Thương Nhớ Quê Nhà
LK: Hương Tóc Mạ Non; Hình Bóng Quê Nhà;
Oan nghiệp !!
Còn đâu vẻ đẹp thanh xuân,
Ngẩn ngơ tiếc nuối bâng khuâng u hoài !
Vượt qua đau khổ đắng cay,
Chẳng đành cam phận ra tay hại người...
Ngỡ rằng sẽ dễ phai phôi,
Sống đời hạnh phúc cùng người đến sau...
Nào ngờ hậu quả dài lâu,
Người gây nghiệp báo đâu nào bình an!
Thôi rồi mộng vỡ tình tan,
Suốt đời phải trả nghiệt oan do mình !!
Thương cho số kiếp linh đinh,
Sông hồ tiếp nối hận tình khổ đau !
NM
Người cóc
Anh Hai Của châm lửa đốt lớp bổi. Lửa bắt ngọn
cháy hừng hực. Lớp bổi chặt ruồng từ mùa trước đã khô quắn, lửa lan rất
nhanh. Anh hả lòng hả dạ vì năm nay chỉ cần mưa xuống là miếng ruộng vợ
chồng anh bỏ công khai khẩn mấy năm nay đã sạ được. Sau mùa lúa nầy hai
người sẽ không còn những bữa ăn độn rau củ nữa. Nghĩ đến khoảnh đất hơn
chục công xanh mướt lúa cơn đói trong lòng anh dịu đi. Quá trưa rồi mà
chị Hai vẫn chưa đem cơm ra.
Mấy năm trước anh lực điền Hai Của được má hỏi cưới một cô gái nhà buôn bán ở chợ Phong Điền về làm vợ. Nhà chị Hai tuy không giàu có gì nhưng vẫn đủ ăn đủ mặc. Còn nhà anh, hai mẹ con làm mướn nuôi nhau. Tía vợ thấy anh thật thà, chăm chỉ nên gả con cho không đòi sính lễ. Má anh chắt chiu mấy chục năm cũng đủ tiền để mua cho con dâu hai bộ đồ và đôi bông cưới cho đúng lễ. Gái chợ miệt vườn da trắng, tóc đen, không đài các như gái thị thành nhưng duyên ngầm, đẹp nết. Chị Hai trầm tính ít nói, có đôi mắt long lanh như hai hạt sương trên ngọn cỏ buổi sớm, đôi mày vòng nguyệt đậm đen như nét vẽ. Cưới được chị, anh Hai mừng nói không thành lời, cưng vợ hết chỗ chê. Được một năm thấy không thể sống bám suốt đời ở nhà vợ, anh Hai gởi má anh về ở nhờ nhà chị bà con, rồi xin phép tía má vợ xuống vùng Chắc Băng lập nghiệp. Tía vợ anh biết cuộc sống khai rừng khẩn đất rất gian lao vất vả nhưng thấy con rể quyết chí lập nghiệp không đành cản. Ông bảo vợ chuẩn bị cho hai con một chiếc xuồng be chín mới, năm giạ gạo và ít tiền phòng thân. Má chị thương con lén lấy chiếc kiềng vàng mười của hồi môn cho chị đem theo.
Vùng kinh xáng Chắc Băng mới khai mở tuy xa xôi hẻo lánh nhưng ở các vàm hay dọc kinh lớn đều đã có người khai khẩn, phải đi sâu vào rừng mới khẩn được đất. Từ ngày đến đây, anh Hai cất tạm ngôi nhà nhỏ ở cuối xóm ven để ở. Sáng chưa rõ mặt chị thức dậy nấu cơm cho anh đem theo đi rừng. Chiều tối anh chống xuồng về, hai vợ chồng quây quần bên niêu cơm với vài khứa cá kho, ít đọt rau dại luộc. Một năm. Hai năm. Ba năm, một hột lúa cũng không có để nhổ râu. Vùng đất rừng U Minh nầy muốn được một mảnh đất “thuộc” không phải dễ. Ruồng chặt lớp lùm buội, trấp dày cả thước, phơi khô, đốt. Năm sau lại chặt, phơi khô, đốt. Hai, ba năm sạ được lúa xuống rồi lại mất trắng vì đất quá màu mỡ lúa trổ lá xanh um không chịu kết đòng. Nếu có được chút ít thì chưa kịp chín đã được lũ chuột ngày đêm dọn sạch. Vốn liếng đem theo gần cạn sạch, cả năm nay chị Hai nài nỉ anh bỏ miếng đất đó đi. Anh cương quyết không chịu. Chị cho anh ba điều kiện: một là về Phong Điền sinh sống, hai là ra vàm Chắc Băng ở chị đủ sức buôn bán nuôi gia đình và cuối cùng là bỏ nhau đường ai nấy đi. Anh Hai biết vợ đã khổ cực quá nhiều nên lựa lời dỗ ngọt. Anh nhất định không bỏ mảnh đất đó, ráng làm nửa năm nữa lúa sẽ đầy bồ, tiền bạc thoải mái, chị sẽ không còn nghĩ đến chuyện đi đâu.
Thấy chồng cương quyết như vậy chị Hai ấm ức nhưng vốn ít lời nhín tiếng nên chẳng cãi vã làm vì. Anh Hai thấy chị không nhắc đến tưởng vợ đã xuôi lòng càng lao vào việc khai đất, mở rừng. Anh mê mẩn miếng đất đến quên cả chị, chị Hai ức lòng lắm. Chị đã theo anh chịu cực chịu khổ trăm đường năm năm nay mà anh chẳng nghĩ gì cho chị. Cái khổ vật chất chị có thể chịu nổi, đàng nầy lại là cái khổ của người quen sống nơi đông đúc, đầy đủ giờ phải chịu cảnh cả tháng trời mới gặp được một người để nói chuyện. Chị nhớ nhà, nhớ cái phố chợ nhỏ nhưng lúc nào cũng tấp nập người, nhớ đám bạn bè thân thiết rủ nhau thả xuồng trôi sông suốt đêm hò ơi vang mặt nước. Thời con gái của chị thật đẹp đẽ, không biết bao người lượn quanh chờ thấy được nụ cười, ánh mắt liếc xéo của chị. Vậy mà đùng một cái, cha nhận lời gả chị cho một người chị không hề để mắt tới. Ở nhà phải theo lời cha mẹ, lấy chồng phải theo chồng. Anh Hai không một lời bàn tính với chị, dọn đồ đạc xuống xuồng, kêu chị đi. Rồi bẵng một mạch bốn năm trời hai vợ chồng phải chịu khổ chịu sở ở cái xứ muỗi bay như trấu vãi, cả ngày không chỉ được vài người chèo xuồng lướt qua con kinh trước nhà. Bám vào mảnh đất nầy biết đời nào có ăn có mặc đây? Nhiều đêm anh ngủ luôn trong đất, ở nhà một mình giữa rừng không mông quạnh, tít mù khơi mới thấy một ánh đèn chị sợ và buồn chán muốn chết quách cho xong. Còn anh, người đâu sáng chưa bảnh mắt đã gọi chị dậy nấu cơm, đi mãi đến tối mịt, về lại cơm nước. Đêm đến, chui vào mùng chỉ biết hùng hục như đang cày bừa trên thân thể vợ, rồi lăn quay ra ngủ, không một lời hỏi han, âu yếm. Từ ngày cưới chị về đến giờ Hai Của chưa từng quan tâm xen chị cần gì, muốn gì, nghĩ gì. Nhiều lần chị nói với anh, anh lại gạt đi. Anh càng say mê mảnh đất, chị càng cô đơn khổ sở. Chị cảm thấy mình đang dần chết theo những tháng ngày không được giao tiếp với con người. Có một ông chủ ghe “chạp phô” thường mang hàng vào bán cho dân trong kinh, từ ngày gặp chị tỏ ý gần xa chị đừng ngu dại chôn tuổi xuân xanh ở chốn khỉ ho cò gáy nầy. Gặp được ông ta, chị bỗng như gặp được bạn tâm tình có hẹn từ kiếp trước. Bao nhiêu buồn khổ chị thường kể hết cho ông ta nghe. Những chuyến chở hàng của ông chủ ghe “chạp phô” vào kinh càng ngày càng nhặt hơn, mỗi lần ghé lại nhà Hai Của càng lâu hơn dù có anh ở nhà hay không. Thấy mỗi lần gặp ông chủ ghe thì chị vui vẻ cả ngày, Hai Của đỡ lo vợ buồn bực sinh ra quẩn trí. Hai năm qua nữa, chị Hai không còn chịu nổi...
- Thau nhôm, đường cát, đường mía, muối mắm… hôn...!
Tiếng rao của ông chủ “chạp phô” vang vang đầu kinh…
Trưa, lửa đã hạ ngọn. Tiếng nổ lách tách của cây cỏ khô không còn, rừng tràm trở lại không gian êm ả vốn có. Anh Hai ngồi dựa vào gốc tràm lớn trên gò đất đưa mắt nhìn những con chim lông ô lác đác bay về tổ sau một chuyến kiếm ăn mệt nhọc. Chúng mất hút vào màu xanh ngút ngàn của tràm. Đâu đây có tiếng vo ve của con ong đang hút mật bông tràm. Anh mở nắp bình uống hết ngụm nước cuối cùng. Chị Hai vẫn chưa đem cơm ra. Mệt quá, anh Hai không thấy đói, gối đầu lên cái bòng bột đựng đồ thiu thiu ngủ mất...
