Tâm nhàn vạn sự thông ba cõi,
Một tiếng cười khan ấm đất trời
Nhẹ chuông ai điểm đời hư
ảo,
Đánh thức vầng trăng sáng tự tâm!
Chữ Tâm độc tự thế mà hay,
Thành bại nên hư bởi chữ nầy.
Tuổi
trẻ gắng rèn già cố giữ.
Trọn đời gói gọn cả vào đây
Đức trọng, nhân trường thọ
Tâm khoan phúc tự
lai.
Sự việc tới Tâm vui đón nhận
Việc qua rồi Tâm cũng theo qua.
Nhà tranh cửa gỗ đời thanh thoát
Không đúng không sai tự tại thân..
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai,
Sống chan hoà với những người chung sống
Sống là động mà không xao động
Sống là thương mà chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai,
Sống chan hoà với những người chung sống
Sống là động mà không xao động
Sống là thương mà chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
ST
Cần Một Chữ Tâm
Tâm
của chúng ta nó luôn chạy nhảy như những con khỉ con, rất khó đứng yên
phải không các bạn. Và để nhiếp Tâm, thu phục Tâm là một việc làm rất
khó đòi hỏi một quá trình rèn luyện Thiền định, tu tập, nhưng điều này
không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ làm được.
Nếu
chúng ta quyết tâm (luôn kiên định) thì không có gì ngăn cản được
chúng ta. “Tâm tích Phật lòng thành cũng Phật, Phật tích Tâm Phật ở
trong lòng”.
“THIỆN CĂN Ở TẠI LÒNG TA
CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI”.
CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI”.
Chúng ta, từ lúc nhỏ đến giờ, chắc hẳn đã ít nhiều từng nghe ai đó bàn về cái Tâm.
Mà khi nghe đến Tâm ta chắc hẳn đặt ra câu hỏi cho mình “Tâm” là gì? Tâm có phải là con tim không ?”.
Có rất nhiều học thuyết nói về Tâm,
nhưng ở đây chúng ta chỉ luận bàn về chữ Tâm theo quan điểm Nhà Phật.
Theo quan điểm Nhà Phật thì cho rằng khi nói đến chữ Tâm là đang nói về
“Chân Tâm”.
Và để đạt tới cái gọi là “Chân Tâm” ta phải bỏ đi cái phần “vọng tâm” (khởi lên những vọng niệm, những tham lam, sân hận, si mê…). Thật ra, bản chất của Tâm chúng ta là thanh tịnh, tự nhiên.
Cái
“Tâm Năng” của chúng ta có thể toả sáng giống như ánh sáng mặt trời vậy
(nhà Phật gọi là Phật tánh), mỗi người chúng ta ai cũng có Phật tánh
(Tâm làm chủ không bị ngoại cảnh tác động, không phân biệt, luôn sáng
suốt…) nhưng do vô minh, do ham muốn, do phiền não nên chúng ta mãi
trôi lăn trong sinh tử luân hồi.
Tâm của chúng ta nó hay chạy nhảy, rất khó mà đứng yên. Và để nhiếp Tâm, thu phục Tâm là một việc làm rất khó đòi hỏi một quá trình rèn luyện, tu tập nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ làm được.
Tâm của chúng ta nó hay chạy nhảy, rất khó mà đứng yên. Và để nhiếp Tâm, thu phục Tâm là một việc làm rất khó đòi hỏi một quá trình rèn luyện, tu tập nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ làm được.
Nếu
chúng ta quyết tâm (luôn kiên định) thì không có gì ngăn cản được chúng
ta. “Tâm tích Phật lòng thành cũng Phật, Phật tích Tâm Phật ở trong
lòng”.
Tại sao ta phải nên tìm hiểu về Tâm, và vai trò của “Chân Tâm”?
Sự thật thì, Tâm là căn bản của vạn năng và cũng là nguồn gốc của vạn ác, có thể đưa chúng ta đến con đường chánh đạo cũng có thể đưa chúng ta đi theo con đường tà đạo. Thánh nhân hay ma quỷ đều do Tâm mà ra.
“Tâm sanh các pháp thảy đều sanh
Tâm diệt các pháp thảy đều diệt
Muôn ngàn nghiệp chướng thảy do Tâm
Rồi cũng do Tâm mà diệt nghiệp”.
Trong nhịp sống hối hả như hiện nay, việc giữ Tâm luôn tĩnh lặng, sáng suốt, an lạc là một việc làm rất khó. Bởi vì, chúng ta đang sống đang tương tác với xã hội này, mà xã hội thì luôn luôn vận động và lôi cuốn con người vào guồng máy vật chất.
Tại sao ta phải nên tìm hiểu về Tâm, và vai trò của “Chân Tâm”?
Sự thật thì, Tâm là căn bản của vạn năng và cũng là nguồn gốc của vạn ác, có thể đưa chúng ta đến con đường chánh đạo cũng có thể đưa chúng ta đi theo con đường tà đạo. Thánh nhân hay ma quỷ đều do Tâm mà ra.
“Tâm sanh các pháp thảy đều sanh
Tâm diệt các pháp thảy đều diệt
Muôn ngàn nghiệp chướng thảy do Tâm
Rồi cũng do Tâm mà diệt nghiệp”.
Trong nhịp sống hối hả như hiện nay, việc giữ Tâm luôn tĩnh lặng, sáng suốt, an lạc là một việc làm rất khó. Bởi vì, chúng ta đang sống đang tương tác với xã hội này, mà xã hội thì luôn luôn vận động và lôi cuốn con người vào guồng máy vật chất.
Mọi
chuyện dù lớn hay nhỏ đều tác động ít hay nhiều đến với chúng ta. Có
đôi lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi và khi hoàn cảnh đưa đẩy ta bàng
hoàng nhận ra,hình như mình đã không còn là mình và mọi chuyện đang
không nằm trong tầm kiểm soát của mình nữa.
Những
lúc ấy nếu không vững tâm thì thật là tai hại. Ta sẽ có những sai lầm,
mà thời gian thì không bao giờ trở lại để sửa những sai lầm.
Từ xưa khi Phật còn tại thế thì Phật đã từng nói:thế giới mà chúng ta đang sống có 5 thứ ác trược.
Đó là:
(1) Kiếp trược (kiếp bệnh, dịch, đói kém, đao binh),
(2) Phiền não trược (không được an vui, luôn lo lắng, phiền não),
(3) Mạng trược (thọ mạng ngắn ngủi),
(4) Kiến trược (chê bai không tin chánh pháp),
(5)
Chúng sanh trược (con người không có đức hạnh). Nên việc luôn rèn luyện
tâm hướng đến cái Chân - Thiện – Mỹ là yêu cầu cấp thiết.
Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ cho Tâm mình trở về với Phật tánh của mình?
Con đường chấm dứt khồ đau không đâu xa. Đó chính là tìm về với Phật tánh của mình. Đó là con đường tu giới,định,tuệ. Con đường tu tập theo chánh pháp,chọn pháp môn phù hợp và :
Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ cho Tâm mình trở về với Phật tánh của mình?
Con đường chấm dứt khồ đau không đâu xa. Đó chính là tìm về với Phật tánh của mình. Đó là con đường tu giới,định,tuệ. Con đường tu tập theo chánh pháp,chọn pháp môn phù hợp và :
“ Dứt ác, làm lành, giữ cho tâm hồn cho trong sạch thì đó chính là Phật Pháp”.
Từ trái tim tôi, tôi muốn gừi đến các bạn hãy luôn là mình bạn nhé. Hãy sớm thức tỉnh và Giác ngộ thì mới tìm ra được Phật Tánh của mình một cách dễ dàng.
Từ trái tim tôi, tôi muốn gừi đến các bạn hãy luôn là mình bạn nhé. Hãy sớm thức tỉnh và Giác ngộ thì mới tìm ra được Phật Tánh của mình một cách dễ dàng.
Trước
những khó khăn, trước những thử thách của cuộc đời này, chúng ta hãy
mạnh mẽ lên, luôn giữ cho Tâm mình luôn an lạc, thanh tịnh, dứt trừ
phiền não.
Và
chúng ta hãy luôn biết lãng quên sự sân hận, không thù địch, không đối
kháng chống phá lẫn nhau và thay biết ha thứ cho người khác để Tâm của
chúng ta luôn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng.
“Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”.
Và chúng ta hãy là một viên đá nhỏ, trong vô số viên đá khác, để chung góp xây đạo Từ Bi; sẽ là một tia sáng nhỏ trong vô số tia sáng khác, để cùng nhau nêu cao lời Phật dạy, để đem lại hạnh phúc và giác ngộ cùng khắp cho tất cả nhân sinh và muôn loài sinh linh vạn vật.
“Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”.
Và chúng ta hãy là một viên đá nhỏ, trong vô số viên đá khác, để chung góp xây đạo Từ Bi; sẽ là một tia sáng nhỏ trong vô số tia sáng khác, để cùng nhau nêu cao lời Phật dạy, để đem lại hạnh phúc và giác ngộ cùng khắp cho tất cả nhân sinh và muôn loài sinh linh vạn vật.
Người thầy
Chữ Tâm....
Chữ Tâm khó viết quá Thầy ơi,
Mà Tâm cần nhất ở trong đời....
Một nét móc cong và ba chấm,
Gương Thầy tâm nguyện chẳng buông lơi !!
NM
Mà Tâm cần nhất ở trong đời....
Một nét móc cong và ba chấm,
Gương Thầy tâm nguyện chẳng buông lơi !!
NM
Thầy ơi, Chữ "Tâm"sao viết khó quá !
(Thân tặng các bạn SP ban Việt Hán 70-73
*****
Đấy là chữ "TÂM" thầy ạ !
Kì học đầu tiên, thấy trong lịch học có môn Cơ sở ngôn ngữ và văn tự Hán Nôm, con đã thấy khó hiểu
Đó là môn học gì nhỉ? Chẳng lẽ học ở khoa Văn thì phải học cả chữ Hán. Cũng thú vị đây!
Buổi học đầu tiên, con đi học mà vẫn chưa biết mình học cái gì, nhưng thấy háo hức - như một đứa trẻ trong một sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tập mới. Và thầy bước vào, mang đến cho chúng con những điều mới lạ, rồi dần dần con cũng hình dung ra cái mình đang học, bằng một niềm say mê, thú vị đến lạ thường… Con đâu biết rằng mình đã yêu những nét chữ Hán ngay từ cái ngày đầu được biết và viết nó. Những nét sổ, nét ngang, những nét chấm, nét mác… hợp lại mà thành những chữ có hình thù giống với ý nghĩa nó mang trong mình, như thể những con chữ mang linh hồn cuộc sống. Con miệt mài, mê mẩn viết thuộc từng chữ… Niềm say mê khiến người ta dễ dàng thành công. Và sự thành công nhỏ nhoi của con là được thầy khen viết chữ Hán đẹp.
Con viết chữ "nhật", "nguyệt", "mộc", "thủy"… rồi cả những chữ nhiều nét như "điểu", "ngư"… thật dễ dàng. Nhưng có một chữ chỉ vẻn vẹn bốn nét mà con viết mãi không thành. Đấy là chữ "TÂM" thầy ạ!
Buổi học đầu tiên, con đi học mà vẫn chưa biết mình học cái gì, nhưng thấy háo hức - như một đứa trẻ trong một sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tập mới. Và thầy bước vào, mang đến cho chúng con những điều mới lạ, rồi dần dần con cũng hình dung ra cái mình đang học, bằng một niềm say mê, thú vị đến lạ thường… Con đâu biết rằng mình đã yêu những nét chữ Hán ngay từ cái ngày đầu được biết và viết nó. Những nét sổ, nét ngang, những nét chấm, nét mác… hợp lại mà thành những chữ có hình thù giống với ý nghĩa nó mang trong mình, như thể những con chữ mang linh hồn cuộc sống. Con miệt mài, mê mẩn viết thuộc từng chữ… Niềm say mê khiến người ta dễ dàng thành công. Và sự thành công nhỏ nhoi của con là được thầy khen viết chữ Hán đẹp.
Con viết chữ "nhật", "nguyệt", "mộc", "thủy"… rồi cả những chữ nhiều nét như "điểu", "ngư"… thật dễ dàng. Nhưng có một chữ chỉ vẻn vẹn bốn nét mà con viết mãi không thành. Đấy là chữ "TÂM" thầy ạ!
Nhớ rồi con viết đi viết lại nhiều lần, nhưng mỗi lần nhìn lại cái chữ "tâm" là thành quả ấy con đều không ưng ý. Chữ tâm thầy viết đẹp hơn cơ. Ba nét chấm như những giọt máu căng tròn chảy vào quả tim, như tình thương lúc nào cũng cuộn chảy và ắp đầy trong tâm. Sao ba nét ấy con viết nó khô khốc, gầy guộc quá, không có chút hồn nào cả! Con buồn… Lẽ nào con chưa có nhiều tình thương để gửi vào ba "giọt máu" ấy? Thầy ơi, chữ "tâm" sao viết khó quá vậy!
