Nang Xuan Ngoc Lan
Trăm Nhớ Ngàn Thương Quách Tuấn Du
Màu nắng
lạ
Em đã tặng cho tôi màu nắng lạ,
Nắng lung linh , màu
phượng đỏ rực trời.....
Tôi vẫn yêu màu nắng lạ em ơi,
Vì có lẻ Xuân hồng tôi không có ?!
Một chút nắng
cũng là mùa Xuân vội,
Cho tình ta đầy đủ cả bốn mùa....
Những Xuân nào rơi rớt đã đi qua,
Gom cho đủ Xuân trong màu nắng lạ !!
Và như thế, em luôn là tất cả,
Những yêu thương, mất mát ....lẫn xa vời .....
Bao cuồng
phong bão tố kiếp chơi
vơi,
Ta lại gặp như an bài định
mệnh !
Mưa dẫu mưa nhưng nắng rồi cũng đến,
Hội ngộ một lần nào đã có dài lâu ?
Thôi đành quên chôn lấp khối tình sâu,
Em luôn vẫn là Xuân, màu nắng lạ !!
Mưa dẫu mưa nhưng nắng rồi cũng đến,
Hội ngộ một lần nào đã có dài lâu ?
Thôi đành quên chôn lấp khối tình sâu,
Em luôn vẫn là Xuân, màu nắng lạ !!
Nắng Lạ
Lê Hữu
người nằm ngủ thấy gì
thấy rất nhiều nắng lạ
thấy rất nhiều nắng lạ
Bùi Giáng
Lúc Phương và tôi bước ra khỏi bóng tối của rạp hát thì bên ngoài nắng đã lên cao. Nắng chói chang làm tôi lóa mắt. Phương khẽ nhăn mặt, mở xắc tay lấy kính mát đeo vào. Khuôn mặt Phương với đôi mắt dấu sau cặp kính đen bí ẩn trông khác lạ và ngồ ngộ, tựa khuôn mặt cô người mẫu trong một tạp chí thời trang nào đó. Tôi nói Phương nghe vậy. Nàng mỉm cười, khóe miệng hơi nhếch lên, trông lại càng giống. Chúng tôi đi bộ dọc theo hè phố. Nắng loang trên vỉa hè, tràn lan trên mặt đường, chấp chới trên những ngọn cây, soi rọi trên các vách building. Nắng ngập tràn, giống như cảnh cuối kết thúc bộ phim. Màn ảnh sáng lên. Một khoảng trời ngập nắng và hoa phượng đỏ. Nắng rực rỡ, hoa phượng đỏ rực rỡ. Cô gái trong tà áo trắng mềm mại chạy tung tăng giữa đồi cỏ rộng dưới muôn ngàn tia nắng lung linh chiếu rọi qua những tàn cây. Ống kính người đạo diễn dừng lại khá lâu ở nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt cô gái. Cuối cùng cũng đã có được chút ánh nắng soi rọi xuống những mảnh đời rách nát, những phận người hèn mọn. Một lối kết thúc cổ điển. Phim có vẻ thiếu ánh sáng và nhịp độ phim lại chậm chạp khiến tôi buồn ngủ. Người đạo diễn có chủ ý sử dụng những màu sắc tối trong suốt chiều dài cuốn phim để mô tả những cảnh đời tăm tối. Phương hỏi tôi nghĩ sao về cuốn phim. "Cảnh đẹp," tôi tìm được một câu khen. Phương cười, "Xem phim mà chỉ có khen cảnh đẹp thôi thì đâu có hiểu gì phim." Tôi cũng cười theo. Thực tình là tôi cũng chẳng hiểu gì lắm vì có xem được bao nhiêu đâu. Ngồi trong rạp, suốt từ đầu tới cuối phim tôi chỉ ôm riết lấy Phương, ngả đầu vào vai nàng, lim dim ngủ, và màn ảnh sáng lên đánh thức tôi dậy cũng là lúc cuốn phim vừa kết thúc cho tôi kịp nhìn thấy một khoảng trời ngập nắng.
"Tại sao lại gọi là ba mùa nhỉ?" Phương hỏi.
"Chắc là cầm lọng cọng sao đó nên đánh rớt đâu mất một mùa xuân." Phương cười, gật gật đầu khen tôi trả lời hay. Lâu lâu nàng cũng khen tôi được vài tiếng. Tôi không nói Phương biết câu ấy đâu phải của tôi mà của ông thi sĩ nào đó. Năm ngón tay có bốn mùa trái đất. Chúng tôi cầm rơi mất một mùa xuân. Tôi khẽ nắm lấy bàn tay Phương, những ngón tay chúng tôi đan vào nhau. Bao năm rồi tôi mới gặp lại bàn tay ấy. Bao nhiêu là nước chảy qua cầu, bao nhiêu là tang thương dâu bể. Vẫn những ngón thuôn dài, vẫn lòng bàn tay mềm mại, nay đã có thêm những đường gân xanh nổi lờ mờ. Những bàn tay không biết nói dối, dẫu nhan sắc có khéo che đậy. Chúng tôi thật rủi ro đã làm rơi rớt không ít những mùa xuân ở dọc đường. Liệu trong lần gặp gỡ nhau đây hai đứa tôi có vớt vát lại được chút gì, như cô gái trong phim sau cùng rồi cũng tìm lại được chút nắng xuân ở cuối đường, cho đủ bốn mùa. Liệu những mất mát rồi sẽ được đền bù, hay là sau cơn mưa, trời lại... bão. Những cơn bão cuồng nộ tàn phá, vùi dập, cuốn phăng đi tất cả. Tôi nghĩ lan man và cười một mình. Phương hỏi cười gì vậy. Tôi nói đang nhớ tới một tuồng cải lương cảm động.
"Không phải Thuyền Ra Cửa Biển chứ?"
"Không, tuồng cũ. Áo Cưới Trước Cổng Chùa."
"Đang nói chuyện phim ảnh lại nói qua chuyện cải lương," Phương nói. "Có ăn nhập gì nhau đâu."
"Có chứ em," tôi nói. "Cái gọi là phim Việt nam chẳng qua chỉ là một sự pha trộn giữa cải lương và kịch, quay ở ngoài trời thay vì ở sân khấu, xong lồng vô tí nhạc, rồi đem chiếu cho bà con xem."
"Anh chê diễn viên điện ảnh Việt nam sao?" Phương hỏi.
"Đâu dám chê, nhưng mà diễn xuất cứ như là đang... đóng phim vậy. Nửa Tây nửa Tầu, xem cứ thấy sường sượng, nhất là những màn yêu đương, cởi quần cởi áo. Phải quên cái ống kính đi thì mới truyền cảm xúc cho khán giả được."
Cặp kính đen không cho thấy phần phát biểu ý kiến của tôi có được sự đồng tình nào của Phương. Nàng chỉ nói:
"Anh nói giống ông chồng em. Ổng ghét phim Việt Nam. Chẳng thà coi phim Ấn độ dễ chịu hơn, ổng nói vậy... Còn phim này thì sao?"
"Có bớt sượng hơn," tôi nói, "nhưng vẫn thấy giả tạo. Chuyện phim mà cứ như chuyện... xi-nê thì làm sao mà thuyết phục khán giả được. Trên đời này làm gì có nổi một tay xích-lô vừa đẹp trai vừa hào hiệp lại vừa cù lần như vậy."
"Có mấy bà Mỹ khóc, mắt đỏ hoe đó, anh không thấy sao?"
"Vì họ là người Mỹ," tôi nói. "Họ chưa thấy những cái đó bao giờ. Người Việt mình thì quen quá rồi. Nhiều cảnh đời còn thê thảm hơn thế nhiều." Phương im lặng. Khác với hồi xưa, mỗi khi hai đứa bất đồng ý kiến về một chuyện gì là nàng cãi phăng phăng tới cùng, bất kể đúng sai phải trái, bất chấp chân lý sự thật, cho đến lúc nào đối phương là tôi phải im lặng vì nhức đầu quá thì nàng đi tới kết luận: im lặng là đồng tình. Cứ như vậy thì tôi luôn luôn là kẻ thua cuộc... Chúng tôi đi ngang một góc phố nhộn nhịp. Nhiều người đứng xếp hàng trước một quầy bán kem. Phương bỗng nói:
"Chờ em một chút." Không đợi tôi trả lời, nàng bước nhanh về phía quầy kem, đứng nối đuôi dãy người xếp hàng một. Tôi đốt một điếu thuốc, đứng nhìn trời đất vẩn vơ. Phương vẫn có những cái bất ngờ, đột ngột như vậy. Ngày xưa tôi cũng từng mệt mỏi vì cái tính mưa nắng bất thường, rất khó mà dự báo thời tiết của nàng. Giống như những cơn mưa Saigon, những cơn mưa bất chợt, vội vàng, không có gì báo trước. Còn mưa ở đây thì lại khác, mưa đều đều mưa dài dài, mưa hoài không biết chán, mưa như không biết mệt. Mưa suốt tuần lễ đầu tôi ở đây. Mưa ngay từ phút đầu đặt chân xuống phi trường. Thành phố đón tôi bằng những cơn mưa dầm dề... Tôi không hiểu được tại sao Phương lại về sống ở chốn này? Và tôi nữa, tại sao tôi lại có mặt nơi đây? Thành phố này có một đại lý cho công ty lắp ráp máy điện toán mà tôi hiện đang làm việc, và họ cần người phụ giúp để giải quyết một vài khó khăn nào đó trong công việc quản lý. Khi được hỏi ý kiến có bằng lòng tình nguyện đến đây làm việc trong thời gian ngắn, tôi đã nghĩ đến Phương. Một người bạn ở Cali nói cho tôi biết Phương hiện đang ở thành phố này, anh ta còn cho tôi số điện thoại của nàng. Tôi đã có những phút do dự. Tôi muốn gặp lại Phương để làm gì? Để bày tỏ sự hối tiếc, để chuộc lại những lỗi lầm. Để còn được trông thấy nàng một lần nữa, để nói được với nàng một đôi câu gì đó rồi... lặng lẽ ra đi? Tôi đâu có còn ở tuổi mới biết yêu, và cũng đã đi quá xa thời lãng mạn. Liệu có còn chút gì gọi là tình yêu giữa tôi và nàng. Phương đã có gia đình, tôi cũng vậy. Chẳng biết gia đình nào thực sự ấm êm hơn. Có lúc tôi đã nghĩ, chỉ cần biết được rằng nàng đang có hạnh phúc, tôi sẽ yên lòng và bỏ đi ngay. Còn nếu không, thì sao? Tôi đâu có làm được chuyện gì. Vậy thì tại sao phải gặp nàng? Tôi cứ nghĩ loanh quanh luẩn quẩn và không có câu trả lời nào, nhưng tôi biết một điều là tôi vẫn còn yêu Phương. Sau cùng có lẽ chính là Thư, vợ tôi, đã đẩy tôi đến quyết định vừa hợp tình lại vừa hợp lý trong lúc tôi còn đang phân vân, do dự: "Thì anh cứ đi thử một chuyến xem sao. Được trả thêm tiền, lại có chỗ ăn chỗ ở đàng hoàng, tội gì không đi. Có mất mát gì đâu."
Đúng vậy, có mất mát gì đâu, sao tôi lại không thử một chuyến. Như vậy không phải là tôi đã đến đây vì Phương sao. Tôi đâu có yêu thích công việc đến mức bỏ nhà bỏ cửa đến một thành phố xa lạ để đánh vật với giàn computer thổ tả này. Qua tuần lễ đầu bận túi bụi, những lúc đêm xuống, ngồi một mình bên chiếc điện thoại là lúc tôi nghĩ đến Phương nhiều nhất. Mấy lần tôi tính gọi cho nàng nhưng rồi lại ngần ngừ. Tôi nhấc ống điện thoại lên rồi lại bỏ xuống. Tôi phân vân, đắn đo không biết phải nói câu gì đầu tiên với nàng, hay với người đàn ông xa lạ đó (nếu nghe một giọng đàn ông trả lời). Và tôi lại có cảm giác ngượng ngập, sượng sùng như là đang toan tính, âm mưu một chuyện gì đó không được đứng đắn, không mấy lương thiện. Có lúc tôi tự nhủ mình thôi hãy từ bỏ ý định ấy, thôi hãy quên đi quên đi, thế nhưng ý nghĩ Phương hiện đang ở một nơi nào đó thật gần gũi quanh đây khiến lòng tôi cứ xốn xang, bứt rứt. Sau cùng, đến một lúc nào đó không còn tự chủ được nữa, ngón tay tôi tự động bấm những con số, và tôi hồi hộp chờ đợi. Tôi nghe những tiếng chuông reo mãi, reo mãi, và không ai nhấc điện thoại. Tôi gọi lại ngày hôm sau, hôm sau nữa, rồi hôm sau nữa. Vẫn không ai trả lời. Tôi hoang mang không rõ là nhà vắng chủ, đã dọn đi nơi khác, hay số điện thoại ấy không còn được sử dụng. Chẳng lẽ cứ gọi hoài. Cho đến một buổi chiều, thử lại một lần cuối với không chút hy vọng, tôi nghe tiếng nhấc ống điện thoại.
"Hello?" giọng một phụ nữ. Tôi im lặng, lắng tai chờ nghe thêm lần nữa để biết chắc có phải là Phương.
"Hello, who s calling?" giọng phụ nữ hỏi một lần nữa.
Tôi tin đúng là giọng nàng. Cái giọng lảnh lót trong như tiếng suối ấy, đâu có dễ gì lầm được, dẫu cho nàng có nói tiếng…... Nga đi nữa tôi vẫn cứ nhận ra được như thường.
"Excuse me, can I speak to Phuong?" tôi hỏi.
Tiếng trả lời Phương đây. Tim tôi thắt lại.
"Nhận ra được tiếng ai đây không?" tôi hỏi chậm rãi bằng tiếng Việt. Phương có vẻ xúc động (tôi đoán chừng vậy), vài giây im lặng, rồi nàng trả lời làm sao quên được. Nàng hỏi tôi hiện đang ở đâu, tôi nói địa chỉ và chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã ở trong vòng tay nhau. Phương trách tôi đã không gọi cho nàng sớm hơn, rồi nàng lại nói nếu có gọi cũng chẳng gặp được vì nàng mới từ Florida về. Phương có thay đổi, nhưng không nhiều lắm, và chắc chắn là tôi vẫn còn nhận ra được nàng nếu có gặp nhau bất ngờ ngoài đường phố nào trên nước Mỹ. Dẫu không còn những nét mảnh mai thời con gái, thân hình có đẫy đà hơn, đỏ da thắm thịt hơn, kiểu tóc khác, lối trang điểm cũng khác, nhưng vẫn giọng nói ấy, vẫn nụ cười ấy, và nhất là vẫn còn những nét gợi cảm, vẫn là Phương của tôi một thời nào xa lắc. Phương khẽ đẩy lùi tôi, quan sát tôi từ đầu tới chân, nói "anh thay đổi nhiều quá". Tôi nói "khi muốn tránh chữ già người ta hay dùng chữ thay đổi ". Phương cười, "Em cũng già vậy." "Phụ nữ đến một tuổi nào đó cứ hay nói mình già để được nghe người khác cải chính dùm," tôi nói thế. "Vậy là em già thật rồi," Phương nói, ra vẻ thất vọng. Định cải chính dùm nàng thì chợt nhớ điều gì, tôi nhẹ nhàng gỡ những ngón tay Phương, hỏi một câu ngớ ngẩn: "Chồng em đâu?" Phương nói, "Ổng đứng ngoài chờ em." Rồi ngó bộ mặt tôi có lẽ tức cười sao đó, nàng cười lớn: "Đùa chút thôi, làm gì mà nghệch mặt ra vậy." Phương nói chuyện vợ chồng nàng ly dị nhau từ hơn một năm nay nghe giống như là chuyện "trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng", và tôi cũng làm ra vẻ như là không chú ý gì đến chuyện đó lắm. Phương trở ra với hai cây kem trên tay, đưa tôi một. Trông nàng thè lưỡi liếm cây kem rất ngon lành. Phương nhắc đến tên một tiệm kem quen thuộc ở Saigon, nơi chúng tôi thường ghé vào sau khi ở rạp chiếu bóng ra. Những ly kem đủ mầu và những muỗng kem mát lạnh đến tê cả lưỡi tan trong miệng giữa cái nóng oi ả của thành phố. Phương nói bây giờ nàng không thể nào tìm lại được cảm giác ấy nữa. Chúng tôi đi về phía parking. Phương hỏi khi mở cửa xe: "Anh muốn đi đâu bây giờ?"
"Tùy em thôi, dắt đâu theo đó. Đi bất cứ nơi nào tổ quốc cần."
"Anh học được câu đó ở đâu vậy?"
"Ở trong tù."
"Tội nghiệp anh. Ở tù thì đâu có gì vui, phải không?" Phương hỏi khi nổ máy xe.
"Tàm tạm, cũng có nhiều cái hay," tôi nói. "Mỗi người đều nên ở tù qua một lần cho biết, miễn đừng ở lâu quá."
"Khi đó chắc là anh đâu có nhớ em."
"Nhớ em có mà chết sớm. Anh tập được tính quên. Có quên mới sống nổi. Nhiều người sống được tới mười năm, hai mươi năm ở trong tù là nhờ vậy."
"Rồi sau đó anh làm gì?" Phương lại hỏi.
"Thì qua đây kiếm em."
"Xạo. Vợ con rồi còn kiếm gì nữa."
"Em lấy chồng rồi thì cũng phải cho anh lấy vợ chứ."
"Em đang ở một mình, anh không thấy sao?"
"Không nên," tôi nói. "Đàn bà ở một mình không tốt, Chúa nói vậy."
"Xạo nữa. Em chỉ nghe Chúa nói là đàn ông ở một mình không tốt, vì vậy mới có thêm bà Eva."
"Thua em," tôi cười trừ. "Đàn ông đàn bà gì cũng rứa, cũng đều không nên ở một mình."
"Ai chịu ở với em?" Tôi kịp ngăn lại được tiếng "anh" vừa định thốt ra. Phương im lặng, làm ra vẻ chăm chú lái xe. Kể cũng khá thú vị được một phụ nữ quyến rũ vừa là tài xế vừa là hướng dẫn viên du lịch đánh xe đưa đi dạo chơi đây đó. Xe qua những đường phố chính đầy người qua lại. Phương nói ở đây lâu lâu có được một ngày nắng là dân thành phố mừng lắm, đổ cả ra đường.
"Anh có thấy là nắng ở đây đẹp hơn nắng ở những nơi khác không?"
Nghe Phương hỏi tôi mới thực sự để ý đến mầu vàng của nắng. Quả là so với những nơi tôi đã đi qua, mầu nắng ở đây có tươi hơn, vàng hơn, rực rỡ hơn, khiến cảnh trí thiên nhiên được phủ lên một màu vàng tươi thắm của đất trời như bức tranh phong cảnh sinh động, và con người dễ có cảm giác ấm áp sau những ngày mưa lạnh lẽo.
"Thành phố của em buồn quá,"tôi nói, "mưa não nề. Lâu thật lâu mới có một ngày nắng. Giá mà không gặp được em thì anh cũng đành phải bỏ về thôi. Nắng có đẹp cách mấy cũng chịu."
Tôi thấy môi Phương điểm một nụ cười. Sau hơn hai tuần lễ thực tình tôi vẫn chưa làm quen được với thành phố lạ lùng này. Những dãy phố có nét gì từa tựa San Francisco, nơi tôi đã sống và làm việc gần trọn một mùa hè, nhưng lại có vẻ hiền hòa hơn. Tôi hầu như không có lấy một người quen nào ở đây ngoài một hai tên bạn phất phơ không lấy gì làm thân thiết lắm nên cũng chẳng muốn liên lạc. Hai tay vòng phía sau gáy, đầu ngửa ra, tôi liếc nhìn khuôn mặt lặng yên của Phương đang hướng nhìn về phía trước, chiếc cằm nhỏ hơi ngước lên, đôi mắt dấu sau cặp kính đen vẫn như mang một vẻ gì bí ẩn, một bàn tay hờ hững đặt trên vô-lăng.
"Người Việt ở đây gọi nơi này là cao nguyên tình xanh ," Phương nói.
"Xanh với đỏ, bày đặt. Mấy anh Việt nam ở không là cứ hay chế ra tên này tên kia."
"Cái tên làm em nhớ tới mấy câu thơ của anh hồi xưa..." Phương nói tiếp, làm như không nghe tôi nói gì.
"Thiệt chơi?" tôi hỏi, có hơi quê quê. "Đọc nghe cho vui."
"Em nhớ được có hai câu cuối... Hỏi em tình có còn xanh. Khi về sân trại nhìn quanh quất buồn".
Kể cũng cảm động, nàng vẫn còn nhớ được mấy câu thơ tình lẩm cẩm mà ngay đến tác giả cũng chẳng buồn nhớ, vì chẳng có gì hay ho. Bài thơ làm đâu hồi mới vô lính, thuở còn yêu người yêu đời, còn mơ mơ mộng mộng. Tôi dám tặng cho nàng bài thơ đó lắm. Tặng thứ gì nữa tôi còn dám huống chi bài thơ rẻ tiền. Đúng ra thì tôi tặng lung tung chứ đâu có riêng cho một mình nàng. Những người đẹp kia thì lại quá đỗi vô tình, và cũng chẳng có chút tâm hồn văn nghệ nào để mà yêu thơ yêu nhạc, yêu trăng yêu sao, yêu mầu tím yêu mầu vàng như Phương. "Anh còn làm thơ chứ?" Phương hỏi, giọng chế diễu.
"Hết rồi. Từ ngày em lấy chồng."
"Nói nghe cảm động. Vợ anh đẹp không?"
"Gần bằng em."
"Anh có hạnh phúc không?"
"Thỉnh thoảng."
"Vợ anh có hay ghen?"
"Thỉnh thoảng."
"Anh có ngoại tình khi nào chưa?"
"Th... Thôi đủ rồi em. Trả lời mệt quá." Phương mỉm cười, không nói thêm gì nữa. Xe chạy thật chậm ngang qua một công viên. Những tàn cây xanh mát, những ghế đá, những pho tượng câm lặng, những đàn bồ câu hiền lành, những nghệ sĩ ôm đàn hát dạo, những gã homeless cuộn mình ngủ vùi, những cặp tình nhân nằm dài trên cỏ. Những công viên ở Mỹ đều giống nhau, đều mang một vẻ đẹp thanh bình, êm ả. Tôi khẽ nhắm mắt, lắng nghe điệu nhạc trong xe, hát theo, "Hai năm tình lộn xộn, hai đứa cùng hư hao..."
"Hai đứa mình lộn xộn thiệt," Phương nói.
"Anh đói bụng. Kiếm cái gì ăn."
"Có một tiệm cơm Việt nam ngon lắm ở trong khu phố người Việt cũng tên là Little Saigon, anh có muốn đi ăn không?"
"Muốn."
Chạy lòng vòng một hồi, Phương lại đổi ý:
"Giờ này mà ăn trưa thì hơi sớm, mà ăn sáng thì hơi muộn. Hay là mình mua cái gì về ăn. Chỗ này bán thức ăn cũng được lắm. Anh chịu không?" Vừa nghe "chịu" một cái là Phương tấp xe vô lề liền. Ngày xưa mỗi lần muốn tôi làm điều gì theo ý nàng, Phương cũng hay hỏi "anh chịu không" như vậy. Có điều hồi đó tôi đâu có biết nhường nhịn với lại chiều chuộng đàn bà con gái như bây giờ cho nên đâu có trả lời "chịu" dễ dàng vậy. "Chỗ này không có parking," Phương bước xuống, dặn dò. "Em để đèn emergency. Anh cứ ngồi trong xe, đọc báo. Cảnh sát có hỏi thì nói vợ tôi ra liền bây giờ. OK?"
"OK." Tôi thấy có mấy người đậu xe gần đấy cũng để đèn chớp chớp như vậy, chắc là cũng vô tiệm đó. Cầm tờ báo chợ tiếng Việt, tôi đọc lướt qua. Không có gì đặc biệt. Những trang quảng cáo các cơ sở làm ăn buôn bán của người Việt, cũng hội đoàn này đả kích hội đoàn kia, cũng biểu tình treo cờ treo quạt. Đâu cũng vậy... Tôi bỏ tờ báo xuống. Phương bước ra với những túi xách trên tay. "Xong. Về nhà cái đã rồi tính." Tôi không rõ Phương nói "tính" là tính chuyện gì. Nàng nói như thể còn nhiều chuyện phải làm lắm. Tôi cũng không rõ nàng có chương trình đặc biệt gì tiếp theo vụ kéo tôi đi xem phim sáng nay. Dù sao thì tôi cũng chẳng có thắc mắc lo nghĩ chi cả, tới đâu thì tới, miễn có nàng bên cạnh. Tôi thả trôi tôi dập dềnh bên cạnh nàng và tận hưởng cảm giác thoải mái, dễ chịu trong những ngày này. "Nhà nào?" tôi hỏi.
"Nhà em, chứ không lẽ nhà anh."
"Nhà anh thì cũng được chứ có sao đâu." Ý tôi muốn nói đến căn apartment mà công ty thuê cho tôi ở tạm từ hôm lên đây.
"Em đâu có điên," Phương nói, "theo anh về nhà cho vợ anh lột da em à."
"Đừng nói vậy tội nghiệp vợ anh. Cô ấy hiền khô, đâu có như em." Phương lặng im, rồi từ từ quay sang tôi. Tôi tưởng nhìn thấy được đuôi mắt sắc như dao của nàng sau cặp kính đen. Lát sau Phương nói:
"Anh có vẻ tiến bộ hơn trước nhiều. Nói biết nghe lời. Vợ chồng anh chắc ít khi nào cãi nhau."
"Anh học được kinh nghiệm: đừng bao giờ cãi cọ với đàn bà. Chỉ thiệt thòi." Tôi nghĩ là Phương hiểu được câu nói ấy.
"Vì vậy mà em nói cái gì anh cũng đồng ý?"
"Anh đồng ý cả những điều em sắp sửa nói." Cặp kính đen lại từ từ quay sang tôi.
"Chồng em thì khác," Phương nói. "Ổng chỉ chờ em nói câu gì đó để nói một câu ngược lại."
"Tại sao hai người chia tay?" tôi hỏi.
"Tại vì những cái khác nhau như vậy."
"Thử ví dụ?"
"Em thích mưa, ổng thích nắng." Phương có vẻ không muốn nói nhiều về người chồng của nàng. Thì thôi vậy, tôi cũng chẳng nên thắc mắc tìm hiểu vì vụ này xét ra đâu có dính dấp gì tới tôi, nhất là khi anh chồng đã nhẹ nhàng khăn gói bước ra khỏi đời nàng.
"Hồi trước anh cũng thích nắng, bây giờ anh thích mưa," tôi nói.
"Thôi đủ rồi." Chúng tôi tiếp tục nói qua nói lại với nhau những câu chuyện không đầu không đuôi, chẳng chuyện gì ra chuyện gì như vậy. Xe ra khỏi thành phố. Có một lúc nào đó chúng tôi ngồi bên nhau thật yên lặng như là không còn chuyện gì để nói với nhau nữa. Tôi nhớ là trong những ngày trước đây tôi đã có sắp đặt trong đầu những điều để nói với Phương khi gặp lại nàng. Vậy mà giờ đây, bên cạnh nàng, tôi lại chẳng còn nhớ bất cứ một điều gì, hay là những điều ấy đã không còn thích hợp, không còn cần thiết nữa. Khi hết chuyện nói, tôi hướng tầm mắt ra ngoài cửa xe dõi theo những ngọn thông xanh mướt chạy dài trên những sườn đồi thoai thoải. Bên tôi, Phương vẫn ngồi yên lặng. Tôi không thể đọc được những ý nghĩ có trong đầu nàng lúc ấy.
Lúc Phương và tôi bước ra khỏi bóng tối của rạp hát thì bên ngoài nắng đã lên cao. Nắng chói chang làm tôi lóa mắt. Phương khẽ nhăn mặt, mở xắc tay lấy kính mát đeo vào. Khuôn mặt Phương với đôi mắt dấu sau cặp kính đen bí ẩn trông khác lạ và ngồ ngộ, tựa khuôn mặt cô người mẫu trong một tạp chí thời trang nào đó. Tôi nói Phương nghe vậy. Nàng mỉm cười, khóe miệng hơi nhếch lên, trông lại càng giống. Chúng tôi đi bộ dọc theo hè phố. Nắng loang trên vỉa hè, tràn lan trên mặt đường, chấp chới trên những ngọn cây, soi rọi trên các vách building. Nắng ngập tràn, giống như cảnh cuối kết thúc bộ phim. Màn ảnh sáng lên. Một khoảng trời ngập nắng và hoa phượng đỏ. Nắng rực rỡ, hoa phượng đỏ rực rỡ. Cô gái trong tà áo trắng mềm mại chạy tung tăng giữa đồi cỏ rộng dưới muôn ngàn tia nắng lung linh chiếu rọi qua những tàn cây. Ống kính người đạo diễn dừng lại khá lâu ở nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt cô gái. Cuối cùng cũng đã có được chút ánh nắng soi rọi xuống những mảnh đời rách nát, những phận người hèn mọn. Một lối kết thúc cổ điển. Phim có vẻ thiếu ánh sáng và nhịp độ phim lại chậm chạp khiến tôi buồn ngủ. Người đạo diễn có chủ ý sử dụng những màu sắc tối trong suốt chiều dài cuốn phim để mô tả những cảnh đời tăm tối. Phương hỏi tôi nghĩ sao về cuốn phim. "Cảnh đẹp," tôi tìm được một câu khen. Phương cười, "Xem phim mà chỉ có khen cảnh đẹp thôi thì đâu có hiểu gì phim." Tôi cũng cười theo. Thực tình là tôi cũng chẳng hiểu gì lắm vì có xem được bao nhiêu đâu. Ngồi trong rạp, suốt từ đầu tới cuối phim tôi chỉ ôm riết lấy Phương, ngả đầu vào vai nàng, lim dim ngủ, và màn ảnh sáng lên đánh thức tôi dậy cũng là lúc cuốn phim vừa kết thúc cho tôi kịp nhìn thấy một khoảng trời ngập nắng.
"Tại sao lại gọi là ba mùa nhỉ?" Phương hỏi.
"Chắc là cầm lọng cọng sao đó nên đánh rớt đâu mất một mùa xuân." Phương cười, gật gật đầu khen tôi trả lời hay. Lâu lâu nàng cũng khen tôi được vài tiếng. Tôi không nói Phương biết câu ấy đâu phải của tôi mà của ông thi sĩ nào đó. Năm ngón tay có bốn mùa trái đất. Chúng tôi cầm rơi mất một mùa xuân. Tôi khẽ nắm lấy bàn tay Phương, những ngón tay chúng tôi đan vào nhau. Bao năm rồi tôi mới gặp lại bàn tay ấy. Bao nhiêu là nước chảy qua cầu, bao nhiêu là tang thương dâu bể. Vẫn những ngón thuôn dài, vẫn lòng bàn tay mềm mại, nay đã có thêm những đường gân xanh nổi lờ mờ. Những bàn tay không biết nói dối, dẫu nhan sắc có khéo che đậy. Chúng tôi thật rủi ro đã làm rơi rớt không ít những mùa xuân ở dọc đường. Liệu trong lần gặp gỡ nhau đây hai đứa tôi có vớt vát lại được chút gì, như cô gái trong phim sau cùng rồi cũng tìm lại được chút nắng xuân ở cuối đường, cho đủ bốn mùa. Liệu những mất mát rồi sẽ được đền bù, hay là sau cơn mưa, trời lại... bão. Những cơn bão cuồng nộ tàn phá, vùi dập, cuốn phăng đi tất cả. Tôi nghĩ lan man và cười một mình. Phương hỏi cười gì vậy. Tôi nói đang nhớ tới một tuồng cải lương cảm động.
"Không phải Thuyền Ra Cửa Biển chứ?"
"Không, tuồng cũ. Áo Cưới Trước Cổng Chùa."
"Đang nói chuyện phim ảnh lại nói qua chuyện cải lương," Phương nói. "Có ăn nhập gì nhau đâu."
"Có chứ em," tôi nói. "Cái gọi là phim Việt nam chẳng qua chỉ là một sự pha trộn giữa cải lương và kịch, quay ở ngoài trời thay vì ở sân khấu, xong lồng vô tí nhạc, rồi đem chiếu cho bà con xem."
"Anh chê diễn viên điện ảnh Việt nam sao?" Phương hỏi.
"Đâu dám chê, nhưng mà diễn xuất cứ như là đang... đóng phim vậy. Nửa Tây nửa Tầu, xem cứ thấy sường sượng, nhất là những màn yêu đương, cởi quần cởi áo. Phải quên cái ống kính đi thì mới truyền cảm xúc cho khán giả được."
