Mãi tìm.....
Cõi đời huyễn mộng, vô thường ảnh,
Chỉ một mình ta mới hiểu ta,
U minh, cực lạc luôn bên cạnh....
Thuyền từ đâu chỉ đỗ bến xa ?
Sao cả đời ta cứ bôn ba,
Tìm mãi Thiền sư chốn phong ba ?!
Thiền sư duy ngã , ta Tâm Phật.......
Tâm ý an bình sen nở hoa !!
NM
Cõi đời huyễn mộng, vô thường ảnh,
Chỉ một mình ta mới hiểu ta,
U minh, cực lạc luôn bên cạnh....
Thuyền từ đâu chỉ đỗ bến xa ?
Sao cả đời ta cứ bôn ba,
Tìm mãi Thiền sư chốn phong ba ?!
Thiền sư duy ngã , ta Tâm Phật.......
Tâm ý an bình sen nở hoa !!
NM
Thiền sư ở đâu?
Bản thân câu hỏi trên đã bao hàm câu trả lời-thiền vô
trú xứ. Tư tưởng ấy bàng bạc trong triết học phương Đông và từng được
lý giải trong Thiền luận của học giả Suzuki mà một thời trai trẻ tôi đã
đắm mình…
Thiền vô trú xứ
Non nửa đời người tôi vẫn chưa tìm thấy Ngài. 14 tuổi, ngày ông nội tôi mất, thầy đã đến. Thầy đã tụng kinh cầu siêu và tiếp dẫn hương hồn ông nội tôi về với thế giới cực lạc:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán…
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán…
Đại ý tất cả pháp hữu vi đều như mộng, huyễn; như bọt, bóng; như
sương, như ánh chớp. Hãy quán chiếu như thế. Lời bài kệ sâu xa mà thầy
đã xướng lên trong nghi lễ cầu nguyện cứ vang vọng níu gọi tôi về một
nơi nào đó thật vô định. Mãi sau này tôi mới biết bài kệ ấy là 4 câu của
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong kinh Kim Cang.
Một ngày đang học lớp 6, tôi về nhà thắp 3 cây hương lên bàn thờ Phật và nói với ba mẹ: “Cho con đi theo ngài”. Ba mẹ tôi
chỉ là nông dân Phật tử thuần thành, chỉ biết tin Phật. Trước chí
nguyện của tôi, ba mẹ chẳng biết phải quyết định như thế nào. Họ lặng
thinh. Và rồi một ngày mùa đông giá rét, tôi đã chạy theo sư cô Thích nữ
Nhật Tân, người o của tôi, đang tu trong một ngôi chùa sư nữ ở thị xã
Tam Kỳ. Sư cô Nhật Tân dẫn tôi về bái sư với ôn Pháp Hải (Hòa thượng
Thích Đức Tâm, trú trì chùa Pháp Hải) nằm trên Cồn Hến giữa sông Hương.
Nhìn mặt tôi, ôn Đức Tâm nói: “Thầy già rồi, không nhận đệ tử. Cha già
nuôi con muộn, mai này nhắm mắt để con cái bơ vơ. Tội!”.
Hai cô trò vượt đò ngang Cồn Hến, ngược lên tổ đình Trúc Lâm (thuộc
xã Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) để tìm gặp ôn Trúc Lâm (Hòa
thượng Thích Mật Hiển). Hòa thượng Thích Mật Hiển là bổn sư của cả gia
đình tôi, từ ông nội đến con cháu sau này. Ôn là người nổi tiếng với
nhiều giai thoại. Người ta kể rằng, ôn rất giỏi trừ tà. Nhiều người bị
bệnh điên, đưa tới, ôn chỉ cần tát vài tát tai là về nhà khỏi bệnh. Ôn
cũng là người duy nhất trong giới chức sắc giáo phẩm tự lái “xe Huê Kỳ”.
Trước 75 nhiều người gọi chung các dòng xe nhập từ các nước phương Tây
là xe Huê Kỳ, thực ra chiếc xe của ôn là xe Toyota, Nhật Bản. Sau giải
phóng, loại xe này không ai dám đi vì sợ bị nói còn theo Mỹ. Ôn là Phó
Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
và cũng là thành viên của UBMTTQVN tỉnh TT- Huế nên không ai dám có ý
kiến với ôn. Một lần, từ chùa Trúc Lâm, ôn lái xe về tỉnh họp. Giữa
đường cảnh sát giao thông thổi còi, hỏi giấy tờ. Ôn dừng xe bước ra,
không nói không rằng, đi bộ một mạch mấy cây số về trụ sở UBND tỉnh.
Ôn vừa đi, mấy chiến sĩ cảnh sát giao thông vừa chạy theo, “van” ôn
trở lại lấy xe nhưng ôn im lặng đi tiếp. Sau khi họp xong, xe tỉnh đưa
ôn lên lại chùa. Mấy ngày sau, lãnh đạo công an lái xe lên trả lại cho
ôn và xin lỗi. Ôn cười hiền: “Tau gấp việc nên bỏ đi chớ có chi mô mà
bây xin lỗi xin phải”. Giai thoại về ôn thì nhiều lắm, kể cả ngày cũng
không hết. Với thiền môn xứ Huế, ôn là người được người đời tôn xưng là
Thiền sư. Từ đó đến nay, chưa thấy ai được gọi là thiền sư nữa cả.
Lại nhớ chuyện hai cô trò lên Trúc Lâm, nhưng ngồi chờ từ buổi trưa
đến buổi chiều và rồi trời chạng vạng tối vẫn chưa thấy ôn từ phòng bước
ra. Tăng chúng, thị giả thì chẳng ai dám vào thưa. Cuối cùng, sư cô
Nhật Tân an ủi tôi: “Thôi mình về con hè. Chắc con không có duyên nên ôn
không gặp đó”. Không gặp được ôn, lòng tôi lại càng quyết tâm phải tìm
sư học đạo. Và cuối cùng tôi cũng đã gặp được thầy, một nhà sư trẻ xuất
thân từ Phật học viện Báo Quốc vừa ra lập một ngôi chùa nhỏ trên đường Phan Bội Châu, thành phố Huế để xiển dương đạo pháp.
Thầy đón nhận tôi như một mối duyên tiền định. Vừa gặp lần đầu thầy
đã giữ tôi ở lại chùa luôn không cho về nhà. Thầy nói: “Nhất dạ sinh bá
kế, về nhà rồi hắn đổi ý không đi tu nữa thì uổng”. Ở với thầy mười năm
ròng rã, nhưng tôi vẫn chẳng thể nào gột bỏ được vô minh. Vẫn mê gái
đẹp, vẫn ham uống rượu và thích thơ phú. Tuổi hai mươi của đời người,
hầu hết ai cũng nhiều lý tưởng và tính tự ngã rất cao. Tôi học đại học
văn khoa Huế và tiếp thu tri thức xã hội, nên thú thật nhiều lúc thấy
thầy mình quá cổ hủ. Thầy chê mọi sách vở kiến thức ở đời đều là rác
rưởi, vì chỉ làm cho con người thêm khổ đau. Chỉ có kinh Phật mới là con
thuyền đưa chúng sanh đến bờ giải thoát. Vì ngu muội, vô minh mà tôi đã
xung khắc với thầy. Mâu thuẫn đến cực điểm và tôi đã trả lại cà sa, y
bát cho thầy để trở về với cuộc đời. Nhưng sau khi đã từ giã thầy ra đi,
từng đêm ngủ tôi vẫn thức giấc bàng hoàng nhớ đến tiếng kinh kệ từng
thời công phu. Nhớ tiếng chuông mỗi sớm mai thức dậy. Tôi tự dặn mình,
cuộc đi tìm thiền sư của tôi vẫn chưa kết thúc.
