Hương cau 1
Hương cau thoang thoảng mà thơm ngát,
Ôi tấm tình quê quá mặn nồng...
Tìm trong gió mát hương mùi cũ,
Se sắt len về trong gió Đông !!
Nhành cây khô quắt nồng hương cũ,
Chong mắt nhìn lên trên khoảng không...
Tìm ngọn cau già trong nắng gió ?
Đâu làn hương cũ qua thoảng qua song !!
NM
NM
Hương cau
“Cau là biểu tượng của làng quê. Người
trồng cau là người giữ hồn quê”. Câu nói của nội tôi khi trồng cây cau trước
nhà tôi ngày ấy như đã chạm khắc vào óc tôi để tôi nhớ mãi.
Thế giới thần tiên của tôi ngày ấy là ngôi nhà nhỏ và
vuông sân có cây cau nội trồng bên mép. Nội thường bế tôi lại bên cây cau, nói:
“Cháu ông mau lớn, đứng thẳng người như cây cau, học giỏi để đem lại tiếng thơm
cho ông”. Tôi ngây thơ hỏi: “Vậy cau có đem lại tiếng thơm cho nội không?”. Nội
cười: “Có. Khi cau ra hoa sẽ đem lại hương thơm cho nội, cho cu Bảo, cho cả cha
mẹ nữa”.
Khi tôi đã đi học thì thỉnh thoảng vào những đêm trăng
hay những buổi bình minh nội chỉ cho tôi biết ngắm vẻ đẹp của ngọn cau in trên
nền trời. “Vẻ đẹp của thiên nhiên luôn khơi dậy, nuôi dưỡng tâm hồn con người sự
cảm thụ và sáng tạo. Ta không có điều kiện để đi đây đó thưởng ngoạn thì hãy bằng
lòng với vẻ đẹp mà ta phát hiện ở quanh ta. Người biết tìm kiếm hay biết tự tạo
ra vẻ đẹp là người có lòng nhân. Cháu nên ghi nhớ”.
Vào một buổi sáng thức dậy sớm để tập thể dục, tôi ngạc nhiên bởi một mùi hương luênh loang khắp không gian. Tôi có ý kiếm tìm thì nghe nội nói: “Cau đã đem lại hương thơm cho ông, cho cháu đấy!”. Tôi nhìn lên ngọn cau. Một buồng hoa cau với những nhánh mang hình rong sụn, mút đầu mỗi nhánh là một hoa cau bé tí tỏa mùi hương mà tôi kiếm tìm… Từ đó, hương cau thấm đẫm hồn tôi. Tôi và cây cau lớn lên trong tình thương yêu và chăm sóc của nội. Khi có dịp đi đâu xa vài ngày thì cây cau nội trồng là một trong những nỗi nhớ về nhà.
Khi tôi trúng tuyển vào bộ đội, có phải là người đa cảm chăng mà nỗi nhớ về hương cau ở nhà cứ day dứt mãi trong tôi. Mỗi lần về phép tôi đều leo lên ngọn cau để “làm cỏ” và ngắt vài hoa cau bỏ vào túi ni-lông mang về đơn vị. Và chính sự lãng mạn này đã giúp tôi cưới về cho nội một cô cháu dâu xinh đẹp. Quả vậy, một lần về phép thì có cô bạn hàng xóm đến nhà, thay vì đem túi hoa cau về đơn vị thì xui khiến thế nào tôi lại tặng cho cô bạn: “Tặng bạn. Hoa cau của lính đấy”… Xuất ngũ tôi về lại nhà và trẩy buồng cau từ cây cau nội trồng để tôi và cô bạn hàng xóm nên duyên chồng vợ. Hương cau không những cho tôi tinh thần sảng khoái mỗi sớm mai thức dậy mà còn cho tôi hạnh phúc. Cau với người gần gũi xiết bao.
