền Nam với sự say đắm. Ðó là bài có cái tên đơn giản mà chân thật như người miền Nam: “Hoa Mai.” Cho nên Quỳnh Giao xin nhắc tới ca khúc đó, như đóa hoa Xuân gửi tới độc giả.

Cách đây ít lâu, khi viết về nhạc sĩ Canh Thân, Quỳnh Giao nhắc đến các ca khúc được yêu chuộng của ông. Nói chung là ca khúc vui tươi, như “Khúc Ca Mùa Hè” hay “Túi Ðàn,” hoặc “Ði Với Tôi Ðến Chốn Trời Xa.” Ông có viết tình ca dù không nhiều, nổi tiếng là “Cô Hàng Cà Phê.” Nhưng Canh Thân có bài “Hoa Mai” mà Quỳnh Giao rất thích lại ít người biết. Thêm một đóa hoa bị đời lãng quên.

Trong một dĩa nhạc với chủ đề là “Hoa Xuân” thực hiện từ mấy năm trước, Quỳnh Giao chọn hát “Hoa Mai” trong mười nhạc phẩm đẹp về hoa của các tác giả danh tiếng. Ðài phát thanh SBS bên Úc đặt mua dĩa nhạc và phỏng vấn qua điện thoại về tác phẩm này. Phượng Hoàng, người phụ trách chương trình đã hỏi rằng: “Thưa chị, có phải vợ của nhạc sĩ Canh Thân tên là Mai không? Ông viết về hoa như tả người vậy!...”

Quỳnh Giao đành chịu vì không biết tên của Canh Thân phu nhân, chỉ biết ông có đứa con gái trạc tuổi của mình, cùng hát ban nhi đồng ngày bé tên là Thiên Hương. Nhưng lại lặng người vì câu hỏi của Phượng Hoàng. Có lẽ đó là lời khen ngợi đẹp nhất vì chân thật nhất!
Buông bàn mạt chược trước thềm năm mới, người viết lẩm nhẩm hát bài Hoa Mai mà cảm thấy không khí lạnh lẽo của mùa Ðông Cali chợt ấm hẳn.

Canh Thân viết “Hoa Mai” trên âm giai Sol Trưởng, tiết điệu Boston nhịp 3/4 dìu dặt, khoan thai. Câu nhạc như bài thơ thất ngôn, bẩy chữ đều đặn mà không nhàm:

Hoa mai trong gió cười lả lơi
Hoa như ngây ngất say tình đời
Hoa như quyến luyến tâm hồn tôi
Như hẹn nhau từ ngàn kiếp xa xôi
Hoa dâng hương ngát thơm vườn Xuân
Nhụy vàng không chút vương bụi trần
Như cô gái nhó mong tình quân
Hoa cười đang chờ đợi phút ái ân...


Qua điệp khúc, Canh Thân chuyển sang âm giai Mi thứ, trang trọng và lung linh huyền diệu. Người nghe ngửi được cả hương hoa lẫn hương trầm trên bàn thời tổ tiên, và lòng cảm được sự thần diệu của Trời Ðất phút giao thừa. Cuối câu, nhạc vẫn trở về Sol Trưởng trong sáng...

Khói lên nghi ngút hương trầm
Bàn tay nhẹ nâng trìu mến
Từng đóa hoa thắm rung niềm âu yếm
Vấn vương bao nỗi u hoài
Càng thấy yêu cánh hoa mai
Càng ước hoa thắm muôn đòi. Ðừng phai...
 
Nhạc trở lại chủ đề khởi đầu, Sol Trưởng, với câu nhạc bẩy chữ, và lời tỏ tình tha thiết:

Hoa mai ơi thấu chăng lòng ta
Ðời buồn vui có ta cùng hoa
Cầu thời gian đứng im, đừng qua
Vững bền mối tình ngàn kiếp bên hoa...

Ca khúc “Hoa Mai” của Canh Thân dễ nghe dễ hát. Chỉ cần hát từ tốn, nhẹ nhàng. Không cần láy, nhưng cần hát thật luyến (legato) để nghe ra sự trìu mến và dịu dàng của tác giả với hồn hoa. Và không cần cường điệu hay tác điệu thì mới diễn tả được sự trân trọng của tác giả vào phút giao mùa thiêng liêng.
Xuân Nguyên 