Cặp kính đen không cho thấy phần phát biểu ý kiến của tôi có được sự đồng tình nào của Phương. Nàng chỉ nói:
"Anh nói giống ông chồng em. Ổng ghét phim Việt Nam. Chẳng thà coi phim Ấn độ dễ chịu hơn, ổng nói vậy... Còn phim này thì sao?"
"Có bớt sượng hơn," tôi nói, "nhưng vẫn thấy giả tạo. Chuyện phim mà cứ như chuyện... xi-nê thì làm sao mà thuyết phục khán giả được. Trên đời này làm gì có nổi một tay xích-lô vừa đẹp trai vừa hào hiệp lại vừa cù lần như vậy."
"Có mấy bà Mỹ khóc, mắt đỏ hoe đó, anh không thấy sao?"
"Vì họ là người Mỹ," tôi nói. "Họ chưa thấy những cái đó bao giờ. Người Việt mình thì quen quá rồi. Nhiều cảnh đời còn thê thảm hơn thế nhiều." Phương im lặng. Khác với hồi xưa, mỗi khi hai đứa bất đồng ý kiến về một chuyện gì là nàng cãi phăng phăng tới cùng, bất kể đúng sai phải trái, bất chấp chân lý sự thật, cho đến lúc nào đối phương là tôi phải im lặng vì nhức đầu quá thì nàng đi tới kết luận: im lặng là đồng tình. Cứ như vậy thì tôi luôn luôn là kẻ thua cuộc... Chúng tôi đi ngang một góc phố nhộn nhịp. Nhiều người đứng xếp hàng trước một quầy bán kem. Phương bỗng nói:
"Chờ em một chút." Không đợi tôi trả lời, nàng bước nhanh về phía quầy kem, đứng nối đuôi dãy người xếp hàng một. Tôi đốt một điếu thuốc, đứng nhìn trời đất vẩn vơ. Phương vẫn có những cái bất ngờ, đột ngột như vậy. Ngày xưa tôi cũng từng mệt mỏi vì cái tính mưa nắng bất thường, rất khó mà dự báo thời tiết của nàng. Giống như những cơn mưa Saigon, những cơn mưa bất chợt, vội vàng, không có gì báo trước. Còn mưa ở đây thì lại khác, mưa đều đều mưa dài dài, mưa hoài không biết chán, mưa như không biết mệt. Mưa suốt tuần lễ đầu tôi ở đây. Mưa ngay từ phút đầu đặt chân xuống phi trường. Thành phố đón tôi bằng những cơn mưa dầm dề... Tôi không hiểu được tại sao Phương lại về sống ở chốn này? Và tôi nữa, tại sao tôi lại có mặt nơi đây? Thành phố này có một đại lý cho công ty lắp ráp máy điện toán mà tôi hiện đang làm việc, và họ cần người phụ giúp để giải quyết một vài khó khăn nào đó trong công việc quản lý. Khi được hỏi ý kiến có bằng lòng tình nguyện đến đây làm việc trong thời gian ngắn, tôi đã nghĩ đến Phương. Một người bạn ở Cali nói cho tôi biết Phương hiện đang ở thành phố này, anh ta còn cho tôi số điện thoại của nàng. Tôi đã có những phút do dự. Tôi muốn gặp lại Phương để làm gì? Để bày tỏ sự hối tiếc, để chuộc lại những lỗi lầm. Để còn được trông thấy nàng một lần nữa, để nói được với nàng một đôi câu gì đó rồi... lặng lẽ ra đi? Tôi đâu có còn ở tuổi mới biết yêu, và cũng đã đi quá xa thời lãng mạn. Liệu có còn chút gì gọi là tình yêu giữa tôi và nàng. Phương đã có gia đình, tôi cũng vậy. Chẳng biết gia đình nào thực sự ấm êm hơn. Có lúc tôi đã nghĩ, chỉ cần biết được rằng nàng đang có hạnh phúc, tôi sẽ yên lòng và bỏ đi ngay. Còn nếu không, thì sao? Tôi đâu có làm được chuyện gì. Vậy thì tại sao phải gặp nàng? Tôi cứ nghĩ loanh quanh luẩn quẩn và không có câu trả lời nào, nhưng tôi biết một điều là tôi vẫn còn yêu Phương. Sau cùng có lẽ chính là Thư, vợ tôi, đã đẩy tôi đến quyết định vừa hợp tình lại vừa hợp lý trong lúc tôi còn đang phân vân, do dự: "Thì anh cứ đi thử một chuyến xem sao. Được trả thêm tiền, lại có chỗ ăn chỗ ở đàng hoàng, tội gì không đi. Có mất mát gì đâu."
Đúng vậy, có mất mát gì đâu, sao tôi lại không thử một chuyến. Như vậy không phải là tôi đã đến đây vì Phương sao. Tôi đâu có yêu thích công việc đến mức bỏ nhà bỏ cửa đến một thành phố xa lạ để đánh vật với giàn computer thổ tả này. Qua tuần lễ đầu bận túi bụi, những lúc đêm xuống, ngồi một mình bên chiếc điện thoại là lúc tôi nghĩ đến Phương nhiều nhất. Mấy lần tôi tính gọi cho nàng nhưng rồi lại ngần ngừ. Tôi nhấc ống điện thoại lên rồi lại bỏ xuống. Tôi phân vân, đắn đo không biết phải nói câu gì đầu tiên với nàng, hay với người đàn ông xa lạ đó (nếu nghe một giọng đàn ông trả lời). Và tôi lại có cảm giác ngượng ngập, sượng sùng như là đang toan tính, âm mưu một chuyện gì đó không được đứng đắn, không mấy lương thiện. Có lúc tôi tự nhủ mình thôi hãy từ bỏ ý định ấy, thôi hãy quên đi quên đi, thế nhưng ý nghĩ Phương hiện đang ở một nơi nào đó thật gần gũi quanh đây khiến lòng tôi cứ xốn xang, bứt rứt. Sau cùng, đến một lúc nào đó không còn tự chủ được nữa, ngón tay tôi tự động bấm những con số, và tôi hồi hộp chờ đợi. Tôi nghe những tiếng chuông reo mãi, reo mãi, và không ai nhấc điện thoại. Tôi gọi lại ngày hôm sau, hôm sau nữa, rồi hôm sau nữa. Vẫn không ai trả lời. Tôi hoang mang không rõ là nhà vắng chủ, đã dọn đi nơi khác, hay số điện thoại ấy không còn được sử dụng. Chẳng lẽ cứ gọi hoài. Cho đến một buổi chiều, thử lại một lần cuối với không chút hy vọng, tôi nghe tiếng nhấc ống điện thoại.
"Hello?" giọng một phụ nữ. Tôi im lặng, lắng tai chờ nghe thêm lần nữa để biết chắc có phải là Phương.
"Hello, who s calling?" giọng phụ nữ hỏi một lần nữa.
Tôi tin đúng là giọng nàng. Cái giọng lảnh lót trong như tiếng suối ấy, đâu có dễ gì lầm được, dẫu cho nàng có nói tiếng…... Nga đi nữa tôi vẫn cứ nhận ra được như thường.
"Excuse me, can I speak to Phuong?" tôi hỏi.
Tiếng trả lời Phương đây. Tim tôi thắt lại.
"Nhận ra được tiếng ai đây không?" tôi hỏi chậm rãi bằng tiếng Việt. Phương có vẻ xúc động (tôi đoán chừng vậy), vài giây im lặng, rồi nàng trả lời làm sao quên được. Nàng hỏi tôi hiện đang ở đâu, tôi nói địa chỉ và chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã ở trong vòng tay nhau. Phương trách tôi đã không gọi cho nàng sớm hơn, rồi nàng lại nói nếu có gọi cũng chẳng gặp được vì nàng mới từ Florida về. Phương có thay đổi, nhưng không nhiều lắm, và chắc chắn là tôi vẫn còn nhận ra được nàng nếu có gặp nhau bất ngờ ngoài đường phố nào trên nước Mỹ. Dẫu không còn những nét mảnh mai thời con gái, thân hình có đẫy đà hơn, đỏ da thắm thịt hơn, kiểu tóc khác, lối trang điểm cũng khác, nhưng vẫn giọng nói ấy, vẫn nụ cười ấy, và nhất là vẫn còn những nét gợi cảm, vẫn là Phương của tôi một thời nào xa lắc. Phương khẽ đẩy lùi tôi, quan sát tôi từ đầu tới chân, nói "anh thay đổi nhiều quá". Tôi nói "khi muốn tránh chữ già người ta hay dùng chữ thay đổi ". Phương cười, "Em cũng già vậy." "Phụ nữ đến một tuổi nào đó cứ hay nói mình già để được nghe người khác cải chính dùm," tôi nói thế. "Vậy là em già thật rồi," Phương nói, ra vẻ thất vọng. Định cải chính dùm nàng thì chợt nhớ điều gì, tôi nhẹ nhàng gỡ những ngón tay Phương, hỏi một câu ngớ ngẩn: "Chồng em đâu?" Phương nói, "Ổng đứng ngoài chờ em." Rồi ngó bộ mặt tôi có lẽ tức cười sao đó, nàng cười lớn: "Đùa chút thôi, làm gì mà nghệch mặt ra vậy." Phương nói chuyện vợ chồng nàng ly dị nhau từ hơn một năm nay nghe giống như là chuyện "trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng", và tôi cũng làm ra vẻ như là không chú ý gì đến chuyện đó lắm. Phương trở ra với hai cây kem trên tay, đưa tôi một. Trông nàng thè lưỡi liếm cây kem rất ngon lành. Phương nhắc đến tên một tiệm kem quen thuộc ở Saigon, nơi chúng tôi thường ghé vào sau khi ở rạp chiếu bóng ra. Những ly kem đủ mầu và những muỗng kem mát lạnh đến tê cả lưỡi tan trong miệng giữa cái nóng oi ả của thành phố. Phương nói bây giờ nàng không thể nào tìm lại được cảm giác ấy nữa. Chúng tôi đi về phía parking. Phương hỏi khi mở cửa xe: "Anh muốn đi đâu bây giờ?"
"Tùy em thôi, dắt đâu theo đó. Đi bất cứ nơi nào tổ quốc cần."
"Anh học được câu đó ở đâu vậy?"
"Ở trong tù."
"Tội nghiệp anh. Ở tù thì đâu có gì vui, phải không?" Phương hỏi khi nổ máy xe.
"Tàm tạm, cũng có nhiều cái hay," tôi nói. "Mỗi người đều nên ở tù qua một lần cho biết, miễn đừng ở lâu quá."
"Khi đó chắc là anh đâu có nhớ em."
"Nhớ em có mà chết sớm. Anh tập được tính quên. Có quên mới sống nổi. Nhiều người sống được tới mười năm, hai mươi năm ở trong tù là nhờ vậy."
"Rồi sau đó anh làm gì?" Phương lại hỏi.
"Thì qua đây kiếm em."
"Xạo. Vợ con rồi còn kiếm gì nữa."
"Em lấy chồng rồi thì cũng phải cho anh lấy vợ chứ."
"Em đang ở một mình, anh không thấy sao?"
"Không nên," tôi nói. "Đàn bà ở một mình không tốt, Chúa nói vậy."
"Xạo nữa. Em chỉ nghe Chúa nói là đàn ông ở một mình không tốt, vì vậy mới có thêm bà Eva."
"Thua em," tôi cười trừ. "Đàn ông đàn bà gì cũng rứa, cũng đều không nên ở một mình."
"Ai chịu ở với em?" Tôi kịp ngăn lại được tiếng "anh" vừa định thốt ra. Phương im lặng, làm ra vẻ chăm chú lái xe. Kể cũng khá thú vị được một phụ nữ quyến rũ vừa là tài xế vừa là hướng dẫn viên du lịch đánh xe đưa đi dạo chơi đây đó. Xe qua những đường phố chính đầy người qua lại. Phương nói ở đây lâu lâu có được một ngày nắng là dân thành phố mừng lắm, đổ cả ra đường.
"Anh có thấy là nắng ở đây đẹp hơn nắng ở những nơi khác không?"
Nghe Phương hỏi tôi mới thực sự để ý đến mầu vàng của nắng. Quả là so với những nơi tôi đã đi qua, mầu nắng ở đây có tươi hơn, vàng hơn, rực rỡ hơn, khiến cảnh trí thiên nhiên được phủ lên một màu vàng tươi thắm của đất trời như bức tranh phong cảnh sinh động, và con người dễ có cảm giác ấm áp sau những ngày mưa lạnh lẽo.
"Thành phố của em buồn quá,"tôi nói, "mưa não nề. Lâu thật lâu mới có một ngày nắng. Giá mà không gặp được em thì anh cũng đành phải bỏ về thôi. Nắng có đẹp cách mấy cũng chịu."
Tôi thấy môi Phương điểm một nụ cười. Sau hơn hai tuần lễ thực tình tôi vẫn chưa làm quen được với thành phố lạ lùng này. Những dãy phố có nét gì từa tựa San Francisco, nơi tôi đã sống và làm việc gần trọn một mùa hè, nhưng lại có vẻ hiền hòa hơn. Tôi hầu như không có lấy một người quen nào ở đây ngoài một hai tên bạn phất phơ không lấy gì làm thân thiết lắm nên cũng chẳng muốn liên lạc. Hai tay vòng phía sau gáy, đầu ngửa ra, tôi liếc nhìn khuôn mặt lặng yên của Phương đang hướng nhìn về phía trước, chiếc cằm nhỏ hơi ngước lên, đôi mắt dấu sau cặp kính đen vẫn như mang một vẻ gì bí ẩn, một bàn tay hờ hững đặt trên vô-lăng.
"Người Việt ở đây gọi nơi này là cao nguyên tình xanh ," Phương nói.
"Xanh với đỏ, bày đặt. Mấy anh Việt nam ở không là cứ hay chế ra tên này tên kia."
"Cái tên làm em nhớ tới mấy câu thơ của anh hồi xưa..." Phương nói tiếp, làm như không nghe tôi nói gì.
"Thiệt chơi?" tôi hỏi, có hơi quê quê. "Đọc nghe cho vui."
"Em nhớ được có hai câu cuối... Hỏi em tình có còn xanh. Khi về sân trại nhìn quanh quất buồn".
Kể cũng cảm động, nàng vẫn còn nhớ được mấy câu thơ tình lẩm cẩm mà ngay đến tác giả cũng chẳng buồn nhớ, vì chẳng có gì hay ho. Bài thơ làm đâu hồi mới vô lính, thuở còn yêu người yêu đời, còn mơ mơ mộng mộng. Tôi dám tặng cho nàng bài thơ đó lắm. Tặng thứ gì nữa tôi còn dám huống chi bài thơ rẻ tiền. Đúng ra thì tôi tặng lung tung chứ đâu có riêng cho một mình nàng. Những người đẹp kia thì lại quá đỗi vô tình, và cũng chẳng có chút tâm hồn văn nghệ nào để mà yêu thơ yêu nhạc, yêu trăng yêu sao, yêu mầu tím yêu mầu vàng như Phương. "Anh còn làm thơ chứ?" Phương hỏi, giọng chế diễu.
"Hết rồi. Từ ngày em lấy chồng."
"Nói nghe cảm động. Vợ anh đẹp không?"
"Gần bằng em."
"Anh có hạnh phúc không?"
"Thỉnh thoảng."
"Vợ anh có hay ghen?"
"Thỉnh thoảng."
"Anh có ngoại tình khi nào chưa?"
"Th... Thôi đủ rồi em. Trả lời mệt quá." Phương mỉm cười, không nói thêm gì nữa. Xe chạy thật chậm ngang qua một công viên. Những tàn cây xanh mát, những ghế đá, những pho tượng câm lặng, những đàn bồ câu hiền lành, những nghệ sĩ ôm đàn hát dạo, những gã homeless cuộn mình ngủ vùi, những cặp tình nhân nằm dài trên cỏ. Những công viên ở Mỹ đều giống nhau, đều mang một vẻ đẹp thanh bình, êm ả. Tôi khẽ nhắm mắt, lắng nghe điệu nhạc trong xe, hát theo, "Hai năm tình lộn xộn, hai đứa cùng hư hao..."
"Hai đứa mình lộn xộn thiệt," Phương nói.
"Anh đói bụng. Kiếm cái gì ăn."
"Có một tiệm cơm Việt nam ngon lắm ở trong khu phố người Việt cũng tên là Little Saigon, anh có muốn đi ăn không?"
"Muốn."
Chạy lòng vòng một hồi, Phương lại đổi ý:
"Giờ này mà ăn trưa thì hơi sớm, mà ăn sáng thì hơi muộn. Hay là mình mua cái gì về ăn. Chỗ này bán thức ăn cũng được lắm. Anh chịu không?" Vừa nghe "chịu" một cái là Phương tấp xe vô lề liền. Ngày xưa mỗi lần muốn tôi làm điều gì theo ý nàng, Phương cũng hay hỏi "anh chịu không" như vậy. Có điều hồi đó tôi đâu có biết nhường nhịn với lại chiều chuộng đàn bà con gái như bây giờ cho nên đâu có trả lời "chịu" dễ dàng vậy. "Chỗ này không có parking," Phương bước xuống, dặn dò. "Em để đèn emergency. Anh cứ ngồi trong xe, đọc báo. Cảnh sát có hỏi thì nói vợ tôi ra liền bây giờ. OK?"
"OK." Tôi thấy có mấy người đậu xe gần đấy cũng để đèn chớp chớp như vậy, chắc là cũng vô tiệm đó. Cầm tờ báo chợ tiếng Việt, tôi đọc lướt qua. Không có gì đặc biệt. Những trang quảng cáo các cơ sở làm ăn buôn bán của người Việt, cũng hội đoàn này đả kích hội đoàn kia, cũng biểu tình treo cờ treo quạt. Đâu cũng vậy... Tôi bỏ tờ báo xuống. Phương bước ra với những túi xách trên tay. "Xong. Về nhà cái đã rồi tính." Tôi không rõ Phương nói "tính" là tính chuyện gì. Nàng nói như thể còn nhiều chuyện phải làm lắm. Tôi cũng không rõ nàng có chương trình đặc biệt gì tiếp theo vụ kéo tôi đi xem phim sáng nay. Dù sao thì tôi cũng chẳng có thắc mắc lo nghĩ chi cả, tới đâu thì tới, miễn có nàng bên cạnh. Tôi thả trôi tôi dập dềnh bên cạnh nàng và tận hưởng cảm giác thoải mái, dễ chịu trong những ngày này. "Nhà nào?" tôi hỏi.
"Nhà em, chứ không lẽ nhà anh."
"Nhà anh thì cũng được chứ có sao đâu." Ý tôi muốn nói đến căn apartment mà công ty thuê cho tôi ở tạm từ hôm lên đây.
"Em đâu có điên," Phương nói, "theo anh về nhà cho vợ anh lột da em à."
"Đừng nói vậy tội nghiệp vợ anh. Cô ấy hiền khô, đâu có như em." Phương lặng im, rồi từ từ quay sang tôi. Tôi tưởng nhìn thấy được đuôi mắt sắc như dao của nàng sau cặp kính đen. Lát sau Phương nói:
"Anh có vẻ tiến bộ hơn trước nhiều. Nói biết nghe lời. Vợ chồng anh chắc ít khi nào cãi nhau."
"Anh học được kinh nghiệm: đừng bao giờ cãi cọ với đàn bà. Chỉ thiệt thòi." Tôi nghĩ là Phương hiểu được câu nói ấy.
"Vì vậy mà em nói cái gì anh cũng đồng ý?"
"Anh đồng ý cả những điều em sắp sửa nói." Cặp kính đen lại từ từ quay sang tôi.
"Chồng em thì khác," Phương nói. "Ổng chỉ chờ em nói câu gì đó để nói một câu ngược lại."
"Tại sao hai người chia tay?" tôi hỏi.
"Tại vì những cái khác nhau như vậy."
"Thử ví dụ?"
"Em thích mưa, ổng thích nắng." Phương có vẻ không muốn nói nhiều về người chồng của nàng. Thì thôi vậy, tôi cũng chẳng nên thắc mắc tìm hiểu vì vụ này xét ra đâu có dính dấp gì tới tôi, nhất là khi anh chồng đã nhẹ nhàng khăn gói bước ra khỏi đời nàng.
"Hồi trước anh cũng thích nắng, bây giờ anh thích mưa," tôi nói.
"Thôi đủ rồi." Chúng tôi tiếp tục nói qua nói lại với nhau những câu chuyện không đầu không đuôi, chẳng chuyện gì ra chuyện gì như vậy. Xe ra khỏi thành phố. Có một lúc nào đó chúng tôi ngồi bên nhau thật yên lặng như là không còn chuyện gì để nói với nhau nữa. Tôi nhớ là trong những ngày trước đây tôi đã có sắp đặt trong đầu những điều để nói với Phương khi gặp lại nàng. Vậy mà giờ đây, bên cạnh nàng, tôi lại chẳng còn nhớ bất cứ một điều gì, hay là những điều ấy đã không còn thích hợp, không còn cần thiết nữa. Khi hết chuyện nói, tôi hướng tầm mắt ra ngoài cửa xe dõi theo những ngọn thông xanh mướt chạy dài trên những sườn đồi thoai thoải. Bên tôi, Phương vẫn ngồi yên lặng. Tôi không thể đọc được những ý nghĩ có trong đầu nàng lúc ấy.
*
Khi tôi nói với Phương là ngôi nhà này rộng quá, ở làm sao cho hết, cho tôi thuê bớt một phòng để thỉnh thoảng tôi lên đây có nơi tá túc, Phương nói ý kiến hay nhưng hơi muộn, nhà sắp bán rồi. Tôi tưởng nàng nói đùa, cho đến lúc tiếng chuông điện thoại reo, Phương trả lời vắn tắt, rồi quay sang tôi:
"Họ xin cái hẹn đến xem nhà."
Tôi khen phòng khách đẹp, bầy biện trang trí mỹ thuật. Phương cho biết ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng, đã thuộc về nàng sau khi hoàn lại anh chồng một khoản tiền. Tiếng chuông điện thoại kế tiếp trong lúc Phương đang bày thức ăn ra bàn là của hai đứa con gái đang nghỉ hè nơi gia đình người chị của nàng ở Florida gọi lên. Phương cho tôi biết nàng đang nhờ bà chị tìm mua giúp căn nhà ở Florida để dọn về đấy. Nàng cũng được hứa hẹn có một việc làm tốt nơi ấy sau khi vừa bỏ một cái job ở đây. Phương nói nàng không muốn rời bỏ nơi này, nhưng ngôi nhà giờ đây chỉ gợi cho nàng những kỷ niệm buồn. Nàng cần thay đổi cuộc sống. Muốn có cuộc sống mới người ta phải sống trong một khung cảnh mới. Dù sao tôi nghĩ Phương đã có những năm sống hạnh phúc.
"Anh xem còn thiếu thứ gì không?" Phương nhìn qua một lượt bàn ăn, hỏi.
"Tại sao không cắt ít bông hồng ngoài vườn, em vẫn thích hoa hồng mà."
"Ý kiến hay," Phương nói. "Anh làm việc đó đi trong lúc em đi tìm cái lọ cắm hoa."
Lát sau Phương lại hỏi còn gì nữa không.
"Nên có thêm vài ngọn nến. Tắt bớt một ngọn đèn."
"Có mầu mè không? Em không thích mùi nến, nhưng cũng OK."
Tôi ngồi vào bàn ăn, nhìn những ngón tay Phương thắp lên những ngọn nến trắng.
"Lịch sự, ấm cúng," tôi nói. "Không đòi hỏi gì nữa. Thế này là ấm no hạnh phúc quá rồi."
"Xong chưa?" Phương hỏi, thổi tắt que diêm. "Hoa lá cành đầy đủ. Sẵn sàng thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng."
"Cám ơn. Một chút âm nhạc nữa thì tuyệt."
"Có ngay thôi."
Phương ngồi phía đối diện, hai tay chống cằm, và chúng tôi nhìn nhau qua ánh nến rưng rưng. Tôi thấy môi Phương phác một nụ cười, khóe miệng hơi nhếch lên, và tôi cũng thấy một giọt nước lặng lẽ ứa ra nơi khóe mắt nàng. Thật khó mà hiểu được tận cùng ý nghĩa của giọt nước mắt đó. Vui sướng, buồn rầu, tiếc thương, hờn tủi... Những ngọn nến chập chờn, lung linh trước mắt tôi cũng nhòa đi trong giây phút ấy. Đừng nhìn em nữa anh ơi, hoa xuân đã phai rồi, hương trinh đã tàn rồi..., nước mắt đã không vơi, môi răn đã quên cười. Kiếp nào có yêu nhau, thì xin tìm đến mai sau... Hiểu được tại sao, tôi vói tay lấy chiếc remote control, tắt đi giọng hát, điệu nhạc rền rĩ ấy.
"Quên một thứ," tôi nói, đứng dậy. "Mới thấy chai champagne đâu đây."
Cầm chai rượu Phương đưa, tôi lắc lắc. Đã lâu lắm tôi không cầm đến chai champagne vì chẳng có chuyện chi để ăn mừng. Sau một tiếng nổ nhỏ, rượu tràn ra như suối. Rượu và bọt bắn văng cả vào áo tôi, vào tóc Phương. Phương vội nghiêng đầu tránh, đứng bật dậy. Chiếc ghế đổ xuống sau lưng và nàng loạng choạng muốn ngã theo. Tôi vội chồm tới đỡ lấy Phương, tay kia vẫn giơ cao chai champagne, và rượu vẫn tiếp tục chảy tràn xuống đầu hai đứa tôi. Thêm một chiếc ghế nữa đổ xuống. Chúng tôi ôm nhau cười nghiêng ngửa, cười sặc sụa, cười thỏa thích như hai đứa trẻ. Dứt tiếng cười, tôi quay nhìn Phương, Phương nhìn tôi, chúng tôi nhìn nhau trong vài giây im lặng. Khuôn mặt Phương thật sát, hai mắt mở lớn. Đôi mắt Phương khi ấy thật lạ. Sau cùng, tôi đã nhìn ra Phương, nhìn ra đôi mắt ấy, nhìn thấy được cả tôi trong đó nữa. Tôi khẽ cúi xuống liếm láp những giọt rượu còn đọng trên má Phương, và trong lúc ngực nàng vẫn còn phập phồng sau trận cười ngả nghiêng ấy, môi chúng tôi gắn chặt vào nhau trong chiếc hôn dài tưởng như đến vô tận...
"Anh phải thay áo thôi," Phương nói.
"Không cần," tôi lắc đầu, cởi mấy hột nút, phanh ngực áo.
Phương đã lau khô tóc. Chúng tôi ngồi lại vào bàn.
"Trân trọng kính mời," tôi nói, tay nâng ly rượu. "Nhân dịp kỷ niệm... mười năm tình cũ . Xin chúc mừng!"
"Phải hơn chứ, có mười năm thôi sao," Phương nói, tay cũng nâng ly.
"Thôi thì... muôn năm tình cũ vậy," tôi nói bừa. "Tình càng lâu càng nồng, rượu càng lâu càng quý, thứ nào cũng dễ say cả. Cụng ly một cái coi."
Hai chiếc ly sóng sánh chạm nhau kêu lanh canh. Tôi thấy mắt Phương lấp lánh niềm vui.
Chúng tôi ăn ít, thức ăn còn đầy trên bàn. Phương nói vậy mà kêu đói.
"Đúng là quả đất tròn," tôi nói một câu cũ mèm.
"Nhưng mà quay chậm quá, giá mà nhanh hơn chút nữa thì mọi chuyện không đến nỗi lỡ làng."
Trong giọng nói đùa của Phương, tôi nghe ra có chút ngậm ngùi. Như là những câu chuyện chúng tôi trao đổi qua lại với nhau, ngay trong những lúc vui vẫn có nhuốm chút gì buồn bã.
Vào một lúc nào đó cuối bữa ăn, chúng tôi cùng ngồi ôn chuyện cũ. Phương nhắc đến những tên tuổi, những khuôn mặt bạn bè của cả hai đứa, những người còn sống những kẻ đã chết, những người chúng tôi yêu và ghét. Trí nhớ của Phương vẫn còn khá tốt, ít ra cũng hơn tôi, khi nàng nhắc lại những kỷ niệm riêng tư giữa nàng và tôi của những ngày tháng năm xa lơ xa lắc. Những lần hẹn hò, những nơi chốn gặp gỡ, những bài nhạc cũ chúng tôi đã cùng nghe mà không còn nhớ tên, những cuốn phim hay chúng tôi đã cùng xem và đã quên mất tên người diễn viên chính, những câu chuyện tình cảm động chúng tôi đã cùng đọc mà không còn nhớ rõ được đoạn kết. Và cả đến những kỷ niệm không mấy êm đềm, những lần hục hặc, những lúc gây gỗ, những trận cãi cọ thường xuyên giữa hai đứa đến có khi không còn muốn nhìn mặt nhau nữa. Phương nói:
"Hai đứa mình mà lấy nhau hồi đó chắc sống với nhau được chừng sáu tháng."
"Không nên lạc quan quá."
"Anh với em cũng như mưa với nắng," Phương cười, "chẳng bao giờ gặp được nhau cả."
"Có chứ em," tôi nói, "đôi lúc, nhưng mà ngắn ngủi."
Ngồi bên nhau, chúng tôi cùng đánh thức, lay gọi kỷ niệm dậy... Rồi chúng tôi cũng nói đến những biến cố khốc liệt, những đổi thay lớn lao đến tận cùng của đất nước như là những thảm họa, những cơn bão dữ dội, những trận lụt kinh khiếp đã cuốn phăng tất cả, cuốn phăng chúng tôi đi, cuốn phăng biết bao nhiêu số phận mà chúng tôi chỉ là những cọng rơm, Phương nói, chỉ là những cọng rơm, thật nhỏ nhoi, vụn vặt và tầm thường, chẳng có cách gì cưỡng lại được. Và tôi cũng đồng ý với Phương là sau hết, còn ngồi lại được bên nhau đây, chúng tôi dù sao vẫn còn là những kẻ may mắn. Có lúc tôi nghe Phương nói đến một cái gì đó thật huyền hoặc giống như là số kiếp, giống như là bàn tay của định mệnh. "Không phải là ngẫu nhiên," Phương nói, "mà mọi chuyện đều đã được sắp đặt từ trước" khiến chúng tôi gặp nhau, rồi yêu nhau nhưng lại không thể đến được với nhau, và rồi cũng lại định mệnh ấy xui khiến chúng tôi gặp lại nhau đây, ở một góc trời xa thẳm nơi xứ người, sau khi những cơn bão những trận lụt đã đi qua, sau khi mọi chuyện đã an bài.
Tôi thực tình không mấy tin tưởng ở những chuyện duyên kiếp, số phận lẩm cẩm như là Phương nói. Mọi chuyện thành bại ở đời này, kể cả yêu nhau mà không lấy được nhau, đều là tại... mình, chứ chẳng phải tại trời tại đất chi cả, tôi vẫn nghĩ vậy. Tuy nhiên, trong giây phút này, tôi đâu cần biết tới chuyện đúng sai, phải trái, tôi chỉ muốn yên lặng nghe Phương nói, chỉ muốn được nghe lại giọng nói ngọt ngào và êm dịu rất đỗi quen thuộc ấy. Giọng nói ấy xa tôi đã bao năm và mai đây biết có khi nào tôi còn nghe lại được. Dẫu cho Phương có nói điều gì khác ý tôi thì cũng không hề chi, tôi đâu có dại dột lần nữa để nói ngược lại những điều nàng nghĩ. Làm sao tôi có thể quên được chúng tôi đã xa nhau sau một trận cãi vã dữ dội về một chuyện bây giờ nghĩ lại không có gì đáng để mà cãi vã. Tôi thật ngu dại. Ngày ấy tôi vẫn tự cho mình là khôn ngoan nhưng thực ra tôi chỉ là chú bé khù khờ và kém hiểu biết về tình yêu. "Cô nào điên lắm mới lấy anh," Phương nói thế, và tôi đọc trong mắt nàng sự căm hận. Sau đó có một khoảng thời gian thật là dài tôi đã sống trong nỗi ray rứt ân hận, có lúc tôi đã nghĩ rằng tôi không thể nào sống mà thiếu nàng được. Vậy mà không hiểu sao tôi vẫn cứ gan lì, vẫn không chịu tìm tới Phương để nói một lời xin lỗi, có thể vì tôi vẫn cứ nhớ câu nói chua cay và tia mắt căm hận ấy. Tôi tin là nàng thù ghét tôi thực sự. Để tìm chút an ủi và quên được nàng, tôi đã phải chạy theo một cô gái khác, nhưng việc đó không giúp được gì cho tôi, vì đó không phải là tình yêu, và cô gái đó không phải là Phương. Rồi cơn bão năm bẩy mươi lăm ập tới, trong lúc tôi còn đang nằm bẹp trong tù để gặm nhấm nỗi buồn rầu tủi nhục của kẻ thất trận và kiểm điểm những mất mát thua thiệt của đời mình thì Phương và gia đình vượt thoát được đến Mỹ. Ít năm sau đó, một người bạn tôi ở Mỹ cho biết có gặp Phương và nàng đã có gia đình. Cũng may mà sau cùng tôi còn được Thư, cô gái có một tấm lòng, đã đến trong thời kỳ đen tối nhất của đời tôi, đã mang lại cho tôi một niềm tin yêu mới, sau khi tôi đã mất hết tất cả mọi thứ, và sau khi đã hiểu được tình yêu là gì.