Vào một buổi sáng thức dậy sớm để tập thể dục, tôi ngạc nhiên bởi một mùi hương luênh loang khắp không gian. Tôi có ý kiếm tìm thì nghe nội nói: “Cau đã đem lại hương thơm cho ông, cho cháu đấy!”. Tôi nhìn lên ngọn cau. Một buồng hoa cau với những nhánh mang hình rong sụn, mút đầu mỗi nhánh là một hoa cau bé tí tỏa mùi hương mà tôi kiếm tìm… Từ đó, hương cau thấm đẫm hồn tôi. Tôi và cây cau lớn lên trong tình thương yêu và chăm sóc của nội. Khi có dịp đi đâu xa vài ngày thì cây cau nội trồng là một trong những nỗi nhớ về nhà.
Khi tôi trúng tuyển vào bộ đội, có phải là người đa cảm chăng mà nỗi nhớ về hương cau ở nhà cứ day dứt mãi trong tôi. Mỗi lần về phép tôi đều leo lên ngọn cau để “làm cỏ” và ngắt vài hoa cau bỏ vào túi ni-lông mang về đơn vị. Và chính sự lãng mạn này đã giúp tôi cưới về cho nội một cô cháu dâu xinh đẹp. Quả vậy, một lần về phép thì có cô bạn hàng xóm đến nhà, thay vì đem túi hoa cau về đơn vị thì xui khiến thế nào tôi lại tặng cho cô bạn: “Tặng bạn. Hoa cau của lính đấy”… Xuất ngũ tôi về lại nhà và trẩy buồng cau từ cây cau nội trồng để tôi và cô bạn hàng xóm nên duyên chồng vợ. Hương cau không những cho tôi tinh thần sảng khoái mỗi sớm mai thức dậy mà còn cho tôi hạnh phúc. Cau với người gần gũi xiết bao.
*
Bước vào tháng Chạp năm ấy, quê tôi nhộn nhịp khác thường.
Xã tôi sắp được thắp sáng bởi lưới điện quốc gia. Những hộ dân ven đường có đường
dây điện đi qua được vân động phải đốn bỏ hoặc chặt ngang thân các loại cây nằm
trong hành lang bảo vệ. Cây cau nội trồng mang bản án treo lơ lửng…
Những ngày ấy nội tôi buồn hẳn, ít nói và hay cáu gắt.
Tôi cũng buồn lây với nội. Dù sao cây cau cũng ghi dấu trong tôi nhiều kỷ niệm.
Trí tưởng tượng của tôi vẽ nên những đường dây điện thế cho ngọn cau cao vút
thì có gì đẹp? Nhưng kinh tế phát triển, đòi hỏi hưởng thụ của con người cũng
phải phù hợp với thời đại nên đôi khi phải hy sinh những lợi ích tinh thần để đổi
lấy những lợi ích vật chất cần thiết. Tuy rằng khó có thể nói cái nào cần thiết
hơn cái nào.
Nhưng cuối cùng thì ông cháu tôi chỉ lo hão. Đường dây điện
ở về phía bên kia đường. Cây cau nội trồng vẫn khoe mình trong không gian để tỏa
hương thơm mỗi lần hoa nở. Nội vui vô cùng. Nội thường ra đứng bên cây cau, ngửa
mặt nhìn lên ngọn, bàn tay nhăn nheo vỗ vỗ vào thân cau, nói: “Thoát nạn rồi
nghen cau!”.
Tối hôm đó, người dân quê tôi hồi hộp đón chờ sự kiện trọng đại. Chúng tôi có cảm nhận thời gian trôi qua quá chậm… Bỗng màn đêm bừng sáng. Tiếng reo mừng vang dội. Ôi…! Quê tôi lịch sử đã mở sang trang!
Trong ánh điện sáng choang mà nội khóc. Nước mắt người già không nhiều, chỉ lưng chừng gò má. Gia đình tôi ngạc nhiên tụ lại chung quanh nội thì nội lại cười, nói: “Mừng quá nên khóc ấy mà. Sống trên đất quê gần tám mươi năm bây giờ mới thấy ánh điện sáng trưng trong nhà mình”. Nội xoa tóc tôi như ngày tôi còn bé “Đời cháu rồi sẽ hết tăm tối như ông với cha cháu”. “Vậy mà cha…”. Cha tôi im bặt bởi cái níu tay của mẹ. Niềm vui đang dâng trào bỗng chùng xuống trong giây lát. Tôi nhìn bóng điện sáng choang miên man nghĩ rồi mai đây biết có còn ai nhớ đến ngọn đèn dầu tù mù một thời chưa xa?
