Mảnh tình quê....
Một mảnh đời tôi - Nửa mảnh quê,
Ra đi không hẹn
có ngày về....
Vẫn mơ trở lại dòng sông cũ,
Dù môt ngày thôi, rất chân quê....
Ngồi bên bếp
lửa, gian nhà nhỏ,
Ngắm khói lam chiều quyện xa bay....
Cánh diều phất phới căng trong gió,
Mục đồng thổi sáo mãi mê say !!!
Giọt nắng còn vương trên ngọn tre,
Gió làm dịu mát buổi chiều hè
Đâu đây có tiếng đàn em nhỏ,
Đuổi bắt , đùa vui sau luỹ tre....
Đầm ấm chiều quê bữa cơm rau,
Dịu dàng thơm ngát mùi hương cau....
Quyện vào hương lúa mùa thu mới ,
Ôi tấm tình quê quá ngọt ngào.....
NM
Xóm Quýt , Quê xa…
“Tháng chạp ,quýt to bằng nắm tay trẻ nhỏ, da bóng lưỡng như ướt mỡ.
Khi ấy gió dịu , trời ửng hồng sáng trong , nắng mới cũng vừa soi ấm vô
vàn chùm quýt loà xòa , đung đưa…Đến giữa tháng , quýt chín đỏ vườn …”
Đoạn văn trên tôi tả cảnh quê mình khi còn ngồi học lớp 5, mãi đến hôm nay vẫn còn in trong trí… | |
|
Bùi Thụy Đào Nguyên |
Vườn quýt hồng trên núi Cấm
Lên núi Cấm vãng cảnh hầu như người nào cũng ghé ngang nhà ông Nguyễn
Văn Tùng (Ba Tùng) ở ấp Vồ Đầu, xã An Hảo (Tịnh Biên, An Giang), thưởng
thức hương vị ngọt ngào của quả quýt hồng nổi tiếng.
Đến đây, ngắm hàng trăm cây quýt ra trái oằn sai, làm cho du khách mê
đắm vào không gian tươi mát của núi rừng. Khách còn được tự tay hái
những quả chín để thưởng thức tại vườn. Quả là một thú du sơn trong dịp
xuân về đầy hấp dẫn.
Vượt lên sỏi đá !
Theo lời ông Tùng (chủ vườn quýt), những năm chiến tranh biên giới Tây
Nam, nhà ông nằm dưới chân núi Cấm lánh nạn. Sang năm 1979, khi cuộc
chiến vừa ngơi tiếng súng ông đã cùng vợ con lên đỉnh núi ở để giữ đất
ông bà để lại. Hàng ngày ông tự cõng cây, cõng gạo lên đây tạo lập cơ
nghiệp.
Thoạt đầu, cả mấy ha đất ông chỉ trồng được một vài loại cây tạp nhạp
giá trị kinh tế thấp nhưng chịu được hạn của vùng núi sỏi như xoài, mít,
chuối. Những năm ấy, 6 tháng mùa nắng vấn nạn thiếu nước sinh hoạt cho
sơn dân vùng núi Cấm trở nên cấp bách, gay go; nước tưới tiêu lại càng
khan hiếm nên các loại cây trồng đều cho năng suất thấp.
Vài năm sau khi cây su hào thích nghi được với đất núi thì phong trào
trồng su nở rộ. Lúc đó ông cũng tham gia trồng và kiếm được kha khá đồng
lời nuôi cả nhà. Ít năm sau do có quá nhiều người trồng được nên su hào
rớt giá thê thảm và nó đã không còn là cây trồng chủ lực trên ngọn núi
này. Nhu cầu chuyển dịch cây trồng đáp ứng yêu cầu “ba trong một” - vừa
sống được trên đất sỏi, đạt năng suất và có giá trị kinh tế cao lại đặt
ra gay gắt.
Trước thách thức của thực tiễn cuộc sống khiến ông Ba Tùng phải nhiều
đêm thức trắng, suy tư. Rồi một dịp tình cờ đã giúp ông đổi đời. Trong
lúc ông Tùng đang lo lắng về tương lai gia đình và khi ông đi thơ thẩn
bên vách đá chợt thấy 5 cây quýt tự mọc sau hè nhà nơi mà vợ ông rải hạt
quýt đã ăn. Nhìn thấy trái quýt đầu mùa, ông bóc ăn thử thấy ngọt không
kém quýt hồng Lai Vung. Mừng quá, từ đó ông quyết định phải nhân giống
loại cây này để “cứu” kinh tế gia đình đang đi xuống.