  Tết nói chuyện về hoa mai
Mỗi năm cứ vào độ cuối đông, khi Tết sắp về là hoa mai bắt đầu nở.  Cái duyên keo sơn giữa mai và Tết như đã được thiên nhiên an bài đâu từ thuở kiếp xa xăm.  Nhưng ta phải nói rằng mai là một loại cây đặc biệt của châu Á. 
 Mai đẹp không những ở hoa mà còn ở cành cây mà người chơi mai thường gọi là "cái thế".  Cành mai có những nét ngoặt rất bất ngờ: đã kỳ cổ lại cương nghị, xương kính; những đờng uống cong dịu dàng; những nét đâm ngang những cành sổ dọc rất mạnh.  đang thế đi ra cành mai bỗng ngoạc trở lại một cách đột ngột, bất ngờ làm cho con mắt người thưởng thức phải đổi hướng một cách thích thú; rồi bỗng cành mai lại chĩa vút lên không và giữa một cái ngoạc rất "chướng" đó lại bỗng nở ra một cành hoa vàng rất đột ngột, lại có cành tưởng là chĩa về bên trái thì thình lình ngoạc xuống không báo trước, rồi lại chĩa về bên phải như làn chớp xẹt và trên đó mang cả một chùm hoa mãn khai chen lẫn hàm tiếu và búp hoa chưa trổ.  Thực lạ lùng!  Thế nhưng chưa hết.   Người chơi hoa còn thưởng thức cả những màu nơi cành mai và cả những địa y, cả một số rêu đậc biệt bám vào cành hoa.   Phải nói những màu ở cành mai là những màu rất đặc biệt mà chỉ có thiên nhiên mới có thể cấu tạo nỗi.  Một vệt màu đen, một đám màu da cam, một khoảng mà trắng xanh phớt nhẹ được phối hợp điều hòa nói lên cái tuổi tác của cành hoa mà người chơi hoa rất ca ngợi "lão mai".  Những lộc lá non trên cành hoa cũng đươc người thưởng mai rất để ý.  Màu lục non xanh trong như ngọc từ trong những bút hình móng gà tỏa ra.   Những chùm lá non này đã trợ màu cho những chùm hoa vàng thêm ý nghĩa.
  Người chơi mai thường tỉ mỉ để ý đến những cái búp trên cành mai: búp tròn mới nhú hạt cườm chính là những chùm hoa rực rỡ đang thời ẩn náu; còn những búp dài nhọn như móng chân gà là những lá non chưa đến kỳ xuất hiện.   Cho nên khi chọn cành mai chơi Tết, người sành mai rất lưu ý đến hai loại búp này để biết cành mai có hoa nhiều hay ít... Bây giờ, tưởng đã đến lúc nói đến cái hương thơm của cây mai.   Hoa mai rất thơm, nhưng rất khó thưởng thức hương mai bởi vì nó là một thứ "ám hưong".  Tiết trời càng lạnh, mai càng tỏa hương thơm ngát; nhưng nếu tâm người vọng động vì danh lợi quá thì khó lòng cảm được hưong mai.
Trong thơ văn, mai được ca ngợi vô cùng tận.   Bởi vì mai là loại hoa rất cao khiết, cương nghị. Mai trổ sớm nhất trong các loại hoa mùa xuân.  Khi những lá mai già của năm cũ vừa rụng hết thì tiết trời càng lạnh ngắt.  Hoa mai đã chọn cái thời tiết lạnh nhất; không một sắc hoa tươi thắm, không một lá non trợ màu để làm lúc xuất hiện của mình.  Chính vì chỗ này mà người quân tử phương đông đã chọn hoa mai để biểu hiện cho chí khí của họ.  Trong cuộc nhân sinh, Cao Bá Quát đã từng tuyên bố:
"Thập tái luân giao cầu cố kiếm
Nhất sinh đê thứ bái mai hoa."
Suốt cả cuộc đời nhà thơ chỉ "cúi đầu lạy hoa mai"  Thật là khí cốt hạo nhiên!  Tại VN ta đã từng lưu hành những bộ đồ trà có cây mai làm đề tài.  Nỗi tiếng nhât là bộ chén dĩa trà"Mai hạc" có câu thơ nôm trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du:
"Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen."
Cây mai ở bộ chén đĩa trà này vẽ theo kiểu chữ "Nữ". Cây mai uốn cong rất nhiều hoa, một tảng đá và một con chim hạc đứng trên tảng đá. Câu thơ viết theo hai cách: 6/2/6 hoặc 6/8 theo dòng dọc kiểu chữ nho. Chén dĩa màu men xanh ngọc và ký hiệu hãng "Ngoạn Ngọc" chế tạo. Nói cho xác đáng thì cây mai ở bộ chén đĩa "Mai Hạc" không lấy gì làm mỹ thuật lắm, và nó cũng không diễn tả được cái cốt cách cương nghị, xương kính của loài mai. Cũng hình vẻ này nhưng lại có loại chén dĩa có đề câu thơ chữ Hán "Hàn mai xuân tín tảo", tức là cành mai lạnh báo tin xuân về sớm. Loại chén đĩa chữ Hán này không nổi tiếng bằng bộ trên, có lẽ vì câu thơ Nôm quá có giá trị chứ không vì cây mai đẹp.  Một bộ chén đĩa trà khác vẽ một cây mai rất đẹp, không có hoa nở chỉ có cành và búp, không có lá. Dưới gốc mai có mấy tảng đá lớn nhỏ khác nhau, có cỏ non và đầy rêu. Một cây cầu nhỏ vắt ngang con suối, một cao sĩ cưỡi lừa qua cầu đi trước, một tiểu đồng vác cành mai theo sau. Bên kia chén đối diện với tranh vẽ có câu thơ: "Độc thán mai hoa sấu" viết thành hai dòng: "Độc thán mai" ở dòng thứ nhất, "Hoa sấu" ở dòng thứ hai, dưới hai chữ này có khuôn dấu vuông thành sáu vị trí đối nhau. Câu thơ này vốn là của Khổng Minh trong Tam Quốc: "Kỵ lô quá tiểu Kiều, độc thán mai hoa sấu", có nghĩa là: cưỡi lừa qua cầu nhỏ, để kiếm cành mai gầy. Đề tài này các trà hữu thường gọi là đạp tuyết tầm mai tức là dẫm lên tuyết lạnh để tìm hoa mai. Bộ chén đĩa có nhiều nước men: men màu vỏ trứng gà so do hãng "Nhã Thâm Trân Tàng" chế tạo; và men màu xanh ngã trắng của hãng "Nội Phủ". Cây mai ở bộ chén đĩa này đẹp hơn cây mai ở bộ "Mai Hạc" rât nhiều. Tính chất vừa thanh nhã vừa cao khiết đều có ở cây mai của bộ đồ trà đạp tuyết tầm mai này... 
Trong hội họa xưa thì mai đứng đầu trong "Tứ hữu": Mai, Lan, Cúc, Trúc.  Các nhà Nho thường trang trí bộ tranh "tứ hữu" này ở chỗ mình ngồi.  Cây mai trong bộ tranh này vẽ thật nhiều kiểu; tựu trung nét vẽ vẫn chưa diễn tả nỗi những cái chướng rất bất ngờ ở loài mai. "Mai điểu" tức là cành hoa mai và mấy con chim đậu hoặc lượn trên cành mai là một đề tài rât quen thuộc của các bác thợ nề ngày xưa thường đắp bằng mảnh sứ để trang trí ở các nhà thờ họ hoặc ở đình, chùa.  Nhưng... hay nhất thì phải nói là cành mai trong văn thơ.  Mai vẽ trong nơi chén, đĩa trà, mai vẽ ở tranh tứ hữu hay mai trang trí ở đâu thì đều ít gợi đến trí tưởng tượng của người ta, vì hình ảnh thực có trước mắt đã quy định một phần lớn hình dáng cây mai.