Tối hôm đó, người dân quê tôi hồi hộp đón chờ sự kiện trọng đại. Chúng tôi có cảm nhận thời gian trôi qua quá chậm… Bỗng màn đêm bừng sáng. Tiếng reo mừng vang dội. Ôi…! Quê tôi lịch sử đã mở sang trang!
Trong ánh điện sáng choang mà nội khóc. Nước mắt người già không nhiều, chỉ lưng chừng gò má. Gia đình tôi ngạc nhiên tụ lại chung quanh nội thì nội lại cười, nói: “Mừng quá nên khóc ấy mà. Sống trên đất quê gần tám mươi năm bây giờ mới thấy ánh điện sáng trưng trong nhà mình”. Nội xoa tóc tôi như ngày tôi còn bé “Đời cháu rồi sẽ hết tăm tối như ông với cha cháu”. “Vậy mà cha…”. Cha tôi im bặt bởi cái níu tay của mẹ. Niềm vui đang dâng trào bỗng chùng xuống trong giây lát. Tôi nhìn bóng điện sáng choang miên man nghĩ rồi mai đây biết có còn ai nhớ đến ngọn đèn dầu tù mù một thời chưa xa?
*
Đường giao thông quê tôi được nâng cấp, đổ bê-tông. Những
con đường mở rộng về phía không có trụ điện. Sân nhà tôi cũng bị lấn vào ba mét
theo yêu cầu chung. Vậy là cây cau nội trồng không còn đất sống!
Dọc theo bìa đường, những hộ dân đã tự nguyện đốn hạ các
loại cây để kịp tiến độ thi công, còn cây cau nhà tôi thì vẫn khoe mình trong nắng
gió. Người ta chưa vội thúc chặt bởi chỉ vài nhát rựa là xong. Họ đâu biết
trong gia đình tôi đang có trận bão ngầm. Từ kinh nghiệm lần trước, bây giờ cha
mẹ tôi không đá động gì đến việc đốn hạ cây cau, chủ ý để nội nhìn những gia
đình khác rồi tự quyết định. Mẹ tôi nói với cha: “Hạ cây cau thì anh và thằng Bảo
không được nhúng tay vào. Vác rựa chặt cau là chặt vào lòng cha đó. Cứ để người
khác làm cha đỡ đau lòng”. Mẹ tưởng nội ngủ, không nghe. Nhưng người già mắt ngủ
mà tai vẫn thức. Nội nói: “Cha cảm ơn các con đã biết nghĩ đến cha. Quả thật
cha không đành lòng nhìn con cháu mình đốn hạ cây cau. Thôi để anh em người ta
làm vậy… Sao hương cau mùa này thơm quá!...”.
Nội nói vậy nhưng nội vẫn buồn đến lạ, cứ nằm trên ghế bố
chong mắt nhìn lên ngọn cau đung đưa trong nắng gió. Nội vốn ít ngủ, bây giờ
thì nội thức hẳn. Mỗi đêm vài lần, nội lấy đèn pin rọi lên ngọn cau. Nội kiểm
tra sự tồn tại của ngọn cau hay gởi gắm một điều gì?
Tôi thương nội đến thắt lòng. Tự hỏi với một cái cây mà nội
còn như vậy thì với con người nội yêu quý biết bao... Tôi tự thấy tình cảm của
tôi giống nội, và cả cha tôi nữa, cũng truyền từ trái tim nội. Nhưng cha tôi rồi
đến tôi, trẻ hơn, nhịp sống hối hả ồn ã hơn, nếu có giây phút nào đó xao lòng
thì cũng thoáng qua mau. Chúng tôi đã chịu ảnh hưởng của đô thị hóa nông thôn đến
tận cùng ngõ ngách của đời sống tình cảm. Ôi cái thời buổi kinh tế thị trường!
