Đường về nhà
Người miệt thứ,
Tôi vẫn là tôi, người con miệt thứ,
Dẫu sóng đời xô dạt kéo tôi xa...
Vẫn bao dung, chân chất lẫn vị tha,
Tâm luôn nhớ nơi bình yên quê mẹ !
Sao thương quá cánh đồng xanh lặng lẽ,
Khoác lên mình màu lúa sắc non xanh..
Dòng sông trôi lờ lững kiếp độc hành,
Mang theo sóng vị phù sa dịu ngọt !!
Quê tôi đó yêu thương cao chất ngất,
Bỗng vươn lên như những cánh diều bay...
Cũng như tôi xa xứ biết bao ngày,
Luôn đau đáu ước mơ lần trở lại !!
NM
Trở về miệt thứ
Mỗi lần đứng ngẩn ngơ trên bến xe, nghe chị lơ
xe đon đả hỏi: “Em ơi, về miệt thứ hả em? Đi xe chị nè, chuyến cuối cùng
trong ngày rồi đó!”, tôi bỗng thấy mắt mình rưng rưng...
Thế giới của tôi là mảnh đất ngọt mật vị phù sa châu thổ, thế giới
của những dòng sông, những cánh đồng, những con đò và cánh cò trắng chấp
chới trong những chiều yên ả. Tôi được sinh ra và gắn bó trọn vẹn mười
tám năm đầu đời với những hồn nhiên mơ mộng, ngày nghe tiếng máy chạy
xình xịch trên sông, đêm lắng tai nghe giọng hò ai ngân lên ngọt bùi sâu
lắng. Rồi cứ thế, tôi lớn lên như cỏ dại trên đồng, vẫy vùng tung bay
như cánh chim trời trong không gian bao la.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng xa xăm, chiếc xe băng băng trên con
đường nhỏ xuôi về miệt thứ. Ngồi trên xe, thi thoảng tôi lại thả mắt
nhìn cảnh vật bên đường. Trải rợp trước mắt tôi là sắc xanh của cỏ, của
lau lách vật vờ trong ngọn gió đồng. Bóng chiều đổ xuống ngọn dừa, nền
trời rực đỏ một màu như tháng năm nào trong cõi nhân gian có người cầm
bó đuốc bén lửa châm vào bức tranh hoàng hôn tạo thành những mảng màu kỳ
vĩ. Trên cánh đồng, trẻ chăn trâu vẫn còn nấn ná lại vài phút nữa chơi
trò đánh trận, phất cờ, tiếng nói tiếng cười rộn vang trong không gian
thanh bình.
Chị lơ xe hỏi tôi: “Em là dân thành thị về chơi miệt thứ cho biết hả
em? Ở đó buồn lắm, chị đảm bảo em về một lần là không có lần thứ hai,
thứ ba... nữa đâu”. Tim tôi nhói lên. Chao ôi! Tôi là người con miệt
thứ, sinh ra và lớn lên nơi đồng đất phù sa, được má tắm táp bằng gàu
nước sông quê ngọt ngào như dòng sữa, được ba dẫn đi những bước đi chập
chững đầu đời cũng trên dải đất phù sa mát lành. Ngày xưa vẫn thế, bây
giờ vẫn thế! Tôi mãi mãi vẫn là đứa con đi ra từ ruộng đồng, miệt thứ là
mảnh đất của bao dung và yêu thương, mảnh đất của chở che, của ngọn
nguồn dưỡng nuôi tâm hồn và thể xác. Sống giữa thị thành chỉ mới mấy
năm, giờ đây người quê lại xem tôi là “khách”, là “kẻ tha hương” đến
miệt thứ chỉ để thăm thú rồi ôm về một nỗi u hoài “không đến lần thứ
hai”. Dường như ai rắp tâm lấy đi một phần tâm hồn của tôi khiến lòng
tôi hoang hoải. Mấy năm xa quê, công việc thường nhật tạo điều kiện để
tôi đi đó đi đây, đặt chân đến những miền đất mới, tiếp xúc với những
con người mới. Tôi như cánh chim thiên di, hễ thấy đất lành là sà xuống
mà chẳng cần một lời mời mọc, đón chào. Vậy mà chừng ấy năm tôi lại vô
tâm bỏ lại quê hương sau lưng mình, để quên ký ức trong một chiều nào
hoàng hôn đỏ rực phía chân trời trên cánh đồng cỏ lau xanh biếc. Nước
mắt tôi ứa ra, nỗi buồn sóng sánh cõi lòng.
Tôi nói vu vơ: “Miệt thứ bây giờ đổi khác quá chị ha, đường sá phẳng
lì, xe cộ bon bon. Đâu còn cái cảnh đò giang cách trở mười mấy năm về
trước?”. Chị cười thay cho câu trả lời. Đất nghèo đổi thay, chỉ có cánh
đồng vẫn lặng lẽ khoác lên mình màu lúa non cỏ xanh, màu nâu của đất phù
sa, màu vàng của nắng và màu đỏ tươi của hoàng hôn rớt lại cuối chiều.
Hơn hết, ngần ấy năm trôi qua con người miệt thứ vẫn giữ trọn sự chân
chất, nồng hậu, bao dung và vị tha của mình. Người miệt thứ hiền hòa như
dòng sông, dạt dào yêu thương như con sóng âm thầm chắt chiu những hạt
phù sa bồi vào đất mẹ...