Đằng này, văn thơ- nhất là trong thơ- chỉ cần mấy chữ gợi hình là người đọc tha hồ nghĩ tới cây mai hoặc cây mai mình thích.  Trong bài Tạp Thi, Vương Duy (701-761) vừa là thi nhân vừa là họa sĩ- đời Đường đã viết:
"Quân tự cố hương lai
Ưng tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai hoa trước vị"
Một người từ cố hương đến thăm, thi nhân không hỏi gì mà chỉ hỏi "Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?"
Thực cũng đã đáo để!
Một nhà thơ Nhật Bản đã vịnh mai qua bốn câu thơ:
"Cửu châu đệ nhất mai
Kim dạ vị quân khai!
Dục thức hoa chân ngụy
Tam canh đạp nguyệt lai"
Ông Hoa Bằng, cách đây 48 năm đã dịch ra thơ Việt:
"Cành mai đệ nhất Cửu Châu
Đêm nay nở mấy bông đầu vì anh
Muốn coi hư thực cho rành
Giẵm trăng tìm đến lối canh ba này".
Thi nhân Việt Nam đã không chịu thua hai nhà thơ ngoại quốc nó trên trong việc ca ngợi và thưởng thức hoa mai.  Lê Cảnh Tuân trong bài "Nguyên Nhật" đã viết"
"Lữ quán khách nhưng tại
Khứ niên xuân phục lại
Quy kỳ hà nhật thị ?
Lão tận cố hương mai"
Thân mình phiêu bồng nơi quán trọ không lo, lại lo cho "cây mai ở quê cũ càng ngày càng già đi".
Huyền Quang Tôn Giả một thiền sư danh tiếng đời nhà Trần, đệ tam Tổ phái Trúc Lâm cũng là một thi nhân tài hoa tuyệt đỉnh. Ngài thường có những bài thơ nho nhỏ tuyệt hay và Ngài cũng đã có bài "Mai hoa tác" tức là Vịnh hoa mai: 
"Dục hướng thương thương vấn sở tùng?
Lẫm nhiên cô trỉ tuyết sơn trung 
Chiết lai bất vị già thanh nhãn
Nguyện tá xuân tư tuý bệnh ông"
Toàn bài không nói đến một chữ mai nào cả nhưng suốt câu thứ hai đã ca ngợi hết sức cái đặc tính của cây mai. Đứng một mình giữa non trơ trọi đầy tuyết trắng. Tuyết thì đương nhiên là lạnh. Nhưng tác giả thì sao? Tác giả đã bẻ một cành mai trong miền tuyết lạnh ấy đem về. Một cành mai không chỉ là một cành mai, mà một cành mai là cả một mùa xuân, có mai là có xuân. Vẫn biết thơ  của Huyền Quang Tôn Giả là loại thơ Thiền, "thi trung hữu đạo" nhưng "dĩ lai đạo bản vô ngôn". Đề bài là vịnh hoa mai song không hề nhắc đến mai mà lại ca ngợi cái tính chất đặc biệt của mai qua màu tuyết lạnh mà mùa xuân với cái trơ trọi của nó, không có cây lá nào hỗ trợ. Thực là loại thơ tượng trưng về mai vậy.
Đến hình ảnh cây mai trong bài "Loạn Hậu" của Tuyết Giang Phu Tử mới là tuyệt mỹ:
"Tương phùng loạn hậu lão tương thôi
Khiến luyến ly tình tử số bôi
Dạ tĩnh vân am thùy thị bạn ?
Nhất song  minh nguyệt chiếu hàn mai".
Cành mai của Vương Duy của nhà thơ Nhật Bản và cả Lê Cảnh Tuân nữa thì vẫn là con người trùm lên cảnh vật, người thụ hưởng thiên nhiên.  Giữa con người và thiên nhiên còn có một khoảng cách.  Đến cây mai của Huyền Quang Tôn Giả thì con người và thiên nhiên đã có sự hỗ tương tình cảm. Nhưng trong cái "Thiên" "Nhân" tương dữ một cách thân mật, rốt ráo thì phải đợi đến Tuyết Giang Phu Tử. Sau khi loạn lạc Phu Tử ở ẩn tại Bạch Vân Am, ít giao du với đời, cái đời Trịnh Mạc mấy ai lại chẳng biết? Và cuộc đời cũng như tư cách của Phu Tử ai lại chẳng tự hào? Cho nên không lạ gì khi nghe Ngài hỏi: "Dạ tĩnh Vân Am thùy thị bạn?" và Ngài tự trả lời: " Nhất sông Minh nguyệt chiếu hàng mai!" Giữa mai dưới trăng sáng đầy khí lạnh của sương móc và Tuyết Giang Phu Tử đã có một tình cảm bạn bè cố hữu, thân mật.  Mai là người và người là mai.  Cây mai ở đây là cây mai đẹp cương nghị, cao khiết và trang nhã; cây đẹp của văn chương và triết lý phương Đông ngày trước.  Cây mai trọn vẹn cả hương lẫn thế, cả thế thực lẫn thế ảo của bóng cành do cành cây chiếu.  Tuyệt hảo!
Mỗi độ Tết về, khắp cõi VN ai cũng chơi mai.   Nhưng chơi mai thì nhiều mà hiểu mai thì chắc ít. Chơi mai, vì mai của dân Việt chính là mai của Huyền Quang Tôn Giả.  Có mai là có xuân. Một cành mai cắm và lọ độc bình - bằng đất chứ không là bằng đồng bở nguyen do là vì kim khắc mộc - để ở chính giữa nhà là đã có môt mùa xuân rực rỡ, môột cái Tết đầy hy vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn, để cho đẹp mà cành hoa mai ngày Tết còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình trong năm mới sắp đến.  Cành mai có "thế" đẹp cân đối hoa nở đầy đủ tươi có lá non trổ lộc là điềm hay cho gia chủ. 
Nếu có hoa sáu cánh hay hoa bốn cánh thì càng lại hay hơn.  Người Việt đã đưa vũ trụ quan vào nhân sinh quan, một nhân sinh quan biến thành theo Dịch Lý của phương Đông.  Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu.  Theo chiều đứng phải biểu hiện được tam tài: thiên, địa, nhân, tức là phải có cái thế cân xứng : có ở dưới, có ở trên và ở giữa.  Theo chiều ngang phải có tiền hậu tả hữu, tức là cành hoa phải có "Cái thế" nào đó mà nhìn vào ngã nào cũng có hoa.  Đó là nói về cấu tạo cành hoa.  Còn về hoa thì có năm loại: một số hoa đã rơi cánh, xếp lá đài; một số rất nhiều đang thời thịnh khai; rồi phải có hoa đang hàm tiếu; hoa búp đang tiến triển và cuối cùng là nụ tròn mới nhú hạt cườm.   Lá cần có ba loại: lá non hay đậm màu, bản lá mở rộng; lá non nẩy lộc phần này quan trọng nhất và sau hết là nụ lá hình móng gà...Nói chung sự hài hòa của cành, hoa, nụ, lá phải đến độ gần như tuyệt đối phải có.  Cấu tạo cành mai biểu hiện cho không gian, cấu tạo hoa biểu hiện cho thời gian.  Dòng đời trôi chảy tiếp tục từ quá khứ sang hiện tại.  Quá khứ đã qua không còn quan trọng, hiện tại rực rỡ phấn chấn mới là hay.   Phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là phần thiết yếu; các búp hoa, lộc lá cứ tiếp tục cái rực rỡ của thời thịnh khai ấy lại là phần trọng yếu   nhất bởi nó là nguồn hạnh phúc, làm ăn phát đạt sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.

