Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022
NTV - Thăm chùa Phước Huệ Một Ngày Như Ý (P1/2022)
Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021
Nhạc - Thơ - Văn Hồi ký của Bồ câu (2021)
Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021
NTV - CHUYỆN TÌNH ÔNG VƯƠNG HỒNG SỂN & BÀ NĂM SADEC cùng các món ăn nổi tiếng của SĐ ( P3 )
Nhân đọc hai câu thơ của ông Vương Hồng Sển “Khóc em Năm Sadec” làm năm 1988 :
Bà Năm Sa Đéc và ông Vương Hồng Sển |
Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG
03/2018
Bà Năm Sa Đéc - niềm tự hào của xứ Sen Hồng
Do có tài năng ca hát, diễn xuất năm 1928, bà gia nhập đoàn gánh hát Phước Tường. Sau đó, bà lần lượt cộng sự với các đoàn Phụng Hảo, Vân Hảo, Thanh Minh - Thanh Nga… Từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương, nên nghề nghiệp của bà rất vững vàng, rực sáng trên sân khấu nghệ thuật cải lương. Trong thời gian lưu diễn, bà có rất nhiều khán giả ái mộ và cũng có một vài mối tình đầu đời. Vào năm 1938 - 1939, một trong những mối tình hương sắc mặn nồng giữa bà và ông Đốc phủ sứ Đặng Ngọc Chấn (quê tỉnh Long An) đã cho ra đời một cậu con trai. Nhưng vì một lí do tế nhị nên tình duyên của đôi “trai tài-gái sắc” này không thành vợ chồng. Bà âm thầm, lặng lẽ nuôi con và đặt tên cho con là Nguyễn Ngọc Đặng!
Sản phẩm hủ tiếu nghệ của Công ty TNHH thực phẩm Bà Năm Sa Đéc |
Tình yêu tan vỡ, bà đã dồn hết tâm sức, trí lực cho nghệ thuật sân khấu cải lương, kịch nói… Bằng tài năng ca diễn xuất chúng nên danh tiếng của bà vang lừng khắp nơi, với nhiều vai diễn ăn sâu vào lòng người mộ điệu lúc bấy giờ. Đến năm 1947, bà đã phải lòng và kết nghĩa tơ hồng với học giả, nhà biên khảo Vương Hồng Sển, nguyên Giám thư Bảo tàng Viện Sài Gòn. Suốt hơn 40 năm chung sống với cụ Vương, bà sinh một con trai (Vương Hồng Bảo). Như vậy, bà có 2 con trai (Nguyễn Ngọc Đặng, sinh năm 1939 và Vương Hồng Bảo, sinh năm 1951).
Không chỉ thành công trong lĩnh vực sân khấu ca kịch cải lương, bà còn là minh tinh điện ảnh tài-sắc vẹn toàn luôn được nhiều người ngưỡng mộ, qua các bộ phim Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa (trước năm 1975) và nhiều bộ phim sau năm 1975 là “Cho đến bao giờ”, “Mùa nước nổi”, “Con thú tật nguyền”, “Nơi bình yên chim hót”… Và năm 1987, bà thủ diễn vai bà Hai Lành trong bộ phim Phù sa. Sau khi quay xong cảnh trong phim tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, trên đường về bà có ý định ghé thăm quê nhà Sa Đéc, nhưng do tài xế quên cho xe chạy tới phà Mỹ Thuận nên tài xế xin lỗi bà và hẹn lần sau sẽ chở bà về thăm quê. Một năm sau, bà bị bệnh đột ngột và qua đời vào ngày mồng 8 tháng Chạp năm Đinh Mão (1988). Thi hài nữ nghệ sĩ tài hoa đã được chồng và con cháu đưa về an táng tại nơi mà bà ra đời hơn 80 năm trước
Ông Thái Thanh Sang, cháu ruột bà cho biết, vào những năm cuối thập niên 40 của thế kỉ XX, lúc bà về chung sống với cụ Vương, do vóc dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp nên cụ Vương thường gọi vợ là “cô Năm Nhỏ”. Lúc bấy giờ, khi cô Năm Nhỏ Kim Chung đi hát diễn cùng trong một gánh hát nọ lại có một cô đào Năm Nhỏ quê ở Cần Thơ và hai nghệ sĩ này đều nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật sân khẩu cải lương. Để phân biệt hai người với nhau nên nhiều nghệ sĩ trong đoàn hát gọi cô Năm Nhỏ Kim Chung bằng danh xưng cô Năm Sa Đéc (Năm Nhỏ Kim Chung quê ở Sa Đéc). Từ đó, nghệ danh Bà Năm Sa Đéc vang danh cho tới ngày nay.