Người quê biết mình như những quân cờ gõ chan chát vào nhau trong cuộc đấu bi
hài mà không thể thoát ra.
*
Mai là ngày cây cau bị đốn hạ. Gia đình tôi lo cho nội muốn
đưa nội đi thăm bà con ít ngày với dụng ý để nội khỏi nhìn thấy. Nhưng con cháu
không qua được người già trong nhà. Nội biết hết. Nội không nghe thấy bằng tai
mắt mà bằng kinh nghiệm. Nội nói: “Các con khỏi cần phải khéo bày như thế. Cha
còn sống nhiều năm nữa để đi thăm bà con, để thấy quê mình đổi mới hơn xưa… Phải
chia xa với những gì thân thiết thật đau lòng. Nhưng chúng ta cũng phải biết hy
sinh cho cuộc đời được tốt đẹp, ý nghĩa hơn… Cây cau tự tay cha trồng thì cha
muốn được thấy nó chết như thế nào. Các con khỏi phải lo cho cha”. Thật bất ngờ!
Cả gia đình tôi cứ nhìn nội nghi ngại…
Cây cau được anh em làm đường đốn hạ. Thân cau để xẻ rui mè, tàu cau phơi khô bó chổi, buồng hoa cau được nội đem cất trong nhà. Suốt quá trình đốn hạ cây cau, nội đứng nhìn và chỉ bảo mọi người rất bình thường. Nhưng tôi thấy giọng nói rành rọt, cử chỉ dứt khoát, lời nói gãy gọn của nội khác thường ngày. Không biết mọi người có để ý như tôi?
Cảnh quan trước nhà tôi đã thay đổi bởi mặt đường đổ bê-tông rộng rãi. Quê hương trong tôi được bổ sung một công trình hiện đại do bàn tay con người tạo nên. Khi con đường được thi công, mươi lần nội ra đứng xem, góp chuyện với mọi người về lợi ích mà con đường sẽ mang lại. Còn thì hàng ngày nội nằm trên ghể bố, chong mắt nhìn lên khoảng không trước đây có ngọn cau đung đưa trong nắng gió, tay cầm nhành hoa cau khô quắt đưa lên mũi như kiếm tìm một làn hương…
Cây cau được anh em làm đường đốn hạ. Thân cau để xẻ rui mè, tàu cau phơi khô bó chổi, buồng hoa cau được nội đem cất trong nhà. Suốt quá trình đốn hạ cây cau, nội đứng nhìn và chỉ bảo mọi người rất bình thường. Nhưng tôi thấy giọng nói rành rọt, cử chỉ dứt khoát, lời nói gãy gọn của nội khác thường ngày. Không biết mọi người có để ý như tôi?
Cảnh quan trước nhà tôi đã thay đổi bởi mặt đường đổ bê-tông rộng rãi. Quê hương trong tôi được bổ sung một công trình hiện đại do bàn tay con người tạo nên. Khi con đường được thi công, mươi lần nội ra đứng xem, góp chuyện với mọi người về lợi ích mà con đường sẽ mang lại. Còn thì hàng ngày nội nằm trên ghể bố, chong mắt nhìn lên khoảng không trước đây có ngọn cau đung đưa trong nắng gió, tay cầm nhành hoa cau khô quắt đưa lên mũi như kiếm tìm một làn hương…
Phụng Tú
Mẹ vườn cau,
Tình mẹ vườn cau sao thẳm sâu,
Thương con chiến đấu giữa gian lao...
Con về đi dưới hàng cau cũ,
Thương dáng mẹ còng bên dáng cau !
NM
Người mẹ vườn cau
Đề bài làm
văn chỉ hai chữ "Người mẹ". Cô Hương bảo "Bình luận, chứng minh, hay
miêu tả cách nào cũng được". Tôi cắn bút, nghĩ mãi bắt đầu như thế nào
nhỉ?