Đến cái nét cong móc kia còn phức tạp hơn. Khi con lớn lên một chút, con hiểu ra rằng không thể nguệch ngoạc vẽ cho giống hình quả tim là được. Phải vẽ thế nào để nó ra hình thù của lòng người mới được chứ? Nét này có đoạn phải viết cong tròn, mềm mại và đầy đặn. Đó là cái góc chứa mọi tình cảm của nhân gian, lúc nào cũng muốn thâu vào tất cả, ôm ấp tất cả để căng mọng tình đời. Nhưng cũng có đoạn phải cứng tay mà viết nét móc cho nhọn. Đó là cái phần gai góc của tâm hồn con người. Cái tâm cần gai góc để thấu hiểu nhân tình, để tình yêu mình gửi đi không bị nhầm chỗ. Con người ta cứ hiền mãi thì đến một ngày dễ ác lắm! Ác đến thậm tệ… Bởi thế vẫn cần có những lúc góc cạnh, sắc nhọn để giải tỏa cái "tôi" cho nó không quay lại đâm thủng phần mềm mại, cong tròn kia. Trong thâm tâm, con vẫn ý thức được từng đoạn từng nét ấy, nhưng cầm bút viết, con vẫn không sao chỉnh được theo ý muốn, bàn tay con cứng lại… Bao nhiêu năm vẫn không viết được một chữ "tâm" hoàn hảo. Chữ "tâm" sao viết khó quá thầy ơi!
"Thầy ơi, chữ "tâm" sao viết khó quá?". Mỉm cười âu yếm nhìn con, thầy bảo: "Con đã tập viết chữ "tâm" được bao nhiêu năm, còn thầy đã tập viết nó gần cả một đời rồi. Cả một đời tập viết chữ "tâm" mà thầy cũng chưa viết nó được hoàn hảo, được ra hồn". Con hiểu rồi, cuộc sống là hành trình đi kiếm tìm chữ "tâm" và khi tìm được rồi thì phải trau chuốt cho nó. Viết chữ "tâm" khó nên con phải tập viết nó đến cuối đời, đến khi nào nhắm mắt xuôi tay…
Đừng quên mang theo mình chữ 'Tâm' con nhé
Đôi chân của con một lúc nào đó sẽ mệt mỏi, cần nghỉ ngơi. Đôi chân ấy cần phải biết dừng đúng lúc, biết cúi xuống trước ba mẹ tổ tiên, trước một nhân cách lớn mà con gặp trong cuộc đời; nhưng tuyệt đối không được quỳ xuống trước khó khăn, quyền uy, địa vị hay tiền tài.
Con
trai ạ, con chững chạc và đàn ông lắm, bộ đồ ấy mới đẹp làm sao khi
khoác lên người con. Ba tin một ngày không xa con trai sẽ trở thành một
người đàn ông chân thật thực sự đây. Nhưng con à, để con có được ngày
hôm nay là bao mồ hôi nước mắt của ba, sự cố gắng của con và đặc biệt
tình yêu vô bờ của mẹ. Không hiểu sao con có vẻ hơi chậm so với bạn bè
cùng lứa, người ta nói "9 tháng biết bò 12 tháng lò dò biết đi", nhưng
con thì những 16 tháng cơ đấy, và nếp ăn nếp ngủ của con vẫn còn là một
nỗi ám ảnh của ba mẹ, nhưng nhìn con chập chững những bước đi đầu đời
mới hạnh phúc làm sao.
Người xưa nói không sai, cái gì đầu tiên thường quan trọng và bước đi đầu tiên của con cũng vậy, để có được tư thế đầu ngẩng cao ấy ba mẹ và con đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Đôi lần con té đau rất đau nhưng rồi sự kiên trì dũng cảm đã giúp con tiếp tục lau đầu gối và đứng lên đi tiếp. Ba thương lắm khi con té xuống không khóc, biết đứng lên và hướng về phía trước, điều này nó rất quan trọng con à.
Ba đọc ở đâu đó nói rằng: "đời khiến ta gục ngã, nhưng cho ta quyền lựa chọn hoặc đứng lên, hoặc nằm im". Con trai ngoan, ba mong sau này con trai ba cũng mạnh mẽ như những bước đi đầu tiên ngày hôm nay. Có thể con sẽ thất bại, sẽ té đau nhưng rồi con sẽ lại là chính mình, lại đứng lên và mạnh mẽ hơn, con nhé. Con người ta chỉ thực sự thất bại khi họ nằm im và buông xuôi thôi con ạ.
Ngày ngày chở con đi học là việc quan trọng của ba, nhờ cô thương, chăm sóc dạy bảo mà con đã nói giỏi hơn nhiều hơn, con biết hát, đôi khi con còn đọc cả thơ cho ba nghe. Ba thích lắm khi con đọc hai câu thơ còn chưa rõ tiếng của ba: "Hai con ngoan hữu Tâm tất thành tựu. Sống trên đời vô Đức bất thành nhân". Đây là hai câu thơ đầu đời ba dạy con và ba yêu vô cùng khi con nhớ được.
Văn là người, thơ là tâm hồn, là nhân cách. Có văn có thơ sẽ giúp con người ta biết yêu thương biết quý trọng cuộc sống cũng như quan tâm đến người xung quanh nhiều hơn. Ba sẽ buồn lắm nếu như con ba sau này lại khô khan đến lạnh lùng, vì như thế sẽ giết chết tâm hồn con mất rồi. "Đức Trí" con ngoan, Ba đặt chữ "Đức" ở trước tên con vì muốn con hiểu "Đức" quan trọng hơn 'Trí" rất nhiều.
Ba vẫn mong sau này con ba sẽ có đủ cả đức và trí, nhưng ba không mong sau này ai đó bảo con là một người tài giỏi làm ra nhiều tiền khi nói đến con trai mình. Ba chỉ mong người ta nói rằng: "Đức Trí là một người có tâm, có tình". Dường như điều ấy, nhân cách tốt đẹp ấy đang tượng hình trong con vì có lần cô bảo với ba rằng: "Trí ngoan lắm, lên lớp trên nhưng vẫn nhớ và yêu cô cũ", hạnh phúc lắm con à.
Cuộc sống là một chuỗi những khó khăn thăng trầm, với ba mẹ thì cái trầm hay mảng tối nó lại nhiều hơn, tuy nhiên không vì thế mà ba mẹ con lại chai sạn đi hay đánh mất chính mình. Và may nhờ cái khó khăn thời trẻ kia đã khiến ba mẹ biết yêu quý hơn cuộc sống này, biết nhẫn biết nhịn nhiều hơn và biết cố gắng hơn. Con nhìn mẹ con mà xem, dạo gần đây công việc mẹ con không được tốt, nhưng mẹ luôn như thế, vẫn luôn cố gắng nhẫn nhịn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để san sẻ phần nào gánh nặng với ba, để con có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Cũng như ba vậy, càng ngày ba càng trầm tĩnh hơn.
Tuy nhiên con trai ạ, không phải mọi sự nhẫn nhịn đều đem lại kết quả tốt đẹp đâu, "nhường một bước biển rộng trời cao" nhưng phải biết nhường nhịn đúng lúc, và phải biết chiến đấu đến cùng khi cần, con nhé. Đôi chân của con một lúc nào đó sẽ mệt mỏi cần nghỉ ngơi. Đôi chân ấy cần phải biết dừng đúng lúc, biết cúi xuống trước ba mẹ tổ tiên, trước một nhân cách lớn mà con gặp trong cuộc đời, nhưng tuyệt đối không được quỳ xuống trước khó khăn, quyền uy, địa vị hay tiền tài.
Và sau cùng, dù sau này con đi đâu đến đâu, đừng quên mang theo bên mình chữ "Tâm" con nhé. Hãy luôn giữ nó như là hành trang trong suốt cuộc đời nhé con trai, một người đàn ông chân thật của ba.
Người xưa nói không sai, cái gì đầu tiên thường quan trọng và bước đi đầu tiên của con cũng vậy, để có được tư thế đầu ngẩng cao ấy ba mẹ và con đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Đôi lần con té đau rất đau nhưng rồi sự kiên trì dũng cảm đã giúp con tiếp tục lau đầu gối và đứng lên đi tiếp. Ba thương lắm khi con té xuống không khóc, biết đứng lên và hướng về phía trước, điều này nó rất quan trọng con à.
Ba đọc ở đâu đó nói rằng: "đời khiến ta gục ngã, nhưng cho ta quyền lựa chọn hoặc đứng lên, hoặc nằm im". Con trai ngoan, ba mong sau này con trai ba cũng mạnh mẽ như những bước đi đầu tiên ngày hôm nay. Có thể con sẽ thất bại, sẽ té đau nhưng rồi con sẽ lại là chính mình, lại đứng lên và mạnh mẽ hơn, con nhé. Con người ta chỉ thực sự thất bại khi họ nằm im và buông xuôi thôi con ạ.
Ngày ngày chở con đi học là việc quan trọng của ba, nhờ cô thương, chăm sóc dạy bảo mà con đã nói giỏi hơn nhiều hơn, con biết hát, đôi khi con còn đọc cả thơ cho ba nghe. Ba thích lắm khi con đọc hai câu thơ còn chưa rõ tiếng của ba: "Hai con ngoan hữu Tâm tất thành tựu. Sống trên đời vô Đức bất thành nhân". Đây là hai câu thơ đầu đời ba dạy con và ba yêu vô cùng khi con nhớ được.
Văn là người, thơ là tâm hồn, là nhân cách. Có văn có thơ sẽ giúp con người ta biết yêu thương biết quý trọng cuộc sống cũng như quan tâm đến người xung quanh nhiều hơn. Ba sẽ buồn lắm nếu như con ba sau này lại khô khan đến lạnh lùng, vì như thế sẽ giết chết tâm hồn con mất rồi. "Đức Trí" con ngoan, Ba đặt chữ "Đức" ở trước tên con vì muốn con hiểu "Đức" quan trọng hơn 'Trí" rất nhiều.
Ba vẫn mong sau này con ba sẽ có đủ cả đức và trí, nhưng ba không mong sau này ai đó bảo con là một người tài giỏi làm ra nhiều tiền khi nói đến con trai mình. Ba chỉ mong người ta nói rằng: "Đức Trí là một người có tâm, có tình". Dường như điều ấy, nhân cách tốt đẹp ấy đang tượng hình trong con vì có lần cô bảo với ba rằng: "Trí ngoan lắm, lên lớp trên nhưng vẫn nhớ và yêu cô cũ", hạnh phúc lắm con à.
Cuộc sống là một chuỗi những khó khăn thăng trầm, với ba mẹ thì cái trầm hay mảng tối nó lại nhiều hơn, tuy nhiên không vì thế mà ba mẹ con lại chai sạn đi hay đánh mất chính mình. Và may nhờ cái khó khăn thời trẻ kia đã khiến ba mẹ biết yêu quý hơn cuộc sống này, biết nhẫn biết nhịn nhiều hơn và biết cố gắng hơn. Con nhìn mẹ con mà xem, dạo gần đây công việc mẹ con không được tốt, nhưng mẹ luôn như thế, vẫn luôn cố gắng nhẫn nhịn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để san sẻ phần nào gánh nặng với ba, để con có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Cũng như ba vậy, càng ngày ba càng trầm tĩnh hơn.
Tuy nhiên con trai ạ, không phải mọi sự nhẫn nhịn đều đem lại kết quả tốt đẹp đâu, "nhường một bước biển rộng trời cao" nhưng phải biết nhường nhịn đúng lúc, và phải biết chiến đấu đến cùng khi cần, con nhé. Đôi chân của con một lúc nào đó sẽ mệt mỏi cần nghỉ ngơi. Đôi chân ấy cần phải biết dừng đúng lúc, biết cúi xuống trước ba mẹ tổ tiên, trước một nhân cách lớn mà con gặp trong cuộc đời, nhưng tuyệt đối không được quỳ xuống trước khó khăn, quyền uy, địa vị hay tiền tài.
Và sau cùng, dù sau này con đi đâu đến đâu, đừng quên mang theo bên mình chữ "Tâm" con nhé. Hãy luôn giữ nó như là hành trang trong suốt cuộc đời nhé con trai, một người đàn ông chân thật của ba.
Thắng
Tâm như Đất
‘’Dầu sống trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ Tâm Như Đất.
Cũng như trên đất ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ, đất vẫn thản nhiên, một mực trơ trơ. Đất không giận cũng không thương.
Không nên trả thù khi bị nguyền rủa, mắng chửi, phải biết làm câm như cái mõ bễ. Được như vậy tức là đã đắc đạo quả Niết-Bàn, mặc dù trong thực-tế chưa đắc "
Phía bên kia, trong căn phòng nhỏ, cứ chiều chiều người ta thường nghe tiếng mõ chuông vang vang, boong-boong... boong... cóc-cóc... cóc... Và tiếng tụng Kinh ngân nga trầm bổng. Ai nghe cũng cảm thấy tâm hồn lắng dịu và thanh thản...
Sau một thời gian ở trong trại tạm cư, Hy và Vọng được chánh phủ Pháp cấp thẻ Tị-Nạn dài hạn, rồi đi ra ngoài tìm việc làm. Hai anh mướn chung một căn phòng cỡ ba chục thước vuông ở Villejuif cách Paris vài ba cây số. Căn phòng tạm đủ tiện nghi, để được hai cái giường chồng lên, một cái bàn và vài chiếc ghế, bếp núc ít khi xài tới.
Mười mấy năm nay, Hy và Vọng làm bạn thân với nhau. Tuổi của hai anh không chênh lệch cho lắm, cỡ ngoài bốn mươi mà vẫn chưa có vợ. Hai anh, có hai tâm tánh và nghề nghiệp khác nhau. Hy làm ở siêu thị Carrefour Ivry-sur-Seine trong gian hàng cá tôm đồ biển tươi, nên anh thức dậy đi làm từ ba bốn giờ sáng đến hơn một giờ trưa mới về. Còn Vọng thì chạy bàn cho nhà hàng Nhật-Nguyệt ở khu Belleville quận 20 Paris, từ ba bốn giờ chiều đến hơn nửa đêm. Có khi anh đi chơi hay ăn nhậu đến hừng sáng mới về tới nhà.