Về cái gọi là “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” từng nổi tiếng trên đất Sài Gòn, theo ông Thái Thanh Sang và nhà thơ Trần Minh Tạo, bản thân bà Năm Sa Đéc và các con, cháu của bà từ xưa tới nay không có ai làm nghề bán hủ tiếu hay sản xuất bánh hủ tiếu. Sở dĩ có tên “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” là do, vào năm 1973, người con trai thứ ba của người yêu cũ hồi còn trẻ của bà (quê ở vùng Mỹ Tho, Tiền Giang ngày nay) mở quán bán hủ tiếu tại Sài Gòn. Do hiểu biết, trân trọng mối tình cũ của cha mình và ái mộ tài danh của bà Năm Sa Đéc, nên ông xin làm con nuôi của bà. Sau đó ông xin được lấy nghệ danh của bà đặt tên cho quán hủ tiếu của mình và được bà Năm chấp thuận. Nhờ tài nghệ chế biến tô hủ tiếu thơm, ngon, hợp khẩu vị với thực khách nên quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” thu hút được nhiều người đến thưởng thức. Từ đó, thương hiệu “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” vang xa. Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” còn bán một thời gian rồi đổi chủ. Hiện chủ quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, con nuôi của bà Năm Sa Đéc đang định cư ở Thụy Điển và vẫn theo nghề bán hủ tiếu với thương hiệu “Bà Năm Sa Đéc” như xưa. Trong quán có treo hình Bà Năm Sa Đéc tại một nơi rất trang trọng để tưởng niệm, yêu thương và ái mộ.
Nói về hủ tiếu Sa Đéc (chứ không phải tô hủ tiếu), nhà thơ Trần Minh Tạo chia sẻ: Hủ tiếu Sa Đéc nổi danh xưa nay là nổi danh về “sợi bánh hủ tiếu” được làm ra từ nguyên liệu bột gạo mới của làng nghề làm bột trứ danh Tân Phú Đông (Sa Đéc). Qua bàn tay chế biến của những người thợ lành nghề đã cho ra sản phẩm sợi bánh hủ tiếu đặc trưng của bột Sa Đéc mà không lẫn lộn với hủ tiếu sản xuất nơi khác. Sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc khi chế biến thành tô hủ tiếu, người sành điệu về ẩm thực khi thưởng thức thấy rất ngon miệng. Bởi, sợi bánh mềm không bở và không dai, vị bánh không chua và không mặn, hương bánh phảng phất mùi thơm của bột gạo.
Vì mến mộ tài năng, đức hạnh của bà Năm Sa Đéc nên gần đây có người mở quán hủ tiếu, hay lò sản xuất sợi bánh hủ tiếu (không có quan hệ họ tộc gì với bà) đã “mượn” danh tiếng Bà Năm Sa Đéc đưa làm bảng hiệu cho cơ sở kinh doanh, sản xuất của mình như: Quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, lò “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, Công ty TNHH Thực phẩm Bà Năm Sa Đéc chuyên sản xuất bánh hủ tiếu, bánh phở, mì quảng…
Theo ông Sang, các con cháu của bà Năm Sa Đéc ngày nay không có ai nối nghiệp của bà. Ông Nguyễn Ngọc Đặng lập gia đình, có 3 người con và mất ngày 4/7/2005, hưởng thọ 67 tuổi. Thi hài của ông cũng được đưa về an táng bên cạnh mộ bà Năm Sa Đéc. Vợ và các con ông Đặng hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh.