Ba tôi có rất nhiều mẹ, tôi cũng có lắm bà Nội ở
nhà cùng chú út. Nội ở Phố Đông, Nội ở vườn cau, Nội nào cũng già như
nhau. Tôi nhớ khi còn nhỏ, ba dẫn về thăm Nội vườn cau. Hôm đó, mưa
nhiều, con đường từ dưới bến lên nhà, đất bùn lẹp nhẹp, tôi ngã oàng
oạch. Nhà Nội nhỏ xíu, mái lá đột tong tong. Đón ba, Nội gầy gò, cười
phô cả lợi.
- Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.
Bà vuốt đầu tôi.
- Tiên tổ mầy, sao mà giống cha quá vậy?
Hôm ấy bà giỗ chú Sơn. Trên cái bàn thờ con con thấp lè tè kia đến ba chiếc lư đồng, cái nào cũng nghi ngút khói. Bữa giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng. Chưa bao giờ tôi được ăn lại nghe ngon như thế. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo.
- Ăn cho mau lớn, con.
Tạnh mưa, mọi người lục đục đến, họ kéo gàu xối ào ào ngoài hiên nước. Ai cũng gọi nội bằng Má, "Má Tư". "Má Tư" ơi ới. Tôi hỏi:
- Ba ơi, sao nội đông con quá vậy?
Ba cười bảo:
- Tối, ba kể con nghe.
Một chú quần vo tới gối, tay cầm lồng vỗ vai ba cười ha hả.
- Tao biết chú mày về nên đem thịt rắn qua đây, tụi mình lai rai.
Rồi chú quay lại:
- Má ơi, cho tụi con vui một bữa với thằng Sơn nghen.
Bà Nội quấn lại cái khăn sờn lên tóc.
- Rồi vợ mày chạy lại méc má cho mầy coi.
Nội ôm tôi vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kèn kẹt. Các chú thỉnh thoảng lại cười vang. Nội cũng cười, trông Nội vui lắm, cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa. Chú Biểu quần vo tới gối, uống rượu tòn tọt, cười khà:
- Tưởng đâu lũ mày quên Má, quên hết tụi tao.
Ba tôi lúc lắc đầu, ông rót ba ly rượu cúng trên bàn thờ quay lại hỏi:
- Bát hương em Châu, bên chồng rước về hở má?
- Ừ, bên nhà sui bảo, cho chúng nó có đôi.
Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!
- Vậy Nội có súng không ba?
- Nội bán ve chai.
- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?
- Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.
Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.
- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.
Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, "con ra ngủ với bà nghe ba".
Ba tôi chuyển công tác lên tỉnh, nhà tôi dọn về phố khác. Mẹ nhắc ba:
- Lâu rồi, anh không về thăm má "vườn cau".
- Ôi dào, má ở dưới, mấy anh dưới lo.
Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:
- Cái này má gởi cho mày, má biểu phải đem đến tận nhà. Mấy giổ mày không về, má nhớ mày lắm
Sáng hôm qua má còn khoe vừa gặp mày trên vô tuyến.
Rồi chú lắc đầu:
- Lũ mày bạc làm sao đâu.
- Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.
Bà vuốt đầu tôi.
- Tiên tổ mầy, sao mà giống cha quá vậy?
Hôm ấy bà giỗ chú Sơn. Trên cái bàn thờ con con thấp lè tè kia đến ba chiếc lư đồng, cái nào cũng nghi ngút khói. Bữa giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng. Chưa bao giờ tôi được ăn lại nghe ngon như thế. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo.
- Ăn cho mau lớn, con.
Tạnh mưa, mọi người lục đục đến, họ kéo gàu xối ào ào ngoài hiên nước. Ai cũng gọi nội bằng Má, "Má Tư". "Má Tư" ơi ới. Tôi hỏi:
- Ba ơi, sao nội đông con quá vậy?
Ba cười bảo:
- Tối, ba kể con nghe.
Một chú quần vo tới gối, tay cầm lồng vỗ vai ba cười ha hả.
- Tao biết chú mày về nên đem thịt rắn qua đây, tụi mình lai rai.