Tôi về đứng giữa cánh đồng. Trời xanh. Cỏ xanh. Ký ức màu xanh. Thời
gian có thể rửa trôi mọi thứ nhưng chẳng thể xóa nhòa ký ức tuổi thơ,
cũng như thời gian chẳng bao giờ làm lòng người đổi thay nếu tâm hồn
người vẫn đau đáu hướng về miền quê yên bình, thơ mộng. Dòng sông vẫn
chảy, cánh diều vẫn bay, và tôi vẫn lặng lẽ trở về với nơi chôn nhau cắt
rốn, để được yêu thương và chở che, để được chạm tay vào mặt đất quê
mình rồi nhận ra đất vẫn ngọt, phù sa vẫn ngọt...
Hoàng Khánh Duy
Bên kia đồi,
Bên kia đồi không là nơi tôi ở,
Dẫu bên em hạnh phúc đến ngập tràn...
Dĩ vãng ngày xưa, một kiếp lang thang,
Tôi quay lại xin làm con Bản Giốc
NM
Bên kia đồi là cuộc sống muôn
màu A Giàng hằng ước ao, giờ đây là vô nghĩa. A Giàng chọn
tìm về nơi mình đáng thuộc về. Và quan trọng là, nơi ấy có
người phụ nữ đã cưu mang anh suốt 19 năm qua...
Mặt trời lấp ló sau những thân cây cường tráng; từng tia nắng chiếu lọt qua khe ván gỗ ghép của ngôi nhà sàn chênh vênh. Sáng nào A Giàng cũng dậy thật sớm; vác rựa vào rừng đốn củi. Hôm khác lại đi phát ngọn cỏ lau đem về; địu xuống dưới xuôi bán cho người Kinh làm chổi.
A Giàng mồ côi cha mẹ, nghe đâu
được A Dúa nhặt về nuôi; ngay dưới chân ngọn đồi Ông Tẩu.
Năm đó A Dúa cũng vừa tròn ba mươi tuổi. A Dúa sống một
mình trong căn nhà sàn xiêu vẹo bên cạnh con suối.
Thật ra A Dúa không phải người
bản Giốc mà từ nơi khác đi lạc đến đây. Già làng A Mâu còn
nhớ như in ngày thấy A Dúa; như con nai bị mắc bẫy què chân
nằm bên vệ đường.
Mặt trời lấp ló sau những thân cây cường tráng; từng tia nắng chiếu lọt qua khe ván gỗ ghép của ngôi nhà sàn chênh vênh. Sáng nào A Giàng cũng dậy thật sớm; vác rựa vào rừng đốn củi. Hôm khác lại đi phát ngọn cỏ lau đem về; địu xuống dưới xuôi bán cho người Kinh làm chổi.
Nhọc nhằn lắm già
làng mới đưa được A Dúa về nằm lại trong căn chòi; giữa rẫy
ngô của vài gia đình trong bản. Mùa đông bắt đầu cũng là
lúc những đọt ngô; bật lên một màu vàng nâu giữa màu xanh
của lá. Căn chòi hoang thật ra chỉ là nơi để người trong bản
ngơi nghỉ; giữa trưa nắng nóng khi lên rẫy gieo hạt.
Trước đây khoảng hơn chục năm;
bản Giốc bỗng thưa thớt người hơn mỗi khi đến mùa gieo hạt
hoặc lúc thu hoạch. Người lớn và thanh niên trai tráng rủ nhau
lên những căn chòi trên rẫy; đốt lửa và quây quần cùng nhau
nhâm nhi chén rượu cần. Có khi cùng nhau nghêu ngao dăm điệu
khèn vui; nhảy sạp cho qua những đêm sương muối lạnh cóng.
Nhưng rồi người trong bản bắt
đầu rỉ tai nhau; những lời đồn thổi về loài thú dữ trở về
phá hoại mùa màng. Họ tìm thấy nhiều dấu chân còn rõ rệt
chiếc móng vuốt sắc nhọn trên rẫy ngô; rẫy sắn ngã rạp như
vừa trải qua một cơn lũ. Những chiếc chòi bỗng chốc bị bỏ
hoang.
Không ít người
trong bản bỏ công sức lần tìm theo những dấu chân để đánh
bẫy; nhưng rồi không mấy ai trở về. Họ cứ đi là đi mãi, bỏ
lại mẹ, vợ; và những đứa con thơ bập bẹ gọi cha khản giọng
theo cơn gió mùa đông; rột roạt trên những vạt cỏ lau xao xác
bên mé rừng. A Dúa là một minh chứng rõ ràng. Người trong
bản mỗi lần kể về A Dúa là kể về những mất mát; tưởng như
vết thương chẳng bao giờ lành. Ngay cả già làng A Mâu còn
phải thườn thượt thở dài. Già làng bỗng thấy thương cho
một kiếp người; như khóm hoa mẫu đơn đỏ mọc đầy ven lối.
***
Chồng A Dúa nằm trong đội quân trai
tráng của bản đi săn thú dữ. Họ trang bị những chiếc bẫy có
thả đầy con hươu, con hoẵng thịt béo đẫy đà. Nhưng rồi sau
bao đêm dông dài, những con thú được đặt làm mồi vẫn nhởn
nhơ sống, nhởn nhơ chạy nhảy còn những thanh niên trong bản
thì một đi không trở về.
(Truyện ngắn hay) Rồi cũng trong
những lần dật dờ như bóng nắng, bóng cây tìm chồng mà A Dúa
thấy A Giàng bị bỏ lại bên vệ đường, trong lùm cỏ ràng
ràng dưới chân ngọn đồi ông Tẩu. A Dúa đưa thằng nhỏ về,
cũng chẳng biết ai xui ai khiến như một duyên cớ sau những
thất thểu tuyệt vọng của đời mình.
