Nhân tháng cúng Tổ nghiệp nghệ sĩ, xin được gợi nhớ về quê ngoại cùng những giai điệu réo rắt của cải lương Bạc Liêu....và những kỷ niệm của thời hoa mộng không thể nào quên !! NM
Truyền thuyết về Tổ cải lương
Những hình ảnh về lịch sử của cải lương VN xưa
50 Bài Tân Cổ Giao Duyên Tuyển Chọn
Nghiệp Tổ
Theo Tổ nghiệp sống cuộc đời ca hát,
Trao thế gian tiếng khóc, nụ cười vui...
Hò xự xang xê cống, khúc dâng đời,
Khi ta khóc, người cười tuôn giọt lệ !?
Bao nghịch cảnh, bao cảnh đời dâu bể,
Kiếp lầm than, oan trái cũng là đây....!!
Lúc anh hùng vị ngộ lắm chua cay,
Gương bất khuất kiên cường ta có đủ !
Trên sân khấu dọc ngang, tan sóng dữ,
Ngoài biển đời, thuyền nhỏ khó vượt qua...
Đi muôn phương đâu biết bến bờ nhà ?!
Nhưng vẫn nguyện suốt đời theo Tổ nghiệp !!
NM
Theo nghiệp
(Tặng anh em đồng nghiệp)
Theo nghiệp
(Tặng anh em đồng nghiệp)
Sáng nay thằng Hoàng lại đi bán cái
điện thoại NOKIA cũ rích của nó để
lấy tiền uống cà phê. Cũng chẳng có gì
tiếc! Vì máy không còn tiền sử dụng
cách đây gần cả tháng rồi. Thậm
chí nó còn thấy vui trong bụng vì đã lừa bán
được với giá hời. Nó vào quán kêu một
ly đen pha sẵn và nửa bao thuốc
lá “con ngựa trắng”. Nhoẻn miệng cười tình
với cô phục vụ bàn rồi điệu đàng
hẩy nhẹ cái bao cho điếu thuốc tự động
văng ra, đưa răng cắn một điếu,
hơ nhẹ vào ngọn lửa xanh lơ vừa hiện
lên từ cái zip-pô sờn bóng, một làn khói nhỏ bay lên thơm nức mũi. Bập môi rít một
hơi thật dài rồi ngừng lại ép chặt khói
thuốc vào phổi, từ miệng nó từng vòng tròn
chữ o nối nhau bay ra lờ lững trôi rồi tan
dần trong không khí. Tợp một ngụm cà
phê, chờ cho cái vị đắng ngấm vào trong khoang
miệng rồi mới từ từ để trôi
xuống cổ, thằng Hoàng ngửa người ra ghế
lim dim mắt khoan khoái. Uống chừng gần
hết ly cà phê bỗng dưng nó thấy đói bụng. Mà
đói thật! Đến bây giờ nó
mới nhớ ra là từ chiều hôm qua đến giờ
nó chỉ có mỗi gói mì tôm vào bụng. Mùi “xíu quách” thơm phức bay ra từ cái nồi nghi ngút
khói của bà hàng bún lôi bật thằng Hoàng ra khỏi
ghế ngồi. Nó đứng dậy nhanh chóng trả
tiền cà phê, hào phóng phất tay “boa” luôn số tiền
lẻ thối lại, đi vội lại phía gánh bún
để kịp làm cái công việc bù đắp phần
thiếu hụt đang sôi réo lên ở bên trong bụng.
Thằng Hoàng là diễn viên “kép mùi” hạng nhì của Đoàn Cải lương Hoa Mai. Gọi là đoàn cho oai chứ thực ra chỉ có độ hơn chục con người kiêm nhiệm tất tần tật các công việc kể cả đào, kép, chính, phụ. Tài sản của đoàn chủ yếu là do “ông bầu” mua sắm gồm vài chiếc loa, độ mươi cái đèn chiếu sáng , bộ phông màn cảnh trí, một cái sân khấu bằng gỗ tạp... Tất cả những thứ này đều có chung một điểm là cũ kĩ và te tua như chính bản thân “ông bầu”. Những thứ còn lại như trống đàn, phục trang, đạo cụ thì do từng cá nhân hoặc góp không hoặc cho thuê với mức...có bao nhiêu lấy bấy nhiêu, có khi không có đồng nào. Mười mấy con người với chừng ấy tài sản lặn lội ra Bắc vào Nam, suốt tháng quanh năm giong ruổi nơi đât khách quê người, dựa vào nhau sống chết với nghề. Hoàng là con “nhà nòi”. Ba mẹ nó là cặp đào kép nổi tiếng một thời của sân khấu cải lương miền Tây. Khi ba mẹ nó qua đời trong một vụ tai nạn giao thông, nó là đứa duy nhất trong gia đình còn đeo đuổi cái nghiệp hát ca. Ánh đèn sân khấu, mùi thơm ngây ngất của các loại kem phấn hóa trang, tiếng nỉ non trách móc của cây đàn Sến, giọng ngọt ngào rủ rê của chiếc Ghi-ta phím lõm như những chất gây nghiện lôi kéo, quyến rũ nó đi theo cho đến tận bây giờ.
Đêm hôm qua Đoàn Hoa Mai lại ế chỏng vó. Mãi đến tận khuya cũng chỉ có lèo tèo vài ba chục người mà chủ yếu là mấy chị sồn sồn và dăm đứa trẻ con lít nhít chịu mua vé vào xem. Đám thanh niên trai trẻ thì chỉ đến để mượn điểm tập trung tán gẫu, hút thuốc lá, ăn quà vặt rồi ùn ùn kéo nhau ra về mặc cho thằng Khải-phụ trách quảng cáo của đoàn-khản giọng kèo nài trong tuyệt vọng. “Ông bầu” đứng giữa cổng khoanh tay nhìn bọn trẻ ăn quà, nụ cười chua chát càng làm dúm dó thêm cái khuôn mặt vốn đã nhăn nheo vì sương gió.
Thằng Hoàng là diễn viên “kép mùi” hạng nhì của Đoàn Cải lương Hoa Mai. Gọi là đoàn cho oai chứ thực ra chỉ có độ hơn chục con người kiêm nhiệm tất tần tật các công việc kể cả đào, kép, chính, phụ. Tài sản của đoàn chủ yếu là do “ông bầu” mua sắm gồm vài chiếc loa, độ mươi cái đèn chiếu sáng , bộ phông màn cảnh trí, một cái sân khấu bằng gỗ tạp... Tất cả những thứ này đều có chung một điểm là cũ kĩ và te tua như chính bản thân “ông bầu”. Những thứ còn lại như trống đàn, phục trang, đạo cụ thì do từng cá nhân hoặc góp không hoặc cho thuê với mức...có bao nhiêu lấy bấy nhiêu, có khi không có đồng nào. Mười mấy con người với chừng ấy tài sản lặn lội ra Bắc vào Nam, suốt tháng quanh năm giong ruổi nơi đât khách quê người, dựa vào nhau sống chết với nghề. Hoàng là con “nhà nòi”. Ba mẹ nó là cặp đào kép nổi tiếng một thời của sân khấu cải lương miền Tây. Khi ba mẹ nó qua đời trong một vụ tai nạn giao thông, nó là đứa duy nhất trong gia đình còn đeo đuổi cái nghiệp hát ca. Ánh đèn sân khấu, mùi thơm ngây ngất của các loại kem phấn hóa trang, tiếng nỉ non trách móc của cây đàn Sến, giọng ngọt ngào rủ rê của chiếc Ghi-ta phím lõm như những chất gây nghiện lôi kéo, quyến rũ nó đi theo cho đến tận bây giờ.
Đêm hôm qua Đoàn Hoa Mai lại ế chỏng vó. Mãi đến tận khuya cũng chỉ có lèo tèo vài ba chục người mà chủ yếu là mấy chị sồn sồn và dăm đứa trẻ con lít nhít chịu mua vé vào xem. Đám thanh niên trai trẻ thì chỉ đến để mượn điểm tập trung tán gẫu, hút thuốc lá, ăn quà vặt rồi ùn ùn kéo nhau ra về mặc cho thằng Khải-phụ trách quảng cáo của đoàn-khản giọng kèo nài trong tuyệt vọng. “Ông bầu” đứng giữa cổng khoanh tay nhìn bọn trẻ ăn quà, nụ cười chua chát càng làm dúm dó thêm cái khuôn mặt vốn đã nhăn nheo vì sương gió.
Thằng Hoàng đã ăn xong tô bún, không phải một mà là hai
tô. Nó đang đứng vuốt vuốt cái bụng tròn
căng vì bữa ăn bù thì thằng
Khải từ đâu trờ tới, giọng ráo hoảnh:
- Anh Hoàng chạy về can dùm vợ chồng bà Hoa, hai
người cãi lộn om sòm từ nãy
giờ!
-
Vậy hả?-Thằng Hoàng cũng hờ hững không
kém-Mày đã ăn sáng chưa? Thím làm cho thằng Khải tô
bún nha, rồi tính luôn tiền cho tui!
Hoàng rút từ trong túi quần ra một xấp tiền
mười ngàn đồng, xỉa tay đếm lẹ
mấy tờ huơ huơ trước đôi mắt lé
xẹ vì ngạc nhiên của bà hàng bún.
-Chà chà! Mới
nhận tiền “Việt kiều” hả? Cám ơn nha!
Anh về can dùm ổng bã đi, không có ai ở đó
hết.
Thằng Hoàng đi thủng thẳng về chỗ sân
bãi diễn, tay nhứ nhứ cái tăm
xỉa răng trên miệng. Nó đã quen với cái
chuyện cãi lộn như cơm bữa của hai vợ
chồng con Hoa. Hoa là đào chính của
đoàn, bằng tuổi Hoàng, dân gốc miền Bắc
nhưng ca cải lương thì chính người miền Nam cũng
phải ganh tị. Chồng Hoa vốn là dân đi
biển, mê giọng ca của vợ mà bỏ nghề
để đi theo nghe hát, ngày thì khuân
vác đồ đạc, đêm thì giữ con khi vợ lên
sân khấu, người chơn chất thiệt thà
nhưng hơi cộc tính. Thực ra thì hai đứa nó yêu
thương nhau hết mực, nhưng phải cái tội
khắc khẩu, từ chuyện nhỏ đến
chuyện to, vợ chồng nó đều bắt mọi
người trong đoàn có bịt tai
cũng chẳng đặng.
- Ối giời đất ơi! Thế này thì có
khổ cho tôi không! Người ta quí mến nghệ sĩ,
mời đi uống nước một tí, có gì đâu mà
ông ghen rồ ghen dại như vậy!
Công bằng mà nói thì cái giọng trời
phú của con Hoa ngoài việc ca vọng cổ còn dùng
để cãi nhau thì ít người sánh kịp.
Ngược lại với tiếng lảnh lót của con
Hoa, giọng thằng Hùng - chồng Hoa - thì khàn đặc
vì thuốc lào và cuốc lủi:
- Nó mê mày chớ quí mến nghệ sĩ cái cóc khô gì.
Đã thế thì xách gói đi theo luôn
đi, để con đấy tao nuôi cho. Đồ cái
thứ thối thây!
- Này! Ông ăn nói cho cẩn thận. Tôi
làm gì mà
ông bảo là đồ thối thây?
ông bảo là đồ thối thây?
-
Vậy chớ tiền ở đâu mày có mà sáng nay mua
đồ chơi cho thằng cu Dũng? Phải...cái
thằng đó cho mày không?
Thằng Hùng đã nhừa nhựa cái say của
người lên cơn tức nhưng cũng không dấu
nổi vẻ bất lực trong giọng nói.
-Thì người ta thương con mình, tặng cho nó tí
quà mà không nhận à? Ông có giỏi thì bỏ tiền ra mua cho
con đi, đây cũng chả việc gì phải mang
tiếng chịu lời.
- Mày có im đi
không! Tao thì ...tao...
- Ông làm gì tôi
nào?
Choang...!
Con búp bê biết kéo đàn cò trên tay cu
Dũng bay vèo vào tường rơi đánh xoảng
xuống đất eo éo thêm vài tiếng rồi tắt
tị, thằng cu Dũng lăn đùng ra giãy đành
đạch như chính nó vừa bị quẳng vào
tường.
- Tao biểu thôi đi! - “Ông Bầu” đột
ngột xuất hiện, rẽ đám trẻ con đang
vòng trong vòng ngoài chen lấn coi cãi lộn, bước
hẳn vào bên trong
tấm ri-đô căng ngang làm giang sơn riêng
biệt của hai vợ chồng Hoa, nói như rên: - Như
thế này chưa đủ khổ sao mà tuị bay còn hành
hạ nhau nữa?
Không gian bỗng chùng xuống lặng im,
chỉ còn tiếng thút thít của mẹ con Hoa, cả
đám trẻ con cũng thôi không xầm xì bàn tán.
Cái
nhân vật thứ ba mà vợ chồng con Hoa đang nói
đến là một tay Việt kiều
mê cải lương có cái tên dài lòng thòng: Tony Trần Lê
Ngọc Hải. Đã có lúc hắn bỏ tiền ra
đưa cả đoàn về quê của hắn biểu
diễn liền tù tì mấy buổi cho bà con làng xóm coi
chơi. Tình thật thì cũng nhờ hắn
mà đoàn có thêm vài xuất diễn hậu hĩnh. Nhưng khổ nỗi ngoài mê coi cải
lương hắn lại còn mê luôn cả người.