Rồi chú quay lại:
- Má ơi, cho tụi con vui một bữa với thằng Sơn nghen.
Bà Nội quấn lại cái khăn sờn lên tóc.
- Rồi vợ mày chạy lại méc má cho mầy coi.
Nội ôm tôi vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kèn kẹt. Các chú thỉnh thoảng lại cười vang. Nội cũng cười, trông Nội vui lắm, cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa. Chú Biểu quần vo tới gối, uống rượu tòn tọt, cười khà:
- Tưởng đâu lũ mày quên Má, quên hết tụi tao.
Ba tôi lúc lắc đầu, ông rót ba ly rượu cúng trên bàn thờ quay lại hỏi:
- Bát hương em Châu, bên chồng rước về hở má?
- Ừ, bên nhà sui bảo, cho chúng nó có đôi.
Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!
- Vậy Nội có súng không ba?
- Nội bán ve chai.
- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?
- Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.
Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.
- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.
Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, "con ra ngủ với bà nghe ba".
Ba tôi chuyển công tác lên tỉnh, nhà tôi dọn về phố khác. Mẹ nhắc ba:
- Lâu rồi, anh không về thăm má "vườn cau".
- Ôi dào, má ở dưới, mấy anh dưới lo.
Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:
- Cái này má gởi cho mày, má biểu phải đem đến tận nhà. Mấy giổ mày không về, má nhớ mày lắm
Sáng hôm qua má còn khoe vừa gặp mày trên vô tuyến.
Rồi chú lắc đầu:
- Lũ mày bạc làm sao đâu.
Tối đó mưa xập xoài rả rích, ba tôi chong đèn ngồi rít thuốc, mẹ hỏi, ba bảo - "Uống rượu, ngủ không được"
Món thịt ếch đầu mùa lịm trong lưỡi làm ba đau nhói. Ba rủ tôi.
- Mai về Nội vườn cau, con ha?
Món thịt ếch đầu mùa lịm trong lưỡi làm ba đau nhói. Ba rủ tôi.
- Mai về Nội vườn cau, con ha?
Chẳng biết chốn ấy còn chín lừ quả ngọt, hương cau
còn nồng nàn trắng xoá một góc trời, tóc Nội chắc bạc nhiều hơn. Lúc
tôi về, thế nào bà cũng giúi cho tôi nhiều quả chín mang về biếu mẹ, xâu
ếch biếu ba. Thứ thức ăn mà không có hương vị cao lương nào thay thế
được, dù bây giờ ba tôi xuống ngựa lên xe.
Bài văn được 4 điểm, lời phê cũng ngắn gọn như đề bài, "nghèo ý" tôi viết "Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc". Bọn con Hải, Lam chọc ghẹo mãi, tôi chống chê - "làm sao viết về mẹ bằng mấy dòng được, phải không?
Nguyễn Ngọc Tư
Bài văn được 4 điểm, lời phê cũng ngắn gọn như đề bài, "nghèo ý" tôi viết "Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc". Bọn con Hải, Lam chọc ghẹo mãi, tôi chống chê - "làm sao viết về mẹ bằng mấy dòng được, phải không?
Nguyễn Ngọc Tư
Hương cau 2
Nồng nàn nở rộ hương cau,
Chênh vênh khí khái vươn bầu trời xanh...
Dịu dàng sương sớm long lanh,
Mùi hương vương vất trăng thanh đượm buồn !
NM
Vườn cau quê ngoại…
Đi lâu con đã nhớ nhà
Nhớ cơn gió thoảng
là là hương cau…
(Trần Vạn Giã)
Nhớ cơn gió thoảng
là là hương cau…
(Trần Vạn Giã)
Mẹ sớm góa bụa, đem con về nương náu với ngoại. Tuổi thơ tôi gắn bó
nhiều cùng quê ngoại. Kí ức trong tôi về ngôi nhà cũ của ngoại dưới quê
luôn thấp thoáng bóng vườn cau trước cửa. Cau do chính tay ngoại trồng,
đứng hàng thẳng tắp như duyệt binh, như tấm bình phong án ngữ trước nhà,
tạo thành cái thế phong thủy trước cau sau chuối giữ yên lành cho ngôi
nhà ngói cổ năm gian, cho các thế hệ cháu con nối tiếp sinh ra và lớn
lên dưới mái nhà của ngoại. Trời sinh dáng dấp những cây cau thật kì lạ.