Hà Xuân Liêm



Nam Mai
Nam Mai thay tiếng " Mù U",
Để cho đở tủi kiếp tu không thành !!
Mai trắng lục tỉnh tinh anh,
Trái tròn,thân mộc, hột cho sáng mờ....
Với quê mai trắng là thơ,
Dầu chong mái lá ước mơ thanh bình !!!
NM



Hoa Mai trong ngày tết của người miền Nam




  ha hoa mai Một số loại hoa mai

 Vườn mai
Truyện ngắn : Minh Hương
Về đến nhà, thấy lá mai rơi đầy ngõ, tôi chạy thẳng ra vườn, định hét thật to để đem đến cho cha tôi sự bất ngờ. Nhưng tôi chững lại. Có lẽ không gian tĩnh lặng, êm ả của khu vườn nhắc tôi đừng ồn ào. Cha tôi đang chăm chú lặt lá mai nên không biết sự xuất hiện của tôi. Khẽ khàng tiến lại gần cha hơn, lòng tôi se lại vì thấy những nếp nhăn trên khuôn mặt cha đã hằn sâu thêm. Tôi nhìn ra khắp vườn, chợt nghĩ: "Nếu chỉ để vui thú sao cha trồng nhiều mai đến thế?". Bây giờ những cây mai đã quá cao và đa cành, nhưng mỗi năm khi xuân về, cha tôi chỉ cưa ít cành tặng cho họ hàng, bạn bè thân thuộc làm quà vào dịp tết. Ông thường nói: "Hồng, cúc, thược dược...chỉ để tô điểm cho ngày xuân thêm hương sắc, còn ngày tết là phải có mai. Đó là loại đồng hồ sinh học báo thời khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới. Ngày tết mai nở nhiều hoa, ra nhiều lộc là hứa hẹn một năm nhiều may mắn, làm ăn phát đạt..." Tôi đến sát bên cha, ông giật mình rời mắt khỏi cành mai. Thấy tôi, ông vội vàng xuống thang, những nếp nhăn trên mặt giãn ra. Tôi ào đến ôm choàng lấy cha, ghé sát tai cha thì thầm:
- Con bắt đền cha, sao năm nay cha lặt mai sớm vậy? con đã tính về trước vài ngày mà vẫn không kịp.
- Năm nay trời lạnh hơn mấy năm trước, con không thấy sao? Mà thôi, con đi đường chắc mệt, vào nhà nghỉ đã, chiều làm tiếp. Cha cũng có chuyện muốn nói với con.
Đã nhiều lần tôi nghe cha nói, ý tưởng trồng mai này của ông có cùng lúc mẹ tôi sinh tôi. Vườn mai, đó là cách gọi của cha con tôi, thực ra đó chỉ là một khoảnh đất nhỏ với gần chục gốc mai. Khi tôi biết bi bô chơi tha thẩn ở sân vườn thì những cây mai còn bé lắm. Lúc đó trong vườn còn có nhiều cây linh tinh khác, sau đó cha phải chặt đi nhường chỗ cho mai. Cha tôi định ngày lặt mai rất chính xác, vì thế cứ ba mươi, mồng một tết là mai nở vàng cả ngõ. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi lần lặt mai, cha thường dắt tôi theo. Tôi chạy nhảy khắp vườn rồi lại nhìn cha làm. Tôi và mai cùng lớn bổng lúc nào không biết, chỉ biết là đã thành lệ, mỗi năm một lần vào dịp xuống lá mai, tôi lại được cha răn dạy nhiều điều. Mỗi tuổi mỗi lớn, tôi có cảm nhận những điều cha nói trong vườn mai không phải ngẫu hứng mà đều đã được định trước và càng ngày càng có ý nghĩa sâu xa hơn. Nhìn dáng vẻ của cha hôm nay, tôi dự cảm ông sắp nói với tôi chuyện gì đó rất hệ trọng.
***
Mặt trời không còn chiếu những tia nắng xuống vườn mai cũng là lúc cha con tôi vừa lặt hết lá cho cây mai cuối cùng. Trong cảnh chiều tà, những cây mai vừa tuốt hết lá với trăm ngàn cành con trần trụi, tua tủa như những cần ăng ten đang không ngừng phát sóng lên không trung. Tôi nhìn hút theo những ngọn mai cao vút và nghe như tim mình vừa bắt được tần số tiếp sóng của khoảng không tĩnh mịch đang ghi lại cuộc trò chuyện của cha con tôi chiều nay:
Ngày ấy, cha đã ra trường và đi làm được hai năm. Cả tháng cha mới về nhà vài lần. Lúc đó ở nhà chỉ có ông bà nội của con. Các bác, các cô đều đã có gia đình riêng. Một hôm, trong lúc che lại mái nhà bị dột, cha thấy trên hốc cột phía trong bàn thờ có rất nhiều lá bài lạ xếp lớp để trong một chiếc khăn điều bỏ ngỏ. Khi nghe cha hỏi, bà nội con có vẻ thất thần nói: "Chuyện thấy đâu để đó, không được nói lại với ai". Cha nghĩ chắc là ông bà làm phép gì đó. Thực sự, sau đó cha cũng quên chuyện này vì bận việc ở công sở. Một buổi chiều, được nhắn về nhà gấp, cha chắc ông hay bà nội của con bệnh nên vội về ngay. Về đến nơi, trời đã nhập nhoạng mà nhà cửa vắng lặng, không lên đèn. Ông nội ngồi bó gối ở góc phản không trả lời câu chào của cha. Bà nội con nằm trên võng gật đầu có ý nói cha lại gần, rồi hỏi rất nhỏ:
- Con có lấy những lá vàng để trên cột kia không?
- Dạ, vàng nào ạ?
Cha thực sự ngạc nhiên, chưa kịp hiểu ra sao thì bà nội mếu máo.
- Vậy là sao hả con? Má mong con về để hỏi, hai hôm nay ba con khăng khăng...
- Không bà với nó thì ai? Còn ai biết trong nhà mình có vàng? Trời ơi! Tôi đã nói rồi, đói cho sạch... mà sao mẹ con bà không chịu hiểu?
Ông nội con giận giữ đập tay xuống phản, người ông run lên bần bật. Cha chạy lại bên ông nội đỡ lời:
- Ba ơi! vàng nào? Từ hồi nào đến giờ con có nghe ba nói nhà mình có vàng bao giờ đâu, sao ba lại nói chỉ có con với má biết là sao?
Không ngờ ông nội càng tức giận, ông đứng dậy chỉ vào mặt cha:
- Mày không biết thực à, vậy chứ bữa che lại mái nhà, mày nói gì với má mày?
Cha sực nhớ lại và càng ngạc nhiên hơn:
- Đó là vàng? Vàng gì lạ vậy, mà sao vàng lại để ở đó hở ba?
- Chớ nhà mình không rương, không hòm, không cất ở đó thì cất ở đâu? Toàn là vàng lá, vàng ròng... mà mày không biết nó là vàng thì mày lấy nó làm gì?
- Ba hỏi kỳ quá! Con đâu lấy, bữa đó con cũng không rờ tay tới nữa kia, con nghĩ đó là bùa iểm chi đó nên hỏi má, nhưng...
Ông nội bước vội đến võng bà nội hỏi:
- Vậy là chỉ có bà, bà lấy nó làm gì? Trả lại cho người ta. Tôi với bà có nghèo khổ hết đời cũng là cái số rồi, chừng đó cũng không thể giàu được!...
Đôi vai gầy của bà nội rung lên trong tiếng nấc:
- Ông ơi! Tôi ăn ở với ông gần trọn đời, nỡ lòng nào ông không tin tôi?...
Cha tôi ngừng kể và chuyển thang đến một cây mai khác, hình như ông cố kìm một tiếng thở dài rồi đều giọng nói tiếp:
Nhà ông bà nội con nghèo lắm. Dù nghèo, ông bà vẫn cố làm lụng vất vả để cha và các cô, các bác được ăn học. Riêng cha còn được ông bà gửi ra thành phố học và ở nhờ nhà một người quen. Vì vậy, ông bà nội không thể khước từ nhận giúp gia đình người quen đó cất giữ một ít vàng lúc Nhà nước cải tạo tư sản. Họ mang đến một gói vàng nói là hai chục lượng. Ông nội nhận gói vàng, không đếm lại vì cho rằng như vậy là khiếm nhã, sau đó để nguyên như vậy cất lên hốc cột trên trần nhà. Nhà bị dột, vàng ướt, ông nội lấy ra hong cho khô. Không ngờ hôm đó cha lại nhìn thấy. Ông nội con còn tự vật đầu mình tức tối vì vàng ướt thì có sao đâu mà phải mở ra hong, mà tại sao sĩ diện không đếm trước khi nhận chứ!? biết làm sao đây để mà nói với người ta...
