NỤ TẦM XUÂN
Tầm xuân còn xanh
biếc.....
Trong vườn xưa, tầm xuân còn xanh biếc ,
Anh ngại ngần luyến tiếc mối tình
câm....!?
Em vẫn cô đơn chiếc bóng âm thầm,
Tầm xuân ẩn nép bên bờ giậu nhỏ....
Sắc hoa thắm như những ngày thơ đó,
Tình vững bền khắn khít tựa dây leo....
Nhưng còn đâu ánh mắt dõi trông theo ?
Mong chờ ngắm tầm xuân vừa hé nụ ?
Rồi cũng phải phôi pha ngày tháng cũ...
Em
trở về ấp ủ những cánh hoa,
Thương tầm xuân còn lại buổi chiều tà ,
Lòng vương vấn theo mối tình phai nhạt !
NM
NỤ TẦM XUÂN
Đến dự lễ cưới của Duy, bạn bè ai cũng thắc mắc sao cô dâu không phải là Thu Hương mà lại là cô gái khác? Có
đứa kề tai hỏi nhỏ Hương: “Sao cô dâu không phải đây mà là đó?”. Hương
cười nụ, trả lời tự nhiên: “Không duyên không nợ nên không thành vợ
thành chồng chứ sao”. Rồi họ so sánh: “Con nhỏ đó xấu hơn mày nhiều!”
Thu Hương mỉm cười hãnh diện. Cô dâu không những xấu mà tướng đi bước
thấp, bước cao (xứng với chú rể chân cao chân thấp), lại là cô hàng
nước. Hương có nét đẹp tiềm ẩn, càng nhìn càng đẹp (người ta nói Hương
có “duyên ngầm”), lại là hiệu phó nữa.
Duy và Hương là bạn học cùng lớp hồi cấp hai nhưng cả hai chưa
một lần trò chuyện. Rớt chuyển cấp. Duy xin vào làm ở hợp tác xã mua bán
được ít lâu, hợp tác xã giải thể. Duy học may. Hai nhà chẳng xa nhau
mấy, ba của Duy và ba của Hương là bạn thân. Đến nhà chơi thấy Hương lễ
phép, nết na thùy mị ông thầm chọn con dâu tương lai. Duy chưa yêu ai
nên nghe ba má chọn Thu Hương, đồng ý ngay. Chỉ chờ Hương học xong lớp
12 sẽ tính tới. Thu Hương vô tư học và thi vào trường Cao đẳng sư phạm,
đang chờ kết quả thì gia đình Duy ngỏ lời “ngồi sui”. Tôn trọng con, tối
đó ba Hương thăm dò… Hương mắc cỡ trả lời: “ Con học nữa!”. “Ờ, lo học
cho xong, cho có nghề có nghiệp đàng hoàng, lấy chồng chưa muộn”. Hương
chưa nghĩ đến chuyện yêu đương huống hồ là chuyện chồng con. Chuyện đó
khiến Thu Hương e thẹn mỗi khi tình cờ gặp Duy. Những suy nghĩ bâng quơ,
bảng lảng thoáng qua tâm hồn phẳng lặng chưa một lần xao động vì yêu.
Gặp tình cờ, Hương bối rối, thẹn thùng, tay nghiêng vành nón vờ như
không thấy. Duy từ xa đã nở nụ cười tình, câu chào đợi sẵn cửa miệng chờ
tới gần sẽ phát ra âm thanh trìu mến cùng ánh mắt ấm áp: “Hương đi học
về hả?”. “ Ờ, đi học về”.
Thu Hương tốt nghiệp ra trường, được phân về địa phương. Má Duy
nhắc lại chuyện “ngồi sui”. Thu Hương chưa trả lời. Hương có hiểu gì về
Duy đâu. Không biết Duy có thương mình không hay do cha mẹ quyết định?