Về phía Phương, từ lúc gặp lại nàng đến nay, tôi có cảm tưởng dường như nàng cũng có ý đền bù lại cho tôi phần nào những mất mát thiệt thòi tôi đã phải gánh chịu. Chúng tôi cố gắng gượng nhẹ với nhau, cố gắng vỗ về nhau qua từng ánh mắt nhìn, qua từng cử chỉ từng lời nói thật dịu dàng, như những con thú bị thương cần đến những vuốt ve, xoa dịu, dù biết cũng chẳng được bao lâu, dù biết cũng muộn màng. Chúng tôi đã mất nhau bao năm. Chúng tôi đã đi qua hết tuổi thanh xuân của đời mình. Làm sao chúng tôi có thể đẩy ngược lại chiếc bánh xe nặng nề của thời gian đã lăn đi mấy vòng. Chúng tôi như những cánh chim đã bay một vòng bay quá dài qua hết một mùa bão tuyết. Chúng tôi là những cánh chim đã mỏi.
Phương nói nàng có một món quà đặc biệt cho tôi và bảo tôi thử đoán xem là gì. Đến lúc tôi chịu thua thì nàng mang ra đặt lên bàn một chiếc bánh kem. Tôi không hiểu chiếc bánh đó có ý nghĩa gì nhưng tôi nói nếu Phương nghĩ hôm nay là sinh nhật của tôi thì giữa tôi và nàng chắc phải có một người lầm lẫn. Phương mỉm cười, mở hộp bánh và hàng chữ tôi trông thấy không phải chúc mừng sinh nhật mà là những con số ghi năm tháng chúng tôi đã xa nhau. Tôi không thể nhớ để biết chắc được là những con số đó có chính xác hay không, nhưng chiếc bánh đặc biệt đó đã thực sự làm tôi xúc động, cũng như là buổi sáng nay ở trên xe, lúc nàng đọc lại cho tôi nghe những câu thơ cũ kỹ đó. Những ngọn nến đã thổi tắt lại một lần nữa được thắp lên trên chiếc bánh kem có những nét vẽ tượng hình chiếc bánh xe của thời gian. Phương và tôi không ai muốn cắt chiếc bánh ấy. Chúng tôi đồng ý để dành vì còn muốn nhìn ngắm nó. Qua ánh nến lung linh, huyền ảo trên chiếc bánh kem ngộ nghĩnh ấy, tôi thấy đôi má Phương hồng hơn, ánh mắt Phương cũng long lanh hơn, tình tứ hơn. Ánh mắt ấy nhìn tôi còn mang ý nghĩa gì khác hơn lời mời gọi quyến rũ mà tất nhiên là tôi không thể nào không đáp ứng được. Tôi khẽ bước lại phía sau Phương, nhẹ nhàng vòng hai cánh tay ôm lưng nàng, và chúng tôi cùng cúi xuống thổi tắt những ngọn nến. Khi Phương ngước lên mỉm cười, môi chúng tôi lại gắn chặt vào nhau một lần nữa, và lễ kỷ niệm "mười năm tình cũ" của chúng tôi lại được tiếp tục cử hành trọng thể, chỉ hơi khác có một điều là sau đó đã được lặng lẽ dời tới địa điểm thích hợp và thuận tiện hơn, nghĩa là từ phòng ăn chuyển sang phòng ngủ.
Khi tôi nói với Phương là ngôi nhà này rộng quá, ở làm sao cho hết, cho tôi thuê bớt một phòng để thỉnh thoảng tôi lên đây có nơi tá túc, Phương nói ý kiến hay nhưng hơi muộn, nhà sắp bán rồi. Tôi tưởng nàng nói đùa, cho đến lúc tiếng chuông điện thoại reo, Phương trả lời vắn tắt, rồi quay sang tôi:
"Họ xin cái hẹn đến xem nhà."
Tôi khen phòng khách đẹp, bầy biện trang trí mỹ thuật. Phương cho biết ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng, đã thuộc về nàng sau khi hoàn lại anh chồng một khoản tiền. Tiếng chuông điện thoại kế tiếp trong lúc Phương đang bày thức ăn ra bàn là của hai đứa con gái đang nghỉ hè nơi gia đình người chị của nàng ở Florida gọi lên. Phương cho tôi biết nàng đang nhờ bà chị tìm mua giúp căn nhà ở Florida để dọn về đấy. Nàng cũng được hứa hẹn có một việc làm tốt nơi ấy sau khi vừa bỏ một cái job ở đây. Phương nói nàng không muốn rời bỏ nơi này, nhưng ngôi nhà giờ đây chỉ gợi cho nàng những kỷ niệm buồn. Nàng cần thay đổi cuộc sống. Muốn có cuộc sống mới người ta phải sống trong một khung cảnh mới. Dù sao tôi nghĩ Phương đã có những năm sống hạnh phúc.
"Anh xem còn thiếu thứ gì không?" Phương nhìn qua một lượt bàn ăn, hỏi.
"Tại sao không cắt ít bông hồng ngoài vườn, em vẫn thích hoa hồng mà."
"Ý kiến hay," Phương nói. "Anh làm việc đó đi trong lúc em đi tìm cái lọ cắm hoa."
Lát sau Phương lại hỏi còn gì nữa không.
"Nên có thêm vài ngọn nến. Tắt bớt một ngọn đèn."
"Có mầu mè không? Em không thích mùi nến, nhưng cũng OK."
Tôi ngồi vào bàn ăn, nhìn những ngón tay Phương thắp lên những ngọn nến trắng.
"Lịch sự, ấm cúng," tôi nói. "Không đòi hỏi gì nữa. Thế này là ấm no hạnh phúc quá rồi."
"Xong chưa?" Phương hỏi, thổi tắt que diêm. "Hoa lá cành đầy đủ. Sẵn sàng thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng."
"Cám ơn. Một chút âm nhạc nữa thì tuyệt."
"Có ngay thôi."
Phương ngồi phía đối diện, hai tay chống cằm, và chúng tôi nhìn nhau qua ánh nến rưng rưng. Tôi thấy môi Phương phác một nụ cười, khóe miệng hơi nhếch lên, và tôi cũng thấy một giọt nước lặng lẽ ứa ra nơi khóe mắt nàng. Thật khó mà hiểu được tận cùng ý nghĩa của giọt nước mắt đó. Vui sướng, buồn rầu, tiếc thương, hờn tủi... Những ngọn nến chập chờn, lung linh trước mắt tôi cũng nhòa đi trong giây phút ấy. Đừng nhìn em nữa anh ơi, hoa xuân đã phai rồi, hương trinh đã tàn rồi..., nước mắt đã không vơi, môi răn đã quên cười. Kiếp nào có yêu nhau, thì xin tìm đến mai sau... Hiểu được tại sao, tôi vói tay lấy chiếc remote control, tắt đi giọng hát, điệu nhạc rền rĩ ấy.
"Quên một thứ," tôi nói, đứng dậy. "Mới thấy chai champagne đâu đây."
Cầm chai rượu Phương đưa, tôi lắc lắc. Đã lâu lắm tôi không cầm đến chai champagne vì chẳng có chuyện chi để ăn mừng. Sau một tiếng nổ nhỏ, rượu tràn ra như suối. Rượu và bọt bắn văng cả vào áo tôi, vào tóc Phương. Phương vội nghiêng đầu tránh, đứng bật dậy. Chiếc ghế đổ xuống sau lưng và nàng loạng choạng muốn ngã theo. Tôi vội chồm tới đỡ lấy Phương, tay kia vẫn giơ cao chai champagne, và rượu vẫn tiếp tục chảy tràn xuống đầu hai đứa tôi. Thêm một chiếc ghế nữa đổ xuống. Chúng tôi ôm nhau cười nghiêng ngửa, cười sặc sụa, cười thỏa thích như hai đứa trẻ. Dứt tiếng cười, tôi quay nhìn Phương, Phương nhìn tôi, chúng tôi nhìn nhau trong vài giây im lặng. Khuôn mặt Phương thật sát, hai mắt mở lớn. Đôi mắt Phương khi ấy thật lạ. Sau cùng, tôi đã nhìn ra Phương, nhìn ra đôi mắt ấy, nhìn thấy được cả tôi trong đó nữa. Tôi khẽ cúi xuống liếm láp những giọt rượu còn đọng trên má Phương, và trong lúc ngực nàng vẫn còn phập phồng sau trận cười ngả nghiêng ấy, môi chúng tôi gắn chặt vào nhau trong chiếc hôn dài tưởng như đến vô tận...
"Anh phải thay áo thôi," Phương nói.
"Không cần," tôi lắc đầu, cởi mấy hột nút, phanh ngực áo.
Phương đã lau khô tóc. Chúng tôi ngồi lại vào bàn.
"Trân trọng kính mời," tôi nói, tay nâng ly rượu. "Nhân dịp kỷ niệm... mười năm tình cũ . Xin chúc mừng!"
"Phải hơn chứ, có mười năm thôi sao," Phương nói, tay cũng nâng ly.
"Thôi thì... muôn năm tình cũ vậy," tôi nói bừa. "Tình càng lâu càng nồng, rượu càng lâu càng quý, thứ nào cũng dễ say cả. Cụng ly một cái coi."
Hai chiếc ly sóng sánh chạm nhau kêu lanh canh. Tôi thấy mắt Phương lấp lánh niềm vui.
Chúng tôi ăn ít, thức ăn còn đầy trên bàn. Phương nói vậy mà kêu đói.
"Đúng là quả đất tròn," tôi nói một câu cũ mèm.
"Nhưng mà quay chậm quá, giá mà nhanh hơn chút nữa thì mọi chuyện không đến nỗi lỡ làng."
Trong giọng nói đùa của Phương, tôi nghe ra có chút ngậm ngùi. Như là những câu chuyện chúng tôi trao đổi qua lại với nhau, ngay trong những lúc vui vẫn có nhuốm chút gì buồn bã.
Vào một lúc nào đó cuối bữa ăn, chúng tôi cùng ngồi ôn chuyện cũ. Phương nhắc đến những tên tuổi, những khuôn mặt bạn bè của cả hai đứa, những người còn sống những kẻ đã chết, những người chúng tôi yêu và ghét. Trí nhớ của Phương vẫn còn khá tốt, ít ra cũng hơn tôi, khi nàng nhắc lại những kỷ niệm riêng tư giữa nàng và tôi của những ngày tháng năm xa lơ xa lắc. Những lần hẹn hò, những nơi chốn gặp gỡ, những bài nhạc cũ chúng tôi đã cùng nghe mà không còn nhớ tên, những cuốn phim hay chúng tôi đã cùng xem và đã quên mất tên người diễn viên chính, những câu chuyện tình cảm động chúng tôi đã cùng đọc mà không còn nhớ rõ được đoạn kết. Và cả đến những kỷ niệm không mấy êm đềm, những lần hục hặc, những lúc gây gỗ, những trận cãi cọ thường xuyên giữa hai đứa đến có khi không còn muốn nhìn mặt nhau nữa. Phương nói:
"Hai đứa mình mà lấy nhau hồi đó chắc sống với nhau được chừng sáu tháng."
"Không nên lạc quan quá."
"Anh với em cũng như mưa với nắng," Phương cười, "chẳng bao giờ gặp được nhau cả."
"Có chứ em," tôi nói, "đôi lúc, nhưng mà ngắn ngủi."
Ngồi bên nhau, chúng tôi cùng đánh thức, lay gọi kỷ niệm dậy... Rồi chúng tôi cũng nói đến những biến cố khốc liệt, những đổi thay lớn lao đến tận cùng của đất nước như là những thảm họa, những cơn bão dữ dội, những trận lụt kinh khiếp đã cuốn phăng tất cả, cuốn phăng chúng tôi đi, cuốn phăng biết bao nhiêu số phận mà chúng tôi chỉ là những cọng rơm, Phương nói, chỉ là những cọng rơm, thật nhỏ nhoi, vụn vặt và tầm thường, chẳng có cách gì cưỡng lại được. Và tôi cũng đồng ý với Phương là sau hết, còn ngồi lại được bên nhau đây, chúng tôi dù sao vẫn còn là những kẻ may mắn. Có lúc tôi nghe Phương nói đến một cái gì đó thật huyền hoặc giống như là số kiếp, giống như là bàn tay của định mệnh. "Không phải là ngẫu nhiên," Phương nói, "mà mọi chuyện đều đã được sắp đặt từ trước" khiến chúng tôi gặp nhau, rồi yêu nhau nhưng lại không thể đến được với nhau, và rồi cũng lại định mệnh ấy xui khiến chúng tôi gặp lại nhau đây, ở một góc trời xa thẳm nơi xứ người, sau khi những cơn bão những trận lụt đã đi qua, sau khi mọi chuyện đã an bài.
Tôi thực tình không mấy tin tưởng ở những chuyện duyên kiếp, số phận lẩm cẩm như là Phương nói. Mọi chuyện thành bại ở đời này, kể cả yêu nhau mà không lấy được nhau, đều là tại... mình, chứ chẳng phải tại trời tại đất chi cả, tôi vẫn nghĩ vậy. Tuy nhiên, trong giây phút này, tôi đâu cần biết tới chuyện đúng sai, phải trái, tôi chỉ muốn yên lặng nghe Phương nói, chỉ muốn được nghe lại giọng nói ngọt ngào và êm dịu rất đỗi quen thuộc ấy. Giọng nói ấy xa tôi đã bao năm và mai đây biết có khi nào tôi còn nghe lại được. Dẫu cho Phương có nói điều gì khác ý tôi thì cũng không hề chi, tôi đâu có dại dột lần nữa để nói ngược lại những điều nàng nghĩ. Làm sao tôi có thể quên được chúng tôi đã xa nhau sau một trận cãi vã dữ dội về một chuyện bây giờ nghĩ lại không có gì đáng để mà cãi vã. Tôi thật ngu dại. Ngày ấy tôi vẫn tự cho mình là khôn ngoan nhưng thực ra tôi chỉ là chú bé khù khờ và kém hiểu biết về tình yêu. "Cô nào điên lắm mới lấy anh," Phương nói thế, và tôi đọc trong mắt nàng sự căm hận. Sau đó có một khoảng thời gian thật là dài tôi đã sống trong nỗi ray rứt ân hận, có lúc tôi đã nghĩ rằng tôi không thể nào sống mà thiếu nàng được. Vậy mà không hiểu sao tôi vẫn cứ gan lì, vẫn không chịu tìm tới Phương để nói một lời xin lỗi, có thể vì tôi vẫn cứ nhớ câu nói chua cay và tia mắt căm hận ấy. Tôi tin là nàng thù ghét tôi thực sự. Để tìm chút an ủi và quên được nàng, tôi đã phải chạy theo một cô gái khác, nhưng việc đó không giúp được gì cho tôi, vì đó không phải là tình yêu, và cô gái đó không phải là Phương. Rồi cơn bão năm bẩy mươi lăm ập tới, trong lúc tôi còn đang nằm bẹp trong tù để gặm nhấm nỗi buồn rầu tủi nhục của kẻ thất trận và kiểm điểm những mất mát thua thiệt của đời mình thì Phương và gia đình vượt thoát được đến Mỹ. Ít năm sau đó, một người bạn tôi ở Mỹ cho biết có gặp Phương và nàng đã có gia đình. Cũng may mà sau cùng tôi còn được Thư, cô gái có một tấm lòng, đã đến trong thời kỳ đen tối nhất của đời tôi, đã mang lại cho tôi một niềm tin yêu mới, sau khi tôi đã mất hết tất cả mọi thứ, và sau khi đã hiểu được tình yêu là gì.
Về phía Phương, từ lúc gặp lại nàng đến nay, tôi có cảm tưởng dường như nàng cũng có ý đền bù lại cho tôi phần nào những mất mát thiệt thòi tôi đã phải gánh chịu. Chúng tôi cố gắng gượng nhẹ với nhau, cố gắng vỗ về nhau qua từng ánh mắt nhìn, qua từng cử chỉ từng lời nói thật dịu dàng, như những con thú bị thương cần đến những vuốt ve, xoa dịu, dù biết cũng chẳng được bao lâu, dù biết cũng muộn màng. Chúng tôi đã mất nhau bao năm. Chúng tôi đã đi qua hết tuổi thanh xuân của đời mình. Làm sao chúng tôi có thể đẩy ngược lại chiếc bánh xe nặng nề của thời gian đã lăn đi mấy vòng. Chúng tôi như những cánh chim đã bay một vòng bay quá dài qua hết một mùa bão tuyết. Chúng tôi là những cánh chim đã mỏi.
Phương nói nàng có một món quà đặc biệt cho tôi và bảo tôi thử đoán xem là gì. Đến lúc tôi chịu thua thì nàng mang ra đặt lên bàn một chiếc bánh kem. Tôi không hiểu chiếc bánh đó có ý nghĩa gì nhưng tôi nói nếu Phương nghĩ hôm nay là sinh nhật của tôi thì giữa tôi và nàng chắc phải có một người lầm lẫn. Phương mỉm cười, mở hộp bánh và hàng chữ tôi trông thấy không phải chúc mừng sinh nhật mà là những con số ghi năm tháng chúng tôi đã xa nhau. Tôi không thể nhớ để biết chắc được là những con số đó có chính xác hay không, nhưng chiếc bánh đặc biệt đó đã thực sự làm tôi xúc động, cũng như là buổi sáng nay ở trên xe, lúc nàng đọc lại cho tôi nghe những câu thơ cũ kỹ đó. Những ngọn nến đã thổi tắt lại một lần nữa được thắp lên trên chiếc bánh kem có những nét vẽ tượng hình chiếc bánh xe của thời gian. Phương và tôi không ai muốn cắt chiếc bánh ấy. Chúng tôi đồng ý để dành vì còn muốn nhìn ngắm nó. Qua ánh nến lung linh, huyền ảo trên chiếc bánh kem ngộ nghĩnh ấy, tôi thấy đôi má Phương hồng hơn, ánh mắt Phương cũng long lanh hơn, tình tứ hơn. Ánh mắt ấy nhìn tôi còn mang ý nghĩa gì khác hơn lời mời gọi quyến rũ mà tất nhiên là tôi không thể nào không đáp ứng được. Tôi khẽ bước lại phía sau Phương, nhẹ nhàng vòng hai cánh tay ôm lưng nàng, và chúng tôi cùng cúi xuống thổi tắt những ngọn nến. Khi Phương ngước lên mỉm cười, môi chúng tôi lại gắn chặt vào nhau một lần nữa, và lễ kỷ niệm "mười năm tình cũ" của chúng tôi lại được tiếp tục cử hành trọng thể, chỉ hơi khác có một điều là sau đó đã được lặng lẽ dời tới địa điểm thích hợp và thuận tiện hơn, nghĩa là từ phòng ăn chuyển sang phòng ngủ.
*
Tôi chỉ bắt đầu thực sự chú ý tới vệt nắng đó sau khi chúng tôi đã buông
nhau ra, nằm yên lặng bên nhau một lúc lâu. Chúng tôi đã hết chuyện
nói, hay chỉ muốn lặng im để tận hưởng cảm giác no đủ tràn trề. Hơi thở
chúng tôi đã trộn lẫn vào nhau. Những háo hức, thèm muốn chúng tôi đã
truyền sang cho nhau. Phương nằm nghiêng, gối đầu lên ngực tôi, mắt khép
hờ, lim dim như con mèo lười biếng. Vệt nắng chỉ bằng cây thước kẻ,
xuyên qua bức mành cửa sổ ở cạnh giường, vắt ngang người Phương. Điều
khiến tôi ngạc nhiên và chú ý là vệt nắng ấy dường như không ở yên một
chỗ mà di động nhẹ nhàng trên thân thể Phương. Tôi hiểu ra tại sao sau
khi quan sát một lúc. Phương đã quên không kéo sát khung kính cửa sổ,
hay nàng cố ý để vậy cho thoáng gió, và những làn gió nhẹ bên ngoài lay
động bức mành làm vệt nắng di động, mon men đi lần từ bụng lên ngực, lên
vai lên cổ như mơn trớn, vuốt ve da thịt nàng. Vệt nắng bò tới đâu,
khoảng da thịt nơi ấy sáng lên mầu vàng óng, soi rõ cả những sợi lông
mịn trên lưng, những chân tóc trên gáy nàng. Có lúc Phương phải xoay mặt
hướng khác, hay úp mặt lên ngực tôi để tránh vệt nắng ấy. Trên da thịt
Phương tôi nhìn rõ được mầu vàng của nắng. Vệt nắng cũng cho tôi biết
buổi chiều đang chầm chậm trôi qua ngoài kia, và tôi cũng như đang trôi
đi trong một cảm giác bềnh bồng. Không muốn phải theo dõi mãi vệt nắng
nghịch ngợm ấy, tôi chuyển hướng nhìn sang hai chiếc khung ảnh ở đầu
giường. Tấm thứ nhất chụp hai đứa con gái của Phương, đứng giữa cánh
đồng hoa tulip bạt ngàn phơi mình trong nắng sớm, trông như tấm thảm
khổng lồ nhiều mầu sắc rực rỡ trải dài đến tận cuối chân trời. Hai bé
gái có miệng cười và đôi mắt rất giống mẹ. Tôi chú ý bức ảnh thứ hai
hơn, tấm ảnh mầu được phóng lớn. Vói tay lấy chiếc khung ảnh, đưa ngang
tầm mắt, tôi ngắm nghía một lúc.
"Bức ảnh này đẹp đây," tôi nói với Phương.
Phương chỉ ậm ừ. Ảnh chụp cảnh đồi thông vào buổi chiều. Những ngọn cây thưa thớt. Mầu nắng vàng rực trải dài trên thảm cỏ dưới chân đồi. Góc trái ảnh là một thiếu nữ, dáng đứng nghiêng, không nhìn rõ mặt, chỉ thấy được tấm lưng mềm mại, bờ vai thon và mái tóc xõa. Khuôn mặt thiếu nữ hơi ngước lên, trông về phía đồi cao. Gió làm tóc nàng bay, và những vạt nắng yếu ớt còn sót lại từ một mặt trời ở sườn đồi phía xa chiếu xuyên qua những tán lá, những ngọn thông, soi rọi một bên vai và mái tóc người thiếu nữ. Những lọn tóc bay trong gió chiều óng ánh mầu vàng nhạt. Thiếu nữ trong ảnh là Phương, tôi biết chắc, dù chỉ thấy được một vài đường nét.
"Tấm ảnh đó chụp từ lâu lắm rồi," Phương mở mắt, xoay người lại, nói. "Nó có một cái tên."
Tôi hỏi tên gì. Phương nói "Chiều Vàng". Người chụp ảnh đó là chồng nàng, và ông ta đặt cho nó tên đó. Nàng hỏi tôi thấy tấm ảnh có gì đặc biệt. Tôi chịu không nghĩ ra. Phương nói chồng nàng rất mê ảnh. Hôm nào trời nắng là anh chàng vác máy ảnh ra chụp lia lịa. Ảnh nào cũng phải có nắng.
"Một tấm ảnh mà không có nắng như biển không tiếng sóng, như rừng không tiếng chim, như ngôi nhà không người ở, như chai bia không ướp lạnh...," Phương nói một hơi.
"Như gì nữa?" tôi cười, hỏi.
"Em nhớ chừng đó. Ổng nói vậy."
Vừa phải thôi, tôi nghĩ, chụp ban đêm thì lấy đâu ra nắng. Tôi nhìn lại tấm ảnh, quả có rất nhiều nắng. Rừng với biển mà thiếu tiếng chim với lại tiếng sóng thì không biết thế nào, chứ bia mà không ướp lạnh thì đúng là chán thật. Tôi khẽ nâng đầu Phương đặt trên chiếc gối, ngồi dậy.
"Anh đi đâu vậy?" Phương hỏi.
"Nghe em nói thèm chai bia quá."
"Trong tủ lạnh," Phương nói. "Cho em một ly luôn."
Tôi rót một ly bia, cắt một miếng bánh, đặt lên chiếc khay nhỏ, mang vào cho Phương. Nàng nói cám ơn, nhưng vẫn không ngồi dậy. Chúng tôi chia nhau miếng bánh. Vệt nắng bây giờ nằm dưới chân Phương. Bức ảnh "Chiều Vàng" nằm úp trên gối. Tôi nói Phương đọc tôi nghe hàng chữ nhỏ sau lưng khung ảnh.
"Anh không giữ trong tay một kho tàng hay một..."
"... danh vọng nào cả," tôi tiếp lời Phương. "Anh chỉ giữ có hình ảnh một buổi chiều khi nắng vàng nhuộm mái tóc em."
"Sao anh biết?" Phương hỏi, giọng ngạc nhiên.
"Đó là lời đề tựa cho một bản nhạc cũ," tôi nói. "Người viết lời tựa đó là một nhà đạo diễn phim. Bản nhạc tên Hình Ảnh Một Buổi Chiều . Cả hai, người nhạc sĩ và người đạo diễn phim đều đã chết."
Phương im lặng, nhìn lên trần nhà, khuôn mặt thoáng nét đăm chiêu. Tôi không biết nàng nghĩ gì trong đầu. Người đàn ông nói thế và sau cùng ông ta đã bỏ đi. Còn lại người đàn bà trong ngôi nhà cũ, vẫn giữ tấm ảnh đó. Tôi chắc là ông ta vẫn chưa hết yêu người trong ảnh. Họ đã có với nhau những đứa con. Họ đã có những năm sống hạnh phúc. Họ đã có bên nhau những buổi chiều vàng. Rồi về sau thế nào? Làm sao mà họ lại xa nhau? Người đàn ông ấy bây giờ ở đâu?
*
Thư vẫn điện thoại cho tôi cách một đôi ngày, thường là vào buổi tối. Có lúc nàng hỏi thăm tình hình công việc của tôi, có lúc bảo tôi kể chuyện lạ thành phố cho nàng nghe. Những hôm đầu tôi chỉ kể toàn chuyện mưa cho nàng phát ngán. Mưa dầm dề, mưa rả rích, mưa sụt sùi. Bầu trời xám ngắt, cứ bước ra đường là thấy mưa. Biểu tượng của thành phố là chiếc dù, tôi nói. Đàn ông đàn bà, già trẻ lớn bé gì ra đường cũng đều cắp theo cây dù, cũng đều che dù đi dưới mưa trông rất ngộ, giống như là vũ khúc múa dù trên sân khấu vậy. Những chiếc dù đủ kiểu, đủ mầu sắc rất vui mắt. Thư hỏi mưa thì cũng phải có mùa chứ, chẳng lẽ mưa quanh năm suốt tháng sao. Tôi nói chắc vậy, đã gọi là thành phố mưa mà. Những chuyện nàng hay hỏi lại là những chuyện tôi ít quan tâm, đại khái là khí hậu nóng lạnh ra sao, cảnh tượng phố xá thế nào, có đông người Việt không, có chợ búa, thức ăn Việt nam không, có gặp ai quen không... Tôi nói có gặp cô bồ cũ, hai chiếc dù đụng nhau dưới cơn mưa thành phố, sau đó hai đứa che chung một chiếc dù cho tiện. Rồi sao nữa, Thư hỏi. Tôi nói rồi cũng phải đến lúc chia tay mỗi người mỗi ngả thôi, đâu có "đưa em về dưới mưa" hoài được. Thư cười khúc khích, nói tình cũ không rủ cũng đến, đâu có mà chia tay dễ dàng vậy. Rồi nàng kể chuyện nhà cho tôi nghe, thằng con trai tôi cứ hỏi mẹ chừng nào bố về. Thằng bé mới lên middle school, tuần rồi đi học về khoe với mẹ con mới có girl friend làm nàng hết hồn. Tôi nói phải để ý thằng bé, cần chuyện trò, giải thích khéo léo cho nó hiểu girl friend là sao và đừng cho nó xem tivi nhiều quá.
Thực ra thì thành phố còn nhiều thứ khác nữa chứ đâu phải chỉ có những cơn "mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều" như là tôi nói với Thư. Đó còn là những vườn hoa kỳ ảo mà Phương và tôi đã phải đáp những chuyến phà, phải đi mãi đi mãi mới tới được nơi ấy để ngỡ như mình lạc bước vào vườn địa đàng nơi trần thế. Đó còn là ngọn núi bốn mùa tuyết phủ trắng xóa, từ xa thật xa chỉ nhìn thấy mờ mờ sương phủ như tranh thủy mặc mà Phương cùng tôi đã phải chạy xe hết nửa ngày men theo những con đường dốc vòng vèo dẫn lên mãi tới gần đỉnh núi đó. Chúng tôi đứng ôm nhau giữa cảnh thiên nhiên núi đồi lồng lộng, và cùng phóng tầm mắt nhìn xuống chân núi dưới xa để thấy mình nhỏ nhoi biết chừng nào giữa bao la vô cùng tận của đất trời. Chúng mình chỉ là những cọng rơm, tôi nhớ Phương nói, những cọng rơm thật nhỏ bé, vặt vãnh và tầm thường mà cơn gió vô tình nào cũng có thể cuốn bay đi được.
Một ngày sau buổi đi chơi núi Mt. Rainier ấy, Phương nói nàng phải tạm xa thành phố ít hôm. Người chị vừa từ Florida gọi lên cho biết đã tìm được căn nhà đúng như ý nàng muốn và nàng cần có mặt để xúc tiến một vài thủ tục. Phương nói sẽ phone cho tôi và trở lên ngay sau khi hoàn tất những việc cần thiết, phần còn lại có thể nhờ bà chị lo liệu. Đưa tôi chiếc chìa khóa nhà, nàng nói: "Anh giữ lấy, em còn chiếc nữa. Thỉnh thoảng ghé vào xem chừng nhà, take care mấy chậu kiểng dùm em, chịu khó đi rồi lúc về em trả công cho." Nàng cười cười và còn nháy mắt với tôi nữa.
Phương chỉ gọi cho tôi có một lần trong lúc tôi đi vắng. Mấy câu vắn tắt trong cái message: "Mọi chuyện tốt đẹp. Nhớ anh. Rán giữ sức khỏe. Có gì em sẽ tin thêm." Vậy thôi. Phương đã vắng mặt ở thành phố này hơn một tuần lễ. Ý nghĩ Phương đã ở bên tôi những ngày vừa qua và rồi bây giờ lại xa tôi làm lòng tôi se lại. Được cấp tạm chiếc xe trong thời gian ở đây, cứ hết giờ làm việc là tôi lại đánh cái xe chạy lòng vòng cho qua hết một ngày. Thường thì tôi gửi xe ở một nơi nào đó, đón một chiếc bus vào thành phố. Nơi xe ngừng có khi là một thư viện, một viện bảo tàng, một rạp hát, một công viên. Có lần chẳng biết đi đâu, tôi ngồi mãi trên xe bus cho đến lúc mọi người xuống hết và người tài xế đứng tuổi đến bên lịch sự nói: "Trạm chót, thưa ông." Tôi vội bước xuống khi trời còn đang mưa, đi loanh quanh một hồi mới nhớ ra đã bỏ lại chiếc dù trên xe bus. Có hôm tôi ngồi ở một góc thư viện thành phố, cầm cuốn sách trên tay mà không đọc gì cả, chỉ nhìn ra ngoài trời qua những ô kính xem mọi người đi lại trên đường và thành phố co ro dưới cơn mưa lạnh lẽo. Rồi tôi trông thấy một phụ nữ Á đông che dù đi trong mưa có mái tóc, dáng người từa tựa như Phương, nhất là bước đi khoan thai, thong thả, không lúp xúp dưới mưa, khuôn mặt hơi ngước lên, nhìn thẳng về phía trước. Tôi bước ra, đi theo người phụ nữ ấy một quãng, dù biết không phải là Phương. Thiếu nữ dừng lại trước một ngã tư, đốt một điếu thuốc, chờ xe ngừng để băng qua đường. Tôi cũng dừng lại châm điếu thuốc ở một chỗ khuất gió, và khi ấy chợt nhớ ra lại bỏ quên chiếc dù trong thư viện. Tôi không muốn quay lại, vẫn cứ đi tiếp để xem thử có được chút cảm giác thú vị nào của kẻ một mình lang thang dưới mưa như từng đọc ở những trang tiểu thuyết lãng mạn, nhưng không cảm thấy gì cả, ngoài sự ướt át và lạnh lẽo.
