Ngõ xưa rực nở hoa vàng mới,
Nắng vẫn hanh hao, gió đẩy đưa....
Sóng vẫn rì rào bên vách núi,
Tôi trở về đây, lữ khách thừa !
Sao nhớ thương hoài kỹ
niệm xa ?
Một thời cơ cực tuổi ngây thơ......
Hoa vàng ngõ cũ bao niềm nhớ,
Tình nghĩa cô trao chẳng bến bờ...!
Cảnh cũ giờ đây đã đổi thay,
Không còn mưa bão, bụi cát bay....
Trong tôi sao xót xa nhiều lắm,.
Gió bụi làm cho mi mắt cay ?!
NM
Ngõ xưa hoa vẫn nở vàng
Nơi
ngày xưa tôi ở được mọi người đặt cái tên rất lạ: Rốn Bão. Bởi bất cứ
cơn bão nào đi qua, nó cũng nhắm vào ngôi làng dựa vào hai vách núi, mặt
nhìn ra biển kia mà đổ. Mỗi năm có khi làng hứng tới gần chục cơn bão.
Bão đổ vào suốt nên rồi cả làng cũng quen. Quen nhìn những bao cát chắn
trước nhà để ngăn những cơn sóng biển giận dữ đổ vào, để tránh những cơn
mưa tạt rát cả mặt. Quen những đôi chân trần đen vì nắng táp cứ chạy
trên cát biển, cứ lội xuống biển mà leo lên những chiếc thuyền thúng bơi
ra ngoài khơi, đón những chiếc thuyền đánh cá trở về. Làng Rốn Bão của
tôi cũng khá đặc biệt vì chỉ có một con đường độc đạo từ quốc lộ đi vào.
Đó là con đường rất buồn, được làm bằng đất sét trộn với sỏi trải ra
cho dễ đi lại. Con đường đi qua một cánh rừng thông đã bị chặt gần hết,
những gốc thông còn sót lại cố búng ra những mầm mới. Con đường đi qua
một đồi cát trắng, mỗi khi gió bay, cát tràn xuống lấp con đường, thế là
dân làng lại phải tập trung lại để dọn cát.
Vì
đi lại khó khăn, vì thời tiết khắc nghiệt mà làng có một thời gian dài
không có trường. Lũ trẻ chúng tôi đi học bằng xe đạp, có khi đi bộ trên
con đường buồn tênh đó để tới ngôi trường cách làng cả sáu cây số. Nếu
thời tiết không thuận tiện, chúng tôi phải ở nhà mà không đến trường.
Đó
là câu chuyện ngày xưa. Ngày xưa luôn gợi nhớ những kỷ niệm. Ngày xưa
của chúng tôi lại bắt đầu từ ngôi trường được dựng lên sát vách núi. Và
ngày xưa lại nhắc cho tôi nhớ về cô giáo Liên, người đã truyền dạy cho
những đứa trẻ ở Rốn Bão những bài học vỡ lòng.
Ngôi
trường được huyện đầu tư xây dựng chỉ vỏn vẹn có ba phòng học. Nhưng
ngày khánh thành ngôi trường là niềm vui ngợp trời của cả làng. Vì dẫu
ngôi trường nhỏ, nhưng mấy chục học sinh ở làng có thể học cho hết cấp
một.
Tôi
có cả một thời gian dài học ở ngôi trường dựa vào vách núi đó. Nhưng vì
làng của tôi buồn tênh, đêm xuống chỉ nghe tiếng sóng biển vỗ, chỉ nghe
tiếng gió hú lồng lộng cho nên dẫu không phải là hải đảo hay miền núi,
các cô thầy đến trường dạy dẫu chỉ dăm ba người
Cô
Liên đến làng tôi vào một buổi chiều nhòa nhạt nắng, khi đó mọi gia
đình đã vào trong căn nhà của mình, ngoài khơi xa chỉ có một màu biển
đục. Cô đạp chiếc xe đạp với một túi xách đồ đạc, chiếc xe đạp của cô
sau khi đi hết con đường đất đã bị lún vào trong cát biển. Tôi là người
nhìn thấy cô đầu tiên trong buổi chiều đó. Lúc đầu tôi tưởng cô đi đến
nhà một người quen, nào ngờ lại là một cô giáo tình nguyện. Bởi gần như
tất cả thầy cô giáo đến làng họ đều đi xe máy hoặc có người thuê xe ôm
chở vào, chẳng có ai đi xe đạp bao giờ.
Hôm
đó tôi đã gọi thêm mấy đứa trẻ trong làng phụ mang vác đồ đạc của cô
Liên, rồi đưa cô đến nhà ông tổ trưởng dân phố. Cũng từ ngày đó cô Liên
đã trở thành công dân làng Rốn Bão của chúng tôi. Mà làng có cái lạ là
nhà nào có đám cưới, đám giỗ hay tiệc tùng gì đó thì gần như trở thành
ngày hội, cứ ới ới gọi nhau mà đến, mỗi nhà lại góp một ít thức ăn hoặc
bia rượu để cùng vui. Cô Liên khá khéo trong cách chế biến các món ăn
lạ, cho nên mỗi lần như thế cô trở thành đầu bếp.
Cho
đến khi tôi rời làng, ngôi trường ba lớp học kia vẫn chỉ có mình cô
Liên trụ lại, thỉnh thoảng cũng có dăm thầy cô đến, nhưng họ cũng mau
chóng rời làng. Cuộc sống của cô giáo Liên với lũ học trò chân đất ở
làng biển của chúng tôi chính là những ngày vui. Lúc đầu cô ở nhờ căn
nhà của tổ dân phố, sau đó cô dọn về trường ở, cả làng cùng phụ xây cho
cô một căn phòng khá khang trang. Chúng tôi gọi căn phòng nhỏ đó là:
“Nhà của cô Liên”. Đặt biệt, cô đi tìm về rất nhiều hoa hoàng anh, vàng
cả một đoạn đường vào ngôi nhà nhỏ của cô. Tụi học trò chúng tôi gọi đùa
đó là: Ngõ hoa vàng.
Mỗi
ngày, sau những giờ đứng lớp, cô Liên lại đi trồng rau xanh, đó là loại
gia vị hiếm hoi của làng chúng tôi. Vì ít người nghĩ ra là phải trồng
cây ớt, cây húng quế, cây xà lách…, để khi cần chỉ cần ra vườn nhón hái.
Rồi cũng từ vườn rau nhỏ của cô Liên, cả làng rộ lên phong trào trồng
rau xanh trong những thùng xốp. Vào những đêm thứ bảy, chủ nhật, cô Liên
lại tụ tập đám học trò của mình lại tập hát, bày những trò chơi. Chúng
tôi gom những cành khô đốt lửa giống như mọi người sinh hoạt lửa trại.
Nhiều khi người lớn cũng tham gia góp con cá tươi mới lưới về, nướng
trên lửa củi ấy để cô giáo cùng ăn với học trò.
Trong
tuổi thơ của tôi, tôi nhìn thấy cô Liên giống như bà tiên trong truyện
cổ tích. Cô gần như ở lại trong làng, chỉ khi nào đi họp hoặc đi lãnh
lương, mua thêm lương thực cô mới đạp chiếc xe đạp của mình đi trên con
đường đất của làng ra lộ đón xe về huyện. Dáng cô đi trong cái buồn buồn
ấy là một hình ảnh gần như đã đọng mãi trong trí nhớ của tôi.
Trong
một ngày biển động, một mình tôi chèo chiếc thuyền thúng ra vũng nước
xoáy câu cá. Nơi vùng nước xoáy khi biển động có rất nhiều cá to tụ về,
việc câu cá rất dễ dàng. Tôi mải mê chạy theo đàn cá nên bị một con sóng
lớn bất ngờ đổ ập lên, hất tôi ra khỏi chiếc thuyền thúng, nhấn chìm
xuống nước. Lúc đó tôi gần như kiệt sức thì cô Liên xuất hiện. Cô đã bơi
thuyền ra cứu tôi thoát chết trong gang tấc. Tôi không hiểu tại sao một
người con gái nhỏ con như cô lại có thể có sức mạnh phi thường như thế?
Tôi đã chịu ơn cô từ đó
Việc
xây dựng một nhà máy ở ngay đụn cát, nơi đoạn đường vào làng mà các cây
thông bị chặt sát gốc đã làm cho làng Rốn Bão của tôi trở nên phồn
thịnh. Một Công ty du lịch cũng đã chọn khu vực nhiều mỏm đá, nơi tôi bị
tai nạn thành một khu du lịch. Làng Rốn Bão nay trở thành một điểm du
lịch với cái tên hấp dẫn: Bãi Tiên. Nhưng đó là chuyện xảy ra gần mười
lăm năm sau khi tôi xa làng, đi học. Cả nhà tôi cũng đã chuyển đi, nên
ngần ấy thời gian, tôi đã không trở lại làng.
Tôi
trở lại làng trước sự thay đổi ấy, chỉ một mình tôi. Tôi muốn tìm gặp
cô giáo Liên của tôi. Chiếc xe ô tô chở tôi đã có thể thong dong phóng
xe trên con đường nhựa tới thẳng sát ngay ngôi trường cũ. Trường giờ đây
đã trở thành trường cấp một, hai khang trang và đẹp đẽ.
Nhưng
cô Liên đã rời trường từ bảy năm về trước, không ai biết cô đi đâu.
Ngay cả căn phòng nhỏ mà dân làng xây dựng cho cô nay cũng không còn.
Còn lại duy nhất là con đường nở rực một màu vàng hoa hoàng anh. Trong
nắng mai lộng lẫy kia, tôi tưởng chừng như cô Liên đang đi qua ngõ hoa
vàng ấy.
Khuê Việt Trường
Ngõ sau
Mỗi lần mẹ sai tôi mang đồ sang
biếu hàng xóm, tôi lại băng qua cái ngõ phía sau nhà, vừa nhanh vừa
tiện. Không chỉ nhà tôi, mà ở quê, nhà ai cũng có cái ngõ sau nho nhỏ ấy
như thế. Nó được gọi là cái ngõ ân tình.