****
Tôi có vài bạn hữu cùng chí hướng thời còn theo thầy học đạo. Khác
với tôi họ vẫn ở lại chùa, vui với cảnh tương bần bên cửa Phật. Cuộc đời
kể cũng lạ, có nhiều buổi chiều, khi đã xong một ngày với bao áp lực
công việc, tôi thường chạy xe như quán tính. Khi xe dừng lại, nơi tôi
đến không phải là nhà mà đó là chùa. Nơi ấy, bạn tôi vẫn còn kiên trì
với con đường mây trắng.
Chùa bạn tôi có một dãy tăng phòng được xây thành chữ L và ở góc đất
trống sau vườn có trồng cây trần bì và vài cây vả. Tôi đến với bạn từ
khi cây mới được trồng xuống đất và bây giờ nó đã vươn cao che kín cả
góc vườn. Dãy tăng phòng với những người xưa cũ ấy vẫn còn y nguyên. Hai
nhà sư trẻ bạn tôi ở hai bên, còn vị sự già-bổn sư của họ ở căn phòng
chính giữa. Thầy là trụ trì, nhưng từ hàng chục năm rồi, thầy đã phủi
tay áo, giao lại mọi chuyện trong chùa cho đệ tử. Đều đặn hàng chục năm
nay, mỗi sáng thầy đều dùng một gói mì chay, hai bữa còn lại là cơm rau
bình dị mà đệ tử dâng lên. Có gì thầy dùng nấy, không khen ngon mà cũng
chẳng bao giờ chê dở.
Tôi gặp thầy từ khi thầy còn khỏe. Mỗi chiều, thầy thường cầm chổi
quét rác dọc tuyến đường Phan Bội Châu dài gần cả cây số. Thời ấy, tuyến
đường này còn thưa thớt nhà dân và chưa được thảm nhựa như bây giờ.
Mỗi lần đi học về, thấy thầy quét rác, chúng tôi chấp tay cúi chào. Thầy
thường không nói, chỉ mỉm cười đón nhận. Nhưng có hôm cao hứng, thầy
cầm cán chổi gõ lên đầu chúng tôi rồi nói: “Đi học răng tau gõ không có
chữ mô trong đầu văng ra hết rứa mi?”. Chẳng hiểu thầy muốn nói gì,
chúng tôi chỉ biết vâng dạ rồi về chùa.
Trở lại chùa, bạn tôi vẫn ở căn phòng chung bức tường với thầy. Nay
thầy đã gần trăm tuổi. Suốt ngày thầy chỉ sống một mình trong phòng và
hình như thế giới của thầy cũng cô đọng lại bên góc chùa có cây trần bì
xanh tốt. Bạn tôi nói: “Ôn chừ vui lắm. Nói chuyện một mình cả ngày như
trong phòng đông người lắm vậy. Gần trăm tuổi rồi mà chưa có khi mô đau
ốm. Cả đời chưa đi bệnh viện lần mô cả. Chừ ôn còn cầm cái ghế đưa lên
một tay như thanh niên”.
Ngồi uống trà với bạn bên thư phòng, thỉnh thoảng tôi nghe ôn độc
thoại một mình. Lần nào tôi cũng chỉ nghe duy nhất một câu: “Đời sung
sướng rồi, phong kiến hết rồi, cách mạng cũng thành công rồi, còn chi
nữa mà lo…”. Chẳng biết ôn đang nói về chuyện gì và muốn nói với ai. Mắt
không còn nhìn thấy rõ, nhưng chuyện gì ôn cũng biết. Từ sau khi tôi
cởi bỏ áo cà sa, nhiều phật tử, kể cả các bậc cao tăng… gặp lại ai cũng
nhớ nhớ, quên quên. Thế nhưng, có lần tôi ghé chùa thấy ôn đứng ở cửa.
Tôi chấp tay chào ôn như ngày xưa đi học về thấy ôn vẫn thường chào: “A
Di Đà Phật!”. Tôi vừa chào xong, ôn đã nói: “Mi đó à Long? Bữa ni răng
mi?” Nói rồi ôn lấy tay nện lên vai tôi một phát rất mạnh. Cử chỉ đó làm
tôi nhớ lại thời còn đi học bị ôn gõ cán chổi vào đầu. Một hơi ấm lạ
thường chạy qua cơ thể. Rõ ràng đã hai mươi năm rồi nhưng cảm giác giữa
ôn với tôi chẳng có gì khác cả, dù bây giờ ôn đã không còn nhìn bằng
mắt.
Rồi cây trần bì trước phòng ôn lại ra hoa. Hôm nọ tôi ghé phòng bạn
uống trà. Từ phòng ôn, tôi lại nghe tiếng vọng ra: “Trần bì! Trần bì! Mi
lại ra hoa đó à?”. Bạn bảo: “Ôn nói câu nớ mười năm rồi”…
Tôi mơ hồ đã tìm thấy thiền sư. Một ý thơ chợt đến, tôi vội viết ra giấy:
Lên chùa không thấy Phật
Xuống núi chẳng thấy tình
Hỏi sư, sư không nói
Hỏi Bụt, Bụt làm thinh
Không lên chùa tìm Phật
Chẳng xuống núi gọi tình
Phật và Em nhất thể
Chỉ mình ta vô minh
Không Sư không Phật nữa
Ta cứ đi một mình
Mai về bên Cực lạc
Cười một tràng Tâm kinh
Xuống núi chẳng thấy tình
Hỏi sư, sư không nói
Hỏi Bụt, Bụt làm thinh
Không lên chùa tìm Phật
Chẳng xuống núi gọi tình
Phật và Em nhất thể
Chỉ mình ta vô minh
Không Sư không Phật nữa
Ta cứ đi một mình
Mai về bên Cực lạc
Cười một tràng Tâm kinh
Huế cuối đông 2011
Bùi Ngọc Long
Sóc nhỏ
Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm 1 người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?
Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?
Người: Thưa vâng.
Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?
Người : Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?
Phật: Trong hôn nhân không có t́ình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.
Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật
Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc
Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?
Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi 1 tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.
Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.
Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang 1 người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.
Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác
Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?
Người : Con...con...con...
Phật: Bây giờ con nhìn 3 ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?
Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.
Phật: Ba ngọn nến ví như 3 người đàn bà. 1 ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu...Ngay đến 1 trong 3 ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không t́ìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?
Người : Con...con...con...
Phật : Bây giờ con cầm 1 cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?
Người : Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.
Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất
Người : Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.
Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, t́ình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được 1 chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là t́ình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.
Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.
Phật: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!
Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.
Mùa hoa đạo nở....
Ngỡ tìm được cõi bình yên,
Nào ngờ mang lại ưu phiền trong tâm...
Đem về "hình giả"xa xăm,
Vô tình ta đã gieo mầm sát sinh !
Đi tìm một cõi yên bình,
Chỉ cần ta để tâm mình thảnh thơi....
Vui cùng hoa nở lá rơi,
Tiếng chim ríu rít khắp nơi bay về !
Và ta chợt tỉnh cơn mê,
Xin mang "hình giả" trả về cõi không....
Bây giờ hoa đạo trổ bông,
Bình minh rạng rỡ trên vùng hồi sinh .....
Nào ngờ mang lại ưu phiền trong tâm...
Đem về "hình giả"xa xăm,
Vô tình ta đã gieo mầm sát sinh !
Đi tìm một cõi yên bình,
Chỉ cần ta để tâm mình thảnh thơi....
Vui cùng hoa nở lá rơi,
Tiếng chim ríu rít khắp nơi bay về !
Và ta chợt tỉnh cơn mê,
Xin mang "hình giả" trả về cõi không....
Bây giờ hoa đạo trổ bông,
Bình minh rạng rỡ trên vùng hồi sinh .....