Cùng họ với dừa; nhưng cây dừa có thể “nghiêng nghiêng soi bóng” còn
cau thì không! Nhỏ có bẻ vẹo thì lớn lên cau vẫn cứ vươn mình thẳng tắp,
trực chỉ trời xanh. Chênh vênh cạnh bờ ao, bờ hồ, cau vẫn cứ luôn thẳng
tắp. Thế đứng khí khái, hiên ngang như người thẳng ngay không chịu vào
luồn ra cúi; nhẫn nại, nghiêm trang như người lính đứng trong hàng ngũ,
toàn ý toàn tâm cho việc giữ yên bờ cõi nước nhà. Nghiêm trang, vậy
nhưng không cứng nhắc, dáng cau dịu dàng nhờ chiếc thân mảnh mai cao
vọi, nhờ tán lá rủ mềm hệt chòm tóc xanh xùm xòa….
Ngày nhỏ tôi mê leo cau. Thân cau nhỏ,
vừa vòng ôm với trẻ con. Đốt thân ngắn, đều đặn, dễ dàng cho tay đu chân
bám. Bắt chước người lớn tay ôm chân đạp, cứ vậy phong phóc trèo lên;
mệt thì từ từ tụt xuống nghỉ lấy hơi. Nhẫn nại ngày qua ngày rồi cũng
đến lúc đủ sức leo một hơi thẳng tới đọt cau mà không cần nghỉ! Sung
sướng hệt như người leo núi chinh phục được đỉnh. Vậy nhưng chỉ dám reo
thầm, cho kẹo cũng không dám công bố “chiến tích”. Hồi đó, mẹ mà nghe
được chỉ có… chết đòn! Mỗi bận cau trổ buồng nhiều, đến cữ, ngoại lại
kêu người buôn cau vào bán. Cây cau “bán đứng”, tức ngã giá xong, người
mua tự leo bẻ buồng; người bán chỉ đứng coi và đếm. Nhìn những người mua
cau thoăn thoắt trèo lên đọt cau, nhún mình “bay” từ ngọn cau này sang
ngọn cau khác, thú thật, tôi khoái mê tơi. Tôi ước chi mai mốt lớn lên
mình cũng làm nghề… buôn cau, có dịp thi thố “ngón nghề” trèo cau vừa
học lén xong cho đã! Chao ôi là dễ thương cái ngây ngô của tuổi thơ; cái
ngây ngô sẽ không bao giờ còn cơ may tìm lại, bởi ấu thơ ai cũng chỉ có
một thời…
Đất lành, cau liên tục trổ buồng, quanh năm kết trái. Ngoại bán phần lớn, còn dành lại ít, bổ lấy ruột phơi khô để ăn trầu. Mùa hè, những chiếc mo cau được mẹ cắt, ép, phơi khô làm quạt mát. Bà dùng mo cau tươi gói cơm dỡ ra đồng cho ông những hôm ông lỡ buổi cày bừa. Chiếc mo sạch sẽ trắng tinh, thoang thoảng mùi hương cây hương lá khiến vắt cơm dỡ dường thơm ngon hơn. Chẳng vậy mà tôi luôn nằng nặc đòi theo ra đồng để được cùng ông “ăn cơm dỡ”. Mẹ mắng, nhưng ông thì chiều: Kệ nó đi, con nít ăn hết mấy hột mà lo… Tàu cau khô rụng, mẹ lượm, đem bó thành chiếc chổi cau xinh xinh dùng quét sân, quét ngõ. Nhiều hơn thì làm củi đốt. Quanh năm không cần chăm bón, tưới tắm vườn cau vẫn nhẫn nại cho trái, cho mo, cho củi đốt đều đều…