Một chiều nắng ấm tôi đi vào công viên, nơi có lần Phương lái xe chầm chậm ngang qua đó. Vẫn những gã homeless nằm cuộn mình trên ghế đá, vẫn những chú bồ câu lững thững đi dạo, vẫn những đôi tình nhân nằm dài trên cỏ. Cảm thấy đói bụng, tôi ngồi xuống chiếc ghế đá, lấy ổ bánh mì quên ăn trong sở hồi trưa ra nhai ngấu nghiến. Vài chú bồ câu lại gần, nghếch mỏ nhìn. Tôi bẻ vụn một mẩu bánh, rải xuống chia phần cho chúng, rồi tiếp tục nhai. Bên trái tôi là pho tượng người đàn ông khỏa thân, quỳ một chân, tay giương cung sắp sửa bắn đi một mũi tên. Tôi không hiểu ý nghĩa bức tượng đó. Ăn xong, tôi đứng dậy, đi về hướng đám đông phía trước. Một ban nhạc hát dạo gồm cô gái và hai chàng thanh niên da đen. Một chàng phùng miệng thổi loại kèn gì đó, phát ra những âm thanh nghèn nghẹn, trong lúc cô gái chơi guitar, hát phụ họa ca sĩ chính là một anh chàng dáng vẻ bụi đời, râu ria xồm xoàm, vừa ôm đàn vừa hát. Người nghe tụ tập xung quanh. Có một lúc chàng ta vừa hát vừa ngước mặt lên trời, đôi mắt nhắm nghiền, vẻ mặt sầu thảm. Chắc là một bài tình buồn. Tôi nghe loáng thoáng một hai câu. "Tôi sẽ về lại để yêu em thêm một lần nữa..." Một lần đã đủ mệt rồi, còn đòi thêm lần nào nữa, tôi tự hỏi. Làm sao mà tôi có thể yêu Phương thêm lần nữa được. Và Phương, nàng có yêu tôi không? Nàng vẫn còn yêu tôi đấy chứ? Tôi bỗng thấy mình thật ngớ ngẩn. Tôi đã già chưa, tôi đã đi qua suốt những chặng đường nào để tới đây. Từ chú bé ngớ ngẩn, đến chàng trai mới lớn vừa biết yêu, và rồi tới lúc này, sau khi đã bay hết một vòng bay quá dài để đáp xuống được nơi đây, tôi trở lại là chú bé ngớ ngẩn đến tội nghiệp... Một vài người bước tới bỏ mấy đồng bạc lẻ vào chiếc giỏ mây. Tôi bắt chước làm theo, rồi bỏ đi. "Tôi sẽ về lại để yêu em thêm một lần nữa...," câu hát ấy cứ đuổi theo, đuổi theo tôi. Tôi bỗng nhớ Phương hơn bao giờ, nhớ khuôn mặt lặng yên với đôi mắt dấu sau cặp kính đen bí ẩn, nhớ khóe miệng cười hơi nhếch lên.
"Bức ảnh này đẹp đây," tôi nói với Phương.
Phương chỉ ậm ừ. Ảnh chụp cảnh đồi thông vào buổi chiều. Những ngọn cây thưa thớt. Mầu nắng vàng rực trải dài trên thảm cỏ dưới chân đồi. Góc trái ảnh là một thiếu nữ, dáng đứng nghiêng, không nhìn rõ mặt, chỉ thấy được tấm lưng mềm mại, bờ vai thon và mái tóc xõa. Khuôn mặt thiếu nữ hơi ngước lên, trông về phía đồi cao. Gió làm tóc nàng bay, và những vạt nắng yếu ớt còn sót lại từ một mặt trời ở sườn đồi phía xa chiếu xuyên qua những tán lá, những ngọn thông, soi rọi một bên vai và mái tóc người thiếu nữ. Những lọn tóc bay trong gió chiều óng ánh mầu vàng nhạt. Thiếu nữ trong ảnh là Phương, tôi biết chắc, dù chỉ thấy được một vài đường nét.
"Tấm ảnh đó chụp từ lâu lắm rồi," Phương mở mắt, xoay người lại, nói. "Nó có một cái tên."
Tôi hỏi tên gì. Phương nói "Chiều Vàng". Người chụp ảnh đó là chồng nàng, và ông ta đặt cho nó tên đó. Nàng hỏi tôi thấy tấm ảnh có gì đặc biệt. Tôi chịu không nghĩ ra. Phương nói chồng nàng rất mê ảnh. Hôm nào trời nắng là anh chàng vác máy ảnh ra chụp lia lịa. Ảnh nào cũng phải có nắng.
"Một tấm ảnh mà không có nắng như biển không tiếng sóng, như rừng không tiếng chim, như ngôi nhà không người ở, như chai bia không ướp lạnh...," Phương nói một hơi.
"Như gì nữa?" tôi cười, hỏi.
"Em nhớ chừng đó. Ổng nói vậy."
Vừa phải thôi, tôi nghĩ, chụp ban đêm thì lấy đâu ra nắng. Tôi nhìn lại tấm ảnh, quả có rất nhiều nắng. Rừng với biển mà thiếu tiếng chim với lại tiếng sóng thì không biết thế nào, chứ bia mà không ướp lạnh thì đúng là chán thật. Tôi khẽ nâng đầu Phương đặt trên chiếc gối, ngồi dậy.
"Anh đi đâu vậy?" Phương hỏi.
"Nghe em nói thèm chai bia quá."
"Trong tủ lạnh," Phương nói. "Cho em một ly luôn."
Tôi rót một ly bia, cắt một miếng bánh, đặt lên chiếc khay nhỏ, mang vào cho Phương. Nàng nói cám ơn, nhưng vẫn không ngồi dậy. Chúng tôi chia nhau miếng bánh. Vệt nắng bây giờ nằm dưới chân Phương. Bức ảnh "Chiều Vàng" nằm úp trên gối. Tôi nói Phương đọc tôi nghe hàng chữ nhỏ sau lưng khung ảnh.
"Anh không giữ trong tay một kho tàng hay một..."
"... danh vọng nào cả," tôi tiếp lời Phương. "Anh chỉ giữ có hình ảnh một buổi chiều khi nắng vàng nhuộm mái tóc em."
"Sao anh biết?" Phương hỏi, giọng ngạc nhiên.
"Đó là lời đề tựa cho một bản nhạc cũ," tôi nói. "Người viết lời tựa đó là một nhà đạo diễn phim. Bản nhạc tên Hình Ảnh Một Buổi Chiều . Cả hai, người nhạc sĩ và người đạo diễn phim đều đã chết."
Phương im lặng, nhìn lên trần nhà, khuôn mặt thoáng nét đăm chiêu. Tôi không biết nàng nghĩ gì trong đầu. Người đàn ông nói thế và sau cùng ông ta đã bỏ đi. Còn lại người đàn bà trong ngôi nhà cũ, vẫn giữ tấm ảnh đó. Tôi chắc là ông ta vẫn chưa hết yêu người trong ảnh. Họ đã có với nhau những đứa con. Họ đã có những năm sống hạnh phúc. Họ đã có bên nhau những buổi chiều vàng. Rồi về sau thế nào? Làm sao mà họ lại xa nhau? Người đàn ông ấy bây giờ ở đâu?
*
Thư vẫn điện thoại cho tôi cách một đôi ngày, thường là vào buổi tối. Có lúc nàng hỏi thăm tình hình công việc của tôi, có lúc bảo tôi kể chuyện lạ thành phố cho nàng nghe. Những hôm đầu tôi chỉ kể toàn chuyện mưa cho nàng phát ngán. Mưa dầm dề, mưa rả rích, mưa sụt sùi. Bầu trời xám ngắt, cứ bước ra đường là thấy mưa. Biểu tượng của thành phố là chiếc dù, tôi nói. Đàn ông đàn bà, già trẻ lớn bé gì ra đường cũng đều cắp theo cây dù, cũng đều che dù đi dưới mưa trông rất ngộ, giống như là vũ khúc múa dù trên sân khấu vậy. Những chiếc dù đủ kiểu, đủ mầu sắc rất vui mắt. Thư hỏi mưa thì cũng phải có mùa chứ, chẳng lẽ mưa quanh năm suốt tháng sao. Tôi nói chắc vậy, đã gọi là thành phố mưa mà. Những chuyện nàng hay hỏi lại là những chuyện tôi ít quan tâm, đại khái là khí hậu nóng lạnh ra sao, cảnh tượng phố xá thế nào, có đông người Việt không, có chợ búa, thức ăn Việt nam không, có gặp ai quen không... Tôi nói có gặp cô bồ cũ, hai chiếc dù đụng nhau dưới cơn mưa thành phố, sau đó hai đứa che chung một chiếc dù cho tiện. Rồi sao nữa, Thư hỏi. Tôi nói rồi cũng phải đến lúc chia tay mỗi người mỗi ngả thôi, đâu có "đưa em về dưới mưa" hoài được. Thư cười khúc khích, nói tình cũ không rủ cũng đến, đâu có mà chia tay dễ dàng vậy. Rồi nàng kể chuyện nhà cho tôi nghe, thằng con trai tôi cứ hỏi mẹ chừng nào bố về. Thằng bé mới lên middle school, tuần rồi đi học về khoe với mẹ con mới có girl friend làm nàng hết hồn. Tôi nói phải để ý thằng bé, cần chuyện trò, giải thích khéo léo cho nó hiểu girl friend là sao và đừng cho nó xem tivi nhiều quá.
Thực ra thì thành phố còn nhiều thứ khác nữa chứ đâu phải chỉ có những cơn "mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều" như là tôi nói với Thư. Đó còn là những vườn hoa kỳ ảo mà Phương và tôi đã phải đáp những chuyến phà, phải đi mãi đi mãi mới tới được nơi ấy để ngỡ như mình lạc bước vào vườn địa đàng nơi trần thế. Đó còn là ngọn núi bốn mùa tuyết phủ trắng xóa, từ xa thật xa chỉ nhìn thấy mờ mờ sương phủ như tranh thủy mặc mà Phương cùng tôi đã phải chạy xe hết nửa ngày men theo những con đường dốc vòng vèo dẫn lên mãi tới gần đỉnh núi đó. Chúng tôi đứng ôm nhau giữa cảnh thiên nhiên núi đồi lồng lộng, và cùng phóng tầm mắt nhìn xuống chân núi dưới xa để thấy mình nhỏ nhoi biết chừng nào giữa bao la vô cùng tận của đất trời. Chúng mình chỉ là những cọng rơm, tôi nhớ Phương nói, những cọng rơm thật nhỏ bé, vặt vãnh và tầm thường mà cơn gió vô tình nào cũng có thể cuốn bay đi được.
Một ngày sau buổi đi chơi núi Mt. Rainier ấy, Phương nói nàng phải tạm xa thành phố ít hôm. Người chị vừa từ Florida gọi lên cho biết đã tìm được căn nhà đúng như ý nàng muốn và nàng cần có mặt để xúc tiến một vài thủ tục. Phương nói sẽ phone cho tôi và trở lên ngay sau khi hoàn tất những việc cần thiết, phần còn lại có thể nhờ bà chị lo liệu. Đưa tôi chiếc chìa khóa nhà, nàng nói: "Anh giữ lấy, em còn chiếc nữa. Thỉnh thoảng ghé vào xem chừng nhà, take care mấy chậu kiểng dùm em, chịu khó đi rồi lúc về em trả công cho." Nàng cười cười và còn nháy mắt với tôi nữa.
Phương chỉ gọi cho tôi có một lần trong lúc tôi đi vắng. Mấy câu vắn tắt trong cái message: "Mọi chuyện tốt đẹp. Nhớ anh. Rán giữ sức khỏe. Có gì em sẽ tin thêm." Vậy thôi. Phương đã vắng mặt ở thành phố này hơn một tuần lễ. Ý nghĩ Phương đã ở bên tôi những ngày vừa qua và rồi bây giờ lại xa tôi làm lòng tôi se lại. Được cấp tạm chiếc xe trong thời gian ở đây, cứ hết giờ làm việc là tôi lại đánh cái xe chạy lòng vòng cho qua hết một ngày. Thường thì tôi gửi xe ở một nơi nào đó, đón một chiếc bus vào thành phố. Nơi xe ngừng có khi là một thư viện, một viện bảo tàng, một rạp hát, một công viên. Có lần chẳng biết đi đâu, tôi ngồi mãi trên xe bus cho đến lúc mọi người xuống hết và người tài xế đứng tuổi đến bên lịch sự nói: "Trạm chót, thưa ông." Tôi vội bước xuống khi trời còn đang mưa, đi loanh quanh một hồi mới nhớ ra đã bỏ lại chiếc dù trên xe bus. Có hôm tôi ngồi ở một góc thư viện thành phố, cầm cuốn sách trên tay mà không đọc gì cả, chỉ nhìn ra ngoài trời qua những ô kính xem mọi người đi lại trên đường và thành phố co ro dưới cơn mưa lạnh lẽo. Rồi tôi trông thấy một phụ nữ Á đông che dù đi trong mưa có mái tóc, dáng người từa tựa như Phương, nhất là bước đi khoan thai, thong thả, không lúp xúp dưới mưa, khuôn mặt hơi ngước lên, nhìn thẳng về phía trước. Tôi bước ra, đi theo người phụ nữ ấy một quãng, dù biết không phải là Phương. Thiếu nữ dừng lại trước một ngã tư, đốt một điếu thuốc, chờ xe ngừng để băng qua đường. Tôi cũng dừng lại châm điếu thuốc ở một chỗ khuất gió, và khi ấy chợt nhớ ra lại bỏ quên chiếc dù trong thư viện. Tôi không muốn quay lại, vẫn cứ đi tiếp để xem thử có được chút cảm giác thú vị nào của kẻ một mình lang thang dưới mưa như từng đọc ở những trang tiểu thuyết lãng mạn, nhưng không cảm thấy gì cả, ngoài sự ướt át và lạnh lẽo.
Một chiều nắng ấm tôi đi vào công viên, nơi có lần Phương lái xe chầm chậm ngang qua đó. Vẫn những gã homeless nằm cuộn mình trên ghế đá, vẫn những chú bồ câu lững thững đi dạo, vẫn những đôi tình nhân nằm dài trên cỏ. Cảm thấy đói bụng, tôi ngồi xuống chiếc ghế đá, lấy ổ bánh mì quên ăn trong sở hồi trưa ra nhai ngấu nghiến. Vài chú bồ câu lại gần, nghếch mỏ nhìn. Tôi bẻ vụn một mẩu bánh, rải xuống chia phần cho chúng, rồi tiếp tục nhai. Bên trái tôi là pho tượng người đàn ông khỏa thân, quỳ một chân, tay giương cung sắp sửa bắn đi một mũi tên. Tôi không hiểu ý nghĩa bức tượng đó. Ăn xong, tôi đứng dậy, đi về hướng đám đông phía trước. Một ban nhạc hát dạo gồm cô gái và hai chàng thanh niên da đen. Một chàng phùng miệng thổi loại kèn gì đó, phát ra những âm thanh nghèn nghẹn, trong lúc cô gái chơi guitar, hát phụ họa ca sĩ chính là một anh chàng dáng vẻ bụi đời, râu ria xồm xoàm, vừa ôm đàn vừa hát. Người nghe tụ tập xung quanh. Có một lúc chàng ta vừa hát vừa ngước mặt lên trời, đôi mắt nhắm nghiền, vẻ mặt sầu thảm. Chắc là một bài tình buồn. Tôi nghe loáng thoáng một hai câu. "Tôi sẽ về lại để yêu em thêm một lần nữa..." Một lần đã đủ mệt rồi, còn đòi thêm lần nào nữa, tôi tự hỏi. Làm sao mà tôi có thể yêu Phương thêm lần nữa được. Và Phương, nàng có yêu tôi không? Nàng vẫn còn yêu tôi đấy chứ? Tôi bỗng thấy mình thật ngớ ngẩn. Tôi đã già chưa, tôi đã đi qua suốt những chặng đường nào để tới đây. Từ chú bé ngớ ngẩn, đến chàng trai mới lớn vừa biết yêu, và rồi tới lúc này, sau khi đã bay hết một vòng bay quá dài để đáp xuống được nơi đây, tôi trở lại là chú bé ngớ ngẩn đến tội nghiệp... Một vài người bước tới bỏ mấy đồng bạc lẻ vào chiếc giỏ mây. Tôi bắt chước làm theo, rồi bỏ đi. "Tôi sẽ về lại để yêu em thêm một lần nữa...," câu hát ấy cứ đuổi theo, đuổi theo tôi. Tôi bỗng nhớ Phương hơn bao giờ, nhớ khuôn mặt lặng yên với đôi mắt dấu sau cặp kính đen bí ẩn, nhớ khóe miệng cười hơi nhếch lên.
*
Công việc của tôi ở đây kết thúc sớm hơn tôi tưởng. Họ nói tôi có thể về
lại tuần tới. Có lẽ sự có mặt của tôi cũng chẳng mang lại lợi lộc gì
nhiều cho họ. Đúng ra thì tôi vẫn có thể ở nán lại ít hôm, nhưng để làm
gì, chỉ để gặp lại Phương sao. Có níu kéo gì thêm nữa cũng chỉ là sự cố
gắng vô ích. Phương và tôi đã không đi chung được một đường. Chúng tôi
đã chia tay nhau từ lâu lắm rồi và bây giờ chúng tôi lại sắp sửa chia
tay nhau. Thế nào rồi chúng tôi cũng đến phải chia tay nhau thôi. Không
hôm nay thì ngày mai, không tuần này thì tuần sau, không tháng này thì
tháng tới. Mọi chuyện sẽ phải kết thúc như vậy, không thể khác hơn.
Chúng tôi còn chuyện gì để nói với nhau nữa. Không phải là trước đây tôi
đã từng mong gặp được Phương để chỉ nói với nàng một đôi câu đó sao.
Tôi còn muốn gì hơn nữa chứ. Tôi đâu có mang lại được gì cho nàng. Những
ngày vui vừa qua còn lại được gì ngoài nỗi dằn vặt, giày vò. Quả là có
thứ hạnh phúc buồn bã đến như vậy sao. Không, đó không phải là hạnh
phúc. Đó chỉ là chút nắng lạ hửng lên sau những cơn mưa dầm dề. Những
vũng nước mưa vẫn còn đọng lại đó, chờ đón những cơn mưa tiếp theo. Tôi
biết chắc rằng từ đây cho đến cuối đời, chúng tôi không còn ý định tìm
gặp lại nhau. Chúng tôi sẽ cố gắng quên nhau, và chắc là sẽ làm được
điều này như đã có một khoảng thời gian thật dài trong đời sống chúng
tôi tưởng rằng đã quên nhau rồi, tưởng rằng không bao giờ còn trông thấy
nhau lần nữa.
Không phải Phương mà là Thư, gọi lên cho tôi vào
chiều cuối tuần. Thư hỏi trời còn mưa không anh. Tôi nói hết rồi, cũng
phải có lúc tạnh thôi, mưa miết chịu gì nổi. Nàng hỏi tiếp hôm nay anh
tính đi đâu, làm gì. Tôi nói thì cũng một ngày như mọi ngày, lang thang
ngoài đường như anh chàng thất tình vậy. "Thế thì chán chết," Thư nói.
"Thôi về lại cho rồi anh à." Tôi nói OK, về thì về. Nghe giọng nàng có
vẻ như ân hận đã xúi tôi lên đây. Trước giờ nàng vẫn cho tôi là thuộc
dạng người dễ chịu, nói sao nghe vậy, bảo đi thì đi, kêu về thì về. Tôi
nghĩ khi về lại, chắc tôi cũng khó tìm được chuyện gì vui vui để kể cho
nàng. Sau khi gác điện thoại, tôi khóa cửa, nổ máy xe, tìm đến nhà
Phương.
Tấm ảnh không có nắng như ngôi nhà không có người ở. Quả
như lời Phương nói, căn nhà mới lạnh lẽo, trống trải làm sao. Mọi vật
mọi thứ im lìm, vắng ngắt. Những chậu kiểng vẫn còn tươi tốt. Tôi mở tủ
lạnh, thấy chiếc bánh kem vẫn còn ở đó. Những mẩu nến thừa còn nằm trên
nóc tủ lạnh. Tôi lấy chai bia, ngửa cổ nốc một ngụm, ngừng một chút, nốc
thêm ngụm nữa cạn chai. Bước vào phòng ngủ Phương, tôi nằm vật xuống
giường trong một cảm giác mệt mỏi, cố gắng không suy nghĩ gì cả. Chỉ một
chai bia mà đầu óc tôi đã thấy váng vất, nặng nề. Hai mắt nhắm lại, tôi
mơ màng trông thấy Phương và hai đứa con nàng dạo chơi trên bờ biển nào
đó ở Florida. Tôi nghe thấy tiếng cười trong vắt của nàng lẫn trong
tiếng sóng lúc nô đùa cùng các con. Nàng đã quên tôi. Tôi thấy bọt biển
trắng xóa tràn lên bờ, quấn lấy bàn chân trần của nàng, và tiếng sóng
biển vỗ mãi vào bờ dội lên những âm thanh rì rào buồn bã như câu hát
chàng nghệ sĩ lang thang trong công viên một chiều nào. I ll be back to
love you once again... Tôi nghe lại âm thanh nghèn nghẹn của tiếng kèn.
Tôi thấy lại vẻ mặt sầu thảm, đôi mắt nhắm nghiền của chàng ca sĩ da đen
ấy. Tiếng sóng rì rào và đôi mắt nhắm nghiền ấy đưa tôi vào giấc ngủ
chập chờn. Rồi người đàn ông đó bỗng từ đâu xuất hiện, chận Phương lại
trên bãi biển. Tôi không nhìn rõ mặt người đàn ông, ông ta đứng trước
mặt Phương, giữ chặt cánh tay nàng, khẩn khoản nói những lời gì đó để
ngăn chận nàng đừng mua căn nhà ấy nữa. Ông ta nói sẽ đưa nàng về lại
ngôi nhà cũ. Tôi thấy Phương lắc lắc đầu liên tiếp, rồi vùng vẫy, la
hét. "Không, không, trời ơi." Tóc Phương xổ ra, trùm lấp mặt nàng. Tiếng
sóng biển vỗ lớn hơn, sóng xô mạnh vào bờ, quấn lấy chân hai người như
muốn kéo cả hai xuống biển. Người đàn ông vẫn tiếp tục nói lớn hơn, cố
làm át tiếng sóng. Hai người giằng co, rồi Phương vùng ra được và bỏ
chạy. Người đàn ông đuổi theo, đuổi theo trên cát. Tôi nghe tiếng người
đàn ông gọi tên nàng, rồi tiếng sóng biển cũng gọi tên nàng, nhưng tôi
không phân biệt được tiếng người đàn ông và tiếng sóng biển. Tôi cầu
mong cho nàng chạy thoát.
Rồi tôi lại thấy Phương lạc vào cánh
rừng thưa đầy hoa phượng đỏ, có tôi đứng đợi nàng ở đó. Phương bây giờ
trong chiếc áo dài trắng, đôi mắt dấu sau cặp kính đen. Tôi nhẹ nhàng
đến bên Phương, nhẹ nhàng gỡ cặp kính ra cho nàng nhìn thấy nắng rực rỡ,
hoa phượng đỏ rực rỡ. Phương quay nhìn tôi, nụ cười rạng rỡ, rồi nàng
vụt bỏ chạy, và chúng tôi chờn vờn đuổi bắt nhau trong khu rừng đầy nắng
và hoa phượng đỏ, hệt như cảnh cuối trong một khúc phim quay chậm mà
chúng tôi đã cùng xem với nhau tháng trước. Những cánh phượng rơi rơi,
rắc đầy trên thảm cỏ.. Chạy mãi theo nàng cho đến lúc tôi mệt quá phải
ngồi bệt xuống cỏ thở dốc. Nắng nhảy nhót, nắng lung linh, nắng chấp
chới trên những ngọn cây, nắng chiếu rọi xuống mặt tôi. Nắng lóa mắt làm
tôi không nhìn thấy Phương đâu nữa. Chúng tôi đã lạc mất nhau rồi. Chỉ
còn nắng và nắng... Tôi mở mắt, không có Phương bên cạnh. Vệt nắng quái
ác ấy rọi đúng vào mắt tôi nhức nhối, khó chịu. Lấy chiếc gối úp lên
mặt, tôi cố nhớ lại chuyện gì đã xảy ra. Chẳng có chuyện gì cả. Tôi đã
ngủ được một giấc. Ném chiếc gối xuống chân, tôi ngồi nhỏm dậy, cúi nhìn
vệt nắng lung linh trên nệm giường. Vệt nắng cho tôi biết buổi chiều
đang trôi qua chầm chậm ngoài kia, và tôi như cũng đang trôi đi trong
một cảm giác lênh đênh, bập bềnh... Rồi tôi nghe như có tiếng chuông
điện thoại vào lúc ấy. Một hồi chuông nữa tiếp theo. Sao lại có tiếng
chuông điện thoại lúc này. Phương biết tôi ở đây sao. Tôi chụp vội lấy
ống điện thoại. Tiếng người đàn ông Mỹ, giọng lịch sự, hỏi lúc nào có
thể đến xem nhà. Tôi nói xin vui lòng gọi lại vào lúc khác. Lúc khác là
lúc nào, ông ta hỏi. Lúc nào mà chẳng được, tôi trả lời, có thể là ngày
mai, ngày mốt, tuần sau, tháng tới. Rồi sẽ có một lúc. Chắc là ông ta
không hiểu tôi nói gì, nhưng mặc kệ. Tôi cũng vậy, cũng đâu có hiểu gì.
Tôi chờ nghe tiếng ông ấy cúp điện thoại, rồi gác máy. Khi ấy tôi nhìn
thấy tên tôi trên mẩu giấy nhỏ bên dưới chiếc điện thoại. Một cái note
của Phương. Tôi cầm lên, đọc. Nét chữ mềm mại: "Cám ơn anh đã cho em
những ngày nắng ấm. Bỏ chiếc chìa khóa vào thùng thư cho em nếu anh
không cần đến nữa. Ngày anh rời thành phố chắc trời không mưa đâu. Chịu
khó giữ gìn sức khỏe, nghe lời em..." Chữ Ph. ký tắt quen thuộc.
Tôi trở ra phòng ngoài, mở tủ lạnh. Không còn chai bia nào. Chiếc bánh kem vẫn nằm đó.
Tắt
ngọn đèn phòng khách, tôi mở cửa bước ra ngoài, rồi đóng cửa, xoay một
vòng chìa khóa. Thọc tay vào túi áo, tôi lấy ra gói thuốc không còn điếu
nào. Cầm bao thuốc rỗng trong tay, tôi đứng nhìn trời đất bâng quơ.
Nắng đã dịu. Vườn hồng trước sân nhà Phương nở những bông đỏ thẫm, có
những bông phơn phớt mầu vàng nhạt, là mầu nàng vẫn yêu thích. Gió lay
nhè nhẹ những cành hồng. Chiều xuống êm đềm quá. Tôi đứng im một lúc,
đưa mắt nhìn cảnh vật lặng lờ, tưởng chừng như nghe được tiếng gió lướt
thướt chạy trên sườn đồi phía xa.
Thả chiếc chìa khóa vào thùng thư, tôi nghe một tiếng động nhỏ.
Thả chiếc chìa khóa vào thùng thư, tôi nghe một tiếng động nhỏ.
Niềm vui của Mẹ
Nỗi bất
hạnh là niềm vui của mẹ.....
Trong nỗi đau hạnh phúc mỉm miệng cười,
Và giờ đây mẹ đón nhận ngày vui,
Cũng rực rỡ như sắc màu phượng đỏ !! .....
NM
NM
Nắng xế |
Mẹ ngồi tựa cửa, ngày gần xế bóng, nắng vàng chếch trên cao, chùm phượng vĩ đang mùa sung mãn, chói chang một màu đỏ thắm.
Hơn hai mươi năm rồi, mẹ còn ngóng trông ai. Mà sau mỗi mùa phượng nở, mẹ lại day dứt hết đứng lại ngồi. Mẹ nhìn quanh, kiếm tìm, mỏi mòn và tuyệt vọng.
Trước khi ra đi, anh trồng cây phượng đỏ. Cô gái hàng xóm yêu hoa phượng nở, mẹ anh thích bóng mát. Anh trồng cây cho cả hai người thân yêu ấy.
Cô gái hàng xóm đã đi lấy chồng có hai đứa con trai, mỗi lần về thăm nhà lại đưa con sang gọi mẹ bằng bà nội. Mắt mẹ đã mờ, đôi dòng lệ rưng rưng... Mẹ nhìn hai đứa cháu, mường tượng như có ảnh hình anh nơi ấy.
Chị đến bên bàn thờ, dọn dẹp, lau chùi, rót chén nước, sắp ra đĩa mấy chiếc bánh hạnh nhân, thắp cho anh nén hương, thì thầm những gì không ai biết. Đã nhiều năm qua, sự việc cứ diễn ra như thế. Mỗi lần chị về, mẹ lại thấy ấm lòng, trên bàn thờ, ảnh của anh như tươi sáng lên, đôi mắt long lanh hơn, môi còn mím mím cười nữa chứ! Mẹ âu yếm mắng anh: "Mẹ mầy, bữa nay vui quá nhỉ!".
Vậy mà suốt năm qua chị không về! Mẹ thở dài buồn bã. Giờ thì cuộc sống bon chen, ai cũng đầu tắt mặt tối "lo làm giàu" ở phố chợ thì giờ đâu mà nhớ chuyện của năm nảo năm nào... Hơn nữa, cụ ông, cụ bà của chị đều an nghỉ vĩnh hằng, nhà chỉ còn anh trai và chị dâu, chị ít về cũng phải.
Cơn gió chiều làm tung những cánh phượng xác xao bay, mặt đất đã đỏ màu hoa phượng, mẹ cầm chổi ra sân quét. Mai là ngày của anh 27-7. Mẹ sẽ đi chợ, nấu một mâm cơm.
Trời xẩm tối chị và hai con lại ùa về, tay xách nách mang... chị nức nở:
- Mẹ ơi! Xin hãy cho con được nương nhờ nơi mẹ.
Mẹ bàng hoàng lau nước mắt cho chị, nhìn hai đứa trẻ ngơ ngác đứng cạnh. Mẹ hỏi vì sao, thì chị như được rút cạn nỗi niềm:
- Chồng con đã bỏ mẹ con con đi từ hơn năm nay. Con một mình bươn chải nuôi con. Giờ anh về đòi lấy lại căn nhà vì đó là nhà ba mẹ anh ấy cho anh ấy... nên mẹ con con phải ra đi...
Mẹ đứng nhìn chị trân trân, hai tay buông thõng xuống một cách vô thức.
Bất hạnh đổ ập vào đời chị mà sao lòng mẹ le lói một niềm vui. Thật là trớ trêu, mẹ mừng vì từ nay mẹ sẽ có chị và hai đứa cháu ở cạnh mình. Ôi! Mẹ ích kỷ quá, mẹ lúng túng che giấu tình cảm của mình:
- ừ thì cứ về đây với mẹ, nhà chật thì ấm. Có mẹ có con càng thêm vui chớ có sao đâu.
Từ đó, chị về làm vợ, làm dâu cho một người chồng chưa bao giờ cưới đã không còn hiện diện trên đời. Người mẹ che tay nhìn nắng xế, mỉm cười
Hơn hai mươi năm rồi, mẹ còn ngóng trông ai. Mà sau mỗi mùa phượng nở, mẹ lại day dứt hết đứng lại ngồi. Mẹ nhìn quanh, kiếm tìm, mỏi mòn và tuyệt vọng.
Trước khi ra đi, anh trồng cây phượng đỏ. Cô gái hàng xóm yêu hoa phượng nở, mẹ anh thích bóng mát. Anh trồng cây cho cả hai người thân yêu ấy.
Cô gái hàng xóm đã đi lấy chồng có hai đứa con trai, mỗi lần về thăm nhà lại đưa con sang gọi mẹ bằng bà nội. Mắt mẹ đã mờ, đôi dòng lệ rưng rưng... Mẹ nhìn hai đứa cháu, mường tượng như có ảnh hình anh nơi ấy.
Chị đến bên bàn thờ, dọn dẹp, lau chùi, rót chén nước, sắp ra đĩa mấy chiếc bánh hạnh nhân, thắp cho anh nén hương, thì thầm những gì không ai biết. Đã nhiều năm qua, sự việc cứ diễn ra như thế. Mỗi lần chị về, mẹ lại thấy ấm lòng, trên bàn thờ, ảnh của anh như tươi sáng lên, đôi mắt long lanh hơn, môi còn mím mím cười nữa chứ! Mẹ âu yếm mắng anh: "Mẹ mầy, bữa nay vui quá nhỉ!".
