Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

NTV 51 - Sư Phạm ơi


TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA - Đặng Thế Luân vs Tâm Đoan

 Sư Phạm ơi !......

Sư Phạm ơi, giờ thôi đã xa.....
Những ngày hoa mộng như thoảng qua !
Muốn tìm hơi ấm thân tình cũ,
Hình ảnh trường xưa, ký ức nhoà !!

Hoa còng sân cũ đâu còn nữa !?
Tà áo dài ai bay thướt tha......,
Biết bao đôi bóng bên khung cửa ?
Nhìn xuống "đồi còng" thương sắc hoa......
 
 Đâu nào sân cỏ "tâm tình", ...ngắm ?
Bỗng thấy thầm yêu một dáng người.......
Hoa còng vương vấn bay theo gió ,
Ôn bài mà nhớ....nụ cười tươi ....!

Mấy "ai " mơ kết hoa còng ấy ,
Để tặng riêng "ai " một sắc hồng ?
Và tấm tình riêng chừ để lại......
Sân cỏ, hoa còng ấy...... sắc không !!

Một mình trở lại thăm trường cũ,
Nhớ thời thơ mộng xưa đã qua.....
Hoa còng, sân cỏ đâu còn nữa ?
Tìm bóng bạn xưa...mắt lệ nhòa !!
NM
    
              Hoa còng "xưa"        
Nầy em có phải hoa còng xưa ?
Nào ai có biết, em "Hoa Mưa" !?
"Mưa" khoe sắc thắm trong màu nắng,
Hồng cả sân trường Sư Phạm xưa......!!
NM
  

Các Ca Khúc Về Thầy Giáo

Người đưa đò năm cũ.....
(Kính dâng hương linh
Cô Khưu Sĩ Huệ)
Đò xưa bến cũ còn đây,
Người đưa đò cũ năm nay đâu còn ?....
Quay về với tấc lòng son,
Nhớ cô ngày ấy, nhớ con đò chiều....
Giữa ngàn lau lách quạnh hiu,
Bóng ai thấp thoáng ráng chiều nhớ mong,
Bao lần đưa khách sang sông,
Bấy nhiêu ước vọng theo người ra đi....
Gió chiều thoảng tiếng thầm thì,
Lời tri ân cũ khắc ghi trong lòng.....
Vẫn còn đó khách sang sông,
Mà người đón khách sao không trên đò ?!
Từ đây không phải âu lo ,
Từ đây hết những đắn đo muộn phiền....
Giờ người chuyển bến lên thuyền,
Căng buồm theo gió về miền an vui ...

NM

Người lái đò trên sông Tri Thức
   Chiếc xe đò liên tỉnh đưa tôi về thăm quê ngoại thân yêu sau bao nhiêu năm xa cách. Xuống xe, tôi đi bách bộ trên con đường trải cát thẳng tắp. Thoang thoảng trong gió hương cau, hương bưởi ngọt ngào. Cảnh vật gần như đều thay đổi, chỉ có dòng sông quê hương vẫn xuôi chảy êm đềm như ngày nào. Hàng dứa xanh vẫn soi mình dưới mặt sông đang đưa tay vẫy chào đứa con thân yêu trở lại. Bên đường mọc lên nhiều ngôi nhà mới, mái ngói đỏ tươi. Thấp thoáng trong các vườn cây xanh um là vô số chùm quýt sai oằn, da đã ửng vàng, hấp dẫn vô cùng. Cây trái đặc biệt của quê hương tôi đó. Những cột điện cao vút đứng thành hàng thẳng tắp làm lòng tôi reo vui: “Ðiện đã về đây rồi!” Quanh tôi, cảnh vật tươpi đẹp hơn, chứng tỏ cuộc sống cuả dân làng tôi sung túc hơn xưa.
    Bước chân thoăn thoắt đưa tôi đến một bến sông thân quen và tôi bàng hoàng đứng lặng. Chiếc cầu quen thuộc đâu rồi? Chiếc cầu bằng gỗ rộng chừng hai mét bắc ngang sông ghi lại những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi không còn nữa. Chỉ còn lại một bến sông vắng lặng và bên kia sông có một chiếc đò đang thẫn thờ cắm sào gối bãi. Tim tôi như thắt lại và lệ bỗng tràn mi.
    Một người đàn bà đang bế một đứa con gái, tay dắt một đứa con trai đang đi đến.
    - Cô chờ đò à? Tôi cũng sang bên đó.
    - Dạ quê ngoại cháu ở bên kia sông. Lâu lắm rồi cháu mới về thăm. Dì làm ơn cho biết cây cầu này đã dở từ bao giờ?
    - Cô mới về nên không biết. Cây cầu hư mục hết rồi, người ta dở đã gần một năm nay.
    - Dở cầu rồi làm sao học sinh sang sông đi học được hả dì?
    - Trường học bên kia bây giờ là chỗ làm việc của Liên tập đoàn, trường đã dời về cạnh Ủy Ban nhân dân ở gần chợ. Trường mới cất vách tường, mái ngói đẹp lắm. Ở đây cần qua lại thì đã có đò cuả cô Sáu. Ðể tôi gọi đò cho... cô Sáu ơi! Cho qua đò...
    Bên kia sông, một người đàn bà đội nón lá chạy xuống nhổ sào, đẩy chiếc đò ra. Chiếc đò nhỏ bập bềnh trên sóng nước. Một thanh niên ăn mặc sang trọng, tay xách một túi lạp xưởng và một xâu cá khô, tay kia cầm một cặp rượu ngon thong thả đi xuống bến.
    Anh ta đứng cạnh chúng tôi chờ đò. Nhìn người thanh niên, tôi thấy quen quen. Một vết sẹo nằm chéo xuống thái dương bên trái nhắc tôi nhớ lại. Ðúng là Quân rồi! Cái sẹo của một lần té đau vì nghịch ngợm. Quân cùng học với tôi suốt thời gian ở cấp I.
    Nhiều năm trời xa quê, tôi thay đổi nhiều nên Quân chưa nhận ra. Quân nhìn tôi từ đầu xuống chân. Gió sông lồng lộng thổi bật hai thà áo dài làm tôi luống cuống. Cái nhìn đầy vẻ sống sượng như bị cuốn hút của Quân làm tắt ngấm mối thiện cảm của tôi.
    Tôi bỗng bỏ ý định chào hỏi bạn mà quay mặt nhìn ra sông.
    Chiếc đò thuận gió lặng lẽ vượt dòng và từ từ vào bến. Tôi đưa tay dắt đứa bé trai xuống đò theo người đàn bà. Quân xuống sau cùng nên ngồi trước mũi đò. Tay anh khoanh lại trước ngực, vẫn tiếp tục nhìn như xoáy vào người tôi. Ðò từ từ quay mũi ra khỏi bến. Nước sông hôm nay đục chảy cuồn cuộn, cuốn theo những đám lục bình nở đầy hoa tím. Những đóa hoa giản dị của sông nước miền quê gắn bó bao kỷ niệm thời thơ ấu, cho đến bây giờ vẫn còn làm lòng tôi rung động. Chiếc dầm để dưới tay Quân nhưng anh không bơi tiếp người đàn bà lái đò. Gió sông lồng lộng thổi ngược. Chiếc đò lắc lư tiến lên một cách nhọc nhằn. Từng nhịp chèo nặng nề chống chọi sức nước, sức gió như một người bệnh đang cố gắng trở mình. Người đàn bà tay đang giữ chặt hai cháu bé buột miệng.
    - Nước ngược, gió ngược như thế này, chèo mà đứt gân, cô Sáu ơi!
    Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng gió vù vù trên mặt sông, tiếng mái chèo bì bõm, tiếng sóng vỗ ì oạp vào mạng đò... Không dằn lòng được, tôi nhìn Quân, anh ta đang ngồi thản nhiên vuốt ve hai chai rượu quí... Tôi chồm tới, nắm lấy cây dầm để dưới chỗ Quân ngồi, tựa đầu gối lên túi xách, tôi bậm môi bơi tiếp người đàn bà. Từng mái dầm quấy mạnh vào dòng nước đục. Mặc cho gió tung bay hai tà áo, trong tư thế này tôi không còn khép nép được nữa. Quân tròn mắt nhìn tôi thoáng chút bối rối. Tôi chẳng thèm nhìn lại anh ta. Sức lực tập trung vào mái dầm đấu tranh với dòng nước chảy xiết. Mồ hôi vả ra trên trán, chảy dài xuống má. Mồ hôi rịn ra ướt đẩm lưng áo. Người chèo, người bơi cật lực như vậy chiếc đò mới từ từ vào bến an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Mọi người lên bến. Tôi rút khăn lau mồ hôi trán, trong khi Quân trả tiền cho người chủ đò. Người đàn bà tròn mắt ngạc nhiên rồi khoác tay không nhận:
    - Quân, em cất đi... Làm việc ở Liên tập đoàn lương bổng là bao! Có bao giờ cô nhận tiền đò của em đâu. Sao hôm nay em khách sáo vậy?
    Quân cười, nhún vai rồi bỏ tiền vào túi nhưng vẫn chưa đi, hình như đang đứng chờ tôi. Tôi bước đến bên người đàn bà và không còn tin ở mắt mình nữa. Cô tôi đây sao? Cô tôi thay đổi như thế này sao?! Tôi không thể nào lầm được. Tóc cô tôi đã bạc nửa mái đầu, mặt hơi thon hơn xưa, da sạm đi vì nắng gió, nhưng tôi nhận ra cô ngay khi nghe lại giọng nói trầm ấm thân quen đã thấm sâu vào lòng tôi, vào tim tôi. Giọng nói ngọt ngào đã rèn cho tôi thành một học sinh giỏi văn, thi cử hiển đạt. Giọng nói thu hút đã đưa tôi vào một thời hoa mộng thần tiên của năm cuối cấp I, ảnh hưởng suốt quá trình học tập vươn lên của tôi. Tôi bước đến nắm lấy tay cô, nước mắt rưng rưng:
    - Cô ơi, cô còn nhớ em không?
    Cô ngạc nhiên nhìn tôi, môi run run:
    - Em... em có phải Cẩm Hồng không?...
    Cô trò nắm lấy tay nhau, nghẹn ngào, xúc động. Quân ngỡ ngàng nhìn tôi giây lát rồi quay mặt bước đi. Cô tôi tháo chiếc khăn choàng trên đầu, lau khuôn mặt còn đầm đìa mồ hôi. Cô dẫn tôi vào căn nhà lá nhỏ ở bến sông. Nhà chỉ có một chiếc giường, một bàn viết và một kệ đầy những sách. Tất cả đều nói lên sự thanh bạch của một nhà giáo.
    - Cô ơi, cô còn dạy học không cô?
    - Cô nghỉ hưu đã một năm nay rồi em, nghỉ từ lúc ngôi trường dời về phố chợ.
    - Sao cô không chọn nghề khác mà đưa đò vậy cô?
    - Cô yêu mến chốn này, yêu mến ngôi trường cũ kỹ này, mặc dù bây giờ nó là nơi Liên tập đoàn làm việc... nhưng cô không muốn xa nó. Nó gắn bó với cuộc đời cô trong ba mươi năm giảng dạy. Cô chấp nhận kiếp sống của một giáo viên về hưu hẩm hiu, đạm bạc... ở lại bến sông làm nghề đưa đò.
    - Ðưa đò... cực khổ quá cô ơi!
    Cô tôi cười, trên gương mặt có nhiều nét già nua hơn xưa, nhưng nụ cười của cô vẫn trẻ.
    - Ngày trước cô cũng đưa đò... đưa rước các em trên dòng sông tri thức. Bây giờ cô cũng tiếp tục... đưa đò. Làm nghề nào cũng có cái cực, nhưng cũng có niềm vui riêng của nó em ạ. Tại bến sông này cô thường gặp lại những học sinh đã trưởng thành. Có em đã đi bộ đội, có em vẫn còn là sinh viên, có em đã lập gia đình tay bồng tay dắt trẻ. Nhiều em đã quên cô, nhưng cũng có những em là giáo viên hoặc hiệu trưởng cấp II cấp III kính mến cô như ngày xưa.
    - Gặp lại cô, em bỗng nhớ đến “Câu chuyện một dòng sông” mà cô đã kể cho em nghe. Chuyện thật hay và cảm động, cô còn nhớ không?
    - Làm sao cô quên được tác phẩm làm rung động trái tim non nớt của cô lúc cô mới học cấp II. Ngày trước cô giảng như thế nhưng đến bây giờ cô mới hiểu được ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn gởi gắm cho mình.
    - Cô ơi! Dòng sông và cô có khi nào tâm sự với nhau không?
    - Ðối với người sống về nội tâm thì chuyện ấy rất thông thường. Cô sống một cuộc sống thực tế mà thơ mộng, thanh bần mà an lạc...
    - Cô đưa đò vất vả quá mà đủ sống không cô?
    - Có gì đâu em, ai cho hay không cho cũng được. Lúc rãnh, cô sáng tác thêm. Cuộc sống tuy đạm bạc, nhưng cô vẫn giúp ích được cho người khác, thế mới vui. Ðâu phải mình chỉ sống cho mình.
    Có hai người khách đến chờ đò.
    - Em chờ cô một lát nhé. Cô trò mới gặp nhau, còn nhiều điều tâm sự mà...
    - Xin phép cô, bây giờ em về nhà cậu ruột. Chiều mai em sẽ trở lại thăm cô.
    Cô gật đầu có bẻ buồn buồn rồi vội vã xuống bến. Nhìn dáng người gầy gầy của cô trong chiếc áo bà ba trắng và cái nón lá cũ, tôi thấy lòng rưng rưng buồn. Bao kỷ niệm xưa dồn dập hiện về..