Hắn mê con Hoa. Một phần là lỗi ở
“ông Bầu”. Lúc mới gặp nhau, thấy anh chàng
Việt kiều có vẻ thích con Hoa, “ông bầu” giao luôn cho
con Hoa cái nhiệm vụ là làm sao “câu” được
một vài buổi biểu diễn. Nhiệm
vụ chính đã hoàn thành, nhưng cái anh chàng Tony Trần Lê
Ngọc Hải đó không biết là ngờ nghệch
thật hay là giả vờ mà không nhận ra con Hoa là gái
đã có chồng. Đoàn chuyển điểm
diễn hôm trước là hôm sau đã thấy có mặt
hắn ở đó, quần áo lượt là thẳng
thớm, đầu tóc bóng loáng, người sực nức
mùi dầu thơm. Hắn đến
để mời mọi người đi uống cà phê và
tất nhiên là phải có con Hoa. Ban đầu thì thằng
Hùng cũng vì cái chuyện chung của
Đoàn mà nó đành làm ngơ. Cứ thoáng
thấy bóng anh chàng Việt kiều là lại lặng
lẽ cõng thằng cu Dũng đi chơi chỗ khác.
Nhưng riết rồi thì thằng Hùng không chịu
được nữa, một lần nó xông thẳng vào
quán nước chỉ mặt anh chàng Việt kiều quát
“Con Hoa là vợ tao! Từ nay tao cấm mày
không được rủ nó đi đâu. Còn không thì tao chém chết. Nhớ chưa!”. Tony Trần Lê Ngọc Hải
mặt xanh như tàu lá, đầu gật gật như máy
khâu, mồm lập bập hứa hẹn, rồi
đứng lên chuồn thẳng. Bẵng đi
một thời gian, hôm qua lại thấp thoáng cái
đầu bóng mượt và bộ quần áo lượt
là tắm dầu thơm.
- Tao có lỗi nhiều lắm! Cũng vì
miếng cơm manh áo của đoàn mà tao vô tình làm chia
rẽ tình cảm hai đứa bay. Tao
thề từ nay có đói chết tao cũng không làm như
vậy nữa.
“Ông bầu” mắt rân rấn nước, ngước
nhìn trời như tìm kiếm sự đồng cảm.
-
Em xin lỗi anh Hai! Tại em hồ đồ
quá nên mới làm vậy. Anh Hai
đừng buồn-thằng Hùng nãy giờ đứng im
như tượng bỗng ra vẻ biết điều
khẽ khàng cất giọng xin lỗi. Con Hoa lúc này
cũng vén tấm ri - đô bước
ra, mắt còn đỏ quạch nhưng miệng thì đã
cười toe:
-Không có gì đâu anh Hai à! Ảnh ghen
dữ vậy tức là ảnh còn yêu em. Đã
có yêu thì phải có ghen, ghen yêu hai chữ đi liền
với nhau mà.
Không biết con Hoa lôi ở đâu ra mấy vần
thơ “cóc” áp dụng vào lúc này khiến cho “ông bầu”
dở cười dở mếu. Thằng
Hoàng đang bồng cu Dũng đứng từ xa không
nhịn được bùng cười phá lên, đám
trẻ con không hiểu chuyện gì cũng dúi dụi vào nhau
ngặt nghẽo.
Đã mười mấy hôm rồi,
kể từ cái ngày mà Đoàn phải về tỉnh
để “duyệt vở” và tổ chức giỗ tổ.
Có bao nhiêu tiền dành dụm được, “ ông bầu”
dốc hết ra thuê hẳn một chuyến xe vượt
gần cả ngàn cây số để kịp về làm cái
công đoạn”duyệt vở” mà kì thực là để
gia hạn cái giấy phép biểu diễn. Và còn “hầm bà
lằng” các khoản quà cáp chung chi cho bao
nhiêu việc ơn nghĩa trước sau. Rồi ngày giỗ tổ, ngày
của những con người lấy xướng ca làm
kế sinh nhai. Bên cạnh đức tin về tâm linh,
họ còn tự cho mình cái quyền được quên đi
chuyện cơm áo gạo tiền thường nhật
để cùng bạn bè người thân vui chơi thỏa
thích. Thôi thì rượu bia lênh láng,
đàn hát thâu đêm, khóc cười với những
chuyện vui buồn sướng khổ của sự
đời. Hết tiền. Cả
đoàn phải tạm thời lây lất qua ngày theo cái kiểu “gà què ăn quẩn”. Cái mà “ông
bầu” cần nhất bây giờ là tiền để thuê
một chuyến xe chuyên chở cả đoàn ngược
ra Bắc, vùng nông thôn ngoài ấy vẫn còn coi cải lương
là một món “hàng hiếm”, nhất lại là một đoàn
miền Nam. Chuyện tưởng chừng như rất
giản đơn nhưng lại là một bài toán khó. Anh em trong đoàn ai
cũng nghèo rớt mùng tơi thì lấy đâu mà cho “ông
bầu” mượn tiền. Còn vay ngân hàng thì không có
cái gì đáng giá để thế chấp, vả lại
nếu có thì cũng chắc gì ngân hàng đã cho vay! Hơn
một lần “ông bầu” đến cậy cục
nhờ “Cơ quan chủ quản” giúp đỡ, nhưng
rồi cũng chỉ nhận được đầy
tai những lời khuyên bảo động viên.
- Anh Hai! Không biết anh “Minh kép” nhậu
ở đâu mà “xỉn” quá trời? Ảnh
đi hết nổi phải nhờ người ta dìu
về. Em biểu ảnh vô Đoàn mà
ảnh không chịu, cứ ngồi ở lì ở ngoài quán
nước.
Như một kẻ chuyên đem những
điều phiền phức cho người khác, thằng
Khải lại từ đâu xuất hiện để
thông báo thêm một cái tin chẳng vui vẻ gì.
“Minh kép” là tên thường gọi của
anh Minh-“kép chính” của đoàn. Gọi
như vậy để phân biệt với thằng “Minh hậu”
người chuyên làm các công việc của hậu đài.
Thời gian gần đây có nhiều
chuyện buồn dồn dập đến với “Minh
kép”. Hết chuyện vợ ở nhà gửi con cho bà
nội để lên Sài Gòn làm tiếp thị bia,
giờ đến lượt con bị bệnh phải
nằm viện, nghe đâu phải nhờ vào “bếp ăn
từ thiện”. “Minh kép” rất muốn về thăm con,
nhưng trong lúc này để có tiền tàu xe
đã là chuyện không tưởng nói gì đến cho con
để thuốc thang chữa chạy. Đêm qua hát
tuồng “Phạm Công - Cúc Hoa”, lúc gặp hai con
“Nghi Xuân - Tấn Lực”, chàng “Phạm Công” cứ
đứng giữa sân khấu mà khóc ồ ồ, mặc
cho ông “Sáu đờn kìm” rao tới rao lui mấy câu
đờn vào bản “Khốc Hoàng Thiên” mà chờ hoài không
thấy “Minh kép” cất giọng. Cả
đoàn ai nấy mắt cũng đỏ hoe.
-
Chớ hôm qua nó đi nhậu với ai?-“Ông bầu” rè rè
hỏi trống không.
- Hôm qua hát xong, ảnh không đi ngủ, rủ em ra
ngoài chỗ cái giếng cạn, uống rượu với
gói mì tôm, nhậu một hồi em buồn ngủ quá vô
ngủ, còn ảnh ngồi nhậu tiếp một mình.
Chắc tới sáng luôn đó!
Hoàng
kể chuyện bằng cái giọng đều đều
của người có lỗi.
-Đến nước này chắc tao
phải giải tán đoàn quá. Thấy
anh em khổ cực vầy tao chịu sao nổi. Thà để anh em về nhà làm thuê làm mướn
gì đó kiếm sống qua ngày còn sướng hơn.
Nhục thiệt! - “ông bầu” như
đổ sụp xuống.
Cũng như mọi lần, “ông
bầu” hay “xuống xề” mỗi khi gặp khó. Cứ
tưởng sau đấy ai về nhà nấy thật,
nhưng rồi không dễ để dứt áo ra đi.
Cái nghiệp đàn ca là vậy, đã trót mang
vào thân thì khó lòng giũ bỏ. Như
vợ chồng ông “Sáu đờn kìm”, đã có lúc khăn gói
về quê, quyết một lần giã từ cái nghề
khốn khó. Ông thì về vá xe bơm
lốp, bà thì mẹt bánh kẹo hàng quà cho đám trẻ con
trong xóm, thu nhập cũng gọi là đủ sống qua
ngày. Nhưng khổ nỗi từ lúc về quê hai ông bà
lại sinh chứng biếng ăn
mất ngủ, cái cảm giác vừa đánh mất cái gì
đấy cứ đeo đẳng suốt ngày đêm. Có
mỗi thằng con thì đã lập gia đình riêng, bên mâm
cơm chiều ông bà ngồi đờ đẫn nhìn nhau
trệu trạo lưng chén rồi dọn rửa.
Đặt lưng xuống giường thì cái không khí nôn
nao rộn ràng của những đêm sáng đèn gọi
mời khán giả lại hiện về, tiếng nhạc
tiếng đàn cứ văng vẳng bên tai.
Chờ một lời nhắn của “ông bầu”, ông bà
lại tức tốc gói gém hành lý quay trở lại
Đoàn, chỉ mấy ngày sau, trông hai người
tươi tắn như cá rô gặp nước.
Đêm nay, người xem kéo đến
đông nghìn nghịt. Chen lấn, xô
đẩy, cãi cọ tranh nhau chỗ ngồi. Nơi biểu
diễn là một cái rạp có gắn máy lạnh chạy xè
xè, ghế ngồi bằng nệm mút hẳn hoi chứ không
phải là bãi cỏ chen lẫn phân bò
như thường ngày. Sân khấu sạch bóng thơm tho như cái đi-văng của
những gia đình giàu có chứ không gập gềnh
bước thấp bước cao như sân khấu
của “ông bầu”. Còn dàn âm thanh thì khỏi phải nói,
chỉ cần “A-lô” một tiếng thì khán giả đã
vỗ tay rào rào. Trên bức phông trắng
tinh của sân khấu nổi bật dòng chữ
“Chương trình gây quĩ giúp đỡ người
nghèo”... Rồi tiếng ồn ào cũng lắng xuống,
nhường chỗ cho giai điệu rộn ràng của
bản “Lý ngựa ô” nổi lên khai tuồng cho vở
diễn. Toán cướp “Phong Lai” xuất hiện trên sân
khấu đang trêu chọc nàng “Kiều Nguyệt Nga” xinh
đẹp, thằng Hoàng đầu đội “kim khôi”, tay
cầm “siêu bạc” hùng dũng bước ra, chỉ
một vài đường “cơ bản” đám
cướp đã lặn mất tăm...vào bên trong cánh gà. Động lòng trước nhan sắc và tình
cảnh của nàng “Kiều Nguyệt Nga”, thằng Hoàng
cất giọng lên một câu vọng cổ ngọt
xớt. Đang ngon trớn bỗng dưng “ông
bầu” từ bên trong nhảy ra, chẳng biết trong vai
gì mà cũng áo mão cân đai lùng nhùng. “Ông
Bbu” không hát mà lại quát :
- Này “Vương Tử Trực”! Ai biểu ngươi cứu “Kiều
Nguyệt Nga”
Chết
cha! Sao mình lại làm vậy cà? Mình
đóng “Vương Tử Trực” chớ đâu phải
“Lục Vân Tiên”! Thằng Hoàng đang lúng túng không biết
trả lời sao thì con Hoa “Kiều Nguyệt Nga” cất
giọng thỏ thẻ :
- Bữa nay anh Hoàng đóng “Lục Vân Tiên” thay anh “Minh
kép” mà anh Hai không biết sao?
- Chớ còn thằng “Minh kép” đâu?
- Ảnh về quê rồi!
- Tiền đâu nó đi?
- Tiền bán vé “Gây quĩ giúp đỡ người
nghèo” hôm nay nè anh.
- Ai cho tụi bay lợi dụng cái việc “Gây quĩ
giúp đỡ người nghèo” để lấy tiền
của người ta vậy?
- Mình nghèo thiệt chứ lợi dụng gì đâu anh! - Thằng Hoàng chen ngang mẩu đối
thoại của hai người bằng cái giọng
buồn bã.
“Ông bầu” đang lần khân chưa biết nói
tiếp cái gì thì bỗng nhiên anh chàng Việt kiều từ
đâu hớt hải chạy vào, trên tay
cầm một xấp tiền to quá khổ xòe ra như cái
rẻ quạt:
- “Ông bầu” ơi! Ông lấy tiền này để
thuê xe đưa Đoàn ra Bắc
diễn nè. Nhưng ông phải nói thằng Hùng nó
đừng dọa chém tôi nữa, tôi chỉ thích coi cải
lương thôi chứ đâu
có làm gì vợ nó...
Thằng Hùng như liền tiếp sau đó xuất
hiện, trên tay lăm lăm cây
kiếm...gỗ, mặt hầm hầm chẳng nói
chẳng rằng bổ nhào vào người anh chàng Việt
kiều Tony Trần Lê Ngọc Hải. Thằng Hoàng hốt
hoảng nhào vào can ngăn.