Căn nhà to rộng, cổ kính với 3 gian, 2 chái xây trên khu đất rộng cạnh con đường nhỏ Cái Bè - Cai Khoa của cụ Cả Tam không còn, do giặc Tây đốt năm 1954. Hiện mảnh đất rộng hơn 5 công đất do gia đình ông Sang sở hữu, cất nhà, lập vườn trồng xoài cát Hòa Lộc và lo hương khói, mồ mả, giỗ kị cho bà Năm Sa Đéc cùng các thành viên trong dòng tộc.
Suốt cả một đời hơn 80 năm tại thế, bà Năm Sa Đéc đã sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Nhắc đến Bà Năm Sa Đéc, người dân Sa Đéc và Đồng Tháp rất tự hào, vì bà đã góp phần làm rạng danh quê hương.
Đặc sản hủ tiếu Sa Đéc
Hủ tiếu bà Năm Sa Đéc
Dù người nghệ sĩ tài danh, người vợ của học giả Vương Hồng Sển đã an giấc nghìn thu nhưng tên tuổi bà vẫn gắn với món hủ tiếu Sa Đéc nổi danh qua gần nửa thế kỷ.
“Thương hiệu” độc đáo
Chuyện về bánh bao Cả Cần nổi tiếng ở Sài Gòn vào những năm 70 của thế kỷ trước
Nói về ẩm thực ở Sài Gòn thì phải nói là đa dạng từ món ăи, cách nấu cho đến người làm ra món ăn ấy. Ở Chợ Lớn, tại khu người Hoa đặc biệt nổi tiếng là nấu ăn ngon hợp khẩu vị của nhiều người từ hủ tiếu, sủi cảo, há cảo, bánh bao,… Tuy nhiên khi nhắc đến bánh bao thì ngoài bánh bao được làm bởi người Hoa thì người ta còn nhớ đến loại bánh bao Cả Cần. Món ăи của người Hoa có độ bóng đẹp bởi người ta thường chiên xào đồ ăn bằng nhiều dầu nên nhân bánh bao mà người Hoa làm khi ăn vào sẽ cảm thấy có nhiều dầu và trộn lẫn cả cá bên trong nhân. Tuy nhiên đối với nhân bánh bao Cả Cần thì hoàn toàn được làm bằng thịt băm nên khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt. Nhìn bên ngoài thì bánh bao Cả Cần hơi hẩm chứ không được trắng như bánh bao của người Hoa vì bánh bao Cả Cần không sử dụng bột tẩy. Khi cắn lớp vỏ bánh bên ngoài thì cảm nhận được vị bùi, ăи không dính răng. Bánh bao Cả Cần được sản xuất tại Sài Gòn, đậm vị bánh được làm ra bởi người dân miền Nam Việt Nam.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, bánh bao Cả Cần đã xuất hiện ở một vài quán ăи nhỏ và được nhiều người biết đến ở khu vực Nguyễn Tri Phương – Chợ Lớn cũ. Bây giờ nó đã được phát triển với quy mô lớn, nằm hẳn hoi một quán xá to lớn và mát mẻ nằm cạnh ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương, trước côɴԍ viên Văи Lang.
Ông Trần Phấn Thắng là người đã làm ra bánh bao Cả Cần và món ăи ấy như một “lão làng” được nhắc đến trong lịch sử ẩm thực Sài Gòn. Ngày nay quán vẫn đông khách, ngoài bánh bao thì quán còn bán cả hủ tiếu nhưng nhiều người vẫn thích ăn món bánh bao Cả Cần của ông Trần Phấn Thắng làm ra. Tuy nhiên sau năm 1979 cả nhà ông đã ᴅι cư sang Canada sinh sống, hiện nay ông Cả Cần đã không còn.
Ông Trần Phấn Thắng là người gốc Mỹ Tho, anh của ông thời Việt Nam Cộng Hòa có chức vị là sỹ quan Quân Lực VNCH, còn ông Thắng là người con thứ 3 trong gia đình. Nhạc sĩ Lê Thương, nhà báo và dân biểu đối lập thời VNCH Lý Quý Chung cũng từng là bạn của ông Thắng. Thời đó, ông Thắng là người có tâm нồn nghệ sĩ và rất thích văи chương. Vậy nên ông có bạn là nhạc sĩ, nhà báo cũng là chuyện bình thường.