NM
Hoa đạo mùa Phật Đản
Em yêu mùa sen nở
Nhớ Gia đình Phật tử
Áo lam cài hoa sen
Thương bầy chim oanh vũ…
(“Nhớ mấy mùa sen”, Trần Thị Diệu Phước, 1963)
Nhớ Gia đình Phật tử
Áo lam cài hoa sen
Thương bầy chim oanh vũ…
(“Nhớ mấy mùa sen”, Trần Thị Diệu Phước, 1963)
Em
Oanh vũ nữ với bài thơ dài, “Nhớ mấy mùa sen”, đoạt giải nhất trong
cuộc thi viết ngành Oanh của liên Gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế năm
1963, nay đã là bà nội, bà ngoại ở lứa tuổi lục tuần. Đã 47 năm rồi tôi
chưa gặp lại em, nhưng bài thơ xưa thì vẫn nhớ. Bài thơ hồn nhiên và
trong sáng đượm màu Hoa đạo.
Cái đẹp hình tướng có thể tàn phai, nhưng cái đẹp của tư tưởng thì không phai tàn.
Năm nay…
“Mùa cherry, tôi đi tìm cú…!”
Nếu
“cú” đây chẳng phải là cú pháp, là văn chương tuyệt cú mà chỉ là cú vọ,
cú mèo, cú tráu… thì không biết cái hồn văn chương thiên cổ có bị phai
tàn chăng?
Nhưng dẫu sao thì đó vẫn là sự thật.
Ở xứ Huê Kỳ cái gì cũng có, nhưng lại thiếu một mùa sen ngày Phật Đản.
Những
năm qua, người Việt ở Mỹ thường chú ý mùa cherry trùng với mùa Phật Đản
trên xứ nầy. Cho nên có nhiều người cho mùa cherry là mùa Quả Phật khi
mùa sen nở là mùa Hoa Phật. Mùa Hoa Phật xứ Mẹ và mùa Quả Phật xứ Người.
“Cherry” – tiếng Mỹ có nghĩa là hoa anh đào;
mà cũng là trái mận đào. Người Việt ở nước ngoài nói tới trái cherry thì
ai cũng biết nhưng nói đến trái “mận đào” thì… hết biết luôn!
Quả
mận đào nhỏ như trái bồ quân nhưng có tới 5 màu: Trắng, vàng, đỏ, tím
và đen. Nghe nói trái mận đào mang tinh thần hoa đạo. Hoa đạo (Kado) là
nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật Bản. Lịch sử Hoa đạo xuất hiện
từ các thiền sư Trung Hoa đem đạo Phật vào đất
Nhật từ thế kỷ thứ 6. Mỗi đóa hoa không có tự thể tánh. Hoa phải có sự hợp duyên của thiên nhiên mới thật là hoa: Một giọt sương long lanh, một chút gió phơ phất, một chú bướm vàng lãng đãng, một đôi mắt ngắm tự tâm hồn… thì hoa mới đẹp. Vì thế nghệ thuật Hoa đạo là “hoa trong ta và ta trong hoa” giữa khoảng trời thu nhỏ.
Nhật từ thế kỷ thứ 6. Mỗi đóa hoa không có tự thể tánh. Hoa phải có sự hợp duyên của thiên nhiên mới thật là hoa: Một giọt sương long lanh, một chút gió phơ phất, một chú bướm vàng lãng đãng, một đôi mắt ngắm tự tâm hồn… thì hoa mới đẹp. Vì thế nghệ thuật Hoa đạo là “hoa trong ta và ta trong hoa” giữa khoảng trời thu nhỏ.
Giống mận đào gần với Hoa đạo vì cũng cần
“hợp duyên” như thế. Nghe nói nếu trồng một cây thì thường không có
trái; cô đơn ái dục vô tâm khởi, chăng (?!) Nên những tài tử cây kiểng
thường ghép cả 3 loại mận đào – vàng, đỏ, tím – vào một cây. Mười năm
trước, tôi trồng một cây mận đào ghép như thế ở vườn sau nhà. Chỉ 3 năm
sau là cây bắt đầu có trái. Những trái mận đào nhỏ nhắn, mơn mởn chín
mọng đủ màu, trĩu quả như những cành hoa. Vị ngọt, hương hiền, pha chút
chua chua điểm làm duyên. Tôi thường hái lứa mận đào đầu tiên cúng Phật
mà cứ mường tượng như những đóa sen mùa Phật Đản trên quê mẹ ngày xưa.
Năm
nay, cây mận đào vườn sau ấy đã cao vượt quá mái nhà. Khu nhà mới
Natomas nơi tôi ở, nguyên được xây dựng trên một cánh đồng trống bây giờ
đã thành một rừng cây xanh nho nhỏ. Người Mỹ chỉ trồng loại cây có hoa
và cây xanh gây bóng mát quanh nhà. Rất ít nhà chịu trồng cây ăn quả vì
dân xứ nầy thích ăn cây quả bán ở tiệm, an toàn về mặt vệ sinh hơn là ra
vườn hái trái. Nhà nào trồng cây quả, thường để chín rụng đầy vườn, lâu
ngày thành rác bẩn.
Cuối mùa Xuân, chim chóc bốn phương từ đâu
tụ về. Mới 3 giờ sáng, chim đã bắt đầu ríu rít gọi đàn. Cây mận đào nhà
tôi, nhánh nào cũng đầy trái, bỗng trở thành kho lương thực tươi mát cho
bầy chim. Mỗi sáng sớm, ra nhìn hột và quả mận đào chim ăn rụng tả tơi
trên thảm cỏ, lúc đầu tôi cảm thấy tiêng tiếc nhưng bóng dáng đủ màu và
tiếng hót hồn nhiên của bầy chim mang niềm vui bù lại.
Gần Rằm
Tháng Tư, trái mận đào chín mọng, chim càng rủ nhau lựa quả ngon, mổ
rụng vung vãi càng nhiều. Tình yêu thiên nhiên, chim muông có cánh cửa
giới hạn của lòng sở hữu. Ngắt một nhánh hoa vườn người hay đuổi bầy
chim ăn quả vườn nhà là mình đang khép lại cuộc ngao du về khóa ngõ nhà
mình. Tôi đi tìm con cú; một con cú lộng giả thành chân làm bù nhìn đuổi
bầy chim lạm dụng quyền… làm chim không giới hạn. Phải cần một sự dữ
dằn, xấu xí hình tướng để xua đuổi hình ảnh hoa bướm của lòng tham.
Suốt
mấy ngày anh chủ nhà trong tôi cứ đi tìm hình giả một con cú mèo trông
càng dữ dằn, gớm ghiếc hơn cả cú thật càng tốt. Cái nhìn dư ảnh trong
tâm và ý nghĩ của tôi chuyển dần từ bầy chim líu lo buổi sớm sang con cú
vọ, từ khi tôi đi tìm cú đuổi chim. Vào những hàng bán đồ chơi chim
chóc, mắt tôi nhìn vào hình chim muông đủ màu, đủ loại mà chẳng thấy con
nào vì chỉ đi tìm con cú. Bắt gặp một dáng vẻ sinh vật dữ dằn nào tôi
đều chăm chú nhìn ngắm, nhưng hầu hết chưa đủ “dễ sợ” làm bầy chim sợ
hãi. Cả mấy ngày, nhìn đâu tôi cũng mường tượng về con cú lý tưởng của
mình. Đó là con cú sẽ làm bầy chim kia kinh hồn bạt vía. Con cú như bến
đậu của dòng suy tưởng xua đuổi trong tôi vào lúc này.