Hơn một giờ trưa, Hy mở cửa nhè nhẹ vô nhà. Vọng vẫn còn trùm mền ngủ ở giường trên, nghe tiếng động, anh liền hỏi:
- Mầy đó hả Hy? Trong hộp thư, có thư từ, báo chí gì của tao không? - Không. Ủa, mầy trông thư ai vậy?
- Của ai kệ tao !
- Cha chả, chắc vướng nàng nào rồi chứ gì?
- Nàng đâu mà nàng !
- Chớ thư ai?
- Nhà báo !
Hy chưng hửng:
- Cái gì? Nhà báo nào?
- Trời ơi ! Chuyện của tao. Cái thằng quỉ này sao mầy tò mò quá vậy? - Thì tao muốn biết vậy mà !
- Để hôm nào có lễ được nghỉ ngơi, tao sẽ kể cho mầy nghe.
- Biết chừng nào tao với mầy nghỉ trùng ngày đây? Mầy chỉ nghỉ ngày thứ tư. Còn tao thì ngày chủ nhật và những ngày lễ. Mà cái gì quan trọng quá vậy cậu nó?
- Chẳng quan trọng gì, mà vui vui thôi. Nhưng tao vẫn chờ !
- Ừa, chờ đi. Thôi, dậy mầy. Chút nữa hai đứa mình đi đớp phở. Tiết đông-xuân giao mùa ngoài trời còn lạnh. Ăn phở chắc ấm à !
- Tội nghiệp con lắm cha ! Bưng mỗi ngày cả trăm tô phở. Chỉ nghe mùi là tao ớn tới óc ăn gì nổi mà ăn. Đi ăn Pizza mầy ơi ! Ủa, mà hôm nay mầy không ăn cantine hả?
- Tao thèm phở, định về rủ mầy đi ăn với tao. Nhè mầy lại ngán đồ ăn Việt Nam. Chớ còn ăn cantine ba cái đồ Tây dở ẹt ngán tới cổ. Thôi đi ăn Pizza cho đổi món hén !
- Ô-kê ! Đắc-co !
Vọng phóng xuống giường, miệng ngáp dài. Rồi đi đánh răng, xúc miệng, rửa mặt. Hy cũng vô nhà tắm vặn douche nước chảy ào ào. Vọng làm toilette xong, anh đến bàn nhỏ ở góc bếp bấm nút nấu nước pha cà-phê và hỏi với Hy:
- Ê, mầy uống cà-phê không vậy Hy?
- Uống.
Hy và Vọng uống cà-phê xong, cả hai cùng đi xuống nhà hàng Ý dưới đường ăn Pizza và uống bia. Hai anh ăn uống đến gần ba giờ chiều. Vọng lấy mê-trô đi làm. Hy trở lên nhà, anh chẳng biết làm gì. Anh tò mò lục soạn đống tập sách chồng chất ngổn ngang. Anh bắt gặp quyển nhật ký của Vọng, anh liền ngồi vào bàn mở ra đọc:
Ngày... tháng... năm...
Phải chi mình có nhiều tiền, mình sẽ cưới nàng. Nhưng mình là thằng nghèo, thằng tồi, thằng cu-li hạng bét. Làm sao nàng nhìn đến mình được. Mình ráng tiết kiệm cho khá khá. Và sẽ mua bộ côm-lê. Rồi có một ngày mình sẽ mời nàng đi dùng cơm với mình...
Đọc đến đây, Hy tự hỏi: - Thằng Vọng nó si tình cô nào cà?
Hy đọc tiếp:
Ngày... tháng... năm...
Mình vừa gởi hai bài thơ và một truyện ngắn cho các tờ báo: Văn Luận, Bình Văn, Thi Văn... Chẳng biết có được chọn đăng báo nào không đây? Mặc kệ, mình cứ gởi, gởi hoài, gởi đến ngày nào gặp ông bà chủ bút, chủ báo nào thấy lời văn của mình hợp với họ thi họ sẽ đăng lên báo. Ha ha ! ‘’Có công mài sắt, có ngày nên kim ! ’’.
Hy ngạc nhiên, tự hỏi: - Thằng quỉ này viết văn, làm thơ hồi nào? Ủa, mà làm sao nó có thì giờ viết kìa? Khi mình đi làm là nó mới ngủ. Còn mình về là nó thức. Mình với nó lải nhải năm ba câu thì nó vọt đi làm. Lạ quá ta ! Thằng này bí mật ghê ta ơi !
Hy cứ lật đọc năm sáu trang sau... Vọng cũng viết đi viết lại mấy câu trên. Hy mỉm cười nhủ: - Thằng Vọng này sao mà nó khùng quá không biết. Mơ mộng ảo huyền, muốn trở thành thi-văn-sĩ. Rồi còn mơ tưởng đến cô nào đây? Coi vậy mà nó sống nội tâm há ! Còn mình thì sau khi đi làm về là cứ đọc, học những Kinh sách Phật. Nó lại chế ngạo mình, nó nói mình muốn làm Thầy Tu, nên lúc nào trên gương mặt cũng hiền hiền, ngu ngu. Ối, thây kệ ! Hễ hiền thì phải lãnh cái tên Ngu có sao đâu !
Hy mỉm cười và lắc đầu: - Hổng lẽ thằng Vọng ngạo mình. Rồi bây giờ mình ngạo lại nó sao? Không. Mỗi đứa mỗi quan niệm sống. Mặc ai muốn tranh danh đoạt lợi, tính toán lời hay lỗ mặc ai. Còn ta ! Ta, thằng Hy này. Cứ ngày qua ngày đi làm lãnh lương hằng tháng là yên thân nhứt. Mặc cho thằng Vọng mơ làm thi-sĩ. Mình chỉ muốn sống an lành và thích đọc những loại sách Phật học cho thoải mái tâm hồn. Thế là cũng đủ sướng đời rồi ! Ha ! Mà nghe đâu chị của thằng Vọng cũng thích đọc, học Phật, và cũng làm thơ viết văn gì nữa đó. Hôm nào có dịp mình mời chị nó đi ăn cơm chung coi có được không?
Nghĩ ngợi xong, Hy vói tay bấm máy nghe băng tụng Kinh ‘’Bát Nhã Tâm Kinh’’ để rửa tâm. Vì hằng ngày Hy thường nghe tụng Kinh như thế.
Bao năm êm đềm trôi chảy, Hy và Vọng vẫn đi làm và an phận chấp nhận với cuộc sống hiện tại. Hy ít khi suy nghĩ cũng chẳng hề lo lắng gì cả. Còn Vọng thì cao vọng lắm. Anh muốn anh sẽ nổi tiếng, sẽ khá giả... Nên anh luôn mơ mộng. Đôi mắt anh lúc nào cũng nhìn xa xăm, hồn như gởi tận đâu đâu.
Vào một ngày thứ tư, Vọng không đi làm, anh thức dậy khoảng ba giờ chiều, pha cà-phê xong, với tay bấm máy nghe băng thơ, ngồi run run cặp đùi uống cà-phê và phì phà khói thuốc mà thả hồn lên tận mây xanh. Hôm nay, Hy ghé tiệm hớt tóc nên chưa về nhà. Vọng thẫn thờ dường như chán nản, đưa tay lên đầu vuốt vuốt tóc, thở ra rồi tắt băng thơ. Anh nói lảm nhảm, tự chửi mình: - Tổ cha cái thằng Vọng này, cả chục năm nay mầy không thấy bình minh là gì mà chỉ thấy toàn là hoàng hôn và bóng tối thì còn gì cuộc đời ! Vọng lắc đầu và lảm nhảm tiếp: - Mấy ông Tây, bà Đầm khi họ xì-nẹc, họ thường nói: ‘’Mẹc-đờ ! Mê-trô, bu-lô, đô-đô’’. Tụi nó bi quan ! Còn dân ta thì không. Chỉ khi nào khổ quá thì tự an ủi và nói mấy chữ... Tứ Khoái... Dân Việt mà ! Tự trấn an và làm ra vẻ rất lạc quan, đó là cách chịu đựng mọi hoàn cảnh, là bản tánh khí phách của dân tộc Việt Nam... ha ha... Thường thường cha mẹ ở nhà và thầy cô ở trường luôn luôn dạy: ‘’Trung, hiếu, lễ, nghĩa, đạo-làm-người...’’. Há. Trung-hiếu và đạo-làm-người thì ô-kê. Còn lễ-nghĩa cái đếch gì? Khi mình không giàu sang phú quí, thì làm sao ‘’vi lễ nghĩa’’ đây chứ? Không lẽ mình đi làm đạo-tặc cho có thật nhiều tiền ! Nghĩ đến đây Vọng giựt mình: - Ha ! Cái thằng Vọng này, mầy nghĩ bậy rồi Vọng ơi ! Tao đánh cho mầy biết tay ! Vọng lấy tay tự tát vô mặt thật mạnh. Anh tiếp tục lảm nhảm với cái giọng ngâm thơ: Nhìn lên mình chẳng bằng ai. Ngó xuống chẳng ai bằng mình ! Đời chỉ là mơ nên ta làm thơ... Vọng châm thêm điếu thuốc, hít một hơi dài nhả khói, gật gật đầu, miệng lảm nhảm tiếp: - Còn biết bao người khổ sỡ hơn mình ! Mình có bà chị tên Mộng đứng bán băng nhạc cho trung tâm Mây-Ngàn. Nghe đâu chỉ có bà bạn tên Mơ hay Màng gì đó. Chị ấy, làm thâu ngân viên cho siêu thị Á-Châu. Cuộc sống của họ cũng bập bềnh ngày qua ngày. Vậy mà họ có than trách gì đâu. Hai bà đều dang dỡ duyên đầu đã lâu rồi mà còn ở vậy chưa chịu ưng ai. Bữa nào có cơ hội mình rủ mấy chị ấy đi ăn cơm. Có gì mình cáp chị Mộng cho thằng Hy để hai người Tu chung suốt đời cho rồi. Nghĩ ba má mình đặt tên con cũng ngộ, Mộng - Vọng. Rồi ông trời lại khiến cho mình làm bạn với thằng Hy. Còn chị Mộng thì có bà bạn tên Mơ. Hà há ! Hy-Vọng-Mộng-Mơ, nghe sao mà có vần có điệu và ăn khớp giống như anh chị em ruột cùng cha cùng mẹ. Mình chưa bao giờ biết mặt mày chị Mơ tròn méo ra sao. Mà chỉ nghe chị Mộng kể sơ sơ, nói là tánh chị ấy đặc biệt lắm, nên hai bà thường bất đồng ý kiến gì đó mà gây lộn cãi nhau hoài. Bữa nào rãnh, mình đến thăm chị Mộng coi lúc này chỉ ra sao rồi? Bà nội đó cũng mê thơ-văn lắm. Còn chị Mơ tâm hồn ra sao mà chị Mộng làm bạn với chị ấy được kìa? Ôi, bà nào cũng hơn bốn chục tuổi. Chắc là tâm tánh như mấy mụ gái già khó chịu !
Vọng ngồi suy nghĩ lung tung. Đã hơn năm giờ chiều, Hy mở cửa vô nhà, trên tay cầm quyển sách có cái tựa ‘’Vô-Ngã Vô-Ưu’’ của Ni sư Ayya-Khema - do Diệu-Đạo dịch ra tiếng Việt. Vọng vừa thấy, liền hỏi: - Mầy đi chùa thỉnh Kinh về đó hả Hy?
Hy cười:
- Tao đi hớt tóc, chớ đâu có đi chùa !
- Tao thấy trên tay mầy ôm cuốn sách đề tựa ‘’Vô-Ngã Vô-Ưu’’. Tự nhiên tao cảm thấy mùi Thiền tỏa ra khắp căn phòng này rồi.
- Cuốn sách này hả? ž, tao mượn của người ta. Đọc thử vài trang thấy hay quá. Tao mượn luôn đem về đây đọc. Nếu mầy thích cứ lấy đọc. Trời mà không lạnh là tao đi tuốt vô rừng Vincennes ngồi đọc rồi đó. Hay lắm mầy ơi ! Nội đọc cái tựa là nghe nhẹ nhàng tâm thể rồi.
- Thôi, để cái chuyện ‘’Vô-Ưu’’ qua một bên đi. Bây giờ tao cho mầy cái phiền-não...
- Cái gì phiền-nảo?
- Nói chơi với mầy một chút. Nè, bữa nay tao với mầy mời chị Mộng và bạn của chỉ đi ăn cà-ri cơm-nị ở nhà hàng Ấn-Độ đường Bertholez quận 5 Paris. Mầy bằng lòng không?
- Chịu liền. Ý kiến của mầy khá hay đó...
- Nhưng tao còn một ý kiến khác tuyệt vời hơn.
- Ý kiến gì, nói cho tao biết luôn đi thằng quỉ sống.
- Tao hỏi thiệt với mầy nha !
- Trời ơi ! Thì nói đi còn hỏi lòng vòng hoài.
- Mầy muốn có vợ không?
Hy lõ hai con mắt thật to và nói:
- Vọng ơi ! Tao thấy hôm nay mầy bị điện chạm vô người rồi đó. Vợ ! Trời ơi ! Ai mà chịu làm vợ tao bây giờ đây? Nghèo rớt mùng tơi mà vợ con gì !