Rầm! Sau cú đạp là cả cái giàn
trống đổ ập vào người làm thằng Hoàng
choàng tỉnh giấc. Khắp
người nó mồ hôi vã ra như tắm. Vì cái nóng hầm hập của buổi trưa
cũng có, mà vì câu chuyện vừa xảy ra trong mơ
cũng có. Thằng Hoàng vừa lui cui
xếp lại giàn trống vừa lục tìm lại tình
tiết câu chuyện rồi cười buồn một
mình.
Chung quanh nó,
mọi người trong Đoàn vẫn đang chìm sâu vào
giấc ngủ. Họ đang sống trong một
nửa kia của cuộc đời,
kiếm tìm những hạnh phúc mơ hồ không có
được khi thức. Bất chợt thằng Hoàng
nhìn thấy trên khuôn mặt anh “Minh kép” hai giọt
nước mắt còn đọng lại chưa khô!
Tấn Phát
Ca cổ: Người mang tâm sự
Những ca khúc tân cổ giao duyên hay nhất về Miền Tây
Tâm sự buồn,
Đôi quang gánh trên vai em trĩu nặng,
Bởi vô tình em lỡ bước sang ngang....
Bỏ lại quê một khúc hát, cung đàn,
Xưa em ngỡ chẳng bao giờ lỗi nhịp !!
Trên đường đời khổ đau em bước tiếp,
Gánh nặng dần, hạnh phúc lại xa bay...
Tên của em mang khổ suốt kiếp nầy,
Anh có biết vật xưa em vẫn giữ ?!
Gương anh tặng cho em thời thiếu nữ,
Âm thầm soi khi em nhớ đến anh....
Nước mắt rơi, những giọt mặn long lanh !
Chưa xoá được bóng hình người yêu cũ !!
NM
NGƯỜI MANG GÁNH KHỔ
Chiều
nay gió heo may lai về, hơi nước chung quanh nhà
đưa lên phả vào người làm chị gây gây lạnh, tư bề
là sông rạch, vào mùa này nước có màu vàng đục,
cây cầu khỉ bắc qua con lạch để vào nhà có vẻ
yếu, mổi khi có ai đó muốn đi qua đi lại là phải
dò dẫm từng bước và như chỉ chờ có vậy; nó
lại nhún nhẩy đong đưa.
Chị
vào nhà lấy cái gương soi rồi ra sau hè ngồi để
nhìn mặt mình trong đó. Cái gương không biết nói
nhưng nó biết phản chiếu lại từng nét trên khuôn
mặt để người ta biết mình đẹp hay xấu. Mà chị
đẹp thật; với một khuôn mặt hình trái soan, đôi
lông mày lá liểu nằm trên hai con mắt bồ câu đen
lay láy được che bởi hàng mi rậm dài cong vút, chỉ
có cái miệng là không được đẹp cho lắm tuy rằng
nó có màu hồng như thoa son; ấy là vì miệng chị
hơi rộng và đôi môi hơi dày, nhưng đâu phải ai cũng
có được một vẻ đẹp hoàn hảo kia chứ.
Tuần
sau là chị đi lấy chồng, không biết cuộc đời làm
vợ của chị nó sẽ ra sao? Sung sướng hạnh phúc hay
đau buồn khổ cực? Thân gái mười hai bến nước,
trong nhờ đục chịu. Người mà chị sẽ lấy làm chồng
không phải là người đang ở trong lòng chị, mà do
cha má chị đồng ý gã và chị phải vâng theo, còn
trong trái tim chị thì đang ấp ủ hình bóng của thầy
giáo lớp năm trường làng. Nhớ mùa khai trường năm
ngoái chị đến xin cho đứa em út vào học lớp một,
thấy chị đứng lớ ngớ trước phòng hiệu trưỡng,
chính thầy đã sốt sắng nhận nộp đơn dùm chị,
khi về; hai người nhìn nhau, ánh mắt giao nhau như có
một luồng điện mạnh chạy qua người họ; nóng bừng
và run rẩy. Thấy cho biết mình tên Nam, chị đáp lễ
chị tên là Ải. Thầy nói:
-
Tên nghe sao mà khổ quá.
Đúng
là chị có cái tên nghe khổ thật, về nhà chị hỏi
cha:
-
Tía ơi, sao tía đặt tên con là Aỉ? nghe
cực quá, phải chi tía đặt con tên Ái thì hay quá
chừng.
Cha
chị cười:
-
Ừ, thì lúc làm khai sanh cho con, tía ghi là
Ái, nghĩa là thương yêu, ngờ đâu cái thầy
thư ký già đánh máy sao mà cái dấu
“sắc” ông chọt qua dấu “hỏi”, chừng sau này
coi lại tía mới ngã ngữa người…thôi, lỡ rồi…
Chị
lo lắng, đêm không ngủ được vì cái tên của
mình, nếu thầy giáo không nói, có lẽ chị
sẽ không nghỉ tới.
Mổi ngày đi chợ chị đều đi dọc theo bên hông trường,
và thầy giáo thì luôn như một sự tình cờ nhưng
lại là cố ý; đứng bên cạnh cữa sổ lớp học
để ngó mông ra ngoài, mổi khi chị đi qua, cã hai đều
“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
Anh
tên Khoa - con trai trưỡng trong gia đình nhưng sắp xếp
theo cách của người miền Nam là thứ hai nên thường
gọi là Hai Khoa - đang ngồi so lại từng sợi dây của
cây đàn phím lỏm, cây đàn này anh mua tận trên Sài
Gòn nhân một chuyến đi chơi cùng bạn bè, anh rất
mê vọng cổ, thuở mới lớn anh từng ao ước mình
sẽ trở thành kép độc của một gánh hát cải lương
nào đó, vì thế anh say mê tập tành đàn ca hát xướng,
đến nổi xao lãng chuyện sách đèn chử nghĩa, học
hoài mấy năm mà không qua nổi lớp chín, nhưng anh
lại thuộc nằm lòng bài ca “tình anh bán chiếu”
và thêm một số bài khác nữa, duy chỉ có “tình
anh bán chiếu” là anh ca hay nhất, đầy truyền cãm
với tất cả sự lắng đọng của tâm hồn mình, anh
cũng rất thành thạo khi uốn éo mười ngón tay dạo
chơi cùng với những nốt nhạc vọng cổ luyến láy
ngân nga trên cây đàn phím lỏm, tự tay anh vừa đàn
vừa hát. Với tài nghệ của mình Hai Khoa đã chinh
phục và làm cho trái tim của các cô gái trong làng
phải thổn thức, thế nhưng chị thì vẩn dững dưng.
Cha
anh nhờ đến người mai mối, lần đầu tiên đi với
cha qua gặp mặt cha má chị, anh mang theo cây đàn phím
lõm, chuẩn bị một giọng ca cho thật mùi – đó là
hai thế mạnh của anh – với hy vọng là sẽ làm ngọt
tai vừa ý cha má chị, anh mong có được chị bằng
cách đi đường vòng.
Nhà
anh ở phía bên này chợ nhưng phải đi qua một
cây cầu gổ, gọi là cầu Chợ Mới, nhà chị nằm
phía bên kia đường dưới chân cầu Trà Bông, lại
còn phải đi vô sâu trong đồng; quanh co theo con rạch,
qua thêm chiếc cầu khỉ mõng manh trên gò đất nổi,
chung quanh có chừng mười mấy nóc nhà.
Khi
Hai Khoa so dây đàn và lảy mấy nốt dạo đầu, cha
của chị gật gù có vẻ thích ý, rồi bên khay trà
với bánh ngọt, anh cất tiếng ca, vẩn là bài “ruột”
của mình: “tình anh bán chiếu”…thì anh đã hoàn
toàn chinh phục được cảm tình của cha má chị. Cha
chị sai làm một mâm đồ nhậu khá linh đình dọn
ra để mời “anh sui tương lai”, có nghĩa là chuyện
lấy chồng của chị đã được định đoạt xong xuôi.
Thầy
giáo Nam phải đưa cha thầy đang bị bịnh nặng lên Sài
Gòn chửa trị, nhưng cuối cùng ông vẩn phải ra đi
để lại người con trai lớn và cô con gái út trong
căn nhà nhỏ. Thầy Nam nhờ người nhắn chị ra ngã
ba con rạch để thầy được gặp mặt và nói đôi
câu. Thầy không ngờ chị sắp đi lấy chồng và chị
cũng không ngờ cha thầy vừa mới qua đời, trên ve
áo của thầy giáo có một mảnh vải tang đen. Đứng
bên nhau mấy phút mà lòng đầy ngậm ngùi cay đắng,
thầy trao cho chị một gói quà nhỏ và chỉ nói được
rằng:
-
Lúc anh đưa tía lên Sài Gòn trị bịnh, anh có mua mấy
cái này để dành tặng cho Ải. Thôi thì cứ xem như
đây là quà mừng cưới của anh.
Chị
cầm gói quà mà nước mắt rưng rưng, nghẹn ngào
không nói với anh được một câu.
Đó
là một cái gương soi và chiếc lượt đồi mồi
rất đẹp có khắc chử Pháp, chị không hiểu nghĩa
của nó là gì, và chỉ đọc được như thế này:-
so-u-ve-ni-erờ. Gương soi mặt và lượt chải tóc là
hai thứ mà người con gái nào cũng cần phải có.
Chị cất giử bên mình như vật bất ly thân…
…Và
chiều hôm nay chị đem nó ra, kín đáo ngồi sau hiên
vắng để soi mặt mình, chị đã nhìn thấy trong đó
có đôi mắt đẹp, đen lay láy mang một nổi buồn
sâu thăm thẳm, long lanh hai giọt nước trong veo chảy dài
trên hai má.
Thầy giáo Nam không kịp gởi cho chị một lời
hẹn thề đính ước vì thầy còn phải để tang cha
đến ba năm trời. Cha má chị thì không muốn đứa
con gái lớn ế chồng dù chị có nhan sắc, chị phải
lấy chồng trước để cho năm đứa em gái còn có
cơ hội nữa chứ.
Đám
cưới của chị cũng bình thường như bao đám cưới
ở miền quê, trước ngày cưới cha chị đã làm
lại chiếc cầu khỉ cho cứng cáp chắc chắn để
con gái không bị té ngã - khi đi qua cầu mà về nhà
chồng.
Sáng sớm lúc trời vừa hừng đông bên nhà trai đi
qua rước dâu, cũng không nhiều người cho lắm, vỏn
vẹn ngồi vừa đủ một chiếc xe lam, thêm bốn mâm
quả với những lể vật cần phải có. Chị mặc
bộ áo dài trắng; tượng trưng cho sự trong trắng
của người con gái, trên đầu đội chiếc khăn voan
mõng phủ xuống che hờ khuôn mặt cô dâu, dấu chỉ
cho sự vâng chịu phục tùng, chân chị đi đôi guốc
mộc, còn anh cũng chỉnh tề trong bộ đồ tây với
áo sơ mi, quần ka ki màu xám đậm, mang giày săng đan.
Anh đeo cho chị một đôi bông tai vàng hột gáo, mang
lên cổ chị một cây kiềng và đôi xuyến đeo tay cũng
bằng vàng. Hai người làm lễ gia tiên, má chị khóc
tiễn con về nhà chồng, chị sụt sùi khóc theo, lòng
chị chơi vơi buồn, ngậm ngùi khi thấy thấp thoáng
bóng thầy giáo đứng bên kia con đường đất nhỏ
nhìn vào trong nhà chị - qua một cây cầu khỉ - đừng
ai nghỉ rằng chị đã “ khóc như thiếu nữ vu qui
nhật” vì chị khóc rất thật tình với tất cã
nổi lòng mình.
Anh
đi ra trước, chỉ cần vịn một tay vào thành cầu
làm bằng cây tre dài, nhảy chân sáo vài bước là
anh đã qua đến bên kia cầu, rồi anh đứng ngoài ngó
mông vô trong chờ chị - người mà bây giờ đã là
vợ của anh- Chị run run bước những bước chân ngắn
theo sau lưng anh trên chiếc cầu khỉ chênh vênh, lòng
mong mỏi anh quay lại đưa tay cho chị nắm để dìu chị
bước qua cầu, nhưng anh thật vô tình.
Chị ngập ngừng quay đầu nhìn lại ngôi nhà nhỏ mà
chân đi không đành, chiếc cầu khỉ nằm yên trong nắng
sáng, má và các em chị nhìn theo cho tới khi chị đi
khuất.
Chồng chị là con trai trưỡng, là anh của ba cô em gái.
Nhà chồng có mấy mẩu ruộng trồng lúa, một ao
cá, một đìa tôm, nói chung được xếp vào hàng
khá giã. Có lẽ vì là con trai duy nhất trong gia đình
nên anh được mọi người trong nhà dành cho nhiều thứ
ưu tiên ngay từ lúc còn nhỏ, điều đó nó đã hình
thành nên tính cách của anh; vừa độc tôn vừa
độc đoán. Bây giờ thì anh đã là người đàn ông
có vợ, sự độc tôn độc đoán trong anh đã biến
anh thành một người đàn ông có tính gia trưỡng.