Nếu ngõ trước nhà là cổng chính, được chăm chút vì là bộ mặt của ngôi
nhà, thì ngõ sau thật nhỏ, chỉ là con đường mòn băng ngang qua khu vườn,
chẳng có cổng nẻo gì. Ngõ trước nhà thường dành cho khách khứa, ngõ sau
chỉ có hàng xóm láng giềng, những người thân thuộc mới sử dụng.
Có những chiều, khi mọi việc trong ngày đã xong hết, mẹ tôi từ ngõ sau
ấy ghé sang nhà hàng xóm nói dăm ba câu chuyện, hỏi han mùa màng thóc
lúa để đợi tới giờ cơm. Nhờ cái ngõ sau ấy, khoảng cách của con đường
được rút ngắn rất nhiều; tình làng nghĩa xóm cũng gần hơn, khắng khít
hẳn lên.
Thuở nhỏ, mỗi chiều ngồi chờ bố mẹ đi làm đồng về, tôi thường dắt đứa em
ra ngõ sau ấy, dõi mắt đến tận cuối con ngõ, chỉ mong thấy dáng mẹ xuất
hiện ở đó rồi hân hoan reo “a mẹ về”. Những chiều như thế, không biết
thời gian có trôi quá chậm không nhưng tôi luôn thấy buổi chiều như dài
hun hút.
Tôi thường ngồi một góc ở ngõ sau khi trong lòng có những chuyện buồn vu
vơ của trẻ con. Những lúc như thế, tôi thường ngồi im, đưa mắt nhìn
bâng quơ, để nỗi buồn theo cơn gió rong chơi trong vườn rồi tan biến đi.
Buổi chiều, nắng trong vườn đã nhạt màu, yếu ớt đến tội nghiệp. Tôi
thích ngồi nghe tiếng chim tranh mồi trên cây chôm chôm ở góc vườn, nhìn
những làn khói mỏng manh từ bếp hàng xóm lay lắt bay về trời và hít hà
mùi thức ăn thơm lừng trong không gian. Tôi thích ngồi nhìn những bóng
người nhỏ xíu ẩn hiện từ phía bên kia bờ sông rồi tự hỏi, ở phía bên ấy,
cây có giống như trong vườn nhà mình. Mười tuổi, tôi chưa một lần bước
chân ra khỏi làng.
Với tôi, cái ngõ sau ấy thân thuộc lắm, bởi tôi thường tót sang nhà hàng xóm chơi bằng con ngõ ấy. Tại cái ngõ sau ấy, không biết bao nhiêu lần tôi bị chị hai đét đít vì mãi chơi quên cả giờ cơm. Những lúc chị hai xách tai tôi lôi vào nhà từ cái ngõ sau ấy, thể nào tôi cũng khóc bù lu bù loa ăn vạ, mẹ lại nói dăm ba câu rầy chị hai vì tội ăn hiếp em. Khi đó, tôi sướng rơn trong bụng nên càng thút thít mãi, chỉ đến khi ba giảng hòa mới thôi.
Hồi còn be bé, mỗi bận trong làng có đám cưới, thể nào mọi người cũng tụ tập để xem cô dâu đẹp xấu thế nào, tôi và đám trẻ con trong làng cũng không ngoại lệ. Nhớ nhất là đám cưới chị Giang con bác Hoành ở xóm trên, về làm dâu xóm dưới. Bận đó, mọi người đứng trước cổng đợi mãi chẳng thấy đám rước dâu về, mãi sau mới biết đoàn rước dâu đã đi theo ngõ sau vào nhà. Người ta bảo, cô dâu đã mang bầu không được rước về nhà chồng qua cổng chính mà phải đi cổng sau, vì sợ mang lại điềm chẳng lành cho nhà chồng. Chẳng biết điềm xấu ấy có theo cô dâu vào cổng chính hay không nhưng bố mẹ cô dâu thì buồn lắm, chẳng dám ngẩng mặt nhìn ai. Cũng từ đó, tôi biết thêm rằng, cái ngõ sau thân thương ấy còn dành cho những cô dâu lỡ dại, mang theo nước mắt và những tủi hổ về nhà chồng.
Ngày xưa, những người con gái theo chồng xa, thường ra đứng ở ngõ sau ấy, sụt sùi nhớ về quê mẹ. Cái ngõ sau ấy đã giúp cô che giấu không biết bao nhiêu nỗi niềm. Tôi nghĩ, chắc chị Giang mỗi lần bước ra cái ngõ nhỏ sau nhà, hẳn sẽ nhớ lại ánh mắt buồn hiu hắt và cái cúi đầu cam chịu của chính mình hôm về nhà chồng qua ngõ ấy.
Lớn lên, tôi lấy chồng xa, nhà ở thành phố chật hẹp nên chẳng có sân chẳng có vườn và đương nhiên cũng chẳng có ngõ sau. Mỗi khi có chuyện buồn, tôi cứ ước mình có thể trở về cái ngõ sau yên bình và thân thương ấy, để thả nỗi buồn theo gió rong chơi và tan biến trong vườn như thời trẻ dại. Chợt thấy nhớ cái ngõ sau nhà mình biết mấy..
Với tôi, cái ngõ sau ấy thân thuộc lắm, bởi tôi thường tót sang nhà hàng xóm chơi bằng con ngõ ấy. Tại cái ngõ sau ấy, không biết bao nhiêu lần tôi bị chị hai đét đít vì mãi chơi quên cả giờ cơm. Những lúc chị hai xách tai tôi lôi vào nhà từ cái ngõ sau ấy, thể nào tôi cũng khóc bù lu bù loa ăn vạ, mẹ lại nói dăm ba câu rầy chị hai vì tội ăn hiếp em. Khi đó, tôi sướng rơn trong bụng nên càng thút thít mãi, chỉ đến khi ba giảng hòa mới thôi.
Hồi còn be bé, mỗi bận trong làng có đám cưới, thể nào mọi người cũng tụ tập để xem cô dâu đẹp xấu thế nào, tôi và đám trẻ con trong làng cũng không ngoại lệ. Nhớ nhất là đám cưới chị Giang con bác Hoành ở xóm trên, về làm dâu xóm dưới. Bận đó, mọi người đứng trước cổng đợi mãi chẳng thấy đám rước dâu về, mãi sau mới biết đoàn rước dâu đã đi theo ngõ sau vào nhà. Người ta bảo, cô dâu đã mang bầu không được rước về nhà chồng qua cổng chính mà phải đi cổng sau, vì sợ mang lại điềm chẳng lành cho nhà chồng. Chẳng biết điềm xấu ấy có theo cô dâu vào cổng chính hay không nhưng bố mẹ cô dâu thì buồn lắm, chẳng dám ngẩng mặt nhìn ai. Cũng từ đó, tôi biết thêm rằng, cái ngõ sau thân thương ấy còn dành cho những cô dâu lỡ dại, mang theo nước mắt và những tủi hổ về nhà chồng.
Ngày xưa, những người con gái theo chồng xa, thường ra đứng ở ngõ sau ấy, sụt sùi nhớ về quê mẹ. Cái ngõ sau ấy đã giúp cô che giấu không biết bao nhiêu nỗi niềm. Tôi nghĩ, chắc chị Giang mỗi lần bước ra cái ngõ nhỏ sau nhà, hẳn sẽ nhớ lại ánh mắt buồn hiu hắt và cái cúi đầu cam chịu của chính mình hôm về nhà chồng qua ngõ ấy.
Lớn lên, tôi lấy chồng xa, nhà ở thành phố chật hẹp nên chẳng có sân chẳng có vườn và đương nhiên cũng chẳng có ngõ sau. Mỗi khi có chuyện buồn, tôi cứ ước mình có thể trở về cái ngõ sau yên bình và thân thương ấy, để thả nỗi buồn theo gió rong chơi và tan biến trong vườn như thời trẻ dại. Chợt thấy nhớ cái ngõ sau nhà mình biết mấy..
.Theo Phụ nữ TP
Ngõ quê
Ngày bé, cứ dịp tết hay hè tôi náo nức về quê. Ngõ xóm quanh co trước
nhà bà nội là nơi tôi cùng lũ trẻ ẩn tìm, trèo rào, víu cây và bao trò
chơi khác. Ngõ hẹp và sâu hút. Đường gạch, vỉa nghiêng nghiêng. Hai bên
chỗ tường đất, chỗ bờ rào duối rậm rịt, hay dải cúc tần hăng hắc.
Có
nhà lại trồng râm bụt, thấp thoáng những bông hoa phớt đỏ. Về làng, từ
xa tôi đã thấy cây gạo bóng cao vút, đỏ ối hoa. Làng tôi có câu:
Đầu làng cây gạo
Cuối làng cây đa.
Con gái làng Đà,
Như hoa thiên lý.