Để thực hiện quyết tâm làm giàu từ cây quýt, gia đình ông Tùng với 7
nhân khẩu đã bỏ gần chục năm dài cải tạo đất và làm thủy lợi vùng cao.
Nhớ lại hành trình chinh phục sỏi đá tìm nguồn nước cho nửa năm mùa
nắng. Sống trong cái khó buộc phải ló cái khôn, sơn dân vùng núi Cấm
ngày đó miệt mài tìm cách khai thác những khe suối để có nước sinh hoạt.
Nhiều người bắt đầu nghĩ đến chuyện khoan giếng để trữ nước tưới tiêu.
Song, do đặc thù vùng núi nên nước ngầm nơi có, nơi không.
Những con suối, con lạch chỉ đáp ứng được nước cho những hộ có nhà nằm
thấp hơn nó. Còn những căn nhà nằm cao ngất trời trên đỉnh núi nhà ông
thì gần như… bó gối. Tuy nhiên, với ý chí bền gan vượt khó ông Tùng
chẳng chịu đầu thua.
Cha con ông Tùng bắt tay vào việc đào giếng trữ nước. Để hiện thực hóa
mô hình trồng quýt hồng trên núi đá, hai người con trai lực lưỡng cùng
ông Tùng lao vào làm việc cật lực. Công trình đào giếng trữ nước mất
hàng năm dài, khó khăn đến nỗi nhiều lần các con ông sắp bỏ cuộc, ông
lại động viên các con cố gắng vượt qua. Thế rồi, sau bao năm dài đào
núi, phá đá xây hồ, những bàn tay lao động cần mẫn của cha con ông Tùng
cũng trở nên chai sạm. Đổi lại, công trình hồ treo chứa hàng chục mét
khối nước nằm cao hơn 700m so mực nước biển của gia đình ông đã hoàn
thành.
Vườn quýt hồng độc đáo nhất miền Tây
Ban đầu, ngoài việc chiết cành nhân giống từ 5 cây quýt sẵn có bên hông
nhà, ông Tùng còn lặn lội xuống tận Vĩnh Long, Lai vung (Đồng Tháp) tìm
mua quýt tiều (hay còn gọi là quýt hồng Lai Vung) về trồng thử.
Do chưa biết rõ về giống cây nào nên ông chỉ dám mua 10 gốc giống loại
chiết nhánh. Trồng được vài năm thì quýt cho trái đầu mùa. Vài mùa sau,
cả quýt ươm hạt và chiết cành bắt đầu cho trái oằn sai. Nhìn vườn quýt
trải rộng một màu vàng, ông Tùng mừng như… bắt được vàng. Chỉ 150 gốc
quýt thu hoạch vụ đầu ông Tùng đã “ẵm” trên 60 triệu đồng tiền lời.
Kết quả bước đầu như tiếp thêm sức lực, ông vận động cả gia đình ra sức
bó cành nhân giống và đến nay ông đã sở hữu trên 1.500 gốc quýt hồng vị
ngọt lịm không thua gì loại quýt trồng ở Lai Vung. Ngoài việc bán quýt
trái, giờ đây ông Tùng còn nhân giống loại cây này để bán cho hàng trăm
nông dân ở vùng Thất Sơn đến mua.
Chỉ tính riêng việc bán cây giống ông đã thu về vài chục triệu đồng mỗi
năm. Lợi nhuận từ 500 gốc quýt cho trái cũng đã cho ông trăm triệu đồng
mỗi năm. Tới đây, khi cả ngàn gốc quýt trong vườn ông đều được thu
hoạch là ông Tùng có thể trở thành “tỷ phú nhà vườn”. Ông Tùng tâm sự:
“Tôi sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật cho bà con trồng, nhưng thú thật là trồng
quýt trên đất núi không đơn giản chút nào. Dày công lắm mới có thể có
kết quả tốt, còn lơ tơ mơ thì… thua”. Trên núi Cấm hiện cũng có vài hộ
tham gia trồng quýt hồng nhưng chưa có ai trồng quýt cho năng suất cao,
ngọt như ông Ba Tùng.
Nhắc đến vườn quýt độc đáo của ông, anh Chau Kanh - Chủ tịch Hội Nông
dân xã An Hảo - khoe: "Đó là vườn quýt tuyệt chiêu, chưa ai có thể sánh
bằng. Chúng tôi đang nghiên cứu để nhờ ông Ba hợp tác chuyển giao kỹ
thuật trồng cho nhiều nông dân. Xã sẽ lên đề án phát triển kinh tế vùng
Thất Sơn từ cây quýt. Chúng tôi còn tính đến chuyện xây dựng thương hiệu
cho trái quýt hồng núi Cấm".