Đêm
đầu tiên sau đám cưới, anh nói với chị trống không:
-
Ngủ trước đi nghen, tui còn tiếp mấy người bạn.
Một
đêm đàn ca tài tử cho đến khi gà gáy sáng, chị
thức dậy dọn dẹp tàn tích mà anh đã tiếp bạn
bè đêm tân hôn. Sau đó thì lo cơm sáng cho gia đình
nhà chồng, rồi ra chợ bán lúa, rồi lo cơm trưa và
giặc giũ cho cả nhà chồng, mấy cô em gái của anh
thấy mình đã có chị dâu, như là nhà bỗng nhiên
có một con ở nên dồn hết mọi công việc để chị
làm lấy một mình, các cô trở thành quí tiểu thư
đỏng đãnh. Anh dững dưng khi thấy chị phải ôm đồm
hết mọi việc nhà và cho đó là điều tất nhiên.
Sáng
nay cha chồng kêu anh chị vào và nói:
-
Hai Khoa này, con đã có vợ rồi, không rong chơi đờn
ca tài tử nữa mà phải lo làm ăn. Má bây mất lâu
rồi, còn lại mình tía, mai này mấy đứa em gái
của bây cũng phải lấy chồng rồi theo chồng, vợ
thằng hai ráng sanh cho tía đứa cháu nội trai rồi
tía giao hết gia tài điền sãn cho hai vợ chồng bây
trông coi.
Anh
cười:
-
Một mình vợ con lo đủ rồi mà…tía.
Cha
anh trợn mắt:
-
Mày…không nên thân, tao nói rồi đó nghen, phải lo tập
làm ăn, dẹp bớt mấy cái chuyện đờn ca tài tử
lại cho vợ mày nó nhờ.
Thật
tình là chị không biết anh có tập tành
làm ăn như lời cha dặn hay không, vì có bao
giờ anh bàn bạc chuyện gì với chị, còn chuyện
dẹp bớt đờn ca tài tử thì chị thấy rỏ là không.
Có những đêm anh đi tới sáng mới về, chị vò vỏ
nằm chờ chồng, gối lạnh chăn đơn.
Lâu
lắm rồi mà không được về thăm cha má và các
em, chị nhớ lắm, về nhà chồng được năm tháng,
đúng năm tháng chị làm con ở với trăm công nghìn
việc. Chiều nay chị đánh bạo xin với cha chồng:
-
Thưa tía, con đã làm xong mọi việc, tía cho phép
con được về thăm cha má và các em con.
Ông gật đầu
nói:
-
Con kêu thằng Hai Khoa nó đưa con đi, đừng đi một mình
về nhà.
Chị
năn nỉ:
-
Nhà Tía má con ở gần đây, con đi một mình cũng
được tía à.
Ông
nghiêm sắc mặt:
-
Tía đã nói là kêu chồng con đưa con về thăm.
Chị
ứa nước mắt, chị chỉ muốn đi về thăm nhà một
mình vì chị rất cần được thổ lộ tâm tư của
mình cho các em gái nghe, chị muốn được khóc thỏa
thuê trên vai một đứa em nào đó của mình. Chị thôi
không xin về thăm nhà nữa mặc dù lòng cứ mong ngóng
nhớ nhung.
Tối
nay Hai Khoa lại đưa mấy người bạn về nhà, họ hè
hụi khiêng chiếc giường ở sau chái ra kê ngoài sân
dưới gốc cây vú sữa. Đêm nay rằm nên trăng sáng
vằng vặc, anh sai chị làm mấy món nhậu ngon ngon để
anh và các bạn cùng nhau đàn ca tài tử cho vui. Trong
nhóm bạn đờn ca tài tử của Hai Khoa có thêm một
người tên là Cường, anh chàng này mới được anh
Khoa nhận vào làm công, lo canh chừng mấy cái đáy
trên sông, Cường xấu trai, ở đâu tận bên Tân Châu,
anh ta biết chơi đàn kìm, tuần trước khi đến xin
việc, anh ta được Hai Khoa nhận ngay nhờ cây đàn kìm
xách theo chung với cái túi áo quần.
Chị lui cui nướng mấy con khô cá sặc rồi gọt vỏ
trái xoài tượng, sau đó chị băm nhỏ thành từng
sợi, chị xé con khô cá sặc ra rồi trộn đều với
xoài, thêm vào một ít đường, nước mắm, vài trái
ớt xắc nhuyển và một nắm rau răm hái trong vườn.
Món nhậu này anh thích nhất. Chị vào trong nhà nằm
ngã lưng ra giường nghỉ mệt. Thêm một người bạn
ở xóm trên đến chơi, mang theo con cá lóc lớn chừng
một ký đang quảy đuôi vùng vẩy, anh biểu chị nướng
trui để cho chiếu nhậu thêm phần phong phú. Chị biết
đêm nay anh sẽ đàn ca cho đến hừng đông.
Cá
lóc nướng trui muốn cho ngon và chín đều thì phải
nướng bằng rơm, thế là chị ra đằng sau nhà hốt
một nắm rơm lớn, lum khum cúi người sát đất, phồng
má thổi cho rơm cháy bùng, nước mắt chị trào ra
ướt má làm mặt chị lem luốt, không biết chị đang
khóc hay vì khói rơm bay vào mắt, có lẽ là cả hai.
Chị lấy một que tre dài có đầu nhọn xỏ vào miệng
con cá cho xuyên suốt ra sau đuôi rồi đưa nó lên ngọn
lữa rơm mà nướng, con cá bị lữa đốt nóng, cố
uốn mình nhưng bị thanh tre kềm chặt, nó đau đớn
giẩy đuôi vài cái rồi rướn lên và cuối cùng
là nằm im…chị trăn qua trở lại con cá như trăn trở
nổi lòng mình, cuối cùng khi ngọn lữa tàn chị vùi
con cá xuống đống tro rơm, ủ nóng một hồi lâu,
độ chừng nó đã chín, chị chặt nữa tàu lá chuối
rồi để nó nằm lên trên, lấy đủa gạt sạch bụi
tro, chị đưa ra cho anh, kèm thêm một chén nước mắm
chanh ớt
Lúc này anh đang say sưa thả hết tâm hồn mình để
ca bài “tình anh bán chiếu”, còn các bạn anh thì
đang lia lịa gắp mồi và uống rượu. Chị nghỉ thầm
trong bụng “ cái đầu óc… ca hoài một bài mà không
biết chán”. Mổi lần muốn được người ta khen
ngợi anh đàn hay ca giỏi là anh lại hành tội chị
khổ sở lo món nhậu để tiếp đãi bạn, đó cũng
là một cách trao đổi: anh được lời khen tặng,
bạn được mồi ngon và rượu cay, chỉ có mình chị
là chịu phần thua thiệt mà thôi.
Những
sợi dây đàn vang lên từng âm thanh với những cung
bật khác nhau nhưng khi cùng hòa chung, nhập vào nhau
thì tất cả đã tạo nên một giòng chảy trơn tru bên
những nốt luyến láy, giọng ca của anh ngân nga lên
xuống trong ánh trăng rằm đã lôi kéo nhiều người
chung quanh bu đến xem khá đông, bây giờ thì “chiếu
nhạc” phải dời xuống đất mới có đủ chổ để
họ cùng ngồi xúm xít mà nghe ngón đàn của anh và
các bạn thì thay nhau ca những bài vọng cổ, chị phải
tất bật lo thêm món nhậu, mua thêm rượu.
Hai người tài tử với hai cây đàn; đàn kìm và
cây guitar phím lõm đã kết hợp với nhau tạo thành
những giòng nhạc lung linh huyền ảo dưới ánh trăng
rằm, bên bầu rượu và mấy món nhậu.
Đêm còn dài khi trăng vẫn rất sáng, đang nằm treo
lơ lững trên những ngọn tre, và chị thì chưa được
phép đi ngủ, dù biết rằng ngày mai có rất nhiều
việc phải làm.
Nữa
năm rồi chị về làm vợ của anh, nữa năm nay
chị chưa hề được nghe anh gọi một tiếng
“em ơi” và xưng anh với chị, anh vẫn nói
trống không. Sáng nay cha chồng hỏi:
-
Vợ thằng Hai Khôi à, sao lâu quá mà tía không nghe
con báo tin vui gì hết vậy?
Chị
ngạc nhiên không hiểu ẩn ý của câu hỏi đó:
-
Dạ, tía nói gì con không hiểu…
-
À, là tía muốn hỏi bây đã có
bầu chưa?
Chị
ngập ngừng:
-
Dạ, con chưa có gì hết tía à.
Ông
hớp một ngụm trà, chắc lưỡi:
-
Nói chồng bây cố làm sao nhanh nhanh lên cho tía có
cháu đó nghen.
Chị
lí nhí “dạ” thật nhỏ rồi đi ra sau
bếp, gió từ ruộng phía sau nhà thổi vào
mát rượi nhưng lòng chị thì nóng như
lửa đốt. Chị cũng đang mong mình có thai, một
đứa con vào lúc này là nguồn an ủi lớn của chị,
nó có thể lấp đầy nổi cô đơn trong tâm hồn và
xoa dịu nổi buồn trong lòng chị, nhưng…chuyện kín
đáo bí mật riêng tư của vợ chống nào ai thấu
hiểu, anh chưa bao giờ cho chị có được cái cảm xúc
mà một người chồng cần phải đem lại cho vợ mình;
với một lòng yêu thương và sự tôn trọng, anh thiếu
hẳn hai thứ tình cảm đó. Chị tủi thân mổi khi có
ai đó hỏi rằng “có bầu chưa?”.
Mùa
mưa đến sớm hơn mọi năm, nước lũ trên sông
Mêkong sắp sữa tràn về mang theo nhiều phù sa và
các loại tôm cá, chị nhớ mổi năm đến mùa nước
lũ tràn về, chị và các em có được một trò chơi
đầy hấp dẩn mà chỉ những nhà miền thôn quê sông
nước như nhà chị mới có mà thôi; đó là chỉ cần
ngồi trên căn nhà sàn thả dây câu với lưỡi câu
gắn chút mồi xuống nước là thế nào cũng giựt
lên được một con cá lóc hay cá rô, ngồi một buổi
cũng kiếm được một mớ cá tươi, đem kho lạt với
hành, tiêu, cho thêm trái ớt là có một món ăn ngon
lành. Miền quê hương Nam bộ giàu có với đồng lúa
bao la bát ngát, sông rạch chằng chịt chứa đầy đầy
con tôm con cá vì vậy đã sản sinh ra những người…không
cần làm lụng mà cũng có cái để ăn, có gì đâu;
cứ đi giăng câu, đặt lờ là đủ…
Chị
miên man suy nghỉ, lòng nhớ nhung về bên phía nhà
mình, sau lần xin phép một mình về thăm nhà mà không
được, chị không nhắc lại nữa, lúc này chị không
còn được đi chợ, việc này cô em thứ tư của anh
dành lấy, hình như sợ chị có ăn bớt ăn xén tiền
chợ hay sao ấy. Nữ trang ngày cưới cô em thứ ba của
chồng cũng “mượn khéo” rồi cố tình quên luôn,
không trã lại, chị hiền lành không dám hỏi tới.
Túi không tiền, người không tình, lắm lúc chị không
biết mình là gì trong gia đình này? chị cảm thấy
cuộc đời mình sao mà buồn khổ cô đơn quá, phải
chăng vì cái tên Ải của chị nó vận vào người
chị? chợt nhớ lời thầy giáo Nam nói: “- Tên nghe
sao mà khổ quá”…chị buồn muốn khóc.
Thật
bất ngờ như một món quà dành cho chị. Sáng nay cha
má chị đi ăn cưới của người bà con trong chợ, đã
ghé vào thăm nhà chồng của chị, cha chồng có ở
nhà, tay bắt mặt mừng và hỏi thăm nhau những lời
xã giao thông thường. Chị bưng khay trà lên, thật tình
lúc ấy chỉ muốn òa khóc, má chị nhìn con gái mà
ngở ngàng, bà vờ ra ngoài sân nhìn lên cây xoài,
khen có nhiều trái quá, chị ra theo, má chị quay qua
nhìn con gái mà nghẹn ngào:
-
Con ơi, sao con gầy ốm xanh xao quá vậy?. Con làm dâu
cực lắm phải không? Chồng con có đánh đập hành
hạ con không?...
Chị
cười nhưng nước mắt sắp tràn xuống má:
-
Chồng con không đánh đập gì con hết má à,
cũng không có ai hành hạ con đâu, con chỉ
buồn nhớ tía má với mấy em mà thôi.
Má
chị vuốt mái tóc dài ngày xưa chị thường xõa
trên vai, nay thì búi lại sau gáy:
-
Sao con không xin phép tía chồng con mà về thăm nhà?
Lúc
này thì chị khóc thật:
-Má
ơi, con có xin mà không được, tía chồng con không cho
về một mình mà phải có chồng con đi theo.
Má
chị cười:
-
Thì đúng rồi, gái đã có chồng
thì ai cho về một mình.
Thì
ra má không hiểu chị.