    Cô là giáo viên chủ nhiệm khi tôi học cấp I. Cô đã tận tụy rèn luyện cho tôi thi đổ học sinh giỏi văn vòng huyện và vòng tỉnh. Cô bỏ ra không biết bao nhiêu thì giờ và trí tuệ để giảng dạy cho tôi, từ lúc câu văn tôi đặt chưa có hình ảnh, màu sắc cho đến lúc câu văn sinh động, biết sử dụng những biện pháp tu từ. Cô không nệ hà khó nhọc luyện cho tôi có óc quan sát, biết nhận xét và giàu tưởng tượng để có thể viết được những truyện ngắn nhỏ. Cô đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú và có sức rung động nhạy bén.
    Có lần, tôi mải mê chơi chòi, đến giờ học bồi dưỡng tôi vẫn không đi. Không có gì vô lý cho bằng bỏ cuộc chơi đầy thú vị để ghì đầu vào những bài văn khô khan, đầy sức tưởng tượng. Ðang hý hoáy xé lá chuối làm bánh tằm thì tôi nghe tiếng cô gõ cửa và gọi:
    - Cẩm Hồng ơi, em có nhà không?
    Hai chị em tôi chơi khuất trong góc sân nên cô không trông thấy. Tôi chạy ra ôm lấy cô từ sau lưng. Cô quay lại ân cần sờ trán tôi:
    - Ôi, cô tưởng là em bệnh rồi. Bộ mê chơi em không nhớ giờ học à?
    Tôi quên phắt mình là một đứa trẻ trốn học, nũng nịu nói với cô.
    - Học nhiều... em mệt quá! Hôm nay em nghỉ một bữa nghen cô... Em đang... chơi chòi.
    Cô cười, nụ cười của cô hiền lành như một bà tiên. Cô xoa đầu tôi:
    - Ờ, hôm nay cô cũng... mệt. Thôi, cô trò mình cùng chơi chòi một bữa...
    Thế rồi chiều hôm ấy, trên chiếc chiếu manh trong góc sân, bé Hoa gối đầu lên đùi cô ngủ, tay còn cầm sợi dây đưa võng búp bê. Tôi ngồi bên cạnh cô, say sưa nghe cô kể chuyện “Búp sen xanh”.
    Từ đó cô trò tôi càng khắn khít với nhau hơn. Mỗi ngày cô giảng cho tôi nghe thật nhiều. Lối dạy văn vừa chơi vừa học của cô ảnh hưởng tốt cho việc rèn luyện của tôi (vì sức khỏe kém, bị gò bó tư tưởng là dễ nhức đầu lắm). Cô yêu tôi như con và tôi kính cô như mẹ. Tôi còn nhớ, sau khi tôi viết truyện “Dòng sông kỷ niệm” thèo dàn ý của cô, tôi đưa cho cô chấm. Cô dẫn tôi đi bách bộ trên chiếc cầu ván bắc ngang sông. Mặt sông rộng như một tấm gương khổng lồ, phản ánh hình ảnh nên thơ của làng tôi. Cô chỉ xuống dòng nước:
    - Em xem kỹ đi! Dòng nước hôm nay thế nào?
    - Dòng nước đục lờ, cuống theo những đám lục bình.
    - Thế sao em lại tả dòng sông quê hương bốn mùa nước trong leo lẻo. Có đúng không “bé con” của cô?
    - Nhưng... đối với em, con sông rất đẹp...
    - Ðúng. Tình cảm yêu mến quê hương làm cho ta thấy cảnh vật quê ta đẹp, nhưng văn chương có giá trị ở chỗ nói lên sự trung thực. Một tác phẩm nào dù có chỗ ta hư cấu đi nữa vẫn phải diễn đạt bằng sự rung động chân thành của con tim mình, sự kiện phải đúng sự thật bên ngoài. Nếu không, sẽ mất giá trị của bài văn.
    - Cô thường dẫn tôi đi tham quan cảnh đẹp quê hương. Những buổi chiều dạo chơi trên cánh đồng lúa, cô làm sẵn cho tôi một con diều giấy có cái đuôi dài thượt. Cô trò ngồi thảnh thơi nhìn cánh diều nhởn nhơ bay lượn. Nơi thảm cỏ xanh lấm tấm hoa trắng đầy thú vị đó, cô kể cho tôi nghe nhiều chuyện hay về các nhà văn trong và ngoài nước. Càng ngày cô càng nâng trình độ hiểu biết về văn của tôi vượt xa cấp I mà tôi không hề hay biết. Cuối mỗi buổi thả diều, tôi hoàn thành một đoạn văn và sung sướng được cô hôn lên mái tóc, hôn lên trán. Cả hai cô trò cùng cười, nắm tay nhau ra về. Có hôm, cô hì hục đạp xe chở tôi ra tận sông cái. Cô trò ngồi nhìn dòng sông rộng mên mông, gió thổi lào xào các bụi lau, sóng vỗ rì rầm vào bãi vắng. Cô chỉ tôi quan sát cảnh mặt trời lặn trên sông. Buổi đi tham quan lò gạch trời mưa to, hai cô trò không mang áo mưa nên phải trú mưa dưới một mái hiên. Cô ôm tôi vào lòng vừa để che mưa, vừa sưởi ấm cho tôi. Tôi sung sướng lại mong trời cứ mưa như thế này mãi.
    Lúc về, vô cùng vất vả vì phải lái xe lạch bạch trong bùn, hết sức cẩn thận để cho xe khỏi ngã... Kể làm sao cho hết những kỷ niệm đẹp cửa cô đối với tôi.
    Kỳ thi văn vòng toàn quốc năm ấy, tôi gặp đề bài: “Em hãy kể lại một câu chuyện của bản thân em có ý nghĩa ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tôi đã vận dụng tất cả số vốn văn chương của mình để nói lên tâm trạng một cô bé được vinh dự đi thi học sinh giỏi văn tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngồi trong phòng thi, tôi nhớ đến công lao nhọc nhằn của cô giáo đã tận tụy rèn văn cho mình ở vùng sông nước Ðồng Tháp xa xôi. Tôi đã để rơi những giọt nước mắt xúc động chân thành trên trang giấy thi... Không ngờ tôi lại thi đỗ vòng toàn quốc, đem lại vinh dự cho trường lớp, cho tỉnh nhà. Từ đó, tôi bước vào lĩnh vực sáng tác, nhờ cô gởi bài lên báo thiếu nhi.
    Mười năm đằng đẳng trôi qua, tôi theo ba mẹ ra tỉnh học. Ông bà ngoại tôi đã qua đời từ lâu. Lúc còn ở đây, tôi chỉ là một cô bé cấp I, bây giờ tôi đã là một sinh viên Ðại học Sư phạm. Hôm nay, tôi trở về thăm quê với bao nỗi hân hoan. Tôi cứ ngỡ là không được gặp cô, người đã nêu cao ngọn đuốc văn chương khai sáng cõi lòng tôi, nào ngờ có cuộc hạnh ngộ hôm nay với bao nỗi xúc động, nghẹn ngào.
    Tôi đã đi thăm mộ ông bà, viếng tất cả bà con hàng xóm, trước khi trở về tôi lại đến thăm cô. Cô trò tâm sự bên nhau suốt một đêm dài trong ngôi nhà lá ở ven sông:
    - Dòng sông hiền hòa này đem nước mát và phù sa bồ đắp ruộng đồng, nó như tình thương của cô đối với các em... “cho đi mà không lấy lại bao giờ”. Cô cũng nhờ dòng sông này chở bao trăn trở, muộn phiền của cô trôi dạc ra biển cả. Cô biết để mà vui sống, “mình vì mọi người”... góp phần cho các em thành đạt, đó là niềm vui của cô, mà đó cũng là một cách tỏ lòng nhớ ơn người thầy khả kính đã từng nuôi dạy cô nên người.
    Cuộc đời một cô giáo nghèo suốt ba mươi năm trời giảng dạy chỉ còn lại một chiếc đò hằng ngày đưa rước khách độ nhật. Cuộc sống vất vả mà thanh bạch, thế mà đêm đêm cô vẫn hăng say sáng tác để có tiền giúp đỡ các sinh viên đang học Ðại học Sư phạm gặp khó khăn. Cô nghèo nhưng tấm lòng cô quãng đại bao dung. Có ai biết người giáo viên đem ngọn đuốc trí tuệ đến cho đoàn học sinh đông đảo, đem ánh sáng văn chương soi rọi vào những nẽo tăm tối trong lòng mọi người lại sống trong một căn nhà nhỏ bé, ban đêm chỉ có ngọn đèn dầu lờ mờ, trong khi toàn xã nhà sáng choang ánh điện. Bên ngọn đèn hắt hiu ấy, người giáo viên về hưu vẫn nhẫn nại, âm thầm dệt những vần thơ tuyệt hảo, những bài văn trong sáng, làm cộng tác viên của các báo, tiếp tục xây dựng thế hệ mai sau.
    Trước khi xuống đò, tay tôi run run lén nhét vào hộc tủ bàn viết của cô một phong thư (tôi biết, nếu tôi đưa tận tay thì cô không bao giờ nhận):
    Ðồng Tháp, ngày... tháng... năm 1994.
    Cô kính yêu của em,
    Em không ngờ ngày về thăm quê còn gặp lại cô trong mừng vui và xúc động. Cô là người mẹ thứ hai trong cuộc đời em. Mười năm xa cô, em đã vâng lời cô theo đuổi sự nghiệp văn chương như một kiếp tằm cống hiến cho đời những sợi tơ vàng óng ánh. Cô là một tấm gương sáng cho em. Cuộc đời cô tận tụy hy sinh, chỉ nghĩ và lo cho người khác mà không nghĩ đến mình.
    Em viết truyện ngắn dự thi trong một nguyệt san và đã đoạt giải. Số tiền thưởng nhỏ bé này em xin tặng cô để cô mua một máy đuôi tôm đưa đò. Cô ơi, cô đã lớn tuổi rồi, sức khỏe suy kém, không còn đủ sức chống chọi với sóng gió trên sông đâu. Xin cô đừng từ chối. Thành quả của em ngày hôm nay bắt đâu là nhờ ở sự tận tụy dạy dỗ của cô.
    Em mong chiếc máy đuôi tôm sẽ giúp cô bớt nỗi nhọc nhằn, cũng như có em chèo chống bên cạnh cô. Mai đây ra trường, dầu em có đi nhận nhiệm sở ở chân trời góc biển nào em vẫn không quên được cô. Cô là người giáo viên bồi dưỡng văn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người, là người lái đò trên dòng sông tri thức đã đưa thế hệ trẻ tiến lên thành đạt. Cô đã cho tâm hồn em thêm phong phú, giúp đỡ em lớn lên đi vào đời bằng những bước chân vững vàng, cứng cáp.
    Ðứa học trò luôn nhớ ơn cô
    Cẩm Hồng.
    Cô đưa tôi sang sông. Cô trò chia tay nhau vô cùng bịn rịn. Tôi rảo bước trên con đường đầy nắng gió, vẫn còn thấy dáng gầy gầy của cô trên con đò nhỏ dõi mắt nhìn theo. Lệ tôi làm nhòa cảnh vật chung quanh.
    Mai đây ra trường, dầu nghiệp giáo nghèo, tôi vẫn tận tụy yêu nghề mến trẻ, vẫn kiên trì bám trường, bám lớp và tươi cười đứng trên bụt giảng nhờ tấm gương sáng của cô giáo kính yêu. 
Dương thị Hồng Lạc