- Mình à! Dậy đi mình !... Mình ơi !
Anh Hai mở mắt ra. Chị Hai đang lay anh. Bóng nắng đã xế về chiều. Chị Hai bưng nồi cơm với mấy con khô sặc nướng đặt trước mặt chồng. Anh vươn vai, ngáp dài thoải mái. Uống một ngụm nước trong cái ca chị đưa, anh ngồi xếp bằng ăn một lèo hết sạch nồi cơm. Chị Hai nhìn chồng ăn, rồi dời mắt nhìn đi tận nơi xa xôi nào. Ăn xong, anh Hai bảo vợ:
- Dẹp đi! Mình đi vòng vòng đây kiếm ít rau, đợi lửa tắt hẳn rồi cùng về.
- Để đại đó đi. Mình ngồi xít lại đây tôi nhổ tóc ngứa cho !
- Ừ, được đó.
Chị rút cái lông nhím giắt ngang giữ cái búi tóc củ co, xõa tóc chồng ra. Anh Hai khoan khoái ngồi lim dim khi mái tóc rễ tre được vuốt ve, thỉnh thoảng lại được nhổ đúng vào chỗ ngứa. Lâu lắm vợ chồng anh mới lại âu yếm bên nhau. Một đỗi sau, chị Hai vuốt nhẹ bắp tay săn cuộn như bắp cày, khẽ cười hỏi:
- Tay mình mạnh như vậy nếu để tôi trói mấy vòng mình có cởi được không?
- Dễ ợt.
Chị Hai cười xòa, đi xuống xuồng lấy cuộn dây bện bằng ba sợi da trâu nhỏ đánh săn lại thường dùng để cột xuồng kéo đi trong mương lung cạn. Anh đưa hai tay ra trước cho chị trói lại. Xong, chị háo hức ngồi chờ. Anh Hai cúi xuống dùng răng cắn nút dây lần tháo ra. Chừng hút tàn nửa điếu thuốc anh Hai đã tháo xong. Anh cầm dây đưa cho vợ. Chị Hai vỗ tay cười:
- Giỏi quá! Nếu tôi cột phía sau mình tháo được không?
Anh Hai thấy vợ vui liền đưa hai tay ra phía sau cho chị trói lại. Chị ngồi chăm chú nhìn xem anh làm sao. Anh uốn lưng, tuột luồn từ từ qua hai cánh tay bị trói chặt ở cườm. Chẳng mấy chốc anh Hai đã đưa được tay ra phía trước rồi theo cách cũ tháo dây ra. Khoảng hút hết một điếu thuốc anh đã tháo xong. Anh đưa dây cho vợ bảo mệt, chuẩn bị về. Chị Hai nài nỉ thử một lần nữa thôi. Thấy vợ chẳng mấy khi vui vẻ như vậy anh đành chiều theo đưa hai tay ra sau để mặc chị muốn cột trói ra sao tùy ý. Chị Hai lần nầy trói gút mối, hai đầu dây chừa dài vòng ngược lên qua hai bên cổ, cột chặt lấy hai chân. Chị đứng khoanh tay nhìn anh cựa quậy, lụt nhụt như một con sâu đang xé kén chui ra. Hạ thấp tay để luồn qua thì đôi chân bị kéo lên mất đà ngã chổng gọng, giở hai tay lên thì mắc kẹt dây trói chằng hai chân cắm chúi đầu về trước. Chị Hai bật cười ngặt nghẽo. Để chị cười một lúc, anh nhẹ giọng bảo:
- Mình ơi, tôi thua rồi. Mình thả tôi ra đi !
Chị Hai vẫn ôm bụng cười giòn không dứt. Anh Hai mỏi quá nài nỉ:
- Thả tôi ra đi mình! Chiều rồi, thả tôi ra, mình về thôi !
Chị Hai bỗng ngưng ngang tiếng cười. Chị nhìn anh lạ lẫm một lúc rồi buông thỏng:
- Mở được thì về, không thì thôi !
- Mình đừng giỡn nữa, thả tôi ra đi !
Anh van xin. Chị lạnh tanh rờn rợn như lời phán của quỉ nhập tràng:
- Mở được thì về, không thì thôi !
Mái tóc dài của anh xấp xõa, chị túm gọn cột luôn vào dây trói. Chị quay lưng đi thẳng xuống chỗ để xuồng, chống đi với tiếng cười lanh lảnh đọng lại thật lâu trên những đọt tràm.
* * *
Dưới gốc cột hiên cuối hàng ba có một hang cóc. Con cóc đã sống ở đây không biết bao lâu, cứ sụp tối là lại nhảy ra khỏi hang cần mẫn thè cái lưỡi dài chộp từng con muỗi, con bướm nhỏ nào bay ngang tầm. Xứ U Minh thì muỗi nhiều đến nỗi chỉ cần quơ tay chộp một cái là được mấy con. Dân ở đây buổi chiều muốn ngồi chơi phải làm một cái mẻ un để khói xua bớt muỗi đi. Bà chủ nhà rất ít khi ngồi hóng mát vì cộng sổ sách, kiểm tiền bạc buôn bán trong ngày xong thì đã tám chín giờ đêm. Tiệm “chạp phô” của chồng bà tuy không lớn lắm nhưng cũng có hạng trong khu chợ vàm nầy. Từ ngày lấy ông tới giờ bà luôn được ông tin tưởng giao quản lý tiền bạc, gia sản. Tuy ở với nhau gần bốn năm chưa được mụn con nào, ông vẫn quí yêu bà như ngày mới cưới. Bà vốn gái miệt vườn lại đang tuổi hồi xuân nên nhan sắc càng mặn mòi, quyến rũ.
Chiều nay, bà ăn cơm xong trước, tắm rửa, thay bộ đồ lụa trắng ra hiên ngồi đợi ông. Bà ngả người nằm dài trên ghế bố thoải mái hít thở khí chiều, hai chân dũi dài trên chiếc ghế đẩu thấp nhỏ. Đúng lệ con cóc từ hang chui ra. Nó cần mẫn bắt muỗi tiến dần về phía bà. Con cóc nhảy qua mặt bà tiến về phía sân. Bà chăm chú nhìn từng động tác chờ, rình, vội vã đớp của con cóc một cách say mê. Ông ra đến chỗ bà ngồi. Bà đẩy chiếc ghế đẩu về phía ông ra hiệu ngồi xuống. Ông ngồi xuống bắt chéo chân xỉa răng. Mắt bà vẫn không rời con cóc. Bỗng bà phá lên cười hăng hắc, cười đắc chí, cười thích thú làm ông phải quay lại nhìn. Bà như rạng rỡ hẳn lên trong tiếng cười, đôi môi mòng mọng, đỏ thẩm mở to phơi những chiếc răng trắng ngà đều đặn. Ông rất yêu cái miệng của bà. Bà không giống những người phụ nữ trong vùng thường ăn trầu từ khi bắt đầu búi tóc làm hàm răng đen nhẻm, môi đỏ màu cổ trầu trông già cỗi. Ông chợt phát hiện ra đôi mắt to nằm dưới đôi mày vòng nguyệt của bà ánh lên vẻ vui thích ma quái kỳ lạ. Ông buột miệng hỏi:
- Con cóc có gì mà mình vui vậy?
Bà cười nghiêng ngả như bị ma nhập một lúc nữa rồi mới đáp:
- Mình có muốn nghe chuyện xưa của tôi không?
- Cưới mình đến nay có bao giờ mình nói chuyện xưa cho tôi nghe đâu. Mình muốn kể cũng được.
- Tôi kể, mình nghe rồi phải bỏ. Cũng vì muốn lấy mình mà tôi...
... Ba ngày sau chị Hai quay lại mảnh đất giữa rừng đó. Anh Hai không tháo được dây trói và cũng không còn sức để tháo nữa. Anh chúi người về trước chịu cả thân người lên hai đùi, ngồi chồm chổm như vậy để cúi xuống cần mẫn liếm những giọt sương đọng trên lá cỏ. Thấy chị, đến ánh mắt không còn thần sắc rực sáng lên nhìn chị van lơn. Từ miệng anh mấy từ lào thào không rõ nghĩa tuôn ra. Chị nhìn xoáy vào anh, rồi nhếch cười, bảo:
- Đó là tại mình ép tôi. Mình đừng trách tôi nghe !
Chị quay lưng bỏ đi với tiếng cười hăng hắc như chim khách ăn đêm. Hơi sức còn lại trong anh bật thành tiếng:
- Mình... ình... đừ...ừng... Mình...ơ.. ơi... !
Chỉ có tràm xanh vọng lại u u mấy âm thanh vô vọng...
... Bà chỉ vào con cóc, lại cười thích thú:
- Tôi thấy con cóc kia thè lưỡi bắt muỗi giống y như ông ấy lúc thè lưỡi liếm sương. Tức cười quá! Ha... ha...! Bấy lâu mình cứ tưởng chồng cũ của tôi theo vợ bé bỏ tôi lại giữa rừng, chứ mình đâu có biết tôi...