- Đừng sợ nghèo. Tao chỉ hỏi mầy muốn hay không thôi. Nếu mầy muốn thì tao nói vô cho...
- Mầy định làm mai ai cho tao, người nào vậy?
- Chị Hai Mộng, là chị của tao. Được hôn?
Hy vừa nghe, mặt anh nóng bừng lên, anh hỏi:
- Biết người ta có chịu tao không. Nhào vô đại là bị bật ngửa u đầu à !
- Tao hỏi mầy có chịu không?
- Ừa, thi mời tối nay đi ăn cà-ri rồi tính sau mầy ơi ! Nè, nè, sao mầy hổng lấy vợ, mà bảo tao?
- Thì từ từ, vì... vì tao có để ý một nàng.
- Già hay trẻ, ở đâu?
- Nàng của tao cũng trang lứa tụi mình.
- Trời đất, tao tưởng nàng của mầy trẻ như đóa hoa vừa chớm nở. Ai dè đâu cũng vào tuổi ướm thu rồi !
- Tuổi tụi mình cũng đã vào thu, thì kiếm ướm thu là đúng. Bộ mầy muốn gái tơ mười tám hả?
- Nói thiệt với mầy. Lắm lúc tao thích ở vậy tới già cho yên thân.
- Mầy nhào vô chị tao đi. Tao cam đoan, chị ấy sẽ hợp với mầy.
- Sao mầy biết?
- Chị Mộng, chỉ hiền như đất. Còn tâm tánh mầy cũng vậy. Hai tâm hồn gặp nhau sẽ Tu chung suốt đời luôn. à, để tao gọi điện thoại coi chỉ có nhà không nha !
- Ô-kê ! Rồi, tao giao đời tao cho mầy quyết định.
- Dạ, thưa, em xin tuân lệnh anh Hai...
Hy và Vọng cùng cười ha hả. Sau đó, Vọng gọi điện thoại cho Mộng và mời luôn bà bạn của Mộng nữa.
Tiếng điện thoại reo ba bốn lần, rồi có người nhấc lên:
- A-lô ! Tôi nghe !
- Em nè chị Hai ơi ! Tưởng chị đi đâu rồi chớ !
- Chị vừa ở nhà thương mới về.
- Thăm ai vậy?
- Con Mơ !
- Bạn chị bị gì mà nằm nhà thương?
- Bị đánh ghen bể đầu.
- Trời đất ! Có nặng không?
- Cũng may không nặng lắm !
- Bộ chị ấy lấy chồng bà nào hả?
- Gần như vậy. Con Mơ, nó lãng mạn đa tình lắm. Và hay cua chồng bạn, bạn chồng. Nhưng vụ này thì khác.
- Khác kiểu gì?
- Nó đi làm khách nhà hàng nào đó. Rồi đưa tình liếc mắt với ông chủ. Ông ấy phải lòng, lén vợ mời nó đi ăn nhà hàng khác, bị vợ ông ta theo dõi bắt tại trận. Nên bà ta cho nó ăn gót giày vô mặt. Cũng may là không trúng mặt, mà tét đầu chảy máu. Được người ta đưa vô nhà thương may mấy mủi. Bác sĩ bảo ở lại để rọi kiếng chụp hình. Chắc mai hay mốt gì nó mới về nhà.
Vọng nghe Mộng kể việc Mơ bị người ta đánh ghen xong. Anh chẳng thấy gì là đáng quan trọng. Anh hỏi Mộng:
- Vậy thì chẳng có sao. à, nè, chị đi ăn cà-ri với tụi em tối nay không? - Ờ, đi thì đi. Ê, đi với ai nữa vậy Vọng?
- Với... anh Hy...
- ờ, ờ cũng được !
Tối hôm ấy, Mộng đi ăn cà-ri với Vọng và Hy. Vào nhà hàng... Vọng làm ra vẻ rành mấy món Ấn Độ, nên tự động gọi luôn cho Mộng và Hy. Ăn uống nói chuyện vui cười. Đến gần xong, Vọng hỏi cà giỡn với Mộng:
- Hỗm rày văn-thơ của chị tới đâu rồi?
- Ối, chị viết lai rai và có một bài được đăng thôi. Còn em, em được báo nào đăng?
- Lâu rồi, tờ Văn-Luận đăng thơ thôi. Còn truyện ngắn thì chưa có ai đăng.
Hy vọt miệng:
- Chừng nào mầy hưu trí họ mới đăng. €, thì giờ đâu mà mầy viết vậy Vọng?
- Sau khi hết giờ làm, tao ra cà-phê viết.
- Hèn gì gần như đêm nào mầy cũng về hừng sáng.
- Lên cơn thì tao làm thơ và viết truyện ngắn chơi.
Vọng quay sang hỏi Mộng:
- à, này chị ! Bạn của chị nằm nhà thương nào?
- La Pitié !
- Có gì, mai em dậy sớm đi với chị vô nhà thương thăm chị ấy. Chị có rảnh không?
- Vậy trưa mai, cỡ mười hai giờ rưởi em ra chỗ chị làm. Giờ chị nghỉ ăn cơm. Chị sẽ xin phép chủ cho chị vô làm trễ một chút.
- Được !
Hy cười:
- Mầy vậy nổi không đó?
- Nổi chớ !
Mộng mỉm cười nhìn Hy và nói:
- Có gì thì tôi gọi điện thoại kêu nó dậy.
Vọng nói:
- Em sẽ để hai cái đồng hồ reo một lượt cho ầm nhà lên.
Hy nhìn đồng hồ và gọi người ta tính tiền...
Trưa hôm sau, Mộng và Vọng gặp nhau, rồi hai chị em vô nhà thương La Pitié để thăm Mơ. Mộng gõ cửa và đẩy cửa bước vào phòng. Vọng cũng theo sau.
Mơ vừa thấy Mộng và Vọng, nàng liền ngồi dậy, trên đầu còn băng bó. Mộng vội bảo:
- Mầy nằm yên đi, có em tao vô thăm mầy nữa đó.
Mơ nhìn Vọng mỉm cười và nói:
- Chào anh ! Tôi có biết anh mà !
Vọng nghe trong lòng như bị cơn bão ùa ập tới, anh lúng túng chép miệng và nói:
- Thì... tôi gặp... chị ăn ở nhà hàng Nhật-Nguyệt hoài !
Mộng vọt miệng:
- Mầy làm khách ở đó phải không Mơ?
Mơ nhìn xuống, cặp mắt thật buồn, nàng nói:
- Bởi tại vì vậy... Nên tao... Sao tao chán đời quá Mộng ơi !
- Mắc gì phải chán đời? Tao nói hoài với mầy, là đừng có vướng vô mấy thằng cha có vợ. Đàn ông cu-ki thiếu gì...
Mơ thấy thẹn lòng, nàng lắc đầu và nói:
- Chắc tao đi tu quá !
Vọng nhìn Mơ và anh hiểu tâm trạng hiện tại của Mơ, anh nói:
- Đi tu ! Thôi chị... Mơ đừng buồn về cái việc đã qua.
Đôi mắt của Mơ rưng rưng lệ, nàng nói với Mộng:
- Một đêm qua tao nằm đây suy nghĩ những gì mầy thường khuyên tao. Nhưng tao quá gàn bướng, rồi hay gây lộn với mầy. Nay thì tao thấy lời của mầy đúng quá Mộng à !
Nãy giờ Vọng nhớ tới những lần Mơ đến tiệm Nhật-Nguyệt ngồi ăn. Anh đã bị tiếng sét ái tình lần đầu gặp Mơ. Nhưng anh cứ ngỡ Mơ là một bà chủ tiệm nào đó. Nên anh nghĩ khó mà làm quen được Mơ. Bây giờ Mơ là bạn của chị anh. Anh lại có niềm hy vọng. Vọng nhìn Mơ và hỏi:
- Chị Mộng đã khuyên gì với chị, mà sao thấy chị có vẻ hối hận quá vậy?
Mơ lắc đầu không trả lời câu hỏi của Vọng. Nàng quay sang nói với Mộng:
- Bác sĩ nói, có thể ngày mai tao về nhà được, và năm ngày sau vào cắt chỉ và khám lại vết thương.
Mộng ngó Vọng và nói:
- Thôi, tới giờ chị đi làm rồi Vọng à !
Vọng lính quýnh, rồi anh nói:
- à, chị về trước đi. Em ở lại chơi với... chị Mơ thêm chút nữa...
- Ờ, cũng được ! Thôi, tao về nghe Mơ. Mai mầy về một mình được chứ?
- Không sao đâu. Tao khỏe mà ! Cám ơn mầy nhiều nghe Mộng !
Sau khi Mộng đi về. Vọng ngồi xuống ghế kế bên giường Mơ. Tự nhiên cả hai người không ai nói với ai lời nào, khoảng mấy phút sau, Mơ mở lời:
- Hôm nay... anh không đi làm à?
Vọng giựt mình:
- Không. à, mà có. Chút nữa... đi...
Mơ nhìn cử chỉ của Vọng lúng túng, nàng mắc tức cười trong bụng, bởi nàng biết Vọng rất thích nàng. Vì mỗi lần nàng đến nhà hàng là Vọng không tự nhiên chút nào. Nhưng Mơ không đáp lại tình cảm của Vọng, mà đi cua ông chủ. Rồi cặp bồ với ông chủ nên mới xẩy ra chuyện đánh ghen bể đầu.
Bây giờ Mơ biết nói gì đây? Hôm nay, nàng mới biết Vọng là em của Mộng. Vì Mơ chỉ nghe Mộng nói, là nàng có cậu em trai cũng lớn tuổi mà chưa có vợ. Mơ nghĩ, Mộng muốn nàng lập gia đình đàng hoàng và có đôi lần Mộng muốn Mơ gặp Vọng để coi hai bên có hợp nhau không. Nhưng Mơ thì lãng mạn và thích liều lĩnh, và nàng quá cao vọng nhìn lên, chớ không chịu an phận thủ thường.
Âu cũng là số mệnh. Từ ngày Mơ bị bà chủ Nhật-Nguyệt đánh ghen. Nàng mới thấy mình sai lầm vì quá lãng mạn và tìm cái nguy hiểm đến tánh mạng.
Sau khi xẩy ra tai nạn trên, Mơ mới thấy tình bạn của Mộng đối với nàng thật là vô bờ vô bến. Vì có khi Mơ đem lòng ganh tị với Mộng về vấn đề văn thơ và học Phật.
Cũng may nhờ Mộng học đọc và thường hành theo những lời Phật dạy. Nhờ học hỏi như thế, Mộng mới thấu hiểu được lòng dạ của Mơ. Nên Mộng bỏ qua tha thứ và giả vờ không biết không hay, cũng chẳng để ý những cử chỉ hoặc những lời lẽ mỉa mai của Mơ...
Những ngày Mơ nằm nhà dưỡng bệnh, nàng rất ân hận những việc mà nàng đã làm trước đây, nên đôi mắt của nàng thường rưng rưng ứa lệ. Nhưng nhờ có Mộng, Vọng và Hy tìm cách an ủi Mơ. Họ khuyên nàng hãy sống với hiện tại và nhìn tương lai, chứ đừng nghĩ gì về quá khứ...
Vu Lan dâng Mẹ sen hồng
Cho tròn chữ hiếu vẹn trong tâm này
Dù đời đôi ngã chia hai
Tình con thương Mẹ đêm ngày chứa chan.
Mẹ ơi ! Nhớ Mẹ ngút ngàn
Con cầu chúc Mẹ bình an thân ngà
Sen hồng một đóa làm quà
Kính dâng lên Mẹ gọi là hiếu nhi.
Vào buổi trưa mùa hè, nhằm dịp lễ Vu-Lan. Hy nghe đâu đây tiếng ai ngâm thơ văng vẳng. Anh chợt nhớ đến người Mẹ già còn kẹt lại bên nhà, mắt anh rưng rưng lệ. Anh liền nghĩ đến Vọng, Mộng và Mơ. Anh rủ họ hôm sau đi lễ chùa. Tất cả rất hoan hỉ cùng đi với anh. Vào chùa, họ lên chánh điện lạy Phật và dùng cơm chay. Sau đó, kéo nhau ra sân chùa ngồi hóng mát. Hy đem lý thuyết Phật Học và sự đời ra nói cho tất cả nghe. Anh giảng:
- Mọi sự trên đời đều có nhân có quả. Hãy ráng tu tâm và giữ tâm như đất. Còn ai có tâm hồn thi-văn, thì khi nào cao hứng cứ viết. Nhưng đừng có mang tham vọng và tự cao, tự đại quá mà hại thân, và đôi khi làm buồn cho tha nhân nữa. ‘’Tất cả những ai cưu mang làm văn chương nghệ thuật đều muốn dấn thân trong việc sáng tạo. Vậy chính họ phải cởi bỏ những tị hiềm để thoát xác thì con đường trước mặt mới sáng sủa hơn1’’. Làm thơ hay viết văn là đem Chân-Thiện-Mỹ để tặng cho đời và cũng tặng cho chính mình luôn nữa đó. Riêng cá nhân tôi thì tôi không làm thơ, viết văn. Nhưng tôi rất thích đọc và thưởng thức.
Tất cả đều lắng nghe Hy giảng. Mơ thấy tâm hồn nàng được nhẹ nhàng, nàng liền hỏi Hy:
- Thi-văn thì em cũng hiểu chút ít.. Nhưng còn tu là gì vậy anh Hy?