Thực ra, khi họ đến đến xin nhận lại số vàng thì chỉ kêu thiếu một lá!? Ông nội con là người rất trọng danh dự. Việc ông nội nhận cất giữ hộ số vàng là do hàm ơn người đã cưu mang con mình học hành, không ngờ lại xảy ra chuyện thiếu hụt như vậy. Phía người ta thì cứ khăng khăng là đã đếm vàng kỹ trước khi giao. Xưa nay, ông bà nội vẫn tự hào với họ hàng, làng xóm về đức tính "đói sạch, rách thơm", không hề tham của ai một cái gì. Bây giờ, dù chuyện chỉ có hai gia đình biết ông nội vẫn thấy khổ tâm vô cùng. Ông trở nên đổi tính, buồn bực, bỏ cả việc đồng, giam mình ở nhà. Bà nội con càng đau khổ buồn tủi vì bị ông nghi ngờ. Suốt thời gian sau đó, cha thường về nhà hơn, nhưng cứ bước chân về đến nhà là chạm phải sự im lặng và không khí nặng nề, u ám đáng sợ. Không ai nói với ai, người nọ nhìn người kia bằng ánh mắt ngờ vực, tức giận...
Cha đến nhà người ta, xin họ hãy xem lại vì có thể có sai sót nào đó trong khi giao vàng vội vã chăng? Song thật tàn nhẫn, họ một mực nói không thể có sự sai sót nào cả, đối với họ một lá vàng không đáng gì. Họ rất bực mình vì cho rằng ông bà nội con đã lợi dụng lòng tin của họ để lấy bớt đi một lá vàng. Họ còn nói nếu không có sự thiếu hụt đó, họ sẽ gửi lại mấy lá vàng để trả ơn ông bà... Lúc đó, cha thật đau lòng vì cảm thấy bị xúc phạm mà không thể nói được gì, cha càng thương và hiểu thêm vì sao ông nội của con bị dằn vặt, day dứt đến thế. Cha vẫn tin ông bà nội của con không bao giờ có sự tham lam, xảo trá như vậy, dù lúc đó một lá vàng đối với nhà mình không nhỏ chút nào. Làm thế nào để ông bà nội được nguôi ngoai? Cha hy vọng thời gian sẽ khỏa lấp nỗi oan ức này, cha nói với ông nội: trời hiểu mình, mình hiểu mình là được. Cha đã lầm, ông bà nội con ngày càng suy sụp, không tự thoát khỏi mặc cảm về nỗi oan gia này. Cuối cùng, không cầm lòng nổi, cha đã phủ phục dưới chân ông nội, nhận là mình lấy lá vàng đó và đã tiêu xài hết rồi. Cha không bao giờ quên tiếng than của nội con lúc đó.
- Trời hỡi trời! thế là con giết cha rồi Út ơi! Tôi còn mặt mũi nào nhì ai nữa trời?
Nghe tiếng kêu trời của ông, bà nội đang nằm bệt trên giường, lồm cồm bò dậy, rập mình quỳ lạy:
- Ông ơi! Xin ông tĩnh tâm lại, chỉ vì thời vận quá ngặt nghèo, lương nó làm không đủ chi dùng, nhà mình thì thiếu hụt... Ông ơi! Tôi xin ông bớt giận để tìm cách nói khó lại với người ta...
Năm đó, ông bà nội con phải bán chậu mai mà ông nội đã chăm giữ hơn mười năm để mua vàng trả cho người ta, tất nhiên là không đủ một là vàng ròng, thôi thì thêm một lời xin lỗi "Con dại cái mang"...
Cũng từ đó, vô hình chung, cha luôn có một nỗi buồn day dứt. Cha luôn mang trong lòng mặc cảm vì sự thất vọng về đứa con trai út của ba mình. Với ông tội gian tham là tội không thể tha thứ. Chính vì vậy, nhiều lúc lòng kiêu hãnh trong cha trỗi dậy, bắt cha phải nói lại sự thật. Nhưng cứ nhớ đến cảnh nặng nề vừa qua của gia đình, cha lại kìm lòng lại và nghĩ khi thời gian đủ để lắng đọng tất cả. lúc đó sẽ giãi bày với ông bà nội sau...
Một tiếng thở dài bật ra từ lồng ngực cha tôi nghe nhức nhối. Từ đôi mắt nhân từ của ông, nước mắt chảy thành dòng. Tôi ngừng tay lặt mai đến bên cha, nắm cánh tay ông lắc nhẹ:
- Cha à! Chắc là ông bà nội con đã hiểu lòng cha rồi, cha đừng tự dằn vặt lòng mình đến vậy.
Cha tôi gật đầu, tay vuốt nhẹ lên mái tóc tôi và nói: không phải ý nguyện nào cũng đều thực hiện được con ạ! Ông nội của con đã ra đi quá đột ngột, cha về không kịp. Cha đau đớn vô cùng. Nỗi oan mà cha tự buộc cho mình kia đâu có ý nghĩa gì khi nó trở thành nỗi buồn thầm lặng, chất chứa trong lòng ông nội con đến ngàn thu!? Nỗi buồn đó cứ âm ỉ, bóp nát trái tim cha. Ngay sau khi lo cho ông nội con mồ yên mả đẹp, bà nội con đã nói với cha: "Chuyện mất vàng ngày ấy, đêm qua nằm nghĩ lại, má mới hiểu ra tất cả. Con là đứa con có hiếu, có tình. Có lẽ, ba con đã báo mộng về. Ba má quá vì chữ tín với người ta, vì danh dự của mình mà đánh mất lòng tin vào con, dồn ép con phải chịu oan...". Cha được an ủi phần nào, nhưng không thể nguôi được nỗi đau, vẫn thầm nghĩ chỉ khi nào chết mới có thể dãi bày cùng ông nội của con. Nếu cuộc đời không ban tặng mẹ con cho cha, người đã yêu thương cha hết lòng, nếu cha mẹ không có con, có lẽ cha không còn tồn tại trên đời cho đến ngày hôm nay. Vườn mai này cũng chính là nơi chia sẻ với cha những tâm sự mà cha không dễ gì nói được cùng ai. Bây giờ con đã lớn rồi, cha muốn con biết và hiểu những điều vô thường ở đời, mong rằng con luôn sáng suốt và có niểm tin trong cuộc sống...
****
Chuyện của cha đã gieo vào lòng tôi niềm trắc ẩn. Tuổi hai mươi chưa hiểu hết ngay ý nghĩa sâu xa mà ông muốn nói với tôi. Ba năm trôi đi vùn vụt, tôi không ngờ đó là câu chuyện cuối cùng cha nói với tôi trong vườn mai. Khi tôi tốt nghiệp đại học sư phạm thì cha tôi cũng qua đời, ông mang theo vào lòng đất một nỗi buồn u uất. Mẹ tôi đã nghỉ hưu. Theo lời dặn của cha, sau ngày mãn tang ông, hàng năm tết đến, mẹ chặt mai bán lấy tiền lo hương hỏa và giúp đỡ người nghèo trong xóm. Tôi xin về dạy học gần nhà để có điều kiện nâng giấc mẹ lúc tuổi già. Khi gặp những khúc mắ trong cuộc sống, tôi thường thả hồn mình trong vườn mai mà suy ngẫm và tôi hiểu ra được nhiều điều. Ở đời, ranh giới giữa cái thật cái giả, giữa ngay thẳng và lọc lừa, giữa nhân từ bác ái và vị kỷ nhỏ nhen không phải lúc nào cũng rõ ràng, rành mạch. Bởi vậy lòng tin của con người với con người luôn là thước đo giá trị. Có niềm tin, người ta sẽ sáng suốt để xử sự với nhau thấu tình đạt lý, tránh sự áp đặt hay ngộ nhận mù quáng. Ngẫm lại chuyện của cha, tôi càng hiểu sâu xa câu ngạn ngữ "Một mất mười ngờ" mà người xưa đã nói.
Cho đến một ngày, người ta đem đến cho cha tôi một lá thư. Họ ngỡ ngàng khi biết ông đã qua đời. Thư có đoạn " ...Hồi ấy, bác có 200 lượng vàng chia thành mười gói, ngoài chín gói phân tán gửi đi nhiều nơi, bác còn chôn tại nhà một gói. Con người ta làm ăn có thời, sau này nhà bác liên tục bị thua lỗ, tiền vốn cứ hụt dần. Tuổi càng cao, sức càng yếu, bác gái cũng đã mất...bác quyết định đào gói vàng cuối cùng chôn ở nhà lên để trang trải cho tuổi già của mình. Bác giật mình thấy hai chục lượng vàng có dư một lượng!? Nhớ lại chuyện xưa, bác chết lặng và vô cùng xót xa, ân hận. Bác thật có lỗi với cháu và ông bà bên đó. Bác hy vọng, lá thư này cùng số vàng bác gửi lại cháu sẽ giúp bác phần nào thanh thản từ nay cho đến cuối đời, chắc là cũng chẳng được bao lâu nữa. Sự hy sinh và lòng hiếu thảo của cháu chắc trời sẽ thấu, chỉ tiếc rằng khi bác nhận ra thì không thể làm gì được nữa. Mong cháu nhận lại lời thỉnh cầu và xin lỗi muộn màng của bác. Bác nay đã quá yếu, không thể đến tạ lỗi trước bàn thờ ba má cháu..."
Mẹ con tôi nhận lá thư đặt lên bàn thờ, thắp một nén nhang, khấn báo với hương hồn ông bà nội và cha tôi về nỗi oan khuất của họ nay đã được thấu tỏ. Còn số vàng năm lượng, mẹ con tôi nhất định không nhận. Chắc ông bà nội và cha tôi nơi chín suối đã mãn nguyện rồi. Tôi nhìn ra vườn mai đang nhú nụ mà như thấy hình bóng cha đâu đây. Cha ơi! Xuân đang về, tết sắp đến, mai nhà mình lại sẽ nở kín vườn. Con tin là vậy./.
Minh Hương 
 