Dường như từ trong sâu thẳm cõi lòng của bà, điều bí mật ghê rợn bị cất giữ quá lâu nên được dịp tuôn ra không ngừng được. Ánh mắt bà sáng rực ma quái, từ cái miệng xinh xinh há ra, tuôn không ngừng những tiếng cười hắc hắc. Ông rợn người bất giác đứng bật dậy, chạy trối chết như khi con người nhìn thấy một con cọp đang khoái trá gặm thịt đồng loại của mình.
Bà ngơ ngác nhìn theo, rồi quay lại nhìn con cóc. Con cóc đang ngồi chỗm chệ bỗng ngẩng đầu lên nhìn bà bằng đôi mắt thồ lộ. Bà như bị hút vào đôi mắt trợn tròn đỏ độc như ngọn đèn cóc giữa rừng khuya. Từ cổ họng con vật phát ra âm thanh như tiếng nghiến răng căm hận của một người bị kẻ thù dồn vào đường chết mà không có cách chống trả. Con cóc chồm hổm theo tư thế trời cho nhảy từng bước thẳng về phía bà. Bà kinh hãi rú lên:
- Cứu tôi với! Làng xóm ơi, giết người....! Giết người !
… Chợ vàm Chắc Băng mấy năm nay xuất hiện một bà điên. Dưới mái tóc rối bù dơ bẩn có một đôi mắt đen ẩn dưới đôi lông mày vòng nguyệt. Đôi mắt ấy lúc sáng hoắc, lúc đờ đẫn. Bà điên khi cười, khi khóc, lang thang khắp chợ, ai cho gì ăn nấy, đụng đâu ngủ đó. Bà ta có cách ăn rất kỳ quái: bỏ thức ăn xuống đất, ngồi chồm chỗm, thè lưỡi liếm như con cóc rồi mới ăn. Dân chợ vàm thường kể ông chủ tiệm chạp phô bỏ ra tỉnh lấy vợ Ba Tàu. Họ kể với nhau…
... Sáu năm sau, một gia đình đi khẩn đất khám phá một mảnh đất hoang sậy mọc um tùm. Trên gò cao dưới gốc một cây tràm thật lớn, họ thấy một bộ xương người với bộ dạng co ro của một con cóc chuẩn bị đớp mồi. Trên bộ xương có một sợi dây da trâu vẫn còn khá chắc. Họ đào một lỗ trên gò chôn bộ xương rồi cùng nhau chặt dọn miếng đất lấy chỗ làm ruộng./.
Nguyễn Thị Diệp Mai Mấy năm trước anh lực điền Hai Của được má hỏi cưới một cô gái nhà buôn bán ở chợ Phong Điền về làm vợ. Nhà chị Hai tuy không giàu có gì nhưng vẫn đủ ăn đủ mặc. Còn nhà anh, hai mẹ con làm mướn nuôi nhau. Tía vợ thấy anh thật thà, chăm chỉ nên gả con cho không đòi sính lễ. Má anh chắt chiu mấy chục năm cũng đủ tiền để mua cho con dâu hai bộ đồ và đôi bông cưới cho đúng lễ. Gái chợ miệt vườn da trắng, tóc đen, không đài các như gái thị thành nhưng duyên ngầm, đẹp nết. Chị Hai trầm tính ít nói, có đôi mắt long lanh như hai hạt sương trên ngọn cỏ buổi sớm, đôi mày vòng nguyệt đậm đen như nét vẽ. Cưới được chị, anh Hai mừng nói không thành lời, cưng vợ hết chỗ chê. Được một năm thấy không thể sống bám suốt đời ở nhà vợ, anh Hai gởi má anh về ở nhờ nhà chị bà con, rồi xin phép tía má vợ xuống vùng Chắc Băng lập nghiệp. Tía vợ anh biết cuộc sống khai rừng khẩn đất rất gian lao vất vả nhưng thấy con rể quyết chí lập nghiệp không đành cản. Ông bảo vợ chuẩn bị cho hai con một chiếc xuồng be chín mới, năm giạ gạo và ít tiền phòng thân. Má chị thương con lén lấy chiếc kiềng vàng mười của hồi môn cho chị đem theo.
Vùng kinh xáng Chắc Băng mới khai mở tuy xa xôi hẻo lánh nhưng ở các vàm hay dọc kinh lớn đều đã có người khai khẩn, phải đi sâu vào rừng mới khẩn được đất. Từ ngày đến đây, anh Hai cất tạm ngôi nhà nhỏ ở cuối xóm ven để ở. Sáng chưa rõ mặt chị thức dậy nấu cơm cho anh đem theo đi rừng. Chiều tối anh chống xuồng về, hai vợ chồng quây quần bên niêu cơm với vài khứa cá kho, ít đọt rau dại luộc. Một năm. Hai năm. Ba năm, một hột lúa cũng không có để nhổ râu. Vùng đất rừng U Minh nầy muốn được một mảnh đất “thuộc” không phải dễ. Ruồng chặt lớp lùm buội, trấp dày cả thước, phơi khô, đốt. Năm sau lại chặt, phơi khô, đốt. Hai, ba năm sạ được lúa xuống rồi lại mất trắng vì đất quá màu mỡ lúa trổ lá xanh um không chịu kết đòng. Nếu có được chút ít thì chưa kịp chín đã được lũ chuột ngày đêm dọn sạch. Vốn liếng đem theo gần cạn sạch, cả năm nay chị Hai nài nỉ anh bỏ miếng đất đó đi. Anh cương quyết không chịu. Chị cho anh ba điều kiện: một là về Phong Điền sinh sống, hai là ra vàm Chắc Băng ở chị đủ sức buôn bán nuôi gia đình và cuối cùng là bỏ nhau đường ai nấy đi. Anh Hai biết vợ đã khổ cực quá nhiều nên lựa lời dỗ ngọt. Anh nhất định không bỏ mảnh đất đó, ráng làm nửa năm nữa lúa sẽ đầy bồ, tiền bạc thoải mái, chị sẽ không còn nghĩ đến chuyện đi đâu.
Thấy chồng cương quyết như vậy chị Hai ấm ức nhưng vốn ít lời nhín tiếng nên chẳng cãi vã làm vì. Anh Hai thấy chị không nhắc đến tưởng vợ đã xuôi lòng càng lao vào việc khai đất, mở rừng. Anh mê mẩn miếng đất đến quên cả chị, chị Hai ức lòng lắm. Chị đã theo anh chịu cực chịu khổ trăm đường năm năm nay mà anh chẳng nghĩ gì cho chị. Cái khổ vật chất chị có thể chịu nổi, đàng nầy lại là cái khổ của người quen sống nơi đông đúc, đầy đủ giờ phải chịu cảnh cả tháng trời mới gặp được một người để nói chuyện. Chị nhớ nhà, nhớ cái phố chợ nhỏ nhưng lúc nào cũng tấp nập người, nhớ đám bạn bè thân thiết rủ nhau thả xuồng trôi sông suốt đêm hò ơi vang mặt nước. Thời con gái của chị thật đẹp đẽ, không biết bao người lượn quanh chờ thấy được nụ cười, ánh mắt liếc xéo của chị. Vậy mà đùng một cái, cha nhận lời gả chị cho một người chị không hề để mắt tới. Ở nhà phải theo lời cha mẹ, lấy chồng phải theo chồng. Anh Hai không một lời bàn tính với chị, dọn đồ đạc xuống xuồng, kêu chị đi. Rồi bẵng một mạch bốn năm trời hai vợ chồng phải chịu khổ chịu sở ở cái xứ muỗi bay như trấu vãi, cả ngày không chỉ được vài người chèo xuồng lướt qua con kinh trước nhà. Bám vào mảnh đất nầy biết đời nào có ăn có mặc đây? Nhiều đêm anh ngủ luôn trong đất, ở nhà một mình giữa rừng không mông quạnh, tít mù khơi mới thấy một ánh đèn chị sợ và buồn chán muốn chết quách cho xong. Còn anh, người đâu sáng chưa bảnh mắt đã gọi chị dậy nấu cơm, đi mãi đến tối mịt, về lại cơm nước. Đêm đến, chui vào mùng chỉ biết hùng hục như đang cày bừa trên thân thể vợ, rồi lăn quay ra ngủ, không một lời hỏi han, âu yếm. Từ ngày cưới chị về đến giờ Hai Của chưa từng quan tâm xen chị cần gì, muốn gì, nghĩ gì. Nhiều lần chị nói với anh, anh lại gạt đi. Anh càng say mê mảnh đất, chị càng cô đơn khổ sở. Chị cảm thấy mình đang dần chết theo những tháng ngày không được giao tiếp với con người. Có một ông chủ ghe “chạp phô” thường mang hàng vào bán cho dân trong kinh, từ ngày gặp chị tỏ ý gần xa chị đừng ngu dại chôn tuổi xuân xanh ở chốn khỉ ho cò gáy nầy. Gặp được ông ta, chị bỗng như gặp được bạn tâm tình có hẹn từ kiếp trước. Bao nhiêu buồn khổ chị thường kể hết cho ông ta nghe. Những chuyến chở hàng của ông chủ ghe “chạp phô” vào kinh càng ngày càng nhặt hơn, mỗi lần ghé lại nhà Hai Của càng lâu hơn dù có anh ở nhà hay không. Thấy mỗi lần gặp ông chủ ghe thì chị vui vẻ cả ngày, Hai Của đỡ lo vợ buồn bực sinh ra quẩn trí. Hai năm qua nữa, chị Hai không còn chịu nổi...