Đã đi tìm
thì sớm muộn gì cũng sẽ gặp. Theo lời mách miệng của một anh Mỹ đen gặp
tình cờ ở Country Mall, tôi vào chợ Ross, tới khu bán hàng trang hoàng
ảnh tượng. Những tượng Phật, Chúa, Thánh, Thần, thiên tài, nghệ sĩ… xếp
hàng trên giá mờ nhạt. Những muôn thú cây cảnh có như không. Mắt tôi
sáng lên với một hình giả con cú làm bằng chất nhựa dẻo được sơn phết
nhiều màu nhưng hai màu đen trắng đối chọi níu chặt cái nhìn của tôi vào
nó. Tâm tôi đang trên cuộc hành trình tìm cú; ý tôi đang trôi trong
dòng tới cú. Nên gặp được thân cú dữ dằn thật là một hạnh phúc. Tôi phấn
chấn mua về treo cao chót vót trên cây mận đào. Bên cạnh còn treo thêm
một dãy dĩa CD lóng lánh hai mặt cũng theo lời khuyên của người mách
nước
Chim Ka Lăng Tần Già
Sáng
đầu tiên vừa mới thức dậy là tôi mở cửa chạy ngay ra vườn sau nhìn con
cú treo trên cây mận đào. Con cú phản ánh mặt trời. Dĩa CD bắt nắng
loang loáng. Một cuộc phản công hùng tráng vô cùng. Không có bóng một
con chim nào liều lĩnh lại gần. Tiếng chim râm ran chỉ còn nghe vọng lại
từ phía vườn nhà ai. Mắt cười nhìn con cú đồng minh vểnh cái mỏ quặm
nhọn hoắt trên cây nhìn xuống, tôi xoa tay hoan hỷ. Cảm nhận đồng hành.
Vừa đúng dịp lễ Phật Đản, tôi hái những trái mận đào to nhất còn sót lại
sau cuộc xâm lăng của bầy chim và đơm lên bàn thờ cúng Phật. Khói nhang
bay thanh thoát sao tôi cứ mường tượng như dáng hình con cú. Giữa cuộc
binh đao, lòng người chiến sĩ nào mà không vương mang mùi thuốc súng!
Những
ngày tiếp theo, mỗi sáng tôi đều có dĩa mận đào tươi cúng Phật. Con cú
và tôi vẫn gần gũi nhìn nhau mỗi ngày. Tiếng chim xa lắc. Vài con chim
sà cánh đậu trên cây; nhớn nhác rồi bay đi. Tôi đã lấy lại được cây
cherry. Trái bây giờ chín tới. Sau trận mưa giông, trái rụng, gió lớn
thổi bay tứ tán đầy sân. Vắng tiếng chim buổi sớm, buổi chiều làm tôi
nhớ. Nỗi nhớ mơ hồ như vọng ra từ góc khuất của lòng mình. Vắng những
cánh chim. Cũng đàn chim ấy, nhưng trước đây có vẻ như ranh mãnh, bon
chen; sao bây giờ tôi thấy chúng hồn nhiên và thơ dại như bầy oanh vũ
ngày xưa. Trên cây mận đào đong đưa với gió chỉ còn con cú. Gió lên,
trái rụng. Trên xác lá và trái chín vỡ tan, sáng nay tôi tìm thấy hai tổ
chim con rơi xuống. Những con chim non đã chết queo trong tổ. Có lẽ vì
mấy ngày qua chim mẹ sợ không dám tới, bỏ đói đàn con.
Con cú,
dẫu chỉ là cái mã vô hồn nhưng sao nó vẫn lay động được cảm tính, tâm
thức của sự sống. Đàn chim sợ nó như một phản ứng bản năng. Tôi gần với
nó vì nó giúp tôi loại trừ được bầy chim mà tôi coi như một đối tượng
xâm phạm quyền sở hữu của mình. Chỉ có một điều tôi quên mất. Đó là
quyền sở hữu những gì mà tôi trân quý, nhưng có thể chẳng có giá trị gì
với người ngoài và cũng chẳng giúp được gì cho ai: Cây cherry, cây mận
đào ở Mỹ nhiều lắm; nhưng chẳng ai biết hay quan tâm là cái mô tê gì ở
Việt Nam và nhiều xứ khác. Với tôi, cây mận đào làm hoa trái cúng Phật
trong mùa Phật Đản là một duyên lành ở xứ người. Tôi thường loay hoay
tìm Phật tận đâu đâu ở khu vườn Lâm Tỳ Ni, ở cung trời Đâu Suất nhưng
lại quên “ông Phật” trong tôi mà chính đức Phật từ hơn 2500 trước đã thọ
ký cho mỗi chúng sinh về sau. Con cú cứ ám ảnh cái nhìn, cái nghĩ của
tôi như một ý nghiệp mây mù thiếu mầm độ lượng. Tôi phải từ bỏ nó để trở
lại với chính mình.
Rũ sạch định kiến và sự ám ảnh thật không
đơn giản. Mấy chú chim con chết trong tổ ám ánh tôi không dứt. Phù du và
bé bỏng thế thôi, nhưng mỗi hạt cát đều có quyền sống riêng của nó. Nói
chi tới lòng Từ Bi cho to tát. Chỉ nói tới tình thương nhỏ bé đối với
bầy chim cũng đã cần tới cái tâm không khóa, không gài. Tôi lặng lẽ bẻ
khóa như một lời cầu nguyện. Rồi tôi trả lại con cú cho nhà hàng Ross –
một con cú giả mặt mày còn nguyên vẹn – lấy lại chút tiền còm giúp quỹ
trẻ mồ côi. Đàn chim lại trở về. Tiếng hót đánh thức tôi ngồi uống trà
để viết những dòng nầy khi trời chưa sáng.
Sớm mai ấy,
nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già
bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa – một vị
Phật tương lai – ra đời
Từ
ấy, hoa Mạn Đà La thành biểu tượng của Hoa đạo. Nghìn năm sau, hoa Mạn
Đà La là loài hoa “hình vô hình hình, tướng vô tướng tướng” của tâm
tưởng khi hướng về đức Phật. Bao tấm lòng thực tế tìm hoa. Bao tâm hồn
mơ mộng nghĩ về hoa.
Trong kinh Phật thường thấy xuất hiện nhiều
loài hoa trong thời thuyết pháp của Phật như: Mưa hoa Mạn Đà La
(Mandàrapushpa), Mạn Châu Sa, Mạn Thù Sa, Ma ha Mạn Đà La, Ma ha Mạn Thù
Sa. Người ta cho đó là những loại Hoa Trà (Camelia); mà sinh tộc hoa
trà thì có hàng trăm loại. Và cũng từ ấy, những tâm hồn mang khuynh
hướng tiếp cận với sự huyền nhiệm của tâm linh đất trời không ngớt rải
hoa và quét hoa xung quanh những tượng đài Phật giáo.
Trong bao
nhiêu lần lễ hội Phật giáo, nhất là những lần lễ hội quanh tôn tượng đức
Quán Thế Âm, người ta không ngớt cãi nhau về mây ngũ sắc, về hoa Mạn Đà
La rãi xuống trần gian từ giữa khung trời phiêu linh vô tướng. Kẻ
“thấy” thì cho đó là phép mầu huyền nhiệm. Người “không” thì cho đó là
một ám ảnh mang tính chất mê tín dị đoan. Bậc “vô tướng vô tâm” thì mỉm
cười thinh lặng. Người đời sống chết với tình yêu nhưng chẳng ai vẽ được
chân dung một Tình Yêu có thật.