Từ đường cái vào làng có hai trụ gạch sừng sững, người ta gọi ấy là cổng làng. Bà tôi bảo, trước cổng làng to lắm, có mái, phía trên đắp nổi mấy chữ Nho, nay cổng làng sót lại là hai cái trụ gạch đấy. Cổng làng có cánh cửa lim to dày, đêm đêm đóng lại phòng cướp. Tôi ngây thơ hỏi: Đóng cổng lại kẻ cướp vòng qua bên cạnh vào thì sao – đấy là cánh đồng và những bờ rào lúp xúp sát ngay bên trụ gạch. Bà cười bảo: Ngày trước, làng không trống tềnh, trống toàng như bây giờ, mà có luỹ tre dày trồng trên bờ đất bao quanh, đến đạn Tây bắn còn không xuyên nổi. Tôi không hình dung được luỹ tre và bờ đất dày đến cỡ nào mà đạn cối tây bắn không qua, nên cứ ngạc nhiên mãi cái cổng làng phòng cướp…
Cổng làng như vậy, nhưng cổng của ngõ xóm nhà bà nội tôi lại còn khá nguyên vẹn. Thành cổng tường xây dày đến ba, bốn mươi phân, trên là vòm xây khum cong cong. Từ đường làng rẽ vào, phía trên nhìn thấy mấy chữ Nho đắp nổi, to bằng cái bát ô tô. Chỉ còn mấy cụ cao niên trong làng là đọc được. Đấy là chữ ghi lại năm xây dựng cổng. Nghe nói xây từ đời vua Tự Đức. Đôi cánh cổng lim dày, vẫn còn đóng ra khép vào được. Lớp gạch hai bên bị xe cải tiến va quệt và trâu, bò qua lại gõ sừng, làm vẹt lõm, trơ ra mạch vữa và những hàng gạch mỏng quẹt. Người ta bảo ngày trước vữa xây bằng mật mía, muối và vôi cát đánh nhuyễn; còn gạch dùng rơm rạ đốt. Tôi cứ phân vân, cổng ngõ to lớn thế, phải tốn nhiều mật mía để xây và rơm rạ đốt gạch lắm. Thảo nào bao năm, vữa xây còn bền, gạch thì không phồng mà mỏng đều và một màu gan gà, trơ trơ trước thời gian cùng mưa nắng.
Làng tôi đường đất, duy nhất con đường ngõ nhà bà nội tôi là vỉa gạch nghiêng nghiêng. Quãng giữa ngõ, có cái bệ thờ. Không hiểu sao tôi lại nhớ như in cái bệ thờ đó. Nó bé nhỏ, khiêm nhường, không mái, nằm hơi lùi trên một khúc tường đất. Bát hương trong bệ thờ bao giờ cũng có cụm chân hương. Chân hương cái thì màu phẩm còn đỏ tươi, cái lâu ngày xỉn thẫm. Bà tôi gọi là thờ hậu và bà kể: Trước ở làng có những người mua hậu – tức là nộp tiền, hiến ruộng cho làng, cho chùa để làm một công trình nào đó. Thường là những nhà ấy không có con giai, mua hậu, sau này họ mất đị, được làng xã, hương khói, cúng giỗ. Trước tiên họ phải bỏ một số tiền nộp lệ cho làng, cho chùa, cho bản tộc làm công trình, sau đó hiến một số ruộng để làng xã lấy hoa lợi cúng giỗ. Hậu có ký hậu làng, ký hậu xóm, ký hậu chùa, ký hậu họ. Ngõ nhà bà nội tôi trước có gia đình không con cái, ông bà mua hậu ở chùa, ở đình và còn mua hậu ngõ bằng con đường gạch. Chuyện mua hậu con đường gạch của gia đình ấy mất nhiều công sức và cũng cầu kỳ lắm, phải bao lần lên xuống, làng và dân xóm mới đồng ý. Chỉ riêng khâu cuối cùng là việc xây dựng đã rất nhiêu khê, kỹ càng. Gạch đặt trước, rồi chọn lựa từng viên. Xem xét, chọn lựa mãi qua mấy ông thầy, mới được ngày giờ tốt khởi công. Công trình xây dựng rất kỹ càng. Trước hết người ta san phẳng nền đường ngõ, rồi dải một lớp ba ta vữa, sau lát một lớp gạch nằm, tiếp đó lại một lớp ba ta vữa và trên cũng vỉa gạch nghiêng. Công trình cẩn thận như vậy, trước đây lại chỉ độc người đi bộ, cùng trâu bò gia súc, chứ không công nông, xe máy như bây giờ, nên trải qua mấy chục năm, nó vẫn tốt như nguyên. Thế nên sau khi ông bà già mua hậu mất, đã thành lệ, hàng năm vào lúc trước giao thừa cúng thổ công, cúng gia tiên, dân ngõ ra bệ thờ dâng đĩa hoa, thắp nén hương, khấn người mua hậu ngõ con đường.
Ngày bé mỗi dịp về quê, đi qua bệ thờ, tôi thấy sờ sợ, nhưng vẫn lấm lét nhìn vào, rồi rảo cẳng bước nhanh. Tôi cứ tưởng tượng ấy là nơi ma quỷ trú ngụ. Sau này lớn về quê, nhớ chuyện xưa, qua bệ thờ tôi lại bâng khuâng nghĩ về tuổi thơ, dừng lại thành kính thắp nén hương, cúi đầu lẩm rầm khấn tiền nhân. Nhìn làn hương mong manh mà nghĩ về thời gian trôi, nghĩ về một tập tục, nét văn hoá chốn quê.
Giờ quê tôi đường làng mở rộng, đổ bê tông. Con đường ngõ nhà bà nội tôi cũng bê tông phẳng phiu. Nền đường tôn cao, làm cổng ngõ thấp xuống, vướng chắn tầm cao người qua lại, nên nó bị dỡ bỏ. Còn gạch vỉa đường, trước nhà nào, nhà ấy khuân về, mỗi nhà được dăm chục, một trăm viên. Khuân về nhưng ít ai biết gạch ấy nguồn gốc do đâu. Bà nội tôi sai xếp thành đống ngay ngắn trong sân và bà lại kể câu chuyện mua hậu con đường xưa…
Trước hai bên ngõ là bờ duối, hay rặng cúc tần, râm bụt, người ta còn để đất rộng, nay tường gạch nên nhà nào nhà ấy đều xây sát đất, tường cao vượt cả tầm nhìn. Nhà nào cũng một cổng xây, tường gạch bao quanh, cánh cửa sắt ra vào tiếng đẩy kót két.
Đâu rồi dậu râm bụt điểm hoa phớt đỏ, bờ duối lấm tấm quả vàng. Bâng khuâng tôi dõi tìm bệ thờ mua hậu xưa mà không rõ là đâu.
Cuối làng cây đa.
Con gái làng Đà,
Như hoa thiên lý.
Từ đường cái vào làng có hai trụ gạch sừng sững, người ta gọi ấy là cổng làng. Bà tôi bảo, trước cổng làng to lắm, có mái, phía trên đắp nổi mấy chữ Nho, nay cổng làng sót lại là hai cái trụ gạch đấy. Cổng làng có cánh cửa lim to dày, đêm đêm đóng lại phòng cướp. Tôi ngây thơ hỏi: Đóng cổng lại kẻ cướp vòng qua bên cạnh vào thì sao – đấy là cánh đồng và những bờ rào lúp xúp sát ngay bên trụ gạch. Bà cười bảo: Ngày trước, làng không trống tềnh, trống toàng như bây giờ, mà có luỹ tre dày trồng trên bờ đất bao quanh, đến đạn Tây bắn còn không xuyên nổi. Tôi không hình dung được luỹ tre và bờ đất dày đến cỡ nào mà đạn cối tây bắn không qua, nên cứ ngạc nhiên mãi cái cổng làng phòng cướp…
Cổng làng như vậy, nhưng cổng của ngõ xóm nhà bà nội tôi lại còn khá nguyên vẹn. Thành cổng tường xây dày đến ba, bốn mươi phân, trên là vòm xây khum cong cong. Từ đường làng rẽ vào, phía trên nhìn thấy mấy chữ Nho đắp nổi, to bằng cái bát ô tô. Chỉ còn mấy cụ cao niên trong làng là đọc được. Đấy là chữ ghi lại năm xây dựng cổng. Nghe nói xây từ đời vua Tự Đức. Đôi cánh cổng lim dày, vẫn còn đóng ra khép vào được. Lớp gạch hai bên bị xe cải tiến va quệt và trâu, bò qua lại gõ sừng, làm vẹt lõm, trơ ra mạch vữa và những hàng gạch mỏng quẹt. Người ta bảo ngày trước vữa xây bằng mật mía, muối và vôi cát đánh nhuyễn; còn gạch dùng rơm rạ đốt. Tôi cứ phân vân, cổng ngõ to lớn thế, phải tốn nhiều mật mía để xây và rơm rạ đốt gạch lắm. Thảo nào bao năm, vữa xây còn bền, gạch thì không phồng mà mỏng đều và một màu gan gà, trơ trơ trước thời gian cùng mưa nắng.
Làng tôi đường đất, duy nhất con đường ngõ nhà bà nội tôi là vỉa gạch nghiêng nghiêng. Quãng giữa ngõ, có cái bệ thờ. Không hiểu sao tôi lại nhớ như in cái bệ thờ đó. Nó bé nhỏ, khiêm nhường, không mái, nằm hơi lùi trên một khúc tường đất. Bát hương trong bệ thờ bao giờ cũng có cụm chân hương. Chân hương cái thì màu phẩm còn đỏ tươi, cái lâu ngày xỉn thẫm. Bà tôi gọi là thờ hậu và bà kể: Trước ở làng có những người mua hậu – tức là nộp tiền, hiến ruộng cho làng, cho chùa để làm một công trình nào đó. Thường là những nhà ấy không có con giai, mua hậu, sau này họ mất đị, được làng xã, hương khói, cúng giỗ. Trước tiên họ phải bỏ một số tiền nộp lệ cho làng, cho chùa, cho bản tộc làm công trình, sau đó hiến một số ruộng để làng xã lấy hoa lợi cúng giỗ. Hậu có ký hậu làng, ký hậu xóm, ký hậu chùa, ký hậu họ. Ngõ nhà bà nội tôi trước có gia đình không con cái, ông bà mua hậu ở chùa, ở đình và còn mua hậu ngõ bằng con đường gạch. Chuyện mua hậu con đường gạch của gia đình ấy mất nhiều công sức và cũng cầu kỳ lắm, phải bao lần lên xuống, làng và dân xóm mới đồng ý. Chỉ riêng khâu cuối cùng là việc xây dựng đã rất nhiêu khê, kỹ càng. Gạch đặt trước, rồi chọn lựa từng viên. Xem xét, chọn lựa mãi qua mấy ông thầy, mới được ngày giờ tốt khởi công. Công trình xây dựng rất kỹ càng. Trước hết người ta san phẳng nền đường ngõ, rồi dải một lớp ba ta vữa, sau lát một lớp gạch nằm, tiếp đó lại một lớp ba ta vữa và trên cũng vỉa gạch nghiêng. Công trình cẩn thận như vậy, trước đây lại chỉ độc người đi bộ, cùng trâu bò gia súc, chứ không công nông, xe máy như bây giờ, nên trải qua mấy chục năm, nó vẫn tốt như nguyên. Thế nên sau khi ông bà già mua hậu mất, đã thành lệ, hàng năm vào lúc trước giao thừa cúng thổ công, cúng gia tiên, dân ngõ ra bệ thờ dâng đĩa hoa, thắp nén hương, khấn người mua hậu ngõ con đường.