Cách sống “cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó” Hương không thích. Hễ thấy Hương
đi dạy ngang qua, má Duy trong nhà chỉ ra giới thiệu với mọi người: “Con
dâu tui đó”. Còn Duy thì giới thiệu với bạn bè Hương là vợ tương lai
(đó chính là lý do bạn bè thắc mắc trong ngày cưới của Duy). Hương nghĩ
rất nhiều: “Không tìm hiểu mà lấy nhau, vế sống không hợp thì khổ. Mình
làm con gái không thể đến nhà Duy được”. Một năm… hai năm… trôi qua. Gia
đình Duy thúc. Hương cứ lấp lửng: “Con chưa nghĩ tới chuyện lập gia
đình”. Một hôm, Hương chủ động ghé nhà Duy. Má Duy mừng rỡ, ngọt ngào:
“Con ghé chơi, bác mừng. Bác mong con là dâu của bác hết sức. Con đi
ngang tiệm may của thằng Duy hoài sao không ghé nó chơi. Tụi bây là bạn
học có gì mắc cỡ, con”. Hương thèm nói: “ Duy là con trai mà không tới
nhà con, còn con là con gái sao dám ghé”, nhưng lại thôi. Dù gì cũng giữ
thể diện con gái chớ. Giá mà Duy tới nhà chơi, hai người có điều kiện
hiểu nhau hơn. Nếu Duy thương mình thì đã đến nhà chơi như những đôi
trai gái đang yêu khác hoặc đi mòn dép, ngồi mòn ván như những anh chàng
quyết tâm chinh phục cô nàng có trái tim vững như “Vạn lý trường
thành”.
Có lần Hương mượn cớ gió ngược, một tay cầm tờ báo tường, một
tay lái xe khó quá nên ghé vào tiệm may của Duy gửi. Trong thâm tâm
Hương muốn nán lại nói chuyện với Duy nhưng vì sĩ diện, phần thì mắc cỡ.
Hương gửi rồi đi ngay. Duy cũng không mời ở lại chơi, Hương thầm dỗi:
“Người đâu mà vô tình quá đỗi !”. Thu Hương ra về, Duy đứng nhìn theo.
Ánh mắt biết nói của Duy cho Hương biết Duy “thích” mình và đang chờ
mình nhận lời. “Gần gũi sinh tình cảm”, Thu Hương muốn trước khi làm vợ
Duy mình phải có chút tình cảm đối với Duy. Hương đinh ninh thế nào Duy
cũng mang giúp tờ báo tường về cho Hương ( nếu Duy muốn gặp Hương). Suốt
buổi chiều đó, Thu Hương có ý mong…Duy hớn hở khoe bữa nay Thu Hương
ghé tiệm may của con gửi tờ báo tường. Nhưng Duy không đến như mong đợi
của Hương. Tiêu chuẩn người chồng tương lai của Hương là phải biết ga-
lăng một chút. Duy hiền, không rượu chè, cờ bạc (chỉ hút thuốc lá
nhiều), có nghề nghiệp ổn định. Thu Hương không chê điểm nào chỉ thiếu
ga - lăng mà thôi, Hương hơi thất vọng. Nằm đêm đắn đo, suy nghĩ…Hương
muốn ép lòng mình ưng đại, sao khó quá!
Thứ tình cảm trong Hương chưa phải là tình yêu. Thu Hương hình
dung, nếu lấy Duy đêm đầu tiên nằm cạnh người mà mình không có tình yêu,
cảm giác vừa lạ vừa quen, ngượng ngùng, bỡ ngỡ… một cảm giác hỗn độn
Thu Hương không diễn tả được. Mình thật mâu thuẫn. Ưng thì ưng, không
ưng thì nói một tiếng cho người ta đừng hy vọng, chờ đợi. Mặc kệ, chuyện
gì đến sẽ đến, không nghĩ nữa.
Một lần trên đường đến trường, xe đạp của Hương tuột xích.
Hương loay hoay mãi vẫn chưa gắn được. Một chàng trai đi ngang qua thấy
vậy, dừng xe lại gắn giúp.
- Cảm ơn anh. Nếu không có anh chắc tôi bị trễ giờ mất.