Trời
mưa lai rai, bóng bóng nước bập bùng, mưa bong bóng
không to nhưng lâu tạnh, cứ lâm thâm rỉ rà rỉ
rã, những cơn mưa cuối mùa không mấy lớn. Sáng
nay chị lấy cớ cần phải ra chợ mua tí đồ dùng
riêng cho mình để được thoát ra khỏi bầu không khí
ngột ngạt trong nhà chồng. Không hiểu sao chỉ mới
tới rìa chợ, vừa nhìn hàng thịt cá, mùi tanh của
mấy thứ đó xộc vào mủi chị, chị bổng cảm thấy
chóng mặt và buồn nôn, chị không sao đi tiếp được
nữa đành quay về, lật đật vào trong chái bên hông
nhà rồi nằm vật xuống, người mệt mỏi khó chịu
và chị lơ mơ ngủ thiếp đi.
Buổi
trưa anh về, ngạc nhiên khi thấy chị nằm dã
dượi trên giường, vừa mới lay lay vai chị thì
chị nhoài người ra ngoài nôn thốc nôn tháo. Anh
kêu cô em thứ ba đang tán chuyện bên nhà hàng
xóm về để nấu cháo cho chị, vừa lúc cha
chồng cầm dù che mưa từ đâu không rỏ đang về tới,
ông mùng rở:
-
Không khéo vợ hai Khoa có bầu.
Đúng
là chị có bầu, chỉ cần hửi mùi cơm sôi là chị
ói ra mật xanh mật vàng, nói chi đến mùi cá thịt,
triệu chứng hôi cơm tanh cá báo cho chị biết mình
sắp được làm mẹ. Điều này thật hạnh phúc và
kỳ diệu vô cùng, nó cuốn trôi đi tất cã mọi nổi
niềm u sầu buồn tủi lẫn cô đơn đang chất chứa
dày đặc trong tâm hồn chị.
Tuy chỉ mới cấn thai nhưng chị có cảm
giác cục máu trong người chị hình như lớn
lắm, hình như nó hiểu chị và hình
như nó nghe được lời chị thủ thỉ
với nó hằng đêm. Riêng với chị thì cả thế
giới này đang nằm trong bụng chị, có nó; chị không
còn những suy nghỉ lung tung. Anh Hai Khoa cũng chú ý đến
vợ đôi chút tuy thế anh vẫn không bỏ những đêm
vui chơi đờn ca tài tử, nhưng anh không thường xuyên
bắt chị phải vô bếp làm món nhậu cho anh và các
bạn, chị cảm động khi anh nói với họ:
-
Vợ tui đang mang bầu nên mệt, mấy ông đến nhà
tui để đờn ca tài tử thì mổi ông mang theo
một thứ mồi, tui mua rượu…
Cha
và chồng đều mong chị sanh con trai, nhìn bụng
chị; hàng xóm ưa “ bắt mạch”:
-
Chà, cái bụng nhọn nhọn là con trai rồi.
Cha
chồng tuyên bố với mọi người trong niềm hứng khởi:
-
Tui chờ con dâu sanh cho tôi đưa cháu nội trai là tui
giao hết gia tài điền sãn cho vợ chồng nó.
Ông
nói với anh:
-
Tía đã nói với con rồi đó nghen, bớt
đờn ca mà lo chí thú mần ăn, lớn đầu
rồi, có con rồi mà cứ vui chơi miết, tía rầu mày
quá…
Anh
trã lời tưng tửng:
-
Tía thấy con vợ con nó đảm đang quá chừng
mà tía còn cằn nhằn con chi nữa.
Cô
em thứ tư lườm chị một cái rất khó chịu. Chị
không giận, thôi kệ, bề nào thì sau này cô ấy cũng
lấy chồng, cũng phải theo chồng về làm dâu, “nữ
sanh ngoại tộc” mà, có khó chịu, có nguýt ngắn
nguýt dài với chị mấy đi nữa thì cũng là phận
đàn bà con gái với nhau, nào đâu biết trước được
rằng ai sướng hơn ai?.
Đứa
con trong bụng chị ngày một lớn, vị thế của chị
trong nhà ngày một cao, nghỉ cũng thật lạ kỳ khi một
sinh linh rất yếu ớt bé nhỏ dù chưa cất tiếng
chào đời nhưng lại có một quyền lực vô hình hết
sức to lớn, nó còn mang đến cho chị niềm hạnh phúc
không gì sánh bằng, bây giờ thì cuộc sống của
chị có đầy đủ ý nghĩa với nhiều niềm vui.
Anh
Hai Khoa cao hứng nói:
-
Tui sẽ dạy cho thằng nhỏ biết đờn ca vọng
cổ như tui.
Chị
choáng váng, một “hai Khoa chồng” mê theo đờn ca
tài tử như anh cũng đủ làm cho chị phiền nảo lắm
rồi, bây giờ mà thêm một “hai Khoa con” cũng mê
đắm như cha nó thì không biết chị sẽ phải phiền
nảo tới đâu.
“
Con so về nhà má, con rạ về nhà chồng”.
Gần tới ngày sinh nở, má chị đã dọn sẵn chổ
để đón chị về sau khi chị xuất viện, mọi thứ
cần thiết đã được chị chuẩn bị sẵn từ trước,
mấy hôm nay anh Hai Khoa ở nhà chờ đưa vợ đi sanh,
anh cứ đi ra đi vào hình như rất bồn chồn nôn nóng,
không biết vì chị sắp sanh hay vì anh nhớ bạn ca tài
tử? Hoặc là anh đang mong thấy mặt đứa con trai của
mình? Có lẽ lòng anh có đủ cả ba thứ tình cãm
ấy.
Chị trỡ dạ vào buổi tối, những cơn đau
xoắn như muốn bẻ gẩy thắt lưng dồn dập đến,
chị gập người lại rên xiết rồi chị lại rướn
người lên để thở, anh Hai Khoa cuống cuồng dìu chị
ra xe lam để đến nhà bảo sanh, anh nhờ người qua
nhắn với má chị, mồ hôi chị tuôn ra đầm đìa
ít hoặc nhiều theo từng cơn đau, chị bấu vào người
anh, chị ghịt anh xuống sát vào người mình rồi chị
lại đẩy anh ra xa, sự đau đớn quằn quại của chị
làm anh cũng toát mồ hôi hột, má chị đã đến,
anh nhường lại cho bà phần khủng hoãng mà từ chạng
vạng tối đến giờ anh phải gánh chịu, hai Khoa không
có can đãm để nhìn vợ đau đớn lâu hơn, anh đứng
lấp ló phía bên ngoài và chờ đợi.
Con
trai hay con gái cũng là con, chị đều yêu quí
như nhau vì nó chính là máu thịt của chị mà
chị đã phải mang nặng chín tháng bốn ngày, là đứa
con mà chị đã cắn nát môi chịu đựng những cơn
đau đớn quằn quại khi banh da xẽ thịt mình để sinh
nó ra. Chị ôm đứa con gái vào lòng, hôn thật dài,
thật sâu vào tóc, vào trán của nó. Hai Khoa hơi buồn
khi bà đở ra báo là chị sanh con gái, nhưng nhìn khuôn
mặt đẹp như thiên thần của con bé, lòng anh cũng
rưng rưng một cảm xúc mới mẽ, cái cảm xúc là
anh thực sự đã làm cha, tuy nhiên anh cũng có phần
nào tiếc rẻ.
Cha
chồng chị thở dài, cứ ngở nó sẽ là
đứa cháu nội trai đích tôn, ai ngờ lại là con gái,
nhưng dù sao cũng là máu mủ của mình, ông cũng có
đôi chút vui vui trong lòng: “mình đã làm ông nội
rồi”.
Không
cần biết cảm xúc của những ai mong chờ trong vui mừng
nay thất vọng, chị vẫn sung sướng khi mình đã làm
mẹ, đối với chị bây giờ thì đứa con là tất
cả. Con so phải ở cữ đến ba tháng mười ngày, khoãng
thời gian ở cử này sao mà sung sướng quá, chị được
sống trong sự chăm sóc chu đáo của má và các em,
chị không phải động tay động chân tới bất cứ
việc gì, nhìn con lim dim mắt bú giòng sữa đang chảy
xuống như giòng nước suối trong nguồn, lòng chị
miên man một niềm hạnh phúc tràn trề cũng đang tuôn
chảy. Chồng chị vẫn thường qua thăm vợ con, lúc
nào qua thăm nhà vợ anh cũng ôm cây đàn phím lõm
theo, cha chị rất vui, tiếp đãi anh con rễ một cách
ân cần và say sưa nghe anh vừa đàn vừa ca mấy bài
vọng cổ. Ông hài lòng lắm, nghỉ rằng mình đã
đúng khi gã con gái cho anh chàng đàn giỏi ca hay này,
bởi vì ông cũng là người thích “ngao du sơn thủy”,
mọi việc nhà, việc ruộng đồng đã có vợ lo rồi…
Không
phải chị mong sanh con trai để được cha chồng
giao cho “gia tài điền sãn” như ông hứa,
đối với chị, nếu sanh con trai, chị sẽ không
phải cố sanh thêm nữa, nhưng bây giờ là con gái, chị
sẽ phải làm sao cho có một đứa con trai để nối
dõi tông đường. Đó là đòi hỏi của nhà chồng.
Sáng
nay, sau khi ở cử đúng ba tháng mười ngày, hai Khoa
sang đón chị về, cây cầu khỉ đong đưa lắc lẻo,
chị một tay bồng con, một tay vịn thanh tre lan can cầu,
chị run rẩy từng bước, dò dẫm từng bước thật
chậm để qua phía bên kia, anh chỉ xách giõ đồ cho
chị, cũng như ngày chị về nhà chồng, một mình
dò dẫm đi trên chiếc cầu này, mong sao anh quay lại
đưa tay ra dìu chị, bây giờ chị đã có con, không còn
một mình nữa, nhưng sao vẫn thấy lòng gợn buồn,
vừa qua khỏi chiếc cầu khỉ con bé khóc oe oe, chị
thoát khỏi nổi buồn vừa mới nhen nhúm, cất tiếng
ru:
“ Ầu ơ…ví dầu cầu ván đóng
đinh…
“ Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó
đi…”
Con
bé ngũ ngay lập tức, không chờ chị ru
tiếp hai câu cuối, nhưng mà cũng chưa cần phải
ru hai câu cuối đâu, để dành mai sau khi nó
lớn, chị sẽ ru.
Cha
chồng chị nựng nịu đứa cháu nội gái rồi
“phán” ngay một câu:
-
Thôi thì sang năm ráng sanh một đứa con trai.
Đàn
ông họ không mang nặng, không bị thai hành, không ốm
nghé vật vờ vật vưỡng, không đau đớn khi sanh nên
lúc nào họ cũng vô tư đòi hỏi, tuyên bố như ra lịnh.
Phải chi ông trời cho họ một lần bị thai nghén, một
lần phải sanh con, thử xem họ có còn đòi hỏi theo
ý họ muốn hay không cho biết…
Con
gái chị được ông nội đặt cho một cái tên
rất hay: Ngọc Ngà.
Gần
cuối năm, những ngọn gió đông thổi vào hiên
nhà gây gây lạnh, chị phải chuẩn bị những
thứ cần thiết theo ý cha chồng để còn
đón tết, chị không hiểu nổi tại sao lại phải
chuẩn bị sớm đến như vậy. Cô em thứ ba sắp
lấy chồng, cô không phải theo về nhà chồng bởi
vì chồng cô là anh Cường, người làm công cho nhà
anh hai Khoa, và cô nhất định không ra ở riêng. Cô Ba
xấu gái, hai con mắt bên to bên nhỏ; “lưỡng tử
bất đồng tâm bất chánh”, có lẽ đúng thế vì
cô này khắc nghiệt với chị nhất, thường ưa săm
soi người chị dâu của mình từng chút một để mà
đay nghiến xỉa xói, dĩ nhiên là cô ta chờ lúc cha
và anh trai không có nhà thì mới có thái độ. Chị
mong mỏi cô ấy đi lấy chồng để chị được thoát
khỏi cô em chồng khắc khe hơn cả má chồng (nếu có),
nhưng chị không ngờ…anh Hai Khoa lại khoái người em
rễ này lắm vì anh ta biết đàn kìm, mổi lần phối
hợp với anh để cùng nhau đàn ca vọng cổ thì “hay
nhất làng” luôn.
Có
con rồi nhưng hai Khoa vẫn không thay đổi gì mấy,
chị buồn lắm, không lẽ cứ sống mãi theo kiểu
này? không lẽ phải sanh cho được một đứa cháu nội
trai để nhận “gia tài điền sản” thì anh mới
lo làm? Nếu như chị cứ sanh con gái thì sao?
Bây
giờ con gái chị đã biết đi lẩm chẫm, biết
gọi cha, má, nội, cô, dì…thời gian này chị phải
làm sao cho có bầu để sanh con. Nhưng đâu phải hể
muốn là được.
Mâm
trái cây cúng đêm giao thừa và dành cho mấy ngày
tết thật phong phú, đẹp mắt với những loại
trái: cầu (mãng cầu), dừa (vừa) sung (trái sung),
đủ (đu đủ), xài (xoài). Nồi thịt kho nước
dừa thêm chục cái hột vịt nổi váng mỡ vàng ươm.
Chiều ba mươi phải gói bánh tét, bánh ú, mấy hủ
củ kiệu ngâm dấm trắng tinh điểm thêm mấy trái
ớt đỏ…mứt dừa, mức bí, mức gừng nằm trong
hộp có nắp đậy bằng nhựa trong, hủ hột dưa màu
đỏ nằm đợi chờ, hai cây mai trước cổng nhà đang
lác đác nở vài bông hoa vàng rực rỡ.