Nhớ những ngày đầu thằng nhỏ
khóc ngặt vì khát sữa mà A Dúa thấy thương. Cũng may đàn
bò, đàn dê tan tác sau những nanh vuốt của loài thú dữ còn
dăm ba con có sữa để nuôi con nhỏ. A Giàng nhờ ngậm nguồn sữa
hôi mà cứ vậy phổng phao khôn lớn.
***
Mùa đông đi qua, mùa xuân
bắt đầu bằng những vạt rừng nở trắng hoa mơ, hoa mận. A Dúa
thấy mình già đi mỗi khi ngang qua con suối vục tay xuống dòng
nước mát trong, soi gương mặt khắc khổ mà tủi hờn. A Giàng
cũng chưa bao giờ nghe già làng tiết lộ về chuyện nó là đứa
trẻ mồ côi. Quy định của bản Giốc là vậy. Không ai có quyền
được nói bất cứ điều gì nếu không được sự đồng ý. Họ coi
già làng như vị chủ đất, thay mặt vị thổ địa mà cai quản
tất thảy.
Năm A Giàng 19
tuổi, nó dắt tay một thiếu nữ bản khác về bảo A Dúa cưới
vợ. Nhưng điều này không thể được vì A Giàng ngay từ đầu đã
không thuộc về nơi đây. Bởi ngay từ những ngày đầu tiên
nhặt A Giàng về, A Dúa đã có linh cảm gì đó về đứa trẻ đang
ngủ gục trước ngực cô. Thằng nhỏ có mái tóc lóng lánh đen
cùng làn da trắng. Đôi mắt nó là sự hòa trộn của trời và
đất, xanh lấp lánh và đen tuyền. Chiếc mũi cao cùng đôi má
phĩnh tròn khiến A Dúa chợt hình dung về một gương mặt nào
đó cô đã từng ám ảnh khi theo mẹ xuống thị trấn bán những
món đồ thổ cẩm đủ đầy màu sắc.
Nào ngờ đâu, đó là ánh mắt hằn
lên sự lọc lừa phản bội của gã đàn ông đê hèn. Để rồi A
Dúa mang trong mình giọt máu của một kẻ bội tình trong vô
vọng.
Đứa trẻ sinh ra nhưng A Dúa không
được nhìn thấy mặt. Nó đã được đem làm mồi cho thú dữ,
hoặc cho một lễ tế nào đó khi vừa lọt lòng mẹ. A Dúa bị khai
trừ ra khỏi bản làng kể từ đó và định mệnh đã cho cô gặp
già làng A Mâu và A Chiêng để kết nên duyên vợ chồng. Tiếc
là hạnh phúc thì như đốm lửa đốt bằng những khúc củi của
mùa xuân, thấm đẫm những giọt mưa, khó khăn lắm mới nhóm
được lên nhưng lại dễ dàng bị dập tắt.
Ngày A Giàng đưa
cô thiếu nữ trẻ về nhà, A Dúa đang ngồi thêu nốt chiếc khăn
thổ cẩm. Món quà mà A Dúa sẽ để dành đến khi A Giàng biết
được sự thật mà cô giấu kín trong lòng suốt gần 20 năm qua.
A Dúa ngước mắt nhìn lên, bỏ tay
khỏi khung thêu rồi cầm lấy tay A Giàng đi về phía mặt trời
mọc. Trong khi cô thiếu nữ đi cùng cứ ngồi trân nơi bậc thang
trước cửa nhà sàn mà không hiểu chuyện gì.
A Giàng thấy A Dúa dắt tay nó đi
phăm phăm ra khỏi nhà thì không ngừng thắc mắc. Trong khi
ngoài trời đang lất phất mưa. Già làng A Mâu đang nằm ho khúc
khắc trong nhà. Nghe tiếng bước chân ai vừa đặt vào lãnh địa
của mình, ông liền tỉnh giấc, dò dẫm tìm chiếc gậy và bước
ra.
Như biết được sự việc chẳng thể
giấu A Giàng được thêm nữa nên già làng A Mâu và A Dúa
quyết định nói hết tất cả. Cũng là để trút bỏ những ưu tư
giấu kín trong lòng bấy lâu, để tâm được tịnh dù có phải
xuôi tay nhắm mắt.
(Truyện ngắn hay) Tiếc là, giờ đến
người thân còn lại duy nhất của A Dúa là A Giàng rồi cũng
phải như loài chim rừng đủ lông đủ cánh mà bay đi, tới những
mảnh đất mà nó cảm thấy có thể đặt vững đôi chân của mình.
Đúng như lời già làng A Mâu đã từng nói khi thấy A Dúa ẵm
thằng nhỏ đưa về. “Con định giữ nó đến khi nào?” nhưng A Dúa
không kịp suy nghĩ gì ngoài những khát khao về một gia đình
nhỏ bé.
A Giàng ngồi nghe câu chuyện của già làng A Mâu và mẹ nó mà khóe mắt rực đỏ.
***
Buổi sáng hôm ấy A Dúa thức dậy
thật sớm, nấu vội chút cơm nắm cho A Giàng mang đi đường.
Khói lửa mọi ngày thảng thốt theo gió bay lên trời, nhưng hôm
nay cứ tù mù vây quanh khiến A Dúa thấy sống mũi cay cay.
A Dúa đánh thức A Giàng dậy. Chuẩn
bị tươm tất đồ đạc cho chuyến đi vượt núi băng rừng có
phần hơi vất vả. Dù trước đó A Giàng đã không ít lần địu
cỏ lau xuống dưới xuôi. Nhưng lần này thì khác bởi đây sẽ
là chuyến đi mà chắc phải rất lâu hoặc không bao giờ A Dúa
có cơ hội gặp lại đứa con của mình.