Và nữa, hoa nở chim kêu. Những
loài chim ẩn hiện trong kinh Phật như Oanh Vũ, Anh Lạc, Cộng Mạng, Ka
Lăng Tần Già vẫn thường xuyên xuất hiện. Bóng dáng cùng tiếng chim Ka
Lăng Tần Già giúp nở những mầm hoa hạnh phúc. Nhiều người đã cất công
lặn lội qua Ấn Độ, vượt sông Hằng tìm về đất Phật. Dấu tích ngày xưa đã
thành hoang phế. Còn chăng những phế tích được tôn tạo lại như những
biểu tượng. Người tìm về đất Phật chỉ còn được kể lại rằng, Ka Lăng Tần
Già là một loài chim thuộc giống chim sẻ Ấn Độ. Loài chim ấy ẩn cư trong
suốt mùa Hè nóng như thiêu đốt của xứ Ấn và khi chim cất tiếng kêu là
mở đầu cho Gió Mùa sắp tới từ tháng Tư đến tháng Mười. Tiếng chim như là
biểu tượng âm thanh vui sống vỡ bờ làm vạn vật hồi sinh. Lời của Phật
cũng như tiếng chim Ka Lăng Tần Già giúp con người hồi sinh và hạnh phúc
từ sự ẩn nhẫn cam chịu khổ đau của dòng sống tạm bợ mà phải cột trói
trong vòng duyên nghiệp trùng trùng. Dr. Satesh Pande, nhà sinh vật học
chuyên khảo về những loài chim đã sưu tầm và mô tả hình ảnh cùng tiếng
hót thanh thoát của loài chim Ka Lăng Tần Già (Kalavinka Sparrow). Nhưng
loài hoa Hoa đạo và Chim Đạo chỉ nở được và hót được khi trái tim là
cánh cửa không cài, mở rộng đón một bầu trời xanh.
Ít nhất đã có
một lần trong đời, tôi đi tìm chim cú mới cảm nhận được tâm hồn mình
nhuộm cú khi mãi miết đi tìm bóng cú giữa thiên nhiên bao la nhưng không
có chỗ an trú cho mình vì chén trà “đương niệm hiện tiền” đã đầy ắp.
Muốn rót thêm một giọt mới pha, cũng phải cần đổ lớp cũ ra thôi!
Mùa
Phật Đản, mong hoa Mạn Đà La nở khắp lòng người và tiếng chim Ka Lăng
Tần Già làm đượm tình người. Hoa phi hoa, điểu phi điểu… Chẳng phải là
hoa, chẳng phải là chim mà chỉ có tiếng vọng trong ta mang suối nguồn
hạnh phúc cho mình.
North Highlands, mùa Phật Đản 2554 – 2010
Trần Kiêm Đoàn
Sóc nhỏ
Chú đứng hai chân như đang làm xiếc, khi mỏi
quá, chú ngồi xuống rồi lại nhâm nhi, bình thản ăn. Đã năm phút trôi
qua, chú vẫn lặng lẽ, hồn nhiên ăn quả chuối trên tay vị sư già.
Không biết chú đã ở chùa được bao lâu, chỉ biết sự có mặt của chú làm tình người nơi đây thêm dư vị. Sự hồn nhiên, tinh nghịch, dễ mến của chú cứ như một lực hút đặc biệt khiến ai cũng như người bạn, người cha, người mẹ, người ông, người bà… của chú. Tình thương, tình người tự nhiên chảy tràn ra. Cảm giác được gọi “Sóc ơi!” rồi được nhìn thấy chú lăng xăng chạy xuống, háo hức nhận đồ ăn như đứa trẻ mừng quà mẹ đi chợ về, thật khiến lòng con người ta lăn tăn một niềm vui khó tả. Quen thuộc nhất là tiếng gọi cho sóc ăn của một bà cụ người Huế vào mỗi sáng: “Sóc ơi! Xuống ăn, kẻo đói, sóc ơi!”. Mỗi lần gọi, bà đưa mắt nhìn lên cây đa cổ thụ - chỗ trú ngụ ưa thích của chú, thấy chú chưa chịu xuống, bà đi đi quanh gốc cây, rồi lại gọi với lên. “Sóc ơi!”. Tiếng gọi làm ấm cả lòng người.Mấy cậu nhỏ quanh chùa tuy bận học nhưng thỉnh thoảng cũng vào chơi với sóc. Mỗi lần vào đều mang trái chuối, miếng đu đủ hay mấy quả nho, cho sóc. Sóc chơi với mấy cậu hồn nhiên lắm. Mỗi khi lũ trẻ cười nói, vui đùa với nhau, chú lại nhảy nhót, chạy lấn quấn quanh chân chúng, như muốn được sự chú ý của cả thế giới vậy. Chú vẫn thường hếch cái mũi lên nghe ngóng mỗi khi có cậu nhỏ nào nói gì với chú. Với bọn trẻ, chú là thế giới hoạt hình dễ thương thật đang hiện hiện, thế giới mà con người nhất là trẻ nhỏ có thể thân thiết, chơi đùa với các loài động vật như những người bạn. Một điều rất hiếm thấy và sẽ vô cùng hiếm thấy trong sự phát triển như vũ bão của nền văn minh kỹ nghệ, cổ xướng cho tiêu thụ, nhất là trong ăn uống, đã và sẽ lấy đi rất nhiều, rất nhiều nữa những cánh rừng tự nhiên và sinh mạng của các loài động vật. Vậy mà Tam Bảo nhiệm mầu, mặc bao đổi thay thời cuộc, xưa cũng như nay, đứa con nào, chúng sinh nào cũng được ấp ủ, chở che trong tình thương của Phật, nơi những mái lam già, bên những bóng nhật bình thanh thoát.Năm phút đã trôi qua, rồi bảy phút, mười phút,… chú vẫn còn ở đó, bên vị sư già và ăn ngon lành quả ngọt trên tay ông. Bỗng có tiếng “tách” từ máy chụp hình của một khách vãng lai khiến chú giật mình, nhưng rồi lập tức chú lại hồn nhiên nhâm nhi ăn, khi bên cạnh chú, vị sư già vẫn ung dung, bình thản đút chuối cho chú.Mọi người vẫn mặc nhiên qua lại, người thích thú ngắm nhìn, người chỉ trỏ thầm thì bàn tán, người thản nhiên đi qua. Đâu hay: Dưới gốc Sala, có một vị sư già, có một chú sóc nhỏ…....
Không biết chú đã ở chùa được bao lâu, chỉ biết sự có mặt của chú làm tình người nơi đây thêm dư vị. Sự hồn nhiên, tinh nghịch, dễ mến của chú cứ như một lực hút đặc biệt khiến ai cũng như người bạn, người cha, người mẹ, người ông, người bà… của chú. Tình thương, tình người tự nhiên chảy tràn ra. Cảm giác được gọi “Sóc ơi!” rồi được nhìn thấy chú lăng xăng chạy xuống, háo hức nhận đồ ăn như đứa trẻ mừng quà mẹ đi chợ về, thật khiến lòng con người ta lăn tăn một niềm vui khó tả. Quen thuộc nhất là tiếng gọi cho sóc ăn của một bà cụ người Huế vào mỗi sáng: “Sóc ơi! Xuống ăn, kẻo đói, sóc ơi!”. Mỗi lần gọi, bà đưa mắt nhìn lên cây đa cổ thụ - chỗ trú ngụ ưa thích của chú, thấy chú chưa chịu xuống, bà đi đi quanh gốc cây, rồi lại gọi với lên. “Sóc ơi!”. Tiếng gọi làm ấm cả lòng người.Mấy cậu nhỏ quanh chùa tuy bận học nhưng thỉnh thoảng cũng vào chơi với sóc. Mỗi lần vào đều mang trái chuối, miếng đu đủ hay mấy quả nho, cho sóc. Sóc chơi với mấy cậu hồn nhiên lắm. Mỗi khi lũ trẻ cười nói, vui đùa với nhau, chú lại nhảy nhót, chạy lấn quấn quanh chân chúng, như muốn được sự chú ý của cả thế giới vậy. Chú vẫn thường hếch cái mũi lên nghe ngóng mỗi khi có cậu nhỏ nào nói gì với chú. Với bọn trẻ, chú là thế giới hoạt hình dễ thương thật đang hiện hiện, thế giới mà con người nhất là trẻ nhỏ có thể thân thiết, chơi đùa với các loài động vật như những người bạn. Một điều rất hiếm thấy và sẽ vô cùng hiếm thấy trong sự phát triển như vũ bão của nền văn minh kỹ nghệ, cổ xướng cho tiêu thụ, nhất là trong ăn uống, đã và sẽ lấy đi rất nhiều, rất nhiều nữa những cánh rừng tự nhiên và sinh mạng của các loài động vật. Vậy mà Tam Bảo nhiệm mầu, mặc bao đổi thay thời cuộc, xưa cũng như nay, đứa con nào, chúng sinh nào cũng được ấp ủ, chở che trong tình thương của Phật, nơi những mái lam già, bên những bóng nhật bình thanh thoát.Năm phút đã trôi qua, rồi bảy phút, mười phút,… chú vẫn còn ở đó, bên vị sư già và ăn ngon lành quả ngọt trên tay ông. Bỗng có tiếng “tách” từ máy chụp hình của một khách vãng lai khiến chú giật mình, nhưng rồi lập tức chú lại hồn nhiên nhâm nhi ăn, khi bên cạnh chú, vị sư già vẫn ung dung, bình thản đút chuối cho chú.Mọi người vẫn mặc nhiên qua lại, người thích thú ngắm nhìn, người chỉ trỏ thầm thì bàn tán, người thản nhiên đi qua. Đâu hay: Dưới gốc Sala, có một vị sư già, có một chú sóc nhỏ…....