Ngày bé mỗi dịp về quê, đi qua bệ thờ, tôi thấy sờ sợ, nhưng vẫn lấm lét nhìn vào, rồi rảo cẳng bước nhanh. Tôi cứ tưởng tượng ấy là nơi ma quỷ trú ngụ. Sau này lớn về quê, nhớ chuyện xưa, qua bệ thờ tôi lại bâng khuâng nghĩ về tuổi thơ, dừng lại thành kính thắp nén hương, cúi đầu lẩm rầm khấn tiền nhân. Nhìn làn hương mong manh mà nghĩ về thời gian trôi, nghĩ về một tập tục, nét văn hoá chốn quê.
Giờ quê tôi đường làng mở rộng, đổ bê tông. Con đường ngõ nhà bà nội tôi cũng bê tông phẳng phiu. Nền đường tôn cao, làm cổng ngõ thấp xuống, vướng chắn tầm cao người qua lại, nên nó bị dỡ bỏ. Còn gạch vỉa đường, trước nhà nào, nhà ấy khuân về, mỗi nhà được dăm chục, một trăm viên. Khuân về nhưng ít ai biết gạch ấy nguồn gốc do đâu. Bà nội tôi sai xếp thành đống ngay ngắn trong sân và bà lại kể câu chuyện mua hậu con đường xưa…
Trước hai bên ngõ là bờ duối, hay rặng cúc tần, râm bụt, người ta còn để đất rộng, nay tường gạch nên nhà nào nhà ấy đều xây sát đất, tường cao vượt cả tầm nhìn. Nhà nào cũng một cổng xây, tường gạch bao quanh, cánh cửa sắt ra vào tiếng đẩy kót két.
Đâu rồi dậu râm bụt điểm hoa phớt đỏ, bờ duối lấm tấm quả vàng. Bâng khuâng tôi dõi tìm bệ thờ mua hậu xưa mà không rõ là đâu.
Về qua ngõ .....
Ngõ nhà nghèo
Nó bước ra từ một con ngõ nghèo xác nghèo xơ, ngõ của những
khúc đường đèo dốc quanh co len lỏi qua từng ngọn đồi trơ con suối vắng.
Vùng đất ấy là nơi của những người đi tha phương cầu thực, rời bỏ quê
xưa để mong tìm cho mình một vùng đất hứa, gia đình nó nằm trong số đó.
Thuở ấy đất vẫn còn hoang vu, chỉ cần phát một bờ ranh sẽ trở
thành chủ nhân khu rừng ấy. Ba đi ranh nguyên một quả đồi đâu hơn chục
héc ta và nơi đó trở thành đất sống. Ba làm ăn thất bại thẹn trong lòng
bỏ xứ đi. Ngày ở quê, năm 1989 nhà nó cất cái nhà lầu đầu tiên ở xóm, có
ti vi màu, có tủ lạnh, có chiếc cub cánh én,… cũng gọi là khác so với
hàng xóm một chút. Làm ăn thua lỗ, nhà nước tới phát mãi nhà đâu được
nửa giá. Đời ba nó lênh đênh từ đó, đi qua nhiều vùng đất rồi trôi dạt
đến đây. Cũng vì cái cơ duyên ấy nên nó hội ngộ cùng cái ngõ nghèo này.
Tay trắng lập nghiệp đã tiềm ẩn trong mình những lận đận, bao
năm trôi qua vẫn cứ nghèo và nó lớn lên cùng cái nghèo ấy.
Con ngõ nằm im lìm theo năm tháng nhìn nó lớn khôn qua hết
thời cấp hai, cấp ba rồi vào đại học. Ngày ngày đi trong lòng con ngõ
ấy, từ bước chân trẻ con bước ngắn bước dài vô ưu, cho tới bước chân
thấm đẫm những ưu phiền, nó đi tìm cái chữ, mơ một ngày thành đạt để có
thể trở về quê xưa mua lại căn nhà cũ, xây mái nhà thật đẹp nằm giữa
triền đồi. Sống ở đây bao năm nó yêu chốn này yêu đến từng cành cây ngọn
cỏ và yêu cả những con gió lao xao.
Hết thời phổ thông, nó đi tìm ước mơ và hoài bão.
Thi rớt vào ngành báo chí, như bước chân hụt hẫng khi vừa mới
bắt đầu, và nó như kẻ bơi chơi vơi giữa biển chưa biết bấu víu vào đâu.
Nó thích làm báo, thời cấp hai có viết, và nó nhận thấy viết báo kiếm
tiền thật dễ dàng chỉ cần viết đều tay lại tự do tự tại. Nhưng đời vốn
dĩ đâu như mơ! Nó với nghề báo như những kẻ yêu nhau thắm thiết nhưng
chưa có duyên nợ ba sinh để có thể nên vợ thành chồng, và rồi nó rẽ sang
hướng khác, học du lịch, nhưng niềm đam mê vẫn còn tiềm ẩn sâu trong
lòng nó.
Xuống Sài Gòn học đại học, dường như đời nó gắng chung với
những con ngõ nghèo thì phải. Nó cứ thế đi từ cái ngõ nghèo này sang cái
ngõ nghèo khác. Xóm trọ nằm trong một ngõ vắng, nơi đó có những người
buôn gánh bán bưng: bán hủ tiếu, bán võng, bán đậu hủ, bán bánh mì, bán
vé số,… và trăm vạn nghề khác của những khách trọ đến rồi đi như nó. Xóm
trọ nghèo nàn lụp xụp nhưng được cái sạch sẽ. Chiều xóm trọ buồn tênh,
từng cơn gió lùa chút rác rưởi vào cuối góc tường như gom hết những dơ
bẩn vào một góc giữ lại cái sạch chung, như giữ cái sạch chung trong
nhân cách mỗi người. Nỗi buồn đó phả lên nét mặt mệt nhoài của chị bán
vé số, phả lên tiếng thở dài của một ngày buôn bán ế ẩm, hay chỉ là một
ánh mắt ngại ngùng vì tiền nhà qua nữa tháng mà chưa có trả.
Phòng nó nằm trên gác, căn gác duy nhất trong xóm trọ, cao
ráo và thoáng đảng. Nó ngồi trên có thể quan sát hết mọi vui buồn vươn
trên nét mặt từng người. Nó là con bé sinh viên duy nhất trong xóm ấy,
và vì những cái duy nhất ấy nên luôn nhận được sự cảm mến yêu thương từ
những con người cùng khổ. Nó vẫn hay thích ngồi trên gác nhìn xuống như
nhìn xuống từng số phận con người với sự đồng cảm sâu sắc nhất. Nó không
biết cụ thể họ ở đâu, nhưng điều nó biết là họ cũng như nó cũng bước ra
từ một con ngõ nghèo nào đó, chỉ có cái khác, nó bước ra để đi tìm ước
mơ và ước mơ của nó có thế bay xa, còn họ, học bước ra chỉ để đi tìm
nguồn sống cho những nhu cầu đủ ăn đủ mặc rất đổi trần trụi của con
người.
- Tuyền, xuống đây chị cho cái bánh trán.
- Tuyền, ăn bom không xuống anh lấy.
- Tuyền xuống đây chị cho mấy cũ khoai.
Những câu nói ấy vang lên hằng ngày trong xóm mỗi khi đi học
về với vẽ mặt bơ phờ vì đói, vì mệt, nó sống trong tình yêu thương của
những người nghèo giống nó.
Nó nghèo, nhưng ở đây nó nhận ra cái nghèo của vẫn còn cao sang lắm, vì nơi nó bước tới những con ngõ nghèo ấy không phải là một kẻ khố rách áo ôm cùng đinh mạc vận, mà là sự thất cơ lở vận của một kiếp người. Ba vun đấp ước mơ đi tìm tri thức cho nó để vươn lên sống không thẹn với đời và nó chưa từng sống cảnh “ăn mấm mút giòi” trần ai khổ cực. Một mình trên căn gác trọ hai mươi mét vuông, có đầy đủ bàn ghế, tủ nệm, ti vi, đủ tiện nghi để nó thư thái tâm hồn mà học. Còn những con người nơi đây họ làm ngày nay không biết ngày mai ăn gì, cơm áo gạo tiền làm họ già nua trước tuổi, làm đủ ăn với họ đã là cái mừng cho những ngày bon chen, tương lai mù mịt.
Nó nghèo, nhưng ở đây nó nhận ra cái nghèo của vẫn còn cao sang lắm, vì nơi nó bước tới những con ngõ nghèo ấy không phải là một kẻ khố rách áo ôm cùng đinh mạc vận, mà là sự thất cơ lở vận của một kiếp người. Ba vun đấp ước mơ đi tìm tri thức cho nó để vươn lên sống không thẹn với đời và nó chưa từng sống cảnh “ăn mấm mút giòi” trần ai khổ cực. Một mình trên căn gác trọ hai mươi mét vuông, có đầy đủ bàn ghế, tủ nệm, ti vi, đủ tiện nghi để nó thư thái tâm hồn mà học. Còn những con người nơi đây họ làm ngày nay không biết ngày mai ăn gì, cơm áo gạo tiền làm họ già nua trước tuổi, làm đủ ăn với họ đã là cái mừng cho những ngày bon chen, tương lai mù mịt.
- Tuyền, em còn tiền cho chị mượn năm chục mua thuốc thằng ku, tối anh lãnh lương về chị trả.