– Đồ đạc mẹ đã gói gọn đây rồi.
Đói bụng thì bỏ cơm nắm ra ăn. Khát thì tìm dòng nước trong
mà uống. Mỏi chân quá thì tìm chòi tìm rẫy mà nghỉ. Nhưng
phải cố gắng tìm cho được cha mẹ con. Nếu còn nhớ tới mẹ và
người bản Giốc thì thi thoảng biết tìm đường mà về thăm.
Nói rồi A Dúa đeo
tay nải vào cho con rồi vội vàng quay mặt đi, vì sợ A Giàng
thấy nước mắt mình đang trệu trạo rơi. Nắng chiều đã buông
thõng trên những con dốc quanh co, dòng suối róc rách phơ phất
những vạt cỏ lau trắng ngần.
A Giàng đứng trên mỏm đá cao nhất
nơi mặt trời chạm những giọt nắng đầu tiên, đưa mắt nhìn ra
tứ phía. Phía trước mặt A Giàng là những dãy nhà san sát,
nơi có cha mẹ đẻ của nó đang sống ở đó. Và biết đâu cũng
mòn mỏi mong ngóng tin tức về đứa con trai của mình.
Còn phía sau lưng là bản Giốc êm
đềm với những ngôi nhà sàn cô độc như những phận người cam
chịu cả đời bằng ràng buộc hẹn thề. Nơi có già làng và
người đàn bà chấp nhận cưu mang nó dù biết trước được sự
bạc bẽo của lòng người.
A Giàng đứng đó
một lúc mà suy nghĩ rất nhiều. Liệu rằng nó sẽ bước tiếp
qua ngọn núi này để đi về phía phố thị san sát kia, hay là sẽ
trở về làm tròn bổn phận một người con của bản Giốc, để
báo hiếu cho mẹ nó, cho núi rừng?
Thế rồi A Giàng quyết định làm
theo sự mách bảo của trái tim. Nó đứng một lúc thật lâu nhìn
về phía bên kia của những ngọn núi và quyết định quay về.
Dù bên kia ngọn đồi là một cuộc sống mà nó đã từng mong
muốn. Ở đâu giờ đây với A Giàng không còn quan trọng nữa.
Quan trọng là nó thấy mình được sống trọn vẹn với những gì
nó đáng thuộc về.
Con đường về bản Giốc hôm nay khá
khác lạ quá chừng. Bởi có tiếng chim líu lo hót mừng một
điệu nhạc xuân mới, theo tiếng gió va đập vào vạt cỏ lau, lao
xao.
Song Ninh
Tiếng chuông ngân,
Trong đêm thánh con cúi đầu xin tội,
Lòng ngỡ ngàng bởi ân đức Chúa ban...
Tiếng chuông khuya trong đêm tối ngân vang,
Chúa soi sáng với muôn vàng ân sủng !
NM
Đường về nhà
Bốp!Sương nảy đom đóm mắt, ngã chúi xuống đất vì cái tát như trời giáng của bố. Khi ngẩng đầu lên, người Sương run bắn khi bắt gặp ánh mắt vằn đỏ vì giận dữ của ông.
– Cút! Mày cút ra ngay khỏi nhà cho tao! Cái thứ con gái hư hỏng, thế này tao còn mặt mũi nào mà nhìn bà con trong giáo xứ nữa. Chánh trương… mà có đứa con gái chửa hoang! Thà rằng mày đừng bao giờ trở về nữa, tao sẽ nói với mọi người là mày mất tích!
Ông ném cái balô to đầy bụi đường sau chuyến đi dài trở về của đứa con gái dại dột vào người nó, rồi quăng cục tiền 100.000đ và quăng xuống đất, gằn từng tiếng một:
– Mày… còn muốn trở về thì giải quyết cái thai cho tao. Lẽ ra… mày đừng sinh ra thì hơn, mẹ mày vì cố gắng sinh ra mày mà… bây giờ…
Ông chỉ nói được đến đó. Ông mất bình tĩnh vì cơn tức giận, mắt vẫn hằn lên những tia giận dữ. Hai hàm răng nghiến chặt. Vai ông gồng lên, các ngón tay co lại thành hai nắm đấm. Ông đứng như thế khá lâu, và với ánh mắt như thế, ông nhìn đứa con gái có cái bụng lùm lùm hơn 20 tuần đang cúi đầu ngồi bệt dưới đất. Ông đóng sập cửa lại, cài chốt và quay vào nhà.
Sương là đứa con gái đầu lòng của ông. Lúc mẹ cô biết mình có bầu, bà đang xạ trị ung thư. Bà đã lựa chọn ngừng xạ trị để tiếp tục mang thai và sinh nở vì không nỡ từ chối món quà mà Thiên Chúa đã trao ban. Bà sinh con hồng hào bụ bẫm, nhưng chỉ được 2 năm sau thì bà qua đời. Đã 20 năm trôi qua mà ông vẫn ở vậy để nuôi dạy đứa con gái duy nhất, bởi ông vẫn không nguôi thương nhớ người vợ hiền quá cố. Ông đã nghiêm khắc với nó lắm, đã gắng sức dạy nó đủ điều hay lẽ phải. Vậy mà giờ đây nó lại vác cái bụng đó về.
Bị đuổi ra khỏi nhà ngay khi vừa về đến cửa, Sương thấy quanh mình trời đất tối sầm dù đang giữa trưa hè, trời đang nắng chang chang. Cô nhặt cục tiền, ném trở lại vào sân rồi lếch thếch bước đi. Miệng đắng ngắt. Một bên má vẫn còn rát bỏng vì cái tát của bố. Cô tiến ra đường lớn, chờ bắt xe. Cô muốn đi đến một nơi thật xa. Càng xa càng tốt.