Nhìn tay Hương dính nhớt, anh ta rút khăn trong yên xe đưa cho Hương lau. Cử chỉ “đẹp” đó khiến Thu Hương có cảm tình.
- Cô dạy trường nào? Tôi đi làm ngày nào cũng thấy cô trên đường này.
- Vậy à! Em không để ý lắm.
Thu Hương không hiểu sao tự dưng mình chuyển hệ từ “tôi” sang
“em” ngọt sớt như vậy. Từ đó, ngày ngày gặp nhau trên đường cả hai chỉ
mỉm cười, gật đầu chào, cảm giác như quen nhau lâu lắm vậy.
Lại hết một năm. Chiều Mùng 2 tết, Hương đang đùa với con Milu
thì Duy đến cùng một nguời bạn. Hương vui và bất ngờ. Ngoài câu chào:
“Hương chừng nào đi dạy?”. Ngồi mãi Duy chẳng nói thêm câu nào, Thu
Hương đùa thăm dò:
- Mai mốt mình đến chỗ Duy học may đồ nam nghen.
- Ừ, Hương ghé, mình dạy cho. Thầy này khó lắm nghen…Duy liếc
nhìn Hương tình tứ rồi nhỏ giọng đủ cho Hương nghe - Đến học là bắt cóc
luôn đó chịu hôn?
Thu Hương nghe mặt mình nóng bừng, bẻ bẻ mấy ngón tay, khẽ liếc sang Duy rồi cúi mặt, nhỏ giọng:
- Nuôi nổi không đó?
- Nổi chớ, sợ ai đó hổng chịu…cầm tay chỉ việc luôn.
Thì ra Duy cũng biết tán tỉnh và bạo miệng có kém ai. Tối đó về
nhà Duy rất vui. Nằm tơ tưởng nhớ cuộc nói chuyện hồi chiều, nhớ ánh
mắt lóng lánh, guơng mặt ửng đỏ vì thẹn của Hương, Duy mỉm cười một
mình. Trong cảm giác hạnh phúc đó, Duy ôm gọn chiếc gối trong vòng tay,
mơn trớn, vuốt ve rồi hôn nhẹ lên gối, mơ tưởng mình đang ôm Hương trong
âu yếm…
Đó là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất Duy đến nhà Hương.
Hương không hiểu vì sao Duy không đến nữa. Người mong lại không đến,
người không mong lại đến. Không biết bằng cách nào anh chàng sửa giúp xe
hôm nọ tìm được nhà Hương. Anh ta rất lịch thiệp và tự nhiên như đã đến
nhà Hương nhiều lần rồi, thấy giúp được gì là giúp ngay. Rất ga-lăng,
biết lấy lòng người khác nên trong nhà ai cũng mến. Chiều nào đi làm về
anh ta cũng ghé nhà Thu Hương. Thời gian đủ để họ yêu nhau. Lễ hỏi được
tổ chức. Hương lấy chồng, Duy hụt hẫng, càng đau hơn nữa là chồng của
Hương chính là anh họ của Duy. Suốt mấy ngày liền Duy không làm việc
nổi. Mở cửa tiệm mặc cho mấy đệ tử nó may. Có đứa mới vào học nghề, Duy
chỉ một lần nó lại quên, hỏi nữa. Duy bực dọc, cau có.
Biết “sư phụ” thất tình hay nổi quạu nên chẳng đứa nào buồn, ngược lại,
chúng háy mắt nhau cười tủm tỉm. Những ngày ấy Duy ra quán nước nằm võng
và hút thuốc lá rất nhiều đến nỗi cô hàng nước lo lắng:
“Anh Duy hút thuốc nhiều quá có hại cho sức khỏe đó”. Duy cố đùa: “Tui
hút nhiều thuốc thì cô Hồng bán đắt chứ sao”. Thấy Duy đùa, Hồng nhại
theo bài hát ngân nga, trêu chọc:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Hương có chồng rồi, Duy tiếc lắm thay!
Cô nàng giọng nửa đùa, nửa thật:
Cô nàng giọng nửa đùa, nửa thật:
- “Ruộng nhứt ở xa không bằng ruộng ba ở gần”. Xung quanh anh Duy thiếu gì cô thầm yêu, trộm nhớ. Anh chọn một cô đi.