Nghề Giáo Của Tôi

_Về rồi hả con? Hôm nay thế nào rồi?
_Cũng vậy thôi. Chả nơi nào chịu nhận con cả.
Nói xong, tôi buông phịch người xuống ghế sa-lông, uể oải, mệt mỏi, đã 1 tháng trôi qua kể từ khi tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm. Ước mơ của tôi là trở thành một cô giáo dạy Văn giỏi và tôi cũng đã rất cố gắng để đạt danh hiệu Á khoa trong kì thi tốt nghiệp. Nhưng trong một tháng, tôi đã đi gõ cửa nhiều trường nhưng chẳng nơi nào chịu nhận. Họ nói là phải tốt nghiệp Đại học trở lên. Thế là danh hiệu “Á khoa” đã trở nên vô ích , công sức hai năm rưỡi vất vả lao động cật lực của tôi coi như đi tong. Trước đây, thời còn đi học, tôi luôn đứng hành “top ten” trong lớp và môn Văn luôn là niềm tự hào của tôi. Tuy học giỏi nhưng tôi lại bất đắc dĩ thi vào trường Cao đẳng vì hoàn cảnh gia đình vất vả, bố mẹ không đủ tiền cho tôi vào Đại học.
Tôi đã từng say mê theo đuổi nghề nhà giáo nhưng càng theo đuổi nó, tôi lại càng tuyệt vọng.
Rồi một ngày mới lại bắt đầu, tôi ra khỏi nhà với tâm trạng mệt mỏi nhưng vẫn còn chút hy vọng. Tôi đi đến các trung tâm bồi dưỡng văn hóa và họ cũng đã làm cho chút hi vọng nhỏ nhoi ấy của tôi tắt dần. Mặt trời đứng bóng, tôi chán nản tự nhủ “Mình không có số làm cô giáo. Đành chọn nghề káhc vậy”. Những giọt nước mắt không biết đã trôi ra từ lúc nào, làm nóng bừng hai má. Tôi nhớ lại bao công sức mà tôi đã bỏ ra cho mơ ước trở thành giáo viên Văn của tôi mà bây giờ nó lại trở thành công cốc. Tôi lê bước về nhà.
Trên đường, tôi đi ngang qua một nơi đề bảng “Trường Bổ túc Văn hóa” và bảng thông báo: “Cần tuyển giáo viên dạy Văn”. Tôi vui mừng lắm và cũng rất hồi hộp và lo lắng không biết người ta có nhận mình không. Sau khi được chỉ dẫn đến văn phòng, tôi gõ cửa. Vì đã quen với những chuyện này nên tôi cũng cảm thấy tự tin. Một cô gái trẻ mở cửa và nhẹ nhàng hỏi:
_Cô cần chi?
_Tôi thấy thông báo trước cổng nên muốn tới đây xin ứng tuyển – Tôi nói với một giọng hơi run nhưng khá tự tin. Cô gái trẻ dẫn tôi đến gặp một người, có lẽ là người cho dán thông báo, một người đàn ông trung niên, nước da sạm, gương mặt phúc hậu, nhìn tôi, bắt tay tôi rồi nói với tôi một giọng sang sảng:
_Chào cô, tôi nghe thư kí nói là cô muốn xin việc ở đây đúng không? Mời cô ngồi.
_Vâng, chào anh. Vừa nói, tôi vừa hồi hộp, lo lắng.
Sau đó, ông ta hỏi tôi, cũng những câu hỏi giống như những nơi mà tôi đã đến xin việc.
_Cô tên gì? – Ông ta hỏi.
_Dạ, tôi tên Phan Thanh Tâm ạ.
_Thế năm nay cô bao nhiêu tuổi?
_Năm nay, tôi 20.
Rồi ông ta hỏi đến địa chỉ, điện thoại, tên cha mẹ, hoàn cảnh gia đình... Tôi trả lời và dần dần cảm thấy bớt lo lắng hơn.
Ông ta hỏi về trình độ học vấn của tôi và tôi trả lời một cách tự tinh rằng tôi là Á khoa Trường Cao đẳng Sư phạm rồi đưa học bạ từ cấp một đến cấp ba, cả tấm bằng tốt nghiệp nữa. Ông ta tỏ vẻ rất hài lòng.
Một lúc sau, khi đã xem hết những tài liệu liên quan đến tôi, ông đứng dậy, nét mặt rạng rỡ và nói với tôi:
_Chúc mừng! Cô đã được nhận. Ngày mai có đến để biết rõ thêm về công việc nhé!
Tôi tròn xoe mắt, há hốc mồm. Không thể tin được! Tôi đã được nhận ư? Là thật hay là mơ vậy? Ước mơ của tôi sắp thành sự thực rồi sao? Tuyệt quá! Tôi vui mừng quá đỗi, vì sau hơn 1 tháng đi xin việc làm, tôi cũng đã được nhận . Cảm ơn Ông Trời đã không phụ lòng con.
Về nhà, tôi báo tin cho cả nhà biết. Ai cũng mừng cho tôi và tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc khi mình sắp trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Cuộc đời tôi bước sang 1 trang mới.
Ngày đầu tiên thử việc, tôi ăn mặc gọn gàng và đẹp đẽ hơn mọi ngày. Bố mẹ tôi tích góp được một số tiền đủ để mua cho tôi một chiếc xe gắn máy mới coóng. Chạy trên đường, tôi cảm thấy cảnh vật như tươi đẹp hơn: nắng óng ánh như được nhuộm vàng, bầu trời trong xanh và cao vời vợi, không khí dường như ấm áp hơn (mặc dù lúc này đang sắp vào mùa đông), đường đến trung tâm ngắn hơn. Chắng mấy chốc, tôi đã đến nơi dạy học, tôi gửi xe rồi lên lớp dạy học.
Lớp tôi dạy là lớp gồm những bé mười đến mười hai tuổi. Tôi bước vào lớp với một phong thái ung dung pha chút bồi hồi và tất nhiên cũng có run một tí. Tôi nhìn bao quát lớp: lớp không đông nhưng em học sinh nào cũng dễ thương với đôi mắt tròn ngây thơ. Thoạt nhìn, không nghĩ chúng là những đứa trẻ phải bươn chải để kiếm sống bởi nhìn trong mặt chúng đều háo hức và rạng ngời hai chữ học hành. Tôi đã sử dụng tất cả những gì tôi học ở trường và buổi học diễn ra thật suôn sẻ. Tôi về nhà với một tâm trạng phấn khởi và nhẹ nhõm.
Ngày ngày tôi đến lớp, tôi đã dạy cho các em nhiều kiến thức mới và cũng biết được đôi chút về hoàn cảnh đáng thương của mỗi học sinh: em thì bố mẹ li hôn, em thì phải bán vé số để nuôi mẹ ốm... Tôi nghe mà cảm thấy xót xa, cảm thấy hoàn cảnh của mình còn tốt hơn các em. Tôi không biết làm sao, chỉ biết động viên các em cố gắng học để giúp bố mẹ.
Một khóa học trôi quan nhanh chóng. Cô trò chúng tôi đã có những kỉ niệm đẹp với nhau. Tôi yêu quí các em và các em cũng yêu quí tôi. Tôi cũng quen với 1 anh đồng nghiệp và chúng tôi đã cảm mến nhau bởi những đức tính tốt ở mỗi người.
Rồi tôi dạy thêm một khóa nữa và lại có thêm bao kỉ niệm với học trò mới. Tình cảm của tôi với anh cũng đã nảy nở hơn đôi chút. Khóa thứ 2, thứ 3 lần lượt trôi qua.
Hai năm sau, tôi bất ngờ nhận được thông báo cảu Ban Giám Đốc trung tâm: tôi phải đi dạy ở tận miền Tây, ở một ngôi làng quê hẻo lánh. Lúc đầu, khi nghe tôi nói vậy, gia đình đã khuyên tôi đừng đi vì nghe nói ngôi làng tôi sẽ đến dạy có tên là làng “Phong” vì ở đó người dân thường bị phong cùi, cụt tay cụt chân. Tôi nghe đến hai chữ “phong cùi” là sợ lắm. Bạn bè tôi càng ngăn cản quyết liệt, nhưng cũng có một số người bảo tôi nên đi vì lương tâm nghề nghiệp. Anh không ngăn cản, cũng không ủng hộ, anh nói:
_Đó là quyết định của em, anh không ngăn cản đâu.
Rồi tôi quyết định đi đến làng Phong dạy. Một mặt vì lương tâm nghề nghiệp, một mặt vì tôi muốn “phiêu lưu” một chuyến.
Ngày tôi ra miền Tây, cả nhà ra tiễn tôi. Mọi người đều căn dặn đủ điều làm như tôi là một đứa con nít không bằng. Hôm đó, anh không ra tiễn tôi, điều đó làm tôi buồn lắm nhưng anh đã báo trước với tôi và hứa sẽ chờ tôi và giữ liên lạc với tôi luôn.
Tôi lên tàu và sáu tiếng sau là tới. Thêm một tiếng đi đò nữa là bảy tiếng. Lúc đến nơi cũng là ngớt 8 giờ tối. Có lẽ đã được báo trước , một ông cụ, có vẻ là già làng ra đón tôi ở bến đỗ. Cụ nói:
_Cô là cô giáo sẽ dạy ở làng này đúng không? Vậy mời cô nghỉ ngơi cho khỏe.
_Vâng, cảm ơn cụ.
Nói rồi, tôi cùng cụ và mấy người nữa đi đến một căn nhà (theo họ nói là vậy), nhưng tôi nghĩ đúng hơn là một căn chòi ở cách đó vài trăm thước. Và già làng nói đó cũng là nơi dạy học của tôi. Nơi dạy học à? Một căn nhà nhỏ, mái và vách làm bằng lá dừa và cỏ tranh may chắp vá lại với nhau, đã vậy còn bị thủng lỗ chỗ nữa chứ, đèn điện cũng chẳng có, toàn là đèn dầu, không khéo ở đây vài ngày là tôi cận luôn quá.
_Xin cô thông cảm, cái nhà này dân làng mới sửa xong tuần trước. Vì ở đây không có mắc điện nên chỉ xài đèn dầu thôi! Mong cô thông cảm! – Cụ nói như van ơn.
Tối hôm đó tôi không tài nào ngủ được vì cái giường quá cũ kĩ, hễ trở người là tiếng cọt kẹt lại vang lên, làm tôi cứ nơm nớp lo sợ rằng cái giường này sắp gãy đến nơi. Mùi đất ẩm cứ bốc lên khiến tôi buồn nôn. Cái mà tôi thích nhất ở đây là không khí lành lạnh, trong lành mà ở thành phố không có được nhưng dù vậy, nó cũng chẳng giúp tôi ngủ được ngon hơn.
Một đêm không ngủ tồi tệ dần trôi qua...
Sáng hôm sau, tôi thức dậy trong một trạng thái mệt mỏi (cũng may là tôi còn kịp chợp mắt khoảng một tiếng). Năm giờ sáng, cái giờ má tôi cho là khá sớm để đi làm, thế nhưng, khi vừa mở cánh cửa xộc xệch được may chắp vá ra, tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người trong làng đã ra đồng làm việc. Tôi thấy có cả gài làng và mấy người đi cùng cụ tối qua. Thấy tôi, già làng tới cười, nói:
_Chắc cô khó ngủ lắm, xin lỗi bởi làng chúng tôi nghèo quá. Bây giờ tôi sẽ dẫn cô đi tham quan làng chúng tôi.
_Vâng, vậy phiền cụ.
Rồi cụ dẫn tôi đi xem quanh làng, chỉ cho tôi biết đâu là thành hoàng, đâu là ngôi chùa đẹp nhất làng... Cụ còn nói cho tôi biết phong tục của làng, các lễ đền diễn ra thế nào... Thật ra, nếu nói là đi khắp làng cũng không đúng, chúng tôi chỉ đi được hơn nửa làn rồi về vì đã sắp đến giờ học.
Cụ đưa tôi về và nói với tôi:
_Đến giờ học, cô cứ việc gõ vào chiếc kẻng treo ở cậy kia là tụi nó biết mà đến.
Tôi vào nhà ăn ổ bánh mì mà cụ cho. Trời ạ! Bánh mì gì mà khô không khốc, tôi cố gắng lắm mới nuốt nổi.
Bảy giờ, tôi ra sân đánh kẻng rồi quay vào lớp. Và tôi cảm thấy chán nản khi thấy lớp chỉ lèo tèo năm, sáu đứa, đã vậy còn ồn như cái chợ. Tôi phải mất năm phút và như thường lệ và tôi lại dành ra mười lăm phút để sinh hoạt. Tôi giới thiệu tên tôi rồi lần lượt mời từng em giới thiệu. Em thì tên Tân, em thì tên Ly, em thì tên Bông... toàn những cái tên thật ngộ nghĩnh và các em đều có chung một điểm là nhà rất nghèo. Tân thì bố đi làm ở tỉnh, lâu lâu mới về. Ly thì bố mẹ li dị, phải sống với ông bà, bố đi làm thỉnh thoảng mới gởi tiền về, bản thân em cũng phải phụ bà may áo để đưa đò đem ra chợ tỉnh bán... Rồi rôi hỏi:
_Thế có bạn nào đã biết chữ chưa?
Thật bất ngờ khi hầu hết các em đều bảo là có nhưng vì đã học lâu rồi nên đã quên hết. Có em còn nói là nhiều nhà trong làng rất muốn cho con mình đi học nhưng hoàn cảnh khó khăn, phải cho con ở nhà phụ công việc. Tôi nghe mà cảm thấy thật tội nghiệp cho những em bé không được đi học quá! Rồi tôi bắt đầu vào bài giảng. Các em học sinh ngồi chăm chú lắng nghe và chăm chỉ viết bài. Tôi cảm thấy thật vui khi có những em học trò siêng năng như vậy. Gần cuối giờ, tôi mới nói với các em:
_Cô mới xuống đây, hi vọng các bạn sẽ giúp cô biết thêm về ngôi làng này. Còn trong lớp, các bạn phải trật tự nghe giảng, bạn nào ngoan sẽ có thưởng, bạn nào hư sẽ bị cô phạt, được không?
Con nít, nghe đến hai chữ “có thưởng” là mắt sáng rỡ, reo mừng. Rồi tôi cho các em về. Trưa, lúc nằm nghỉ, tôi chợt nghĩ ra mình phải làm gì đó để giúp ngôi làng này. Tôi ra bến đò, vừa hay có một chiếc đó, tôi nhờ anh lái đò đi mua giùm tôi bịch kẹo và một hộp bánh bích quy và chừng nửa tiếng sau là tôi nhận được. Ngày hôm đó (lịch học là hai buổi: buổi sáng và buổi tối), tôi dạy học, vừa dạy vừa pha chút hóm hỉnh khiến các em rất thích. Cuối buổi, tôi cũng dành ra mười phút để trò chuyện với lớp. Tôi phát kẹo cho những em ngoan, những em còn lại thì động viên, khuyến khích cố gắng hơn. Tôi chọn một đứa có hoàn cảnh khá hơn các đứa còn lại, học tốt hơn làm lớp trưởng. Trò đó có tên là Hoa Lan, một cái tên rất đẹp, sống gần nhà tôi.
Trưa hôm sau, sau khi dạy xong, tôi đến nhà Lan. Cũng giống như nhà tôi, bên trong nhà em rất ngăn nắp. Thấy tôi đến, mẹ Lan ngạc nhiên lắm, nói mà như reo lên:
_Ôi, cô giáo! Cô đến chơi... Mời vào, mời vào. Cô ngồi ở đây nhé!
Rồi, cô Mai – mẹ của Lan – tất tả lấy nước, lấy bánh ra mời tôi. Tôi chỉ nói được hai chữa “Cảm ơn” rồi im bặt.
Cô Mai vồn vã nói:
_Bé Lan nhà tôi có kể về cô nhiều lắm. Chẳng hay, cô có chuyện gì mà đến đây?
_Vâng, tôi bầu em Lan làm lớp trưởng để giúp tôi làm lí lịch của lớp.
_Ồ vậy à! Nếu cô muốn tìm hiểu về các em đó thì cô hỏi già làng đó, chứ tôi không rành mấy việc này. Nhưng không sao, tôi sẽ giúp cô.
Tôi cảm thấy yên tâm hơn
Hôm sau là thứ bảy, tôi cho tụi học trò nghỉ và giao bài tập viết cho các em làm. Tôi cùng cô Mai và già làng đến nhà của từng em học sinh. Đầu tiên là Tân. Nhà em ở gần bến đò. Thấy chúng tôi đến, một người phụ nữ đẫy đà, nước da ngăm đen chạy tới, niềm nở:
_A, cô giáo, chị Mai, có cả già làng đến chơi! Quý háo quá! Quý hóa quá!
Chúng tôi ngồi trên chiếc tràng kỉ. Vừa nói chuyện, vừa hỏi thăm hoàn cảnh gia đình.
Theo lời của mẹ Tân thì bố Tân làm công nhân ở tận Cà Mau, lâu lâu mới về một lần, Tân thì đi chăn trâu với lũ bạn cùng làng, chị thì tham gia vào nhóm làm bánh. “Nhóm làm bánh? Làm bánh cũng có nhóm nữa à?” Tôi hỏi:
_Thế nhóm làm bánh là sao ạ?
Chị nói là làng này có ba nghề chính: làm ruộng, dệt vải và làm bánh. Mỗi nghề là một nhóm gồm nhiều người tụ họp lại. Ngoài ra, còn có nhóm trăn châu, nhóm săn bắn và đốn củi. Sản phẩm nào làm ra mà có thể bán được thì gởi cho người lái đò đem ra chợ, giao cho các mối rồi đem tiền về. Tiền nhiều thì chia đều cho mỗi người, còn ít thì chia nhiều cho những người có công nhiều nhất. Còn sản phẩm do nhóm nào làm ra mà không có giá trị bán thì đến lễ hội hay lễ đền, nhóm đó sẽ nhận được nhiều bánh trái. Theo như lời cô Mai nói là số tiền cao nhất sau khi đen ra chợ tỉnh bán là ba triệu đồng, như vậy là mỗi người trong nhóm chỉ nhận được có mấy trăm nghìn. Một cách làm rất có tính đoàn kết, tương trợ nhưng cũng vì vậy mà ai cũng nghèo.
Trò chuyện một lát nữa thì tôi, cô Mai và già làng đến nhà của Ly, Huy, Nam... và đến đâu tôi cũng nhận được sự đón tiếp niềm nở của các phụ huynh và cử đến mỗi nhà là tôi lại biết thêm nhiều thông tin về ngôi nhà hẻo lánh này.
Ngôi nhà cuối cùng tôi đến là nhà cảu Thành. Lúc đầu, khi đọc đến tên Thành, tôi chợt nhớ đến một cậu bé gầy gò, đen đủi, ăn mặc luộm thuộm, vẻ mặt thì giống với mấy tay du côn ở thành phố. Đó là về ngoại hình, còn học hành thì bê bối, tập vở lấm lem, chữ viết như cua bò, đã vậy nhiều lần không chịu tập trung nghe giảng, đi học cũng trễ, mấy lần cúp tiết. Bao lần tôi tự hỏi: “Thành có vẻ như không muốn đi học, vậy sao em ấy còn đến đây làm gì?”. Tôi quả thật đã rất cố gắng giúp Thành từ nhỏ nhẹ khuyên nhủ đến la rầy, trách mắng nhưng em vẫn không sửa đổi lại tác phong cũng như chuyện bài vở. Nhưng có điều đặc biệt khiến tôi chú ý nhất ở em là đôi mắt. Tuy vẻ mặt của em giống như du côn nhưng tôi biết chắc rằng em không phải là du côn vì đôi mắt sáng rực rỡ như sao và vầng trán rộng. Và cũng vì điều đó mà tôi càng muốn giúp em học tập.
Tôi hỏi trưởng lão về em Thành thì thấy cụ tỏ ra hơi e ngại, cụ nói:
_Bố mẹ thằng Thành mất sớm, nó ở với cậu và bà ngoại. Trước khi cô đến đây chừng năm ngày thì bà ngoại nó mất, lúc đó, cậu nó bận công tác ở Đà Nẵng, liên lạc không được. Thấy vậy, dân làng mới chung tiền tổ chức ma chay cho bà thằng Thành. Nhưng cũng từ đó, nó lang thang đầu đường xó chợ, rất ít khi gặp nó. Lúc trước, nó tham gia nhóm chăn trâu nhưng sau khi bà nó mất, nó cũng chẳng tham gia nữa. Đặc biệt, mấy lần trước đi học, nó học rất giỏi.
Nói rồi, cụ đưa tôi đến một căn nhà tranh rách nát mà theo lời cụ nói thì đó là nơi mà hai bà cháu Thành đã sống. Trong nhà chỉ còn chiếc mền rách., một cái gối, một góc bếp ẩm thấp và một cái lu mẻ. Lúc chúng tôi tới thì vừa hay Thành có ở nhà. Thấy chúng tôi, Thành đột nhiên bỏ chạy về phía cánh rừng gần đó. Cả già làng và tôi đều bất ngờ với hành động này của Thành. Rồi già làng thở dài, nói:
_Chắc nó không muốn gặp chúng ta. Về thôi, cô giáo!
Tôi và già làng về cũng là lúc xế chiều. Tôi mệt mỏi ngả người lên cái giường cũ kĩ. Tôi vừa nằm, vừa nghĩ:
_Người dân ở đây thật đáng thương. Họ nghèo quá. Mình có thể giúp được gì đây?
Đột nhiên, tôi nghe có tiếng gọi:
_Cô Tâm, cô Tâm ơi! Có thư nè!
Tôi mở cái gói mà anh thanh niên khi nãy đưa, có ba lá thư nhưng đều được gởi từ một địa chỉ. Ồ thì ra là của Trung tâm, gia đình và của anh gởi cho tôi. Cả ba lá thư đều hỏi thăm sức khỏe và tình hình dạy học ở làng Phong của tôi. Thư cảu anh ấy nói về những học trò mới của anh rồi kể về chúng tôi với những dòng thư hóm hỉnh. Thư của gia đình thì thiên về hỏi thăm nhiều hơn là kể. Đọc thư cảu gia đình tôi cứ tưởng chư tôi mới mười tuổi không bằng. Còn thư của giám đốc trung tâm gởi tôi thì hỏi về việc dạy học và đời sống nhân dân ở đây. Trong thư có nói thời gian làm việc của tôi là một đến hai năm và suốt thời gian đó, tôi cần gì thì cứ nói, nếu trung tâm làm được gì thì làm. Tôi không quan tâm đến cái thời hạn mà tôi làm việc ở làng Phong, tôi chỉ quan tâm đến cái câu “Cần gì thì nói, trung tâm làm được sẽ làm”. Tôi mừng như bắt được vàng. Tôi vội đi gặp già làng để bàn về vấn đề này thì cụ nói:
_Ồ thế thì tốt quá. Để tôi đi xem đã, chắc cũng không cần nhiều lắm đâu.
Cụ nói, giọng run run. Tôi biết cụ cũng đang rất là vui mừng.
Rồi tôi đi thăm hỏi từng nhà một và nhận thấy người dân ở đây có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn: khi bệnh tật thì cứ giữ ấm rồi nhờ người lên tỉnh mua thuốc Bắc về nấu uống, nếu người khỏe mạnh thì có thể qua được, còn yếu thì cứ uống như vậy cho đến khi nào chết thì người nhà đem thiêu và chôn trong rừng. Khi thời tiết trở lạnh, người dân đốt một đống lửa ở trong nhà cho ấm, một bên vì chăn thường là cái áo đã cũ hay là đã rách nát, không thể đắp được nữa... Những thiếu thốn về vật chất ở đây không thể kể mấy dòng là hết. Tôi viết một lá thư gởi cho trung tâm, xin cấp khoảng hơn chục cái chăn bông hco hơn mười gia đình nghèo khó nhất trong làng. Tôi viết thư cho gia đình, nói trong nhà có ai có đồ cũ hoặc đồ không xài nữa thì gởi cho tôi. Tất nhiên, tôi cũng viết thư cho cả anh nữa nhưng chỉ kể về cuộc sống của người dân ở làng Phong. Tôi đưa ba lá thư đó cho người lái đò nhờ gửi về thành phố giùm. Tôi cũng nói với già làng về việc này thì già làng nói:
_Ồ nhiều vậy sao chúng tôi dám nhận?
_Như thế này có là bao – Tôi đỡ lời – Dân ta còn nghèo lắm, thế này chẳng có gì đâu.
_Thật cám ơn cô và gia đình và cả Trung tâm nữa – Cụ nói, mắt rưng rưng.
Sau khi tôi gởi thư đi chừng một tuần thì tôi nhận được hai thùng lớn và tôi biết chắc nó được gửi từ trung tâm. Tôi nhận được nó vào lúc tám giờ sáng, lúc tôi đang dạy bọn nhỏ môn Toán. Hai thùng hàng được bốn người trong làng khiêng vào, họ nói:
_Đây là hàng từ thành phố gởi cho cô đấy, nhiều thật!
Rồi họ phụ tôi mở hàng ra. Lũ học trò thấy vậy cũng chạy tới, xôn xao:
_Cho em xem với!
_Gì vậy cô? Cái gì trong đó vậy?
Trong khi các bạn xôn xao bu quanh hai thùng quà thì Thành bỗng nhiên đâu mất. Từ hôm tôi tới nhà em thì dường như số lần em vắng càng tăng thêm. Có lẽ em mặc cảm.
Tôi định đứng lên đi tìm em nhưng cũng vừa lúc hai thùng hàng được mở ra. Lũ học sinh, khi nhìn thấy thùng đựng quần áo, chúng liền reo lên:
_Oa, đồ nhiều quá! Đẹp quá!
_Cho tụi em hả cô?
_Cô mua ở đâu vậy?
Tôi vội nói với chúng:
_Đây là đồ của các bạn ở thành phố gửi cho tụi em. Thích cái nào thì lấy nhưng nhớ chia cho các bạn khác trong làng nữa. Đồ người lớn thì để lại nhé!
_Cô ơi, có cả tập và sách bút viết nữa này! Thích quá!
Tôi ngạc nhiên chạy tới coi thì quả là có ba chồng tập, hơn chục cuốn sách giáo khoa cũ và nhiều cây bút bi, bút chì cũ và nhiều thứ linh tinh khác. Tôi nghĩ rằng đây là quà của anh đã vận động học sinh của mình. Tôi thật sự rất vui khi thấy tình thân ái, đoàn kết, tương trợ của dân tộc mình. Tôi lấy tập vở và sách với vài cây bút còn lại để tụi học trò “mổ xẻ”.
Tôi quay lại với thùng hàng của trung tâm thì thấy bên cạnh đó là già làng. Tôi không biết cụ đến từ lúc nào nhưng theo tôi đoán thì cụ đã đến lâu rồi. Vẻ mặt cụ rạng rỡ. Cụ nhờ bốn người khi nãy mang chăn đi phát cho những gia đình nghèo nhất làng, trong đó có nhà của Thành. Nhưng có người báo lại là Thành không có ở nhà nên cái chăn đó gửi lại cho tôi.
Sau đó, tôi nói với học sinh:
_Các em ở lại nhận tập sách nhé!
Cả lớp “dạ” một tiếng rõ to. Tôi phát mỗi đứa hai quyển tập và ba quyển sách. Tuy chỉ là sách cũ thôi nhưng trông bọn chúng rất thích thú.