manhkhanh


Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

NTV 2 - Vàng Bông Điên điển

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN Phi Nhung

    

Mùa hoa nước nổi.....
Thương sao quê hương tôi,
Thương những ngày nước nổi !!
Hoa điên điển vàng đồng, 
Như một lời an ủi ?!.....

Hoa điên điển xinh xinh,
Nụ hoa vàng nhỏ bé .
Nhưng thấm đẩm bao tình ,
Bát canh chua của mẹ !!!!

Quê hương dù nhỏ bé,
Nhưng tình quê ngọt ngào !
Lời quê là gió mát ,
Trên sóng hoa rì rào...

Ai đã từng xa quê ?
Chưa một lần trở lại.
Xin nhớ ! Hãy quay về ,
          Thăm hoa vàng nước nổi.!!..
         
    NM


Vàng bông điên điển mùa nước lên
Không nồng nàn, kiêu sa, điên điển vàng thơm mùi của cỏ, của phù sa, của bã chè mớicới đổ ra ấm tích. Ấy vậy nên nó rất hợp vị với nhiều món ăn dân dã.
Từ đỉnh Hà Giang mờ sương tới mũi Cà Mau bạt ngàn rừng tràm, rừng đước, có mảnh đất nào của quê hương mà ta chẳng mến yêu tha thiết. Hà Nội thu sang mùa cốm, mùa hồng, Đồng Tháp mùa lũ cho bông điên điển nở vàng mặt nước.
Có người nhạc sỹ xa xứ đã mang trong tim nỗi khắc khoải về một vùng trời Nam Bộ vàng rực điên điển để ngân lên câu hát: “Thương bông mà điên điển, nghiêng mình nhớ đất quê”. Có người con Đồng Tháp Mười vì đeo đuổi cái chữ mà mà phải tha phương đã để tiếng lòng rạo rực mà làm nên những vần thơ về mùa hoa điên điển:
Bông điên điển trên sông xưa lắm
Mùa nước lên tôi nhớ Tháp Mười
Bông điên điển trên sông sang lắm
Tôi thả tình bèo dạt mây trôi

Ừ, bông điên điển ngon lắm. Dù chỉ là thứ hoa dại mọc lên theo những con nước nổi nhưng hoa điên điển còn là “bông cứu đói” của bà con. Bát canh chua cá lóc thả vài chùm bông điên điển cho thêm sắc, thêm vị. Bát cơm ngày lũ lớn có nồi điên điển luộc cho đỡ sót ruột. Cây điên điển thân mềm, nổi lên cùng con nước son, bị vùi dập trong gió trong mưa nhưng vẫn vươn lên khoẻ mạnh, tốt tươi. Nhớ những ngày lũ lớn, cả nhà cứ theo dòng nước lênh đênh trên xuồng, chẳng có gì để ăn, chỉ thấy vàng rực những vạt điển điển. Cha chèo xuồng, má rung nhẹ cành cây cho những đọt bông rụng đầy trong ghe, chị khéo nhặt cho lên bắc nồi cháo, thế cũng đi qua những ngày lũ lớn.

Dân Đồng Tháp đi tứ xứ làm ăn, mỗi khi nhớ quê là nhớ bông súng, bông điên điển, nhớ mùa cá linh từ Biển Hồ Campuchia xuôi về Đồng Tháp. Không nồng nàn, kiêu sa, điên điển vàng thơm mùi của cỏ, của phù sa, của bã chè mới đổ ra ấm tích. Ấy vậy nên nó rất hợp vị với nhiều món ăn dân dã. Cá linh kho mía mà không có bông điên điển, không có cái hương đồng quê, cái vị nhân nhẫn của đọt điên điển vàng thì không phải món ăn miền sông nước! Bánh bèo có điên điển làm nhân, trứng tráng trộn thêm vạt điên điển, bánh tráng có điên điển ăn kèm, rồi điên điển để làm dưa, điên điển rang tép… Những món ăn dân giã từ nguyên liệu đến cách làm ấy là cái cớ trực tiếp nhất cho người xa quê mong ngóng ngày trở về.
Có đôi khi ở một vùng trời xa tím ngát oải hương, đỏ rực hồng nhung lại thắc mắc về tên của loài hoa mùa lũ chốn quên nhà – điên điển. Cái tên khắc khoải như một nỗi nhớ, cái tên mang trong nó cả những âu lo của kỳ giáp vụ, cả những thổn thức của những đêm nằm nghe ngóng con nước dâng cao. Loài hoa bình dị vươn lên cùng con nước ấy đã cứu đói cho bà con nghèo. Mùa nước nổi, khi mà khoai sắn bì bõm trong nước, điên điển dâng bông cho món ăn mẹ làm. Về Sài Gòn, tìm khắp chợ lớn chợ nhỏ chẳng đâu thấy bông điên điển… nên người xa quê lại càng nhớ quê da diết, nhớ những món ăn từ bông điên điển vàng...
Theo TCMN
TÙY BÚT: MÙA ĐIÊN ĐIỂN QUÊ NHÀ
(SSV) - Những nụ bông nhỏ nhắn, vàng rực chấp chới như những cánh bướm chỉ chực bay lên, bay lên khi gió thổi qua. Những cành cây mỏng manh, suôn đuột ngửa nghiêng theo từng đợt gió. Những ngày nước nổi, khách đi đường nhìn hai bên thấy rợp vàng những bông hoa nhỏ ấy, chợt nhớ ra: Mùa bông điên điển quê nhà... 
Kết quả hình ảnh cho bông điên điển
Mùa bông điên điển lại về... Nhớ miền Tây vô bờ...
Những nụ bông nhỏ nhắn, vàng rực chấp chới như những cánh bướm chỉ chực bay lên, bay lên khi gió thổi qua. Những cành cây mỏng manh, suôn đuột ngửa nghiêng theo từng đợt gió. Những ngày nước nổi, khách đi đường nhìn hai bên thấy rợp vàng những bông hoa nhỏ ấy, chợt nhớ ra: bông điên điển! Cùng lúc bao kỷ niệm được gợi lại trong lòng những cư dân vùng châu thổ Cửu Long. 
Lớn lên trên vùng đất này, hẳn ai cũng đã hơn một lần biết đến cái vị đăng đắng mà ngọt ngon của loài hoa bé nhỏ kia. Bông điên điển rửa sạch nhúng từng chùm, từng chùm vào cái lẩu mắm - mùa này là mắm cá linh - làm tăng thêm sự ngọt bùi, thơm phức của món ăn đặc sệt Nam bộ mà nay đã trở thành một món ngon của cả nước. Hoặc, món canh ngót nấu nước dừa xiêm với giấm, thêm ít cọng hành, ngò, cần tây; khi nồi canh sôi sùng sục trên bếp thả cá linh vào, cũng nhúng bông điên điển ăn cùng với bún, rau sống..
Ôi, mùa nước nổi quê tôi ! Đi cùng với nỗi lo lắng, phập phồng theo mực nước lên xuống hằng ngày có cả niềm vui, nỗi nhớ những hương vị đậm đà của vùng đất phương Nam, trong đó không thể thiếu sự hiện diện của bông điên điển, bông súng, rau nhút... mọc tràn lan trên ruộng, trên sông rạch khi nước lũ ngập đồng.
Những ngày này thèm ăn nồi canh ngót cá linh, thèm được nhúng bông điên điển vào nồi nước chua chua ngọt ngọt nhưng cả chợ cũng chỉ vài chỗ bày bán với giá không rẻ chút nào, còn cá linh thì chỉ một vài mớ con con...
Hỏi ra mới biết thứ bông điên điển không làm sao đếm hết vào những mùa lũ xưa giờ người dân phải trồng bán, bởi những bờ đê bao kéo dài trên các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đã ngăn lũ tràn đồng, nên những cây điên điển vốn quắt queo mùa khô, chỉ đợi mưa lũ về là xanh um, vàng rực hoa giờ không còn nữa. Cả những khoanh bông súng mập tròn trước đây, cứ vươn cao, cao mãi theo con nước mùa nước nổi cũng ngày càng hiếm hoi...
Ôi, đâu rồi những “mùa nước son” ! Người dân đồng bằng đã gọi tên mùa lũ như thế, xuất phát từ màu đỏ quạch của phù sa trong đất - những hạt phù sa lắng lại trong đất sau mùa lũ, đem sự sống cho ruộng đồng, cây trái cho vùng châu thổ.
Bất chợt lại hiện ra trong ký ức tôi hình ảnh những chiếc xuồng ba lá chống dài theo bờ rạch, bờ ruộng nước mênh mông tràn trề. Xuồng đi qua, đi qua từng đám cây điên điển vàng rực trong nắng, người đứng trên xuồng đưa tay hái từng chùm, từng chùm bông cho đến khi cả xuồng bông vàng đầy ắp.
Những cây điên điển rễ ăn sâu trong đất nhưng cứ nước lên là rễ cứ vươn lên, thật mạnh mẽ, diệu kỳ như chính những người dân xứ này, bám chặt ngón chân mình vào đất để sống còn từ thời khai hoang bạt núi, san rừng. Và đất, đất khoan khoái trải mình đợi lũ về tắm táp, nghỉ ngơi chờ một vụ mùa bội thu sắp tới, đất ôm ấp, chở che cho những cây bông điên điển mọc lên, mọc lên khi đã thư giãn vụ mùa, mang lại cho mọi người những món ăn khoái khẩu không dễ tìm nơi nào khác. 
Những ngày đón lũ, nhìn con nước ròng sáng sáng, chiều chiều dâng đầy sông rạch, tràn vào cả những con đường xi măng trong hẻm nhỏ mà nhớ sao là nhớ những mùa bông điên điển vàng tươi, nhớ xiết bao món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi, lòng nghe thương quá vùng đất quê nhà !
Mùa điên điển quê nhà...
  Ngọc Tuyết
                                    Bông điên điển  
Tôi biết có nồi canh điên điển
Cá bông lau, đậu bắp, mỡ hành
Em ngậm cái màu bông chín nõn
Thẹn thùng không nói được tiếng "anh" 