- Theo tôi nghe trong băng ‘’Bước Chân Xuất Thế’’, có một Nhà Sư giảng nghĩa như vầy:
‘’Tu nghĩa là sửa mình. Tu là giữ gìn thân khẩu ý được thanh tịnh, để nhằm loại bỏ tam độc tham-sân-si, và những tánh hư nghiệp xấu mà từ vô thủy kiếp đến nay mình đã mắc phải. Tu là để tâm bình thường thoải mái, để hơi thở nhẹ nhàng luôn giữ chánh niệm không để chút lãng xao, cũng là để cho không ô nhiểm chút bụi trần nào...
Vui trong tham dục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành, khổ quá vui,
Nếu biết có vui là có khổ,
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui,
Mong sao giữ tâm không vui khổ
Mới thoát ra ngoài lối khổ vui.
(......)
Ở đời sống đạo hãy tùy duyên
Tâm trí an vui chẳng lụy phiền
Ngoại cảnh sáu trần không dính mắc,
Nội tâm bát thức hãy điềm nhiên
Niệm tưởng khởi lên liền buông xả,
Chân tâm vắng lặng thấy bình yên,
Ấy là chân thật cho cuộc sống
Không bị lụy phiền cảnh đảo điên...’’.
Và, hãy giữ tâm cho bình lặng như thế này:
Tâm bất dục, Tâm tươi, Tâm sáng,
Tâm dục tình như áng mây đen,
Tâm đảo điên bao phen lận đận,
Tâm-Bình-Tâm chẳng bận ưu-phiền.
Ánh mắt hiền từ của Hy nhìn mọi người, anh nói tiếp:
- Sao, có đồng ý với tôi những lời này không?
Mộng nhìn Hy mỉm cười:
- Hay quá ! Vậy từ đây, mỗi người chúng ta cứ đi làm việc để sống qua ngày. Rồi một ngày nào mình già thì mình nghỉ ngơi, chờ nghỉ thở. Nếu có dịp nghỉ lễ thì mình kéo nhau đi chùa lạy Phật. Và ráng kiên trì, nhẫn nhục học Phật để luyện tâm như đất, có đồng ý với tôi không?
Vọng gật đầu:
- Đồng ý chứ ! Lý thuyết về Tâm-Linh Phật-Học của chị với anh Hy thì hợp lắm. Nhưng... sẽ đổi chỗ ở hén !
Hy hỏi nhanh:
- Đổi chỗ ở, là nghĩa làm sao vậy Vọng?
- Thì mầy qua nhà chị tao. Còn...
Mộng cắt ngang:
- Còn Mơ thì qua nhà em phải không?
Hy-Vọng-Mộng-Mơ, đưa mắt nhìn nhau và trao nhau những nụ cười trước đám hoa hồng đang khoe sắc rực rỡ ngoài sân chùa...
Bao nhiêu đau khổ cõi trần
Bấy nhiêu bài học thấm nhuần Từ-Bi
Vô-Ưu thơm ngát đường đi
Vô-Ngã tan biến Sân-Si nơi lòng.
Cũng như trên đất ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ, đất vẫn thản nhiên, một mực trơ trơ. Đất không giận cũng không thương.
Không nên trả thù khi bị nguyền rủa, mắng chửi, phải biết làm câm như cái mõ bễ. Được như vậy tức là đã đắc đạo quả Niết-Bàn, mặc dù trong thực-tế chưa đắc "
Phía bên kia, trong căn phòng nhỏ, cứ chiều chiều người ta thường nghe tiếng mõ chuông vang vang, boong-boong... boong... cóc-cóc... cóc... Và tiếng tụng Kinh ngân nga trầm bổng. Ai nghe cũng cảm thấy tâm hồn lắng dịu và thanh thản...
Sau một thời gian ở trong trại tạm cư, Hy và Vọng được chánh phủ Pháp cấp thẻ Tị-Nạn dài hạn, rồi đi ra ngoài tìm việc làm. Hai anh mướn chung một căn phòng cỡ ba chục thước vuông ở Villejuif cách Paris vài ba cây số. Căn phòng tạm đủ tiện nghi, để được hai cái giường chồng lên, một cái bàn và vài chiếc ghế, bếp núc ít khi xài tới.
Mười mấy năm nay, Hy và Vọng làm bạn thân với nhau. Tuổi của hai anh không chênh lệch cho lắm, cỡ ngoài bốn mươi mà vẫn chưa có vợ. Hai anh, có hai tâm tánh và nghề nghiệp khác nhau. Hy làm ở siêu thị Carrefour Ivry-sur-Seine trong gian hàng cá tôm đồ biển tươi, nên anh thức dậy đi làm từ ba bốn giờ sáng đến hơn một giờ trưa mới về. Còn Vọng thì chạy bàn cho nhà hàng Nhật-Nguyệt ở khu Belleville quận 20 Paris, từ ba bốn giờ chiều đến hơn nửa đêm. Có khi anh đi chơi hay ăn nhậu đến hừng sáng mới về tới nhà.
Hơn một giờ trưa, Hy mở cửa nhè nhẹ vô nhà. Vọng vẫn còn trùm mền ngủ ở giường trên, nghe tiếng động, anh liền hỏi:
- Mầy đó hả Hy? Trong hộp thư, có thư từ, báo chí gì của tao không? - Không. Ủa, mầy trông thư ai vậy?
- Của ai kệ tao !
- Cha chả, chắc vướng nàng nào rồi chứ gì?
- Nàng đâu mà nàng !
- Chớ thư ai?
- Nhà báo !
Hy chưng hửng:
- Cái gì? Nhà báo nào?
- Trời ơi ! Chuyện của tao. Cái thằng quỉ này sao mầy tò mò quá vậy? - Thì tao muốn biết vậy mà !
- Để hôm nào có lễ được nghỉ ngơi, tao sẽ kể cho mầy nghe.
- Biết chừng nào tao với mầy nghỉ trùng ngày đây? Mầy chỉ nghỉ ngày thứ tư. Còn tao thì ngày chủ nhật và những ngày lễ. Mà cái gì quan trọng quá vậy cậu nó?
- Chẳng quan trọng gì, mà vui vui thôi. Nhưng tao vẫn chờ !
- Ừa, chờ đi. Thôi, dậy mầy. Chút nữa hai đứa mình đi đớp phở. Tiết đông-xuân giao mùa ngoài trời còn lạnh. Ăn phở chắc ấm à !
- Tội nghiệp con lắm cha ! Bưng mỗi ngày cả trăm tô phở. Chỉ nghe mùi là tao ớn tới óc ăn gì nổi mà ăn. Đi ăn Pizza mầy ơi ! Ủa, mà hôm nay mầy không ăn cantine hả?
- Tao thèm phở, định về rủ mầy đi ăn với tao. Nhè mầy lại ngán đồ ăn Việt Nam. Chớ còn ăn cantine ba cái đồ Tây dở ẹt ngán tới cổ. Thôi đi ăn Pizza cho đổi món hén !
- Ô-kê ! Đắc-co !
Vọng phóng xuống giường, miệng ngáp dài. Rồi đi đánh răng, xúc miệng, rửa mặt. Hy cũng vô nhà tắm vặn douche nước chảy ào ào. Vọng làm toilette xong, anh đến bàn nhỏ ở góc bếp bấm nút nấu nước pha cà-phê và hỏi với Hy:
- Ê, mầy uống cà-phê không vậy Hy?
- Uống.
Hy và Vọng uống cà-phê xong, cả hai cùng đi xuống nhà hàng Ý dưới đường ăn Pizza và uống bia. Hai anh ăn uống đến gần ba giờ chiều. Vọng lấy mê-trô đi làm. Hy trở lên nhà, anh chẳng biết làm gì. Anh tò mò lục soạn đống tập sách chồng chất ngổn ngang. Anh bắt gặp quyển nhật ký của Vọng, anh liền ngồi vào bàn mở ra đọc:
Ngày... tháng... năm...
Phải chi mình có nhiều tiền, mình sẽ cưới nàng. Nhưng mình là thằng nghèo, thằng tồi, thằng cu-li hạng bét. Làm sao nàng nhìn đến mình được. Mình ráng tiết kiệm cho khá khá. Và sẽ mua bộ côm-lê. Rồi có một ngày mình sẽ mời nàng đi dùng cơm với mình...
Đọc đến đây, Hy tự hỏi: - Thằng Vọng nó si tình cô nào cà?
Hy đọc tiếp:
Ngày... tháng... năm...
Mình vừa gởi hai bài thơ và một truyện ngắn cho các tờ báo: Văn Luận, Bình Văn, Thi Văn... Chẳng biết có được chọn đăng báo nào không đây? Mặc kệ, mình cứ gởi, gởi hoài, gởi đến ngày nào gặp ông bà chủ bút, chủ báo nào thấy lời văn của mình hợp với họ thi họ sẽ đăng lên báo. Ha ha ! ‘’Có công mài sắt, có ngày nên kim ! ’’.
Hy ngạc nhiên, tự hỏi: - Thằng quỉ này viết văn, làm thơ hồi nào? Ủa, mà làm sao nó có thì giờ viết kìa? Khi mình đi làm là nó mới ngủ. Còn mình về là nó thức. Mình với nó lải nhải năm ba câu thì nó vọt đi làm. Lạ quá ta ! Thằng này bí mật ghê ta ơi !
Hy cứ lật đọc năm sáu trang sau... Vọng cũng viết đi viết lại mấy câu trên. Hy mỉm cười nhủ: - Thằng Vọng này sao mà nó khùng quá không biết. Mơ mộng ảo huyền, muốn trở thành thi-văn-sĩ. Rồi còn mơ tưởng đến cô nào đây? Coi vậy mà nó sống nội tâm há ! Còn mình thì sau khi đi làm về là cứ đọc, học những Kinh sách Phật. Nó lại chế ngạo mình, nó nói mình muốn làm Thầy Tu, nên lúc nào trên gương mặt cũng hiền hiền, ngu ngu. Ối, thây kệ ! Hễ hiền thì phải lãnh cái tên Ngu có sao đâu !
Hy mỉm cười và lắc đầu: - Hổng lẽ thằng Vọng ngạo mình. Rồi bây giờ mình ngạo lại nó sao? Không. Mỗi đứa mỗi quan niệm sống. Mặc ai muốn tranh danh đoạt lợi, tính toán lời hay lỗ mặc ai. Còn ta ! Ta, thằng Hy này. Cứ ngày qua ngày đi làm lãnh lương hằng tháng là yên thân nhứt. Mặc cho thằng Vọng mơ làm thi-sĩ. Mình chỉ muốn sống an lành và thích đọc những loại sách Phật học cho thoải mái tâm hồn. Thế là cũng đủ sướng đời rồi ! Ha ! Mà nghe đâu chị của thằng Vọng cũng thích đọc, học Phật, và cũng làm thơ viết văn gì nữa đó. Hôm nào có dịp mình mời chị nó đi ăn cơm chung coi có được không?
Nghĩ ngợi xong, Hy vói tay bấm máy nghe băng tụng Kinh ‘’Bát Nhã Tâm Kinh’’ để rửa tâm. Vì hằng ngày Hy thường nghe tụng Kinh như thế.
Bao năm êm đềm trôi chảy, Hy và Vọng vẫn đi làm và an phận chấp nhận với cuộc sống hiện tại. Hy ít khi suy nghĩ cũng chẳng hề lo lắng gì cả. Còn Vọng thì cao vọng lắm. Anh muốn anh sẽ nổi tiếng, sẽ khá giả... Nên anh luôn mơ mộng. Đôi mắt anh lúc nào cũng nhìn xa xăm, hồn như gởi tận đâu đâu.