Những người xung quanh, họ thừa biết cô Hồng yêu Duy đơn phương. Duy vờ như không biết, hỏi:
- Hồng nói vậy, chớ anh có thấy ai yêu mình đâu
- Anh không biết hay anh không muốn biết…
- Anh không biết thiệt
- Tại anh có chị Hương rồi nên đâu cần biết đến ai. Người đó có đứng trước mặt, anh cũng không thèm để ý…
Duy nhận ra giọng cô nàng có ý trách móc. Nhìn kỹ, Hồng không
đẹp, vui vẻ và hơi tinh nghịch. Nói chuyện có duyên. Duy không hiểu sao
mình không chút xao xuyến, có lẽ Hồng nói đúng, vì mình có Hương rồi. Rõ
ràng cuộc nói chuyện chiều hôm ấy cho thấy Hương cũng “thích” mình mà.,
chờ Hương nghỉ hè là đến cầu hôn. Vậy tại sao sự việc quay ngược một
trăm tám mươi độ thoát khỏi bao dự tính tốt đẹp của mình? “Thích” và
“yêu” là hai từ không đồng nghĩa, khoảng cách của chúng rất gần và mỏng
như tấm rèm the khiến Duy ngộ nhận đó là tình yêu nên chắc ăn mười mươi
Hương sẽ là của mình. Vì yêu, Duy không nhận ra “thích” chỉ mới là điều
kiện “cần” nhưng chưa “đủ” để kết dính thành cuộc hôn nhân.
Mãi sau này bạn bè mới biết, vì mặc cảm nhà mình nghèo, trình
độ thấp hơn Hương, Duy ngại đến nhà Hương. Đôi lần Thu Hương “bật đèn
xanh” mà Duy cứ phân vân không đủ can đảm đến. Bạn bè lấy làm tiếc: “
Giá mà Duy đừng tự ti mặc cảm thì đâu phải nuối tiếc hoài một nụ tầm
xuân…”
1.
Chuyện đời nhiều lúc gẫm lại, thấy ngồ ngộ, hay hay. Quẩn quanh mãi ở
làng quê với lũy tre xanh, với con trâu cái cày, chắc chả bao giờ có tí
chữ nghĩa mà đọc, mà yêu lấy những tác giả – tác phẩm văn học. Làm sao
mở lòng ra với đất nước con người Việt Nam và thế giới? Không khéo, bây
giờ đã yên phận anh nông dân chân đất, ông trùm, ông quản, với việc thờ
thánh, ruộng đồng, vườn tược gì đây? Cũng may, chiến tranh giặc giã tuy
có nghiệt ngã thật đấy, nhưng nó lại là một trong những động cơ thúc đẩy
-sau nhiều cuộc chuyển biến di dời- biết bao số phận đến với những cơ
may đổi đời. Mấy năm sống nghèo kiết ở huyện Thuỵ Anh và thị xã Thái
Bình, nhờ vào đồng lương lính và gánh hàng xén của thày của mẹ, lần đầu
tiên tôi là thằng-bé-ở-quê-ra, tập tễnh làm quen, riết rồi mê mẩn bài
tập đọc, bài chính tả, bài học thuộc lòng của những ông nhà thơ nhà văn
như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Thanh Tịnh, Tế Hanh và Hồ
Dzếnh… Thêm vài ba món tiếng Tây lớp đồng ấu (cours enfantin)
nữa, tâm hồn tôi như được thoáng đãng hơn khi mò mẫm đọc những trích
đoạn quá ư là mượt mà dễ thương của Anatole France, Alphonse Daudet và
De Amicis, v.v.. Đến khi theo cha mẹ “hành phương Nam” thì tôi đã to
đầu lớn xác lắm rồi. Sàigòn làm gì có cái lành lạnh “vào Thu, tiễn Thu”
như trong thơ của ông Tản Đà. Nam Bộ thiếu vắng hẳn những chiều mưa bụi
heo may của năm cửa ô Hà Nội để mà ngâm ngợi chùm thơ tình Hồ Dzếnh gửi
gắm người yêu ở một ngõ phố nào đó:
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân,
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?