Bông điên điển trên sông xưa lắm
Mù nước lên tôi nhớ Tháp Mười
Bông điên điển trên sông sang lắm
Tôi thả tình bèo giạt hoa trôi 

Bông điên điển trên sông xưa lắm
Em chèo ghe, tôi hái trộm về
Trời giận nên làm con nước lớn
Lụt tháng mười, em mất bến quê 

Từ đó tôi tìm bông điên điển
Ai đem dị thảo đến nhà hàng
Con sáo sang sông con sáo hiếm
Kỳ hoa thành lẩu đãi nhà quan 

Đâu biết có nồi điên điển luộc
Ăn thay cơm trên sóng thủy thần
Em ngậm cái màu bông nước mắt
Kỷ niệm buồn như một tiếng "anh" 

Ở phố tôi thèm cơn nước lụt
Để bông ngày ấy tự trôi xuôi
Đâu biết chính mình đang phụ bạc
Bông chát, lòng em cũng ngậm ngùi.
Bùi Chí Vinh

Kết quả hình ảnh cho bông điên điển mua

Ký sự Ký ức Miền Tây: Mùa nước mùa hoa 

Điên điển vàng bịn rịn mùa hoa Xuồng ai đó lênh đênh đồng nước Châu thổ lặn chìm sâu cả thuớc Cho trồi lên rạo rực hoa vàng Tình yêu nở thành hoa mùa nước Suốt một đời ta mãi bâng khuâng…
Lại một mùa nước nữa đổ về miền Tây và có lẽ cũng cuộn tràn trong ký ức của những ai đã từng đi qua vùng đất này với bao điều để nhớ mãi…
Mùa nước - Mùa hoa
Cố Nhạc sĩ – Nhà thơ Diệp Minh Tuyền cũng từng bâng khuâng trước vẻ đẹp của sắc hoa mùa nước mới có những câu thơ làm xao động lòng người như thế! ...
Không biết từ khi nào, đất phương Nam lại có loài cây điên điển, chỉ biết mỗi khi mùa nước son tràn vào đồng bưng cũng là lúc những hàng cây điên điển lại vươn lên xanh biếc ven các bờ sông, gò đất...
Trên hành trình khai phá đất hoang, người dân Nam bộ đã biết tận dụng những gì sẵn có của thiên nhiên để làm ấm lòng trong cơn đói rét. Từ đó mà hoa điên điển trở thành một trong những món ăn đậm đà hương vị phương Nam, làm cho những ai có dịp thưởng thức các món ăn từ loài hoa này dù có đi đâu xa cũng không thể nào quên, còn những con người đã sống và gắn bó với màu vàng điên điển lại càng nhớ, càng thương da diết   
Khi điên điển vừa đơm bông cũng là lúc cá linh non đổ về. Có lẽ vì thế mà mỗi khi nhắc đến mùa nước nổi người ta hay nhớ nhất món lá linh với bông điên điển. Nào là cá linh kho lạt, kho mía, nấu lẫu... tất cả đều có món rau ăn kèm – đó là bông điên điển
Cái loài hoa có sắc vàng gợi nhớ này còn được làm dưa, xào tép... và đặc biệt hơn còn làm nhân bánh xèo.
Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển với tép chấu vùng lũ. Chắc hẵn bất cứ ai một lần được nếm thử sẽ nhớ mãi cái hương vị ngọt ngào của đồngđất quê nhà.
Có lẽ từ cái mộc mạc, thân quen ấy trên bưng biền mùa nước nổi đã lặng sâu vào tâm thức của những ai xa quê. Còn những loài hoa nơi đây vẫn nổi lên giữa biển nước mênh mông
Ngoài bông điên điển, còn có bông súng – một loài hoa trắng hoang sơ trồi lên mặt nước giữa đồng bưng.
Bông súng có rất nhiều loại: súng tím, súng trắng, súng chỉ, súng ma… Tuy nhiên, nhiều hơn cả là bông súng trắng, chúng mọc chen chúc nhau, nở hoa dày đặc, ngút ngàn cả cánh đồng.
Nước lũ dâng cao đến đâu thì cọng bông súng cứ vươn dài đến đó. Vì vậy khi nhổ bông súng, người ta phải quấn lại thành từng khoanh tròn để dễ chuyên chở và dễ bán mớ ở chợ quê.
Cọng bông súng nấu canh chua với bông điên điển cá rô đồng hoặc cá linh hay ăn sống với mắm kho đều ngon.

Bông súng giòn, có vị ngọt xen lẫn chan chát có lẽ vì đã ngấm chất phù sa và cái vị chua phèn quanh năm của vùng đất bưng biền.
Thiên nhiên ưu đãi cho đất phương Nam những sản vật tuy đơn sơ mộc mạc nhưng ngọt ngào tình đất tình quê.              
Mùa nước nổi về đi cùng với nỗi lo lắng, phập phồng theo mực nước lên hằng ngày, nhưng không thể quên được cái hương vị đậm đà đã hằn sâu trong ký ức của con người đất phương Nam. Trong đó, không thể thiếu sự hiện diện của bông điên điển và bông súng khi con nước ngập đồng.   
Dù chỉ là thứ hoa dại mọc lên theo mùa nước, nhưng sắc vàng của bông điên điển đã đi vào nỗi nhớ của biết bao người. Đặc biệt hơn là người dân vùng lũ còn gọi điên điển một cái tên mang ý nghĩa hàm ơn là “bông cứu đói” của bà con nghèo lúc giáp hạt. Và, những ai đã từng đi qua vùng đất này hẵn sẽ hiểu sâu hơn về loài hoa đã tiếp sức cha ông ta trên bước đường mở cõi đất phương Nam
Cùng với điên điển, bông súng của đồng bưng cũng góp sức mình trên hành trình dài của người dân vùng đầu nguồn lũ. Và, nó cũng đã từng giúp bao thế hệ trẻ em quê nghèo có thêm quyển tập, cây viết để mà lớn lên thành người...
Cây điên điển vẫn còn đây bám rễ vào lòng đất của bưng biền và đợi nước về mà vươn cành nở rộ sắc hoa vàng...
Những mầm bông súng chôn vùi trong đất và đợi hạt phù sa trôi về để vươn dậy, cho đồng bưng thay tấm áo mới...
Và cứ thế, cho dù năm tháng có qua đi, nhưng trong ký ức của mỗi người chúng ta vẫn còn mãi hoài hình ảnh của những Mùa nước nước – Mùa hoa..../.
Sưu tầm