- Thau nhôm, đường cát, đường mía, muối mắm… hôn...!
Tiếng rao của ông chủ “chạp phô” vang vang đầu kinh…
Trưa, lửa đã hạ ngọn. Tiếng nổ lách tách của cây cỏ khô không còn, rừng tràm trở lại không gian êm ả vốn có. Anh Hai ngồi dựa vào gốc tràm lớn trên gò đất đưa mắt nhìn những con chim lông ô lác đác bay về tổ sau một chuyến kiếm ăn mệt nhọc. Chúng mất hút vào màu xanh ngút ngàn của tràm. Đâu đây có tiếng vo ve của con ong đang hút mật bông tràm. Anh mở nắp bình uống hết ngụm nước cuối cùng. Chị Hai vẫn chưa đem cơm ra. Mệt quá, anh Hai không thấy đói, gối đầu lên cái bòng bột đựng đồ thiu thiu ngủ mất...
- Mình à! Dậy đi mình !... Mình ơi !
Anh Hai mở mắt ra. Chị Hai đang lay anh. Bóng nắng đã xế về chiều. Chị Hai bưng nồi cơm với mấy con khô sặc nướng đặt trước mặt chồng. Anh vươn vai, ngáp dài thoải mái. Uống một ngụm nước trong cái ca chị đưa, anh ngồi xếp bằng ăn một lèo hết sạch nồi cơm. Chị Hai nhìn chồng ăn, rồi dời mắt nhìn đi tận nơi xa xôi nào. Ăn xong, anh Hai bảo vợ:
- Dẹp đi! Mình đi vòng vòng đây kiếm ít rau, đợi lửa tắt hẳn rồi cùng về.
- Để đại đó đi. Mình ngồi xít lại đây tôi nhổ tóc ngứa cho !
- Ừ, được đó.
Chị rút cái lông nhím giắt ngang giữ cái búi tóc củ co, xõa tóc chồng ra. Anh Hai khoan khoái ngồi lim dim khi mái tóc rễ tre được vuốt ve, thỉnh thoảng lại được nhổ đúng vào chỗ ngứa. Lâu lắm vợ chồng anh mới lại âu yếm bên nhau. Một đỗi sau, chị Hai vuốt nhẹ bắp tay săn cuộn như bắp cày, khẽ cười hỏi:
- Tay mình mạnh như vậy nếu để tôi trói mấy vòng mình có cởi được không?
- Dễ ợt.
Chị Hai cười xòa, đi xuống xuồng lấy cuộn dây bện bằng ba sợi da trâu nhỏ đánh săn lại thường dùng để cột xuồng kéo đi trong mương lung cạn. Anh đưa hai tay ra trước cho chị trói lại. Xong, chị háo hức ngồi chờ. Anh Hai cúi xuống dùng răng cắn nút dây lần tháo ra. Chừng hút tàn nửa điếu thuốc anh Hai đã tháo xong. Anh cầm dây đưa cho vợ. Chị Hai vỗ tay cười:
- Giỏi quá! Nếu tôi cột phía sau mình tháo được không?
Anh Hai thấy vợ vui liền đưa hai tay ra phía sau cho chị trói lại. Chị ngồi chăm chú nhìn xem anh làm sao. Anh uốn lưng, tuột luồn từ từ qua hai cánh tay bị trói chặt ở cườm. Chẳng mấy chốc anh Hai đã đưa được tay ra phía trước rồi theo cách cũ tháo dây ra. Khoảng hút hết một điếu thuốc anh đã tháo xong. Anh đưa dây cho vợ bảo mệt, chuẩn bị về. Chị Hai nài nỉ thử một lần nữa thôi. Thấy vợ chẳng mấy khi vui vẻ như vậy anh đành chiều theo đưa hai tay ra sau để mặc chị muốn cột trói ra sao tùy ý. Chị Hai lần nầy trói gút mối, hai đầu dây chừa dài vòng ngược lên qua hai bên cổ, cột chặt lấy hai chân. Chị đứng khoanh tay nhìn anh cựa quậy, lụt nhụt như một con sâu đang xé kén chui ra. Hạ thấp tay để luồn qua thì đôi chân bị kéo lên mất đà ngã chổng gọng, giở hai tay lên thì mắc kẹt dây trói chằng hai chân cắm chúi đầu về trước. Chị Hai bật cười ngặt nghẽo. Để chị cười một lúc, anh nhẹ giọng bảo:
- Mình ơi, tôi thua rồi. Mình thả tôi ra đi !
Chị Hai vẫn ôm bụng cười giòn không dứt. Anh Hai mỏi quá nài nỉ:
- Thả tôi ra đi mình! Chiều rồi, thả tôi ra, mình về thôi !
Chị Hai bỗng ngưng ngang tiếng cười. Chị nhìn anh lạ lẫm một lúc rồi buông thỏng:
- Mở được thì về, không thì thôi !
- Mình đừng giỡn nữa, thả tôi ra đi !
Anh van xin. Chị lạnh tanh rờn rợn như lời phán của quỉ nhập tràng:
- Mở được thì về, không thì thôi !
Mái tóc dài của anh xấp xõa, chị túm gọn cột luôn vào dây trói. Chị quay lưng đi thẳng xuống chỗ để xuồng, chống đi với tiếng cười lanh lảnh đọng lại thật lâu trên những đọt tràm.
* * *
Dưới gốc cột hiên cuối hàng ba có một hang cóc. Con cóc đã sống ở đây không biết bao lâu, cứ sụp tối là lại nhảy ra khỏi hang cần mẫn thè cái lưỡi dài chộp từng con muỗi, con bướm nhỏ nào bay ngang tầm. Xứ U Minh thì muỗi nhiều đến nỗi chỉ cần quơ tay chộp một cái là được mấy con. Dân ở đây buổi chiều muốn ngồi chơi phải làm một cái mẻ un để khói xua bớt muỗi đi. Bà chủ nhà rất ít khi ngồi hóng mát vì cộng sổ sách, kiểm tiền bạc buôn bán trong ngày xong thì đã tám chín giờ đêm. Tiệm “chạp phô” của chồng bà tuy không lớn lắm nhưng cũng có hạng trong khu chợ vàm nầy. Từ ngày lấy ông tới giờ bà luôn được ông tin tưởng giao quản lý tiền bạc, gia sản. Tuy ở với nhau gần bốn năm chưa được mụn con nào, ông vẫn quí yêu bà như ngày mới cưới. Bà vốn gái miệt vườn lại đang tuổi hồi xuân nên nhan sắc càng mặn mòi, quyến rũ.
Chiều nay, bà ăn cơm xong trước, tắm rửa, thay bộ đồ lụa trắng ra hiên ngồi đợi ông. Bà ngả người nằm dài trên ghế bố thoải mái hít thở khí chiều, hai chân dũi dài trên chiếc ghế đẩu thấp nhỏ. Đúng lệ con cóc từ hang chui ra. Nó cần mẫn bắt muỗi tiến dần về phía bà. Con cóc nhảy qua mặt bà tiến về phía sân. Bà chăm chú nhìn từng động tác chờ, rình, vội vã đớp của con cóc một cách say mê. Ông ra đến chỗ bà ngồi. Bà đẩy chiếc ghế đẩu về phía ông ra hiệu ngồi xuống. Ông ngồi xuống bắt chéo chân xỉa răng. Mắt bà vẫn không rời con cóc. Bỗng bà phá lên cười hăng hắc, cười đắc chí, cười thích thú làm ông phải quay lại nhìn. Bà như rạng rỡ hẳn lên trong tiếng cười, đôi môi mòng mọng, đỏ thẩm mở to phơi những chiếc răng trắng ngà đều đặn. Ông rất yêu cái miệng của bà. Bà không giống những người phụ nữ trong vùng thường ăn trầu từ khi bắt đầu búi tóc làm hàm răng đen nhẻm, môi đỏ màu cổ trầu trông già cỗi. Ông chợt phát hiện ra đôi mắt to nằm dưới đôi mày vòng nguyệt của bà ánh lên vẻ vui thích ma quái kỳ lạ. Ông buột miệng hỏi:
- Con cóc có gì mà mình vui vậy?
Bà cười nghiêng ngả như bị ma nhập một lúc nữa rồi mới đáp:
- Mình có muốn nghe chuyện xưa của tôi không?
- Cưới mình đến nay có bao giờ mình nói chuyện xưa cho tôi nghe đâu. Mình muốn kể cũng được.
- Tôi kể, mình nghe rồi phải bỏ. Cũng vì muốn lấy mình mà tôi...