Boongggg… Boo…oong… Boo… ong…
Tiếng
chuông nhà thờ từ xa đang ngân lên từng hồi. Cô ngoái đầu lại và ngước
lên tháp chuông cao vút, nhô lên sau những rặng cây.
– Lạy Chúa, con phải làm gì bây giờ? Con phải làm gì để bảo vệ đứa con bé bỏng của con? Xin thương giúp con.
Điện thoại báo có tin nhắn, Cô mở ra đọc. Là bố đứa bé.
“Anh nhắc lại lần nữa, đứa bé đó là oan nghiệt, nó sẽ làm anh tán gia bại sản. Em phá thai, anh sẽ đền bù. Không sinh đứa này thì sinh đứa khác. Nếu cô nhất quyết giữ nó thì giờ tự lo nhé, đường ai nấy đi. Cô biết đấy, tôi thiếu gì gái theo!”
Đọc tin nhắn cô sững sờ đến mức buông rơi chiếc điện thoại xuống nền đường xi măng khô khốc.
Anh học cùng trường với cô và trước cô một khoá. Cô và anh quen nhau trong thư viện trường, rồi kết bạn và tình yêu nảy nở. Lúc đầu cô còn e ngại vì anh không cùng tôn giáo, nhưng vì bị anh cuốn hút, cô đã gật đầu nhận lời yêu anh, và chấp nhận cùng anh đi quá giới hạn vào cái đêm sau buổi tiệc mừng cô được mặc áo cử nhân.
Cô mím môi, nhặt điện thoại lên. Nuốt nước mắt ngược trở lại vào trong và tự nhủ “Không, mình không thể khóc.”
Vậy mà nước mắt cứ rơi chan hòa. Cô lau nước mắt, và tiến ra đường, vẫy xe. Trong túi cô vẫn còn vài đồng tiền ít ỏi, đủ tiền đi xe và sống qua vài ngày. Cô cầu nguyện… mình sẽ bắt chuyến xe khách thứ 3 đi ngang qua, và đi tới bến cuối. Dù có là tuyến xe nào đi nữa. Số 3, chỉ đơn giản vì đó là con số yêu thích của cô.
Xe tới. Cô lên xe và ngủ thiếp đi vì quá mệt.
– Dậy đi, bến cuối rồi. Anh phụ xe đánh thức cô dậy.
– Đây là đâu anh?
– Trời, bến xe Mỹ Đình chứ đâu nữa. Chưa tỉnh ngủ hả em?
Hà Nội! Chúa ơi, sao lại là Hà Nội? Cô đã muốn chạy trốn khỏi nơi này… Vậy mà…
Trời đã xế chiều, mặt trời bắt đầu lặn. Sương xuống xe, tìm một quán trà đá để ngồi nghỉ và suy nghĩ giờ chẳng biết đi đâu về đâu. Phòng trọ thì vừa trả. Còn ít đồ gửi nhà bạn. Cô tháo chuỗi Mân Côi đeo tay ra lần hạt, vừa hết 50 kinh thì nghe thấy đoạn nhạc mà mình yêu thích ngay sát bên tai…
“Ngợi ca lòng thương xót Chúa đã ban tặng con
Hỡi trái tim từ nhân, con tín thác nơi Ngài.
Chiều đồi núi Can-vê năm nào Ngài chết treo thân…”
Sương quay về phía phát ra tiếng nhạc thì thấy một cô gái ngồi cô đang móc điện thoại trong túi xách ra nghe:
– A lô… Dạ, con chào cha. Vâng, con vừa từ quê lên ạ… Ca đó con thuyết phục được rồi ạ, lúc đầu nghe con tiếp cận nghe thấy cái tên “Bảo Vệ Sự Sống” thì họ phản ứng dữ dội lắm, nhất quyết đuổi về và bảo nhưng giờ thì họ lại đồng ý cho em ấy vào Nhà Mở rồi ạ. Chiều mai hai mẹ con họ sẽ lên Hà Nội và tới gặp cha ạ. Quê con giờ phá thai nhiều lắm, lúc nào cha cho nhóm về truyền thông nhé, con có nói với cha xứ chỗ con rồi ạ, ngài đồng ý ngay. \
Còn một ca nữa con đang thuyết phục ạ… Dạ, mai con sẽ đi lấy đồ sơ sinh và đồ bầu rồi mang qua Nhà Mở, luôn… Dạ vâng… Con nhớ rồi ạ. Con chào cha.
Cô gái nói chuyện điện thoại xong, có lẽ muốn ngồi nghỉ một chút sau chuyến đi dài nên ngồi nán lại nhìn những chiếc xe ra vào bến. Thấy chuỗi Mân Côi trên tay Sương, cô gái quay sang bắt chuyện:
– Em là người Công giáo à?
– Vâng. Sao chị biết ạ?
– Chị cũng Công giáo này. Thấy em đang cầm chuỗi Mân Côi trên tay là biết liền. Chắc em mới ở quê lên à?
– Vâng.
Cứ thế họ bắt đầu mấy câu thăm hỏi thông thường giữa những người Công Giáo khi tình cờ gặp nhau. Hai cô gái đã biết những thông tin cơ bản về người đối diện.
– Chị Yến này… – Sương ngập ngừng – Em xin phép hỏi chị trước được không? Lúc nãy em nghe chị nói chuyện điện thoại, phá thai với Bảo Vệ Sự Sống gì đó… Nếu có thể, xin chị nói cho em biết rõ hơn…
– Em chưa nghe về Bảo Vệ Sự Sống bao giờ sao?