 Điên điển miền sông nước
Về miền Tây vào mùa nước nổi, bạn sẽ thấy dọc theo hai bờ những tuyến kênh, bông điên điển nở rộ thành từng chùm, ửng vàng chen lẫn sắc xanh của lá. Bông điên điển giờ đây đã trở thành đặc sản “cây nhà lá vườn”, được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà những người dân vùng nước nổi nếu có đi xa sẽ còn lưu giữ mãi trong ký ức.
Để bông điên điển trở thành món ăn, giản dị nhất là người ta nấu một nồi mắm kho, nhúng bông điên điển và một vài loại rau sống khác vào là đã có ngay một món khoái khẩu.
Hoặc một cách làm đơn giản khác mà rất ngon là người ta dùng nó làm dưa. Bông điên điển lặt rửa sạch với giá sống để cho ráo nước rồi ngâm vào nước vo gạo lắng cho trong, pha muối có độ mặn vừa chuẩn trong cái vịm hay khạp nhỏ, đậy lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa vừa chua vừa giòn lại vừa đăng đắng, chấm với nước tương dầm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá hoặc thịt kho lại càng ngon hơn.
Nếu ta cho vào món dưa này bông súng, ngó sen, củ co, xác dừa nạo rồi nêm tỏi, đường, bột ngọt thì giòn và ngon không chê vào đâu được. Món này thường được dùng ăn ghém với mắm kho lạt hay cá linh kho mía.
Thế nhưng quen thuộc với người dân miền Tây hơn cả chính là nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hay cá rô đồng, mà nếu nấu với bứa hoặc cơm mẻ lại còn ngon hơn. Bông điên điển vừa mới hái xuống còn tươi rói, đựng đầy trong rổ, cạnh bên là chiếc lẩu than đựng canh nóng hực. Món canh chua đã nấu sẵn từ bếp, bên trong chứa đủ các thứ cần thiết, nào bạc hà, cà chua, giá chín, và đặc biệt nhất là những con cá rô mập mạp nằm sâu bên dưới. Bên trên, nào rau thơm, rau om được rắc kín mặt, điểm thêm vài lát ớt đỏ tươi trông thật hấp dẫn.
Những chú cá rô để nguyên con, được gắp ra bỏ vào đĩa nước mắm tỏi ớt, thứ nước mắm thơm ngon ngấm vào da thịt cá, làm cho miếng cá càng ngon hơn bao giờ hết. Còn bông điên điển người ta không bỏ sẵn trong canh, chỉ khi nào ăn thì mới gắp và nhúng vào nước canh đang sôi.
Nhiều khi người địa phương không sử dụng những nguyên liệu khác, chỉ cần nấu một cái lẩu cá với me sống vừa chua, rồi nhúng độc một thứ hoa vàng rực này vào. Có nhiều nơi còn dùng bông điên điển để ăn với bún nước lèo bên cạnh những loại rau khác như bông súng, bắp chuối xắt nhuyễn… Thưởng thức một lần rồi hẳn bạn sẽ không thể nào quên cái vị nhẫn nhẫn, bùi bùi rất đặc trưng của nó.
Bông điên điển còn được dùng để xào tép, làm nhân bánh xèo… - một bữa tiệc miền quê vừa ngon, vừa lạ miệng mà không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng có được. Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển.
Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt heo xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào thịt lên, khi gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung, làm thành nhân của bánh.
Để có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần chú ý cách chiên: bắc chảo bằng gang lên bếp, để lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng rồi gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt, xúc ra đĩa hoặc mâm
Bánh xèo bông điên điển làm xong có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau trong vườn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách, lá mơ… Lấy một miếng bánh xèo cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời, nhớ hoài
Về miền Tây vào mùa nước nổi, quả là hạnh phúc cho những ai được nếm vài món ăn dân dã, mộc mạc bằng bông điên điển để cảm nhận được câu hát “Ăn bông điển điển, nghiêng mình nhớ đất quê…”.
 Sưu tầm

Mùa điên điển

PN - Tôi gọi nó là “nhím” vì nó luôn giương “bộ lông cứng và nhọn” để “đâm” vào kẻ nào gây sự.
Nó là bạn học, cùng xóm, cùng đi tát đìa bắt cá. Là con gái nhưng nó sẵn sàng đánh nhau với con trai, phóng qua cầu khỉ như bay, bơi lội dưới rạch như rái cá. Tướng nó cao kều, khỏe mạnh, chỉ có mái tóc dài hoe nắng của nó là còn mang nét nữ tính.
Cha nó mất sớm, mẹ đi bước nữa, dượng nó sáng say chiều xỉn. Một lũ em nheo nhóc. Nhà nó nghèo nhưng nó vẫn được đến trường. “Được đi học là hạnh phúc, khổ bao nhiêu tao cũng chịu được”, nó bảo thế.
Chơi thân với nó, tôi hiểu sau vẻ ngoài cục cằn kia là một tấm lòng thơm thảo. Đến trường chỉ một bộ quần áo cũ, nó dành hết tiền đi cắt cói thuê để mẹ mua quần áo Tết cho mấy đứa em. Có bữa đi học, mắt nó bầm tím. Thì ra nó bị đánh khi che đỡ cho mẹ trước cơn thịnh nộ của dượng trong cơn say.
Bằng tuổi tôi nhưng nó rất vất vả. Buông sách vở là nó lao vào công việc. Cắt lúa, dỡ khoai, tát đìa, úp cá, phun thuốc sâu… không có việc nào nó từ. Hết việc đồng áng đến việc nhà, cơm nước, giặt giũ cho mấy đứa em. Rảnh là nó bơi xuồng đi cắt cói thuê tận ngoài bưng. Thế mà nó vẫn học rất giỏi, luôn đứng nhất nhì lớp.
Tôi và nó hay đi vớt cá bống và hái bông điên điển vào mùa nước nổi. Tôi chèo, nó đứng đầu ghe vít cành, những bông điên điển rực vàng đựng đầy chiếc gùi tre nó đeo trước ngực. Sắc vàng của hoa, ánh mặt trời phản chiếu mặt bưng vàng chóe làm sáng bừng gương mặt nó. Lũ bống con nhảy loạn xạ trong vợt. Tiếng cãi nhau, tiếng nô đùa của hai đứa vang vọng khắp nơi.
Một lần, tôi mải mê nhìn nó với tay hái chùm hoa trên cao nên chiếc ghe đâm vào gốc cây gãy. Nó và giỏ hoa rơi bật xuống nước. Hoa nổi bồng bềnh. Không thấy nó đâu. Tôi nhào xuống. Nước đục ngầu, chảy xiết, đẩy ghe trôi xa. Quẫy đạp, lặn ngụp với tâm trạng hốt hoảng, tôi vẫn chưa thấy nó. Tôi trồi lên. Bưng mênh mông, nước lũ cuồn cuộn dâng cao. Nó đang chới với ở mé dưới kia. Nương theo dòng nước, tôi lao xuống. Dù đã cố gắng hết sức nhưng tôi không cứu được nó. Tôi đau đớn, sợ hãi và tuyệt vọng nhìn dòng lũ cuốn nhỏ bạn thân. Bưng biền bát ngát không có chiếc ghe xuồng nào qua lại.
Đã hơn mười mùa nước nổi qua đi. Điên điển vẫn nở hoa vàng rực. Thời gian khép dần vết thương trong tôi, nhưng trái tim tôi chưa hề nguôi ngoai hình bóng nó. Mỗi lần bất chợt gặp sắc vàng điên điển nơi phố thị, lòng tôi lại rưng rưng…
NGUYỄN HIỀN HÒA