Nắng Mới
Cuối tuần xin chúc chúng ta đều có " Niềm An Vui " dù cho trải qua biết bao dâu bể của cuộc
đời.....
Nẻo
về....
Trăm nhánh của sông trộn một dòng,
Trăm dòng xuôi đổ chốn biển Đông.....
Trăm nhánh của sông trộn một dòng,
Trăm dòng xuôi đổ chốn biển Đông.....
Xin vững tay chèo xuôi theo nhánh,
Tâm luôn mở rộng với sắc không !!
Nhân sơ bổn thiện hoà tâm ý ,
Độ thoát hôn trầm giữa bến mê....
Chỉ ta giác ngộ nguồn chân lý ,
Và chỉ mình ta một cõi về !!
Nhân sơ bổn thiện hoà tâm ý ,
Độ thoát hôn trầm giữa bến mê....
Chỉ ta giác ngộ nguồn chân lý ,
Và chỉ mình ta một cõi về !!
Thiền........ giữa
đường
Đạo
Phật đơn giản mà rắc rối như một dòng sông. Trăm nguồn trộn chung về một nhánh;
trăm nhánh trộn chung về một dòng; và trăm dòng rồi cuối cùng cũng xuôi ra biển
cả…
Đối với một người Mỹ làm việc bình thường thì
mỗi năm có một kỳ nghỉ lễ dài nhất là ngày Lễ Tạ Ân – Thanksgiving – kéo dài từ
thứ Năm đến Chủ nhật của tuần lễ cuối tháng 11. Lễ này liên quan đến “ân tình”
giữa dân da trắng và da đỏ châu Mỹ trong buổi đầu lập quốc của nước Mỹ chứ
chẳng liên quan gì đến tôn giáo nào cả. Theo thông lệ, ngày thứ Năm ăn gà Tây,
ngày thứ Sáu là ngày mua sắm bận rộn nhất trong năm trên toàn nước Mỹ. Đó là
ngày Thứ Sáu Đen – Black Friday – vì thiên hạ đổ xô đi mua hàng đại hạ giá.
Người mua phải xếp hàng chờ thâu đêm đợi các cửa hàng mở cửa, gây cảnh phố xá
đông nghẹt người, đường sá kẹt xe, hàng hóa chất đầy, khách hàng xuôi ngược, xách
mang hụt hơi nên trần gian xinh đẹp này bỗng thành… đen thui, đen thủi!
Bé Na từ New York
về thăm nhà ở Cali
nhân dịp lễ Tạ Ân. Khác với mọi năm, sáng ngày Black Friday năm nay, tôi ngạc
nhiên vì cô con gái út thức dậy rất sớm, nhưng ngồi lặng lẽ trong phòng và
không hề nhắc đến chuyện mua sắm như mọi năm. Mấy chị hỏi, Na trả lời đơn giản:
“Na có các thứ đủ dùng rồi. Để cho mấy người còn thiếu đi mua”. Tôi hơi ngạc
nhiên vì thái độ trầm tĩnh của cô gái út thường láu táu nhất nhà. Mặc dầu bé Na
cũng làm nghề thầy thuốc Tây, hàng ngày phải làm việc với bệnh nhân trong phòng
mạch như hai cô chị, nhưng bản tính hồn nhiên cười to, nói tếu pha chút nghịch
ngợm với người thân vẫn không khác đi từ khi ra trường làm việc. Ngạc nhiên với
sự thay đổi, tôi phải hỏi loanh quanh hoài bé Na mới tiết lộ là dạo này thích
ăn chay và thường tu học thiền tịnh với các nhà sư Tây Tạng sau giờ làm việc
hơn cả năm nay rồi.
Giữa ngày, trời bỗng mưa to gió lớn. Cơn bão
đầu mùa đang đến. Mấy cô chị, cô em có vẻ thất vọng ra mặt vì chiều nay cả nhà
phải đi ăn đám cưới con gái bác Thuận, một người rất thân vượt biển Đông cùng
ghe với gia đình chúng tôi 30 năm trước. Ấu Hương, cô dâu, là bạn thân của bé
Na nên đã mời Na làm người điều khiển chương trình cho tiệc cưới. Ngoài lý do
là đôi bạn thân, còn có lý do tế nhị hơn nữa về ngôn ngữ và văn hóa vì đây là
cuộc hôn nhân của hai gia đình Mỹ - Việt nên cần một người trẻ nói được cả hai
thứ tiếng và biết ứng xử tự nhiên những nét có liên quan đến văn hóa cả Ta lẫn
Người trước đám đông. Những người ăn mặc đẹp đẽ, áo quần tươi tắn như hoa mà
mặt buồn rười rượi. Nhìn lại, chỉ có bé Na là không bị bụi mưa thấm đẫm khuôn
mặt và nụ cười.
Giờ mời tiệc cưới đã tới gần mà cơn mưa bão
vẫn còn vật vã. Ra khỏi nhà, đúng là cảnh “nhà giàu đứt tay, ăn mày đổ ruột”.
Xa lộ số 5 với tốc độ thường ngày 120 cây số một giờ như đông đặc lại với bốn
dãy xe nối đuôi nhau chạy chậm rì rì. Xe cảnh sát, xe câu, xe chữa lửa, xe cứu
thương hụ còi inh ỏi, đèn chớp loang loáng. Hết chiếc này đến chiếc khác chạy
luồn lỏi giữa các dòng xe. Mọi người ngồi ẩn kín trong xe. Tôi ngồi ghế trước
với bé Na cầm tay lái. Những “hành khách tài xế ghế sau” là bà mẹ và mấy cô chị
bẻm miệng cũng là những tay lái xe đầy tinh thần Lương Sơn Bạc vì thường níu
giờ làm đẹp, phải chạy đua tới nơi làm việc cho khỏi trễ giờ vào phút chót. Cô
này hiến kế là phải lấn bên này, lách bên kia để lợi đường hơn một quãng. Cô
kia cố vấn là phải tăng tốc đổi qua lối bên cạnh để chiếm thế thượng phong…
Nhưng mặc ai nói ngả nói nghiêng, thì Na vẫn tỉnh như kiềng lửa xăng. Nhìn vào
khuôn mặt tĩnh lặng như không có gì đáng chú ý của bé Na, lại đến lượt bố già
nóng ruột lên tiếng, tôi hỏi:
- Sao con không gắng vượt trước một vài xe.
Mình có việc cần mà.
Bé Na mỉm cười hiền hậu:
- Thì biết đâu người ta cũng cần như mình.