………………………………………………
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân,
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?
………………………………………………
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề,
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
2.
Thế rồi chiến tranh từ âm ỉ, nhen nhúm, bùng lên suốt những năm cuối
thập niên 50 và 60. Ngoài ấy mưa bom, trong này lửa đạn, vừa học hành,
vừa lo chuyện lính tráng, áo cơm. Thành phố có những đêm đèn vàng, quán
xá về khuya hắt hiu. Nhạc “tiền chiến”, thơ “tiền chiến” ở những đẩu đâu
xô dạt “về thành”, phút chốc đã nên trân châu vàng bạc điểm trang tô vẽ
cho đời. Một trời sao lấp lánh những Văn Cao, Mỹ Ca, Nguyễn Văn Tý, Tô
Vũ, Đoàn Chuẩn, Hoàng Giác; những Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Trần
Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Quang Dũng… Tôi không nhớ hết. Chỉ
biết rằng đã có một thời -bên cạnh luồng gió lạ “hiện sinh” của J.P.
Sartre, Françoise Sagan, A. Camus- bọn trai trẻ thị thành chúng tôi như
bị “cám dỗ” bởi giai điệu habanera sâu lắng rã rời trong âm nhạc quí
phái Dương Thiệu Tước, bởi những ngôn ngữ – hình tượng lãng mạn mà giản
đơn trong thi ca Hồ Dzếnh. Mộ khúc chiều tà ông viết năm 1937 như một
lời chào làm quen với làng thơ, có mặt trong sổ tay chúng tôi:
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây
Khói huyền bay lên cây
(Chiều)
3.
Bẵng đi một quãng thời gian thật dài, nhà thơ Hồ Dzếnh (Hà Triệu Anh)
và nhạc sĩ La Hối, tác giả “Xuân và tuổi trẻ”, (La Doãn Chánh 1920-1945)
-hai con chim lạ bay từ Quảng Đông đến làm tổ trên đất Việt- bặt vô âm
tín, nhưng đã để lại vô vàn dấu ấn khó phai. Riêng trường hợp Hồ Dzếnh,
kẻ bảo còn, người nói mất hoặc đã gác bút xoay ra làm nghề thợ đúc thép,
rồi thợ cơ khí ở nhà máy xe lửa Gia Lâm. Những ai từng yêu thơ văn Hồ
Dzếnh ắt không khỏi buồn lòng, vì tên tuổi ông tuyệt nhiên không hề được
ghi nhận ở trong cả hai pho sách đồ sộ: Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân (1942) và Nhà Văn Hiện ĐạiChân trời cũ (tập truyện ngắn, NXB Á Châu, 1942); Cô gái Bình Xuyên (Tiểu thuyết, NXB Tiếng Phương Đông, 1946); Quê ngoại (tập thơ, NXB Nguyên Hà, 1943). Nhưng dù sao – theo “Lời giới thiệu” của nhà thơ Vũ Quần Phương trong “Hồ Dzếnh – tác phẩm chọn lọc”
(NXB Văn học Hà Nội, 1988) – tác phẩm của ông không nhiều, lại không
tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất thầm lặng, ông luôn
luôn khiêm tốn tự cho mình như là người mới bắt đầu vào nghề viết. Tuy
nhiên, với 2 tập văn “Chân trời cũ” và thơ “Quê ngoại”, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà văn, một nhà thơ có chân tài.