... Ba ngày sau chị Hai quay lại mảnh đất giữa rừng đó. Anh Hai không tháo được dây trói và cũng không còn sức để tháo nữa. Anh chúi người về trước chịu cả thân người lên hai đùi, ngồi chồm chổm như vậy để cúi xuống cần mẫn liếm những giọt sương đọng trên lá cỏ. Thấy chị, đến ánh mắt không còn thần sắc rực sáng lên nhìn chị van lơn. Từ miệng anh mấy từ lào thào không rõ nghĩa tuôn ra. Chị nhìn xoáy vào anh, rồi nhếch cười, bảo:
- Đó là tại mình ép tôi. Mình đừng trách tôi nghe !
Chị quay lưng bỏ đi với tiếng cười hăng hắc như chim khách ăn đêm. Hơi sức còn lại trong anh bật thành tiếng:
- Mình... ình... đừ...ừng... Mình...ơ.. ơi... !
Chỉ có tràm xanh vọng lại u u mấy âm thanh vô vọng...
... Bà chỉ vào con cóc, lại cười thích thú:
- Tôi thấy con cóc kia thè lưỡi bắt muỗi giống y như ông ấy lúc thè lưỡi liếm sương. Tức cười quá! Ha... ha...! Bấy lâu mình cứ tưởng chồng cũ của tôi theo vợ bé bỏ tôi lại giữa rừng, chứ mình đâu có biết tôi...
Dường như từ trong sâu thẳm cõi lòng của bà, điều bí mật ghê rợn bị cất giữ quá lâu nên được dịp tuôn ra không ngừng được. Ánh mắt bà sáng rực ma quái, từ cái miệng xinh xinh há ra, tuôn không ngừng những tiếng cười hắc hắc. Ông rợn người bất giác đứng bật dậy, chạy trối chết như khi con người nhìn thấy một con cọp đang khoái trá gặm thịt đồng loại của mình.
Bà ngơ ngác nhìn theo, rồi quay lại nhìn con cóc. Con cóc đang ngồi chỗm chệ bỗng ngẩng đầu lên nhìn bà bằng đôi mắt thồ lộ. Bà như bị hút vào đôi mắt trợn tròn đỏ độc như ngọn đèn cóc giữa rừng khuya. Từ cổ họng con vật phát ra âm thanh như tiếng nghiến răng căm hận của một người bị kẻ thù dồn vào đường chết mà không có cách chống trả. Con cóc chồm hổm theo tư thế trời cho nhảy từng bước thẳng về phía bà. Bà kinh hãi rú lên:
- Cứu tôi với! Làng xóm ơi, giết người....! Giết người !
… Chợ vàm Chắc Băng mấy năm nay xuất hiện một bà điên. Dưới mái tóc rối bù dơ bẩn có một đôi mắt đen ẩn dưới đôi lông mày vòng nguyệt. Đôi mắt ấy lúc sáng hoắc, lúc đờ đẫn. Bà điên khi cười, khi khóc, lang thang khắp chợ, ai cho gì ăn nấy, đụng đâu ngủ đó. Bà ta có cách ăn rất kỳ quái: bỏ thức ăn xuống đất, ngồi chồm chỗm, thè lưỡi liếm như con cóc rồi mới ăn. Dân chợ vàm thường kể ông chủ tiệm chạp phô bỏ ra tỉnh lấy vợ Ba Tàu. Họ kể với nhau…
... Sáu năm sau, một gia đình đi khẩn đất khám phá một mảnh đất hoang sậy mọc um tùm. Trên gò cao dưới gốc một cây tràm thật lớn, họ thấy một bộ xương người với bộ dạng co ro của một con cóc chuẩn bị đớp mồi. Trên bộ xương có một sợi dây da trâu vẫn còn khá chắc. Họ đào một lỗ trên gò chôn bộ xương rồi cùng nhau chặt dọn miếng đất lấy chỗ làm ruộng./.
Quê nhà
Thương Nhớ Quê Nhà
Nhớ quê
Con cóc là "cậu ông trời",
Nào ngờ cũng sống cùng người thế gian...
Xa rời số kiếp đi hoang,
Âm thầm lặng lẽ lang thang khắp nhà.!
Cóc vàng là cóc bạn ta,
Thương quê nhớ bạn xót xa ngậm ngùi !!
NM
Con cóc ở hốc nhà
Ai cũng kêu dạo này nhiều muỗi quá. Xem chương trình
Thời sự trên tivi, thỉnh thoảng lại thấy dịch sốt xuất huyết ở vùng này vùng
khác. Một cô cháu ở miền Tây điện lên nói những lúc ngoài đồng phun thuốc, muỗi
chạy vô vườn đeo kín hết vách nhà trông như bức tường bị nhuộm mè đen. Người
dân tự lý giải, do bưng trấp cỏ rác nhiều không ai hô hào thu dọn như hồi chiến
tranh. Do trồng mía nhiều mà mía là vương quốc ngọt ngào của lũ muỗi. Có người
còn luận sâu hơn, do cuộc sống dữ dằn ai sống ai chết mặc bây tiền thầy bỏ túi
nên môi trường tự nhiên bỗng trở nên xập xệ, điêu tàn.
Nhớ hồi ở Hà Nội nhà giáp ranh ngoại thành, ngày xưa
phía sau là cánh đồng, giờ đường vành đai 3 mở ra, có điều, đường được làm từng
khúc rồi bỏ đó. Cánh đồng xinh đẹp ngày xưa thành dự án treo, cỏ mọc um tùm,
mỗi khi lướt nhìn lại thấy nhớ thời u tịch chiến khu. Dự án chập chờn, dân
không dám nuôi dê nuôi bò vì sợ nguồn cỏ bỗng dưng biến mất. Thế là muỗi mòng
vùng vẫy, đi bộ thể dục nếu chậm chân trên những đoạn đường ngắc ngứ ấy thế nào
cũng bị muỗi làm thịt. Hà Nội mà muỗi mòng như U Minh thì hay thật!.
Chú mèo mun tha đâu về một con cóc nhỏ. Chắc chắn là
tha từ cánh đồng hoang hoá ngoài kia. Cóc mới vị thành niên, bụng úc núc, trông
ngộ nghĩnh như một con cóc đồ chơi. Con cóc lặng lẽ làm thành viên lặng lẽ của
gia đình, khi thì biến vào trong góc bếp, khi lại nhảy ra ban công, lúc lại
hiện ra ở chiếu cầu thang công cộng của chung cư, có lúc lại là trò vui của chú
mèo. Cóc lớn lên hồi nào không ai hay, chỉ thấy nó dạn dĩ dần và lộ diện ở giữa
nhà nhiều hơn. Lắm lúc đang ngồi viết bỗng thấy có một chiếc lưỡi nhỏ đang dọn
muỗi dưới chân mình, êm ái, dễ chịu một cách kỳ lạ. Đưa tay đỡ cóc lên, nhìn
vào đôi mắt hiền từ của nó, chợt hiểu vì sao ông trời còn phải sợ. Vì nó quá
hiền, chưa thấy cóc hại ai, trừ lũ muỗi. Hiền như cóc mà còn phải nổi giận tức
là ông trời cũng nhiều lúc tác oai tác quái lắm.
Chủ nhà có đôi, chú mèo thì đã bị thiến để khỏi đi
rông và cóc ta thì đơn lẻ trong nhà. Bẵng đi một lúc không để ý bỗng thấy trong
hốc nhà đầy những cô cậu cóc con như những hột đậu nhảy chồm chỗm vui hết biết.
Cóc mình tài thật. Có câu: "Tình yêu của một con cóc đực là vẻ sần sùi
trên người con cóc cái" Không thấy
cóc mẹ chăm con như chó như mèo nhưng nghề bắt muỗi thì mẹ di truyền cho con
rất sâu. Không gì thú vị bằng ngồi viết ban đêm mà có một bầy cóc nhỏ bắt muỗi
dưới chân cho mình. Cảm ơn món quà kỳ lạ này của thiên nhiên. Nghĩ, không biết
những người xa xứ, những người tha hương, trong ngồn ngộn nỗi nhớ quê nhà có
chút gì cho lũ cóc không? Ai chẳng đã từng thấy cóc, ai chẳng biết cóc xấu mà
hiền. Nhưng để có kỷ niệm với cóc thì không mấy ai có được, đúng không?
Lại nhớ ngày đói ăn đói thuốc ở miền Tây, bắt được
một con cóc ở hốc nhà đã mừng rơn. Thế là có một chén cháo đậu xanh cho con để
nó đỡ suy dinh dưỡng. Mỗi khi má ngồi xe đò từ dưới quê lên thành, ngoài rau
trái vườn nhà thế nào cũng có mấy con cóc thật vàng rọng trong một cái bao chỉ
xanh. Để có được thứ cóc hoang dã này má đã phải xách lồng đèn đi dài theo bờ
ruộng chứ má nhất quyết không chịu bắt những con cóc sống gần với người. Má nói
cóc ở trong nhà là cóc cụ, cóc khôn, nó cũng là bạn của con nít nhà người ta,
mình lấy đi thì đâm tội. Tuyệt nhiên không dám khoe với má việc đã dám thịt mấy
con cóc phố đi lạc vào nhà. Khi con người quá đói kém thì đời sống của họ chỉ
cách những động vật cấp thấp khác một quãng không xa. Một lần bỗng này ra ý
định nuôi lấy một con từ trong đám cóc má đưa từ cánh đồng dưới quê lên. Chọn
tới chọn lui cũng chừa được một con cóc vàng xinh xinh nho nhỏ. Cóc biết ơn
người tha mạng, cóc ngoan và trung thành như mọi con vật được tưng tiu trân
trọng, cóc lẳng lặng lớn lên cùng với những đứa trẻ trong nhà. Rồi xe máy phát
sinh, một lần sơ sểnh ở ven tường con hẽm, cóc đã lìa đời, để lại một cái tang
và một khoảng trống không dễ diễn tả bằng lời rằng vì sao có người lại quá
nhiều kỷ niệm với một con cóc!