Chị
làm đúng bổn phận của một người con dâu khéo
tay và đảm đang, anh hai Khoa mấy hôm trước
đã làm vệ sinh sạch sẽ từ trong nhà
ra đến ngoài sân, anh cũng vừa học thuộc thêm
được một bài ca vọng cổ “chuyện tình Lan và
Điệp”, ngày trước anh không mấy thích bài này
nên không thèm học, nhưng mùa đông năm nay tự dưng anh
nghe trong radio được bài này, sao mà lâm ly bi đát quá,
thế là anh “dùi mài kinh sử” suốt một tuần
đã thuộc làu làu, chắc chắn với giọng ca mùi
của anh, khối người khen hay, chị nghỉ thầm trong bụng
“ muốn khen ho hen không được”.
Sáng nay cha chồng kêu hai người ra nói chuyện, có
vẻ rất cương quyết và trọng đại, ông đằng hắng
cho thông cổ sau khi uống một ngụm nước trà:
-
Vợ chồng thằng Hai à, ra giêng rồi, mấy bữa nay
tía đã suy nghĩ lung lắm rồi, đến lúc tía phải
cho vợ chồng bây ra riêng để tính chuyện mần ăn
cho thành người, bây giờ hai đứa muốn mần ăn gì,
cho tía biết…
Anh
Hai Khoa tròn mắt ngạc nhiên, không biết phải trả lời
như thế nào? Không biết mình muốn “mần ăn cái
gì”?, nhưng với chị, đây là một dịp may, một cơ
hội hiếm có, chị nói ngay cài điều mà chị ấp
ủ trong lòng mình từ lâu lắm:
-
Dạ…tía cho vợ chồng con được đi buôn…
Anh
giật mình:
-
Hả? Đi buôn? Buôn gì?
Chị
từ tốn nói:
-
Néu tía cho phép, vợ chồng con xin được đi buôn
trên sông.
Anh
hai Khoa chưa kịp phản ứng thì cha chồng tỏ
ra hài lòng với ý định của chị:
-
Vợ hai Khoa nói phải đó, thôi…tía tính vậy
nè, tía sẽ sắm cho hai vợ chồng một cái ghe
nhỏ, cho thêm một ít vốn liếng để đi buôn, có
đi đây đi đó, có buôn bán với người ta thì mới
giỏi được. Lần sau sinh con trai thì về với tía,
tía giao hết ruộng nương cho vợ chồng con cai quản.
Anh
hai Khoa lôi vợ ra sau hè, nơi có ao cá to của nhà
anh, anh hậm hực nói:
-
Tại sao ấy nói ngang mà không chịu bàn bạc với tui?
Bộ… muốn cầm quyền hả? nói cho biết, tui không
đi buôn đi bán, đi ghe đi cộ gì hết ráo…ấy có
muốn thì tự mà đi.
Chị
năn nỉ:
-
Ông à, con mình nó biết đi rồi, tui tính gởi
nhờ ngoại với mấy dì trông coi, đi buôn mau có
tiền, phi thương bất phú mà ông, chẵng lẻ
ở không miết vậy sao? Vợ chồng mình cũng cần
có của nã riêng tư chớ.
-
Vậy chớ đồ cưới đâu mà không
có của nã?
Chị
ngập ngừng:
-
Cô ba nó mượn chưa trã.
Anh
bực bội:
-
Sao không đòi, phải đòi lại đó. Phải chi ấy
sinh con trai thì tía giao hết gia tài điền sản
cho tui rồi…cũng tại mình.
Chị
ứa nước mắt, tại sao anh không chịu hiểu là
không do chị mà do ý trời, chị cũng
muốn sanh con trai lắm chớ, nhưng khi nói như thế,
lòng chị quặn đau và thương đứa con gái
của mình nhiều hơn, vì nó ra đời không như
sự mong đợi của mọi người trong gia đình. Anh lại
cau có hỏi thêm:
-
Sao không xin tía cho một sạp hàng gì đó ở
ngoài chợ mà buôn bán, lại đòi đi ghe?
-
Quê mình sông nước chằng chịt, mênh mông, hai bên
bờ cây trái nặng sà cành, mình đi buôn trái cây,
cứ lênh đênh trên ghe, mua đằng gốc, bán đằng ngọn
mau có lời, mà lại lời to. Ông chịu khó nghe tui.
Anh
ấm ức:
-
Tui nói thiệt…ấy làm khó cho tui, ấy cũng biết
là tui có bạn bè đờn ca tài tử, phải đi ghe
là phải xa họ…
Đó
là điều mà chị mong muốn, vì muốn anh xa bạn
đờn ca tài tử, vì muốn anh lo chí thú làm ăn nên
chị đành chọn nghề buôn trên sông nước, lấy
ghe làm nhà…nhưng chị lại không nghỉ ra một điều:
anh là đàn ông, anh có niềm đam mê lớn, bức anh ra
khỏi nó là giống như chị đã bức đi một phần
thân thể anh mà quẳng xuống sông.
Với
áp lực của cha, với sự năn nỉ của vợ, và những
lần cải nhau, cuối cùng anh hai Khoa đồng ý với cuộc
sống mới. Sau đám cưới của cô Ba, chị bồng bé
Ngọc Ngà qua gởi má. Nước mắt của chị rơi ước
đẩm mái tóc mềm như nhung của con gái, chị đưa con
cho má, quay về với một trái tim bị chia đôi.
Trước
ngày lên ghe, má chị đưa qua cho chị những đồ dùng
mà người nội trợ nào cũng phải có, đó là son
nồi chén bát đũa muỗng ly tách…chị hỏi cô em chồng
về món nử trang mà cô ấy mượn, nhưng cô ta nói
một cách ngang ngược đầy tử tế:
-
Chị đi ghe mang theo làm gì, để tui giử
dùm cho, chừng con Ngọc Ngà lớn thì tui đưa
lại.
Cầm
bằng là mất trắng món nữ trang ngày cưới.
Anh
Hai Khoa vẫn là người đàn ông gia trưỡng,
anh quyết định hết mọi việc mua bán trên sông, tiền
bạc anh nắm giử, một điều chị không ngờ đến
là với chiếc ghe buôn hàng trên sông nước, anh lại
có nhiều bạn đờn ca tài tử mới, còn nhiều hơn
lúc anh ở trong ruộng.
Đúng
là sông nước mênh mông, ghe thuyền tấp nập. Mới
sáng sớm mà đã xôn xao người mua kẻ bán, thứ gì
cũng có. Con sông như một cánh đồng mênh mông nhưng
có lắm người ở, ghe thuyền là nhà, là chợ, là
quán xá, một cái chợ nổi thật vui mắt. Anh hai
Khoa có dịp trổ tài giữa chốn đông người trên
sông nước chứ không liu hiu như lúc ở nhà mình. anh
vui lắm còn chị thì chịu khổ cực nhiều hơn.
Chiều
chiều sau môỉ chuyến hàng mua đi và bán lại, anh cho
ghe đậu vào một bến nước của khúc sông nào đó,
dưới bóng hàng tre xanh mượt mà, anh lội xuống sông
tắm rữa sạch sẽ xong rồi ôm cây đàn phím lỏm ra
ngồi trước mủi ghe so dây và ca bài “tình anh bán
chiếu”, một lúc sau trên ghe anh chật cứng, có mấy
người phải qua ngồi bên ghe bạn mà nghe anh ca; chị
lúi húi sau mủi ghe làm đồ nhậu để anh thết đãi
bạn bè. Phải chi chị biết nhiều chữ nghĩa, chị
sẽ làm một bài vọng cổ có tựa là “tình anh
thầy giáo” và chỉ để một mình chị ca, vì chị
rất buồn và nhớ, ai cấm được lòng người ta
đừng nhớ nhung khi mà…“ái ân hờ hững của chồng
tôi” kia chứ…
Chị
có bầu, không như lần ốm nghén đứa
con đầu còn được nghỉ ngơi đôi chút,
bây giờ lênh đênh trên sông nước, anh không có em gái
để sai nhờ nên chị phải ôm đồm hết, luôn cả việc
làm đồ nhậu để anh tiếp bạn, chị cũng cáng đáng.
Có những đêm khuya gió sông thổi lên lồng lộng,
chị ngồi sau mủi ghe, lòng buồn rười rượi, không
một chút xúc động khi anh vừa đàn vừa ca rất
nảo nuột bài “chuyện tình Lan và Điệp”.
Càng
ngày người ta càng được tiếp cận với nền văn
minh kỷ thuật mới, các hàng quán cà phê từ
ngoài đường cho tới trong chợ cũng cố mua và gắn
một cái tivi để cho khách vừa xem vừa uống cà
phê, một ly cà phê đá chỉ có bốn ngàn, lại được
xem tivi thoải mái, nhất là những khi có bóng đá
thì quán chật cứng. Đàn ca tài tử của anh Hai Khoa
bị “ế”, anh rất buồn, nhất là khi giọng ca của
anh không còn được truyền cảm như xưa.
Lần
này chị sanh con trai. Cha chồng mừng, chồng mừng,chị mừng, ai cũng rất mừng…nhưng…không có chuyện
cha chồng giao lại gia tài điền sãn cho hai vợ chồng
anh hai Khoa như hồi đó ông từng nói, lý do là hồi
đầu năm nay ông đã giá nghĩa với một bà góa ở
xóm trên, bà này có hai đứa con riêng với chồng
cũ, bà đã khăn gói quả mướp theo về làm vợ
ông. Cha chồng chị lờ đi, không đề cập đến chuyện
kêu anh chị về nữa.
Nếu
phải sống lênh đênh trên sông nước mãi thì chị
phải gởi đứa con trai nhỏ nhờ má trông coi như chị
đã gởi bé Ngọc Ngà. Lần này chị không thể, không
nở và không muốn rời xa hai đứa con của mình, chị
bàn với anh bán chiếc ghe đi, lên Sài Gòn mua một
căn nhà nhỏ để ở, anh hỏi:
-
Tại sao phải lên tận Sài Gòn mua nhà? rồi làm
gì để sống? Nhà Sài Gòn mắc lắm đó.
-
Tui nghỉ kỷ rồi, Sài Gòn là đất văn minh,
sau này con mình lớn lên nó cũng được văn minh. Mấy
lần mình đưa hàng lên đó bán, tui thấy người Sài
Gòn đẹp quá…
Anh
lườm chị một cái:
-
Xì, mình là dân quê thì cứ sống ở
quê cho yên phận, đèo bòng chi cái văn minh của
người ta.
-
Ông à, đời tui với ông coi như xong, còn đời
con của mình, phải cho con mình nó khác đi…
Anh
xuôi lòng nghe theo chị; đúng là phải nghỉ
đến tương lai của con cái, phải cho chúng nó văn
minh, đời ông bà cha má ở ruộng thì đời con cháu
phải được ở thành thị…
Chiếc
ghe bán được cũng nhiều tiền, anh chị lên
Sài Gòn, len lỏi đi tìm mua nhà, cũng may là
có căn nhà nhỏ ở mặt tiền đường
cũng nhỏ bán với giá hơi rẻ, anh chị mua ngay, còn
dư chút đỉnh chị bày ra bán gạo. Chị quan niệm rằng
bất cứ người nào dù thật giàu hay thật nghèo
cũng cần phải ăn, mà gạo là thực phẩm chính để
nuôi sống con người ta.
Chị
đón bé Ngọc Ngà, bồng bé Anh Tuấn, dẩn theo
đứa em gái thứ năm lên ở cùng để đở đần
giúp chị. Lần này thì chị nhất quyết đòi lại
số vàng cưới mà cô ba đã mượn, nhưng cô cũng
nhất định không chịu trả. Chị nghỉ sẽ không bao giờ
đòi được một khi người ta không muốn trả.
Chị
lấy mặt tiền nhà bày bán gạo lẽ, nhờ sự khôn
khéo và cần kiệm của chị dần dần nó trở thành
một tiệm gạo khá lớn, phía ngoài hiên kê được
một cái bàn nhỏ và hai cái ghế, anh hai Khoa làm thêm
cái gác cho rộng, mọi người ngủ trên đó, nhà dưới
chỉ để nấu ăn và bán gạo.
Anh
mau chán, anh không thích cứ loanh quanh luẫn quẫn trong
nhà với những bao gạo chất cao, thỉnh thoảng anh
đem cây đàn phím lõm ra so dây, gảy vài nốt, nhưng
chừng như không có hứng anh máng lại trên tường.
Chị thấy anh có vẻ buồn buồn dù bây giờ anh chị
có thêm một đứa gái con, bây giờ gái hay trai không
còn quan trọng với anh chị nữa, con nào cũng là con.
Chị
bận rộn với việc mua bán nên anh cũng không đòi
chị làm đồ nhậu để đải bạn,
thường thì khi đến bạn đều mang theo mồi,
anh chỉ lo rượu mà thôi, người Sài Gòn thích
nói chuyện thời sự, đối với anh thì nói chuyện
thời sự không hấp dẫn như khi anh ngồi ôm cây đàn
và ca một bài vọng cổ.