Nếu nhân rộng được mô hình này, tương lai không xa người dân Bảy Núi sẽ
đổi đời. Khi đó, khách phương xa không chỉ biết đến núi Cấm là ngọn núi
cao nhất miền Tây, mà ở đó còn có những vườn quýt trĩu cành nổi tiếng
thơm ngon và xuất khẩu ra nước ngoài.
Từ một nông dân với hai bàn tay trắng, với quyết tâm đổi đời, ông Tùng
đang trở thành tỷ phú vùng cao nhờ “chung thủy” với cây quýt hồng nổi
tiếng nhiều thập niên qua. Với ý chí bền gan cùng sỏi đá, chắc chắn cha
con ông Ba Tùng sẽ làm nên điều kỳ diệu trên đỉnh Cấm Sơn này.
Sưu tầm Nem Lai Vung - Quýt Hồng
Quýt hồng Lai Vung
Lai Vung ơi, một lần về để nhớ!
Hương phù sa châu thổ quê mình
Mùa nước bạc hạt phù sa đọng lại
Cho quýt hồng giữ mãi hương thơm…
Hương phù sa châu thổ quê mình
Mùa nước bạc hạt phù sa đọng lại
Cho quýt hồng giữ mãi hương thơm…
Không biết tự bao giờ cây quýt hồng đã bám rễ ăn sâu vào lòng đất bên
bờ con sông Hậu hiền hòa! Cũng không ai nhớ rõ người đầu tiên nhân giống
cây quý cho vùng đất này! Chỉ biết, bao thế hệ con người nơi đây từ khi
chào đời đã chạm mắt với màu vàng hực của mùa trái chín.
Ai đó có dịp về Lai Vung vào những ngày cuối xuân, đầu hạ sẽ bắt gặp
một màu trắng và hương thơm ngào ngạt của mùa quýt trỗ hoa. Hàng triệu
gốc quýt trên vuông đất hơn 1 ngàn ha chạy dọc bên bờ sông Hậu thuộc 3
xã: Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành đồng loạt đơm bông. Những chùm hoa
lặng lẽ ấy được dưỡng nuôi bằng vị ngọt phù sa từ những ngày tháng ba,
tháng tư để rồi 10 tháng sau đó cho những cành quýt đong đưa trĩu quả.
Dường như ở miệt châu thổ này không có loài cây nào sai trái bằng quýt
hồng. Cứ đến độ chớm đông là nhà vườn chuẩn bị những cây nạn để chõi
cành. Những liếp vườn lúc này trông như những giàn giáo của một công
trình xây dựng. Người xưa đã truyền lại kinh nghiệm trồng quýt hồng bằng
mấy câu ca dao:
Quýt tơ để trái trên cành
Quýt già phải đở bằng nhành cây khô
Muốn cho tốt trái đấp mô
Vun gốc đất sét ruộng khô quê mình
Quýt già phải đở bằng nhành cây khô
Muốn cho tốt trái đấp mô
Vun gốc đất sét ruộng khô quê mình
Người làm vườn nơi đây ví cây quýt hồng như một cô gái đẹp và thích
được cưng chìu. Lên liếp, lập vườn trồng quýt hồng tốn công sức, tiền
của nhiều hơn trồng các loài cây khác. Đất bên trên của liếp vườn phải
lấy từ lớp đất mặt trên ruộng ở chính vùng này thì mới trồng được. Mỗi
năm phải vun gốc một lần cũng bằng loại đất ấy được phơi thật khô. Suốt
quá trình dưỡng nuôi, chăm sóc từ lúc ra hoa, kết trái đến khi thu hoạch
mất 10 tháng ròng. Nhà vườn đã đổ biết bao công sức và mồ hôi từ tưới
nước, bón phân, làm cỏ, vun gốc… mới có được mùa vàng!
Cuộc hành trình của cây quýt hồng ngót gần 100 năm đã trải qua nhiều
thăng trầm, lắm lúc nhà vườn nơi đây tưởng chừng không giữ được loài cây
quý này! Hồi trước, khi chưa có đường xá, đê bcũng khó có thể vượt qua khỏi cỗng làng! Những năm
thời tiết, khí hậu thay đổi, mấy đợt dịch bệnh vàng lá trên cây có múi
cũng làm cho vườn quýt hồng Lai Vung thêm mấy bận lao đao. Trải qua mấy
cuộc bể bể dâu nhưng cây quýt hồng không phụ tình đất, tình người Lai
Vung mà biết gượng dậy và luôn giữ được nét thanh xuân của mình. ao thì mỗi mùa lũ lụt đi
qua, nhất là những năm lũ lớn làng xóm, ruộng vườn chìm trong biển nước.