- Em còn có ba chục, chị cầm đi.
Chị Thu đi lên cầu thang, nhẹ nhàng bước vào phòng, nó ngồi
học bài không để ý cho tới khi chị lên tiếng. Trong túi nó hết tiền chỉ
còn nhiêu ấy, chị cầm tiền và bước xuống cũng nhẹ nhàng như lúc bước
lên, nét mặt u sầu nhưng bước chân lại cố đi nhè nhẹ, bước chân ngại
ngần của những người đi nhờ cậy người khác dù việc nhờ nó nhỏ hơn hạt
bụi.
- Tuyền, em có tiền cho anh mượn hai chục anh mua đồ ăn cho con bé, mẹ nó đi làm tăng ca chưa về anh không giữ tiền.
- Anh cầm năm chục đi.
Anh Hiền cầm tiền cảm ơn nó và bước xuống cầu thang, đàn ông
nhưng sao anh cũng có bước chân nhẹ nhàng đến thế, không tiếng động.
- Bác cho con nợ tiền nhà tới ngày mười lăm con lãnh lương trả, công ty phát lương trể quá!
- Ừ, mà mày cứ trể miết.
Nó ngồi học bài nghe tiếng vọng lên dưới cầu thang, cửa nhà
chủ nhà nằm ngay cầu thang lên căn gác của nó, tiếng anh Vũ hẹn tiền
nhà.
Những cuộc trò chuyện bâng quơ như thế vẫn vang đều trong xóm
trọ mỗi ngày. Nó cũng đôi lần hẹn nợ tiền phòng khi má chưa xuống, và
cũng đôi lần mượn tiền của một ai đó trong xóm trọ, đời nghèo nhưng
dường như ai cũng cuối xuống những nỗi trăn trở khó khăn của nhau mà
chia sẽ cảm thông thì phải.
Mối nhân duyên sâu đậm nhất ở xóm trọ nghèo này có lẽ là với
anh chị Hủ Tiếu. Nó vẫn gọi anh chị bằng cái tên theo đúng đặc điểm nghề
nghiệp. Ngày đầu tiên đến đây nó không mấy cảm tình với đôi vợ chồng
này, vì thấy ở họ một sự tính toán chi li, ki bo từng đồng một, dẫu biết
nghèo nhưng tính kĩ quá thế nó không thích. Và rồi càng ngày nó càng
nhận ra sau vẻ bề ngoài lúc nào cũng lắm lem nhớt đen thui đen thít của
anh là một tấm lòng rất sạch và ấm. Sau những câu nói không mấy thiện
cảm của chị là một trái tim biết yêu thương sâu sắc. Anh chị vào Sài Gòn
đã hơn mười năm, từ ngày mua xe hủ tiếu này bán lời dăm ba đồng bạc lẽ
không đủ ăn, cho đến hôm nay, anh chị dành dụm cũng được kha khá, số
tiền tích lũy lên đến ba bốn trăm triệu. Nhưng cái nghèo đã thắm sâu vào
máu, sài đồng tiền vẫn ki cóp từng cắc một, vẫn biết là tiết kiệm mới
giàu, nhưng tiết kiệm đó có chút gì hơi quá trong suy nghĩ của nó. Ngày
anh ăn từ sáng, đi mua nhớt tới hai ba giờ chiều mới về ăn rồi ngủ, tối
lại ra phụ bán cho chị. Mười năm trời ở sài Gòn không hề biết một tô phở
vị nó ra sao, chỉ ăn cơm nhà, nghe chị bảo, "Anh kẹo lắm", đi xa về
chẳng bao giờ mua kẹo bánh cho con, cho nó tiền nó mua gì thì mua, chứ
anh mua anh tiếc. Một cách suy nghĩ của những người nghèo.
Có lẽ thâm tình bắt đầu bằng một tối nó ăn hủ tiếu.
- Sao không nấu cơm ăn mà ăn hủ tiếu tối đói sao?
- Em hết tiền mua đồ ăn rồi, mốt má mới xuống, ăn hủ tiếu trừ cơm.
Chị nấu cho nó tô hủ tiếu mì nhiều gắp đôi và bỏ thêm vài
miếng bò viên, nó ăn no căn bụng. Tô hủ tiếu gõ ngon gắp vạn lần món ăn
cao lương mĩ vị ở một nhà hàng Tây nào đó. Món ăn của tình người.
- Chị cho mượn một trăm nè, má xuống trả chị.
- Dạ thôi!
- Cầm đi, chị “quánh” giờ, ngại gì, má xuống trả chị gấp đôi. Chị vừa cười vừa nói.
Nó ngại ngùng đưa tay cầm mà muốn rưng rưng... Nó cảm ơn chị
rồi bước về phòng trọ. Gió chớm đông lành lạnh, Sài Gòn bắt đầu chuẩn bị
Noel, nhiều nhà đã trang trí cây thông trước ngõ, nhìn những ngọn đèn
chớp chớp nó thấy vui. Buổi tối mùa đông ấm áp. Chị là một ngọn đèn nhấp
nháy!
Sau lần ấy bắt đầu nó hiểu tâm tính của anh chị, thấy được
tấm lòng sau vẻ bề ngoài có vẻ bần tiện bủn xỉn ấy. Nhưng cũng lạ, xóm
trọ lắm người nghèo, chị là típ người kín của nên hầu như không bao giờ
cho ai mượn tiền dù là vài chục vậy mà với nó chị cho mượn năm ba trăm,
có lúc nó kẹt tiền đóng tiền học những lớp ngoại ngữ, mượn ba triệu, bốn
triệu gì chị cũng đưa. Nó học ngoại ngữ Anh, Nhật, Hoa… và những thứ
linh tinh khác đa số là tiền chị cho mượn rồi má xuống trả lại. Đôi lúc
nó hỏi.
- Chị không sợ em giựt sao?
- Mày giựt mà mày ăn được hết đời thì chị cũng cho mày giựt.
Nó thật không hiểu, một người tiếc tiền mua kẹo cho con sao
lại dám lấy tiền triệu ra cho nó mượn, và chỉ nó thôi chứ không một ai
khác có thể mượn được ở cái xóm trọ thập phương này.
Năm năm qua đi, nó ra trường, rồi lại học thêm một cái ngành
khác, chị cứ hay hỏi” học gì học miết vậy em” nó lại cười trả lời "em
còn thích học". Chị cũng có hai đứa con một trai một gái học ở quê,
nhưng nó học dỡ rồi một đứa bỏ học năm lớp mười vào học sửa điện thoại,
một đứa rớt tốt nghiệp rồi vô học hớt tóc, chị cứ hay bảo ”Con chị mà
học được chị bán nhà cho nó học chị cũng cam.”
Người dưng, nhưng chị cũng góp phần vào xây dựng ước mơ cho
nó, dù biết là mượn nợ rồi trả, nhưng có ai không không đem cho một con
bé sinh viên nghèo không biết rõ lai lịch, không khéo nửa đêm nó bỏ đi
thì tiền mất tật mang chẳng lợi lọc gì. Người với người đôi khi cũng có
thứ tình cảm chi chi đó gắng bó, lạ lắm và không thể giải thích được.
Sự yêu thương quá đôi khi cũng làm người ta khó xử. Có nhiều
lúc chị thương nó mà cho nó khúc cá kho, miếng thịt hầm, nhưng hương vị
mỗi nơi mỗi khác nó không ăn được, từ chối thì chị giận, nên nó tránh
những giờ cơm nhà chị. Và cũng bởi nó là một người ngại phải nợ nần
người khác nếu không phải quá cùng cực.
Một ngày cuối năm, chủ xóm trọ lấy lại nhà để sửa sang, nó
lại chuyển qua một con ngõ nghèo khác, ngõ của những người công nhân áo
xanh, lại bước tới và cảm nhận đời ở một khía cạnh khác. Người trong xóm
cũ tản ra mỗi người một nơi, chị cũng chuyển đi khi nó về nhà nghĩ tết,
và rồi cũng từ đó không còn liên lạc nữa.
Cũng hơn một năm nó chưa ăn hủ tiếu gõ, hôm nay đi dạy về
ngang một xe hủ tiếu mùi thơm ngào ngạt, nó dừng xe gọi một tô, cô bán
hàng giọng cũng rặc chất Quãng làm nó nhớ về xóm trọ ngày xưa, không
biết giờ chị ở đâu, đã về quê hay vẫn còn lập nghiệp ở Sài Gòn. Lâu lâu
đi qua khu ấy, nó vẫn hay nhìn vào những xe hủ tiếu, hi vọng một ngày
nào đó có thể kêu lên một tiếng “Chị” khi bất ngờ gặp ở góc vĩa hè với
xe hủ tiếu ngày xưa. Nhưng cũng có lúc nó không mong gặp lại chị trong
tình huống ấy, vì như thế là chị vẫn còn nghèo, và chị vẫn còn phải vất
vã mưu sinh giữa đêm sài gòn hỗn tạp.
Từ những con ngõ nghèo đi ra, hi vọng một ngày không còn ai
nơi con ngõ ấy nữa. Khó đó! Vậy thì ít đi một chút cũng được! Nó bâng
quơ…
Sưu tầm
“Ngõ”
với “cổng” có gì khác nhau? Cả hai đều để gọi tên lối ra vào của một
khuôn viên, như một cái sân, một cái vườn chẳng hạn, sau đó mới đến ngôi
nhà. Nhưng từ ngõ gợi ra một không gian sâu vào mở, có thể nó không cần
một cánh cửa. Vì thế mà anh con trai mới thích đi ngang qua ngõ nhà
nàng, để “Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau”. Còn cổng gợi một cảm
giác cạn, đóng và kín hơn.