của Vũ Ngọc Phan (1941). Phải chăng, lúc ấy ông chưa hẳn đã thành danh
và toàn bộ tác phẩm (không nhiều lắm) của ông chỉ ra mắt công chúng sau
những thời điểm trên:
Mang
trong mình hai dòng máu Hoa Việt, hồn thơ của ông luôn dạt dào nguồn
cảm xúc từ “Quê ngoại”, một-cõi -đi-về rất thiêng liêng trong ký ức lịch
sử của riêng ông. Ta hãy nghe ông tâm sự: “Lòng tôi nghe vang một
thứ gió âm u của miền sa mạc Mông Cổ, trôi qua Thiểm Tây, Cam Túc, luồn
vào những khu rừng không tên của hai tỉnh Lưỡng Quảng…” Để rồi ông dừng lại ở thôn làng Đông Bích, huyện Quảng Xương, ở bến đò Ghép (Thanh Hóa) mà thương quá Việt Nam:“Hỡi
nước Việt Nam, tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà
hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói tiếng nói của
Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo. Trên
giải đất súc tích những tinh hoa của văn chương, những công trình lịch
sử, tôi còn ghi cả những bóng dáng người xưa tôi thương yêu và trong số
những người này, chị Yên tôi là một…” (Chân trời cũ).
Kể từ khi nhà thơ Hồ Dzếnh qua đời (13.8.1991) đến nay, nhà xuất bản Văn học Hà Nội mới tìm được và lần lượt cho in “Chân trời cũ” – tuyển truyện ngắn và thơ, “Cuốn sách không tên”
– tập truyện nhỏ của Hồ Dzếnh. Gần đây, nhân đọc lại một bài viết của
nhà văn Vũ Bằng, chúng ta được biết thêm Hồ Dzếnh còn là tác giả của
những tập truyện dài “Hai mối tình” và “Những vành khăn trắng”
với bút hiệu Lưu Thị Hạnh, tên người vợ đầu rất xinh đẹp mà yểu mệnh.
Và đúng vào dịp giỗ 2 năm Hồ Dzếnh (13.8.1993 – trên tuần báo CGvDT, qua
ông Nguyễn Khắc Xuyên trong bài “Thi sĩ Hồ Dzếnh và Kitô giáo”
– chúng ta lại được biết thêm một nguồn thông tin quý báu: Hồ Dzếnh
được rửa tội ngày 23.3.1941 tại Nhà thờ lớn Hà Nội, do cha Villebonnet
(M.E.P.) chủ sự, và người đỡ đầu là ông Paul Trần Đình Kỹ, một trí thức
Công giáo đất Thanh Nghệ (sau cùng với cha Gras – Đỗ Minh Vọng O.P. mở
trường trung học Công giáo đầu tiên mang tên nhà bác học Pasteur). Hồ
Dzếnh nhận tên thánh là Paul Thérèse, tên thánh ông bố thiêng liêng và
“Người em gái” vô danh đã xuất hiện ngay từ những dòng thơ đầu đời
(1938):
Người yêu tôi đeo cây thánh giá
Tự nghìn xưa Chúa chịu cực hình
………………………………………….
Tự nghìn xưa Chúa chịu cực hình
………………………………………….
Miễn là ở chốn xa xôi ấy,
Lạy Chúa xui nàng nhớ đến con.
Lạy Chúa xui nàng nhớ đến con.
Đọc
mấy dòng thơ trên, có người tỏ ý tiếc cho cái tài hoa kia chẳng mấy
toàn tâm toàn ý và dài hơi cho văn học nhà đạo. Biết làm sao hơn? Tại
sao ta không nghĩ rằng khi yêu đất nước con người, khi làm giàu văn thơ
Việt Nam, nhà thơ Paul Thérèse Hồ Dzếnh đã gieo vãi cơ man nào là điều
tốt đẹp mà một Kitô hữu gốc gác thuần thành chưa chắc đã làm được bằng
ông, như ông. Thì ra văn học Kitô giáo ở nước ta đến nay còn thưa thớt
nhạt mờ lắm, bởi ít ai để ý, quan tâm hoặc đầu tư gầy dựng. Hèn chi mà
cứ trở nên xa lạ, giữa dòng chảy văn hóa dân tộc.