Vào một ngày thứ tư, Vọng không đi làm, anh thức dậy khoảng ba giờ chiều, pha cà-phê xong, với tay bấm máy nghe băng thơ, ngồi run run cặp đùi uống cà-phê và phì phà khói thuốc mà thả hồn lên tận mây xanh. Hôm nay, Hy ghé tiệm hớt tóc nên chưa về nhà. Vọng thẫn thờ dường như chán nản, đưa tay lên đầu vuốt vuốt tóc, thở ra rồi tắt băng thơ. Anh nói lảm nhảm, tự chửi mình: - Tổ cha cái thằng Vọng này, cả chục năm nay mầy không thấy bình minh là gì mà chỉ thấy toàn là hoàng hôn và bóng tối thì còn gì cuộc đời ! Vọng lắc đầu và lảm nhảm tiếp: - Mấy ông Tây, bà Đầm khi họ xì-nẹc, họ thường nói: ‘’Mẹc-đờ ! Mê-trô, bu-lô, đô-đô’’. Tụi nó bi quan ! Còn dân ta thì không. Chỉ khi nào khổ quá thì tự an ủi và nói mấy chữ... Tứ Khoái... Dân Việt mà ! Tự trấn an và làm ra vẻ rất lạc quan, đó là cách chịu đựng mọi hoàn cảnh, là bản tánh khí phách của dân tộc Việt Nam... ha ha... Thường thường cha mẹ ở nhà và thầy cô ở trường luôn luôn dạy: ‘’Trung, hiếu, lễ, nghĩa, đạo-làm-người...’’. Há. Trung-hiếu và đạo-làm-người thì ô-kê. Còn lễ-nghĩa cái đếch gì? Khi mình không giàu sang phú quí, thì làm sao ‘’vi lễ nghĩa’’ đây chứ? Không lẽ mình đi làm đạo-tặc cho có thật nhiều tiền ! Nghĩ đến đây Vọng giựt mình: - Ha ! Cái thằng Vọng này, mầy nghĩ bậy rồi Vọng ơi ! Tao đánh cho mầy biết tay ! Vọng lấy tay tự tát vô mặt thật mạnh. Anh tiếp tục lảm nhảm với cái giọng ngâm thơ: Nhìn lên mình chẳng bằng ai. Ngó xuống chẳng ai bằng mình ! Đời chỉ là mơ nên ta làm thơ... Vọng châm thêm điếu thuốc, hít một hơi dài nhả khói, gật gật đầu, miệng lảm nhảm tiếp: - Còn biết bao người khổ sỡ hơn mình ! Mình có bà chị tên Mộng đứng bán băng nhạc cho trung tâm Mây-Ngàn. Nghe đâu chỉ có bà bạn tên Mơ hay Màng gì đó. Chị ấy, làm thâu ngân viên cho siêu thị Á-Châu. Cuộc sống của họ cũng bập bềnh ngày qua ngày. Vậy mà họ có than trách gì đâu. Hai bà đều dang dỡ duyên đầu đã lâu rồi mà còn ở vậy chưa chịu ưng ai. Bữa nào có cơ hội mình rủ mấy chị ấy đi ăn cơm. Có gì mình cáp chị Mộng cho thằng Hy để hai người Tu chung suốt đời cho rồi. Nghĩ ba má mình đặt tên con cũng ngộ, Mộng - Vọng. Rồi ông trời lại khiến cho mình làm bạn với thằng Hy. Còn chị Mộng thì có bà bạn tên Mơ. Hà há ! Hy-Vọng-Mộng-Mơ, nghe sao mà có vần có điệu và ăn khớp giống như anh chị em ruột cùng cha cùng mẹ. Mình chưa bao giờ biết mặt mày chị Mơ tròn méo ra sao. Mà chỉ nghe chị Mộng kể sơ sơ, nói là tánh chị ấy đặc biệt lắm, nên hai bà thường bất đồng ý kiến gì đó mà gây lộn cãi nhau hoài. Bữa nào rãnh, mình đến thăm chị Mộng coi lúc này chỉ ra sao rồi? Bà nội đó cũng mê thơ-văn lắm. Còn chị Mơ tâm hồn ra sao mà chị Mộng làm bạn với chị ấy được kìa? Ôi, bà nào cũng hơn bốn chục tuổi. Chắc là tâm tánh như mấy mụ gái già khó chịu !
Vọng ngồi suy nghĩ lung tung. Đã hơn năm giờ chiều, Hy mở cửa vô nhà, trên tay cầm quyển sách có cái tựa ‘’Vô-Ngã Vô-Ưu’’ của Ni sư Ayya-Khema - do Diệu-Đạo dịch ra tiếng Việt. Vọng vừa thấy, liền hỏi: - Mầy đi chùa thỉnh Kinh về đó hả Hy?
Hy cười:
- Tao đi hớt tóc, chớ đâu có đi chùa !
- Tao thấy trên tay mầy ôm cuốn sách đề tựa ‘’Vô-Ngã Vô-Ưu’’. Tự nhiên tao cảm thấy mùi Thiền tỏa ra khắp căn phòng này rồi.
- Cuốn sách này hả? ž, tao mượn của người ta. Đọc thử vài trang thấy hay quá. Tao mượn luôn đem về đây đọc. Nếu mầy thích cứ lấy đọc. Trời mà không lạnh là tao đi tuốt vô rừng Vincennes ngồi đọc rồi đó. Hay lắm mầy ơi ! Nội đọc cái tựa là nghe nhẹ nhàng tâm thể rồi.
- Thôi, để cái chuyện ‘’Vô-Ưu’’ qua một bên đi. Bây giờ tao cho mầy cái phiền-não...
- Cái gì phiền-nảo?
- Nói chơi với mầy một chút. Nè, bữa nay tao với mầy mời chị Mộng và bạn của chỉ đi ăn cà-ri cơm-nị ở nhà hàng Ấn-Độ đường Bertholez quận 5 Paris. Mầy bằng lòng không?
- Chịu liền. Ý kiến của mầy khá hay đó...
- Nhưng tao còn một ý kiến khác tuyệt vời hơn.
- Ý kiến gì, nói cho tao biết luôn đi thằng quỉ sống.
- Tao hỏi thiệt với mầy nha !
- Trời ơi ! Thì nói đi còn hỏi lòng vòng hoài.
- Mầy muốn có vợ không?
Hy lõ hai con mắt thật to và nói:
- Vọng ơi ! Tao thấy hôm nay mầy bị điện chạm vô người rồi đó. Vợ ! Trời ơi ! Ai mà chịu làm vợ tao bây giờ đây? Nghèo rớt mùng tơi mà vợ con gì !
- Đừng sợ nghèo. Tao chỉ hỏi mầy muốn hay không thôi. Nếu mầy muốn thì tao nói vô cho...
- Mầy định làm mai ai cho tao, người nào vậy?
- Chị Hai Mộng, là chị của tao. Được hôn?
Hy vừa nghe, mặt anh nóng bừng lên, anh hỏi:
- Biết người ta có chịu tao không. Nhào vô đại là bị bật ngửa u đầu à !
- Tao hỏi mầy có chịu không?
- Ừa, thi mời tối nay đi ăn cà-ri rồi tính sau mầy ơi ! Nè, nè, sao mầy hổng lấy vợ, mà bảo tao?
- Thì từ từ, vì... vì tao có để ý một nàng.
- Già hay trẻ, ở đâu?
- Nàng của tao cũng trang lứa tụi mình.
- Trời đất, tao tưởng nàng của mầy trẻ như đóa hoa vừa chớm nở. Ai dè đâu cũng vào tuổi ướm thu rồi !
- Tuổi tụi mình cũng đã vào thu, thì kiếm ướm thu là đúng. Bộ mầy muốn gái tơ mười tám hả?
- Nói thiệt với mầy. Lắm lúc tao thích ở vậy tới già cho yên thân.
- Mầy nhào vô chị tao đi. Tao cam đoan, chị ấy sẽ hợp với mầy.
- Sao mầy biết?
- Chị Mộng, chỉ hiền như đất. Còn tâm tánh mầy cũng vậy. Hai tâm hồn gặp nhau sẽ Tu chung suốt đời luôn. à, để tao gọi điện thoại coi chỉ có nhà không nha !
- Ô-kê ! Rồi, tao giao đời tao cho mầy quyết định.
- Dạ, thưa, em xin tuân lệnh anh Hai...
Hy và Vọng cùng cười ha hả. Sau đó, Vọng gọi điện thoại cho Mộng và mời luôn bà bạn của Mộng nữa.
Tiếng điện thoại reo ba bốn lần, rồi có người nhấc lên:
- A-lô ! Tôi nghe !
- Em nè chị Hai ơi ! Tưởng chị đi đâu rồi chớ !
- Chị vừa ở nhà thương mới về.
- Thăm ai vậy?
- Con Mơ !
- Bạn chị bị gì mà nằm nhà thương?
- Bị đánh ghen bể đầu.
- Trời đất ! Có nặng không?
- Cũng may không nặng lắm !
- Bộ chị ấy lấy chồng bà nào hả?
- Gần như vậy. Con Mơ, nó lãng mạn đa tình lắm. Và hay cua chồng bạn, bạn chồng. Nhưng vụ này thì khác.
- Khác kiểu gì?
- Nó đi làm khách nhà hàng nào đó. Rồi đưa tình liếc mắt với ông chủ. Ông ấy phải lòng, lén vợ mời nó đi ăn nhà hàng khác, bị vợ ông ta theo dõi bắt tại trận. Nên bà ta cho nó ăn gót giày vô mặt. Cũng may là không trúng mặt, mà tét đầu chảy máu. Được người ta đưa vô nhà thương may mấy mủi. Bác sĩ bảo ở lại để rọi kiếng chụp hình. Chắc mai hay mốt gì nó mới về nhà.
Vọng nghe Mộng kể việc Mơ bị người ta đánh ghen xong. Anh chẳng thấy gì là đáng quan trọng. Anh hỏi Mộng:
- Vậy thì chẳng có sao. à, nè, chị đi ăn cà-ri với tụi em tối nay không? - Ờ, đi thì đi. Ê, đi với ai nữa vậy Vọng?
- Với... anh Hy...
- ờ, ờ cũng được !
Tối hôm ấy, Mộng đi ăn cà-ri với Vọng và Hy. Vào nhà hàng... Vọng làm ra vẻ rành mấy món Ấn Độ, nên tự động gọi luôn cho Mộng và Hy. Ăn uống nói chuyện vui cười. Đến gần xong, Vọng hỏi cà giỡn với Mộng:
- Hỗm rày văn-thơ của chị tới đâu rồi?
- Ối, chị viết lai rai và có một bài được đăng thôi. Còn em, em được báo nào đăng?
- Lâu rồi, tờ Văn-Luận đăng thơ thôi. Còn truyện ngắn thì chưa có ai đăng.
Hy vọt miệng:
- Chừng nào mầy hưu trí họ mới đăng. €, thì giờ đâu mà mầy viết vậy Vọng?
- Sau khi hết giờ làm, tao ra cà-phê viết.
- Hèn gì gần như đêm nào mầy cũng về hừng sáng.
- Lên cơn thì tao làm thơ và viết truyện ngắn chơi.
Vọng quay sang hỏi Mộng:
- à, này chị ! Bạn của chị nằm nhà thương nào?
- La Pitié !
- Có gì, mai em dậy sớm đi với chị vô nhà thương thăm chị ấy. Chị có rảnh không?
- Vậy trưa mai, cỡ mười hai giờ rưởi em ra chỗ chị làm. Giờ chị nghỉ ăn cơm. Chị sẽ xin phép chủ cho chị vô làm trễ một chút.
- Được !
Hy cười:
- Mầy vậy nổi không đó?
- Nổi chớ !
Mộng mỉm cười nhìn Hy và nói:
- Có gì thì tôi gọi điện thoại kêu nó dậy.
Vọng nói:
- Em sẽ để hai cái đồng hồ reo một lượt cho ầm nhà lên.
Hy nhìn đồng hồ và gọi người ta tính tiền...
Trưa hôm sau, Mộng và Vọng gặp nhau, rồi hai chị em vô nhà thương La Pitié để thăm Mơ. Mộng gõ cửa và đẩy cửa bước vào phòng. Vọng cũng theo sau.
Mơ vừa thấy Mộng và Vọng, nàng liền ngồi dậy, trên đầu còn băng bó. Mộng vội bảo:
- Mầy nằm yên đi, có em tao vô thăm mầy nữa đó.
Mơ nhìn Vọng mỉm cười và nói:
- Chào anh ! Tôi có biết anh mà !
Vọng nghe trong lòng như bị cơn bão ùa ập tới, anh lúng túng chép miệng và nói:
- Thì... tôi gặp... chị ăn ở nhà hàng Nhật-Nguyệt hoài !
Mộng vọt miệng:
- Mầy làm khách ở đó phải không Mơ?
Mơ nhìn xuống, cặp mắt thật buồn, nàng nói:
- Bởi tại vì vậy... Nên tao... Sao tao chán đời quá Mộng ơi !
- Mắc gì phải chán đời? Tao nói hoài với mầy, là đừng có vướng vô mấy thằng cha có vợ. Đàn ông cu-ki thiếu gì...
Mơ thấy thẹn lòng, nàng lắc đầu và nói:
- Chắc tao đi tu quá !
Vọng nhìn Mơ và anh hiểu tâm trạng hiện tại của Mơ, anh nói:
- Đi tu ! Thôi chị... Mơ đừng buồn về cái việc đã qua.
Đôi mắt của Mơ rưng rưng lệ, nàng nói với Mộng:
- Một đêm qua tao nằm đây suy nghĩ những gì mầy thường khuyên tao. Nhưng tao quá gàn bướng, rồi hay gây lộn với mầy. Nay thì tao thấy lời của mầy đúng quá Mộng à !
Nãy giờ Vọng nhớ tới những lần Mơ đến tiệm Nhật-Nguyệt ngồi ăn. Anh đã bị tiếng sét ái tình lần đầu gặp Mơ. Nhưng anh cứ ngỡ Mơ là một bà chủ tiệm nào đó. Nên anh nghĩ khó mà làm quen được Mơ. Bây giờ Mơ là bạn của chị anh. Anh lại có niềm hy vọng. Vọng nhìn Mơ và hỏi:
- Chị Mộng đã khuyên gì với chị, mà sao thấy chị có vẻ hối hận quá vậy?
Mơ lắc đầu không trả lời câu hỏi của Vọng. Nàng quay sang nói với Mộng:
- Bác sĩ nói, có thể ngày mai tao về nhà được, và năm ngày sau vào cắt chỉ và khám lại vết thương.
Mộng ngó Vọng và nói:
- Thôi, tới giờ chị đi làm rồi Vọng à !
Vọng lính quýnh, rồi anh nói:
- à, chị về trước đi. Em ở lại chơi với... chị Mơ thêm chút nữa...
- Ờ, cũng được ! Thôi, tao về nghe Mơ. Mai mầy về một mình được chứ?
- Không sao đâu. Tao khỏe mà ! Cám ơn mầy nhiều nghe Mộng !
Sau khi Mộng đi về. Vọng ngồi xuống ghế kế bên giường Mơ. Tự nhiên cả hai người không ai nói với ai lời nào, khoảng mấy phút sau, Mơ mở lời:
- Hôm nay... anh không đi làm à?
Vọng giựt mình:
- Không. à, mà có. Chút nữa... đi...