Vậy mà suốt năm qua chị không về! Mẹ thở dài buồn bã. Giờ thì cuộc sống bon chen, ai cũng đầu tắt mặt tối "lo làm giàu" ở phố chợ thì giờ đâu mà nhớ chuyện của năm nảo năm nào... Hơn nữa, cụ ông, cụ bà của chị đều an nghỉ vĩnh hằng, nhà chỉ còn anh trai và chị dâu, chị ít về cũng phải.
Cơn gió chiều làm tung những cánh phượng xác xao bay, mặt đất đã đỏ màu hoa phượng, mẹ cầm chổi ra sân quét. Mai là ngày của anh 27-7. Mẹ sẽ đi chợ, nấu một mâm cơm.
Trời xẩm tối chị và hai con lại ùa về, tay xách nách mang... chị nức nở:
- Mẹ ơi! Xin hãy cho con được nương nhờ nơi mẹ.
Mẹ bàng hoàng lau nước mắt cho chị, nhìn hai đứa trẻ ngơ ngác đứng cạnh. Mẹ hỏi vì sao, thì chị như được rút cạn nỗi niềm:
- Chồng con đã bỏ mẹ con con đi từ hơn năm nay. Con một mình bươn chải nuôi con. Giờ anh về đòi lấy lại căn nhà vì đó là nhà ba mẹ anh ấy cho anh ấy... nên mẹ con con phải ra đi...
Mẹ đứng nhìn chị trân trân, hai tay buông thõng xuống một cách vô thức.
Bất hạnh đổ ập vào đời chị mà sao lòng mẹ le lói một niềm vui. Thật là trớ trêu, mẹ mừng vì từ nay mẹ sẽ có chị và hai đứa cháu ở cạnh mình. Ôi! Mẹ ích kỷ quá, mẹ lúng túng che giấu tình cảm của mình:
- ừ thì cứ về đây với mẹ, nhà chật thì ấm. Có mẹ có con càng thêm vui chớ có sao đâu.
Từ đó, chị về làm vợ, làm dâu cho một người chồng chưa bao giờ cưới đã không còn hiện diện trên đời. Người mẹ che tay nhìn nắng xế, mỉm cười
Nguyễn thị Diễm Chi
Vượt dốc
Vượt qua đoạn đường dốc,
Tôi mới thấy cuộc đời....
Không chỉ là vất vã,
Mà có cả niềm vui !!
NM
Nắng Qua Triền Dốc
Chiếc xe đang lao xuống dốc khi tôi không dậm thắng nên rất ngon trớn,
gió xung quanh thổi mát rượi khiến tôi bật hát ư ử, mắt nheo nheo nhìn
phía trước con đường có những ngôi nhà ngói đỏ song song liền kề với
đường ray tàu lửa chạy về ga. Đến đoạn "Lá còn xanh như anh đang còn
trẻ..." thì trước mặt... Ôi giời, xuất hiện đột ngột một gã đàn ông trên
chiếc xe đạp cũ mèm, cọc cạch với hai buồng chuối treo nơi yên sau đang
rướn người vượt dốc. Thấy tôi trờ đến, gã lóng ngóng chưa kịp xoay trở
và tôi chỉ vừa kịp hét "Tránh...!" rồi thắng gấp quệt tay lái vào chiếc
xe đạp, được đà chiếc xế nổ loạng choạng trượt đến đoạn chắn vòng cung
đường sắt sơn hai mầu trắng đỏ để cày thêm lớp sơn mới toanh nơi hông xe
rồi dừng hẳn.
Nhảy vội xuống nhìn chiếc quần mới bị rách toạc phía gối mà quên cả đau, tôi vừa tức vừa sợ đến lẩy bẩy nhưng vẫn cố đi đến phía gã đang đứng dạng chân giữ thăng bằng cho hai buồng chuối cùng khuôn mặt xám ngoét, mắt trợn trừng. Đang định rủa: "Sao ngu thế ông!" nhưng lại thấy quen quen liền ngậm miệng nhìn gã từ đầu xuống chân. Tóc rễ tre dựng đứng, mặt đầy mồ hôi nhem nhuốc, toàn thân được trang bị chỉ độc cái quần cộc đen lồi cả lỗ rốn, đôi chân vòng kiềng cáu đất trong tư thế trụ thấy... điên cả ruột. Gã đang cười mếu, nụ cười ngô nghê khá dễ thương dù hàm răng chẳng còn một chiếc. Và chính nụ cười ấy làm tôi bật thốt:
- Chuối chiên hả? phải Thông "chuối chiên" không?
Gã gật đầu liền rồi cười khạch khạch:
- Chiên đây, chiên giòn nóng sốt đây, mày hả Huy tồ?
Quên cả bực, cả đau, cả xe đổ chổng kềnh phía sau, tôi nắm tay nó lắc lắc:
- Ừ, tao chớ ai. Kiếm mày nhiều lần, thấy chuối chiên đầy rẫy vỉa hè nhưng mày thì không.
- Thì tao cũng bán chuối chiên đều đều. Thôi dựng xe lên theo tao về nhà, gần đây thôi.
Nhà Chuối Chiên giữa dốc hèn gì nó lấy đà từ trong nhà lao ra gặp tôi liền là phải. Đoạn dốc này phố thị vừa mở lập khu tái định cư nên ít người biết. Tôi khập khiễng đưa xe vào sân tìm chỗ dựng thì nghe nó quát giọng khạch khạch:
- Thằng Sáu đâu mày, ra dắt xe của bác Huy xuống tiệm cho thằng Tư nó sửa, xem chỗ nào bong sơn thì tút lại cẩn thận cho bác.
Thằng nhỏ khoảng 12 tuổi đang nằm trên đi-văng đọc sách vội bật dậy dạ ran thì tiếng khạch khạch vang tiếp:
- Con Bảy ra sau vườn chộp con mái bông vừa nhảy ổ rồi chở chuối ra cho mẹ, bảo ba ở nhà có khách "cố tri". Nhớ mua ít rau nghe không?
Lại tiếng dạ ran rồi bóng người vụt băng ra sau vườn. Chuối Chiên xuất hiện nơi cửa, nó cười toe hở cả lợi tay chỉ phía gốc mít:
- Ông lại ang nước rửa ráy, cởi hẳn quần dài ra cho mát. Rách rồi hả, cứ treo đại chỗ nhánh cây ấy, tí có người vá liền, vá lành lặn hẳn hoi như chiếc Uây an-pha nước biển của ông ấy.
Lại có cô nhỏ xuất hiện trên tay là khay trà, nó cúi người chào tôi trước khi đặt lên đi-văng phía hiên rợp mát tán cây.
Tôi hỏi Chuối Chiên:
- Này, ông được mấy đứa?
- À, đủ đội bóng có thêm em y tá bưng trà cho ông kia kìa.
Tôi ngẩn người nhìn Chuối Chiên như người của sao Hỏa mà nó vẫn tỉnh queo. Nhỏ thó thế kia, tóc bờm xơm thế kia, sao đẻ lắm thế. Vậy mà nó lại khạch khạch cười:
- Uống nước đi ông, chờ tôi làm tí mồi lai rai tâm sự.
Chuối Chiên học cùng tôi từ tiểu học, lên đệ lục thì đất nước giải phóng, nó ráng bám trụ năm rưỡi nữa thì biến mất tăm không bọt sủi. Hồi bé Thông còi thích ăn chuối chiên vô cùng, mà chuối chiên thì rẻ rề. Trái chuối xắt làm hai, đập phạch một cái cho bè ra thả vào thau bột trộn đều rồi đưa vào chảo dầu cho phồng rộp. Người bán vớt lên vỉ đợi nhỏ hết dầu xuống chảo, cứ một đồng một miếng bọc trong mảnh giấy cho học sinh vừa đi vừa gặm.
Thằng Thông ăn chuối chiên thì mười đứa nhìn nó đều thèm cả mười. Này nhé, nó thổi phù phù vào miếng chuối nóng, đớp một miếng hết gần nửa trong họng rồi đảo liên tục, mắt trợn ngược, cổ ngóc ngóc. Nếu nóng quá nó lừa ra môi để thổi rồi tợp vào nuốt ực, xong nó hít hà khoái trá nhìn thấy ê cả răng. Hết chỗ chuối còn bột chiên giòn thì nó nhai rau ráu chảy cả mỡ quanh mép trông thật đã. Thông chuối chiến được bạn bè tóm lược thành tên Chuối Chiên, mà hễ gọi chuối chiên là nó nheo mắt cười hềnh hệch rất ngộ không như khạch khạch giống gió lùa khe cửa như bây giờ.
Nhà Chuối Chiên lúc trước gần nhà tôi, cha nó chết trận bên Hạ Lào thời mùa hè đỏ lửa 1972, mẹ nó quệt nước mắt đi làm phụ hồ chứ nhất quyết không làm sở Mỹ để nuôi con và Chuối Chiên cứ sau mỗi buổi học, chiếc khoèo móc cùng cái bao tải là bạn đồng hành bên những đống rác đầy vỏ đồ hộp. Lâu lâu, nó chìa cho tôi bộ mặt sưng húp, mắt bầm tím để xin muối đắp nhưng vẫn cười hềnh hệch "bọn lớn uýnh tao giành bãi, nhưng đừng hòng, xem này" Chuối Chiên xòe tay, bên trong là những đồng bạc kẽm: "Mai tao và mày ăn chuối chiên mệt nghỉ". Mùa lạnh mà ăn chuối chiên thì hết ý, cứ vừa thổi vừa hít hà vị ngọt mềm, thơm giòn rùm rụm. Nhưng rồi trong đợt hè, lúc tôi cùng gia đình đi Vũng Tàu thì hai mẹ con Chuối Chiên đã bán nhà đi mất tăm.
- Sao ngồi đờ mặt như tồ thế ông?
Nó cười khạch khạch sát bên cạnh, trên tay là con gà luộc bốc khói thơm lựng, thêm đĩa muối ớt cùng chai rượu thuốc đặt gần bên tôi. Tôi đùa nhẹ:
- Vợ con cùng công việc ra sao mà làm "bầu" đội bóng thì tôi phục ông.
Nó cười ngồ ngộ vì hàm răng chẳng còn nhưng không cóp má vì tuổi nó chưa thể lên đến chức ông. Chuối Chiên đưa tay gãi đầu rồi rót rượu ra ly mời:
- "Tiền chủ hậu khách" nghe, vừa lai rai vừa trò chuyện.
Nó ngửa cổ cùng tiếng "trót" nghe thật đã.
... Cái năm tôi bỏ học, cùng bà già bán nhà tìm chút lưng vốn vì lúc ấy khổ quá, hai mẹ con dắt díu lên xóm ga mua căn nhà nhỏ. Tôi đu tàu bán nước, cứ chiếc ấm nhôm cùng chiếc ca nhựa rong ruổi đủ mọi ga xép, miệng ra rả kêu "nước đây, nước đây, nóng sốt thơm giòn, hết khát đây!" cho đến khi bên toa kia kêu "chè chén, thuốc lào rít tòng tọc đầy bổ dưỡng đây!" là đảo tàu gấp vì đi quá khu vực hoạt động. Sáng đi tối về được hai năm thì chịu hết xiết bởi nạn ăn chặn, ăn giựt, có đứa nhảy tàu lọi giò, què cẳng.
Tôi gặp vợ tôi lúc bả bán chuối chiên phía ngoài sân ga còn mình đang phụ bà già bán cháo gà trong sân ga. Cách nhau chỉ có cái hàng rào song sắt mà lại gần nhà, xa ngõ. Mỗi khi tàu chưa đến, sân ga lèo tèo vài ngọn đèn hột vịt nô đùa với gió, tôi chờ bà già thiu thỉu ngủ liền dọt ra ngoài ăn chuối chiên, tán phét cô nhỏ. Lúc ấy, bả có tí xíu, mà tôi thấy cái gì bà cũng nhỏ nghe ông. Cằm nhỏ, mũi nhỏ đến dáng ngồi khép nép cũng nhỏ dưới bức tường bên hông nhà ga. Chỉ trừ có đôi mắt, nó to tròn long lanh bên bếp lửa đang cháy tí tách. Đến tôi là khách quen mà cũng ban cho nụ cười nhỏ xíu nửa vành môi. Có lần, tôi chọc "cô chủ bán chuối chiên miếng nào cũng bé như cô ấy". Hôm sau, miếng chuối chiên của tôi bự gấp hai, ngọt lịm, nhai giòn rùm rụm.
Vậy mà thương nhau mới "đã" chớ ông. Những đêm trời mưa, sân ga vắng teo, bọn nhóc bán nước, quà bánh lặn mất hết. Mủng chuối chiên ế òm, sắp lớp chồng chất, có nước đem về trừ bữa. Tôi thấy em như miếng bánh cháy, thương quá liền vọt qua rào ngồi thụp trên chiếc đòn kê, bảo em vô dầu lại rồi cứ thế biểu diễn kiểu ăn như hồi còn đi học. Em trố mắt rồi bật cười cả miệng kiểu ăn độc nhất vô nhị của tôi. Nói thiệt nghe, khi cưới được bả, hàm răng tôi lung lay gần hết. Chịu sao nổi hả ông, cả mủng chuối chiên nóng tôi ăn vào những đêm mưa cho đến ba năm sau thì chịu sao thấu, nó rụng hết trơn trọi khi đứa con đầu lòng ra đời.
Nhìn mặt Chuối Chiên ảo não khiến tôi bật cười, cười rung vai rồi dựa gốc mít để cười. Chuối Chiên ngỏn ngoẻn há miệng phì hơi nghe khành khạch rồi đưa ly rượu lên môi đánh "trót", khoát tay:
- Đêm đầu tiên nằm bên nhau và sau khi xong việc trời ơi đất hỡi ấy, hồn đang phiêu phiêu tôi liền thủ thỉ với bả: "Em à, cái gì em cũng nhỏ nhưng có cái... lớn thiệt nghe". Tôi bị cái véo cong người, nhưng vẫn ráng nói "Cái lớn ấy... là quả tim em, đẹp như thế mà lại đi thương thằng Chuối Chiên ngớ ngẩn này". Chỗ véo tím cả tuần lễ, mà cả tuần lễ ấy bả cứ xoa hoài, thưởng hoài, đúng là tuần trăng mật, ông bà ta nói đố sai!
Tôi sặc cả thịt gà ra khỏi miệng vì cười vừa lúc con bé lúc nãy đem chuối cho mẹ đã về, sau yên nó có đứa nhỏ hơn ngồi vắt vẻo, tay nắm chặt bị bóng đựng rau, nó chạy lại bên Chuối Chiên, còn đôi mắt thì hấp háy nhìn tôi với khuôn mặt dễ thương. Có lẽ, giống mẹ hơn ông bạn đang ngồi trước mặt.
- A, út cưng của ba về rồi. Giỏi, giỏi thiệt, đi mua rau về cho ba nhậu hả con, đúng là gái rượu. Nào để ba thưởng cái đùi gà.
Chờ con bé ra sau, Chuối Chiên khoe liền:
- Đứa út đó, đẹp như má nó. Con bé theo bả trông hàng bên chợ mới.
Tôi lắc đầu ái ngại:
- Ông giỏi thiệt, cứ sòn sòn thế kia mà nuôi ngon lành, gặp tôi chắc xách bị ra đường, mà ông kể cô ấy như se sẻ, phải yêu ông dữ dội lắm.
Chuối Chiên im lặng ngó mông lung ra ngoài, con dốc nhỏ đang dần nhạt nắng, gió miên man thổi trên đám cỏ gà bay phất phơ, có tiếng còi tàu văng vẳng từ xa rồi đột ngột sình sịch lao đến, cơn chấn động địa tầng nơi tôi ngồi cùng âm thanh còi tàu lanh lảnh thoáng qua nhanh kéo hút vào sân ga còn lại tiếng cười lũ nhỏ phía sau vườn.- Huy này, mình chỉ có một đứa thôi. Nó mở tiệm sửa xe máy dưới phố. Mấy đứa còn lại là vợ chồng mình thu nhận làm con nuôi, mỗi đứa mỗi cảnh nơi sân ga buồn hiu này. Mà sao lại "Đầu đường xó chợ", đúng hơn là "Đầu ga, cuối chợ" mới phải, hình ảnh của sự ế thừa mà mình từng biết, từng phải lọt thỏn vào đó để kiếm sống mà.
Chuối Chiên cúi đầu cười, khuôn mặt run rẩy, môi nghềnh nghệch, mắt khim khíp trong sự ngẩn ngơ của tôi. Nó co chân chữ ngũ lên đi-văng, gót chân sần sùi đầy vết chân chim nổi rõ lằn chai bợt bạt.
- Đứa con đầu tôi vừa đầy tuổi thì mất làm bả hết nước mắt. Lại thêm cái tang bà già ụp xuống làm tôi lao đao. Thằng đàn ông ngọng líu bán cháo gà trên sân ga với nồi niêu chén đũa như dàn nhạc ẩm thực cứ lóng nga lóng ngóng khiến mọi người không nhịn được cười thì xuất hiện con bé bụi bặm, nó xin chén cháo, xin rửa bát đũa, xin làm công không để có cái ăn chờ tìm việc làm. Mà nó gầy teo, ngơ ngác giữa sân ga hỗn độn thì kiếm đâu ra việc. Bả thương quá nhận nuôi liền vì nó chẳng còn ai, cơn bão biển vùng quê kéo sạch cả nhà nó. Thôi, cứ dựa nhau mà sống.
Con bé Bảy bưng lên mâm cháo nghi ngút khói, mùi rau thơm xông lên ngậy mũi. Chuối Chiên bỏ vào chén tôi cái phao câu, đẩy sang cười nhẹ:
- Nhường ông, còn nhớ không?
Tôi cười gật gật. Lúc nhỏ, đám giỗ nào của nhà tôi, hai mẹ con Chuối Chiên cũng sang phụ, ỷ chủ nhà, tôi chờ dịp hạ cỗ là giành lấy cái phao câu dù biết Chuối Chiên rất thích, bởi "ăn nó giòn giòn, sừn sựt, béo béo như chuối chiên ấy". Có lần, hai đứa chí chóe định vung tay múa chân thì cha can thiệp bằng cách chẻ đôi mỗi đứa một nửa, nhưng mẹ Chuối Chiên đã gắp tất vào chén cho tôi dù nó đã ngầng ngậng nước mắt. Sau này, mỗi lần có giỗ, tôi lại để dành cho nó nhưng chưa lần nào Chuối Chiên quay lại con phố cũ.
- Còn mấy đứa kia trong trường hợp nào? Tôi tò mò hỏi.
- Thì cũng "Đầu ga, cuối chợ" cả, kể chi dài dòng. Có đứa xách nước mướn, có con bán quà bánh trên tàu nhưng khi đoàn tàu được nâng cấp thì dạt xuống. Được cái là biết thân, biết phận, lo chọn lấy cái nghề. Con Hai phụ bán cháo giờ có sạp riêng nay mai có chồng, thằng Ba đứng dây chuyền đóng chai hãng nước ngọt bên khu công nghiệp, rồi thằng Tư cũng ngon lành, tí nữa thằng Sáu đem xe về thì biết. Được cái, bọn nó lo cho bầy em sau được đi học là vợ chồng tôi sướng
Chuối Chiên lại bật cười khạch khạch, cánh mũi như chiếc phao câu gà hinh hỉnh và há miệng trống hoác tọp rượu đánh "trót". Lúc đặt ly nó nheo mắt nhìn tôi ra vẻ kinh nghiệm đời mà nói:
- Lúc ở nhà cũ gần ga, buổi sáng đoàn hùng binh nhà tôi ra đường đi làm ai thấy cũng ngán. Thằng đèo thùng kem, đứa ôm vé số, đứa nhổ lông gà... buổi chiều chạng vạng tề tựu ăn uống rồi con Hai phân công đứa vác chảo, đứa khiêng hỏa lò ra chiếm các góc lề đường để bán chuối chiên. Khuya, con Hai ra thay vợ chồng tôi ở sân ga để tụi tôi về nghỉ lấy sức. Cả ngày lầm lũi bụi đường, mà khi ngủ bọn nó nằm tăm tắp như lớp chuối chiên trên vỉ thấy ứa nước mắt, càng ứa nước mắt hơn khi giở hộp thiếc, trong đó là những tờ bạc cuộn dây thun đủ mầu của mỗi đứa, tờ rách, tờ lành, tờ mới, tờ cũ vương vất mồ hôi. Nhưng cảm động nhất là lúc thằng Ba nhận tháng lương cùng tiền thưởng vượt khoán tháng đầu tiên, nó bảo tôi phải đi đặt hàm răng giả vì mỗi khi cười trông như sân bóng không có cầu thủ, mà bày đặt làm bầu này nọ! Sao không ăn uống mà cứ nhìn tôi thế kia, Huy.
Lại một đoàn tàu chạy về sân ga, nó kéo còi lanh lảnh trong nắng chiều rồi sình sịch lướt qua, lần này là chuyến tàu hàng với các toa sơn đen đóng kín cửa.
- Con út dễ thương không ông, nó đang học mẫu giáo bên kia đường. Buổi chiều nhọ nhem năm ấy, tôi đang chuẩn bị bát đũa cho chuyến tàu sắp đỗ lại để đi Sài Gòn. Có cô gái trẻ bồng đứa nhỏ ghé đến gọi cháo. Nó ăn mà lóng ngóng nên bả phải bế hộ. Đến bát cháo thứ hai, nó quậy muỗng ngần ngừ lúc lâu rồi nói thẳng thừng, nếu mua nó bán. Ôi trời, lần đầu tôi gặp khuôn mặt lạnh mà đẹp dữ dội như con ấy và hành động có một không hai trong bao năm tôi sống ở sân ga. Tôi lắc đầu vì ngán nhưng nó đặt gói đồ sát cạnh chân bả rồi tuyên bố cho không khi tàu đang vào. Đến nước này thì tôi dúi vội xấp tiền của thằng Ba bảo đến nha sĩ lúc cô gái chùi nước mắt lên tàu. Tôi hứa với cả nhà, khi con út làm bác sĩ, chính út chứ không ai khác sẽ trồng lại răng cho bố thiệt đẹp, phải không ông?
Tôi gật đầu nhưng quay mặt sang hướng khác vì mình muốn khóc mà Chuối Chiên lại cười vừa lúc thằng Sáu chạy xe từ ngoài vào. Nó trao chìa khóa cho tôi bằng cả hai tay nhưng miệng lại bảo ba nó:
- Anh Tư bảo bố cẩn thận khi vượt dốc mà bố không nghe, may mà gặp bác...
- Ừ, ừ bố biết... Chuối Chiên xua tay mắt lom lom nhìn chỗ vết xước ban nãy được làm lại sáng bóng lượn theo mầu xe.
- Ngon lành rồi Huy, cứ lai rai chờ bả về để tôi giới thiệu bạn cũ thời ăn chuối chiên. Ngồi đây thì thấy bả liền khi qua đoạn dốc, chiều nào tôi cũng ra cổng đón bả, y như hồi mới cưới bả dẫn bọn nhỏ đi bán về.
Tôi ngước nhìn ánh nắng chiều se sắt đang tràn qua triền dốc và nơi ấy, tí nữa thôi, vợ của bạn tôi, vợ của Chuối Chiên đang trên đường trở về.
Huỳnh Thạch Thảo Nhảy vội xuống nhìn chiếc quần mới bị rách toạc phía gối mà quên cả đau, tôi vừa tức vừa sợ đến lẩy bẩy nhưng vẫn cố đi đến phía gã đang đứng dạng chân giữ thăng bằng cho hai buồng chuối cùng khuôn mặt xám ngoét, mắt trợn trừng. Đang định rủa: "Sao ngu thế ông!" nhưng lại thấy quen quen liền ngậm miệng nhìn gã từ đầu xuống chân. Tóc rễ tre dựng đứng, mặt đầy mồ hôi nhem nhuốc, toàn thân được trang bị chỉ độc cái quần cộc đen lồi cả lỗ rốn, đôi chân vòng kiềng cáu đất trong tư thế trụ thấy... điên cả ruột. Gã đang cười mếu, nụ cười ngô nghê khá dễ thương dù hàm răng chẳng còn một chiếc. Và chính nụ cười ấy làm tôi bật thốt:
- Chuối chiên hả? phải Thông "chuối chiên" không?
Gã gật đầu liền rồi cười khạch khạch:
- Chiên đây, chiên giòn nóng sốt đây, mày hả Huy tồ?
Quên cả bực, cả đau, cả xe đổ chổng kềnh phía sau, tôi nắm tay nó lắc lắc:
- Ừ, tao chớ ai. Kiếm mày nhiều lần, thấy chuối chiên đầy rẫy vỉa hè nhưng mày thì không.
- Thì tao cũng bán chuối chiên đều đều. Thôi dựng xe lên theo tao về nhà, gần đây thôi.
Nhà Chuối Chiên giữa dốc hèn gì nó lấy đà từ trong nhà lao ra gặp tôi liền là phải. Đoạn dốc này phố thị vừa mở lập khu tái định cư nên ít người biết. Tôi khập khiễng đưa xe vào sân tìm chỗ dựng thì nghe nó quát giọng khạch khạch:
- Thằng Sáu đâu mày, ra dắt xe của bác Huy xuống tiệm cho thằng Tư nó sửa, xem chỗ nào bong sơn thì tút lại cẩn thận cho bác.
Thằng nhỏ khoảng 12 tuổi đang nằm trên đi-văng đọc sách vội bật dậy dạ ran thì tiếng khạch khạch vang tiếp:
- Con Bảy ra sau vườn chộp con mái bông vừa nhảy ổ rồi chở chuối ra cho mẹ, bảo ba ở nhà có khách "cố tri". Nhớ mua ít rau nghe không?
Lại tiếng dạ ran rồi bóng người vụt băng ra sau vườn. Chuối Chiên xuất hiện nơi cửa, nó cười toe hở cả lợi tay chỉ phía gốc mít:
- Ông lại ang nước rửa ráy, cởi hẳn quần dài ra cho mát. Rách rồi hả, cứ treo đại chỗ nhánh cây ấy, tí có người vá liền, vá lành lặn hẳn hoi như chiếc Uây an-pha nước biển của ông ấy.
Lại có cô nhỏ xuất hiện trên tay là khay trà, nó cúi người chào tôi trước khi đặt lên đi-văng phía hiên rợp mát tán cây.
Tôi hỏi Chuối Chiên:
- Này, ông được mấy đứa?
- À, đủ đội bóng có thêm em y tá bưng trà cho ông kia kìa.
Tôi ngẩn người nhìn Chuối Chiên như người của sao Hỏa mà nó vẫn tỉnh queo. Nhỏ thó thế kia, tóc bờm xơm thế kia, sao đẻ lắm thế. Vậy mà nó lại khạch khạch cười:
- Uống nước đi ông, chờ tôi làm tí mồi lai rai tâm sự.
Chuối Chiên học cùng tôi từ tiểu học, lên đệ lục thì đất nước giải phóng, nó ráng bám trụ năm rưỡi nữa thì biến mất tăm không bọt sủi. Hồi bé Thông còi thích ăn chuối chiên vô cùng, mà chuối chiên thì rẻ rề. Trái chuối xắt làm hai, đập phạch một cái cho bè ra thả vào thau bột trộn đều rồi đưa vào chảo dầu cho phồng rộp. Người bán vớt lên vỉ đợi nhỏ hết dầu xuống chảo, cứ một đồng một miếng bọc trong mảnh giấy cho học sinh vừa đi vừa gặm.
Thằng Thông ăn chuối chiên thì mười đứa nhìn nó đều thèm cả mười. Này nhé, nó thổi phù phù vào miếng chuối nóng, đớp một miếng hết gần nửa trong họng rồi đảo liên tục, mắt trợn ngược, cổ ngóc ngóc. Nếu nóng quá nó lừa ra môi để thổi rồi tợp vào nuốt ực, xong nó hít hà khoái trá nhìn thấy ê cả răng. Hết chỗ chuối còn bột chiên giòn thì nó nhai rau ráu chảy cả mỡ quanh mép trông thật đã. Thông chuối chiến được bạn bè tóm lược thành tên Chuối Chiên, mà hễ gọi chuối chiên là nó nheo mắt cười hềnh hệch rất ngộ không như khạch khạch giống gió lùa khe cửa như bây giờ.
Nhà Chuối Chiên lúc trước gần nhà tôi, cha nó chết trận bên Hạ Lào thời mùa hè đỏ lửa 1972, mẹ nó quệt nước mắt đi làm phụ hồ chứ nhất quyết không làm sở Mỹ để nuôi con và Chuối Chiên cứ sau mỗi buổi học, chiếc khoèo móc cùng cái bao tải là bạn đồng hành bên những đống rác đầy vỏ đồ hộp. Lâu lâu, nó chìa cho tôi bộ mặt sưng húp, mắt bầm tím để xin muối đắp nhưng vẫn cười hềnh hệch "bọn lớn uýnh tao giành bãi, nhưng đừng hòng, xem này" Chuối Chiên xòe tay, bên trong là những đồng bạc kẽm: "Mai tao và mày ăn chuối chiên mệt nghỉ". Mùa lạnh mà ăn chuối chiên thì hết ý, cứ vừa thổi vừa hít hà vị ngọt mềm, thơm giòn rùm rụm. Nhưng rồi trong đợt hè, lúc tôi cùng gia đình đi Vũng Tàu thì hai mẹ con Chuối Chiên đã bán nhà đi mất tăm.
- Sao ngồi đờ mặt như tồ thế ông?
Nó cười khạch khạch sát bên cạnh, trên tay là con gà luộc bốc khói thơm lựng, thêm đĩa muối ớt cùng chai rượu thuốc đặt gần bên tôi. Tôi đùa nhẹ:
- Vợ con cùng công việc ra sao mà làm "bầu" đội bóng thì tôi phục ông.
Nó cười ngồ ngộ vì hàm răng chẳng còn nhưng không cóp má vì tuổi nó chưa thể lên đến chức ông. Chuối Chiên đưa tay gãi đầu rồi rót rượu ra ly mời:
- "Tiền chủ hậu khách" nghe, vừa lai rai vừa trò chuyện.
Nó ngửa cổ cùng tiếng "trót" nghe thật đã.
... Cái năm tôi bỏ học, cùng bà già bán nhà tìm chút lưng vốn vì lúc ấy khổ quá, hai mẹ con dắt díu lên xóm ga mua căn nhà nhỏ. Tôi đu tàu bán nước, cứ chiếc ấm nhôm cùng chiếc ca nhựa rong ruổi đủ mọi ga xép, miệng ra rả kêu "nước đây, nước đây, nóng sốt thơm giòn, hết khát đây!" cho đến khi bên toa kia kêu "chè chén, thuốc lào rít tòng tọc đầy bổ dưỡng đây!" là đảo tàu gấp vì đi quá khu vực hoạt động. Sáng đi tối về được hai năm thì chịu hết xiết bởi nạn ăn chặn, ăn giựt, có đứa nhảy tàu lọi giò, què cẳng.
Tôi gặp vợ tôi lúc bả bán chuối chiên phía ngoài sân ga còn mình đang phụ bà già bán cháo gà trong sân ga. Cách nhau chỉ có cái hàng rào song sắt mà lại gần nhà, xa ngõ. Mỗi khi tàu chưa đến, sân ga lèo tèo vài ngọn đèn hột vịt nô đùa với gió, tôi chờ bà già thiu thỉu ngủ liền dọt ra ngoài ăn chuối chiên, tán phét cô nhỏ. Lúc ấy, bả có tí xíu, mà tôi thấy cái gì bà cũng nhỏ nghe ông. Cằm nhỏ, mũi nhỏ đến dáng ngồi khép nép cũng nhỏ dưới bức tường bên hông nhà ga. Chỉ trừ có đôi mắt, nó to tròn long lanh bên bếp lửa đang cháy tí tách. Đến tôi là khách quen mà cũng ban cho nụ cười nhỏ xíu nửa vành môi. Có lần, tôi chọc "cô chủ bán chuối chiên miếng nào cũng bé như cô ấy". Hôm sau, miếng chuối chiên của tôi bự gấp hai, ngọt lịm, nhai giòn rùm rụm.
Vậy mà thương nhau mới "đã" chớ ông. Những đêm trời mưa, sân ga vắng teo, bọn nhóc bán nước, quà bánh lặn mất hết. Mủng chuối chiên ế òm, sắp lớp chồng chất, có nước đem về trừ bữa. Tôi thấy em như miếng bánh cháy, thương quá liền vọt qua rào ngồi thụp trên chiếc đòn kê, bảo em vô dầu lại rồi cứ thế biểu diễn kiểu ăn như hồi còn đi học. Em trố mắt rồi bật cười cả miệng kiểu ăn độc nhất vô nhị của tôi. Nói thiệt nghe, khi cưới được bả, hàm răng tôi lung lay gần hết. Chịu sao nổi hả ông, cả mủng chuối chiên nóng tôi ăn vào những đêm mưa cho đến ba năm sau thì chịu sao thấu, nó rụng hết trơn trọi khi đứa con đầu lòng ra đời.