Vậy nhưng, cái ám ảnh nhất với tôi nơi vườn cau quê ngoại chính là hương. Nồng nàn hương mỗi độ xuân hè hoa cau nở rộ. Đẫm hương mỗi sáng tinh mơ cũng như mỗi hoàng hôn buông xuống. Hương vương nhẹ cả ngày dài trong từng sợi nắng hè gay gắt. Và đêm xuống, trăng lên, dường như ánh trăng xanh cũng ngọt lịm hương cau. Tinh tế, chừng mực, bí ẩn là hương cau. Một buồng hoa cau nở đã đủ nghe thoang thoảng mùi hương; nhưng cả một vườn hoa cau đua nở – dẫu cho có nồng nàn hơn thì vẫn cái nồng nàn dịu nhẹ, thanh lịch, kềm chế, không “gây sốc” giác quan người! Những đêm hè ấu thơ nằm ôm ngoại trên chiếc chõng tre đặt mé sân, ngửa người ngắm ánh trăng xanh, nghe hương cau dịu thoảng, len theo từng hơi gió nhẹ – và thiếp đi trong lời kể chuyện trầm trầm hay tiếng hát ru đằm thắm – đã âm thầm nuôi lớn hồn tôi để mai sau dù có đi đâu về đâu tôi vẫn không quên vườn cau quê ngoại, khôn nguôi nỗi ám ảnh một đời ngan ngát hương cau…
Đất lành, cau liên tục trổ buồng, quanh năm kết trái. Ngoại bán phần lớn, còn dành lại ít, bổ lấy ruột phơi khô để ăn trầu. Mùa hè, những chiếc mo cau được mẹ cắt, ép, phơi khô làm quạt mát. Bà dùng mo cau tươi gói cơm dỡ ra đồng cho ông những hôm ông lỡ buổi cày bừa. Chiếc mo sạch sẽ trắng tinh, thoang thoảng mùi hương cây hương lá khiến vắt cơm dỡ dường thơm ngon hơn. Chẳng vậy mà tôi luôn nằng nặc đòi theo ra đồng để được cùng ông “ăn cơm dỡ”. Mẹ mắng, nhưng ông thì chiều: Kệ nó đi, con nít ăn hết mấy hột mà lo… Tàu cau khô rụng, mẹ lượm, đem bó thành chiếc chổi cau xinh xinh dùng quét sân, quét ngõ. Nhiều hơn thì làm củi đốt. Quanh năm không cần chăm bón, tưới tắm vườn cau vẫn nhẫn nại cho trái, cho mo, cho củi đốt đều đều…
Vậy nhưng, cái ám ảnh nhất với tôi nơi vườn cau quê ngoại chính là hương. Nồng nàn hương mỗi độ xuân hè hoa cau nở rộ. Đẫm hương mỗi sáng tinh mơ cũng như mỗi hoàng hôn buông xuống. Hương vương nhẹ cả ngày dài trong từng sợi nắng hè gay gắt. Và đêm xuống, trăng lên, dường như ánh trăng xanh cũng ngọt lịm hương cau. Tinh tế, chừng mực, bí ẩn là hương cau. Một buồng hoa cau nở đã đủ nghe thoang thoảng mùi hương; nhưng cả một vườn hoa cau đua nở – dẫu cho có nồng nàn hơn thì vẫn cái nồng nàn dịu nhẹ, thanh lịch, kềm chế, không “gây sốc” giác quan người! Những đêm hè ấu thơ nằm ôm ngoại trên chiếc chõng tre đặt mé sân, ngửa người ngắm ánh trăng xanh, nghe hương cau dịu thoảng, len theo từng hơi gió nhẹ – và thiếp đi trong lời kể chuyện trầm trầm hay tiếng hát ru đằm thắm – đã âm thầm nuôi lớn hồn tôi để mai sau dù có đi đâu về đâu tôi vẫn không quên vườn cau quê ngoại, khôn nguôi nỗi ám ảnh một đời ngan ngát hương cau…
Y Nguyên