Mơ nhìn cử chỉ của Vọng lúng túng, nàng mắc tức cười trong bụng, bởi nàng biết Vọng rất thích nàng. Vì mỗi lần nàng đến nhà hàng là Vọng không tự nhiên chút nào. Nhưng Mơ không đáp lại tình cảm của Vọng, mà đi cua ông chủ. Rồi cặp bồ với ông chủ nên mới xẩy ra chuyện đánh ghen bể đầu.
Bây giờ Mơ biết nói gì đây? Hôm nay, nàng mới biết Vọng là em của Mộng. Vì Mơ chỉ nghe Mộng nói, là nàng có cậu em trai cũng lớn tuổi mà chưa có vợ. Mơ nghĩ, Mộng muốn nàng lập gia đình đàng hoàng và có đôi lần Mộng muốn Mơ gặp Vọng để coi hai bên có hợp nhau không. Nhưng Mơ thì lãng mạn và thích liều lĩnh, và nàng quá cao vọng nhìn lên, chớ không chịu an phận thủ thường.
Âu cũng là số mệnh. Từ ngày Mơ bị bà chủ Nhật-Nguyệt đánh ghen. Nàng mới thấy mình sai lầm vì quá lãng mạn và tìm cái nguy hiểm đến tánh mạng.
Sau khi xẩy ra tai nạn trên, Mơ mới thấy tình bạn của Mộng đối với nàng thật là vô bờ vô bến. Vì có khi Mơ đem lòng ganh tị với Mộng về vấn đề văn thơ và học Phật.
Cũng may nhờ Mộng học đọc và thường hành theo những lời Phật dạy. Nhờ học hỏi như thế, Mộng mới thấu hiểu được lòng dạ của Mơ. Nên Mộng bỏ qua tha thứ và giả vờ không biết không hay, cũng chẳng để ý những cử chỉ hoặc những lời lẽ mỉa mai của Mơ...
Những ngày Mơ nằm nhà dưỡng bệnh, nàng rất ân hận những việc mà nàng đã làm trước đây, nên đôi mắt của nàng thường rưng rưng ứa lệ. Nhưng nhờ có Mộng, Vọng và Hy tìm cách an ủi Mơ. Họ khuyên nàng hãy sống với hiện tại và nhìn tương lai, chứ đừng nghĩ gì về quá khứ...
Vu Lan dâng Mẹ sen hồng
Cho tròn chữ hiếu vẹn trong tâm này
Dù đời đôi ngã chia hai
Tình con thương Mẹ đêm ngày chứa chan.
Mẹ ơi ! Nhớ Mẹ ngút ngàn
Con cầu chúc Mẹ bình an thân ngà
Sen hồng một đóa làm quà
Kính dâng lên Mẹ gọi là hiếu nhi.
Vào buổi trưa mùa hè, nhằm dịp lễ Vu-Lan. Hy nghe đâu đây tiếng ai ngâm thơ văng vẳng. Anh chợt nhớ đến người Mẹ già còn kẹt lại bên nhà, mắt anh rưng rưng lệ. Anh liền nghĩ đến Vọng, Mộng và Mơ. Anh rủ họ hôm sau đi lễ chùa. Tất cả rất hoan hỉ cùng đi với anh. Vào chùa, họ lên chánh điện lạy Phật và dùng cơm chay. Sau đó, kéo nhau ra sân chùa ngồi hóng mát. Hy đem lý thuyết Phật Học và sự đời ra nói cho tất cả nghe. Anh giảng:
- Mọi sự trên đời đều có nhân có quả. Hãy ráng tu tâm và giữ tâm như đất. Còn ai có tâm hồn thi-văn, thì khi nào cao hứng cứ viết. Nhưng đừng có mang tham vọng và tự cao, tự đại quá mà hại thân, và đôi khi làm buồn cho tha nhân nữa. ‘’Tất cả những ai cưu mang làm văn chương nghệ thuật đều muốn dấn thân trong việc sáng tạo. Vậy chính họ phải cởi bỏ những tị hiềm để thoát xác thì con đường trước mặt mới sáng sủa hơn1’’. Làm thơ hay viết văn là đem Chân-Thiện-Mỹ để tặng cho đời và cũng tặng cho chính mình luôn nữa đó. Riêng cá nhân tôi thì tôi không làm thơ, viết văn. Nhưng tôi rất thích đọc và thưởng thức.
Tất cả đều lắng nghe Hy giảng. Mơ thấy tâm hồn nàng được nhẹ nhàng, nàng liền hỏi Hy:
- Thi-văn thì em cũng hiểu chút ít.. Nhưng còn tu là gì vậy anh Hy?
- Theo tôi nghe trong băng ‘’Bước Chân Xuất Thế’’, có một Nhà Sư giảng nghĩa như vầy:
‘’Tu nghĩa là sửa mình. Tu là giữ gìn thân khẩu ý được thanh tịnh, để nhằm loại bỏ tam độc tham-sân-si, và những tánh hư nghiệp xấu mà từ vô thủy kiếp đến nay mình đã mắc phải. Tu là để tâm bình thường thoải mái, để hơi thở nhẹ nhàng luôn giữ chánh niệm không để chút lãng xao, cũng là để cho không ô nhiểm chút bụi trần nào...
Vui trong tham dục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành, khổ quá vui,
Nếu biết có vui là có khổ,
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui,
Mong sao giữ tâm không vui khổ
Mới thoát ra ngoài lối khổ vui.
(......)
Ở đời sống đạo hãy tùy duyên
Tâm trí an vui chẳng lụy phiền
Ngoại cảnh sáu trần không dính mắc,
Nội tâm bát thức hãy điềm nhiên
Niệm tưởng khởi lên liền buông xả,
Chân tâm vắng lặng thấy bình yên,
Ấy là chân thật cho cuộc sống
Không bị lụy phiền cảnh đảo điên...’’.
Và, hãy giữ tâm cho bình lặng như thế này:
Tâm bất dục, Tâm tươi, Tâm sáng,
Tâm dục tình như áng mây đen,
Tâm đảo điên bao phen lận đận,
Tâm-Bình-Tâm chẳng bận ưu-phiền.
Ánh mắt hiền từ của Hy nhìn mọi người, anh nói tiếp:
- Sao, có đồng ý với tôi những lời này không?
Mộng nhìn Hy mỉm cười:
- Hay quá ! Vậy từ đây, mỗi người chúng ta cứ đi làm việc để sống qua ngày. Rồi một ngày nào mình già thì mình nghỉ ngơi, chờ nghỉ thở. Nếu có dịp nghỉ lễ thì mình kéo nhau đi chùa lạy Phật. Và ráng kiên trì, nhẫn nhục học Phật để luyện tâm như đất, có đồng ý với tôi không?
Vọng gật đầu:
- Đồng ý chứ ! Lý thuyết về Tâm-Linh Phật-Học của chị với anh Hy thì hợp lắm. Nhưng... sẽ đổi chỗ ở hén !
Hy hỏi nhanh:
- Đổi chỗ ở, là nghĩa làm sao vậy Vọng?
- Thì mầy qua nhà chị tao. Còn...
Mộng cắt ngang:
- Còn Mơ thì qua nhà em phải không?
Hy-Vọng-Mộng-Mơ, đưa mắt nhìn nhau và trao nhau những nụ cười trước đám hoa hồng đang khoe sắc rực rỡ ngoài sân chùa...
Bao nhiêu đau khổ cõi trần
Bấy nhiêu bài học thấm nhuần Từ-Bi
Vô-Ưu thơm ngát đường đi
Vô-Ngã tan biến Sân-Si nơi lòng.
Dương Việt Nhân
Câu
chuyện thứ 1
Tôi tình cờ nghe chuyện
của hai ông nhà văn, nhà báo nọ. Ông nhà văn đang lật từng trang báo biếu nhẹ
nhàng và xem, trong đó có bài mình. Ông nhà báo đi ngang, tiện hỏi “Báo biếu
à?”. “Ừ!”. Ông nhà báo nghía xem. Tặc lưỡi, hậy, báo chẳng có gì xem. Lướt qua
tờ báo khác cũng có bài của ông nhà văn được đăng, nhà báo nọ cũng nói câu cũ.
Ông nhà văn chậm rãi nói: “Nè, ông cứ nhìn báo nào, trang viết nào cũng bằng
con mắt chuyên viết phóng sự xã hội của ông thì chẳng có tờ báo nào đáng để cho
ông đọc đâu. Tôi viết lai rai, báo miệt vườn, báo tỉnh thôi”.
Con mắt mở - khép, thấy
điều sạch - dơ cũng tùy do mỗi người trải nghiệm. Chấp vào nó có khác chi nhìn
đâu cũng bắt cảnh - tình phải theo ý mình. Mê!
Câu
chuyện thứ 2
Hai bà đồng tu chung đạo
tràng. Tóc bồng mây trắng. Bộ áo lam, nâu và vòng chuỗi dường như làm cho mỗi
người thêm vẻ trang nghiêm thanh tịnh chốn già lam. Bà Phật tử áo lam vừa tham
gia đạo tràng hơn một tháng nay, vẻ chuyên cần tinh tấn tu học, rỉ tai với bà
Phật tử áo nâu đã theo đạo tràng gần hơn một năm: “Chị thuộc chú Đại bi chưa?”.
“Vẫn chưa”. “Tui thuộc hết rồi. Ráng học suốt ba đêm liền, mọi việc để cho mấy
đứa con làm hết”. “Bà thuộc bài chú nhưng tâm bà có từ bi hỷ xả không?”. Bà áo
lam thở dài. Hơi thở truyền đi chao trong gió, lao xao tiếng chim hòa tiếng
chuông chùa bắt đầu thời pháp cho quý Phật tử tại gia.
Vào chánh điện, bà Phật
tử áo nâu nhanh chân, liền tay nhấc kệ để kinh và đem kinh ra trải đều cho đại
chúng sắp tụng kinh. Sau đó bà chọn chỗ khuất và xa nhất để ngồi. Bà thiền định
và hơi thở nhẹ hòa trong gió vi vu vi vu. Bà áo lam nhanh nhẩu ngồi ngay giữa
chánh điện, nơi mà bà nhìn Đức Phật rõ nhất. Áo lam xòe một khoảnh rộng cùng
túi chứa kinh sách ngồi xuống, xầm xì đôi câu chuyện gẫu với mấy bạn đồng tu khác
trước giờ tụng kinh.
Tôi đứng ngoài cửa, chắp
tay niệm Nam-mô Phật nghe lòng nhẹ hẫng. Không gì phải buộc thuộc hay không
thuộc. Áo lam hay áo nâu có gì phân biệt chứ? Người mặc áo ấy là ai, người trì
pháp đó thế nào, con đường thực hành pháp mầu ra sao, và khi nào đến bờ chánh
định - giải thoát… chính là những điều tôi rụt rè định hỏi hai bà, mà thôi…
Câu
chuyện thứ 3
Ông thầy dạy hồi phổ
thông cùng tôi uống trà, chuyện gẫu. Thầy kể, hôm trước chở cô và con cùng đi
vía Bà Nam Hải. Người đông, xe kẹt, cảnh ngộp. Nhưng tất cả là sự hối hả của
Phật tử tứ phương. Rồi họ lạy và nhang thắp cháy rực một góc trời. Nhang khói
mù mịt và lòng thầy cũng rối mù. Thầy đứng một góc xa chờ cô và con lễ Phật.
Thầy thấy và nghe nhiều câu van xin Phật Bà, lòng thầy nhen lên chỉ muốn một
điều ước là Phật Bà Quan Âm phải chi có hơn nghìn vạn tai, mắt để kịp nghe, kịp
cứu rỗi hoặc Ngài có cái máy thu âm để thu lại hết những lời nguyện cầu ấy rồi
từ từ giải quyết. Thấy mà thương cho Ngài, phải nghe những lời cầu xin mãi mà chẳng
một ai chịu thực hành đúng pháp. Một người vừa lạy Phật xong, ra khỏi chánh
điện, mất dép, chửi thề. Mọi người chen nhau cắm nhang vào lư hương. Giữa trời
nghi ngút khói. Thầy không dám xin, không dám ước vì Phật Bà đã mệt mỏi rồi.
Thầy chỉ chắp tay niệm Nam-mô Phật rồi nguyện sống tốt hơn sau buổi đi lễ Phật.
Cuộc thoại nửa chừng,
bỗng chuông điện thoại thầy reo, một số lạ gọi đến với giọng quát nạt và chửi
đổng. Thầy nói “nhầm số rồi anh à”. Phía máy kia cúp cái rẹt. Thầy rót thêm
lượt trà mới và khen câu thơ tài hoa trên một tờ báo vừa đọc. Tôi chào thầy về.
Thầy thêm lớn dần trong tôi. Chiều nhấp nháy nắng trên sông. Bóng tôi một vệt
nghiêng, có người đi giẫm lên, bóng vẫn nghiêng nghiêng theo nắng và đi.
Câu
chuyện thứ 4
Ba ông bạn tục trần cùng
quy y Tam bảo vào một ngày nắng đẹp. Sau buổi quy y thọ giới nhận pháp danh,
ông thứ nhất nói: “Tôi vui thật, thầy đặt tên cho mình đẹp quá! Tôi sẽ sắm ngay
bộ chuông, mõ, áo lam mới nhất để tụng kinh mỗi ngày mấy ông ạ”. Ông thứ hai
lại bày tỏ: “Từ rày việc nhà tui sẽ cho mẹ con nó làm hết. Mình cứ chuyên tu,
trì giới”. Ông thứ ba mãi không nói chi, hai ông bạn kia thấy lạ hỏi sao ông
không nói gì? Ông thứ ba nhẹ nhàng đáp: “Thôi, tôi về trầm mình bên bến sông
quê tắm cho sạch và thắp hương lòng tinh khiết cái đã”. Nói xong, ông thứ ba đi
về hướng mặt trời lặn. Ông đi và mặc niệm.