– Dạ chưa.
– Thế này nhé. Bảo Vệ Sự Sống là một nhóm bác ái xã hội, với sứ mệnh là đấu tranh cho quyền sống của các thai nhi, gọi một cách nôm na là chống phá thai. Các hoạt động chính là cầu nguyện cho sự sống, truyền thông nâng cao ý thức cộng đồng, an táng các hài nhi xấu số, thuyết phục giữ lại thai nhi, và cưu mang các chị em bầu đơn thân. Chị ở nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thái Hà. Em học ở Hà Nội, chắc biết nhà thờ DCCT Thái Hà mà không biết tới Bảo Vệ Sự Sống thì lạ thật.
– Dạ em chưa đi lễ Thái Hà. Em học Học Viện Tài Chính nên toàn đi lễ Cổ Nhuế thôi chị.
– 8h sáng thứ 7 hàng tuần có thánh lễ an táng các thai nhi đấy. Em có rảnh thì…
– Chị!- Sương ngắt lời Yến, mếu máo.
– Ủa, sao vậy em?- Yến tròn mắt ngạc nhiên.
– Chị giúp em với…
Sương nghẹn ngào trong tiếng nấc
Thoáng bối rối, nhưng khi nhìn xuống bụng Sương, Yến đoán được phần nào câu chuyện. Cô siết chặt tay Sương để biểu lộ sự cảm thông. Bao cảm xúc mà Sương kìm kén bấy lâu, giờ cô để mặc cho chúng trào tuôn và trôi đi theo dòng nước mắt. Yến vẫn ngồi cạnh, dịu dàng nắm chặt tay Sương như người chị an ủi đứa em gái bé bỏng. Chờ cho Sương khóc xong, Yến hỏi han ngọn ngành câu chuyện rồi đưa Sương về nhà thờ Thái Hà gặp cha đặc trách, ngài sẽ giúp đỡ, cho cô vào Nhà Mở, nơi cưu mang những cô gái lầm lỡ như cô.
Một tuần sau, mọi sự được thu xếp ổn thoả để Sương vào Nhà Mở. Một nơi khiêm tốn giản dị nhưng ấm áp trong một xứ đạo yên bình xa trung tâm thành phố. Những ngày đầu, cũng như nhiều cô gái khác, Sương khóc rất nhiều. Cô khóc vì giận bố đứa bé, vì tủi thân khi gia đình hắt hủi, vì sợ hãi khi nghĩ đến tương lai. Nhưng khi trò chuyện cùng các chị em cùng hoàn cảnh, Sương dần dần thấy nguôi ngoai và bình tâm, yêu đời trở lại. Cô thấy mình phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho đứa con mà mình đang cưu mang. Ở trong Nhà Mở, Sương càng siêng năng lần chuỗi hơn. Cô cầu nguyện cho bố mình và cũng hiệp thông với những tâm tình cầu nguyện của Bảo Vệ Sự Sống.
Đủ tháng đủ ngày, Sương sinh hạ một bé gái 3,2kg kháu khỉnh đáng yêu. Yến nhận lời Sương làm mẹ đỡ đầu cho bé.
Khi bé được 2 tháng, Sương rời Nhà Mở, và kiếm được công việc nhẹ nhàng là đan móc đồ bằng len để sống qua ngày. Cô vốn khéo tay và nhanh nhẹn nên cũng tạm đủ sống. Cô cũng đổi số điện thoại, xóa Facebook cũ, chỉ giữ lại một số liên lạc cần thiết.
Hai năm trôi qua.
Hôm đó, Sương đưa bé lên qua dòng Mến Thánh Giá để cầu nguyện với thánh Antôn. Bước vào sân, để cho con mình lẫm chẫm chạy vào trước, cô đứng nhìn con và mỉm cười rồi bước vào sau. Bé gái chạy tới cửa nhà sách thì đồng thời một người đàn ông mặc áo cổ cồn xách một nilon đầy sách bước ra. Cô bé nhìn ông và bật cười khanh khách. Ông mỉm cười, cúi xuống đặt tay làm động tác chúc lành cho bé.
Đoán chắc là một vị linh mục, Sương bước lại gần để chào hỏi và cảm ơn. Khi người đó ngẩng lên, cô sững sờ.
Và người đó cũng kinh ngạc khi nhìn thấy cô.
– Ơ… Cha!
– Sương! Sao con ở đây?
– Cha ơi… Con…
– Con đây rồi, tạ ơn Chúa.- Vị linh mục nghẹn ngào, mắt rưng rưng.
Sương cúi đầu. Yên lặng.
– Cha hiểu cả mà, con không phải giải thích gì cả
Gặp lại con ở đây, cha phải tạ ơn Chúa. Sao con cắt đứt liên lạc với gia đình và bạn bè bấy lâu nay?
– Cha… Bố con đuổi con đi mà! Con phạm tội tày trời thế này, làm sao có thể được tha thứ. – Từ hai khóe mắt của Sương, đôi dòng lệ trào ra.
– Sương à, bố con đi tìm con suốt 2 năm nay. Ông ấy nói với cha rằng chính ông mới cần đứa con gái của mình tha thứ, vì con đã trở về nhưng ông đã không mở rộng vòng tay.
– Thật sao cha?
– Lạy Chúa tôi, con không tin cha sao? Sương à, về nhà đi con.