Hôm đó, tôi cho cả lớp nghỉ sớm. Nói là nghỉ sớm nhưng sau đó tôi còn phải nói chuyện với nhiều học sinh trong lớp. Các em thi nhau kể cho tôi nghe niềm vui của chúng. Tôi nghe mà cũng cảm thấy vui. Lan và Thơm còn nói là sẽ vận động các bạn đi học. Còn Thái và Tân thì hứa sẽ đưa tôi bọn chúng vẫn thường chăn trâu. Tôi nghe tụi nó nói rồi nói:
_ Đứa nào ngoan sẽ được cô dẫn lên tỉnh chơi. Còn học giỏi sẽ được cô thưởng truyện.
Đứa nào nghe đến chữ “lên tỉnh” đều rất phấn khích, reo lên, tụi nó tranh nhau nói:
_Lên tỉnh chơi thích lắm đó cô.
_Con chưa lên tỉnh lần nào hết á!
_Nghe nói trên tỉnh có đèn đủ màu đẹp lắm hả cô?
Thấy tụi nó tò mò như vậy, tôi nói thêm:
_Trên tỉnh rất vui và nhộn nhịp. Nhưng trên thành phố đẹp gấp mười lần. Đứa nào phải vừa chăm chỉ, vừa học giỏi và ngoan mới lên thành phố làm việc được. Mà lên thành phố làm việc được tức là có thể giúp làng phát triển và giàu có hơn.
Nghe vậy, các học sinh có vẻ quyết tâm học hành hơn. Chúng tôi nói chuyện một lúc nữa rồi mới về. Trong lúc sắp xếp lại tập vở, tôi chợt thất Thành lấp ló ngoài cửa. Thấy tôi nhìn, Thành toan bỏ chạy nhưng tôi kịp giữ em lại. Tôi đưa em vào lớp rồi hỏi.
_ Sao cứ thấy cô là em bỏ chạy vây. Em mắc cỡ điều gí à?
_Dạ, em... em không muốn cô biết hoàn cảnh của em hiện nay.
_Cô biết hết mọi chuyện rồi. _ Tôi vừa nói vừa mỉm cười với Thành, một nụ cười an ủi, thông cảm.
_Dạ ... dạ ... Nhưng mấy bạn chăn trâu cứ chọc em là thằng mồ côi, thằng nghèo kiết xác...
_ Vì thế mà em xấu hổ à?
Em không nói chỉ im lặng.
_Các bạn ấy còn nói em là thằng ngu nữa_ em lí nhì nói.
_ Các bạn ấy nói vậy là sai rồi. Em nghe theo lời của những bạn ấy là em cũng sai theo, là em tự nhận mình ngu. Theo cô em là người thông minh. Đôi mắt của em rất sáng. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Em phải sung đôi mắt của mình để nhìn thẳng về phía trước, hai tai để nghe những điều hay, lẽ phải chứ không phải để nghe những lời gièm pha như thế. Em là em chứ không phải là người ta. Em được sinh ra là nhờ có bố mẹ vì thế em cũng có bố mẹ. Tuy bố mẹ em đã mất nhưng linh hồn họ vẫn ở bên cạnh em dù cho em không thấy. Em có biết là bố mẹ em rất buồn khi thấy em như vậy không? Không chỉ có bố mẹ, cả bà ngoại, cả cậu em, già làng và cả cô nữa. Nếu em là một đứa trẻ ngoan thì phải chăm chỉ học tập hơn. Bây giờ, cô tặng em quyển tập này, về nhà viết một trang chữ “a”, một trang chữ “b” cho thật đẹp rồi mai nộp cô. Còn quyển sách này, em có thể xem tham khảo. Nhớ chưa?
_Dạ, nhớ ạ!
Lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng của Thành to, dõng dạc và đầy quyết tâm như thế.
Tôi bàn với già làng là cho Thành ở chung với tôi. Lúc đầu già làng không đồng ý nhưng sau khi tôi đưa ra những lí do rất ư là chính đáng, già làng nói:
_Cũng được, để tôi hỏi ý nó xem. Nhưng nếu ở vậy thì hơi chật. Cô chịu khó!
Cuối tuần, không biết già làng nói thế nào, tôi thấy Thành đứng trước cửa và nói:
_Cô cho phép ở đây!
Tôi vui mừng, mời em vào trong. Từ hôm đó, chúng tôi sống chung với nhau. Tôi dạy em viết chữ, làm Toán, dạy em biết về đất nước Việt Nam. Tôi còn kể cho em nghe những câu chuyện về tâm hồn cao thượng... Và Thành cũng gây nhiều bất ngờ cho tôi. Em có thể làm cái nhẫn cỏ hay vẽ tranh đều rất đẹp. Tôi nhận ra là Thành có nhiều năng khiếu mà từ trước đến giờ tôi không biết. Nhưng Thành lại gây cho tôi nhiều bất ngờ nhất cho tôi ở môn Toán. Với đầu óc thông minh, Thành làm Toán rất giỏi., hơn hẳn một số đứa trong lớp. Thế là tôi lại có ý định sẽ dạy riêng cho Thành một lớp đặc biệt. Trong lớp, Thành vẫn học chương trình như các bạn. Nhưng những lúc Thành rảnh rỗi, tôi lại kèm cho Thành những môn phù hợp với lứa tuổi của em (Thành khi đó mười ba tuổi) như Lí, Hóa và những kiến thức nâng cao Toán học và thật bất ngờ, em tiếp thu rất nhanh và làm bài cũng rất tốt. Và tôi cũng rất vui trước kết quả mà Thành đạt được.
Lớp học của tôi mỗi lúc một đông rồi hầu như trẻ con trong làng đều đi học. Tôi nhận ra nhiều em rất thông minh và chăm chỉ nhưng do hoàn cảnh nên trước đây chưa từng đi học. Các em đến sau thường là những em đã biết chữ trước. Theo lời mấy em đó kể thì trước đây cũng có hai, ba người đến làng dạy nhưng chỉ được một, hai tháng là nghỉ vì nhớ nhà. Nghe thế, tôi càng quyết tâm dạy cho các em đọc, viết.
Bên cạnh việc dạy học, những lúc các em làm bài xong sớm, tôi dẫn các em ra sân và chỉ cho chúng những trò chơi mà các bạn đồng lứa trên thành phố vẫn thường chơi. Bọn chúng rất hào hứng với những trò chơi này. Hay những phút cuối giờ học, tôi thường kể cho bọn chúng nghe những câu chuyện về lòng biết ơn, tình bạn, tinh thần vượt khó và các học sinh đều say sưa lắng nghe.
Ba tháng rồi một năm cứ thế trôi qua, cô trò chúng tôi đã trải qua bao kỉ niệm, vui có, buồn có, cả những khi cùng các em đi dạo quanh làng hay xuống tỉnh. Bây giờ, ngôi làng đã được mắc điện. Tôi còn nhớ lần đầu tiên được mắc điện, dân làng vui như thế nào. Già, trẻ, lớn, bé tất tả phụ các công nhân mắc dây, giăng dây... và khi cái ti-vi đầu tiên xuất hiện, hầu hết người dân trong làng đều tụ tập, quây quần quanh cái ti-ti và không ngớt trầm trồ.
Rồi thời gian dần trôi, cuộc sống của tôi vẫn êm ả trôi qua. Và rồi một lá thư đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến cuộc sống của tôi bắt đầu nổi sóng. Lá thư ấy là của anh. Anh nói:
“Tâm thân mến!
Anh mong em và tất cả mọi người ở làng Phong đều khỏe và việc dạy học tiến triển thuận lợi.
Em à, anh muốn thông báo cho em một tin, anh sẽ lấy vợ. Má anh cứ hối thúc anh mãi. Xin lỗi em, anh không thể đợi em được nữa. Nhưng nếu bây giờ em về thì mọi chuyện sẽ khác.
Mong hồi âm của em.
Minh Hoàng.”
Lá thư ấy như là một đòn sấm sét giáng xuống tôi. Trái tim tôi quặn đau cứ thể tôi đang bị một cơn đau tim dữ dội. Đầu miên man, xoay quanh câu hỏi: “Làm sao bây giờ? Đi hay là ở lại?” Tâm trạng buồn bã và quả nhiên buổi học đó tôi dạy không được tốt. Tan học, lớp trưởng Lan đến hỏi tôi:
_Cô ơi, cô sao vậy?
_À, cô không sao đâu! Đừng lo – Tôi gượng cười nói.
_Nếu cô không khỏe thì cô cứ nhờ ai lên tỉnh mua thuốc, cô nhé! – Nói rồi, cô bé vội bước ra cửa.
Tối đó, tôi không tài nào ngủ được. Trái tim tôi cứ đau lên khi nghĩ rằng mình sẽ mất anh và nước mắt tôi cứ rơi khi nghĩ rằng mình sẽ chia tay các học sinh thân yêu của mình.
Hôm sau là ngày nghỉ, tôi ở trong nhà miên man nghĩ ngợi. Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại nhớ về những ngày tháng ở bên anh. Và những kỉ niệm ấy khiến tôi nghĩ rằng mình sẽ rời bỏ nởi này. Lấy hết can đảm, tôi vội qua nhà của già làng và thật may là cụ cũng ở đó.
Hít một hơi thật sâu, tôi nói:
_Xin phép cụ, mấy hôm nữa cháu...cháu... về lại thành phố ạ!
Cụ ngỡ ngàng, hỏi dồn dập:
_Sao vậy cô? Có ai nói gì cô hả? Hay cô chê làng này nghèo quá?
Nhìn cụ, tơi cảm thấy ngượng quá, cúi đầu, nắm chặt tay hai tay để ngăn những giọt nước mắt chực trào ra. Tôi nói:
_Không phải đâu cụ. Vì cháu có việc nhà nên phải về.
_Thế cô đi bao giờ quay lại?
_Có lẽ... sẽ không quay lại nữa ạ.
Cụ buồn bã, hạ giọng nói:
_Cô à, lúc trước cũng có vài người xuống đây dạy nhưng chỉ một thời gian ngắn là họ về vì nhớ nhà hay vì ở đây buồn quá. Chỉ có cô là lâu nhất , chắc cũng cỡ một năm rồi cô nhỉ? Cô không biết từ trước đến giờ chưa có lần nào mà trẻ con trong làng đều đi học, được sách vở, quần áo mới; dân làng có đèn điện, ti vi, chăn ấm. Cô biết không, khi cô dạy ở lớp thì cô cũng gián tiếp dạy cho phụ huynh của mấy đứa trẻ. Lần nào đi học về, bọn trẻ đều nói hoặc kể về những điều đã học. Chắc cô chưa thấy chứ tôi thì thấy nhiều rồi: mọi người trong nhà ngồi quây quần với nhau, đứa trẻ thì hăng say kể chuyện, mọi người chăm chú lắng nghe, đầm ấm lắm cô ạ!
Tôi ngồi nói chuyện với già làng một lúc nữa thì về. Trên đường về, tôi nhớ lại những lời già làng nói và cố nghĩ rằng đó chỉ là những lời nói dối, vì mình đã quá tốt với mọi người trong làng chì thế họ muốn tôi ở lại đây để họ có được nhiều đồ dùng mới nữa. Tôi biết đó là những ý nghĩ xấu xa nhưng tôi nghĩ rằng chỉ có như thế mới khiến được lương tâm không phải ray rứt khi phải từ giã ngôi làng này.
Tối hôm đó, tôi chuẩn bị thu dọn đồ đạc và hành lí. Nhưng lạ là hôm nay Thành nó ngủ trễ thế nhỉ? Đã mười một giờ rồi. Chợt, Thành lên tiếng:
_Cô ơi, cô có phép thuật đúng không cô?
Tôi ngạc nhiên hỏi:
_Em nói gì cơ?
Thành ngẩng mặt lên nói:
_Cô đúng là có phép thuật rồi! Từ khi cô đến đây, ngôi làng đã đổi khác nhiều lắm!
Thành nói tiếp:
_Trước đây, ngôi làng này chưa bao giờ có điện cũng chưa bao giờ người dân được cơm no áo ấm như bây giờ. Nếu như là trước đây thì sau khi đi làm về mọi người đều chỉ ăn cơm với nhau rồi sau đó thì ai đi làm việc người nấy. Nếu là trước đây, trẻ con làng mình luôn miệng nói tục, đánh nhau hay là trêu ghẹo các bạn khác. Nếu là trước đây, dù có trong mơ, trẻ con làng mình cũng chẳng chịu đi học , dù có trong mơ, trẻ con làng mình cũng chưa mơ thấy mình được quần áo mới, được có tập sách,... Còn bây giờ, người dân của ngôi làng này đã được ấm no, tối tối sau khi ăn tối xong, mọi người quây quần bên nhau kể chuyện hoặc coi ti vi. Còn trẻ con bây giờ cũng lễ phép hơn, đoàn kết và yêu thương nhau hơn. Cô biết không, hầu hết trẻ em trong làng đều đã được đi học. Lúc đầu, em đến đây cho có lệ nhưng bây giờ cô đã dùng phép thuật của mình khiến em chăm học hơn bằng cách cho em ở chung nhà, lo lắng và chăm sóc cho em rồi còn dạy cho em những kiến thức nâng cao cho em nữa. Và em thực sự yêu quí cô. Vì vậy, em và tất cả các bạn trong làng mong cô ở đây luôn với mọi người.