- Mình khác họ vì mình có đám cưới đang chờ.
Con lại làm “em xi” – Master of Ceremony – nữa nên cần đến sớm hơn.
- Dạ, con biết. Trời gần tối rồi, lại gặp lúc
mưa bão nên ai cũng có người chờ hết ba ơi.
- Con nắm chương trình trong tay, nếu trễ thì
làm sao ăn nói với người ta.
- Mình giữ lời hứa, làm đúng hết sức mình đến
sớm nhưng gặp chuyện trở ngại bất ngờ thì đành chịu thôi. Lo lắng cũng không
làm mưa gió lặng được ba à.
Ngoái nhìn đằng sau thấy toàn cả những khuôn
mặt đầy dáng vẻ căng thẳng. Nhưng liếc nhìn cô con út đang lái xe, vẻ mặt vẫn
thư giãn và bình lặng. Tôi cảm thấy sự nôn nao của mình dịu lại. Dường như sự
an tịnh tạo ra được một không gian xa tít tắp để cuốn hút những dấy động ưu tư
tạm thời vào thanh thản. Bé Na nhìn bố già cười tươi và bắt gặp nét cười thân
thương trả lại.
Chúng tôi đến nhà hàng Happy Garden
đã quá giờ mời nhưng khung cảnh vẫn còn trống trải. Khách dự tiệc cưới trú mưa
trong xe đóng kín bịt bùng, chen chúc trên những ngả đường đầy mưa gió bây giờ
mới lục tục kéo đến. Tất cả đều thoáng vẻ mệt mề vì lo sợ bất an trên đường đi
và chưa dịu bớt sự căng thẳng vì lo lắng trễ giờ. Vừa bước vào cửa nhà hàng,
gia đình bác Thuận và Ấu Hương đã ùa tới. Ấu Hương ôm chầm bé Na, giọng vui
mừng và xúc cảm đến muốn khóc:
- Hú hồn hú vía, tao mừng quá vì mi tới được.
Cứ sợ mưa bão mi không tới được hay tới trễ giờ thì chết tao thôi.
Bé Na nói nhẹ nhàng:
- “Don’t worry”! (đừng lo mà mệt), tụi mình
vẫn sống nhăn răng đây nè. Tao tới “trễ sớm” một giờ mà vẫn còn bị sớm. Hì, hì…
chờ bà con tới đông hơn chút nữa tụi mình sẽ bắt đầu vô chương trình mi nghe.
Bé Na xuất hiện trên sân khấu với vẻ tươi
mát, nhẹ nhàng. Trong một dạ tiệc năm sáu trăm người vừa qua những giờ phút lên
ruột trong cơn mưa bão, giọng nói trong trẻo cả tiếng Việt phụ tiếng Anh và
dáng dấp thanh thản, thân tình, duyên dáng của người điều khiển chương trình đã
cuốn hút cả khách Việt lẫn khách Mỹ.
Từ phía bàn khách dành cho người thân ngay
trước sân khấu, tôi không rời mắt theo dõi bé Na. Suối nguồn tâm linh đã thay
đổi điệu sống của con người, một điệu sống hài hòa và an lạc.
Sau buổi tiệc cưới gần như hoàn mãn, trên
đường về, hai bố con lại rì rầm nói chuyện. Tôi tò mò hỏi bé Na:
- Các nhà sư Tây Tạng đã dạy cho con những
điều gì mới lạ?
Bé Na trả lời gọn lỏn:
- Dạ, mấy Thầy dạy Thiền giữa đường!
Suýt nữa tôi cười to, hỏi lại:
- Cái gì là thiền giữa đường. Sao lại có pháp
môn “Thiền giữa đường” kỳ cục vậy kìa?!
- Dạ đó là Middle Path hay Middle Way mà Thầy có nói thêm bằng tiếng
Ấn Độ là Madhyama-pratipada hay Majjhima-pratipada gì gì đó khó đọc quá mà con
quên mất rồi!
Tôi bỗng nhớ ra và cười giòn khoái chí, giải
thích:
- A, đó là Trung đạo; là con Đường giữa chớ
không phải là ở giữa đường. Đây là con đường đi mà Đức Phật đưa ra để tránh
những cực đoan trong cách sống và tu học.
- Con dốt tiếng Việt mà ba làm con rối mù rồi
đó. Cực đoan là gì ba?
- Hà, hà… cực đoan là chỉ theo về một phía.
Nếu chỉ có một phía bên này thì sẽ có phía bên kia đối nghịch lại. Phía này
mạnh thì phía kia cũng mạnh. Phía này nhẹ thì phía kia cũng nhẹ. Nên khi không dính mắc vào bên
này thì sẽ tránh được phản ứng bên kia. Như thương lắm thì sẽ có ngày ghét lắm.
Thương chút chút thì sẽ có ngày ghét chút chút. Trong cái này đã chứa sẵn cái
kia. Hai phía cực đoan ấy cứ đối chọi qua lại với nhau hoài không bao giờ ngừng
nghỉ.
- Dạ, con nhớ ra rồi. Thầy Lạt Ma dạy con có
kể chuyện ngày xưa Đức Phật cũng đã thử như thế. Ngài đã bỏ giàu sang để tìm
khổ cực. Ngài đã nhịn ăn, sống đói rách để quên mình mong tìm được điều tốt
đẹp. Nhưng cách đó không “work”, nên Ngài phải trở lại đời sống bình thường thì
mới thành ông Phật, phải không ba?
Tiếng cười tươi giòn của bé Na kéo tôi về
thực tại và hỏi:
- Vậy con có khi nào thực tập “Thiền giữa
đường” chưa?
Đến lượt bé Na ngạc nhiên hỏi lại:
- Thì con đã sống theo “Thiền giữa đường” từ
hôm về thăm nhà đến giờ ba không thấy à?
Tôi đặt tay lên vai con gái, hỏi dồn:
- Khi nào vậy con?
Bé Na nói như cười vui với chính mình, kể ra:
- Buổi chiều từ New York
về Sacramento,
vì trời sương mù, máy bay trễ mất ba giờ, cả nhà lo, mẹ gần khóc nhưng con
không thấy lo lắng vì máy bay trễ do thời tiết là thường. Chiều nay lái xe dưới
trời mưa bão, nhưng con vẫn cảm thấy không khác gì như đi trong trời tạnh nắng.
Ngồi trong xe, ba mẹ và mấy chị ai cũng muốn chen lên, vượt người khác vì sợ
trễ giờ, nhưng con không thấy gì cần phải giành đường hơn thua với người khác
vì họ cũng muốn đi đâu đó sớm như mình thôi. Vào nhà hàng, nhiều người chưa hết
lo sợ, nhưng con lại thấy bình an và vui lòng giúp bạn… Thầy con gọi như vậy là
sống thiền, sống đạo đó ba.
- Ừ, thì “bình thường giai thị đạo” mà.
- Nữa, ba lại
nói Sino-Vietnamese (Hán Việt) làm con không hiểu gì hết.
- Ba quên. Câu đó có nghĩa là khi mọi cái đều
ở chỗ bình thường, nghĩa là không bị lay động làm mất đi thế đứng yên ngay
chính giữa như không cao không thấp, không sướng không khổ, không ghét không
thương, không vội không chậm… như con lái xe chiều hôm qua là gần với đạo, là
gần ở thế Trung đạo.
- Dạ, thầy Lạt Ma cũng nói vậy. Thầy dạy
thiền là sống với “mind” (tâm) chớ không phải sống với “body” (thân). Thân có
thể nằm, ngồi, đi, đứng nhưng tâm vẫn ở
“giữa đường” là thiền.
Tôi lại cười và nhắc:
- Ở Trung đạo chớ không phải là ở giữa đường.
Bé Na như khám ra một điều gì mới lạ, kêu
lên:
- Ơ! Mà con “Thiền giữa đường” thiệt đó ba.