Có
lẽ cái ngõ thơ mộng và nổi tiếng nhất mà lại rất gần gũi với người Việt
Nam là cái ngõ của nhà thơ Nguyễn Khuyến “Ngõ trúc quanh co khách vắng
teo”. Cũng như những người yêu thơ cổ mê cái ngõ tre của thi sĩ kiêm họa
sĩ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc là Vương Duy với cảnh “Trong núi
đưa tiễn bạn, chiều tà đóng cổng tre…”
***
Ở
quê tôi hồi đó, nhà nào mà chẳng có ngõ. Nhà giàu có ngõ xây bằng đá,
bằng xi măng lợp ngói, gọi là ngõ ngói. Nhà nghèo đựng ngõ bằng tre.
Nhưng nhiều nhất vẫn là những ngõ bằng cây trồng tự nhiên rồi người ta
uốn lại, những ngọn cây giao nhau thành vòm, thành mái và tên ngõ cũng
được gọi theo tên loại cây ấy. Ngõ trúc, ngõ dâm bụt, ngõ tường vi, ngõ
hoa ngâu, hoa giấy. Cái ngõ như một nụ cười đón khách, hiền hậu, niềm
nở
Hồi
nhỏ tôi thích ra chơi ngoài ngõ, vừa chơi lò cò, chơi búp bê vừa ngóng
ra ngõ đón mẹ đi chợ về, đón bà đi ăn giỗ về, có món quà trao tận tay
mình. Ngõ hướng về hướng phía đông nên từ cái ngõ ấy tôi nhìn trăng lên.
Mùa xuân buổi sáng tinh mơ sương mù dày đặc ngoài ngõ, mặt trời chìm
trong sương có màu hồng và thơ mộng chẳng khác nào mặt trăng. Chẳng hiểu sao ngõ nhà tôi lại trồng hoa phù dung, hoa này bây giờ ít thấy. Cành ph dung mảnh khảnh
vươn cao, phải tựa vào cái gì đó thì mới đứng vững, một chút gió nhẹ
cũng làm cành hoa lay động. Cây ra hoa không nhiều nhưng hoa lớn, bằng
một bàn tay xoè màu hồng nhạt với những cánh hoa mềm mại, mùi thơm nhẹ
có một vẻ đẹp não nùng và rất mong manh vì sớm nở tối tàn. Mỗi khi đi
đâu về, qua bao nhiêu cái ngõ mới tới nhà, nhiều lúc tôi thử nhắm mắt
bước, đến ngõ nhà mình tôi vẫn biết ngay vì cái ngõ ấy có
một hơi thở riêng. Có người cho tôi giàu tưởng tượng, nhưng đến giờ tôi
vẫn tin rằng chỉ những cô gái nhỏ mới có được sự mẫn cảm như thế… Lớn
lên bạn đến chơi, bạn quý, tôi tiễn ra tận ngõ mà câu chuyện vẫn chưa
ngớt. Bóng ai thấp thoáng ngoài ngõ là tim yếu mềm hẳn đi. Muốn gặp ai
đó giả vờ tình cờ đi ngang qua ngõ…
***
Ở
thành phố tôi đang sống hiếm nhà nào có cái ngõ. Nhà mặt tiền, nhà hẻm
không có ngõ, nhà chung cư lại càng không. Có những biệt thự với những
cái cổng cao lớn làm bằng bê tông, sắt thép vô hồn, kín mít hay thâm
nghiêm lạnh lùng, đôi khi còn đe dọa bằng hình vẽ con chó dữ nhe nanh…
Có những cái ngõ kiến người ta nao nức muốn bước vào, tìm hiểu, hòa nhập
với cái không gian bên trong, có những cái cổng khiến người ta ngại
ngùng không muốn vào vì sợ đánh mất mình
Nhưng trong ký ức tôi vẫn còn cái ngõ thật nơi ngôi nhà tuổi thơ, lẫn lộn giữa bao cái ngõ mơ màng của thi ca hòa nhập lại…
ntaNgõ sau trường
Bước chân ra khỏi
trường, người ta thường nhớ nhiều thứ,
Cái ngõ sau của trường đã từ rất lâu không còn được
sử dụng. Cổng luôn khóa im ỉm, ổ khóa gỉ sét. Tường mốc meo. Những bàn
ghế hỏng được chất thành đống ở cái ngõ ấy. Ngay bên ngoài cổng là cây
phượng già, mỗi mùa hè nở hoa đỏ rực cả con ngõ, nhưng chẳng nữ sinh nào
đến đấy để nhặt hoa ép lên trang vở học trò. Ngõ sau trường u ám và tăm
tối ngay cả lúc trời nắng gắt. Thế nên chẳng ai bén mảng đến cái ngõ
ấy, có chăng chỉ một mình tôi. Cái ngõ ấy bỗng dưng được mình tôi chiếm
cứ.
Cái ngõ sau của trường đã chứng kiến không biết bao nhiêu
lần tôi đi học muộn. Để được vào lớp, tôi lén thầy giám thị quăng mình
qua cái cổng già nua sập sệ ấy, cũng có nhiều bận bị thầy cô túm cổ,
nhưng đa phần thì được tôi thi hành trót lọt. Cũng nhờ thế mà tôi yêu
cái ngõ sau của trường nhiều hơn.
Nhớ nhất là một buổi sáng mãi
la cà ngoài quán với nhỏ Nga, quá giờ vào lớp, tôi lôi nhỏ mon men tới
ngõ sau của trường. Dạo ấy, nhỏ Nga và tôi đều vào lớp kịp giờ kiểm tra,
nhưng tà áo dài của nhỏ Nga thì bị rách một mảng. Cũng từ dạo đó, nhỏ
Nga không bao giờ dám vào lớp thông qua cánh cổng ấy. Không biết vì nhỏ
sợ sẽ rách thêm một chiếc áo dài khác, hay sợ cái không gian u ám của
ngõ sau, hay sợ bị mẹ mắng vì tội leo rào. Chẳng biết, chỉ biết rằng tôi
không còn dịp nào nữa được chứng kiến cảnh nhỏ Nga luýnh quýnh vụng về
khi leo qua cánh cổng già nua ấy.
**** |
Những
lúc có chuyện không vui, tôi lại một mình ra ngồi ở cái ngõ sau của
trường. Ở đấy, không gian im ắng, lặng như tờ, tiếng xe cộ náo động
ngoài kia dường như không thể xuyên qua những bức tường thành để vượt
đến đây, tiếng nói cười của học sinh cũng chỉ ẩn hiện đâu đó, nghe mơ
hồ, mong manh. Chỉ có tiếng gió rung rinh nói cười trên cây phượng già,
những chiếc lá phượng li ti là đà xoay mình trong gió. Nơi đó, tôi có
thể thỏa thích khóc cho vơi đi những nổi buồn trong lòng mà không sợ ai
biết mình yếu đuối. Nơi ấy, tôi tự do thả hồn mình đi rong, mơ về anh
bạn lớp trên mà không sợ hội bạn biết… Nơi ấy, tôi cũng đã gặp mối tình
đầu của mình. Mối tình thời chanh cốm với những ngọt ngào, vô tư và vụng
dại.
Tôi về lại trường sau nhiều năm xa cách. Trường xưa vẫn
thế, không đổi thay gì nhiều, chỉ có ngõ sau của tôi là không còn nữa.
Nơi ấy đã từng ghi dấu những buồn vui của một thời cắp sách, nơi ấy đã
chứng kiến mối tình đầu của tôi lớn lên từng ngày. Người xưa đã rẽ sang
một con đường mới. Tôi quay về trường, mong tìm lại chút dáng hình xưa,
nhưng dáng xưa đã mất dấu, ngõ xưa cũng không còn. Chỉ mình tôi đứng đó,
lòng ngẩn ngơ...
|
Mùa xuân qua ngõ
Bút ký của Hoàng Công Danh
Khó có điều gì huyền nhiệm như thiên
nhiên buổi đất trời vào xuân, lúc sương làm thành màn và tiếng chim chèo
bẻo sớm mai vén bức màn ấy lên. Hiện dần trong đôi mắt ngái ngủ của
ngày tân niên là một ngõ quê với bước chân ai đó thả nhẹ trong bồng bềnh
hương thơm hoa trái.
Lật tờ lịch đỏ, mặt trời đánh vài sợi
nắng đầu mùa và giữ khí trạng ấy cho đến cuối ngày. Mọi thứ bắt đầu bằng
sự nhẹ nhàng khoan thai của một người yêu thủy chung mỗi năm ghé về chợ
tình lấy duyên một lần, rồi nhận ra món hồi môn từ mấy ngàn năm trước
đã trẩy lộc: bông hoa trên cỏ nở cười, trái cây trong vườn ửng má thẹn
thùng, cau xòe tán làm chiếc lộng che trái dạm lời. Hình như mùa xuân
đất trời bày một tiệc cưới hân hoan, thiên sứ trên cao xuống trần và
bưng tất cả lễ vật vừa vào đến ngõ. Tình yêu khai sinh từ một ý niệm tìm
ra quả mà Adam và Eva là hai kẻ may nắm đầu tiên. Có lẽ, trái bữa ấy là
vật phẩm đánh dấu mùa xuân sang.
Tôi miên man những ý nghĩ ngây ngô khi
vào nhà Bảo. Một cây bưởi đứng chào ngay ngoài ngõ trong tư thế cong
cành thả từng trái tròn vô tư. Vài trái len hẳn ra ngoài vòm lá và nằm
rất thấp, vừa tay người chạm.
- Nghe nói nếu có hơi tay người thì bưởi mau to?
Bảo cười khi nghe câu hỏi bâng quơ của
tôi. Là một người đam mê cây cối, hẳn nhiên Bảo sẽ rất rành món này
nhưng hắn vẫn giấu nhẹm câu trả lời. Đừng vội nghĩ đến một hành động
thái quá của đàn ông. Nói một cách nghiêm túc, những kinh nghiệm chăm
vườn có một sự liên hệ nào đó với việc chăm sóc người. Ví như người lớn
thường xoa đầu trẻ con cho chóng lớn. Đấy là sự động viên chân chính.
Cũng như khi sờ bưởi thì có ý nhắn nhủ rằng ta muốn có một món lễ xuân
dâng cúng tiên tổ, hoặc làm quà cho người thương.