Ông Cả Cần có niềm yêu thích con chữ đến nỗi ông khá thích những chữ có cùng phụ âm. Ngay cả câu châm ngôn quảng cáo thương hiệu của ông, ông cũng đặt là: “Có Cả Cần Cần Chi Có Cả”.
Sự ra đời của quán Ông Cả Cần
Hai vợ chồng ông bà Cả Cần làm việc trong Việt Nam Cộng Hòa nhưng đã nghỉ việc và ra làm kinh doanh riêng, mở quán bán hủ tiếu và bánh bao. Bà Cả Cần quê gốc ở Bến Tre và có tài nấu ăn rất ngon. Còn ông Cả Cần thì có tài ngoại giao giỏi và quen biết rộng rãi nên quán của hai ông bà được khá nhiều người biết đến. Bà Cả Cần có bí kíp nấu nước lèo rất ngon, một khi ăи là ghiền. Cách bài trí món ăи của bà cũng thật đơn giản, chỉ có xá xíu với tôm lên trên nhưng hủ tiếu bà nấu thì ngon không đâu bì kịp.
Với sự quen biết rộng rãi của mình, ông Thắng đã mượn nghệ danh của cô Năm Sa Đéc (vợ của cụ Vương Hồng Sển) để quảng cáo cho tiệm Ông Cả Cần và có gửi cho bà chút tiền hằng tháng coi như là tiền cảm ơn. Vậy nên bà Năm chỉ là người được ông Thắng mượn danh nghĩa chứ không hề liên quan đến chuyện nấu món ăи của tiệm Ông Cả Cần. Toàn bộ món ăn hủ tiếu, bánh bao đều được vợ của ông Thắng nấu. Tên quán “Ông Cả Cần” cũng được đích danh ông Thắng đặt.
Vào khoảng những năm 70, quán ăn của ông Thắng nằm ở giữa đường, chắn ngang con đường Nguyễn Trãi khiến Đô Trưởng Đỗ Kiến Nhiễu phải bắt dỡ bỏ tiệm. Hai vợ chồng Thắng không nghe, quyết theo kiện tới cùng nên ông bà vẫn giữ được quán ăn.
Gia đình ông Cả Cần đã rời khỏi Việt Nam
Sau năm 1975 có nhiều biến đổi trong đời sống kinh tế và xã hội ở Sài Gòn. Về phần gia đình ông Thắng thì vẫn giữ được một số tài sản nên quyết định định cư ở nước ngoài và sống ở Montreal, Canada. Sau đó, với số tiền mang theo ít ỏi trước khi rời Việt Nam, ông cũng mở được 2 quán ăn. Một quán tên ONG CA CAN ở trên đường Catherine. Quán thứ hai ở Côte des Neiges. Vào khoảng những năm 89 – 90, ông bà cũng có quay lại Sài Gòn để tìm lại quán ăи cũ của gia đình mình. Sau này quán để lại cho người quen và người thân trông nom còn ông bà thì quay lại Canada. Tuy nhiên cách chế biến của quán bị thay đổi ít nhiều, một phần vì người trông nom quán không có được công thức nấu nước lèo của bà Cả Cần, một phần là nước lèo bị chế biến lại, cho nhiều thứ khác lên trên, không còn nguyên vị của món ăn Ông Cả Cần nữa. Có người nói rằng nếu ăn đồ ăn ở quán Cả Cần thì có thể ăn buổi chiều để nếm được hương vị bánh bao đúng chuẩn, vì bánh bao này được một bà con của ông bà Cả Cần làm, bà ấy được bà Cả Cần chỉ cho làm món bánh bao ấy nên vẫn giữ được vị của nó.
Ông Cả Cần quay lại Việt Nam
Bà Cả Cần sau này bị tai biến mạch máu não, bà cứ nằm như thế và qua đời vào năm 1995. Con cái cũng ít người nối nghiệp của ông bà. Ông Cả Cần thì cũng về Việt Nam để làm ăи nhưng rồi cũng qua đời ở đây. Một trong hai quán ăn của ông bà ở Canada cũng đóng cửa. Còn quán ăn ở đường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn có tên là Ông Cả Cần có thể là lúc ông Cả Cần quay trở lại nước để làm ăn.
Thời xưa