Tôi ngồi lặng im, không biết nói gì, chỉ thấy những giọt nước mắt cứ làm nóng hổi hai má. Lúc sau nhìn lại, tôi thấy Thành đã ngủ say từ lúc nào. Tôi cười thầm, bảo: “Quả là một đứa trẻ vô tư, nói được như vậy chắc là đã phải suy nghĩ nhiều lắm!”. Rồi tôi nghĩ: “Làm sao mình có thể bỏ mặc người dân và những đứa trẻ đáng yêu này được?”. Sau đó, tôi lấy giấy bút ghi một bức thư để nói với anh rằng tôi không thể về được và chúc anh hạnh phúc. Từng chữ, từng chữ tôi viết là một vết kim đâm vào tim tôi nhưng biết làm sao được, tôi đã quyết định ở lại với dân làng rồi.
Một tháng sau, khi tôi gửi lá thư đó... Một lá thư của gia đình gởi cho tôi, nói rằng đám cưới của Hoàng (tên của anh) đã được tổ chức rất vui vẻ... Tôi buồn bã nhưng vẫn cầu chúc hai người trăm năm được hạnh phúc.
Đang ngồi trong nhà, đột nhiên tôi nghe có tiếng gọi:
_Cô ơi, cô ơi!
Ồ, thì ra là Ly và Nam.
_Có chuyện gì vậy hai em? – Tôi hỏi.
Ly nhanh nhảu trả lời:
_Mẹ em vừa làm một nồi chè, nhờ em đem biếu cô một phần.
_Ồ, gửi lời cảm ơn của cô đến mẹ em nhé!
_Cô ơi, đi với tụi em ra đây – Nam lên tiếng.
Vừa nói, Ly và Nam vừa kéo tay tôi đi. Hai em dẫn tôi đến một con sông, ở đó còn có cả Lan và Thơm nữa. Thơm nói:
_Dạo này, tụi em thấy cô có vẻ buồn buồn nên dẫn cô ra đây. Đây, cô cầm lấy cái này.
Vừa nói cô bé vừa đưa cho tôi một quả bong bóng.
_Cô cầm sợi dây, nhắm mắt lại, nói điều làm cô buồn rồi sau đó thả quả bóng lên trời. Thế là mọi buồn phiền sẽ tan biến. Em nghe người ta nói vậy đó cô. – Thơm nói tiếp.
Tôi làm theo lời Thơm nói. Chợt Lan hỏi tôi:
_Cô ơi, cô hết buồn chưa cô?
Tôi cười thật tươi, bảo:
_Cảm ơn các em, cô hết buồn rồi.
Rồi tôi ngồi nói chuyện với các em đến gần trưa mới về nhà.
Thời gian lặng lẽ thoi đưa, hai năm tôi dạy ở làng này cũng đã sắp trôi qua. Hôm nay, buổi học cuối cùng. Cả lớp ngồi ngay ngắn, trật tự, không một tiếng động. Mấy ngày trước, tôi nhận được một lá thư của Trung tâm, họ bảo là đã hết thời gian dạy học ở làng Phong. Thậm chí, họ cũng cử người xuống để đưa tôi về. Mọi người biết được, năn nỉ tôi ở lại nhưng Trung tâm không cho phép. Nài nỉ không được, họ cũng thôi. Tôi biết, họ rất buồn, bản thân tôi cũng đâu muốn vậy. Mấy tiết học sau, học trò đều hỏi tôi một câu: “Cô ơi, cô ở lại được không?” và thất vọng khi biết tôi không thể ở lại. Rồi buổi học cuối cùng cũng đến, sau buổi học này là tôi chính thức chia tay mọi người trong làng. Hôm nay, tôi định dạy một bài cuối cùng như lại không thể giảng được nên tôi đành phải kể chuyện cho các em nghe. Câu chuyện kể về một cậu bé học rất tệ nhưng nhờ có lòng quyết tâm nên cậu đã đạt được điểm tối đa trong kì thi học kì. Nhưng thật không may, cậu lại bị tai nạn và qua đời trước khi cậu nhận được cái tin cậu đạt điểm tối đa trong kì thi. Và bài học rút ra là mọi mơ ước của mình đều thành hiện thực khi mình có lòng quyết tâm. Rồi tôi nói:
_Thế bạn nào có câu hỏi không?
_Thưa cô, thế địa chỉ của cô là số mấy ạ? – Tân giơ tay hỏi đầu tiên.
Tôi trả lời.
_Thưa cô, số điện thoại nhà cô ạ? – Trang hỏi.
Tôi trả lời.
Rồi từng em đứng lên hỏi và cứ thế tôi trả lời từng câu một. Nhưng tôi vẫn trông chờ nhất là câu hỏi của Thành. Tôi không biết nếu Thành hỏi, em sẽ hỏi gì nhưng tôi vẫn muốn nghe câu hỏi của em vì em là học trò yêu quí nhất của tôi.
Tối đó, tôi thu dọn đồ đạc chuẩn bị về thành phố. Chợt tôi thấy Thành đang ngồi trầm ngâm. Em bỗng lên tiếng:
_Cô ơi, em có thể hỏi cô một câu được không?
Tôi vui lắm, bảo:
_Được, em cứ nói.
_Thế tại sao cô lại chọn nghề nhà giáo ạ?
Tôi ngỡ ngàng, không biết trả lời thế nào. Từ bé lúc đi học, tôi chưa hề nghĩ tới. Thậm chí lúc đi dạy tôi cũng không nghĩ tại sao tôi lại đi dạy. Tôi nghĩ một lúc rồi trả lời:
_Bởi vì cô muốn đất nước mình có nhiều người tài giỏi hơn.
Tôi nghĩ, câu trả lời hay đấy chứ. Tôi không biết Thành có hài lòng hay không mà chỉ thấy nó nghe xong nằm xuống ngủ. Tôi cũng tranh thủ đi ngủ để mai dậy sớm.
Sáng hôm sau, hầu như người dân trong làng đều ra tiễn tôi. Cả già làng, cả cô Mai đều ra tiễn tôi. Già làng nói:
_Thay mặt cả làng tôi thành thật cảm ơn cô đã đến dạy ở làng này...
_Tôi cũng xin cảm ơn mọi người đã cho tôi ở nhờ trong quá trình giảng dạy của tôi ở đây.
Một số người khóc, tôi cũng không thể cầm được nước mắt. Chị Mai nói:
_Đây là cặp bánh ú mà nhóm làm bánh làm tặng cho cô giáo. Chúc cô thượng lộ bình an.
Rồi các em học sinh cũng thi nhau chúc tôi lên đường bình an. Các em, mắt ai cũng đỏ hoe, thấy thế, tôi nói:
_Các em khóc xấu lắm đó! Cô mong các em sẽ học thật giỏi để biến ước mơ thành sự thật. Hứa với cô nhé!
Các em gật đầu làm tôi cũng an tâm. Ra đến bến đò, tôi thấy Thành. Em đứng đó, tôi mắt đỏ hoe, em nói:
_Cảm ơn cô đã đến làng Phong để dạy chúng em. Cảm ơn cô về tất cả những gì cô đã làm cho mọi người. Ước mơ của em là trở thành một thầy giáo giỏi và em hứa với cô, em sẽ biến ước mơ đó thành sự thật.
Đôi mắt sáng ấy nhìn tôi với vẻ cương quyết làm tôi cảm thấy như đó là một lời thề chứ không phải là một lời hứa..
_Được, cô tin tưởng em và chúc em thành công.
Rồi tôi vẫy tay chào mọi người và lên đò ra bến xe ở tỉnh
Thấm thoắt đã qua mấy mươi năm và bây giờ tôi đã là một cô giáo về hưu. Nhớ lúc trước, khi tôi về nhà được khoảng một tháng thì gia đình tôi phải chuyển đi nơi khác và cũng bặt tin những người trong làng từ đó. Rồi hai năm sau, tôi lập gia đình và có hai đứa con gái thật ngoan. Bây giờ, tôi đang ngồi trong phòng khách, nhâm nhi tách trà lài và nghĩ về câu hỏi: “Tại sao tôi lại trở thành một nhà giáo” mà một học trò trước kia đã từng hỏi. . Lúc đó, câu trả lời của tôi là vì muốn đất nước mình có nhiều người tài giỏi. Giờ nghĩ lại, tôi thấy câu trả lời đó có vẻ gì đó cứng nhắc và đó chỉ là một phần trong mơ ước của tôi. Còn lí do chính thì vẫn còn là ẩn số. Tôi năm nay đã năm mươi sáu tuổi, một nhà giáo đã từ giã bảng đen phấn trắng để an hưởng tuôi già. Đau lòng lắm khi phải giã từ nghề nhá giáo, không còn được cống hiến, không còn được gặp những học sinh yêu quí, không còn được tận tay dắt chúng vào đời. Rồi tôi nhớ lại những ngày tháng còn được đứng trên bục giảng, thật hạnh phúc biết bao! Tuôn theo dòng hồi tưởng của tôi, những kỉ niệm về thời gian còn dạy ở làng Phong cứ ào ạt trở về. Những kỉ niệm buồn, vui với các học sinh và mọi người ở ngôi làng ấy cứ hiện rõ trong tâm trí tôi, cứ như chúng chỉ vừa xảy ra hôm qua thôi. Và tôi chợt nhận ra cái không khí yên ắng lúc nghe giảng bài, những lúc thảo luận sôi nổi hay những lúc cô trò cùng ngồi nói chuyện, tâm sự với nhau là những điều tuyệt vời, hạnh phúc khiến tôi muốn trở thành một cô giáo.
Chợt, tiếng chuông điện thoại reo lên. Tôi bắt may, trả lời:
_A lô, Tâm nghe đây ạ!
_Xin hỏi, đây có phải là nhà cô Phan Thanh Tâm không ạ? – Giọng nói của một người đàn ông trung niên vang lên ở đầu dây bên kia.
_Vâng, tôi là Tâm đây, xin lỗi ai đang nói thế ạ?
_A cô, cô Tâm. Cuối cùng em cũng đã tìm được cô rồi! Em là Thành đây, Thành ở làng Phong nè cô!
Tôi bất ngờ và vui sướng khi biết đó là Thành, học sinh mà tôi yêu quí nhất trong quãng đời dạy học của tôi. Tôi phải cố gắng lắm để giọng không bị run:
_Là Thành đấy ư?
_Vâng, em đây.
Như lời Thành nói thì em đã có vợ và một đứa con trai, hiện nay đang sống tại một căn nhà khang trang tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các học sinh lúc trước đều đã có gia đình và công ăn việc làm ổn định. Còn làng Phong thì đổi khác lắm, không chỉ có ti vi mà còn có tủ lạnh, bếp ga... Đời sống nhân dân cũng đã khá lên rất nhiều. Ở làng chỉ còn một, hai căn nhà lá, còn lại là nhà gạch, khang trang. Tôi rất vui sướng và hạnh phúc khi biết được vậy. Tôi hỏi em:
_Thế công việc của em ra sao?
Em không nói, em chỉ nói rằng:
_Chiều nay, cô cứ mở ti vi kênh HTV7 lúc ba giờ là cô sẽ biết.
Nói rồi, em chào tạm biệt và hứa một ngày nào đó sẽ rủ tất cả các bạn đến nhà tôi chơi rồi cúp máy.
Đúng ba giờ chiều, tôi mở ti vi lên. Đó là chương trình phỏng vấn và người được phỏng vấn là Trần Thuận Thành. Đúng là Thành rồi! Trong suốt cuộc phỏng vấn, tôi đã đã biết được tình hình của em sau khi rời khỏi làng. Rồi đột nhiên, người phỏng vấn hỏi:
_Thế sao anh lại chọn nghề nhà giáo?
Lại là câu hỏi đó, câu hỏi mà sau mấy mươi năm tôi mới tìm được câu trả lời đích thực. Tôi hồi hộp, không biết Thành sẽ trả lời như thế nào.
Bằng một giọng tự tin, Thành nói:
_Nếu tôi trở thành một bác sĩ thì đất nước sẽ có thêm một bác sĩ giỏi. Nếu tôi trở thành một kĩ sư thì đất nước sẽ có thêm một kĩ sư giỏi. Nhưng nếu tôi trở thành một thầy giáo thì đất nước sẽ có thêm hàng trăm, hàng nghìn bác sĩ giỏi, kĩ sư giỏi.
Câu trả lời rất hay, nó khiến tôi xúc động. Người phỏng vấn hỏi tiếp:
_Thế động lực nào giúp anh có thể trở thành một nhà giáo giỏi như ngày hôm nay?
_Đó là lời hứa của tôi với một cô giáo – Thành trả lời ngay – Cô giáo đó đã kể cho tôi nghe một câu chuyện về lòng quyết tâm đạt điểm giỏi của một cậu bé có học lực yếu và tôi rất tâm đắc với câu chuyện đó. Trước khi cô không còn dạy ở làng tôi nữa, tôi đã nói với cô: “Nhất định em sẽ trở thành một thầy giáo giỏi”. Và tôi đã rất cố gắng để đạt được như ngày hôm nay.
_Thế anh có thể nói về cô giáo mà anh đề cập tới hay không?
_Vâng, đó là một cô giáo rất tuyệt vời.
Rồi Thành bắt đầu kể về tôi từ lúc tôi vừa đặt chân đến làng Phong cho đến buổi sáng hôm tôi rời khỏi làng. Tôi ngồi nghe mà cảm thấy nóng bừng hai má và những giọt nước mắt cứ tuôn rơi.
Chương trình phỏng vấn đã hết nhưng tôi vẫn còn cảm giác hạnh phúc lâng lâng, xen lẫn tự hào về những thành quả mình làm ra và tự hào về những học sinh ở làng Phong mà mình từng muốn bỏ rơi chúng. Và tôi cảm thấy mình thật đúng đắn khi chọn nghề dạy học. Nếu có ai cho tôi một sự lựa chọn. Tôi chắc chắn sẽ nói rằng: “Tôi sẽ chọn nghề nhà giáo vì đó là một nghề thiêng liêng và cao quí!”