Nhà Bảo nằm ngay chỗ giao của hai con
đường làng. Mỗi buổi sáng mấy cô gái quê thường đi qua thả những mùi
hương tóc gội bồ kết, hay là trả tiếng cười khẽ khi gặp lời chào ban mai
của chàng trai tuổi yêu. Mấy lần ngủ lại ở nhà Bảo, sáng thức dậy tôi
đã nhận ra rất nhiều tín hiệu duyên dáng của ngày mới. Một chòm hoa bưởi
trắng nội kết trong tàng lá xanh tự bao giờ vẫn giữ nét khôi nguyên và
bung nụ như mở tấm lòng thơm thảo muốn hiến dâng. Có khi len lỏi giữa
những vòm bưởi là chú chim sẻ vuốt cánh đánh nhẹ vào mấy chiếc lá, hoặc
chim liếc mỏ sừng vào vỏ trái. Thành ra, trái bưởi có những chỗ bóng
loáng lên như thứ gỗ được mài nhẵn. Mỗi trái bưởi hệt một khuôn mặt tròn
đầy của thiếu nữ với làn da mịn màng được nuôi dưỡng bởi lớp kem sương
xuyên đêm. Ba của Bảo đang bệnh, bây giờ mỗi ngày phải dìu ông đi quanh
sân nhà, ra ngõ cho ông chạm vịn vào cây cối một chốc. Lần tôi dìu ông
ra ngõ, ông nắm vào cuống trái bưởi cố gắng nân lên rồi ú ớ vài tiếng
không rõ. Tôi hỏi có phải lấy tre chống cho cành đừng trĩu xuống không?
Ông gật đầu lia lịa và rạng mắt mừng vì có người hiểu mình. Từ đó tôi
biết rằng tình yêu thiên nhiên đã nâng đỡ rất nhiều cho con người. Trong
nỗi bệnh tật, người ta làm bạn với cây cối, biết cách nâng niu và trân
trọng sự sống thuần hậu.
Ngõ quê ít khi kín cổng cao tường, thay
vào đó là một cây cho quả vắt nhành sang làm cổng và hàng cây leo dựng
tường. Những loại cây leo làm phên dậu như mướp hay mùng tơi. Từ cuối
mùa đông người quê rào tre làm phên và ươm hạt trong những túi nhỏ. Khi
cây chừng một gang tay, bắt đầu ra tua cuốn thì xé bao đem trồng ở dưới
những hàng phên. Vài bữa sau cây đã bắt ngọn leo lên và phủ xanh lá. Có
nhà làm phên ngay ở hai bên lối vào, rồi bắc thêm phên ngang phía trên
để trồng mướp. Đến khi mướp phủ kín, đi vào ngõ nhận ra ngay niềm hiếu
khách của gia chủ, hồ như đấy là niềm hạnh phúc tao ngộ của người nhà
quê. Có lần tôi lên nhà Đăng chơi, gã chỉ tay ra ngõ và khoe cái giàn
mướp mới gầy tre: vài bữa nữa nó lên xanh đẹp lắm! Rồi đôi mắt gã mơ
màng nghĩ đến một cuộc hôn nhân trong kỳ mướp cho quả. Từng trái xanh
non vắt xuống vừa chạm đầu nàng dâu mới. Sẽ có vài con ong chơi trò đuổi
bắt, chúng xuyên qua vòm rồi bò quanh trái mướp. Cuộc tự tình mỗi sớm
mai hay khi chiều về của đôi lứa dưới vòm lá sẽ lãng mạn biết bao. Cây
còn xanh đúng mùa, ngõ vẫn chờ đúng hẹn, nghĩa là tuổi xuân của bạn còn
phơi phới. Biết bao lần ngồi với Đăng trên lớp cỏ ven đê, giữa đêm trăng
mọc muộn phía đầu làng để nói về niềm tin yêu cuộc sống. Và mỗi độ xuân
về, tôi đều nhận ra thiên nhiên bao la đã choàng lên mảnh làng bé nhỏ
của mình những gửi gắm lạc quan. Trong sợi dây leo có tình gắn kết, dưới
tờ lá xanh có sự chở che, quả đầu mùa móc cuống vào giàn có nguồn nâng
đỡ. Bởi thế mà quê hương luôn hiện hữu trong từng ý nghĩ của bạn bè.
Mảnh vườn bên cạnh lối vào, người quê
thường dùng để trồng rau màu, các loại rau kẹp ăn sống ăn quanh năm.
Riêng cải thì chỉ thích hợp vào mùa xuân nên đến độ này, người ta ưu
tiên đất để trỉa cải. Và không phụ lòng người trồng, cải làm màu xanh
non tươi mơn mởn. Hạt cải chỉ cần trỉa xuống độ vài hôm là có thể nhổ ăn
được rồi. Đi vào ngõ nhà Đăng, vườn cải trải ra một tấm thảm xanh dịu
dàng. Có lẽ đó là màu xanh ngây thơ nhất, một thứ gam màu lạnh chưa hề
nghĩ ngợi đến tuổi đời của mình.
Niềm vui của người làng không phải là của
cải, mà đó là vật phẩm thiên nhiên. Bởi thế nên bà con khen nhau cái
cây sây trái, cái vườn xanh tươi chứ ít khi khen của nả trong nhà. Đến
chơi với nhau cũng muốn đứng ngoài sân vườn, hưởng cái bầu không khí yên
tĩnh. Chén nước trà đãi bôi đôi khi chưa thực sự là niềm thân giao bằng
lời mời chào của ngõ cây xanh. Tôi học được điều này qua những lần đi
chơi với Bảo. Cứ thấy nhà ai có nhiều cây xanh là Bảo ghé vào chơi một
cách tự nhiên, rồi nói chuyện sinh vật cảnh với gia chủ y hệt bạn quen
từ thuở nào. Thế đấy, cây cối đã nối một vòng tay thân thiện cho con
người.
Hồi ấy tôi và Sum hay đi qua đường làng
Đại Hòa, bên cạnh đình làng có một ngôi nhà rậm rạp cây cối. Hai đứa có ý
“sợ” cái nhà này vì nó kín đáo quá. Không ngờ vài bữa sau mới biết đó
là nhà Phương Oanh, một người bạn gái của tôi. Buổi tối đầu tiên tôi
đánh bạo vào nhà Oanh chơi, bạn mời ngồi ở ngoài sân. Mới đầu thấy hơi
buồn, nhưng ngồi một lúc thì hương cau từ ngõ tràn vào thơm ngát, gió
đêm lạc qua lá khẽ tiếng xôn xao. Tôi chưa kịp quở một lời nào thì
Phương Oanh nói trước:
- Bạn đến chơi mà không có gì mời cả!
Trời ơi, cả một khu vườn với rất thanh âm
trìu mến và hương thơm quyến rũ như thế chưa đủ hay sao. Phải quý lắm
bạn mới cho ngồi ở sân để hưởng thứ ân sủng dồi dào của thiên nhiên.
Chính những buổi tối như thế đã dậy lên trong tâm hồn tôi niềm yêu khôn
tả và khắc lại hình ảnh một của quê nhà thân quen quá đỗi. Những đêm
trăng đầu xuân, ngõ quê ảo mờ như dáng dấp khuynh thành mà duyên dáng,
kín kẽ mà điệu đà.
Ngõ nhà gắn với nhiều kỷ niệm tuổi thơ
nghịch ngợm của tôi. Hồi ở nhà còn cây vú sữa, tôi hay hái sẵn một chùm
trái xoan (thầu đâu) leo lên trên chãng ba và ngồi vắt vẻo ở đó nhìn
xuống. Đầu năm, chú tôi dắt một o con gái về nhà chơi. Tôi ngồi trên đó
lặt từng trái loan tròn búng xuống chọc chơi. Chú tôi giận lắm nhưng
không dám mắng, còn o con gái nớ chắc là không giận nên mới đồng ý lấy
chú. Lần khác, đám bạn trong xóm núp sau dậu mùng tơi, đến khi có đôi
trai gái đi qua thì cả lũ bạn nhảy ra hát: Cô dâu chú rể, làm bể bình
bông. Xong, tất cả bỏ chạy để lại tiếng cười trêu đùa nơi ngõ.
Mùa xuân, đến bất cứ nhà ai chơi đều nhận
thấy sự trổi dậy mãnh liệt ngay từ ngoài cánh cửa khu vườn. Mùi thơm
mộc mạc của hoa cau, hay mùi bàng phấn tuyền đặc của dạ lý hương lan tỏa
như thứ men xuân đắm say. Mỗi lá cây mỗi trái ngọt đều hết mình làm tốt
nhiệm vụ kế nhiệm mà tổ tiên của chúng đã gầy dựng và giao phó. Chợt
nhớ đến câu văn trong sớ cúng họ tộc: “Triệu tổ tiền bồi thùy vạn cổ/
Phụng tiên tư hiếu báo tam xuân”. Cả con người cũng phải góp phần bồi tù
cho thiên nhiên để làm nên mùa xuân đẹp tươi.
Tạp chí Văn Hiến Phương Nam, số 3
Mùa xuân chạm ngõ quê tôi
Khi gió chướng bất chợt phất qua khung cửa
lòng tôi bỗng nao nao, rũ mềm. Tôi nhớ quay quắt những mùa tết cũ ở quê
nhà. Nhớ đến nghẹn thở những ngày cùng người thân, bạn bè gom nhặt từng
chút một để làm nên mùa xuân đạm bạc, khó quên.
Vừa sang tháng chạp, ẩn trong vẻ tĩnh lặng làng quê
là những gợn sóng ngầm náo nức, xen lẫn âu lo. Tôi bắt gặp tiếng chắc
lưỡi hít hà: "Mau quá! Lại sắp tết rồi. Khổ tới nơi!”. Người thích than
thở nhất là bà ngoại
Bà đi ra đi vào nhìn lên cái tủ thờ lạnh lẽo, trống
trơn rồi đảo mắt vào cái bếp la liệt xoong nồi đen kịn lọ nghẹ treo cặp
vách lá. Bà hạ thấp tầm nhìn xuống cái hũ gạo bé tẹo lúc nào cũng không
đầy đến một phần tư.