Nhìn mặt Chuối Chiên ảo não khiến tôi bật cười, cười rung vai rồi dựa gốc mít để cười. Chuối Chiên ngỏn ngoẻn há miệng phì hơi nghe khành khạch rồi đưa ly rượu lên môi đánh "trót", khoát tay:
- Đêm đầu tiên nằm bên nhau và sau khi xong việc trời ơi đất hỡi ấy, hồn đang phiêu phiêu tôi liền thủ thỉ với bả: "Em à, cái gì em cũng nhỏ nhưng có cái... lớn thiệt nghe". Tôi bị cái véo cong người, nhưng vẫn ráng nói "Cái lớn ấy... là quả tim em, đẹp như thế mà lại đi thương thằng Chuối Chiên ngớ ngẩn này". Chỗ véo tím cả tuần lễ, mà cả tuần lễ ấy bả cứ xoa hoài, thưởng hoài, đúng là tuần trăng mật, ông bà ta nói đố sai!
Tôi sặc cả thịt gà ra khỏi miệng vì cười vừa lúc con bé lúc nãy đem chuối cho mẹ đã về, sau yên nó có đứa nhỏ hơn ngồi vắt vẻo, tay nắm chặt bị bóng đựng rau, nó chạy lại bên Chuối Chiên, còn đôi mắt thì hấp háy nhìn tôi với khuôn mặt dễ thương. Có lẽ, giống mẹ hơn ông bạn đang ngồi trước mặt.
- A, út cưng của ba về rồi. Giỏi, giỏi thiệt, đi mua rau về cho ba nhậu hả con, đúng là gái rượu. Nào để ba thưởng cái đùi gà.
Chờ con bé ra sau, Chuối Chiên khoe liền:
- Đứa út đó, đẹp như má nó. Con bé theo bả trông hàng bên chợ mới.
Tôi lắc đầu ái ngại:
- Ông giỏi thiệt, cứ sòn sòn thế kia mà nuôi ngon lành, gặp tôi chắc xách bị ra đường, mà ông kể cô ấy như se sẻ, phải yêu ông dữ dội lắm.
Chuối Chiên im lặng ngó mông lung ra ngoài, con dốc nhỏ đang dần nhạt nắng, gió miên man thổi trên đám cỏ gà bay phất phơ, có tiếng còi tàu văng vẳng từ xa rồi đột ngột sình sịch lao đến, cơn chấn động địa tầng nơi tôi ngồi cùng âm thanh còi tàu lanh lảnh thoáng qua nhanh kéo hút vào sân ga còn lại tiếng cười lũ nhỏ phía sau vườn.- Huy này, mình chỉ có một đứa thôi. Nó mở tiệm sửa xe máy dưới phố. Mấy đứa còn lại là vợ chồng mình thu nhận làm con nuôi, mỗi đứa mỗi cảnh nơi sân ga buồn hiu này. Mà sao lại "Đầu đường xó chợ", đúng hơn là "Đầu ga, cuối chợ" mới phải, hình ảnh của sự ế thừa mà mình từng biết, từng phải lọt thỏn vào đó để kiếm sống mà.
Chuối Chiên cúi đầu cười, khuôn mặt run rẩy, môi nghềnh nghệch, mắt khim khíp trong sự ngẩn ngơ của tôi. Nó co chân chữ ngũ lên đi-văng, gót chân sần sùi đầy vết chân chim nổi rõ lằn chai bợt bạt.
- Đứa con đầu tôi vừa đầy tuổi thì mất làm bả hết nước mắt. Lại thêm cái tang bà già ụp xuống làm tôi lao đao. Thằng đàn ông ngọng líu bán cháo gà trên sân ga với nồi niêu chén đũa như dàn nhạc ẩm thực cứ lóng nga lóng ngóng khiến mọi người không nhịn được cười thì xuất hiện con bé bụi bặm, nó xin chén cháo, xin rửa bát đũa, xin làm công không để có cái ăn chờ tìm việc làm. Mà nó gầy teo, ngơ ngác giữa sân ga hỗn độn thì kiếm đâu ra việc. Bả thương quá nhận nuôi liền vì nó chẳng còn ai, cơn bão biển vùng quê kéo sạch cả nhà nó. Thôi, cứ dựa nhau mà sống.
Con bé Bảy bưng lên mâm cháo nghi ngút khói, mùi rau thơm xông lên ngậy mũi. Chuối Chiên bỏ vào chén tôi cái phao câu, đẩy sang cười nhẹ:
- Nhường ông, còn nhớ không?
Tôi cười gật gật. Lúc nhỏ, đám giỗ nào của nhà tôi, hai mẹ con Chuối Chiên cũng sang phụ, ỷ chủ nhà, tôi chờ dịp hạ cỗ là giành lấy cái phao câu dù biết Chuối Chiên rất thích, bởi "ăn nó giòn giòn, sừn sựt, béo béo như chuối chiên ấy". Có lần, hai đứa chí chóe định vung tay múa chân thì cha can thiệp bằng cách chẻ đôi mỗi đứa một nửa, nhưng mẹ Chuối Chiên đã gắp tất vào chén cho tôi dù nó đã ngầng ngậng nước mắt. Sau này, mỗi lần có giỗ, tôi lại để dành cho nó nhưng chưa lần nào Chuối Chiên quay lại con phố cũ.
- Còn mấy đứa kia trong trường hợp nào? Tôi tò mò hỏi.
- Thì cũng "Đầu ga, cuối chợ" cả, kể chi dài dòng. Có đứa xách nước mướn, có con bán quà bánh trên tàu nhưng khi đoàn tàu được nâng cấp thì dạt xuống. Được cái là biết thân, biết phận, lo chọn lấy cái nghề. Con Hai phụ bán cháo giờ có sạp riêng nay mai có chồng, thằng Ba đứng dây chuyền đóng chai hãng nước ngọt bên khu công nghiệp, rồi thằng Tư cũng ngon lành, tí nữa thằng Sáu đem xe về thì biết. Được cái, bọn nó lo cho bầy em sau được đi học là vợ chồng tôi sướng
Chuối Chiên lại bật cười khạch khạch, cánh mũi như chiếc phao câu gà hinh hỉnh và há miệng trống hoác tọp rượu đánh "trót". Lúc đặt ly nó nheo mắt nhìn tôi ra vẻ kinh nghiệm đời mà nói:
- Lúc ở nhà cũ gần ga, buổi sáng đoàn hùng binh nhà tôi ra đường đi làm ai thấy cũng ngán. Thằng đèo thùng kem, đứa ôm vé số, đứa nhổ lông gà... buổi chiều chạng vạng tề tựu ăn uống rồi con Hai phân công đứa vác chảo, đứa khiêng hỏa lò ra chiếm các góc lề đường để bán chuối chiên. Khuya, con Hai ra thay vợ chồng tôi ở sân ga để tụi tôi về nghỉ lấy sức. Cả ngày lầm lũi bụi đường, mà khi ngủ bọn nó nằm tăm tắp như lớp chuối chiên trên vỉ thấy ứa nước mắt, càng ứa nước mắt hơn khi giở hộp thiếc, trong đó là những tờ bạc cuộn dây thun đủ mầu của mỗi đứa, tờ rách, tờ lành, tờ mới, tờ cũ vương vất mồ hôi. Nhưng cảm động nhất là lúc thằng Ba nhận tháng lương cùng tiền thưởng vượt khoán tháng đầu tiên, nó bảo tôi phải đi đặt hàm răng giả vì mỗi khi cười trông như sân bóng không có cầu thủ, mà bày đặt làm bầu này nọ! Sao không ăn uống mà cứ nhìn tôi thế kia, Huy.
Lại một đoàn tàu chạy về sân ga, nó kéo còi lanh lảnh trong nắng chiều rồi sình sịch lướt qua, lần này là chuyến tàu hàng với các toa sơn đen đóng kín cửa.
- Con út dễ thương không ông, nó đang học mẫu giáo bên kia đường. Buổi chiều nhọ nhem năm ấy, tôi đang chuẩn bị bát đũa cho chuyến tàu sắp đỗ lại để đi Sài Gòn. Có cô gái trẻ bồng đứa nhỏ ghé đến gọi cháo. Nó ăn mà lóng ngóng nên bả phải bế hộ. Đến bát cháo thứ hai, nó quậy muỗng ngần ngừ lúc lâu rồi nói thẳng thừng, nếu mua nó bán. Ôi trời, lần đầu tôi gặp khuôn mặt lạnh mà đẹp dữ dội như con ấy và hành động có một không hai trong bao năm tôi sống ở sân ga. Tôi lắc đầu vì ngán nhưng nó đặt gói đồ sát cạnh chân bả rồi tuyên bố cho không khi tàu đang vào. Đến nước này thì tôi dúi vội xấp tiền của thằng Ba bảo đến nha sĩ lúc cô gái chùi nước mắt lên tàu. Tôi hứa với cả nhà, khi con út làm bác sĩ, chính út chứ không ai khác sẽ trồng lại răng cho bố thiệt đẹp, phải không ông?
Tôi gật đầu nhưng quay mặt sang hướng khác vì mình muốn khóc mà Chuối Chiên lại cười vừa lúc thằng Sáu chạy xe từ ngoài vào. Nó trao chìa khóa cho tôi bằng cả hai tay nhưng miệng lại bảo ba nó:
- Anh Tư bảo bố cẩn thận khi vượt dốc mà bố không nghe, may mà gặp bác...
- Ừ, ừ bố biết... Chuối Chiên xua tay mắt lom lom nhìn chỗ vết xước ban nãy được làm lại sáng bóng lượn theo mầu xe.
- Ngon lành rồi Huy, cứ lai rai chờ bả về để tôi giới thiệu bạn cũ thời ăn chuối chiên. Ngồi đây thì thấy bả liền khi qua đoạn dốc, chiều nào tôi cũng ra cổng đón bả, y như hồi mới cưới bả dẫn bọn nhỏ đi bán về.
Tôi ngước nhìn ánh nắng chiều se sắt đang tràn qua triền dốc và nơi ấy, tí nữa thôi, vợ của bạn tôi, vợ của Chuối Chiên đang trên đường trở về.
Vẫn có chút nắng vàng....
Ấm áp thay màu nắng,
Hạnh phúc đâu muộn màng ?!
NM
NM
Nắng chiều thấp thoáng
Nguyễn Mạnh Trinh
Người ta gọi ông
Tư Râu vì ông có bộ râu quai nón trông thật dữ tướng. Trên khuôn mặt có
hình thù như quả đu đủ. Nước da mai mái, bộ râu được kéo dài từ thái
dương bên trái, đi qua má xuống đến cằm rồi lại từ cằm đi ngược lên má
cho đến thái dương bên phải.
Những chiếc râu đen nhánh, cứng như rễ tre trông rất trật tự, thành bốn năm hàng dọc cắm sâu xuống lớp da mặt. Ông có khổ người to cao, đầu ông lại trọc lốc nên trông ông giống như Lỗ Trí Thâm, một nhân vật trong bộ phim “Lâm Xung” mà người ta chiếu trong ti vi. Ông đã đến cái tuổi “Cổ Lai Hy” nhưng trông vẫn còn tráng kiện như một đô vật. Lẽ ra ông dữ tướng như thế, thì tính ông phải nóng như Trương Phi, nhưng ông lại rất điềm đạm. Chả thế mà có một lần, không hiểu vì say rượu hay là bởi ông buồn, mà ông đã đến nhà cô Phấn, một cô gái lỡ lứa ở trong làng. Mà cô gái này cũng lạ. Tuy tuổi chưa đến cữ “tối trời” mà trông cô như một ả nạ dòng, đã nhận khuôn mặt không phải là trái xoan, mà cũng không phải là lưỡi cày. Nửa mặt phái trên thì nhỏ tóp lại. Còn nửa mặt phái dưới lại phình ra. Hai con mắt to xếch ngược với đôi lông mày sẹm. Hai hàm răng sún gần hết. Cô có mái tóc đỏ hoe, ngắn cũn cỡn, chỉ xuống đến nửa lưng. Lúc nào người ta cũng thấy cô mặc cái áo nhung đỏ đã phai màu. Cái quần vải thô đen, chỉ đến nửa cổ chân như quần soóc lửng. Người ta bảo cô rất “ngại” đi chợ mua thức ăn mà cứ hay xuống bắt cua hay hái nắm rau tập tàng ở bờ đồng về nấu ăn cho qua bữa, còn tiền và lúa, thì cô tích cóp lại để cho vay lấy lãi. Cho nên cô sống thanh nhàn, quanh năm suốt tháng chẳng phải làm gì. Để cô khỏi chơi với hai người con dâu, ông thân sinh ra cô, đã mua ngôi nhà ngói, ở trong một cái vườn hoang để cô sống như một ẩn sĩ. Người ta không thấy cô buôn thuốc bao giờ mà có một đêm, trời đã về khuya, ông Tư Râu đã lần mò đến nhà cô, đứng ngoài hiên gọi cửa. Vì có tinh thần “tiết kiệm” cho nên cô Phán không thắp đèn mà cứ mở cửa cho ông vào nhà. Để giữ bí mật cô khẽ hỏi ông:
- Có việc gì mà ông đến khuya như vậy?
Những chiếc râu đen nhánh, cứng như rễ tre trông rất trật tự, thành bốn năm hàng dọc cắm sâu xuống lớp da mặt. Ông có khổ người to cao, đầu ông lại trọc lốc nên trông ông giống như Lỗ Trí Thâm, một nhân vật trong bộ phim “Lâm Xung” mà người ta chiếu trong ti vi. Ông đã đến cái tuổi “Cổ Lai Hy” nhưng trông vẫn còn tráng kiện như một đô vật. Lẽ ra ông dữ tướng như thế, thì tính ông phải nóng như Trương Phi, nhưng ông lại rất điềm đạm. Chả thế mà có một lần, không hiểu vì say rượu hay là bởi ông buồn, mà ông đã đến nhà cô Phấn, một cô gái lỡ lứa ở trong làng. Mà cô gái này cũng lạ. Tuy tuổi chưa đến cữ “tối trời” mà trông cô như một ả nạ dòng, đã nhận khuôn mặt không phải là trái xoan, mà cũng không phải là lưỡi cày. Nửa mặt phái trên thì nhỏ tóp lại. Còn nửa mặt phái dưới lại phình ra. Hai con mắt to xếch ngược với đôi lông mày sẹm. Hai hàm răng sún gần hết. Cô có mái tóc đỏ hoe, ngắn cũn cỡn, chỉ xuống đến nửa lưng. Lúc nào người ta cũng thấy cô mặc cái áo nhung đỏ đã phai màu. Cái quần vải thô đen, chỉ đến nửa cổ chân như quần soóc lửng. Người ta bảo cô rất “ngại” đi chợ mua thức ăn mà cứ hay xuống bắt cua hay hái nắm rau tập tàng ở bờ đồng về nấu ăn cho qua bữa, còn tiền và lúa, thì cô tích cóp lại để cho vay lấy lãi. Cho nên cô sống thanh nhàn, quanh năm suốt tháng chẳng phải làm gì. Để cô khỏi chơi với hai người con dâu, ông thân sinh ra cô, đã mua ngôi nhà ngói, ở trong một cái vườn hoang để cô sống như một ẩn sĩ. Người ta không thấy cô buôn thuốc bao giờ mà có một đêm, trời đã về khuya, ông Tư Râu đã lần mò đến nhà cô, đứng ngoài hiên gọi cửa. Vì có tinh thần “tiết kiệm” cho nên cô Phán không thắp đèn mà cứ mở cửa cho ông vào nhà. Để giữ bí mật cô khẽ hỏi ông:
- Có việc gì mà ông đến khuya như vậy?
Ông Tư Râu cũng trả lời rất nhỏ như giọng cô Phán:
- Tôi đến để… để… mua… mua thuốc. Chị có thuốc thì bán cho tôi một gói.
Cô Phán còn đang ngơ ngác chưa hiểu ra làm sao cả thì ông đã sán đến gần và nắm lấy tay cô:
- Chị ơi! Tôi muốn… Chị vui lòng chiều tôi đi.
Cô Phán hốt hoảng và sợ bag lang Ngô ở nhà bên nghe. Người ta gọi là bà lang Ngô vì bà chuyên hái các thứ lá như: hương nhu, mã đề, bồ công anh, cam thảo đất về băm nhỏ phơi khô đóng gói đem xuống Nga Sơn để chữa bệnh cho các bà các chị, bà con không tạ ơn bằng tiền mà tạ ơn bằng khoai lang và ngô bắp nên người ta gọi bà là bà lang ngô, cô Phán vội nói nhỏ với ông.
- Tôi không có thuốc bán cho ông đâu. Ông về đi không có tôi la lên đây này.
Ông còn đang do dự thì cô Phán đã đẩy ông ra ngoài hiên rồi đóng cửa lại. Ông thở dài thất vọng rồi lần mò trong đêm tối mịt mùng trở về nhà. Nhưng ông chưa cam chịu thất bại. Ông đặt kế hoạch để chinh phục bằng được cô Phán. Không biết có phải là do “tơ duyên trời se xấp” cô Phán vào với ông hay không mà hôm ấy ông đi chợ Lâm thì cô Phán cũng đi. Vì không biết đi xe đạp nên cô quảy gánh đi bộ. Ông tự mua một túi xách đến hơn một cân thịt lợn, năm thanh đậu phụ, nửa cân măng, đổ đầy túi. Chưa hết, ông còn mua năm cái bánh rán tẩm mật trông rất ngon. Thấy cô Phán đang ngồi nhai loại mía nhỏ như cây tăm xỉa răng, ông nói với cô giọng xởi lởi:
- Cho tôi gửi cái đó vào túi xách.
Cô phán lúc đầu nguýt ông một cái rõ dài, nhưng sau nghĩ thế nào cô lại bảo:
- Để vào bên thúng rau đấy.
Ông nhìn cô Phán với đôi mắt thân tình rồi nói:
- Cô cứ đem cái túi về mà dùng. Tôi không lấy túi nữa đâu.
Nói xong ông đi vội vã như chạy vì sợ cô Phán trả lại. Lúc đầu cô Phán ngạc nhiên nhưng sau thì cô cũng hiểu ra và nghĩ thầm: “Chắc là ông ta hối lộ mình đây. Thôi được, của trời mà lo gì. Người ta cho thì cứ ăn đã, sau thế nào hãy hay”. Ăn xong mấy đoạn mía nhỏ như lau sậy, cô vội vã xếp gánh ra về. Cô đi mãi mà chưa hết con đường vòng Bình Lâm, cô lại nghĩ: “Con đường này dài quá không trách ngày xưa ông bà nói “Gái lộn chồng đi đường vòng Bình Lâm” đi mãi không hết phải quay về. Bỗng cô nghe tiếng chuông xe đạp “kính coong, kính coong” cô quảy gánh đi nép về bên tay phải. Đầu thúng cồng kềnh, đụng vào con chạch ở trên đê bắn ra va vào bánh xe đạp. Ông Tư Râu đi chậm lại rồi nói với cô:
- Đã về đến đây rồi à? Đi nhanh thế! Có ngồi được tôi lai cho một đoạn nào?
Cô Phán nguýt dài một cái rồi bĩu môi:
- Mắc gánh thì ngồi làm sao. Thôi tránh đi cho rảnh.
Ông Tư biết là chưa chinh phục được trái tim rắn như đá của cô nàng nên đạp xe dấn lên rồi đi thẳng.
Lại một hôm ông Tư đi chợ huyện để bán gà. ông vừa xuống đến chợ, bọn con buôn xúm lại, ông bán ngay cho họ cả một lồng mười con gà. Tính ông cũng lạ. Đi bán thì sợ ế phải đem về nên bán vội. Đi mua thì lại sợ ngừơi ta mua hết không mua được phải về không nên cũng phải mua vội. Người ta mới trả ba ngàn, đợi người ta đứng lên, ông chen vào trả ba ngàn rưỡi. Đến giá rồi nhưng người bán thấy ông háu mua nên chưa vội bán.
- Tôi đến để… để… mua… mua thuốc. Chị có thuốc thì bán cho tôi một gói.
Cô Phán còn đang ngơ ngác chưa hiểu ra làm sao cả thì ông đã sán đến gần và nắm lấy tay cô:
- Chị ơi! Tôi muốn… Chị vui lòng chiều tôi đi.
Cô Phán hốt hoảng và sợ bag lang Ngô ở nhà bên nghe. Người ta gọi là bà lang Ngô vì bà chuyên hái các thứ lá như: hương nhu, mã đề, bồ công anh, cam thảo đất về băm nhỏ phơi khô đóng gói đem xuống Nga Sơn để chữa bệnh cho các bà các chị, bà con không tạ ơn bằng tiền mà tạ ơn bằng khoai lang và ngô bắp nên người ta gọi bà là bà lang ngô, cô Phán vội nói nhỏ với ông.
- Tôi không có thuốc bán cho ông đâu. Ông về đi không có tôi la lên đây này.
Ông còn đang do dự thì cô Phán đã đẩy ông ra ngoài hiên rồi đóng cửa lại. Ông thở dài thất vọng rồi lần mò trong đêm tối mịt mùng trở về nhà. Nhưng ông chưa cam chịu thất bại. Ông đặt kế hoạch để chinh phục bằng được cô Phán. Không biết có phải là do “tơ duyên trời se xấp” cô Phán vào với ông hay không mà hôm ấy ông đi chợ Lâm thì cô Phán cũng đi. Vì không biết đi xe đạp nên cô quảy gánh đi bộ. Ông tự mua một túi xách đến hơn một cân thịt lợn, năm thanh đậu phụ, nửa cân măng, đổ đầy túi. Chưa hết, ông còn mua năm cái bánh rán tẩm mật trông rất ngon. Thấy cô Phán đang ngồi nhai loại mía nhỏ như cây tăm xỉa răng, ông nói với cô giọng xởi lởi:
- Cho tôi gửi cái đó vào túi xách.
Cô phán lúc đầu nguýt ông một cái rõ dài, nhưng sau nghĩ thế nào cô lại bảo:
- Để vào bên thúng rau đấy.
Ông nhìn cô Phán với đôi mắt thân tình rồi nói:
- Cô cứ đem cái túi về mà dùng. Tôi không lấy túi nữa đâu.
Nói xong ông đi vội vã như chạy vì sợ cô Phán trả lại. Lúc đầu cô Phán ngạc nhiên nhưng sau thì cô cũng hiểu ra và nghĩ thầm: “Chắc là ông ta hối lộ mình đây. Thôi được, của trời mà lo gì. Người ta cho thì cứ ăn đã, sau thế nào hãy hay”. Ăn xong mấy đoạn mía nhỏ như lau sậy, cô vội vã xếp gánh ra về. Cô đi mãi mà chưa hết con đường vòng Bình Lâm, cô lại nghĩ: “Con đường này dài quá không trách ngày xưa ông bà nói “Gái lộn chồng đi đường vòng Bình Lâm” đi mãi không hết phải quay về. Bỗng cô nghe tiếng chuông xe đạp “kính coong, kính coong” cô quảy gánh đi nép về bên tay phải. Đầu thúng cồng kềnh, đụng vào con chạch ở trên đê bắn ra va vào bánh xe đạp. Ông Tư Râu đi chậm lại rồi nói với cô:
- Đã về đến đây rồi à? Đi nhanh thế! Có ngồi được tôi lai cho một đoạn nào?
Cô Phán nguýt dài một cái rồi bĩu môi:
- Mắc gánh thì ngồi làm sao. Thôi tránh đi cho rảnh.
Ông Tư biết là chưa chinh phục được trái tim rắn như đá của cô nàng nên đạp xe dấn lên rồi đi thẳng.
Lại một hôm ông Tư đi chợ huyện để bán gà. ông vừa xuống đến chợ, bọn con buôn xúm lại, ông bán ngay cho họ cả một lồng mười con gà. Tính ông cũng lạ. Đi bán thì sợ ế phải đem về nên bán vội. Đi mua thì lại sợ ngừơi ta mua hết không mua được phải về không nên cũng phải mua vội. Người ta mới trả ba ngàn, đợi người ta đứng lên, ông chen vào trả ba ngàn rưỡi. Đến giá rồi nhưng người bán thấy ông háu mua nên chưa vội bán.
Ông trả năm ngàn rồi năm ngàn rưỡi. Khi mua được thì ông phấn khởi
nhưng sau đó thì ỉu xìu như kẹo gặp nồm. Nhưng rồi ông cũng tặc lưỡi tự
động viên mình “Đắt nhưng cắt nên miếng” còn cắt có nên miếng hay không
có trời mà biết. Hôm ấy cô Phán cũng đi chợ bán gà nhưng vì cô đi bộ nên
mãi tám giờ mới đến chợ. Cô bán đi ba ổ gà để mua một cái áo len. Mùa
lạnh đến rồi mà cô chưa có áo len. Tính cô cũng khá chặt chịa nên cô bán
đến trưa mới hết gà. Khi gửi gánh cho ông Tư Râu, cô chen vào cửa hàng
để mua áo. Chọn mãi mới được một cái áo ưng ý. Cô cò kè bớt một thêm hai
mãi rồi cũng ngã giá. Cô gấp cái áo lại cẩn thận. Cái áo màu đỏ tươi
rực rỡ. Cô vui như mở cờ trong bụng. Cô đưa tay vào túi để lấy tiền;
nhưng bốn chục ngàn bạc bán gà cô bỏ ở túi áo trong cài kim băng cẩn
thận mà bây giờ kim mất, bạc cũng không còn. Người cô nóng ran, hai bên
thái dương rần rật rồi cô đi như kẻ mộng du, trở lại chỗ ông Tư ngồi coi
gánh cho cô. Thấy cô, ông Tư cười và hỏi:
- Mua được áo chưa, sao lâu thế?
Cô nói như người mất hồn!
- Mất hết tiền rồi còn đâu mà mua.
Ông Tư Râu sửng sốt hỏi lại cô:
- Sao mất hết tiền rồi à? Cô nói đùa?
Cô lại nguýt ông một cái nhưng không dài, nói:
- Kẻ cắp nó tài hơn thánh, bỏ vào túi áo bên trong, lại cài kim băng cẩn thận. Thế mà…
- Kẻ cắp chợ Huyện mà!
Nói xong ông lại nhìn cô, thấy mặt cô buồn, ông nghĩ nhanh: “Lúc này mà tung tiền ra thì đồng tiền mới có giá trị đây”. Nghĩ thế rồi ông nói với cô:
- Tôi vừa có tiền bán gà đây, cô lấy mà mua áo!
Lúc đầu cô Phán còn ngần ngại. Cô nghĩ “Đồng tiền liền khúc ruột ai người ta cho vay không”. Chắc là có âm mưu gì đây. Nhưng nếu không vay thì bao giờ mới có tiền. Rồi lại đi bộ từ nhà xuống đến chợ. Thôi thì hãy cứ vay mua đã. Sau trả lại cho người ta. Nếu không trả được thì hãy cù lần, cô nói:
- Ông cho tôi vay, về nhà tôi trả ông.
Với vẻ quan tâm đặc biệt ông nói với cô:
- Thôi, chị cứ lấy mà mua cho được đi đã, còn trả hay là không sẽ tính sau. Tiền của tôi cũng như của chị, lo gì.
Bây giờ, ông xưng hô bằng chị với cô Phán là có sự tính toán cả đấy. Gọi bằng chị, để bớt đi sự chênh lệch tuổi tác giữa cô và ông. Thấy ông có thái độ mặn mà thân mật như vậy, cô Phán bớt đi nỗi lo ngại.
Cô cầm lấy nắm tiền ông Tư đưa cho rồi trở lại nói với chị bán hàng để lấy áo. Ông Tư thấy cô cầm áo đi lại liền bảo cô:
- Mặc thử xem áo có vừa và đúng mốt mới không. Nếu không vừa thì đem đổi lại lấy cái khác.
Cô Phán cởi bớt chiếc áo ngoài, mặc chiếc áo len vào rồi ngắm bên nọ , ngắm bên kia. ông Tư cũng giúp cô kéo cái gấu áo ở đường sau xuống.
- Mua được áo chưa, sao lâu thế?
Cô nói như người mất hồn!
- Mất hết tiền rồi còn đâu mà mua.
Ông Tư Râu sửng sốt hỏi lại cô:
- Sao mất hết tiền rồi à? Cô nói đùa?
Cô lại nguýt ông một cái nhưng không dài, nói:
- Kẻ cắp nó tài hơn thánh, bỏ vào túi áo bên trong, lại cài kim băng cẩn thận. Thế mà…
- Kẻ cắp chợ Huyện mà!
Nói xong ông lại nhìn cô, thấy mặt cô buồn, ông nghĩ nhanh: “Lúc này mà tung tiền ra thì đồng tiền mới có giá trị đây”. Nghĩ thế rồi ông nói với cô:
- Tôi vừa có tiền bán gà đây, cô lấy mà mua áo!
Lúc đầu cô Phán còn ngần ngại. Cô nghĩ “Đồng tiền liền khúc ruột ai người ta cho vay không”. Chắc là có âm mưu gì đây. Nhưng nếu không vay thì bao giờ mới có tiền. Rồi lại đi bộ từ nhà xuống đến chợ. Thôi thì hãy cứ vay mua đã. Sau trả lại cho người ta. Nếu không trả được thì hãy cù lần, cô nói:
- Ông cho tôi vay, về nhà tôi trả ông.
Với vẻ quan tâm đặc biệt ông nói với cô:
- Thôi, chị cứ lấy mà mua cho được đi đã, còn trả hay là không sẽ tính sau. Tiền của tôi cũng như của chị, lo gì.
Bây giờ, ông xưng hô bằng chị với cô Phán là có sự tính toán cả đấy. Gọi bằng chị, để bớt đi sự chênh lệch tuổi tác giữa cô và ông. Thấy ông có thái độ mặn mà thân mật như vậy, cô Phán bớt đi nỗi lo ngại.
Cô cầm lấy nắm tiền ông Tư đưa cho rồi trở lại nói với chị bán hàng để lấy áo. Ông Tư thấy cô cầm áo đi lại liền bảo cô:
- Mặc thử xem áo có vừa và đúng mốt mới không. Nếu không vừa thì đem đổi lại lấy cái khác.
Cô Phán cởi bớt chiếc áo ngoài, mặc chiếc áo len vào rồi ngắm bên nọ , ngắm bên kia. ông Tư cũng giúp cô kéo cái gấu áo ở đường sau xuống.
Cái áo vừa vặn. Ông ngắm rồi đưa tay vuốt trên ngực cô một cái rất
nhanh. Thấy cử chỉ lạ của ông như vậy, nếu như lúc khác, cô sẽ nguýt ông
một cái thật dài cho bõ ghét, mà lần này thì không thể. Vì có sự quan
tâm của ông, cô mới có được cái áo đẹp như thế này, nên cô yên lặng mà
chỉ nhìn ông với cái nhìn ngầm cảm ơn mà thôi. nhưng không hiểu sao lúc
bàn tay của ông vuốt lên bộ ngực căng phồng của cô thì các mạch máu
trong người cô nóng ran và chạy rần rật như có một làn sóng điện truyền
vào bên trong cơ thể của cô. Thế nhưng bàn tay ông Tư mới vuốt bên
ngoài, còn những hai lần áo nữa mới tới bên trong da thịt của cô. Vì là
một người rất khó tính, cho nên từ khi cô lớn đến nay, chưa có một người
đàn ông nào dám chạm vào người cô, thế mà nay ông Tư là người đầu tiên
đã mạnh dạn thăm dò, tuy rằng nó mới ở bên ngoài hai lần áo. Thấy chợ đã
vãn người, ông nói với cô Phán bằng một giọng rất thân mật:
- Có ai gửi được cái gánh, tôi lai về đến đầu làng khỏi đi bộ.
Cô Phán còn dùng dằng thì may sao có bà Chư lé đi đến nên cô Phán mừng rỡ nói với bà Chư:
- Bà làm ơn cho tôi gửi cái gánh, về nhà tôi lấy.