Sài Gòn xa Hà Nội hàng ngàn cây số. Nhà mới nhiều gió
nhiều sông nhiều lá bàng và tiếng chim nhưng tịnh không thấy một con cóc nào
nhảy ra cầu thang chung cư sau những trận mưa. Nhưng vẫn thấy có những người
bán thịt cóc sấy dạo để chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Trong nhiều nỗi nhớ về
những ngày Hà Nội ẩm mốc, u buồn và sâu sắc, có nỗi nhớ một bầy cóc con trong
góc nhà. Chó bám chủ mèo bám nhà, còn cóc thì bám vào ai hay bám vào đâu hở
cóc?
Dạ Ngân
|
Con cóc gỗ
Cái chuyện gây gổ, đập lộn, tôi không ham, thực tình tôi không ham tí
nào cả. Vào lúc thiếu thời, đôi khi tôi có đánh nhau với bọn trẻ bằng
trang lứa, nhưng có lẽ từ năm tôi mười tám mười chín tới nay, cả mười
mấy năm rồi, tôi không hề đánh nhau, mặc dầu không hiếm những khi tôi bị
xử ức. Dĩ hòa vi quý, tôi rất ưa cái câu phương châm đã xưa như trái
đất ấy. Dĩ hòa vi quý, bốn tiếng êm ái mà âm vang, đã nhiều lần làm dịu
tức khí của tôi. Có lẽ vì lý do thể chất: thân thể tôi vốn mảnh mai yếu
ớt. Nhưng đó chỉ là lý do phụ. Lý do chính: khi người ta nổi giận đập
lộn nhau, cơn giận dữ khiến người ta trông xấu xa, dơ dáng lạ lùng. Tôi
thuộc loại hiền khô, có lẽ thường khi hiền quá hóa ra hèn nhát. Nhưng
tôi vẫn bằng lòng chịu tiếng hèn nhát chứ không chịu đánh nhau, bởi tôi
vốn quan niệm một cách rất chủ quan rằng, đánh nhau còn hèn nhát hơn
nhịn nhục nữa kìa.
Vậy tại sao buổi sáng hôm đó tôi đã đập lộn một trận dữ dằn như thế? Tôi đánh nhau với một thằng to gấp hai tôi, một thằng vốn nổi tiếng hung dữ cục cằn. Xuân Mắt Xếch. Những tay lì lợm như Minh Lắc và Bạch Răng Vàng mà còn phải kiêng dè hắn, vậy mà tôi, cái thằng trói gà không nổi này, đã cả gan đụng độ với Xuân Mắt Xếch, mà lại đụng độ một trận rất ư kịch liệt. Không ai can nổi. Thiên hạ hoảng hồn vì hai thằng nổi cơn điên, đã chạy giạt hết. Kết quả đối thủ của tôi bị rách trán, máu chảy ròng ròng, còn tôi bị một trận nhừ đòn, phải nằm dưỡng thương suốt cả tuần lễ mà vẫn chưa lại người. Tôi đã đập lộn với Xuân Mắt Xếch! Chuyện khó tin, nhưng nó đã xảy ra.
Trên đường thuyên chuyển từ Ban Mê Thuột về Saigon, tôi ghé quận Ninh Hòa để thăm cha tôi. Ông đã già. Sáu mươi hai rồi còn gì nữa. Nhưng người vợ thứ ba của ông chưa tới bốn mươi nhăm, và năm trước đó đã hạ sinh đứa con thứ tám. Tám đứa con riêng của bà ba. Còn bà cả, bà hai? Chết cả rồi. Con bà cả hai đứa. Con bà hai: tôi và sáu đứa nữa. Má tôi ngày xưa mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đã ở với người bác làm nghề gá bạc ở Hà Nội. Cha tôi dạo ấy đang học năm thứ nhất thứ hai gì đó tại một trường trung học. Ông tới lớp học rất ít nhưng tới sòng bạc thì nhiều. Thua, dĩ nhiên. Tiền ăn, tiền học và đôi khi cả áo thế, giày ban, ô lục soạn, nướng hết. Thỉnh thoảng ông đành phải bắt bồ với mấy bà nhiều tuổi, kém nhan sắc nhưng lại lẳng lơ, để lấy tiền xài. Bắt địa của gái được đồng nào cũng nướng hết. Cha tôi thua bạc dữ lắm, thua đến độ cô cháu ông bà chủ gá bạc đâm ra thương xót ái ngại. Cô bé cũng chẳng đẹp đẽ gì, thân hình gầy ốm, tay dài như tay vượn, đôi môi héo hắt thỉnh thoảng nở một nụ cười buồn rầu – những lúc cao hứng, cha tôi thường kể lại cuộc tình này của ông – Ở, má tôi có hai cánh tay dài nghêu, và thường khi hai cánh tay đó rất đắc dụng: chúng vươn ra nhặt xâu dễ dàng những khi người phải thay hai bác để làm cái công việc lấy xâu. Má tôi vốn hiền lành, ít nói, nhưng lấy xâu rất thông thạo. Xì phé, nhà chủ thường lấy năm phần trăm. Má tôi tính xâu rất lẹ và chính xác, ngay cả trong những ván bài cực kỳ gay cấn, các con bạc tố đi tố lại ào ào như bão táp.
Chiều hôm đó, như thường lệ, cha tôi thua hết tiền. Thua riết đâm quen, người bước ra khỏi cửa sòng với vẻ bình tĩnh. Bình tĩnh nhưng buồn bã, dĩ nhiên. Có ai thua bạc mà vui được. Đi khỏi cửa chừng năm chục thước; cha tôi thoáng nghe thấy có tiếng người gọi tên mình: "Anh Trác! Anh Trác!". Tiếng gọi thất thanh, rất êm. Cha tôi quay lại. Cô cháu gái ông bà chủ sòng đang đứng trước cửa, đưa cánh tay dài lêu nghêu lên vời "anh Trác". Cô ta mặc quần dài đen áo cánh trắng, đứng giữa hoàng hôn, một buổi hoàng hôn đầu thu, tiết trời hơi lành lạnh. Vầng mặt trời sắp lặn chiếu một làn ánh sáng êm dịu vào cô bé, khiến thân hình cô ta sáng hẳn lên, và chung quanh người cô được viền bằng một ánh hào quang. Gã thanh niên thua bạc bỗng thấy lòng mình ấm áp hẳn lên. "Anh Trác!" tiếng gọi rất thanh, rất êm, có mãnh lực của một sự an ủi đầy công hiệu. Và anh Trác quay lại. "Anh để quên cái ví này!". Chắc hẳn đôi môi cha tôi lúc đó đã nở một nụ cười ngượng nghịu và biết ơn. Cái bóp phơi lẹp kẹp, trong đó chỉ còn tấm thẻ tùy thân và vài thứ giấy má lặt vặt. Anh Trác giơ bàn tay đỡ lấy nó từ bàn tay thiếu nữ. Vô tình hai bàn tay họ chạm vào nhau. Bộ mặt xanh xao của thiếu nữ bỗng hơi đỏ lên. Nàng ngoảnh nhìn chỗ khác và đôi mắt nàng chớp chớp. Nàng móc túi lấy ra một đồng bạc, e dè đưa cho anh Trác:
"Lúc nãy, anh quên chưa lấy tiền về xe. Anh cầm lấy một chút đi!"
Quả thật, lúc ấy cha tôi đang cần đồng bạc ấy lắm, nhưng, như cái máy, ông từ chối:
"Thôi, cám ơn cô Loan, tôi cũng còn…"
"Không, anh cứ cầm lấy đi cho… Loan vui lòng…" Tiếng nói của nàng run run, đôi mắt nàng chớp chớp nhiều hơn, chớp luôn cả một đời anh Trác vào cuộc đời nàng. Anh Trác thôi không còn nói năng màu mè gì nữa. Anh cầm lấy đồng bạc.
Chừng nửa tháng sau, cô Loan tay vượn đó bỏ nhà bác ruột về ở với anh Trác. Họ yêu nhau thương nhau – yêu thương ghê lắm, có lẽ thế – để rồi đẻ ra tôi.
Ngoài kia, mưa bay lất phất. Đường sá quận Ninh Hòa vắng ngắt, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe hàng chạy qua. Ở quận đường bên kia, lá cờ ba sọc đỏ đứng ủ rũ dưới trời mưa. Anh lính gác quận đứng im lìm như một pho tượng.