Anh
bàn với chị:
-
Má con Ngà này, tui giao hết hãng gạo cho bà
lo, còn tui đi làm chuyện khác.
Chị
ngạc nhiên hỏi:
-
Vậy chớ ba thằng Tuấn tính đi làm chuyện gì?
-
Có người bạn rủ tui đi mở đồn
điền trồng cao su, mau khá lắm…
-
Hãng gạo cũng dư sức cho mình giàu rồi, bay nhảy
mà làm chi.
Anh
cương quyết:
-
Tui suy nghỉ kỷ lắm rồi, thì tui cũng chỉ
đi đi về về, chủ yếu là mình bỏ tiền ra mướn
nhân công, má con Ngà đừng ý kiến ý cò gì hết,
tui nói là tui làm.
Chị
phải gom tiền bạc đưa cho anh một số vốn lớn
để anh đi khẩn đất trồng cao su, lúc này anh ưa
chưng diện nên nhìn anh khá đẹp trai, với cặp kiếng
trắng mang trên mắt nó làm cho anh thật trí thức,
áo sơ mi phẵng phiu lúc nào cũng bỏ trong quần, một
chiếc quần tây thẳng nếp, đôi giày da màu đen bóng
lộn, tay anh xách một chiếc cặp loại dành cho thương
gia, xức nước hoa thơm phức…anh không còn là hai Khoa
của ruộng đồng, của “tình anh bán chiếu” nữa,
mà là một “đại gia”.
Chị
linh cảm có điều gì đó không vui sắp đến
với gia đình chị, một điều tuy là đang còn mơ hồ
nhưng ngày càng lớn dần làm chị ngộp thở, chị
thường xuyên lo sợ cho điều gì đó sẽ xảy ra.
Hôm
nay anh mời mấy người bạn đến nhà chơi,
anh muốn đích thân chị phải làm vài món nhậu
để đải “khách quý”, chị đi nhanh ra chợ mà lòng
cứ miên man suy nghỉ, linh cảm về một “điều gì
đó” của chị hình như đang đến trong nhà chị, đi
chợ mà lòng chị không yên.
Trong
men rượu ngà ngà say, anh nâng ly rượu lên và tuyên
bố giữa bàn tiệc nhậu một rất hùng hồn:
-
Là đàn ông thì phải có mê một món gì đó
mới đúng là đàn ông, đàn ông mà không biết mê
gì hết thì…không phải là đàn ông…ngày đó tôi
mê đàn ca tài tử, bây giờ không còn mê nó nữa,
tôi chuyển qua mê đàn bà…dô một ly nữa coi…
Có
tiếng một ông nói hùa theo:
-
Ha ha…đàn nào mà chẳng là đàn…hô…hô…
Tiếng
của anh to nhất:
-
Ừa, thì trước kia mê “đàn ca”, bây giờ mê “đàn
bà”…đàn nào cũng…sướng…dô cái coi…
Mê
đàn ca…chị khổ về thân xác, mê đàn bà…chị
khổ cả hai thứ. Mê đàn bà…có nghĩa là anh đang
đưa về nhà một quả bom tấn, nó sẽ làm nổ tung
ngôi nhà của chị, nó sẽ cuốn trôi tất cả những
gì chị đã gầy dựng được, hèn chi số vốn chị
gom hết để đưa cho anh, nó đi lung tung không hẹn ngày
trở lại.
Chị
không sao nuốt nổi miếng cơm, mà chén cơm thì đong
đầy nước mắt của chị, nhớ ngày xưa má thường
hát ru các em chị rằng:
“ Gánh cực đem đổ lên non,
“ Cong lưng mà chạy, cực còn chạy
theo”.
Chị
khóc thầm:-“ tía ơi, tại sao tía đặt cho con cái
tên gì mà khổ quá vậy tía?”. Tên của chị có
từ lúc chị mới lọt lòng, nó đã vận vào người
chị, nó đeo theo cuộc đời của chị như một cục
thịt dư ở đâu đó mà không chịu nằm yên một chổ,
nó cứ chạy lung tung.
Chị
nhớ thầy giáo Nam, gương lược của thầy tặng chị
vẩn giử kỷ trong vali, chiều nay chị lấy ra
soi mặt, gương với lược còn mới mà nét
mặt chị đã già đi quá nhiều, nhưng vẩn có những
giột nước đang tràn ra ở hai khóe mắt; trong và
mặn.
Hồ Thuỷ
Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà - Ngọc Huyền - Chế Thanh
Những Giọng Ca Vàng - Tân Cổ Giao Duyên
Chờ đợi !...
Bao mùa gió em vẫn chờ, vẫn đợi,
Lời hẹn xưa trong miễu vắng hoang sơ....
Tháng ngày vui với tiếng nói con thơ !
Cha thắt thỏm buồn cảnh con bạc phước !!
Gió vẫn thổi có xuôi về miền ngược ?
Em giờ không hát khúc xự xề xang...
Anh ra đi mang tất cả thiên đàng,
Thôn xóm cũ lại càng thêm hoang vắng !
Tiếng võng đưa, Lục Vân Tiên cha đọc,
Khêu nỗi buồn, em khóc nhớ thương anh...
Rồi một ngày mơ ước tưởng mong manh,
Anh quay lại tìm em trên ngõ cũ.!
Mùa gió
Những cơn gió lạnh lẽo đến se lòng ào ạt đổ vào xóm Cái Già Trên,
một xóm ven sông với những đám bần bạt ngàn. Bần mọc từ đời nào không
biết nhưng khi có cái xóm này thì nó đã xanh um dọc những kênh rạch kéo
dài đến sông cái, rồi ra đến tận biển.
Sáng nay, gió càng lạnh hơn, ông Tư Lành đi giăng câu bơi xuồng mà bận
mấy cái áo, đầu quấn khăn một lớp dày. Chị Hảo quảy gánh xôi ra chợ mà
hai chân như dính vào nhau, hàm răng “đánh bò cạp” nghe lụp cụp.
Tội nghiệp! Ba mươi tuổi rồi mà chẳng chồng con gì, để cái gió độc địa
này hành hạ một mình không ai chia sẻ. Mặc dù chị hay cười nhưng trong
lòng héo hon tới mức nào chắc chỉ mình chị biết. Những trưa bán xong
gánh xôi, chị đi tà tà với hai cái sịa không, vừa đi vừa ca nghêu ngao.
Vô duyên vậy mà giọng ca lại có duyên hết biết, xuống cái “xề” nghe nhói
tận tâm can.
Chị chỉ ca những bài vọng cổ xa xưa, những bài hát một thời vàng son
trên sân khấu cải lương Nam bộ. Thời buổi bây giờ ca gì mà như chửi lộn,
ca thì ít mà nói thì nhiều, lời lẽ lại khô khan. Chị không thích. Khi
chị cất giọng ca rồi thì y như rằng có vài người đang đi trên đê đứng
lại nghe, có người còn đi dài dài theo chị để nghe cho dứt câu sáu rồi
mới chịu rút lui.
Khoảng một năm trước, Trần Minh Thuận đã xuất hiện lần đầu tiên trên
TTCN với truyện ngắn Gánh hát bầu Tèo đậm đặc không khí vùng quê Nam bộ.
Mùa gió, truyện ngắn mới của anh vẫn có bối cảnh vùng sông nước miền
Tây, vẫn những nhân vật bình dị, chất phác tựa câu hò, câu hát cải
lương.
Ở sáng tác này, có thể thấy được thêm một bước vững vàng vào văn chương
của người thầy giáo trẻ dạy sử, khoa sư phạm Đại học Cần Thơ.
Bài ruột của chị là bài Võ Đông Sơ. Ca riết rồi chết tên là Bạch Thu Hà,
dần dà bà con trong cái xóm nhỏ này dường như quên bẵng cái tên Hảo
cúng cơm của chị. Họ gọi chị là cô Bạch Thu Hà bán xôi đang chờ đợi Võ
Đông Sơ trở về. Còn chừng nào ổng về thì chắc chỉ có trời mới biết.
Không ai biết Võ Đông Sơ về khi nào mà đùng một cái cả xóm nhỏ như bàn
tay này lại nhận được một tin như sét đánh: chị Hảo có bầu. Một bữa, bà
Tám nhiều chuyện phát hiện chị Hảo quăng gánh xôi xuống đất, chạy riết
vô gốc cây bần cặp mé sông nôn thốc nôn tháo. Kinh nghiệm hơn chục lần
đi biển, bà có lạ gì những triệu chứng thai nghén như vậy.
Với cái miệng được mệnh danh là “ống tà la” của bà Tám, chẳng mấy chốc
tin giật gân này lan đi khắp xóm, nhanh hơn cả cơn lũ ào ạt kéo về miền
Tây những ngày tháng chạp. Xôi chị Hảo bây giờ bán chẳng ai mua, đi làm
mướn cũng không ai nhận. Ông Tư ngồi cú rũ tối ngày trong nhà không dám
ló mặt ra đường, đánh chị mấy lần rồi cũng thôi.
Có hai cha con đùm bọc lẫn nhau, đánh hoài nó tủi thân tự tử chết thì
ông sống với ai. Dần dà ông mặc kệ, ai cười thì cười. Ông cố lo cho chị
mẹ tròn con vuông để có cháu ngoại bồng, ông đã bảy mươi hai rồi còn
sống bao lâu nữa đâu mà sợ thiên hạ gièm pha, đay nghiến. Hằng ngày ông
đi giăng câu, nghe mấy bà trong xóm hát ru con mà xót xa quá mức:
Ầu ơ... ví dầu, chuối khoe rằng chuối lòng trinh
Chuối đứng một mình sao chuối có con
Chuối đứng một mình sao chuối có con
Ví dầu... gió thổi lên non
Lạnh sao cái nỗi ầu...ơ...
Lạnh sao cái nỗi sớm con, muộn chồng...
Lạnh sao cái nỗi ầu...ơ...
Lạnh sao cái nỗi sớm con, muộn chồng...
Đau thì ráng chịu, buồn thì cố nén trong lòng, con ông hư thì ông còn
nói gì được với chòm xóm nữa. Mấy đứa nhỏ hay qua nhà nghe ông đọc thơ
Vân Tiên bây giờ bị cấm tiệt, đứa nào gan vừa đến ngồi chưa nóng đít là
má nó qua tới, cầm cái roi mây quất chát chát vào mông, vừa chạy vừa xoa
không kịp.
Ông vẫn đọc Vân Tiên mỗi tối nhưng sao mà nghe buồn đứt ruột, lục bát đã
buồn mà thêm giọng đọc buồn nữa thì trời đất nào chịu thấu. Tối nào hễ
nghe ông đọc thơ là Hảo nằm trong buồng khóc, cô không biết làm sao cho
tía mình bớt buồn. Tía ơi, con làm sao bây giờ! Tía già rồi mà chẳng có
được niềm vui. Má mất rồi chỉ còn hai tía con mình, vậy mà... Cô nhủ
thầm mình sẽ làm hết sức cho tía cô vui lòng, hi vọng đứa bé ra đời sẽ
mang lại cho ông niềm vui mặc dù niềm vui đó hình thành từ nỗi đau không
bờ bến.
Bây giờ cả xóm lại trông ngày trông đêm chờ cho thằng cu ra đời coi thử
nó giống ai. Thời gian chờ đợi coi bộ hơi lâu nên họ cứ đoán già đoán
non coi cha nào là tác giả của đứa nhỏ.
Ông trưởng ấp hay ghé nhà gắn cái bảng gia đình văn hóa, có cái bảng nhỏ
xíu mà sửa tới sửa lui hoài. Ông chủ máy chà gạo cứ vài bữa thì ghé đòi
tiền, hổng biết nó trả bằng cái gì ta? Kẻ đáng khả nghi nhất theo bà
Tám là anh Ba thợ rèn nhà cách nhà Hảo một cái đập. Anh thường hay làm
giùm ông Tư cái dao cái mác mà không lấy tiền. Hỏi anh chỉ thấy anh cười
buồn buồn rồi nói:
- Phải vậy cũng đỡ! Tui không có may mắn cưới được cổ, chớ bây giờ cổ
ưng tui cũng cưới liền!
Hảo đang vo gạo dưới rạch, vô tình nghe anh nói mà xót xa quá chừng.
Không phải cô không biết anh thương mình, nhưng ngặt nỗi trong lòng cô
lại mang một hình bóng khác. Người đó bây giờ không biết ở phương trời
nào. Nhìn xuống cái bụng đã bắt đầu đội áo, nước mắt Hảo lại rớt xuống
sông lũm bũm. Tủi thân thì cô khóc, chớ có trách gì anh đâu.
Cô vẫn tin có ngày anh quay về nhận Hảo và con, lúc đó cô không còn tủi
nhục nữa, ông Tư cũng đỡ buồn hơn. Nhưng biết bao giờ anh về, còn cô bây
giờ phải đối mặt với bao nhiêu là chuyện. Quê anh ở đâu đến bây giờ cô
vẫn còn chưa rõ, không biết sao mà mình nhẹ dạ quá, quen mới ba ngày đã
cho người ta hết trơn rồi. Đời con gái đã bỏ đi, bây giờ cô chỉ mong một
mái ấm gia đình nhưng hình như cái mơ ước nhỏ nhoi đó vẫn còn lâu lắm.