Cánh Đồng Gió

Lời thầy dạy thuở ấy…

Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa. Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…
Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thưở học trò có lớn mà không có khôn…
Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt chúng con những bài học về cuộc đời.
Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.

Lời thầy dạy thuở ấy..
Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.
Thưở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Thuở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…
Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.
Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.
Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…
Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông…
Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách…
Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng…
Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời…
ST 
 

  Ngõ sau trường

Bước chân ra khỏi trường, người ta thường nhớ nhiều thứ, thứ nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, và bởi nhờ đẹp, nhờ đáng yêu nên được nhớ. Với tôi lại có chút khang khác, cái ngõ sau loang lỗ của trường lại để trong tôi nhiều kỷ niệm nhất.
Cái ngõ sau của trường đã từ rất lâu không còn được sử dụng. Cổng luôn khóa im ỉm, ổ khóa gỉ sét. Tường mốc meo. Những bàn ghế hỏng được chất thành đống ở cái ngõ ấy. Ngay bên ngoài cổng là cây phượng già, mỗi mùa hè nở hoa đỏ rực cả con ngõ, nhưng chẳng nữ sinh nào đến đấy để nhặt hoa ép lên trang vở học trò. Ngõ sau trường u ám và tăm tối ngay cả lúc trời nắng gắt. Thế nên chẳng ai bén mảng đến cái ngõ ấy, có chăng chỉ một mình tôi. Cái ngõ ấy bỗng dưng được mình tôi chiếm cứ.
Cái ngõ sau của trường đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần tôi đi học muộn. Để được vào lớp, tôi lén thầy giám thị quăng mình qua cái cổng già nua sập sệ ấy, cũng có nhiều bận bị thầy cô túm cổ, nhưng đa phần thì được tôi thi hành trót lọt. Cũng nhờ thế mà tôi yêu cái ngõ sau của trường nhiều hơn.
Nhớ nhất là một buổi sáng mãi la cà ngoài quán với nhỏ Nga, quá giờ vào lớp, tôi lôi nhỏ mon men tới ngõ sau của trường. Dạo ấy, nhỏ Nga và tôi đều vào lớp kịp giờ kiểm tra, nhưng tà áo dài của nhỏ Nga thì bị rách một mảng. Cũng từ dạo đó, nhỏ Nga không bao giờ dám vào lớp thông qua cánh cổng ấy. Không biết vì nhỏ sợ sẽ rách thêm một chiếc áo dài khác, hay sợ cái không gian u ám của ngõ sau, hay sợ bị mẹ mắng vì tội leo rào. Chẳng biết, chỉ biết rằng tôi không còn dịp nào nữa được chứng kiến cảnh nhỏ Nga luýnh quýnh vụng về khi leo qua cánh cổng già nua ấy.

Những lúc có chuyện không vui, tôi lại một mình ra ngồi ở cái ngõ sau của trường. Ở đấy, không gian im ắng, lặng như tờ, tiếng xe cộ náo động ngoài kia dường như không thể xuyên qua những bức tường thành để vượt đến đây, tiếng nói cười của học sinh cũng chỉ ẩn hiện đâu đó, nghe mơ hồ, mong manh. Chỉ có tiếng gió rung rinh nói cười trên cây phượng già, những chiếc lá phượng li ti là đà xoay mình trong gió. Nơi đó, tôi có thể thỏa thích khóc cho vơi đi những nổi buồn trong lòng mà không sợ ai biết mình yếu đuối. Nơi ấy, tôi tự do thả hồn mình đi rong, mơ về anh bạn lớp trên mà không sợ hội bạn biết… Nơi ấy, tôi cũng đã gặp mối tình đầu của mình. Mối tình thời chanh cốm với những ngọt ngào, vô tư và vụng dại.
Tôi về lại trường sau nhiều năm xa cách. Trường xưa vẫn thế, không đổi thay gì nhiều, chỉ có ngõ sau của tôi là không còn nữa. Nơi ấy đã từng ghi dấu những buồn vui của một thời cắp sách, nơi ấy đã chứng kiến mối tình đầu của tôi lớn lên từng ngày. Người xưa đã rẽ sang một con đường mới. Tôi quay về trường, mong tìm lại chút dáng hình xưa, nhưng dáng xưa đã mất dấu, ngõ xưa cũng không còn. Chỉ mình tôi đứng đó, lòng ngẩn ngơ
ST

Con Thầy Hiệu Trưởng

Năm tôi học lớp 6, thi đậu vào trường công, thay vì học ở trường đó cho “le lói”, tôi lại theo học tại một trường tư vì không tốn một xu học phí và lệ phí nào. Trường tư thục Văn Hóa đối với tôi là trường nhà. Trường nhà vì ông hiệu trưởng chính là… cha tôi. Tôi được diễm phúc làm con trai một vị thầy tài đức song toàn, làm một quý tử hiệu trưởng nghiêm khắc, đường bệ. Nhưng thay vì tôi phải luôn luôn chứng tỏ, luôn luôn giữ gìn cho người nhìn thấy tôi là một học sinh con nhà gia giáo, thì tôi lại dương dương tự đắc, kênh kiệu, ỷ dựa vào thế thần của cha mà muốn bắt mọi người phải nhìn tôi bằng đôi mắt sự kiêng dè nể nang.

Mà thiệt, suốt mấy năm học lớp 6 đến 1ớp 7, 1ớp 8… cả bạn bè, thầy cô trong trường đều dành cho tôi một kiểu đối xử đặc biệt, đối xử dành cho “con ông cháu cha”. Chưa từng có một thầy hay cô giáo dùng lời to tiếng nặng nề để khiển trách đứa học trò vốn là con trai ông hiệu trưởng. Thầy cô mà còn vậy, nói gì chúng bạn cùng lớp, và ngay cả học sinh lớp khác, lạng quạng với tôi là ra khỏi trường, từ giả học đường ngay. Có lẽ, ai cũng nghĩ vậy, sợ vậy nên đã dung túng, đã vô tình khuyến khích cho tôi ngang bướng nghịch ngợm láu cá… mà cha tôi chẳng bao giờ được nghe một lời than phiền, trách móc, mắng vốn về cậu quý tử của ông. Cha tôi chỉ lưu đến học lực của con trai mà không nắm rõ về hạnh kiểm của nó. May mà tôi chưa đến nỗi nương tựa bóng râm của cha mà học hành nhếch nhác. Tôi học cũng khá lắm, chưa hề có một điểm nào dưới 6.