"Có mấy người mách với tao là dạo này mày đam mê quân bài lá bạc lắm phải không? Coi mày gầy yếu, xanh xao quá. Cẩn thận, giữ sức đấy. Gắng mà chừa đi, đừng bài bạc nữa. Cái tính mày bừa bãi ngông nghênh như vậy không đánh bạc được đâu. Đừng bê tha nữa!"
Người tôi sững sờ. Tôi hơi ngạc nhiên. Cha tôi mà lại nói như vậy sao? Bây giờ người đã già yếu, phong độ cũ không còn nữa ư? Thời kỳ tôi mười chín hai mươi, đang sửa soạn thi Tú tài, cha tôi đã đôi lần bắt gặp tôi khoác tay một đứa con gái nào đó đi dạo phố. Những vụ như thế khiến cha tôi khoái lắm. Có lẽ ông quan niệm tôi phải là một thứ Don Juan như vậy mới đáng là con ông. Một lần có người phê bình ông về cặp mắt tôi, y bảo tôi có cặp mắt đẹp và đa tình. Lúc ấy tôi có đó. Nghe y nói, cha tôi cười phá lên với vẻ đắc thắng. Đôi mắt con trai ông giống đôi mắt ông chứ còn gì nữa. Một ông bố như vậy mà sao ngày nay lại thốt ra những chuyện tầm thường cằn cỗi đến thế. Quả thật, trên các chiếu bạc, tôi đã nhiều phen bị các đối thủ quật lên quật xuống đến dở sống dở chết. Đời tôi tàn mạt, xác xơ, nợ nần như chúa Chổm. Nhưng tôi không thể chấp nhận cho cha tôi thốt ra những lời khuyên can như thế. Ai kia thì nói như vậy được chứ cha tôi không thể nói những câu đó. Ông mà cũng xài những sáo ngữ như vậy sao? Một cơn giận mơ hồ dâng lên trong người tôi khiến tôi hơi khó thở, nhưng đột nhiên lòng tôi dịu hẳn lại, cơn giận vụt biến tan khi cha tôi tiếp lời:
"Nhưng tao biết mày sẽ không chừa được. Mày có máu của tao trong người mà. Mày hay chơi thứ gì?"
"Thì cũng giống với thầy" – tôi quen gọi bố tôi bằng thầy – "con chỉ ưa đánh xì phé".
"Xì phé hả?" Đầu cha tôi khẽ gật gù. "Mày nhẹ dạ nông nổi, chơi xì phé không hợp. Phải luyện tính cho đằm. Đừng có háu đá. Háu ăn háu đá là tính nết của lũ ngựa non, lũ dê non. Đừng thương đôi, thương xì, thương tây, thương đầm gì hết. Nếu thấy lợi thế thì dù có phải tung hết láng cũng làm ngay, không được do dự. Thế bất lợi, phải bỏ bài, không được tiếc. Mày có biết chuyện con gà chọi mà cái ông vua thời xưa nào đó đã giao cho ông Kỷ Sảnh, Kỷ Siếc gì đấy chăm nom om bóp không?"
Tôi giật mình. Trời đất ơi, bố tôi dạo này lại để ý tới chuyện đời xưa nữa! Tôi có thấy ông đọc sách vở bao giờ đâu. Năm thì mười họa mới thấy ông hỏi tới quyển Kiều, trong đó có hai câu ông rất thích nên mỗi khi cao hứng thường vẫn gõ ống xe điếu đánh vào vành bát điếu mà ngâm nga:
Vậy tại sao buổi sáng hôm đó tôi đã đập lộn một trận dữ dằn như thế? Tôi đánh nhau với một thằng to gấp hai tôi, một thằng vốn nổi tiếng hung dữ cục cằn. Xuân Mắt Xếch. Những tay lì lợm như Minh Lắc và Bạch Răng Vàng mà còn phải kiêng dè hắn, vậy mà tôi, cái thằng trói gà không nổi này, đã cả gan đụng độ với Xuân Mắt Xếch, mà lại đụng độ một trận rất ư kịch liệt. Không ai can nổi. Thiên hạ hoảng hồn vì hai thằng nổi cơn điên, đã chạy giạt hết. Kết quả đối thủ của tôi bị rách trán, máu chảy ròng ròng, còn tôi bị một trận nhừ đòn, phải nằm dưỡng thương suốt cả tuần lễ mà vẫn chưa lại người. Tôi đã đập lộn với Xuân Mắt Xếch! Chuyện khó tin, nhưng nó đã xảy ra.
Trên đường thuyên chuyển từ Ban Mê Thuột về Saigon, tôi ghé quận Ninh Hòa để thăm cha tôi. Ông đã già. Sáu mươi hai rồi còn gì nữa. Nhưng người vợ thứ ba của ông chưa tới bốn mươi nhăm, và năm trước đó đã hạ sinh đứa con thứ tám. Tám đứa con riêng của bà ba. Còn bà cả, bà hai? Chết cả rồi. Con bà cả hai đứa. Con bà hai: tôi và sáu đứa nữa. Má tôi ngày xưa mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đã ở với người bác làm nghề gá bạc ở Hà Nội. Cha tôi dạo ấy đang học năm thứ nhất thứ hai gì đó tại một trường trung học. Ông tới lớp học rất ít nhưng tới sòng bạc thì nhiều. Thua, dĩ nhiên. Tiền ăn, tiền học và đôi khi cả áo thế, giày ban, ô lục soạn, nướng hết. Thỉnh thoảng ông đành phải bắt bồ với mấy bà nhiều tuổi, kém nhan sắc nhưng lại lẳng lơ, để lấy tiền xài. Bắt địa của gái được đồng nào cũng nướng hết. Cha tôi thua bạc dữ lắm, thua đến độ cô cháu ông bà chủ gá bạc đâm ra thương xót ái ngại. Cô bé cũng chẳng đẹp đẽ gì, thân hình gầy ốm, tay dài như tay vượn, đôi môi héo hắt thỉnh thoảng nở một nụ cười buồn rầu – những lúc cao hứng, cha tôi thường kể lại cuộc tình này của ông – Ở, má tôi có hai cánh tay dài nghêu, và thường khi hai cánh tay đó rất đắc dụng: chúng vươn ra nhặt xâu dễ dàng những khi người phải thay hai bác để làm cái công việc lấy xâu. Má tôi vốn hiền lành, ít nói, nhưng lấy xâu rất thông thạo. Xì phé, nhà chủ thường lấy năm phần trăm. Má tôi tính xâu rất lẹ và chính xác, ngay cả trong những ván bài cực kỳ gay cấn, các con bạc tố đi tố lại ào ào như bão táp.
Chiều hôm đó, như thường lệ, cha tôi thua hết tiền. Thua riết đâm quen, người bước ra khỏi cửa sòng với vẻ bình tĩnh. Bình tĩnh nhưng buồn bã, dĩ nhiên. Có ai thua bạc mà vui được. Đi khỏi cửa chừng năm chục thước; cha tôi thoáng nghe thấy có tiếng người gọi tên mình: "Anh Trác! Anh Trác!". Tiếng gọi thất thanh, rất êm. Cha tôi quay lại. Cô cháu gái ông bà chủ sòng đang đứng trước cửa, đưa cánh tay dài lêu nghêu lên vời "anh Trác". Cô ta mặc quần dài đen áo cánh trắng, đứng giữa hoàng hôn, một buổi hoàng hôn đầu thu, tiết trời hơi lành lạnh. Vầng mặt trời sắp lặn chiếu một làn ánh sáng êm dịu vào cô bé, khiến thân hình cô ta sáng hẳn lên, và chung quanh người cô được viền bằng một ánh hào quang. Gã thanh niên thua bạc bỗng thấy lòng mình ấm áp hẳn lên. "Anh Trác!" tiếng gọi rất thanh, rất êm, có mãnh lực của một sự an ủi đầy công hiệu. Và anh Trác quay lại. "Anh để quên cái ví này!". Chắc hẳn đôi môi cha tôi lúc đó đã nở một nụ cười ngượng nghịu và biết ơn. Cái bóp phơi lẹp kẹp, trong đó chỉ còn tấm thẻ tùy thân và vài thứ giấy má lặt vặt. Anh Trác giơ bàn tay đỡ lấy nó từ bàn tay thiếu nữ. Vô tình hai bàn tay họ chạm vào nhau. Bộ mặt xanh xao của thiếu nữ bỗng hơi đỏ lên. Nàng ngoảnh nhìn chỗ khác và đôi mắt nàng chớp chớp. Nàng móc túi lấy ra một đồng bạc, e dè đưa cho anh Trác:
"Lúc nãy, anh quên chưa lấy tiền về xe. Anh cầm lấy một chút đi!"
Quả thật, lúc ấy cha tôi đang cần đồng bạc ấy lắm, nhưng, như cái máy, ông từ chối:
"Thôi, cám ơn cô Loan, tôi cũng còn…"
"Không, anh cứ cầm lấy đi cho… Loan vui lòng…" Tiếng nói của nàng run run, đôi mắt nàng chớp chớp nhiều hơn, chớp luôn cả một đời anh Trác vào cuộc đời nàng. Anh Trác thôi không còn nói năng màu mè gì nữa. Anh cầm lấy đồng bạc.