Sương òa khóc, nức nở. Nhưng là những giọt nước mắt hạnh phúc. Vậy là cô đã có thể trở về nhà, điều mà cô mong ước bấy lâu nay. Cô ngửa mặt lên trời, mắt đẫm lệ, cô mỉm cười, làm dấu và khẽ thì thầm:
– Tạ ơn Chúa!
Hà An
– Lạy Chúa, con phải làm gì bây giờ? Con phải làm gì để bảo vệ đứa con bé bỏng của con? Xin thương giúp con.
Điện thoại báo có tin nhắn, Cô mở ra đọc. Là bố đứa bé.
“Anh nhắc lại lần nữa, đứa bé đó là oan nghiệt, nó sẽ làm anh tán gia bại sản. Em phá thai, anh sẽ đền bù. Không sinh đứa này thì sinh đứa khác. Nếu cô nhất quyết giữ nó thì giờ tự lo nhé, đường ai nấy đi. Cô biết đấy, tôi thiếu gì gái theo!”
Đọc tin nhắn cô sững sờ đến mức buông rơi chiếc điện thoại xuống nền đường xi măng khô khốc.
Anh học cùng trường với cô và trước cô một khoá. Cô và anh quen nhau trong thư viện trường, rồi kết bạn và tình yêu nảy nở. Lúc đầu cô còn e ngại vì anh không cùng tôn giáo, nhưng vì bị anh cuốn hút, cô đã gật đầu nhận lời yêu anh, và chấp nhận cùng anh đi quá giới hạn vào cái đêm sau buổi tiệc mừng cô được mặc áo cử nhân.
Cô mím môi, nhặt điện thoại lên. Nuốt nước mắt ngược trở lại vào trong và tự nhủ “Không, mình không thể khóc.”
Vậy mà nước mắt cứ rơi chan hòa. Cô lau nước mắt, và tiến ra đường, vẫy xe. Trong túi cô vẫn còn vài đồng tiền ít ỏi, đủ tiền đi xe và sống qua vài ngày. Cô cầu nguyện… mình sẽ bắt chuyến xe khách thứ 3 đi ngang qua, và đi tới bến cuối. Dù có là tuyến xe nào đi nữa. Số 3, chỉ đơn giản vì đó là con số yêu thích của cô.
Xe tới. Cô lên xe và ngủ thiếp đi vì quá mệt.
– Dậy đi, bến cuối rồi. Anh phụ xe đánh thức cô dậy.
– Đây là đâu anh?
– Trời, bến xe Mỹ Đình chứ đâu nữa. Chưa tỉnh ngủ hả em?
Hà Nội! Chúa ơi, sao lại là Hà Nội? Cô đã muốn chạy trốn khỏi nơi này… Vậy mà…
Trời đã xế chiều, mặt trời bắt đầu lặn. Sương xuống xe, tìm một quán trà đá để ngồi nghỉ và suy nghĩ giờ chẳng biết đi đâu về đâu. Phòng trọ thì vừa trả. Còn ít đồ gửi nhà bạn. Cô tháo chuỗi Mân Côi đeo tay ra lần hạt, vừa hết 50 kinh thì nghe thấy đoạn nhạc mà mình yêu thích ngay sát bên tai…
“Ngợi ca lòng thương xót Chúa đã ban tặng con
Hỡi trái tim từ nhân, con tín thác nơi Ngài.
Chiều đồi núi Can-vê năm nào Ngài chết treo thân…”
Sương quay về phía phát ra tiếng nhạc thì thấy một cô gái ngồi cô đang móc điện thoại trong túi xách ra nghe:
– A lô… Dạ, con chào cha. Vâng, con vừa từ quê lên ạ… Ca đó con thuyết phục được rồi ạ, lúc đầu nghe con tiếp cận nghe thấy cái tên “Bảo Vệ Sự Sống” thì họ phản ứng dữ dội lắm, nhất quyết đuổi về và bảo nhưng giờ thì họ lại đồng ý cho em ấy vào Nhà Mở rồi ạ. Chiều mai hai mẹ con họ sẽ lên Hà Nội và tới gặp cha ạ. Quê con giờ phá thai nhiều lắm, lúc nào cha cho nhóm về truyền thông nhé, con có nói với cha xứ chỗ con rồi ạ, ngài đồng ý ngay. \
Còn một ca nữa con đang thuyết phục ạ… Dạ, mai con sẽ đi lấy đồ sơ sinh và đồ bầu rồi mang qua Nhà Mở, luôn… Dạ vâng… Con nhớ rồi ạ. Con chào cha.
Cô gái nói chuyện điện thoại xong, có lẽ muốn ngồi nghỉ một chút sau chuyến đi dài nên ngồi nán lại nhìn những chiếc xe ra vào bến. Thấy chuỗi Mân Côi trên tay Sương, cô gái quay sang bắt chuyện:
– Em là người Công giáo à?
– Vâng. Sao chị biết ạ?
– Chị cũng Công giáo này. Thấy em đang cầm chuỗi Mân Côi trên tay là biết liền. Chắc em mới ở quê lên à?
– Vâng.
Cứ thế họ bắt đầu mấy câu thăm hỏi thông thường giữa những người Công Giáo khi tình cờ gặp nhau. Hai cô gái đã biết những thông tin cơ bản về người đối diện.
– Chị Yến này… – Sương ngập ngừng – Em xin phép hỏi chị trước được không? Lúc nãy em nghe chị nói chuyện điện thoại, phá thai với Bảo Vệ Sự Sống gì đó… Nếu có thể, xin chị nói cho em biết rõ hơn…
– Em chưa nghe về Bảo Vệ Sự Sống bao giờ sao?
– Dạ chưa.