Về môn Văn thì số một. Cho nên cha tôi rất lấy làm an tâm về cậu con. Khi ở nhà, ông thường hỏi tôi về bài vở trước khi đến trường và thường giao cho các anh chị của tôi dò bài, kiểm tra sách vở của tôi rất đều đặn, gắt gao. Học thì chẳng thua bạn nào, còn có nghịch ngợm láu cá thì bạn nào cũng chịu thua xa. Tôi quen đến thành thói, đến nỗi các bạn đặt cho tôi biệt danh Ý lỳ. Được gọi bằng biệt danh ấy, tôi khoái chí lắm, khoái lắm.

Năm tôi học lớp 9, trường có thêm nhiều giáo sư về dạy. Hồi đó thầy cô bậc trung học được gọi bằng giáo sư. Còn giáo viên chủ nhiệm thì hồi đó gọi là giáo sư hướng dẫn lớp 9B, lớp tôi học, là cô giáo mới toanh đối với trường Văn Hóa, nhưng đối với ngành giáo dục trong thành phố thì tên tuổi của cô quá quen thuộc Cô nổi tiếng dạy hay, dạy giỏi, dạy nghiêm. Nói về môn Toán thì phải nghĩ ngay đến cô Hương Diệu, tên của cô. Chính vì vậy mà cha tôi đích thân đến tận nhà cô, như Lưu Bị cầu Khổng Minh vậy, để thỉnh mời cô dành chút ít thời giờ vàng ngọc về gánh bớt trách nhiệm giảng dạy môn Toán dùm cho trường Văn Hóa. Chừng như có thêm tên cô trong danh sách nhận giáo sư giảng dạy ở trường, đã làm cho uy tín của trường tư thục mà cha tôi là “chủ nhân” được tăng lê một mức đáng kể.

Ngay từ giây phút đầu nhìn thấy cô Hương Diệu, khi cô bước vào lớp 9B trong giờ học Toán đầu năm với nét mặt trầm tư, nghiêm nghị, tôi đa có một cảm giác lạ lùng. Tôi linh cảm mình sẽ gặp chuyện rắc rối với cô giáo mới toanh này. Tôi cho đó là “điều kỵ”, một thứ điện của giác quan thứ sáu đã báo cho biết sự xung khắc giữa tôi và cô giáo. Nhưng chỉ linh tính vậy thôi. Gì thì gì tôi vẫn là con trai của ông hiệu trưởng kia mà! Cô chân ướt chân ráo tới trường này, nên chưa biết rõ điều đó. Chưa biết, rồi sẽ biết.

Cô đang giảng bài say sưa. Cả lớp lắng nghe. Tôi cũng vậy, cũng lắng nghe. Chợt, thằng Hưng ngồi sau lưng tôi đã “đánh rắm công khai” một phát rõ to. Hơn nửa lớp làm bộ không nghe biết, cứ để mắt lên bảng. Số còn lại, trong đó có tôi đưa tay bịt mũi, bụm miệng cười khúc khích. Cái tật nghịch ngợm cố hữu trong tôi động đậy, đó là cái tật muốn “chơi nổi”, muốn thiên hạ phải chú ý tới mình, muốn bạn bè phải cười vì cái kiểu cù léc làm bộ ngây thơ của mình. Cô giáo vẫn thản nhiên tiếp tục bài giảng, chẳng để ý làm gì chuyện “bất lịch sự” vừa xảy ra. Sự cố kém tế nhị, thiếu văn minh đó đáng lý sẽ được cho qua luôn một cách dễ dàng. Nhưng, tôi xoay lưng, chồm người ra sau, đưa tay thụt nhẹ thẳng Hưng một cái “dằn mặt”. Chưa hết tôi đứng thẳng, vòng tay lại thưa:

- Thưa cô, trò Hưng vừa chơi xấu trong lớp, thúi quá… chịu không nổi, cô cho em ra ngoài thở một chút ạ!

Cả lớp đương nhiên không kềm được trận cười rần rần như. . . bãi rạp hát. Cô Hương Diệu quay phắt lạ ánh mắt cô rực lên giận dữ. Vẻ mặt cô nghiêm trang đến lạ lùng. Cô đang chăm chăm nhìn tôi, nhìn xoáy vào tôi, tôi hơi sợ, nhưng làm bộ thản nhiên, vẫn cứ đứng vòng tay chờ đợi cô cho phép ra ngoài. Cả lớp bỗng im phăng phắc. Cô đã rời khỏi bục giảng, thúng thẳng bước xuống, tiến đến chỗ tôi, cất giọng trầm trầm:

- Em vừa thưa gì? Lặp lại cho cô nghe, cho cả lớp nghe!

Tôi tỏ ra “anh hùng”, cố giữ giọng bình thản lặp lại to “kiến nghị” khi nãy không sai, không thiếu một từ. Cô Hương Diệu nhìn thẳng vào mắt tôi rồi buông giọng sắc ngọt:

- Em bước ngay ra khỏi lớp. Quỳ ngoài hiên cho đến hết giờ, rồi tôi sẽ tính sau!

Tôi đỏ mặt tía tai. Tức lắm. Làm mặt lì, tôi đứng yên một chô , mắt đưa nhìn lên trần nhà. Cô giáo gằn giọng:

- Có nghe hay không? Bước ra ngay!

Tôi không kềm được lòng buột miệng:

- Cô đụng tới em… sẽ “có chuyện” đó!

Cô giáo sửng sốt, hỏi:

- Sao? Em vừa nói gì? Hăm dọa tôi à?

Tôi biết mình đã lỡ lời, bèn im miệng. Ai dè, thằng Hưng phía sau tôi ngứa miệng:

- Bạn ý là con của thầy hiệu trưởng đó cô ơi!

Cô giáo nhìn xoáy vào mắt tôi:

- Con thầy hiệu trưởng à? Hứ, con của ông tổng thống, tôi vẫn đuổi ra khỏi lớp vì tội vô lễ Em bước ra ngay, hay chờ tôi mời thầy giám thị vào tận nơi đây?

Nghe giọng cương quyết của cô lần đầu tiên tôi biết sợ hãi lệnh của một vị giáo sư, bèn xìu mặt, hết lộ vẻ bướng lì. Mặt tôi chảy xệ xuống ngực, và… tôi dợm bước. Cô giáo đi sau lưng tôí, tôi đến cửa lớp cô bảo:

- Quỳ xuống đó đi, cho đến hết giờ!

Tôi bắt đầu run hai tay, hai chân. Run, không biết vì sợ hãi nhiều hơn, hay vì tức giận nhiều hơn. Tôi mà quỳ ở đó, nếu cha tôi mà tình cờ thấy được chắc là… mệt. Chỉ còn cách cúi lạy mà xin cô giáo tha lỗi, cho vào ngồi lại trong lớp, hay quỳ trong lớp cho kín đáo một chút cũng được. Nhưng, tôi mà xin lỗi người khác à? Chuyện khó có. Tôi đang lưỡng lự, cô giáo lại giục:

- Sao chưa chịu quỳ đi, hả? Đừng làm phí thời giờ của tôi, của các bạn mình.

Tôi nóng mặt, buột miệng nói:

- Còn khuya!

Dứt lời, tôi bước te te thẳng đến văn phòng Ban giám hiệu. Cha tôi đang ngồi xem sổ sách với cô thư ký. Tôi bước thẳng đến đứng trước ông, làm mặt buồn rười rượi, thưa:

- Ba, xin cho con vào lớp lại đi. Cố giáo đuổi con, còn bắt con quỳ ngoài cửa lớp nữa.

Cha tôi ngạc nhiên trong giây lát trầm giọng:

– Con chỉ có kể khúc đuôi mà không kể khúc đầu. Tại sao cô lại phạt kia chứ? Không làm bài hay không nghe giảng bài.

Tôi lúng búng kể lại đầu đuôi tự sự với cái giọng yếu xìu. Dĩ nhiên là tôi không dám thuật lại những chi tiết, trong đó có những lời lẽ ngôn từ của tôi đã dùng đối đáp với cô. Nghe xong, cha tôi trợn mắt tức tối ông đứng bật dậy. Bốp, một cái tát nảy lửa vào mặt tôi. Tôi chuệch choạng, ông lại nắm lấy tai tôi mà vặt tréo, kéo tôi đi. Đi từ văn phòng giám thị băng qua sân, qua nhiều lớp học, đến lớp tôi. Cô Hương Diệu nhìn từ xa, thấy cảnh cha con tôi vội ngưng giảng bước ra đến cửa. Cha tôi khẽ chào cô giáo, nghiêm trang nói:

- Nó mất dạy, cô tha lỗi cho. Tôi cảm ơn cô đã dạy cho nó biết lễ nghĩa, trước khi biết chữ nghĩa!

Ông quay mặt nhìn tôi, giọng đanh thép: 

- Quỳ xuống ngay. Và xin lỗi cô giáo mau, đồ vô giáo dục!

Tôi tái mét, run rẩy quỳ xuống như con cừu non ngoan ngoãn, rồi cất giọng nghèn nghẹn xin lỗi cô giáo. Cô Hương Diệu vẫn nghiêm nghị, nói:

- Thôi được rồi, cho em đứng dậy và vào lớp học!

Nhưng cha tôi lên tiếng: 

– Chưa được, cô cứ để cho nó quỳ đến hết giờ học, làm gương cho cả lớp và cả trường. Xin phép làm phiền cô năm phút nữa, cho tôi được nói vài lời với các em trong lớp!

Tôi quỳ đó. Cô giáo đứng ngay cửa ra vào, ông hiệu trưởng vào trong lớp. ông mở đầu một bài giảng dạy về giáo dục công dân, bằng câu “Không thầy đố mày làm nên”, rồi lại “thuyết pháp” như một vị cao tăng giáo thọ nói về “Tứ trọng ân” theo kinh điển nhà Phật bằng một giọng hết sức nghiêm nghị và đầy cảm xúc… Cả lớp im thin thít lắng nghe. Tôi cũng lắng nghe và tỉnh ngộ ngay trong giờ phút hai đầu gối của mình đang đụng đất, đầu thì đang hứng cái nắng gay gắt chói chang. Tôi đã từng rất nhiều lần nghe cha tôi thuyết giảng về giáo lý nhà Phật mà ông, cũng như mẹ tôi, đã thấm nhuần từ bao năm đến chùa tu học, tham gia sinh hoạt Phật sự. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới biết lắng nghe, càng lắng nghe càng thấy quá hay, quá cảm động, và quá thuyết phục. Tôi thoát nhiên tỉnh ngộ, đầu óc sáng bừng lên trong niềm xúc động dạt dào. Sau này lớn khôn già giặn lên, khi nghiên cứu tìm hiểu kỹ và sâu vào giáo lý nhà Phật, tôi mới hồi tưởng và ngẫm thầy hồi đó, khoảnh khắc lạ lùng đó, mình y như một vị thiền sư vừa được ngộ đạo, vừa phá giải được một công án thiền vi diệu.

Tôi thấy tôi đáng đời, đáng phải quỳ suốt đến ba ngày vẫn chưa hết tội mình. Xong bài giảng, cha tôi chào cô giáo, đi về văn phòng. Khi ngang qua chỗ tôi đang quỳ, ông không liếc một chút chứ đừng nói là nhìn. Ông vừa khuất sau dãy hành lang, cô Hương Diệu đã bước lại đỡ tôi đứng dậy, hỏi:

- Em đã chừa chưa?

- Thưa cô em biết lỗi. Em hứa sẽ không bao giờ tái phạm…

– Em có oán hận cô chứ?

Tôi ấp úng nói thật lòng:

– Thưa em không oán hận… em có biết ơn cô!

Cô mỉm cười tươi tắn, cho phép tôi vào lớp. Từ đó, tôi… “tu”, tu đến già.

…Cha tôi qua đời cách đây đã hai mươi năm vì một căn bệnh người già. Còn cô Hương Diệu đã đi xa bởi chứng bệnh lao phổi tai ác cách đây mười tám năm. Đó là hai vị ân sư của tôi, luôn luôn còn sống trong tâm tưởng, trong tim tôi với tấm gương chói ngời một bài học quý giá vô ngần về tôn sư trọng đạo 

Lê Thu Ý

onthay_500