Vì là con người nhẹ tính, lại hay giúp đỡ mọi người nên bà đồng ý ngay. Bà dồn đôi quang gánh của bà lại một đầu còn một đầu để quảy đôi quang của cô Phán. Trong khi hai người đang lo dồn quang gánh thì ông Tư đạp xe ra ngoài cổng chợ đứng chờ. Thấy cô cầm cái đòn gánh vội vàng đi tới thì ông lên xe đạp đi và bảo cô Phán nhảy lên xe. Cô Phán lạch bạch, chạy theo một đoạn đến năm sáu mét rồi mới nhảy đại, dằn cái đít to như cái thúng lên gác ba ga đánh sầm một cái, làm cho ông Tư loạng choạng không thể cưỡng lại được. Cái xe lạng đi rồi đâm sầm xuống ruộng. May đó là cánh đồng cạn. Cô Phán và ông Tư bị hất xuống đất. Ông Tư nằm chồng lên cô Phán. Đáng lẽ ông Tư có thể đứng dậy ngay được vì ngã xuống ruộng đất cát mềm, người ta vừa bừa xong để chuẩn bị trồng khoai nên chả đau đớn gì. Thế nhưng được nằm trên cô Phán nên ông khoái chí không chịu dậy ngay mà cứ nằm đè lên cô Phán có đến năm phút rồi mới lồm cồm bò dậy. Lúc đó cô Phán mới ngồi lên, phủi sạch quần áo đứng dậy và không hiểu sao lúc bị ông Tư đè nặng như thế, cô lại thấy không nặng chút nào mà lại còn cảm giác đê mê dễ chịu. Từ đó cô thấy có cảm tình với ông Tư. Lần này thì ông Tư không để cho cô nhảy nữa. Vì ông biết các bà, các chị không biết đi xe, thì không biết cả nhảy xe. Ông ngồi sẵn trên bàn yên, hai tay giữ ghi đông; một chân để trên bàn đạp, một chân chống xuống đất. Đợi cho cô Phán ngồi vững trên gác ba ga rồi ông mới thong thả đạp xe đi. Chẳng mấy chốc xe đã về tới chợ ngã tư xã Nga Thắng. Ông dừng xe bảo cô Phán xuống. Hai người vào quán ăn. Ông Tư mua hai bát phở gà một đĩa lòng lợn và một đĩa thịt gà luộc đầy tú ụ, một nửa chai rượu trắng. Cầm chai rượu, ông rót đầy hai cốc lớn. Ông để sang cô Phán một cốc còn một cốc để cho mình. Cô Phán chưa uống rượu bao giờ nhưng thấy ông nhiệt tình như vậy cô cũng nể nên cô cũng uống. Ông Tư gắp bỏ vào bát cho những miếng tim gan lợn, những miếng thịt gà luộc toàn nạc trông thật ngon lành. Còn ông thì nhắm toàn ruột non, đầu cổ cánh gà. Cô Phán uống hết nửa cốc rượu thì đã loáng choáng. Ông Tư cầm chai rượu định rót nữa nhưng cô đưa tay bịt miệng cốc rồi nói:
- Thôi em không uống nữa đâu. Em say rồi.
Chả hiểu sao lúc đó cô lại xưng em với ông Tư ngọt xớt như vậy. Có lẽ rượu đã làm cô không còn tự chủ được nữa. Ông Tư lại gắp mấy miếng lòng lợn và thịt gà bỏ vào bát và bắt cô ăn kỳ hết. Thấy cô đã ăn hết bát phở và thức ăn, còn lại nửa cốc rượu ông bảo cô uống hết. Cô Phán ngần ngại vì đã chán rượu rồi, rượu pha cồn uống vào mồm đắng ngoét chứ có ngon lành gì, ông tư bảo cô:
- Đã trót uống rồi thì phải uống hết, chứ bây giờ ai uống cho, mà trả lại cho nhà hàng thì không được.
- Có ai gửi được cái gánh, tôi lai về đến đầu làng khỏi đi bộ.
Cô Phán còn dùng dằng thì may sao có bà Chư lé đi đến nên cô Phán mừng rỡ nói với bà Chư:
- Bà làm ơn cho tôi gửi cái gánh, về nhà tôi lấy.
Vì là con người nhẹ tính, lại hay giúp đỡ mọi người nên bà đồng ý ngay. Bà dồn đôi quang gánh của bà lại một đầu còn một đầu để quảy đôi quang của cô Phán. Trong khi hai người đang lo dồn quang gánh thì ông Tư đạp xe ra ngoài cổng chợ đứng chờ. Thấy cô cầm cái đòn gánh vội vàng đi tới thì ông lên xe đạp đi và bảo cô Phán nhảy lên xe. Cô Phán lạch bạch, chạy theo một đoạn đến năm sáu mét rồi mới nhảy đại, dằn cái đít to như cái thúng lên gác ba ga đánh sầm một cái, làm cho ông Tư loạng choạng không thể cưỡng lại được. Cái xe lạng đi rồi đâm sầm xuống ruộng. May đó là cánh đồng cạn. Cô Phán và ông Tư bị hất xuống đất. Ông Tư nằm chồng lên cô Phán. Đáng lẽ ông Tư có thể đứng dậy ngay được vì ngã xuống ruộng đất cát mềm, người ta vừa bừa xong để chuẩn bị trồng khoai nên chả đau đớn gì. Thế nhưng được nằm trên cô Phán nên ông khoái chí không chịu dậy ngay mà cứ nằm đè lên cô Phán có đến năm phút rồi mới lồm cồm bò dậy. Lúc đó cô Phán mới ngồi lên, phủi sạch quần áo đứng dậy và không hiểu sao lúc bị ông Tư đè nặng như thế, cô lại thấy không nặng chút nào mà lại còn cảm giác đê mê dễ chịu. Từ đó cô thấy có cảm tình với ông Tư. Lần này thì ông Tư không để cho cô nhảy nữa. Vì ông biết các bà, các chị không biết đi xe, thì không biết cả nhảy xe. Ông ngồi sẵn trên bàn yên, hai tay giữ ghi đông; một chân để trên bàn đạp, một chân chống xuống đất. Đợi cho cô Phán ngồi vững trên gác ba ga rồi ông mới thong thả đạp xe đi. Chẳng mấy chốc xe đã về tới chợ ngã tư xã Nga Thắng. Ông dừng xe bảo cô Phán xuống. Hai người vào quán ăn. Ông Tư mua hai bát phở gà một đĩa lòng lợn và một đĩa thịt gà luộc đầy tú ụ, một nửa chai rượu trắng. Cầm chai rượu, ông rót đầy hai cốc lớn. Ông để sang cô Phán một cốc còn một cốc để cho mình. Cô Phán chưa uống rượu bao giờ nhưng thấy ông nhiệt tình như vậy cô cũng nể nên cô cũng uống. Ông Tư gắp bỏ vào bát cho những miếng tim gan lợn, những miếng thịt gà luộc toàn nạc trông thật ngon lành. Còn ông thì nhắm toàn ruột non, đầu cổ cánh gà. Cô Phán uống hết nửa cốc rượu thì đã loáng choáng. Ông Tư cầm chai rượu định rót nữa nhưng cô đưa tay bịt miệng cốc rồi nói:
- Thôi em không uống nữa đâu. Em say rồi.
Chả hiểu sao lúc đó cô lại xưng em với ông Tư ngọt xớt như vậy. Có lẽ rượu đã làm cô không còn tự chủ được nữa. Ông Tư lại gắp mấy miếng lòng lợn và thịt gà bỏ vào bát và bắt cô ăn kỳ hết. Thấy cô đã ăn hết bát phở và thức ăn, còn lại nửa cốc rượu ông bảo cô uống hết. Cô Phán ngần ngại vì đã chán rượu rồi, rượu pha cồn uống vào mồm đắng ngoét chứ có ngon lành gì, ông tư bảo cô:
- Đã trót uống rồi thì phải uống hết, chứ bây giờ ai uống cho, mà trả lại cho nhà hàng thì không được.
Nể lời ông Tư, ngửa cổ đổ nửa cốc rượu vào mồm rồi nhắm mắt lại mà
nuốt cho trôi qua cuống họng. Lúc đó cô thấy choáng váng. Trong đầu cô
nó kêu ù ù ong ong như người xay lúa. Cô không thể ngồi vững trên ghế
được nữa mà nằm vật xuống cái ghế dài. Lúc đó đã quá trưa nên quán ăn
vắng khách. Ông Tư lần vào túi lấy ra lọ dầu xoa vào ngực cho cô. Thế
rồi nhân lúc ông chủ quán đi vào nhà trong ông xoa cả vào rốn cho cô.
Lúc đó tuy say nhưng cô cũng biết được ý đồ của ông. Cô khẽ nguýt ông
một cái rồi kéo áo che bụng lại. Ông Tư xin một bát nước lạnh, bắt cô
uống hết cho giã rượu. Nằm nghỉ ngơi gần một giờ đồng hồ cô mới thấy
tỉnh táo và dễ chịu. Lúc đó ông Tư mới hỏi cô:
- Bây giờ đã về được chưa?
- Về được rồi!
Ông Tư dắt xe ra để tựa vào gốc cây ở cửa quán, ông bảo cô ngồi lên gác ba ga. Nhưng cô không làm sao nhấc nổi cái đít để ngồi vào chỗ đã dành cho cô. Ông Tư phải bế cô như một đứa trẻ đặt lên gác ba ga.
Ông bảo cô phải ngồi dọc cho nó vững, chớ ngồi ngang là ngã. Tuy đã tỉnh rượu nhưng trong người cô vẫn còn lâng lâng nên cô phải nghe lời ông Tư ngồi dọc trên gác ba ga. Hai tay cô vòng ra ôm chặt lấy cái bụng to bè của ông Tư. Xe về đến đầu làng thì đã ba giờ chiều. Ông Tư ở đầu làng. Vì không có con trai nên ông ở một mình. Bà Tư xấu số đã qua đời bốn năm nay. Còn các con gái ông thì đã đi lấy chồng, mỗi bà đã có hai ba đứa con. Bà Khấp và bà Khểnh năm nay cũng đã năm mươi tuổi rồi. Chỉ có chị Khệnh và chị Khạng là mỗi người mới có một cháu. Nhiều người khuyên ông “tục huyền” để lấy người làm bạn vì các cụ đã nói: “Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”. Nhưng bà Khấp và bà Khểnh thì bảo:
“Ông già rồi, đã gấp ghé miệng lỗ rồi còn đa mang làm chi cho khổ”. Ông Tư không nghe lời khuyên can của các bà. Có điều là ông chưa tìm được ai nên vẫn còn lẻ loi một mình một bóng. Mãi tới nay mới tìm được cô Phán, một cô gái lỡ lứa và không có nghề nghiệp. Ông lập kế hoạch để chinh phục cô bằng được.
Ông nói với cô Phán bằng một giọng tha thiết:
-Thôi đi vào nhà tôi nghỉ. Đến chiều tối khoẻ rồi hãy về. Nhà tôi ở đấy khuất nẻo, không có ai vào đâu mà lo. Về bây giờ còn mệt. Nhỡ ra thì khổ. Lúc đầu cô Phán còn ngần ngại vì sợ tai tiếng. Nhỡ ra có ai vào bắt gặp thì biết ăn nói làm sao. Nhưng thấy người hãy còn mệt, đi đường còn loạng choạng. Thôi thì cũng liều, vào đây nghỉ một lúc chiều tối về cũng được.
Ông Tư đưa cô vào ngồi tạm trên bộ ván. Ông lấy ấm trà và phích nước pha cho cô uống rồi đưa cô lại nằm nghỉ trên chiếc giường đôi ở gian bên. Bên trên giường mắc một màn đôi vì ám khói nên đã trở thành màu cháo lòng. Một cái chăn chiên gấp đôi để đầu giường. Cô Phán nằm gối đầu lên chiếc chăn chiên. Ông Tư bỏ màn xuống cho cô rồi đi vào xóm. Cô cố nhắm mắt ngủ đi cho quên hết mọi sự trên đời. Trong đầu cô vẫn còn có tiếng ong u u, nhưng rồi cô cũng ngủ quên đi lúc nào không biết. Tiếng ngáy của cô đã ran lên trong chiếc màn đôi ám khói. Trong lúc ông Tư vào xóm, đi mua đường về nấu cháo cho cô thì có hai chàng và hai cô gái đi làm đồng vào nhà ông Tư để xin nước uống. Thấy cửa mở, lại nghe tiéng ngáy pho pho họ bước vào nhà. Một anh tinh nghịch vén cái àn lên xem. Cả bọn ngạc nhiên hết mức khi thấy cô Phán lại nằm ngủ ở nhà ông Tư Râu. Họ đi ra ngoài nhìn thấy ông Tư cầm một cái gói giấy trắng đi có vẻ vội vàng. Họ rút lui lặng lẽ ra cánh đồng cạn ở sau nhà ông Tư và sau đó họ làm một bài thơ rất tếu:
- Bây giờ đã về được chưa?
- Về được rồi!
Ông Tư dắt xe ra để tựa vào gốc cây ở cửa quán, ông bảo cô ngồi lên gác ba ga. Nhưng cô không làm sao nhấc nổi cái đít để ngồi vào chỗ đã dành cho cô. Ông Tư phải bế cô như một đứa trẻ đặt lên gác ba ga.
Ông bảo cô phải ngồi dọc cho nó vững, chớ ngồi ngang là ngã. Tuy đã tỉnh rượu nhưng trong người cô vẫn còn lâng lâng nên cô phải nghe lời ông Tư ngồi dọc trên gác ba ga. Hai tay cô vòng ra ôm chặt lấy cái bụng to bè của ông Tư. Xe về đến đầu làng thì đã ba giờ chiều. Ông Tư ở đầu làng. Vì không có con trai nên ông ở một mình. Bà Tư xấu số đã qua đời bốn năm nay. Còn các con gái ông thì đã đi lấy chồng, mỗi bà đã có hai ba đứa con. Bà Khấp và bà Khểnh năm nay cũng đã năm mươi tuổi rồi. Chỉ có chị Khệnh và chị Khạng là mỗi người mới có một cháu. Nhiều người khuyên ông “tục huyền” để lấy người làm bạn vì các cụ đã nói: “Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”. Nhưng bà Khấp và bà Khểnh thì bảo:
“Ông già rồi, đã gấp ghé miệng lỗ rồi còn đa mang làm chi cho khổ”. Ông Tư không nghe lời khuyên can của các bà. Có điều là ông chưa tìm được ai nên vẫn còn lẻ loi một mình một bóng. Mãi tới nay mới tìm được cô Phán, một cô gái lỡ lứa và không có nghề nghiệp. Ông lập kế hoạch để chinh phục cô bằng được.
Ông nói với cô Phán bằng một giọng tha thiết:
-Thôi đi vào nhà tôi nghỉ. Đến chiều tối khoẻ rồi hãy về. Nhà tôi ở đấy khuất nẻo, không có ai vào đâu mà lo. Về bây giờ còn mệt. Nhỡ ra thì khổ. Lúc đầu cô Phán còn ngần ngại vì sợ tai tiếng. Nhỡ ra có ai vào bắt gặp thì biết ăn nói làm sao. Nhưng thấy người hãy còn mệt, đi đường còn loạng choạng. Thôi thì cũng liều, vào đây nghỉ một lúc chiều tối về cũng được.
Ông Tư đưa cô vào ngồi tạm trên bộ ván. Ông lấy ấm trà và phích nước pha cho cô uống rồi đưa cô lại nằm nghỉ trên chiếc giường đôi ở gian bên. Bên trên giường mắc một màn đôi vì ám khói nên đã trở thành màu cháo lòng. Một cái chăn chiên gấp đôi để đầu giường. Cô Phán nằm gối đầu lên chiếc chăn chiên. Ông Tư bỏ màn xuống cho cô rồi đi vào xóm. Cô cố nhắm mắt ngủ đi cho quên hết mọi sự trên đời. Trong đầu cô vẫn còn có tiếng ong u u, nhưng rồi cô cũng ngủ quên đi lúc nào không biết. Tiếng ngáy của cô đã ran lên trong chiếc màn đôi ám khói. Trong lúc ông Tư vào xóm, đi mua đường về nấu cháo cho cô thì có hai chàng và hai cô gái đi làm đồng vào nhà ông Tư để xin nước uống. Thấy cửa mở, lại nghe tiéng ngáy pho pho họ bước vào nhà. Một anh tinh nghịch vén cái àn lên xem. Cả bọn ngạc nhiên hết mức khi thấy cô Phán lại nằm ngủ ở nhà ông Tư Râu. Họ đi ra ngoài nhìn thấy ông Tư cầm một cái gói giấy trắng đi có vẻ vội vàng. Họ rút lui lặng lẽ ra cánh đồng cạn ở sau nhà ông Tư và sau đó họ làm một bài thơ rất tếu:
Một chiếu chớm lạnh năm chín mươi
Được thấy dung nhan của một người
Má nhăn, mắt xếch, đôi mày xẹm
Răng sún má hồng dáng xinh tươi
Mình cô nằm giường đôi
Tiếng ngáy pho pho ngủ say rồi
Hỡi người thục nữ từ đâu tới
Mà lại ngủ say thế hỡi trời
Nhân duyên đưa lại bởi từ đâu
Để cho cô gái với Tư Râu
Hay là bởi tại trời se sắp
Cô đến nhà này để làm dâu
Ở trong cái làng này, không cần giới thiệu tên người ta cũng thừa biết ai, ai là người có đôi mắt xếch lông mày xẹm và hàm răng sún. Chỉ ba ngày sau bài thơ lan nhanh ra khắp làng như một làn sóng điện, làm cho cô Phán chết điếng cả người.
Ông Tư Râu về đến nhà thấy cô Phán còn đương ngủ và ngáy đều đều. Ông kháp một nắm đậu xanh bỏ vào một ống gạo nấu cháo. Khi cháo gần được ông bỏ cả năm lạng đường vào đánh cho sôi đều bắc ra múc vào bốn cái bát lớn. Làm xong công việc bếp núc, ông đi lại giường, thấy cô Phán vẫn còn ngủ. Ông chui vào màn, giả làm bác sĩ khám bệnh cho cô Phán. Chẳng hiểu ông khám bệnh như thế nào mà làm cho cô Phán giật mình tỉnh giấc. Cô ngồi dậy, cài lại cúc áo, vuốt lại mái tóc rồi ra ngồi ở bộ ván kê giữa nhà. Ông Tư Râu nâng mâm cháo đặt lên bộ ván nói với cô:
- Chị ăn bát cháo cho nó tỉnh người. Cháo tôi bỏ đường, gạo nếp và đậu xanh. Ăn vào là khoẻ ngay thôi mà.
Cô Phán nhìn bốn bát cháo lớn đặt ở mâm rồi lại nhìn ông Tư, lòng còn phân vân chưa quyết định thì ông Tư đã cắm cái thìa con bằng sắt tây, ấn vào tay cô rồi nói:
-Ăn đi chị, cứ ăn đi với tôi bát cháo, cho nó lại sức rồi hãy về.
Được thấy dung nhan của một người
Má nhăn, mắt xếch, đôi mày xẹm
Răng sún má hồng dáng xinh tươi
Mình cô nằm giường đôi
Tiếng ngáy pho pho ngủ say rồi
Hỡi người thục nữ từ đâu tới
Mà lại ngủ say thế hỡi trời
Nhân duyên đưa lại bởi từ đâu
Để cho cô gái với Tư Râu
Hay là bởi tại trời se sắp
Cô đến nhà này để làm dâu
Ở trong cái làng này, không cần giới thiệu tên người ta cũng thừa biết ai, ai là người có đôi mắt xếch lông mày xẹm và hàm răng sún. Chỉ ba ngày sau bài thơ lan nhanh ra khắp làng như một làn sóng điện, làm cho cô Phán chết điếng cả người.
Ông Tư Râu về đến nhà thấy cô Phán còn đương ngủ và ngáy đều đều. Ông kháp một nắm đậu xanh bỏ vào một ống gạo nấu cháo. Khi cháo gần được ông bỏ cả năm lạng đường vào đánh cho sôi đều bắc ra múc vào bốn cái bát lớn. Làm xong công việc bếp núc, ông đi lại giường, thấy cô Phán vẫn còn ngủ. Ông chui vào màn, giả làm bác sĩ khám bệnh cho cô Phán. Chẳng hiểu ông khám bệnh như thế nào mà làm cho cô Phán giật mình tỉnh giấc. Cô ngồi dậy, cài lại cúc áo, vuốt lại mái tóc rồi ra ngồi ở bộ ván kê giữa nhà. Ông Tư Râu nâng mâm cháo đặt lên bộ ván nói với cô:
- Chị ăn bát cháo cho nó tỉnh người. Cháo tôi bỏ đường, gạo nếp và đậu xanh. Ăn vào là khoẻ ngay thôi mà.
Cô Phán nhìn bốn bát cháo lớn đặt ở mâm rồi lại nhìn ông Tư, lòng còn phân vân chưa quyết định thì ông Tư đã cắm cái thìa con bằng sắt tây, ấn vào tay cô rồi nói:
-Ăn đi chị, cứ ăn đi với tôi bát cháo, cho nó lại sức rồi hãy về.
Cô Phán còn ngần ngại một chút rồi sau cũng nâng bát cháo lên ăn. Lúc
đầu cô có vẻ uể oải nhưng sau mềm môi cô ăn mạnh dần. Hết một bát, ông
Tư lại nâng một bát nữa trút vào bát cho rồi mời cô ăn cho bằng hết. Sau
khi ăn hết hai bát lớn đường nấu lẫn gạo nếp với đỗ xanh cô cảm thấy
khoẻ hẳn lên. Người cô tỉnh như sáo. Cô nói với ông Tư bằng một giọng âu
yếm.
- Thôi, tôi về đây, trời sắp tối rồi.
Ông Tư nài.
- Cô ở rốn lại cho tôi mói vài lời.
Cô Phán nửa muốn nán lại xem ông Tư nói gì nhưng nửa muốn về. Cô sợ con lợn nó đói. Cô cũng có một con lợn tuy chưa lớn lắm nhưng trông đẹp như tranh. Cô không cần phải lấy rau bèo gì nấu cho nó ăn. Cô ăn gì nó ăm nấy. Mỗi bữa cô xới cho nó vài bát cơm hoà với canh cua hay canh rau tập tàng thế mà nó lăn ra nó ăn. Con lợn ăn tạp thiệt. Vì nó ăn tạp như thế nên nó lớn nhanh như thổi. Lúc mới mua chỉ bằng củ khoai lang, thế mà nay đã lớn bằng con mèo nhà bà Lang Ngô rồi đấy. Mới có năm sáu tháng trời có lâu la gì đâu. Đúng là con lợn hay ăn chóng lớn thật. Mỗi khi cho nó ăn cô thường nói với nó:
“Cố mà ăn đi, tao nuôi mày rồi mày lại nuôi tao. Chỉ có người mới ăn mất, chứ lợn ăn rồi nó sẽ trả lại cho người”. Cô nhất quyết ra về nhưng khi cô ra đến hiên còn quay lại nói với ông Tư:
- Tôi về nghe ông Tư! Một ngày gần đây tôi sẽ nói với ông. Tôi đã thừa biết ông muốn nói gì rồi. Nhưng ông đừng vội, hãy cứ chờ đã.
Nói xong cô cắp nón đi vội vàng, như bị ma đuổi vì cô sợ có người trông thấy cô ở nhà ông Tư đi ra. Ông Tư nhìn theo bóng cô đi ra đến cổng mà lòng rộn lên niềm vui khó tả. Ông nghĩ: “Như vậy là công việc đã được sáu mươi phần trăm rồi đây”.
Bên ngoài bức tường, cạnh sân kho của hợp tác xã có một cái vườn bạch đàn của các cụ trồng nay đã cao lớn; mùa hè toả bóng mát rượi nhưng vì trồng dày quá nên cây chỉ có chiều cao, ở dưới gốc cỏ mọc ken dày như một tấm thảm.
Bọn trẻ con có thể nằm mà lăn cũng không sợ lấm quần áo. Trăng mười chín đã treo lơ lửng ở ngọn núi Chúa xã Quang Lộ. Ông Tư ra đây ngồi từ lúc trăng chưa lên. Thế mà bây giờ trăng đã lên cao đến hơn một cây sào rồi mà chưa thấy cô Phán ra. Bụng ông nóng như có lửa đốt. Hay là cô ta đánh lừa, để cho mình mất công đợi. Thôi hãy chờ thêm một chút. Về nhà bây giờ cũng chưa ngủ được. Từ nhà cô đi ra đây, chỉ đi qua sân bà Lang Ngô. Đi bên cạnh cái nhà mái bằng, có giàn hoa giấy màu tím nhạt. Vượt qua cánh đồng gieo mạ rồi đi một đoạn ngắn là đến mà lâu như thế. Ông nhổm người lên để nhìn vào cái nhà mái bằng. Bỗng ông nhẹ cả người. Kia rồi cái dáng thấp lùn chùn, ngắn ngủn. Bên ngoài mặc cái áo nhung đỏ đã nhạt màu, chân đi đất, đang bước đi lầm lũi dưới ánh trăng. Còn cách điểm hẹn chừng hai mươi mét, cô nàng đứng lại định góc phương vị. Ông Tư khẽ “e hèm” như đánh tiếng “tôi đang ở đây rồi”. Khi đã bắt được mục tiêu, cô đi lại chỗ ông Tư ngồi. Ông Tư lên tiếng trước:
- Chị còn làm gì mà lâu như thế, đợi sốt cả ruột.
- Phải chờ thời cơ thuận tiện mới đi ra đây được. Vượt qua một đoạn đường trống trải, dưới ánh trăng sáng như ban ngày, nên phải đợi có đám mây che kín mặt trăng, mới vượt nhanh qua đoạn đường trống trải mà ra đây được chứ.
- Thôi, tôi về đây, trời sắp tối rồi.
Ông Tư nài.
- Cô ở rốn lại cho tôi mói vài lời.
Cô Phán nửa muốn nán lại xem ông Tư nói gì nhưng nửa muốn về. Cô sợ con lợn nó đói. Cô cũng có một con lợn tuy chưa lớn lắm nhưng trông đẹp như tranh. Cô không cần phải lấy rau bèo gì nấu cho nó ăn. Cô ăn gì nó ăm nấy. Mỗi bữa cô xới cho nó vài bát cơm hoà với canh cua hay canh rau tập tàng thế mà nó lăn ra nó ăn. Con lợn ăn tạp thiệt. Vì nó ăn tạp như thế nên nó lớn nhanh như thổi. Lúc mới mua chỉ bằng củ khoai lang, thế mà nay đã lớn bằng con mèo nhà bà Lang Ngô rồi đấy. Mới có năm sáu tháng trời có lâu la gì đâu. Đúng là con lợn hay ăn chóng lớn thật. Mỗi khi cho nó ăn cô thường nói với nó:
“Cố mà ăn đi, tao nuôi mày rồi mày lại nuôi tao. Chỉ có người mới ăn mất, chứ lợn ăn rồi nó sẽ trả lại cho người”. Cô nhất quyết ra về nhưng khi cô ra đến hiên còn quay lại nói với ông Tư:
- Tôi về nghe ông Tư! Một ngày gần đây tôi sẽ nói với ông. Tôi đã thừa biết ông muốn nói gì rồi. Nhưng ông đừng vội, hãy cứ chờ đã.
Nói xong cô cắp nón đi vội vàng, như bị ma đuổi vì cô sợ có người trông thấy cô ở nhà ông Tư đi ra. Ông Tư nhìn theo bóng cô đi ra đến cổng mà lòng rộn lên niềm vui khó tả. Ông nghĩ: “Như vậy là công việc đã được sáu mươi phần trăm rồi đây”.
Bên ngoài bức tường, cạnh sân kho của hợp tác xã có một cái vườn bạch đàn của các cụ trồng nay đã cao lớn; mùa hè toả bóng mát rượi nhưng vì trồng dày quá nên cây chỉ có chiều cao, ở dưới gốc cỏ mọc ken dày như một tấm thảm.
Bọn trẻ con có thể nằm mà lăn cũng không sợ lấm quần áo. Trăng mười chín đã treo lơ lửng ở ngọn núi Chúa xã Quang Lộ. Ông Tư ra đây ngồi từ lúc trăng chưa lên. Thế mà bây giờ trăng đã lên cao đến hơn một cây sào rồi mà chưa thấy cô Phán ra. Bụng ông nóng như có lửa đốt. Hay là cô ta đánh lừa, để cho mình mất công đợi. Thôi hãy chờ thêm một chút. Về nhà bây giờ cũng chưa ngủ được. Từ nhà cô đi ra đây, chỉ đi qua sân bà Lang Ngô. Đi bên cạnh cái nhà mái bằng, có giàn hoa giấy màu tím nhạt. Vượt qua cánh đồng gieo mạ rồi đi một đoạn ngắn là đến mà lâu như thế. Ông nhổm người lên để nhìn vào cái nhà mái bằng. Bỗng ông nhẹ cả người. Kia rồi cái dáng thấp lùn chùn, ngắn ngủn. Bên ngoài mặc cái áo nhung đỏ đã nhạt màu, chân đi đất, đang bước đi lầm lũi dưới ánh trăng. Còn cách điểm hẹn chừng hai mươi mét, cô nàng đứng lại định góc phương vị. Ông Tư khẽ “e hèm” như đánh tiếng “tôi đang ở đây rồi”. Khi đã bắt được mục tiêu, cô đi lại chỗ ông Tư ngồi. Ông Tư lên tiếng trước:
- Chị còn làm gì mà lâu như thế, đợi sốt cả ruột.
- Phải chờ thời cơ thuận tiện mới đi ra đây được. Vượt qua một đoạn đường trống trải, dưới ánh trăng sáng như ban ngày, nên phải đợi có đám mây che kín mặt trăng, mới vượt nhanh qua đoạn đường trống trải mà ra đây được chứ.
Nói xong cô ngồi xuống cách chỗ ông Tư độ một bước chân. Ông Tư ngồi dịch gần lại một chút rồi nói:
- Hôm trước tôi định nói câu chuyện mà chưa kịp nói. Hôm nay tôi hẹn chị ra đây nói với chị câu chuyện đã định mà chưa nói được.
- Thì chuyện gì ông cứ nói trắng ra đi, cần gì phải rào đón.
Ông Tư Râu e hèm một lần nữa để gại giọng rồi nói:
- Tôi muốn nói với chị rằng, tôi thì ở một mình, cô đơn lạnh lẽo, lúc tối lửa tắt đèn, không có người bầu bạn mà cô thì hoàn cảnh cũng như tôi. Vậy nên tôi muốn, hai chúng ta cùng chung sống với nhau, cho có bầu bạn, sớm tối đi về có nhau và dựa vào nhau mà sống; chả hơn là mỗi người một nơi, chịu cảnh cô đơn buồn tẻ, rồi lúc khoẻ mạnh, còn lúc ốm đau. Chị đồng ý không?
Cô Phán ngồi yên không trả lời. Có lẽ cô còn đương đắn đo suy nghĩ nên chưa quyết định. Hai người yên lặng có đến mười phút. Không thấy cô Phán lên tiếng ông lại nói bằng giọng khẩn khoản:
- Ý kiến của chị thế nào chị cho biết luôn đi, còn đắn đo gì nữa. Tôi thấy bọn thanh niên họ thường hay hát:
… Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi…
Thế mà lại hợp hoàn cảnh của chúng ta đấy cô Phán ạ! Giữa lúc ông đang nài nỉ cô Phán thì từ trong sân kho của hợp tác xã có bốn năm cái bao gai nặng ném bình bịch qua bờ tường ra bên ngoài. Hai người ngồi im không dám nói gì nữa. Ông Tư rón rén đi lại, vần thử một bao “toàn lúa”. Ông kéo cô Phán bí mật lẻn ra khỏi khu vực nhà kho, chạy băng qua ruộng mạ. Cô Phán về nhà còn ông Tư thì chạy nhanh đến nhà ông trưởng công an xã. Sau khi nghe ông Tư nói rõ. Ông công an xã chạy đến nhà ông đội trưởng lấy một tổ dân quân và hai công an xóm, cấp tốc chạy ra kho. Họ kịp thời bắt quả tang bọn trộm đang còn vác bao tải lúa. Sau khi giữ tang nhân, cặp tang vật, họ đi mời ban chủ nhiệm và uỷ ban đến lập biên bản rồi giải kẻ gian về công an huyện và để dân quân vác các bao lúa trả vào kho. Nhờ có ông Tư Râu, hợp tác xã không bị mất đi mấy tấn lúa.