Có một chặng dài bị ngăn sông, cấm chợ, nên trái quýt hồng dẫu có đẹp,
có ngọt thơm nhưng
Trong ký ức của những nhà vườn trồng quýt hồng chắc không quên hình ảnh
mỗi mùa quýt phải phun thuốc bảo vệ thực vật từ 20 đến 25 lần để không
có sâu bệnh và cho trái sáng đẹp. Giờ đây, nhà vườn áp dụng những tiến
bộ kỹ thuật nên giảm được số lần phun thuốc vừa đảm bảo sức khỏe cho
chính mình và cho cả người tiêu dùng. Chứng tỏ sự thay đổi đáng kể trong
cách thực hành sản xuất trái cây sạch, được người trồng quýt áp dụng
triệt để. Đặc biệt ở Lai Vung, các nhà vườn còn liên kết với nhau trong
qui trình sản xuất từ đầu đến cuối vụ. Đây chính là yếu tố quan trọng
tạo nên thành công cho các nhà vườn trồng quýt ở Lai Vung.
Trái quýt hồng được củng cố vị thế, tiếng tăm vang xa hơn và đã từng
đoạt nhiều giải thưởng cao trong các kỳ Hội thi trái ngon trong khu vực.
Không chỉ thế, vườn quýt hồng trĩu quả còn là nguồn cảm hứng sáng tác
của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhạc sĩ, nhà thơ… Mới biết, loài trái thơm
thảo này đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ trong cuộc hành trình đầy
sóng gió của mình!
Mỗi độ xuân về, quýt hồng trĩu quả, chín mọng, đất Lai Vung lại thêm
phần nhộn nhịp khách phương xa muốn tìm được cảm giác thú vị đi trong
vườn quýt hồng thơ mộng, nhìn trái vàng óng ả. Đến đây, khách tham quan
vô cùng thích thú khi được tận tay bẻ những chùm trái sai oằn… Quýt hồng
có vị ngọt thanh pha một chút vị chua dịu; đặc biệt là mùi thơm của vỏ
quýt khó có thể lẫn với loại trái có múi khác. Và, biết đâu cây quýt
hồng đã làm chứng nhân cho biết bao mối tình nên thơ của những mùa xuân
đã đi qua trên đất này!
Đã trở thành thông lệ, cứ đến thời điểm cận Tết là lúc bận rộn nhất của
nhà vườn trong mùa thu hoạch chính vụ. Rằm tháng Chạp thì tuyển lựa
quýt chín đầu mùa, đóng vào thùng để chuyển xuống tàu hoặc lên xe để đưa
ra miền Trung, miền Bắc. Đến khoảng đưa Ông Táo về trời thì đến lúc thu
hoạch đông ken để kịp bán cho các chợ trong vùng hoặc chuyển lên Sài
Gòn hay đưa vào các siêu thị. Công việc của nhà vườn tất bật lắm! Người
hái, kẻ cân, rồi phân loại trái thật nhanh tay… Lẫn khuất trong từng
giọt mồ hôi là nụ cười rạng rỡ như quên đi bao nỗi nhọc nhằn và như thấy
mùa xuân đang về trước ngõ!
Quýt hồng Lai Vung, từ lâu đã được nhiều nơi biết đến bởi màu sắc và
chất lượng không đâu sánh bằng. Và đặc biệt vào những ngày Tết, mâm ngũ
quả trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu trái quýt có màu sắc vàng óng,
thể hiện lộc xuân đến với muôn nhà! Lai Vung mùa này bừng sáng hẳn lên
không chỉ bởi nắng xuân mà còn rợp một màu vàng óng ả từ những chùm quýt
hồng trĩu quả. Và cứ như thế, mỗi mùa xuân sang lại réo gọi bước chân
của biết bao lữ khách tìm về để mà mến, mà yêu !
Lai Vung ơi cho tôi về lần nữa
Thăm lại vườn xưa hoa nở trưa hè
Mùa xuân đến cho môi em chúm chím
Trái chín đầu mùa ngọt lịm hồn quê!
Thăm lại vườn xưa hoa nở trưa hè
Mùa xuân đến cho môi em chúm chím
Trái chín đầu mùa ngọt lịm hồn quê!
Sưu tầm