Ngoại ra ngồi trên cái chõng tre, têm vội miếng trầu,
đặt vào cái ống ngoáy vàng xỉn giầm tan nát lá trầu xanh đến khi nó
chuyển sang màu máu. Bấy giờ mọi người lén đi nơi khác, để bà yên với
những giọt nước mắt chực trào xuống đôi má hóp.
Mẹ bắt đầu quảy gánh hàng ra chợ sớm hơn và đến tối
mịt mới quay về. Thỉnh thoảng mẹ lôi từ trong cái thúng khúc vải ú nâu
để may áo cho bà, khi thì khúc vải kaki để may quần cho ông. Có hôm là
một bộ đồ hoa vàng cho tôi. Mẹ cứ thầm lặng tha về từng món, chậm rãi,
đủng đỉnh như không có gì phải vội.
Khi nghe tôi khoe, lũ bạn cằn nhằn: "Sao dì không mua
một lần mà cứ vài ba bữa “rước” một món cho mắc công tụi tao… nôn nao
từng chặp vậy hả?” Dù vậy tôi biết chúng hiểu. Bởi mẹ chúng có khác gì
đâu. Cả tuần nhịn ăn sáng, cắn răng bớt thức ăn chiều mới gom đủ tiền
mua một cái áo loại rẻ tiền sực nức mùi hồ vải.
Bác Tư, mẹ Hạnh, là "trùm sò" nhất. Bao giờ bà cũng
lựa màu sặc sỡ, dài rộng để… trừ hao sang năm mặc vẫn vừa. Vì vậy khi
trông thấy Hạnh xúng xính trong bộ đồ màu xanh đọt chuối mà lưng quần
phải kéo lên tận ngực cho khỏi vấp, áo lại dài tới đầu gối, tụi tôi bò
ra cười. Nỗi vui cứ ngất ngưởng tận chín tầng mây.
Sau mỗi buổi học bọn tôi vác bao đi hốt lá dầu khô
hoặc nhặt củi để dành ba ngày tết nhóm bếp. Tôi xếp cẩn thận từng xấp lá
vào bao. Nhờ vậy nó nhiều đến nỗi khi hai đứa bạn khiêng đặt lên lưng
tôi thì tôi té sấp vì nặng. Thằng Phong càu nhàu: ”Đồ tham lam! Lá chứ
phải tiền đâu mà mầy hốt cho cố, cõng nặng le lưỡi cho biết thân!”.
Tôi nhớ đến đôi quang gánh ngày ngày oằn nặng trên
vai mẹ khiến dáng người còng xuống như một dấu hỏi giữa trời chiều. Tôi
bỗng trở thành lực sĩ, vác cái bao nhẹ tênh như thể vác mây trên trời.
Khi chái bếp đầy củi, chúng tôi chuyển sang việc bám
theo mấy người tát đìa cá. Tôi hăng hái lội xuống sình phụ xách giỏ. Tôi
thừa biết khi xong việc thế nào người ta cũng ném cho vài con cá
ngộp. Chỉ chờ có vậy chúng tôi mang “chiến lợi phẩm” chạy về nhà giao
cho người lớn. Ngoại làm sạch rồi ướp muối, phơi khô, tết đến đem nướng
chấm nước mắm me, lúc đó thì thượng đế cũng phải tràn nước bọt ra bên
khóe.
Nhà tôi nghèo nên không có mùa xuân nào gói bánh
tét. Mãi đến ngày 30 tết mẹ mới mua về một, hai đòn để cúng kiến rước
ông bà. Bao giờ mẹ cũng dùng sợi chỉ cắt thành sáu khoanh để chia đều
cho mỗi người. Và bao giờ mẹ với bà cũng giành miếng bìa vì ngán mỡ và
đậu. Tôi ngạc nhiên lắm. Mãi đến khi có con tôi mới hiểu lòng bà và
mẹ...
Đã bao mùa tết tôi không có dịp quay về chốn cũ. Để
rồi cứ ngậm nỗi buồn tưởng tiếc những mùa qua. Và, khi tiếng chuông
chùa ngân nga giữa đêm trừ tịch, báo hiệu khoảnh khắc giao mùa đã điểm,
tôi thắp nén hương trầm lạy tạ tổ tiên rồi khai bút.
Tôi trải lên trang giấy nỗi nhớ dạt dào những ngày mùa xuân chạm ngõ quê tôi.
NGUYỄN THỊ MÂY
Mưa phùn giăng kín ngõ quê
Điều làm tôi day dứt nhất khi bước chân lên chuyến tàu hành hương phương Nam
cuối đông năm ấy là những cơn mưa phùn. Buổi sáng, mẹ tiễn tôi ở ga
Hàng Cỏ, mưa phùn vướng vào chân tôi, giăng giăng bảng lảng trong ánh
nhìn thân thương của mẹ, làm tôi nao lòng chực khóc. Trời mùa đông se
lạnh, mẹ mặc chiếc áo bông cũ màu nâu vẫy vẫy dưới sân ga, chỉ có mưa ở
cùng mẹ khi chuyến tàu mang số hiệu SE3 chuyển bánh…
Không
hiểu sao những buổi sáng mưa phùn cứ làm tôi nhớ lâu và day dứt mãi.
Cũng thật tình cờ, rất nhiều những kỷ niệm tuổi thơ tôi đều ở dưới mưa
phùn. Mưa phùn miền Bắc là thứ mưa tựa như vô hình, nhẹ nhàng như sương
mỏng, lây rây thành từng sợi, như tơ trời mà nâng níu chân người đến lạ.
Còn
nhớ những buổi chợ sáng, mẹ dậy thật sớm gánh chuối ra chợ bán. Tôi
cũng dậy lẽo đẽo theo mẹ đi chợ. Ngoài ngõ, dưới những cành xoan nở hoa
tim tím, mưa phùn giăng giăng cộng với sương muối thấm vào da thịt lạnh
buốt. Con đường đất trước ngõ không sũng nước nhưng âm ẩm vì mưa giăng
cả đêm, chỉ những bụi cỏ gà là hớn hở ra mặt đón những cơn mưa phùn
triền miên dễ đến mấy ngày ấy, coi đó như một ân huệ của đất trời ban
phát trước ngưỡng cửa mùa xuân.
Mưa
phùn thực ra không lãng mạn như lời tôi kể. Nó làm cho cuộc sống mưu
sinh của gia đình tôi ngày đó thêm khó khăn bội phần. Mưa phùn làm cho
vườn cà chua ba trồng khó đậu quả, do nụ hoa hay bị sun lại vì lạnh.
Nhìn cơn mưa phùn, ba thường thở dài, bảo lại sắp mất mùa cà chua. Tuy
vậy, ba vẫn tỉ mẩn lấy những tấm ni-lông che chắn từng cây cà chua cẩn
thận với hy vọng sẽ vớt vát được một số quả. Vườn cà chua nhà tôi luôn
thu hoạch vào dịp áp tết nên rất nhiều hy vọng trông chờ vào nó. Có thể
hai anh em tôi sẽ không có quần áo mới, những gói mứt tết thơm ngon hay
những đồng tiền lì xì mới cứng nếu vườn cà chua của ba không đậu quả.
Còn nội, nội thường nhìn ra ngoài ngõ, nơi mưa phùn giăng mắc suốt đêm
đọng từng giọt như châu sa trên giàn bầu cuối vụ mà chép miệng, chắc mấy
tay trầu cũng không chịu được mưa phùn và sương muối lại héo hết. Và
tết, nội cũng không có trầu ăn hay mời mấy người bạn già trong xóm. Đó
là nỗi buồn không chỉ riêng nội vì giàn trầu nhà tôi vẫn thường dành cho
các gia đình trong xóm.
Vậy nhưng không hiểu sao, khi vào miền Nam
sống xa nhà, cái làm tôi nhớ nhất lại là những cơn mưa phùn. Nhớ mỗi
buổi sớm thức dậy, dụi mắt nhìn ra ngoài ngõ, nơi con đường làng dài hun
hút với thảm cỏ xanh mướt mà mọc đều hai bên. Ở giữa, một màu đỏ phù sa
mịn màng đồng bãi in hằn dấu dép tổ ong của tôi và lũ trẻ trong xóm
những buổi đi học sao mà thân thương quá đỗi. Mưa phùn làm mọi cái dường
như đều mới mẻ, trinh nguyên hơn. Từ hàng xà cừ cho đến cánh đồng ngô
đang trổ cờ, phấn hoa bay phấp phới. Rồi cả nương dâu cũng hùa vào nhu
nhú những chiếc lá non tí xíu nơi nhánh cây cụt ngắn cũn cỡn. Khi đứng
trên đê nhìn phía làng, thấy mưa phùn như một họa sĩ tài ba vẩy lên cảnh
vật đồng quê những gam màu tinh tươm tràn trề sự sống. Mưa giục giã đất
trời sinh sôi, mưa đánh thức giấc ngủ đông dài của muôn loài, mưa như
hồi chuông báo, mùa xuân sắp sửa về, đâu đó trong giá rét và gió hiu
hiu.
Năm
nay, tôi lại về quê vào dịp cuối năm. Sau một đêm dài ngủ dậy, nhìn ra
mưa phùn đã phủ khắp ngõ quê tự bao giờ. Kỷ niệm xưa theo những sợi mưa
mỏng mảnh không chỉ giăng kín hàng xoan già mà còn kín cả tâm hồn tôi,
đong đầy hình bóng nội thân yêu. Chợt nhói lòng vì một nhẽ, những cơn
mưa phùn giờ không còn là gánh nặng mưu sinh như ngày xưa nữa, nhưng nó
vẫn làm tôi buồn vô hạn, vì giàn trầu không và nội đã không còn…
Tạp bút: ĐOÀN ĐẠI TRÍ