Hoa
khai tri kiến…
Tâm điều khiển ý muốn và
hành động của con người. Canh phòng và kiểm soát tâm là điều cần thiết, nhưng
không phải là điều dễ thực hiện, vì tâm con người còn khó dò hơn lòng đại
dương.
Người ta không cần phải
tìm đến địa ngục mới gặp được quỷ dữ, mà chính bản tâm mình, nếu không kiềm
chế, không được sự hướng dẫn theo con đường chánh đạo thì nó sẽ trở thành đồng
lõa của ma vương. Vì nó rất dễ động, luôn biến đổi, rất nhanh nhẹn, khó kiềm
chế và kiểm soát, lại sẵn sàng chạy theo sở thích của dục vọng, kiêu mạn và
lòng tham của con người.
Vì thế, Đức Phật đã dạy
rằng: “Người mà tâm không vững, trí không thanh thản, không biết Chánh pháp và
niềm tin bị dao động, thì không thể đạt đến mức trí tuệ toàn hảo”. Lại nữa,
“Người mà tâm thanh thản, không bị lòng tham ái thúc giục, không bị sân hận
thâm nhiễm và đã vượt lên trên những nghiệp thiện ác thông thường, là người đã
giác ngộ, không còn phải e sợ điều gì”. Bởi “Đây là con cái
của ta! Đây là tài sản của ta!” - kẻ cuồng si cứ lo nghĩ như thế mãi, nhưng
không biết rằng chính họ cũng không phải là của họ nữa, huống chi là con cái
hay tài sản của họ.
Để chánh tâm thật khó thay! Hí ngôn khác chi ngựa già rộc xương mãi chạy
trong đêm trường.
Trần Huy Minh PhươngTìm hiểu ý nghĩa chữ "Tâm"
Văn hoá Đông Tây tuy có nhiều khác biệt, nhưng đều lấy “tâm” diễn tả
tình cảm của con người. Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của chữ “tâm”.
1. Nghĩa chữ tâm:
Tâm có hai chữ Hán là 心 và 芯 [1] ở đây là chữ 心, chữ tâm 心 là chữ
tượng hình, viết kiểu tiểu triện có hình trái tim, còn viết kiểu khải
thư 心 thì ở trên có ba dấu tượng trưng ba cái cuống, ở dưới là túi chứa
máu. Chữ này diễn biến qua các cách viết như sau:
Chữ tâm (心) có rất nhiều nghĩa:
1.1. Nghĩa thông thường:
(dt.) (1) Tim (heart): tâm tạng (quả tim), tâm thất (ngăn bên dưới
trong trái tim). (2) Lòng, dạ, ruột, phần bên trong (inner): tâm phúc
(bụng dạ); không tâm thái (rau rỗng ruột, tức rau muống). (3) Lòng, tình
cảm con người (inner emotion): tâm cảm (inner feelings), tâm phục (thật
lòng kính trọng vâng theo); tâm ý (lòng dạ và đầu óc); đồng tâm nhất
trí (cùng một lòng, một ý). (4) Giữa (center), điểm ở giữa, quy tụ các
điểm khác, thường nói về phần giữa đều gọi là tâm: viên tâm (điểm giữa
vòng tròn), trọng tâm, trung tâm. (5) Tên một ngôi sao trong Nhị thập
bát tú, sao Tâm, tức sao Hoả. (6) Tên một bộ chữ Hán, bộ Tâm, cũng viết
là忄, khi đứng bên trái.
1.2. Nghĩa tâm lý và đạo đức:
Ngày xưa, người ta ngộ nhận tâm là nguồn gốc của mọi sinh hoạt tâm lý,
nên các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là tâm: tâm tưởng
(thinking); tâm tính (mood), tâm ý (idea). Ngày nay, theo các thí nghiệm
tâm sinh lý, điều đó không đúng nữa. Dầu vậy, tâm vẫn còn được coi là:
(1) Tượng trưng của tình cảm, tình yêu (love): ♥. (2) Khả năng nhận thức
sự vật, suy nghĩ và cảm giác: tâm trí (mind). (3) Khả năng phán đoán về
thiện ác theo quy luật đạo đức: lương tâm (conscience). (4) Toàn bộ các
hiện tượng tâm lý, từ cảm giác đến tình cảm, hành vi, ý chí...: tâm lý
(psychic), tâm trạng (mental = tâm thần). (5) Phần linh thiêng nơi con
người, đối lập với thân xác: tâm hồn (spirit, soul = linh hồn); tâm linh
(spiritual).
2. Tâm trong Phật giáo
Khái niệm “tâm” của
Phật Giáo không đơn giản như các học giả phương
Tây lầm tưởng. Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ
bản của Phật Giáo. Kinh Pháp Cú, vốn được xem như Kinh Thánh của Phật
Giáo mở đầu như sau: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”.
Một cách khái quát, qua các kinh điển Phật Giáo [2] người ta có thể
phân biệt sáu loại tâm:
2.1. Nhục đoàn tâm (肉團心):
trái tim thịt (Phật Giáo không để ý nhiều tới nghĩa này). Ví dụ: “Hễ Bồ
Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá huỷ Phật
giái, dường như ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình” (Bồ Tát Giái Kinh).
2.2. Tinh yếu tâm
(精要心): chỗ kín mật, chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ: “Phật pháp lấy tâm
làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn” (Long Thọ Bồ Tát).
2.3. Kiên thực tâm
(堅實心):
là cái tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái
mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, đó là Phật tính: "Căn
bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân
tâm" (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).
2.4. Liễu biệt tâm (了別心)
[3]: gồm sáu loại nhận thức đầu trong tám thức [4], tức là tri thức
giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ
và não bộ. Có tác dụng dựa vào với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt
nhận thức chúng: “Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.
2.5. Tư lượng tâm (思量心)
còn gọi là Mạt-na thức (末那識) [5]: thức thứ bảy trong tám thức. Một trong
các chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ tám
(A-lại-da thức), lầm cho lập trường này là bản ngã của chính mình, vì
vậy mà tạo ra chấp ngã, là bản ngã, cái tôi của con người
(ego-consciousness). Bản chất của nó là suy tính, nhưng có sự khác với
thức thứ sáu. Nó được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta
không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường phát sinh những mâu thuẫn
của những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã:
“Mạt-na nhậm trì ý thức linh phân biệt chuyển, thị cố thuyết vi ý thức
sở y: Mạt-na nhận lấy ý thức, khiến sinh khởi phân biệt; nên gọi nó là
chỗ y cứ của ý thức” (Du-già sư địa luận)
2.6. Tập khởi tâm (集起心)
còn gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識) dịch nghĩa là tạng thức (藏識) [6]: chứa
đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các
hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt
động tâm lý; là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật,
hữu hình hay vô hình. Tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô
thức hay tiềm thức: “Nhất thiết thế gian trung. Mặc bất tùng tâm tạo:
Tất cả những gì trong thế gian. Đều là do tâm tạo” (Kinh Hoa Nghiêm).
Phật Giáo không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo
kiểu như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, tâm không phải chỉ là một
cục hay một khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng,
một chuỗi dài tư tưởng, có sinh có diệt (khác quan niệm “hồn thiêng bất
tử”), có năng lực (nghiệp lực) được chuyển từ luồng này sang luồng
khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn bản cho sự tái sinh.
Theo Vi Diệu pháp, tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng tâm thức
gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì dòng
tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác
khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng
tâm thức đầu tiên của kiếp sau. Duy Thức học khai triển thêm tâm thức là cái biết,
căn bản là tạng thức, chứa đựng các loại chủng tử ... Tóm lại, dù nhìn
dưới khía cạnh nào, có thể nói theo Thiền Tông: Có hai thứ tâm. Một thứ
là tâm theo dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi
tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm là tâm của chúng sinh. Hai là Chân tâm
có tự tính là thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng
lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm
Phật.
3. Tâm trong Công giáo
3.1 Trong giáo lý
Tuỳ theo văn mạch và mối tương quan, “tâm” trong Công Giáo được diễn
tả bằng nhiều danh từ khác nhau: Tim (heart), cõi lòng con người (the
depths of one's being), tâm hồn (mind), linh hồn (soul), lương tâm
(consciene).
3.1.1. Dùng từ “tim” [7] (con tim, trái tim, quả tim) khi muốn nói “tâm” là:
- Trung tâm hiện hữu của con người.
- Nơi thầm kín của cá nhân, lý trí hay người ngoài không dò thấu
được, chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể thăm dò và thấu suốt được.
- Nơi con người chân thật với mình nhất, để chọn lựa sự sống hay sự chết.
- Nơi gặp gỡ để sống các mối tương giao, vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa: Nơi sống giao ước.
3.1.2. Dùng từ “lòng con người” khi muốn nói “tâm” là:
- Nơi Thiên Chúa đã ghi sâu các giới luật tự nhiên của Ngài [8].
- Nơi quyết định chọn Thiên Chúa hay không [9].
- Nơi có sự giận dữ và ganh tị là hậu quả của nguyên tội [10].
- Nơi phát xuất những ý định xấu, là nguồn gốc của mọi tội lỗi [11].
- Nơi Chúa Thánh Thần sẽ đổi mới, ghi khắc lề luật mới [12].
3.1.3. Dùng từ “tâm hồn” khi muốn nói “tâm” là:
- Trung tâm của nhân cách luân lý [13].
- Nguồn phát xuất các đam mê, đam mê căn bản nhất là tình yêu do điều thiện hảo lôi cuốn [14].
- Nơi Thiên Chúa đã ghi sâu các giới luật tự nhiên của Ngài [15].
- Nơi cần thanh luyện để chiến đấu chống lại nhục dục [16].
3.1.4. Dùng từ “linh hồn” khi muốn nói “tâm” là:
- Nguyên lý thuần linh nơi con người, nhờ đó con người là hình ảnh Thiên Chúa [17].
- Cái thâm sâu nhất và giá trị nhất nơi con người [18].
- Sự sống của con người và cũng là toàn diện con người [19].
- Mầm sống vĩnh cửu do Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo mà con người mang nơi mình [20].
3.1.5. Dùng từ “lương tâm” khi muốn nói “tâm” là:
- Nơi con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ [21].
- Tiếng gọi con người phải yêu mến và ra lệnh phải làm lành lánh dữ [22].
- Nơi phán đoán các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu [23].
Như vậy, một cách tương đối, có thể hiểu “tâm” là: (1) “tâm hồn”
trong tương quan với “thân xác” trên bình diện con người nói chung. (2)
“linh hồn” trong tương quan với “thể xác” trên bình diện con người tôn
giáo. (3) “lương tâm” trong tương quan với “thiện ác” trên bình diện lý
trí. (4) “cõi lòng” trong tương quan với “thân xác” trên bình diện ý
chí. (5) “trái tim” trong tương quan với “yêu ghét” trên bình diện tình
cảm.
3.2 Trong thực hành
Đạo
Chúa bắt nguồn từ “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 8), vì Thiên Chúa đã
yêu thế gian đến nỗi phó nộp Con Một của Người cho thế gian (x. Ga
3,16): "Ðức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những
người tội lỗi, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta" (Rm 5,
8).
Bởi đó, có lệnh truyền
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).
Ai ghét bỏ tha nhân, kẻ ấy không còn là môn đệ của Chúa Giêsu nữa:
“Người ta căn cứ vào dấu này để nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là
anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).
Kitô hữu có bổn phận
“huấn luyện lương tâm” [24] và “thanh luyện tâm hồn” [25] để thể hiện
chữ tâm: “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” (Mc
12,30), để đi cho đến tận cùng sự sống là “chết cho người mình yêu”
(x Ga 15,13-14) khi ấy, Kitô hữu hoàn tất cuộc đời mình trong chữ tâm.
Đó là lý do mà xưa kia người Việt gọi Đạo Chúa là “Đạo Yêu Thương” vậy.
4. Kết luận
Trên bình diện hữu thể luận: “Tâm” trong Phật Giáo và Công Giáo có ý
nghĩa rất khác biệt nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có thể nhất trí rằng:
Con người có thể và cần phải điều chỉnh đào luyện cái tâm của mình, nỗ
lực thanh lọc tâm được thanh tịnh, giải thoát tâm khỏi tham ái, dục
vọng, ích kỷ, hận thù.
Trên bình diện tâm linh: Đối với Phật Giáo, niềm tin về sự tương
thuộc các pháp và về luật nhân quả cũng như quyết tâm đi đến giác ngộ là
những nguồn cảm hứng mạnh mẽ để phát huy tình yêu đồng loại và lòng từ
bi. Còn đối với Công Giáo, niềm tin vào Thiên Chúa đem lại sự gần gũi
với Đấng Thiêng Liêng và khuyến khích họ vun trồng lòng bác ái và tính
vị tha. Và điều hiển nhiên là: Con người ai cũng có thiện tâm thì thế
giới sẽ yên trụ mãi mãi; con người có ác tâm thì thế giới sẽ huỷ diệt.
Muốn đạt tới được mong ước của Đức Hồng Y Gioan Baotixita: “tu thân,
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” hay “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, để
canh tân giáo phận, đều cần đến thiện tâm.