Trong
ý nghĩa riêng tư, tôi hằng tin rằng văn học rất hào phóng và tấm lòng
công chúng càng hào phóng hơn khi cảm nhận cái nội lực của ngòi bút, cái
chân tài phát tiết ra chỉ cần từ một câu một chữ, từ một tác phẩm
–”tác-giả-một-bài” – làm quà để lại cho đời. Đó là trường hợp của Vũ
Đình Liên với “Ông Đồ”, Hữu Loan với “Màu tím hoa sim”, Hoàng Cầm với “Lá diêu bông”, Nguyễn Xuân Sanh với “Màu thời gian”, T.T.KH. với “Hai sắc hoa ti-gôn” hoặc Kiên Giang với “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”, v.v.. Ngay đến cả Hàn Mặc Tử, một-nhà-thơ-con-chiên-ngoan-đạo kia mà cũng chỉ có được một tập mỏng manh “Xuân Như ý”
với trên dưới mươi bài chuyên chở nội dung tôn giáo thì
nhà-thơ-mà-chúng-ta-yêu Paul Thérèse Hồ Dzếnh phải được coi là “ngoại
lệ” hay “biệt lệ”. Bởi thế, khi ngắm nhìn “Người em gái” hoặc “Hồng
Phúc” trong “Hoa mẫu đơn” – những người tình không chân dung – là ta đã
đi vào “ngõ đạo”, gặp được tâm tình êm ả mà thiêng liêng của Hồ Dzếnh.
Từ “ngõ đạo” đến “lẽ đạo”, quãng đường nhà thơ đã đi, đã đến, đã gặp và
mời mọc những ai đồng hội đồng thuyền:
Con gái Nhà Chung xinh đẹp lạ
Đẹp hơn con gái phố phường bên
Ngày ngày hai buổi xưa đi học
Mượn lối vườn hoa để gặp em
……………………………………………
Đẹp hơn con gái phố phường bên
Ngày ngày hai buổi xưa đi học
Mượn lối vườn hoa để gặp em
……………………………………………
Chủ nhật tự nhiên thành buổi hẹn
Gió bay tà áo trắng như thơ
Mẫu đơn nở giữa hai lời nguyện
Phảng phất còn thơm đến tận giờ
Gió bay tà áo trắng như thơ
Mẫu đơn nở giữa hai lời nguyện
Phảng phất còn thơm đến tận giờ
(Hoa mẫu đơn)
Chưa
nhiều, nhưng đã đủ. Thơ Hồ Dzếnh là vậy. Đừng đòi hỏi một số lượng
không cần thiết. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, cái thế giới ngôn ngữ
nhà đạo – vốn dĩ chỉ dùng trong kinh sách – đã được Hồ Dzếnh nạp thêm
năng lượng, chắp cánh, phóng nó vào tầng khí quyển của thi ca Việt Nam.
Không xuất thần và huyền nhiệm, cao xa như thơ Hàn Mặc Tử, bởi Tử đi từ
máu thịt của đạo ra đời mà Hồ Dzếnh thì len lỏi từ đời vô đạo. Ông khởi
hành lặng lẽ từ cuộc sống rất đời thường pha lẫn chút hoa hương thơm
thảo của giáo đường, hồi chuông, xem lễ, lời kinh, lời nguyện, mẫu đơn,
Chủ nhật, áo trắng, buổi hẹn, để đến với cõi linh đạo, với Chúa toàn
năng.
Cho phép tôi chuyển đổi vài ba từ trong câu hát ví von của dân gian:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em KHẤN DÒNG, anh tiếc lắm thay!
Em KHẤN DÒNG, anh tiếc lắm thay!
“Nụ
tầm xuân” của ca dao có khác chi “đóa mẫu đơn” của Hồ Dzếnh đâu? Bằng
một mối tình, một khấn hứa, một chuyện lòng riêng tây, Hồ Dzếnh dẫn ta
bước vào cõi thánh thiêng chung của Đạo, mến Chúa và yêu người. Đường
của thi ca bằng phẳng, trơn tru như mật ngọt rót vào tai, như nhịp võng
mẹ ru trong xóm giáo buổi trưa hè êm ả:
Ngoại ô, ngày 13 tháng 8 năm 1997
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.
(Ca dao Công giáo)
Lê Đình Bảng