… Trời mùa đông gió bấc thổi từng đợt, buốt như kim châm. Nằm một mình trên cái giường chăn bông không có, đắp bằng hai cái chăn chiên, nó như người nằm trên đống tuyết. Lạnh tê tái, nằm co quắp mà vẫn cứ lạnh giá như băng. Biết như thế này thì nhận lời lấy béng cái lão già ấy cho rồi, chứ một thân một mình, nằm trong ba gian nhà nhỏ hoang vắng như nằm giữa bãi tha ma này thì chịu làm sao nổi. Nhưng mà lấy lão ấy thì có được dài lâu không. Mình thì còn trẻ, chưa đến ba mươi tuổi còn lão già, ít ra lão cũng trên bảy mươi tuổi rồi. Chênh lệch nhau quá nhỉ. Người trẻ hơn lão thì chẳng còn ai. Ước gì có một anh chàng độ ba bốn mươi tuổi, mà cũng bị ế như mình, thì hợp gu quá nhưng nhìn đi nhìn lại thì chả có ai. Ai người ta cũng “nồi tròn thì úp vung tròn” cả rồi. Chỉ còn mình là nồi méo đang còn đợi vung mà thôi. Nằm nghĩ ngợi mông lung mãi rồi cô cũng ngủ thiếp đi lúc nào không rõ. Khi cô tỉnh dậy thì trời đã sáng tự lúc nào. Bên nhà bà Lang Ngô đã ăn uống xong, đang chuẩn bị ra đồng làm việc. Cô lại ngồi chống hai tay lên má để nghĩ ngợi. Ai cũng bảo mình nhác, mà nào mình có nhác đâu. Mình chỉ có, thấy việc thấy việc thì hơi ngài ngại một chút, chứ có phải nhác gì đâu, mà họ cứ nói oan cho mình. Cô lại nghĩ đến ông Tư râu. Lão già có sống lâu thì chỉ được mười lăm năm nữa là cùng. Nhưng mà ở một mình nước lọ cơm niêu, nằm co như con tôm suốt cả mùa đông cũng chẳng ích gì. Thôi thì, mưa cơn nào mát mặt cơn đó. Lão già còn sống ngày nào thì ở với lão ngày ấy. Khi lão chết rồi thì cũng như câu người ta hát:
… Trời mưa nước chảy qua sân
- Hôm trước tôi định nói câu chuyện mà chưa kịp nói. Hôm nay tôi hẹn chị ra đây nói với chị câu chuyện đã định mà chưa nói được.
- Thì chuyện gì ông cứ nói trắng ra đi, cần gì phải rào đón.
Ông Tư Râu e hèm một lần nữa để gại giọng rồi nói:
- Tôi muốn nói với chị rằng, tôi thì ở một mình, cô đơn lạnh lẽo, lúc tối lửa tắt đèn, không có người bầu bạn mà cô thì hoàn cảnh cũng như tôi. Vậy nên tôi muốn, hai chúng ta cùng chung sống với nhau, cho có bầu bạn, sớm tối đi về có nhau và dựa vào nhau mà sống; chả hơn là mỗi người một nơi, chịu cảnh cô đơn buồn tẻ, rồi lúc khoẻ mạnh, còn lúc ốm đau. Chị đồng ý không?
Cô Phán ngồi yên không trả lời. Có lẽ cô còn đương đắn đo suy nghĩ nên chưa quyết định. Hai người yên lặng có đến mười phút. Không thấy cô Phán lên tiếng ông lại nói bằng giọng khẩn khoản:
- Ý kiến của chị thế nào chị cho biết luôn đi, còn đắn đo gì nữa. Tôi thấy bọn thanh niên họ thường hay hát:
… Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi…
Thế mà lại hợp hoàn cảnh của chúng ta đấy cô Phán ạ! Giữa lúc ông đang nài nỉ cô Phán thì từ trong sân kho của hợp tác xã có bốn năm cái bao gai nặng ném bình bịch qua bờ tường ra bên ngoài. Hai người ngồi im không dám nói gì nữa. Ông Tư rón rén đi lại, vần thử một bao “toàn lúa”. Ông kéo cô Phán bí mật lẻn ra khỏi khu vực nhà kho, chạy băng qua ruộng mạ. Cô Phán về nhà còn ông Tư thì chạy nhanh đến nhà ông trưởng công an xã. Sau khi nghe ông Tư nói rõ. Ông công an xã chạy đến nhà ông đội trưởng lấy một tổ dân quân và hai công an xóm, cấp tốc chạy ra kho. Họ kịp thời bắt quả tang bọn trộm đang còn vác bao tải lúa. Sau khi giữ tang nhân, cặp tang vật, họ đi mời ban chủ nhiệm và uỷ ban đến lập biên bản rồi giải kẻ gian về công an huyện và để dân quân vác các bao lúa trả vào kho. Nhờ có ông Tư Râu, hợp tác xã không bị mất đi mấy tấn lúa.
… Trời mùa đông gió bấc thổi từng đợt, buốt như kim châm. Nằm một mình trên cái giường chăn bông không có, đắp bằng hai cái chăn chiên, nó như người nằm trên đống tuyết. Lạnh tê tái, nằm co quắp mà vẫn cứ lạnh giá như băng. Biết như thế này thì nhận lời lấy béng cái lão già ấy cho rồi, chứ một thân một mình, nằm trong ba gian nhà nhỏ hoang vắng như nằm giữa bãi tha ma này thì chịu làm sao nổi. Nhưng mà lấy lão ấy thì có được dài lâu không. Mình thì còn trẻ, chưa đến ba mươi tuổi còn lão già, ít ra lão cũng trên bảy mươi tuổi rồi. Chênh lệch nhau quá nhỉ. Người trẻ hơn lão thì chẳng còn ai. Ước gì có một anh chàng độ ba bốn mươi tuổi, mà cũng bị ế như mình, thì hợp gu quá nhưng nhìn đi nhìn lại thì chả có ai. Ai người ta cũng “nồi tròn thì úp vung tròn” cả rồi. Chỉ còn mình là nồi méo đang còn đợi vung mà thôi. Nằm nghĩ ngợi mông lung mãi rồi cô cũng ngủ thiếp đi lúc nào không rõ. Khi cô tỉnh dậy thì trời đã sáng tự lúc nào. Bên nhà bà Lang Ngô đã ăn uống xong, đang chuẩn bị ra đồng làm việc. Cô lại ngồi chống hai tay lên má để nghĩ ngợi. Ai cũng bảo mình nhác, mà nào mình có nhác đâu. Mình chỉ có, thấy việc thấy việc thì hơi ngài ngại một chút, chứ có phải nhác gì đâu, mà họ cứ nói oan cho mình. Cô lại nghĩ đến ông Tư râu. Lão già có sống lâu thì chỉ được mười lăm năm nữa là cùng. Nhưng mà ở một mình nước lọ cơm niêu, nằm co như con tôm suốt cả mùa đông cũng chẳng ích gì. Thôi thì, mưa cơn nào mát mặt cơn đó. Lão già còn sống ngày nào thì ở với lão ngày ấy. Khi lão chết rồi thì cũng như câu người ta hát:
… Trời mưa nước chảy qua sân
Lấy quách ông lão qua lần mà thôi
Bao giờ ông lão chầu trời
Thì tôi lại lấy một người trai tơ…
Mặt trời lên cao, ánh nắng mùa đông, không đủ để xua tan cái lạnh tê tái của gió bấc hun hút thổi. Cô Phán uể oải với tay lên chạn bếp, lấy cái giỏ rồi quấn một nắm rơm đút vào miệng giỏ làm ton. Xắn quần móng lợn, cô đi ra đồng. Lội một vòng, từ gò Sóng sang Đám lác, xuống đến Lài quạt rồi ra cống mới của Đường Kênh. Trong giỏ mới có chục con cua, hai con cáy với ba con rạm. Cô đang cặm cụi bươi móc một cái lỗ cua thì có người chạm cái móng vào mông. Cô quay lại nhìn giật mình “Ông Tư Râu”. Ông Tư Râu nhìn cô đăm đắm rồi nói trong hơi thở:
- Đi bắt cua hả? Bắt được nhiều chưa?
Cô Phán liếc nhìn ông một cái thật nhanh rồi quay mặt nhìn sang phía làng Yên Lược hỏi:
- Ông đi đâu ra đây?
Ông Tư giơ cái móng lấm bùn đất rồi nói:
- Tôi đi đào ếch và săn chuột.
- Thế đã được con nào chưa?
Ông Tư Râu chìa cái đụt cũng đút nút bằng một nắm rơm như cái giỏ của cô Phán rồi nói:
- Được ba con ếch và ba con chuột cống.
Lúc này ở đây vắng vẻ một cách lạ thường, không có một bóng người qua lại. Bà con xã viên đang tập trung trồng khoai ở trên cánh đồng Rọc và vườn Rừa, nên chả có ai ra đây để làm gì. Ông Tư để cái móng nắm dày ra bờ đường rồi ngồi lên trên, kéo cô Phán ngồi xuống bên cạnh. Ông nói vội vàng:
- Cô ngồi xuống đây tôi nói nốt câu chuyện đang còn bỏ dở hôm trước.
Nhìn trước nhìn sau không thấy có ai, cô Phán mạnh dạn ngồi xuống cái móng bên cạnh ông Tư. Ông Tư ngồi dịch lại gần cô Phán rồi hỏi:
- Hôm trước tôi hỏi, cô chưa kịp trả lời thì đụng bọn trộm lấy lúa của hợp tác xã nên phải bỏ về. Hôm nay có điều kiện tốt như thế này cô hãy trả lời tôi đi. Có ưng hay không thì nói một nhời cho tôi biết đường. Cô Phán vẫn yên lặng nhìn ra chốn xa.
Bao giờ ông lão chầu trời
Thì tôi lại lấy một người trai tơ…
Mặt trời lên cao, ánh nắng mùa đông, không đủ để xua tan cái lạnh tê tái của gió bấc hun hút thổi. Cô Phán uể oải với tay lên chạn bếp, lấy cái giỏ rồi quấn một nắm rơm đút vào miệng giỏ làm ton. Xắn quần móng lợn, cô đi ra đồng. Lội một vòng, từ gò Sóng sang Đám lác, xuống đến Lài quạt rồi ra cống mới của Đường Kênh. Trong giỏ mới có chục con cua, hai con cáy với ba con rạm. Cô đang cặm cụi bươi móc một cái lỗ cua thì có người chạm cái móng vào mông. Cô quay lại nhìn giật mình “Ông Tư Râu”. Ông Tư Râu nhìn cô đăm đắm rồi nói trong hơi thở:
- Đi bắt cua hả? Bắt được nhiều chưa?
Cô Phán liếc nhìn ông một cái thật nhanh rồi quay mặt nhìn sang phía làng Yên Lược hỏi:
- Ông đi đâu ra đây?
Ông Tư giơ cái móng lấm bùn đất rồi nói:
- Tôi đi đào ếch và săn chuột.
- Thế đã được con nào chưa?
Ông Tư Râu chìa cái đụt cũng đút nút bằng một nắm rơm như cái giỏ của cô Phán rồi nói:
- Được ba con ếch và ba con chuột cống.
Lúc này ở đây vắng vẻ một cách lạ thường, không có một bóng người qua lại. Bà con xã viên đang tập trung trồng khoai ở trên cánh đồng Rọc và vườn Rừa, nên chả có ai ra đây để làm gì. Ông Tư để cái móng nắm dày ra bờ đường rồi ngồi lên trên, kéo cô Phán ngồi xuống bên cạnh. Ông nói vội vàng:
- Cô ngồi xuống đây tôi nói nốt câu chuyện đang còn bỏ dở hôm trước.
Nhìn trước nhìn sau không thấy có ai, cô Phán mạnh dạn ngồi xuống cái móng bên cạnh ông Tư. Ông Tư ngồi dịch lại gần cô Phán rồi hỏi:
- Hôm trước tôi hỏi, cô chưa kịp trả lời thì đụng bọn trộm lấy lúa của hợp tác xã nên phải bỏ về. Hôm nay có điều kiện tốt như thế này cô hãy trả lời tôi đi. Có ưng hay không thì nói một nhời cho tôi biết đường. Cô Phán vẫn yên lặng nhìn ra chốn xa.
Cô đang có một cuộc đấu tranh quyết liệt ở trong lòng, trước lúc đi
đến một quyết định quan trọng. Thấy cô ngồi trầm ngâm ông Tư ngồi yên
chờ đợi. Năm phút rồi mười phút trôi qua. Một lúc lâu cô mới nói:
- Nhưng còn bà Khệnh, bà Khạng, tôi sợ hai bà ấy không đồng ý, làm ầm lên thì xấu hổ chết.
Ông Tư mừng rỡ như người bắt được một nén vàng. Ông nói để cô Phán yên lòng:
- Chị cứ yên tâm, tôi đẻ ra hai bà ấy, chứ không phải hai bà ấy đẻ ra tôi. Quyền quyết định là ở như tôi. Tôi nói gì hai bà ấy chả phải nghe.
Nghĩ đến cái giá buốt của đêm qua nằm co quắp một mình nên cô Phán quyết định luôn:
- Hễ ông thu xếp ổn thoả thì tôi đồng ý.
Nghe cô nói thế, ông Tư mừng rơn. Ông ngồi dịch lại một tí nữa thật gần rồi bất ngờ ông quàng tay qua vai cô Phán, kéo đầu cô ngả về phía mình và đưa cái miệng đầy râu, cứng như bàn chải hôn vào má cô Phán. Ông thơm cô. Bị một cú bất ngờ, cô Phán đau như người bị xát lá han vào má. Thật vậy, những sợi râu cứng như thép nguội của ông mà cọ vào má thì khác gì đem kim mà châm. Cô Phán phải vân dụng “khí công” ra để đánh “một chiêu” mãnh liệt vào ông Tư. Khi đã vùng chạy ra khỏi ông Tư độ năm bước, cô quay lại nói:
- Lấy ông thì lấy, nhưng từ nay tôi cấm ông, không được làm thế nữa. Đau chết người, ai mà chịu được.
… Trong nhà cụ Hạng đương có một cuộc họp gia đình. Anh Trân là con út thì tính tình củ mỉ, cù mì, ai nói sao nghe vậy. Anh vào cái dạng “quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật”, nên anh chẳng nói gì. Cứ mặc cho ông bà bàn cãi chán. Ông cụ đẻ ra cô Phán thì bảo với bà Phán rằng:
- Tôi cũng muốn cho nó đi lấy chồng, cho yên cửa yên nhà, để xong đi một món nợ. Được ông Tư làm rể nhà này thì còn gì bằng, mặc dù con rể và bố vợ cũng tuổi xuýt xoát như nhau.
Nhưng bà Phán thì lại bảo:
- Người ta đọc sách nghe có câu: “Nuôi con những ước về sau. Trao tơ phải lứa gieo cầu đúng nơi”. Đường này ông Tư Râu tuổi ít ra cũng thất thập. Mà con Phán nhà ta tuổi chưa đến tam tuần. Như vậy là chênh lệch hơn hai lần tuổi, thì khó coi quá.
- Nhưng bà ơi! Người ta thường hay nói “Bố chết không lo, bằng gái to trong nhà”, cho nên bà phải hạ cái giá của bà xuống đi thôi. Chứ bây giờ đã hai mươi tám, hai mươi chín tuổi đầu rồi mà chẳng có ma nào nó rước. Thế còn định để thờ, là bà cô nữa hay sao?
Hai cô con dâu thì cũng vào hùa với ông Hạng. Cô dâu cả thì muốn cho cô Phán đi lấy chồng để cái nhà ngói ba gian ấy lại cho thím Trản. Vì lâu nay không có nhà mà hai chị em dâu phải ở chung với nhau thì quá ư là không tiện một chút nào. Có muốn mua một tí thức ăn cho con và để bồi dưỡng thì lại bị nhòm ngó là ăn sang. Và còn các cháu nữa chứ, chả nhẽ ăn một mình nên nhiều khi có tiền mà chẳng dám mua thành thử cứ phải muối dưa, cà, mắm.
- Nhưng còn bà Khệnh, bà Khạng, tôi sợ hai bà ấy không đồng ý, làm ầm lên thì xấu hổ chết.
Ông Tư mừng rỡ như người bắt được một nén vàng. Ông nói để cô Phán yên lòng:
- Chị cứ yên tâm, tôi đẻ ra hai bà ấy, chứ không phải hai bà ấy đẻ ra tôi. Quyền quyết định là ở như tôi. Tôi nói gì hai bà ấy chả phải nghe.
Nghĩ đến cái giá buốt của đêm qua nằm co quắp một mình nên cô Phán quyết định luôn:
- Hễ ông thu xếp ổn thoả thì tôi đồng ý.
Nghe cô nói thế, ông Tư mừng rơn. Ông ngồi dịch lại một tí nữa thật gần rồi bất ngờ ông quàng tay qua vai cô Phán, kéo đầu cô ngả về phía mình và đưa cái miệng đầy râu, cứng như bàn chải hôn vào má cô Phán. Ông thơm cô. Bị một cú bất ngờ, cô Phán đau như người bị xát lá han vào má. Thật vậy, những sợi râu cứng như thép nguội của ông mà cọ vào má thì khác gì đem kim mà châm. Cô Phán phải vân dụng “khí công” ra để đánh “một chiêu” mãnh liệt vào ông Tư. Khi đã vùng chạy ra khỏi ông Tư độ năm bước, cô quay lại nói:
- Lấy ông thì lấy, nhưng từ nay tôi cấm ông, không được làm thế nữa. Đau chết người, ai mà chịu được.
… Trong nhà cụ Hạng đương có một cuộc họp gia đình. Anh Trân là con út thì tính tình củ mỉ, cù mì, ai nói sao nghe vậy. Anh vào cái dạng “quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật”, nên anh chẳng nói gì. Cứ mặc cho ông bà bàn cãi chán. Ông cụ đẻ ra cô Phán thì bảo với bà Phán rằng:
- Tôi cũng muốn cho nó đi lấy chồng, cho yên cửa yên nhà, để xong đi một món nợ. Được ông Tư làm rể nhà này thì còn gì bằng, mặc dù con rể và bố vợ cũng tuổi xuýt xoát như nhau.
Nhưng bà Phán thì lại bảo:
- Người ta đọc sách nghe có câu: “Nuôi con những ước về sau. Trao tơ phải lứa gieo cầu đúng nơi”. Đường này ông Tư Râu tuổi ít ra cũng thất thập. Mà con Phán nhà ta tuổi chưa đến tam tuần. Như vậy là chênh lệch hơn hai lần tuổi, thì khó coi quá.
- Nhưng bà ơi! Người ta thường hay nói “Bố chết không lo, bằng gái to trong nhà”, cho nên bà phải hạ cái giá của bà xuống đi thôi. Chứ bây giờ đã hai mươi tám, hai mươi chín tuổi đầu rồi mà chẳng có ma nào nó rước. Thế còn định để thờ, là bà cô nữa hay sao?
Hai cô con dâu thì cũng vào hùa với ông Hạng. Cô dâu cả thì muốn cho cô Phán đi lấy chồng để cái nhà ngói ba gian ấy lại cho thím Trản. Vì lâu nay không có nhà mà hai chị em dâu phải ở chung với nhau thì quá ư là không tiện một chút nào. Có muốn mua một tí thức ăn cho con và để bồi dưỡng thì lại bị nhòm ngó là ăn sang. Và còn các cháu nữa chứ, chả nhẽ ăn một mình nên nhiều khi có tiền mà chẳng dám mua thành thử cứ phải muối dưa, cà, mắm.
Hai chị em dâu ở với nhau dù có tốt bằng mấy cũng cứ mang cái tiếng
là “chị em dâu nấu thịt trâu thủng nồi”. Người ta hay nói: “Trâu bò ở
lâu với nhau thì yêu, con người ở lâu với nhau thì ghét”. Cái bát cũng
có lúc xát nhau chả là con người. Còn cô em dâu thứ hai, cô Trản thì lại
nghĩ: “Cứ để cho cô Phán đi lấy chồng là hơn. Lấy ai cũng được để mình
chiếm lấy cái nhà ấy ở riêng ra, chứ ở với chị dâu và ông bà thì cũng
ngại quá, chẳng được tự do. Có làm thịt con gà thì cũng phải chia năm xẻ
bày, chứ chả được ăn một mình. Đi chợ về, một cái bánh đa không đủ
chia, lại phải mua hai ba cái cho nên cứ có nhà có cửa ra ở riêng là tốt
nhất, nên chị góp ý cho cô Phán đi lấy chồng. Chỉ có bà mẹ và cô Thái
(em cô Phán) là không muốn cho cô Phán đi lấy ông Tư Râu. Một người hơn
cả tuổi bố mình thì thiên hạ trông vào sao được. Nhưng nói đi lại phải
suy lại, xưa nay chàng rể hơn tuổi bố vợ cũng là chuyện thường. Đến như
mình đã hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi rồi mà chạy đi kiếm chác mãi
cũng chẳng tìm được ai. Đã mấy lần xung phong đi dân công để may ra, có
kiếm được một người thiên hạ nhưng rồi, ban ngày thì lắm mối mà tối thì
lại nằm không. Cho nên cũng phải để cho chị ấy đi lấy chồng. Biết đâu
như người ta hay nói “con chị lấy chồng, con em lớn lên”, chị đi rồi thì
mới đến lượt mình chứ. Nói tóm lại cả nhà ai cũng đồng ý để cô Phán đi
lấy chồng và lấy quách ông Tư Râu cũng được. Thế là mọi người đều quyết
và ghi vào “biên bản mồm: Cô Phán lấy ông Tư Râu”.
… Lúc đó ở nhà ông Tư Râu cũng có một cuộc họp, mọi người đang bàn cãi sôi nổi. Hai chị con gái ít tuổi hơn là chị Khấp và chị Khểnh thì nói rằng:
- Việc đó để tuỳ hai bà chị, còn các em thì thế nào cũng được. Có dì về các em không phải lo giặt dũ, vá may cho bố. Lúc bố có nhức đầu sổ mũi, có người lo cơm cháo, nước nôi. Các em ở nhà bận tối mắt tối mũi lại. Nào là con cái, lợn gà. Còn lo cho bố mẹ nhà chồng nữa chứ.
Bà Khệnh và bà Khạng thì lại nghĩ khác. Hai bà nói:
- Bố đã già rồi, năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi rồi chứ còn gì nữa. Còn trẻ trung gì mà đa mang vào cho khổ. Bây giờ bố có lấy dì về thì cũng là “góp gạo ăn cơm chung chứ còn có nên cái tích sự gì nữa đâu mà bố cứ “máu”, máu như vậy cho con cháu nó cười cho”.
Nhưng mà ý ông Tư thì lại khác. Ông đã quyết rồi thì “dù ai nói đông nói tây, lòng ông vẫn vững như cây giữa rừng” cho nên ông nói với các bà rằng:
- Bố đã trót yêu cô ấy và hai người đã “chỉ non thề biển nặng gieo tấm lòng” rồi. Bây giờ không thể làm khác được. Các con không đồng ý cũng không được.
Nghe ông nói thế, bà Khệnh cứ thở dài sườn sượt. Còn bà Khạng thì bảo:
- Đã già rồi mà còn chỉ non thề biển. Rõ khéo cụ.
… Lúc đó ở nhà ông Tư Râu cũng có một cuộc họp, mọi người đang bàn cãi sôi nổi. Hai chị con gái ít tuổi hơn là chị Khấp và chị Khểnh thì nói rằng:
- Việc đó để tuỳ hai bà chị, còn các em thì thế nào cũng được. Có dì về các em không phải lo giặt dũ, vá may cho bố. Lúc bố có nhức đầu sổ mũi, có người lo cơm cháo, nước nôi. Các em ở nhà bận tối mắt tối mũi lại. Nào là con cái, lợn gà. Còn lo cho bố mẹ nhà chồng nữa chứ.
Bà Khệnh và bà Khạng thì lại nghĩ khác. Hai bà nói:
- Bố đã già rồi, năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi rồi chứ còn gì nữa. Còn trẻ trung gì mà đa mang vào cho khổ. Bây giờ bố có lấy dì về thì cũng là “góp gạo ăn cơm chung chứ còn có nên cái tích sự gì nữa đâu mà bố cứ “máu”, máu như vậy cho con cháu nó cười cho”.
Nhưng mà ý ông Tư thì lại khác. Ông đã quyết rồi thì “dù ai nói đông nói tây, lòng ông vẫn vững như cây giữa rừng” cho nên ông nói với các bà rằng:
- Bố đã trót yêu cô ấy và hai người đã “chỉ non thề biển nặng gieo tấm lòng” rồi. Bây giờ không thể làm khác được. Các con không đồng ý cũng không được.
Nghe ông nói thế, bà Khệnh cứ thở dài sườn sượt. Còn bà Khạng thì bảo:
- Đã già rồi mà còn chỉ non thề biển. Rõ khéo cụ.
Chị Khấp và chị Khểnh thì pha vào một cầu tiếu lâm khôi hài “Phó
phướng cũng không bằng phái phở phang phì”. Thế rồi họ giải tán ra về cứ
để mặc cho ông cụ muốn làm gì thì làm.
Ông Tư Râu mua một con ngan to cực, nặng đến ba cân, mấy quả đu đủ xanh, một gù rượu, làm một mâm để mượn người đi đón cô dâu về. Người đi rước dâu có chị Khấp và chị Khểnh, người đi đưa dâu có cô Thái em ruột cô Phán, cũng “chống ề” như cô chị, và có chị dâu thứ hai là chị Trản. Thế là đám cưới vừa một mâm sáu người kể cả cô dâu và chú rể. Cả họ nhà trai và họ nhà gái.
Ông Hạnh đã cho đốt một bánh pháp dài để mừng cho cô Phán lấy được chồng.
Chiều hôm ấy ở ngoài trường phổ thông, cô gái chủ nhiệm lớp bốn kiểm danh, thấy thiếu hai em học sinh, mới hỏi các em ở trong lớp:
- Các em có biết vì sao hôm nay, bạn Thỏ và bạn Thẻ lại không đi học?
Có mấy bạn cùng xóm với hai bạn, đứng dậy xin nói. Cô giáo chỉ định một em. Em Trung Chánh nói:
- Thưa cô, hai bạn ấy, hôm nay ở nhà, đi đám cưới ông ngoại ạ!
Vì có thói quen nghề nghiệp, cô giáo chữa lại câu nói chưa đầy đủ ý của em Trung Chánh:
- Phải nói là đi đám cưới nhà “ông ngoại” chứ.
Em Trung Hà một em học sinh lém lỉnh đứng dậy nói:
- Thưa cô ông ngoại bạn ấy hôm nay mới cưới vợ ạ!
Cô giáo hết sức ngạc nhiên vì cô chưa biết rõ đầu đuôi câu chuyện ra làm sao cả.
Nguyễn Mạnh Trinh
Ông Tư Râu mua một con ngan to cực, nặng đến ba cân, mấy quả đu đủ xanh, một gù rượu, làm một mâm để mượn người đi đón cô dâu về. Người đi rước dâu có chị Khấp và chị Khểnh, người đi đưa dâu có cô Thái em ruột cô Phán, cũng “chống ề” như cô chị, và có chị dâu thứ hai là chị Trản. Thế là đám cưới vừa một mâm sáu người kể cả cô dâu và chú rể. Cả họ nhà trai và họ nhà gái.
Ông Hạnh đã cho đốt một bánh pháp dài để mừng cho cô Phán lấy được chồng.
Chiều hôm ấy ở ngoài trường phổ thông, cô gái chủ nhiệm lớp bốn kiểm danh, thấy thiếu hai em học sinh, mới hỏi các em ở trong lớp:
- Các em có biết vì sao hôm nay, bạn Thỏ và bạn Thẻ lại không đi học?
Có mấy bạn cùng xóm với hai bạn, đứng dậy xin nói. Cô giáo chỉ định một em. Em Trung Chánh nói:
- Thưa cô, hai bạn ấy, hôm nay ở nhà, đi đám cưới ông ngoại ạ!
Vì có thói quen nghề nghiệp, cô giáo chữa lại câu nói chưa đầy đủ ý của em Trung Chánh:
- Phải nói là đi đám cưới nhà “ông ngoại” chứ.
Em Trung Hà một em học sinh lém lỉnh đứng dậy nói:
- Thưa cô ông ngoại bạn ấy hôm nay mới cưới vợ ạ!
Cô giáo hết sức ngạc nhiên vì cô chưa biết rõ đầu đuôi câu chuyện ra làm sao cả.
Nguyễn Mạnh Trinh
Cái nắng làng quê
"Cảm xúc một lần về quê nội"
Nắng… nắng… nắng…
Một cái nắng không oi nồng cháy lửa trên những góc phố phường inh ỏi.
Cái nắng không hắt lên từ những tòa nhà cao tầng, biệt thự màu mè, hắt
lên từ những con đường rải nhựa - nơi những con người mà ta khó có thể
nhận ra lạ quen vì họ luôn che kín khẩu trang, bao bọc cả người. Một cái
nắng rất khác với sự khó chịu mà tôi vẫn thường thấy khi phải ra đường
vì một lí do gì đó riêng tư, công việc…
Cái nắng ấy như tấm chăn trong vắt đắp xuống cánh đồng. Màu xanh của
lúa, của những đám rau muống, những bụi môn trước nhà, hòa trộn vào nhau
nối tiếp tới những hàng cau, chạy dọc dài theo bờ tre cuối xóm... Tôi
không thấy sự oi bức nào giữa trưa khi đi dạo lòng vòng qua bao ngõ xóm.
Có phải cái nắng ấy đã hòa vào hơi nước từ phía con sông xa, từ những
con đê nhỏ, những thửa ruộng bờ ao để rồi dội lên nền trời một màu xanh
tươi mát…
Những đám mây trắng như bay xuống thấp níu cả ánh mặt trời, nhưng không
phải thả cái trưa oi nồng, mà như mang cái gió Thu nhè nhẹ, kẽo kẹt hòa
cùng những tiếng mỏng xào xạc, chiêm chiếp… Những âm thanh chỉ có ở
làng quê.
Những con đường chưa bê tông hóa, uốn cong theo những hàng rào dâm bụt
lưa thưa mang cái đẹp của nỗi niềm bình dị. Xa xa, một vài xóm nhà nhỏ
mọc lên giữa cánh đồng như những vệt nâu trầm điểm lên không gian xanh
ngắt.
Tôi ngước nhìn trời cao, hỏi về cái nắng… Cái nắng từ phía bầu trời
xanh, chiếu xanh đến kỳ lạ! Những mảng màu mây trắng nối ánh sáng bầu
trời với cánh đồng mênh mang làm thành một bức tranh thiên nhiên lung
linh nắng.
Cái nắng như đu đưa trên những ngọn tre già, những vòm cây đu đủ. Cái
nắng như nhún nhảy lao xao trong khóm chuối non xanh, trên cây xoài, cây
mận... Cái nắng chở tiếng ầu ơ - câu ca trong tâm khảm quay về? Tôi như
thấy có hương thơm từ phía hàng cau thoảng lại. Một vài con bướm nhỏ
chập chờn bên hàng dậu thưa. Một số con khác lại quẩn quanh trên những
chùm hoa khế tím. Dường như chúng đang cố tìm những điều xa xăm kí ức.
“Gió mùa Thu…” hay nắng mùa Thu? Hình như cũng vậy! Nó đã hòa lẫn trong
tình yêu - tôi thành một màu mây trong vắt. Tôi như thấy mẹ tôi đang
ngồi bên cánh võng… và mùi hương bồ kết trên mái tóc ngày nào phảng phất
bay bay…
Tôi yêu cái nắng quê nhà đến lạ. Tôi không diễn tả nỗi cái đẹp lung
linh từ phía mặt trời chiếu rọi qua những vòm tre, khóm chuối… Cái nắng
trên những mái nhà liêu xiêu lâu năm làm thành những vệt lốm đốm, lăn
tăn kỷ niệm… Những hàng cau vươn cao đơn độc giữa bầu trời có khác gì
nỗi niềm đơn độc tôi - vướng vào phía những ngọn tre…
Tôi yêu cái nắng từ phía nụ cười những đứa trẻ đầu đội trời chân giẫm
đất, nước da đen ngòm. Những đứa trẻ sao giống tôi đến tội nghiệp… Tôi
không hề thấy chúng xa lạ với cuộc sống của tôi dù bây giờ tôi đã khác
đi rất nhiều. Tôi hiểu vì sao chúng cứ nhìn tôi bằng ánh mắt dò tìm xa
lạ khi tôi dạo bước qua những ngõ làng… Chúng theo tôi - theo chiếc máy
ảnh quay - quay, chụp - chụp… Một cái gì rất lạ trong mắt chúng và chúng
cảm thấy rất thích thú khi tôi cho chúng xem gương mặt của mình trong
máy ảnh. Chúng sờ mó, chúng nở những nụ cười bẽn lẽn khi bắt gặp ánh mắt
tôi. Những nụ cười sao giống tôi ngày nào… Những nụ cười đẫm nắng!
Cuộc sống đã ngày càng phát triển và đổi thay rất nhiều, nhưng tuổi thơ
của đám trẻ kia và tôi thì có gì thay đổi? Thế mới biết nhiều làng quê
vẫn nghèo hơn ta tưởng. Tôi bỗng thấy hoang mang vì một nỗi gì thật khó
tả len lỏi trong tâm hồn. Cái nắng mà tôi đang lâng lâng cảm xúc vẫn còn
là cái nắng buồn bã…
Cái nắng đẹp trong mắt tôi với bao kỉ niệm làng quê. Nhưng tôi vẫn mong
cái nắng ấy không còn phủ lên những cảnh đời gian khó, phủ lên tuổi thơ
chân đất tay bùn…
Lê Trọng Nghĩa