+ + +
Hảo còn nhớ như in ngày hôm đó, tan chợ khi mặt trời lên cao trên những
đám bần ngoài sông. Hảo quảy hai cái sịa không từ chợ về nhà, đi ngang
cái miễu ông Tà phía sau gốc cây me đầu xóm trồng từ trào Pháp nên gốc
to cỡ mấy người ôm. Nghe đồn ông Tà linh lắm, đã vật chết hết mấy tay
xỉn rượu quậy phá miễu rồi. Hảo muốn vào đốt nhang cầu mong cho mình có
được tấm chồng, ba mươi tuổi coi bộ đã trễ lắm rồi.
Vừa mới bước vào, loay hoay chưa đốt xong cây nhang thì nghe tiếng rên
hừ hự dưới bàn thờ. Một người đàn ông đang nằm chèo queo ở dưới, quần áo
đầy sình bùn và cái đầu húi cua trọc lóc. Hảo chết đứng. Hông lẽ miễu
ông Tà linh dữ vậy sao, chưa kịp đốt nhang đã đem đến cho cô một người
đàn ông rồi. Với trình độ lớp ba trường làng và cái đầu đầy dị đoan, cô
tin lắm.
Cô nhìn kỹ người đàn ông, râu quai nón lùm xùm, khuôn mặt vuông vắn có
cái thẹo dài vắt ngang gò má trái, cái áo hở ngực làm lộ ra hình xăm đầu
lâu với hai khúc xương bắt chéo. Bộ dạng này không ăn cướp thì cũng là
giang hồ thứ thiệt thôi. Hảo chắc lưỡi, hít hà. Trời ơi là trời, hổng lẽ
ông Tà linh thiêng lại tác hợp gì kỳ cục vậy. Người đàn ông nhướng mắt
nhìn Hảo rồi thều thào:
- Tui khát, tui đói, cô mần ơn...
Chỉ nói được mấy chữ rồi gã lại nằm bẹp xuống nền đất. Hảo chợt thấy xót
xa. Cô đỡ đầu gã dậy, lấy chai nước kê vào miệng. Gã uống khó nhọc từng
giọt, rồi ừng ực hết cả chai nước và lại nằm vật ra. Khoảng mười phút
sau, gã lại ngồi dậy từ từ, tay run run nhận gói xôi từ tay Hảo, gói xôi
cô tính mang về cho ông Tư. Ăn xong gói xôi, sắc mặt gã đã hồng hào
hơn, hai con mắt đỏ hoe ngân ngấn nước. Gã chắp tay xá:
- Ơn cô chắc suốt cuộc đời này tui cũng không trả nổi, nếu tui còn sống
nhứt định sẽ đền ơn.
Ơn nghĩa gì một chai nước lạnh và một gói xôi. Cô chợt nhớ hôm rồi coi
trên vô tuyến ở nhà ông trưởng ấp thấy bộ phim gì mà người ta đổi vàng
lấy nước giữa sa mạc mênh mông, bây giờ những thứ đó đối với gã chắc
cũng quí hơn vàng. Cô cười cười:
- Ơn nghĩa gì hông biết! Sao ông lại nằm đây? Ở đâu lại mà tui thấy lạ
hoắc vậy?
Gã đàn ông nhìn lấm lét về phía con đường cái, rồi lại nhìn Hảo như mong
được cứu giúp, cái nhìn sao mà tội nghiệp quá. Bất chợt trong lòng Hảo
dâng lên một cảm giác rất khó tả, có cái gì chạy rần rần dọc theo sống
lưng, giống y chang hôm đám cưới con Mơ bán cá vì buồn phận mình mà cô
nốc vài ly rượu. Mà bữa nay Hảo có uống rượu đâu, sao kỳ quá. Hổng lẽ
cái cảm giác này ông Tà cũng mang đến cho cô, biểu cô phải ưng người đó
làm chồng. Suy nghĩ đó làm Hảo đỏ phừng phừng hai gò má, con gái gì mà
vô duyên quá. Gã đàn ông chắc không biết Hảo nghĩ gì trong bụng nên trả
lời:
- Tui tên Lâm, quê ở Cà Mau, mà đây là đâu vậy cô?
Trời đất, gã cũng không biết mình đi đâu nữa. Ngó lại bộ dạng của Lâm,
cô lờ mờ đoán ra chắc anh ta là tù vượt ngục hay tệ lắm cũng là dân trộm
cướp gì đó phải trốn đi. Tự dưng cô muốn bỏ chạy nhưng nhìn lại đôi mắt
biết nói kia cô lại chùng lòng. Ngồi bệt xuống đất, cô nhìn Lâm:
- Đây là xóm Cái Già Trên, nói thiệt tui nghe coi sao mà anh lại ở đây?
Tướng tá anh vầy gặp mấy anh công an xã là họ bắt nhốt liền đó nghen!
- Tui trốn trại, định tìm đường về quê nhưng không biết đường đi, cũng
không có tiền. Cô làm ơn giúp đỡ, sau này tui đền ơn.
Đúng như dự đoán của Hảo, Lâm bị tù và trốn trại. Nghe nói bên Trà Vinh,
cách nhà Hảo khoảng năm mươi cây số có cái trại cải tạo Bến Giá dành
cho những phạm nhân sắp mãn hạn tù, những người đến đây thường cố gắng
lao động tốt để chờ đến ngày trả tự do. Sao Lâm lại trốn trại? Máu tò mò
trong người Hảo lại nổi lên, cô muốn hỏi cho rõ mọi việc nhưng nhìn ra
sân thấy mặt trời đã đứng bóng, cô dặn:
- Anh ngồi đây nghen, tui phải dìa nấu cơm cho tía tui, không ổng đập
gãy xương sống. Lát nữa tui trở ra.
Hảo vọt lẹ về nhà mà hai chân ríu lại, nghĩ mà mắc cỡ, cột đi tìm trâu
rồi. Chiều hôm đó, Lâm kể cho Hảo nghe tất cả những chuyện của cuộc đời
mình, không một chút giấu giếm. Anh ở Cà Mau, gia đình chỉ có mình anh
và cha mẹ già. Cuộc sống chủ yếu của gia đình dựa vào mười lăm công rừng
tràm, không giàu có nhưng cuộc sống luôn ổn định. Anh cũng không ngờ
mình lại ra nông nỗi này. Hôm đó, khi anh đang bắt tổ ong mật ngoài rừng
tràm thì ba anh chạy hớt ha hớt hải ra kêu:
- Dìa nhà Lâm, cha con thằng Tánh qua kiếm chuyện vụ đất đai kìa.
Tánh là em út ba Lâm, trước khi ông nội mất có nhắn lại là chia cho ba
Lâm thêm năm công đất coi như phần để cho Lâm khi cưới vợ làm ăn. Lúc
đầu chẳng ai nói gì, bởi năm công đất chẳng đáng là bao. Chỉ đến khi có
quyết định thành lập thị trấn và con đường mới chạy ngang năm công đất
này thì mới sinh ra chuyện. Giá đất lên vùn vụt, năm công đất bây giờ đã
lên đến bạc tỉ.
Lâm chạy về nhà thì thấy cha con chú út mình đang đứng trước hàng ba lớn
tiếng đòi lại đất trong khi má anh ngồi khóc thút thít trên võng:
-Lúc đó tía bịnh gần chết rồi, đầu óc còn minh mẫn gì đâu mà cho đất,
ổng mê sảng nói vậy thôi. Bây giờ nè, năm công đất đó tía đứng tên mà
tui là con út ở chung với tía nên tui phải hưởng, nể tình anh chị lắm
tui mới cho nó một công, nếu không thì tui lấy hết rồi.
Lâm nói trong sự uất ức:
- Ông nội nói cho con các cô chú cũng nghe hết, sao bây giờ chú nói kỳ
vậy?
Ba Lâm cũng nóng ruột chen vô:
- Chú là người lớn sao lại xử sự như vậy, tía ở dưới không vui đâu, dù
sao cũng là ruột thịt với nhau mà.
Cãi nhau một hồi coi bộ không êm, cái xóm nhỏ này thì chuyện gì thiên hạ
cũng biết hết kể cả vụ đất đai gia đình Lâm.
Ông Tánh muốn kết thúc câu
chuyện nên nói:
- Bây giờ tao nói năm công đất đó là của tao, có giỏi mầy đi thưa đi
Lâm, bây giờ tao ra đốn tràm đổ đất bán nè, giỏi thì làm gì tao coi thử.
Nói xong, ông cầm cái chét chạy ra đám rừng tràm mới hơn năm tuổi đốn
lia lịa, những cây tràm bằng nửa cùm tay ngã rạp xuống. Lâm chạy theo
giật cây chét từ tay ông Tánh, giành giựt một hồi với sức trẻ của mình,
Lâm giựt được cây chét từ tay ông nhưng vô tình làm ông té xuống bờ bao
và đập đầu vào trụ đá chia ranh khiến chấn thương, chảy máu dữ dội. Lâm
bị bắt ngay sau đó vì con ông Tánh làm công an ngoài xã. Cuối cùng tòa
án huyện kết án Lâm ba năm tù vì tội cố ý đánh người gây thương tích
nghiêm trọng. Vô tù, Lâm chán nản và dần dần đã đánh mất bản thân. Lâm
cũng xăm mình, cũng đánh nhau và trở thành đại bàng.
Nhờ một người cán bộ tốt hiểu rõ hoàn cảnh và động viên anh rất nhiều
anh mới trở thành một trại viên tốt. Ở tù được hai năm anh được chuyển
sang Bến Giá, được lao động ở ngoài và chỉ gần năm nữa thôi là anh được
trả về với xã hội. Nhưng khi hay tin má mình bệnh nặng ở quê nhà, anh
không cam lòng ở lại nên một bữa đi đắp đê ngăn lũ, lợi dụng sự sơ hở
của cán bộ quản lý, Lâm bỏ trốn.
Trong túi không có một đồng xu, bộ đồ phạm nhân rất dễ bị người ta phát
hiện, Lâm phải lấy sình trét lên bộ đồ cho nó mất đi mấy cái sọc phạm
nhân. Ngày thì trốn, đêm thì đi, hai ngày hai đêm thì đến cái xóm này,
nằm trốn trong miễu ông Tà từ tờ mờ sáng đến giờ, đói khát sắp chết rồi
thì gặp Hảo.
Hảo khóc từ lúc nào không biết, hoàn cảnh anh đáng cho chị khóc lắm chứ.
Và chị nhận ra ông Tà hình như không đùa cợt với chị đâu, xe duyên cho
chị một người như Lâm cũng được chớ sao. Chị về nhà gom tiền bán xôi và
lấy một bộ đồ của ông Tư cho anh. Họ ngồi với nhau đến gần nửa đêm, nói
đủ chuyện trên trời dưới đất. Lâm đốt cây nhang, chắp tay xá ông Tà rồi
vái:
- Xin ông phù hộ, con dìa lo chuyện má con xong, mãn tù con sẽ trở lại
cưới Hảo làm vợ, con thề như vậy, nếu sai lời xin ông vật con chết.
Hảo tin những lời Lâm nói và hứa sẽ chờ anh, bao lâu cũng được nhưng anh
phải quay lại trại ở cho tới lúc mãn hạn. Kết quả của đêm chia tay đó
là giọt máu trong người Hảo bây giờ.
+ + +
Hảo chờ hoài mà chẳng thấy tăm hơi của Lâm, hết gió bấc rồi tới gió
chướng, mấy mùa gió rồi mà chẳng thấy anh đâu. Thằng Ti đã hai tuổi rồi,
giống anh lắm, mỗi lần nhìn nó chị lại nhớ anh da diết, không biết bây
giờ anh đâu rồi. Ông Tư vui lên rất nhiều từ khi có thằng Ti bên cạnh,
lúc nó bập bẹ kêu “goại goại” ông thấy mình như trẻ lại và muốn sống lâu
hơn.
Tối nay, một mùa gió mới lại về. Ông Tư thấy khó ngủ. Hồi đầu hôm nghe
đài báo lũ sắp về, ông lo quá, trằn trọc gần sáng đêm. Năm giờ, ông lục
đục ra võng nằm đưa cót két, vói tay lấy cái đài trên bàn, vặn nghe
chương trình nông thôn xem có gì mới. Hảo cũng không ngủ được, cứ bồn
chồn trong bụng. Cô ngồi dậy định đi pha trà cho ông uống thì thằng Ti
cũng thức giấc, nắm tay chị:
- Má! Con đái!
Chị ẵm nó ra hàng ba, xong rồi vào bếp nhúm lửa nấu ấm nước cho ông Tư.
Trời sáng dần, tự dưng ông Tư nghe nhiều tiếng người lào xào ngoài đường
trước nhà mình. Ông biểu Hảo:
- Bây coi ai ở đằng trước đó, mới sáng sớm đã um sùm rồi.
Hảo kéo cái cửa lên, ông Tư nhìn ra ngoài và nằm chết trân trên võng,
chuyện gì lạ vậy cà. Hảo ôm gốc cột ngoài hàng ba mà hai chân muốn sụm
xuống. Mấy bà nhiều chuyện tụ tập ngoài hàng rào thì thầm to nhỏ. Dưới
sân, một người đàn ông mặc áo sọc carô quì gối, lạy từ ngoài cổng lạy
vào...
TRẦN MINH THUẬN