Ngày nào con cũng phải lái xe đi làm xa. Đường Freeway ở New York kẹt xe khiếp lắm. Nhớ lời Lạt Ma,
con đi sớm không sợ trễ, không phiền vì trời sương mù, không vui vì trời nắng
hay mưa, không buồn vì trời mưa hay nắng. Lái xe là lái xe. Cứ nhắm thẳng đường
mà chạy, không chen, không lách nên khỏi động đến ai nên cũng không có ai động
đến mình. Gặp khi kẹt xe thì chạy nhanh, chạy chậm hay dừng theo xe trước;
người ta sao mình vậy. Không lo, không sợ, không buồn, không giận ai làm gì cho
mệt.
Nghe con bé kể chuyện lái xe trên đường cũng
hay hay, nhưng vẫn còn thắc mắc, tôi hỏi:
- Như vậy con chỉ có “Thiền giữa đường” khi
lái xe thôi sao?
- Ui cha! Nhiều nhiều lắm kể không hết đâu.
Khi con thấy vui và chẳng lo lắng gì trên đường chạy xe thì con tìm ra được
nhiều thứ khác mà mấy năm trước con không thấy, không nghe. Trên đường đi con
thấy rõ những con đường và con đường nào cũng có vẻ hay riêng của nó. Có khi
con đọc được những câu vui vui, hay hay của người đi trước dán sau xe. Cũng có
lúc con nghe cả hơi thở của mình ra vào mà thương cái mũi mình làm việc nhiều
quá không có “vacation”. Rồi cái vui cứ theo con đến chỗ làm việc. Con thấy đôi
mắt của người nào con khám cũng đẹp mà trước đây con thường thấy đôi mắt người
trẻ thì đẹp, người già thì xấu, chỉ có mắt bệnh hay mắt khỏe thôi. Khi con tự
vui trước thì người khác cũng vui theo. Rồi nhiều người thích con và con cũng
cũng thích họ tự nhiên mà không cần cố gắng nói nhiều chi cả.
Tội nghiệp con bé cố tìm cho ra chữ, ra câu
để kể chuyện vừa qua cho bố già nghe và quay về với thực tại:
- Chừ
ngồi đây với ba mẹ và gia đình, sáng sớm mai con về lại New York rồi, nhưng con không cảm thấy mình
buồn muốn khóc như mấy lần trước vì ở đâu mà con thương mẹ, thương ba, thương
anh chị em thì con đang có ba mẹ và gia đình bên cạnh và trong tâm con rồi.
Tôi rơm rớm nước mắt vì cảm động và thương
con, đồng thời có dịp suy tư về con đường Trung đạo. Dẫu được gọi dưới bao
nhiêu danh từ, định nghĩa qua bao nhiêu khái niệm, biện luận qua bao nhiên nan
đề thì con đường chính giữa, ngay thẳng, không một mảy may dao động vẫn là con
đường hóa giải hận thù, thuần hóa đua tranh và dụng trí cứu khổ.
Thật
đáng vui vì bé Na không bị kẹt giữa những luận thuyết quá cao xa về đạo Phật.
Người thuyết giảng đạo Phật có tài cũng ví như người nấu ăn ngon. Khi món ăn
thơm ngon do một đầu bếp giỏi nấu ra thì người mù chữ hay nhà đại khoa bảng đều
cùng thưởng thức hương vị thơm ngon của thức ăn mà không cần lý luận quanh co,
không cần nhãn hiệu.
Đạo Phật đơn giản mà rắc rối như một dòng
sông. Trăm nguồn trộn chung về một nhánh; trăm nhánh trộn chung về một dòng; và
trăm dòng rồi cuối cùng cũng trôi ra biển cả.
Bởi
vậy, chẳng lạ gì người theo Nhất thần thì cho đạo Phật là “duy vật” vì không
tin có một Đấng Sáng Tạo sinh ra muôn vật. Người theo Đa thần thì cho đạo Phật
là “duy tâm” vì ai cũng có ông Phật, ông Thánh, ông Bồ tát, ông Thiện, ông Ác
trong tâm; hễ dụng công tìm cầu ai thì gặp nấy. Người theo Duy vật lại cho đạo
Phật là “dầu Cù là” vì chỉ thoa dịu vết đau tạm thời mà không chữa lành bệnh
tình nhân thế. Người theo Duy tâm lại cho đạo Phật là thuốc “Xuyên Tâm Liên” vì
bệnh gì cũng dùng được như “vạn pháp đều là Phật pháp”. Tất cả họ đều đúng khi
nhìn từ vị thế của mình. Nhưng tất cả đều sai hay ít nhiều khập khiễng khi xét
từ thế Trung đạo.
Vì đạo Phật không có một con đường mà có quá
nhiều con đường thường được gọi là “vô lượng pháp môn” nên tuổi trẻ như bé Na
cần phải có nơi nương tựa tinh thần. Tìm về đạo Phật mà không gặp được ân sư
chân chính là những bậc chân tu thì sẽ rất dễ rơi vào cảnh “rước lang băm về
chữa bệnh, rước thầy cúng về trừ tà”. Cuối cùng, phải đối diện với cảnh
niềm tin bị đổ vỡ. Hệ lụy khó tránh được là sự buông tay trôi theo những dòng
cuốn thực dụng của chiến lược cải đạo toàn cầu đang diễn ra khắp
nơi với kế sách “chinh phục tâm lý để hoán chuyển tâm linh”. Dẫu đó là một cách
chinh phục mang tính bản năng tương tự như lề thói “lấy tình dục chinh phục
tình yêu” giữa cảnh đời thường; nhưng nhất thời vẫn lôi kéo được bao người ra
khỏi đường Trung đạo.
Nếu chiều nay được đi lại trên con đường cũ -
dẫu ở quê hương hay ở quê người - thì tôi vẫn nhớ “Thiền giữa đường” như một
hình ảnh rất vui nhắc nhở rằng ở Việt Nam đang có một phong trào gieo cười, tìm
cười, tập cười với phương châm “vui là chính” gọi là đạo Cười. Người theo đạo Cười
cho rằng Hội Long Hoa đang khai diễn và Đức Phật Di Lặc đang hóa thân về trần
xung quanh chúng ta: Ai biết cười là người Di Lặc! Đạo Phật là con đường cứu
khổ mua vui. Có ông bạn thi sĩ đàn em của Bút Tre đã đổi luôn cả ca dao để kiếm
một nụ cười rất… “Thiền giữa đường”:
Dẫu xây chín đợt phù đồ,
Sao bằng làm phước chọc cho phải cười!
Việt Nam
ta có tới mấy mươi kiểu cười, nhưng toàn cả những nụ cười có đeo theo vũ khí.
Chỉ có độc nhất một kiểu cười: Cười thống khoái phát ra từ cái tâm mở rộng,
bình an, vô sự, vui thật trong lòng, không so đo tính toán như… Thằng Bờm có
cái quạt mo.
Trần Kiêm Đoàn
Chuyện thiền-Người và Phật
Đêm khuya, trong một ngôi đền, một Người một Phật, Phật ngồi Người đứng..Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm 1 người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?
Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?
Người: Thưa vâng.
Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?
Người : Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?
Phật: Trong hôn nhân không có t́ình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.
Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật
Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc
Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?
Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi 1 tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.
Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.
Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang 1 người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.
Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác
Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?
Người : Con...con...con...
Phật: Bây giờ con nhìn 3 ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?
Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.
Phật: Ba ngọn nến ví như 3 người đàn bà. 1 ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu...Ngay đến 1 trong 3 ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không t́ìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?
Người : Con...con...con...
Phật : Bây giờ con cầm 1 cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?
Người : Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.
Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất
Người : Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.
Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, t́ình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được 1 chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là t́ình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.
Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.
Phật: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!
Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.
Phật: A di đà phật...
ST