– Thế này nhé. Bảo Vệ Sự Sống là một nhóm bác ái xã hội, với sứ mệnh là đấu tranh cho quyền sống của các thai nhi, gọi một cách nôm na là chống phá thai. Các hoạt động chính là cầu nguyện cho sự sống, truyền thông nâng cao ý thức cộng đồng, an táng các hài nhi xấu số, thuyết phục giữ lại thai nhi, và cưu mang các chị em bầu đơn thân. Chị ở nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thái Hà. Em học ở Hà Nội, chắc biết nhà thờ DCCT Thái Hà mà không biết tới Bảo Vệ Sự Sống thì lạ thật.
– Dạ em chưa đi lễ Thái Hà. Em học Học Viện Tài Chính nên toàn đi lễ Cổ Nhuế thôi chị.
– 8h sáng thứ 7 hàng tuần có thánh lễ an táng các thai nhi đấy. Em có rảnh thì…
– Chị!- Sương ngắt lời Yến, mếu máo.
– Ủa, sao vậy em?- Yến tròn mắt ngạc nhiên.
– Chị giúp em với…
Sương nghẹn ngào trong tiếng nấc
Thoáng bối rối, nhưng khi nhìn xuống bụng Sương, Yến đoán được phần nào câu chuyện. Cô siết chặt tay Sương để biểu lộ sự cảm thông. Bao cảm xúc mà Sương kìm kén bấy lâu, giờ cô để mặc cho chúng trào tuôn và trôi đi theo dòng nước mắt. Yến vẫn ngồi cạnh, dịu dàng nắm chặt tay Sương như người chị an ủi đứa em gái bé bỏng. Chờ cho Sương khóc xong, Yến hỏi han ngọn ngành câu chuyện rồi đưa Sương về nhà thờ Thái Hà gặp cha đặc trách, ngài sẽ giúp đỡ, cho cô vào Nhà Mở, nơi cưu mang những cô gái lầm lỡ như cô.
Một tuần sau, mọi sự được thu xếp ổn thoả để Sương vào Nhà Mở. Một nơi khiêm tốn giản dị nhưng ấm áp trong một xứ đạo yên bình xa trung tâm thành phố. Những ngày đầu, cũng như nhiều cô gái khác, Sương khóc rất nhiều. Cô khóc vì giận bố đứa bé, vì tủi thân khi gia đình hắt hủi, vì sợ hãi khi nghĩ đến tương lai. Nhưng khi trò chuyện cùng các chị em cùng hoàn cảnh, Sương dần dần thấy nguôi ngoai và bình tâm, yêu đời trở lại. Cô thấy mình phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho đứa con mà mình đang cưu mang. Ở trong Nhà Mở, Sương càng siêng năng lần chuỗi hơn. Cô cầu nguyện cho bố mình và cũng hiệp thông với những tâm tình cầu nguyện của Bảo Vệ Sự Sống.
Đủ tháng đủ ngày, Sương sinh hạ một bé gái 3,2kg kháu khỉnh đáng yêu. Yến nhận lời Sương làm mẹ đỡ đầu cho bé.
Khi bé được 2 tháng, Sương rời Nhà Mở, và kiếm được công việc nhẹ nhàng là đan móc đồ bằng len để sống qua ngày. Cô vốn khéo tay và nhanh nhẹn nên cũng tạm đủ sống. Cô cũng đổi số điện thoại, xóa Facebook cũ, chỉ giữ lại một số liên lạc cần thiết.
Hai năm trôi qua.
Hôm đó, Sương đưa bé lên qua dòng Mến Thánh Giá để cầu nguyện với thánh Antôn. Bước vào sân, để cho con mình lẫm chẫm chạy vào trước, cô đứng nhìn con và mỉm cười rồi bước vào sau. Bé gái chạy tới cửa nhà sách thì đồng thời một người đàn ông mặc áo cổ cồn xách một nilon đầy sách bước ra. Cô bé nhìn ông và bật cười khanh khách. Ông mỉm cười, cúi xuống đặt tay làm động tác chúc lành cho bé.
Đoán chắc là một vị linh mục, Sương bước lại gần để chào hỏi và cảm ơn. Khi người đó ngẩng lên, cô sững sờ.
Và người đó cũng kinh ngạc khi nhìn thấy cô.
– Ơ… Cha!
– Sương! Sao con ở đây?
– Cha ơi… Con…
– Con đây rồi, tạ ơn Chúa.- Vị linh mục nghẹn ngào, mắt rưng rưng.
Sương cúi đầu. Yên lặng.
– Cha hiểu cả mà, con không phải giải thích gì cả
Gặp lại con ở đây, cha phải tạ ơn Chúa. Sao con cắt đứt liên lạc với gia đình và bạn bè bấy lâu nay?
– Cha… Bố con đuổi con đi mà! Con phạm tội tày trời thế này, làm sao có thể được tha thứ. – Từ hai khóe mắt của Sương, đôi dòng lệ trào ra.
– Sương à, bố con đi tìm con suốt 2 năm nay. Ông ấy nói với cha rằng chính ông mới cần đứa con gái của mình tha thứ, vì con đã trở về nhưng ông đã không mở rộng vòng tay.
– Thật sao cha?
– Lạy Chúa tôi, con không tin cha sao? Sương à, về nhà đi con.
Sương òa khóc, nức nở. Nhưng là những giọt nước mắt hạnh phúc. Vậy là cô đã có thể trở về nhà, điều mà cô mong ước bấy lâu nay. Cô ngửa mặt lên trời, mắt đẫm lệ, cô mỉm cười, làm dấu và khẽ thì thầm:
– Tạ ơn Chúa!
Hà An