Chừng nửa tháng sau, cô Loan tay vượn đó bỏ nhà bác ruột về ở với anh Trác. Họ yêu nhau thương nhau – yêu thương ghê lắm, có lẽ thế – để rồi đẻ ra tôi.
Ngoài kia, mưa bay lất phất. Đường sá quận Ninh Hòa vắng ngắt, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe hàng chạy qua. Ở quận đường bên kia, lá cờ ba sọc đỏ đứng ủ rũ dưới trời mưa. Anh lính gác quận đứng im lìm như một pho tượng.
"Có mấy người mách với tao là dạo này mày đam mê quân bài lá bạc lắm phải không? Coi mày gầy yếu, xanh xao quá. Cẩn thận, giữ sức đấy. Gắng mà chừa đi, đừng bài bạc nữa. Cái tính mày bừa bãi ngông nghênh như vậy không đánh bạc được đâu. Đừng bê tha nữa!"
Người tôi sững sờ. Tôi hơi ngạc nhiên. Cha tôi mà lại nói như vậy sao? Bây giờ người đã già yếu, phong độ cũ không còn nữa ư? Thời kỳ tôi mười chín hai mươi, đang sửa soạn thi Tú tài, cha tôi đã đôi lần bắt gặp tôi khoác tay một đứa con gái nào đó đi dạo phố. Những vụ như thế khiến cha tôi khoái lắm. Có lẽ ông quan niệm tôi phải là một thứ Don Juan như vậy mới đáng là con ông. Một lần có người phê bình ông về cặp mắt tôi, y bảo tôi có cặp mắt đẹp và đa tình. Lúc ấy tôi có đó. Nghe y nói, cha tôi cười phá lên với vẻ đắc thắng. Đôi mắt con trai ông giống đôi mắt ông chứ còn gì nữa. Một ông bố như vậy mà sao ngày nay lại thốt ra những chuyện tầm thường cằn cỗi đến thế. Quả thật, trên các chiếu bạc, tôi đã nhiều phen bị các đối thủ quật lên quật xuống đến dở sống dở chết. Đời tôi tàn mạt, xác xơ, nợ nần như chúa Chổm. Nhưng tôi không thể chấp nhận cho cha tôi thốt ra những lời khuyên can như thế. Ai kia thì nói như vậy được chứ cha tôi không thể nói những câu đó. Ông mà cũng xài những sáo ngữ như vậy sao? Một cơn giận mơ hồ dâng lên trong người tôi khiến tôi hơi khó thở, nhưng đột nhiên lòng tôi dịu hẳn lại, cơn giận vụt biến tan khi cha tôi tiếp lời:
"Nhưng tao biết mày sẽ không chừa được. Mày có máu của tao trong người mà. Mày hay chơi thứ gì?"
"Thì cũng giống với thầy" – tôi quen gọi bố tôi bằng thầy – "con chỉ ưa đánh xì phé".
"Xì phé hả?" Đầu cha tôi khẽ gật gù. "Mày nhẹ dạ nông nổi, chơi xì phé không hợp. Phải luyện tính cho đằm. Đừng có háu đá. Háu ăn háu đá là tính nết của lũ ngựa non, lũ dê non. Đừng thương đôi, thương xì, thương tây, thương đầm gì hết. Nếu thấy lợi thế thì dù có phải tung hết láng cũng làm ngay, không được do dự. Thế bất lợi, phải bỏ bài, không được tiếc. Mày có biết chuyện con gà chọi mà cái ông vua thời xưa nào đó đã giao cho ông Kỷ Sảnh, Kỷ Siếc gì đấy chăm nom om bóp không?"
Tôi giật mình. Trời đất ơi, bố tôi dạo này lại để ý tới chuyện đời xưa nữa! Tôi có thấy ông đọc sách vở bao giờ đâu. Năm thì mười họa mới thấy ông hỏi tới quyển Kiều, trong đó có hai câu ông rất thích nên mỗi khi cao hứng thường vẫn gõ ống xe điếu đánh vào vành bát điếu mà ngâm nga:
Dầu cho sông cạn đá mòn,
Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ
Hôm nay ông lại có thêm cái truyện Kỷ Sảnh nuôi gà chọi. A, hẳn ông
phải khoái câu chuyện này lắm nên ông mới mất công nhớ nó. Tôi đã đọc
truyện này trong sách Cổ học tinh hoa. Nhưng tôi im lặng không trả lời.
"Thì có một ông vua thích chơi gà chọi" – cha tôi kể – "Ông ta mới mua được một con gà hay và giao gà cho một viên quan hầu chăm sóc, sửa soạn cho nó ra đấu trường. Được một tuần lễ gì đó, vua hỏi: "Mang gà đi chọi được chưa?". Quan hầu trả lời đại khái: "Tâu đức vua, chưa được vì gà còn nhiều kiêu khí, chưa trông thấy gà nào mà đã hục hặc muốn đánh nhau". Một hai tuần lễ sau vua lại hỏi xem gà đã chọi được chưa. Quan hầu trả lời: vẫn chưa chọi được, vì gà tuy đã bớt kiêu khí nhưng vẫn còn háo chiến lắm, chỉ mới thản nhiên được lúc không có gà nào trước mắt, chứ chưa giữ được bình tĩnh khi gặp gà khác. Ít lâu sau vua hỏi lần thứ ba. Lần này quan hầu trả lời có thể đem gà ra đấu trường được rồi, vì gà lúc này cực kỳ bình tĩnh thản nhiên ngay cả khi có gà khác trước mặt. Trông nó như bất động chẳng khác chi gà bằng gỗ, nhưng thật ra có đầy dũng lực, hễ đánh tất phải thắng. Và quả nhiên, gà ấy thắng".
Cha tôi cười rất tươi, rít một hơi thuốc lào thật dài, có vẻ đắc ý. Ông nói tiếp:
"Thì có một ông vua thích chơi gà chọi" – cha tôi kể – "Ông ta mới mua được một con gà hay và giao gà cho một viên quan hầu chăm sóc, sửa soạn cho nó ra đấu trường. Được một tuần lễ gì đó, vua hỏi: "Mang gà đi chọi được chưa?". Quan hầu trả lời đại khái: "Tâu đức vua, chưa được vì gà còn nhiều kiêu khí, chưa trông thấy gà nào mà đã hục hặc muốn đánh nhau". Một hai tuần lễ sau vua lại hỏi xem gà đã chọi được chưa. Quan hầu trả lời: vẫn chưa chọi được, vì gà tuy đã bớt kiêu khí nhưng vẫn còn háo chiến lắm, chỉ mới thản nhiên được lúc không có gà nào trước mắt, chứ chưa giữ được bình tĩnh khi gặp gà khác. Ít lâu sau vua hỏi lần thứ ba. Lần này quan hầu trả lời có thể đem gà ra đấu trường được rồi, vì gà lúc này cực kỳ bình tĩnh thản nhiên ngay cả khi có gà khác trước mặt. Trông nó như bất động chẳng khác chi gà bằng gỗ, nhưng thật ra có đầy dũng lực, hễ đánh tất phải thắng. Và quả nhiên, gà ấy thắng".
Cha tôi cười rất tươi, rít một hơi thuốc lào thật dài, có vẻ đắc ý. Ông nói tiếp:
"Kẻ chơi xì phé nếu muốn thắng, phải luôn luôn bình tĩnh thản
nhiên như con gà chọi ấy. Nhưng chiến lược hay nhất vẫn là đứng ở trên
mái nhà mà đái (sic) xuống, chứ đừng có đứng dưới đái vọt lên. Cứ nước
thượng mà chơi. Tuy nhiên cũng phải dám tháu cáy. Sửa soạn tính toán
thật kỹ rồi hãy tháu, đừng có tháu láo. Đánh xì mà không tháu cáy thì kể
như chưa biết chơi xì. Mà đã biết tháu cáy thì lại phải biết bắt tháu
cáy. Tính cho ra lẽ rồi nếu cần bắt là bắt, ở giữa có nhiều tiền hay ít
tiền, cũng cứ bắt là bắt. Nhằm ăn số tiền nó tháu cáy hơn là nhằm ăn số
tiền đã đánh. Hờ, hờ, nói ra thì nhiều lắm, phức tạp lắm, phải tùy thời,
tùy thế, tùy cơ hội, tùy đối thủ, nhưng đại để thì như thế đó. À, mày
thường chơi cóc hay chơi đĩa".
"Chơi đĩa. Chơi cóc lôi thôi quá, móc bài ra đút bài vào mất thì giờ nên ít nơi chịu xài cóc".
"Không được. Chơi chỗ quen biết thì đánh đĩa còn khả thủ. Chứ chỗ lạ hoặc chưa quen biết lắm thì phải có cóc mới được. Thiên hạ chúng nó giỏi vẽ bùa lắm. Lối đòn ấy rất thông dụng. Nào cạo, nào gọt, nào bấm, nào uốn. Nhiều trò lắm, con ơi. Không có cóc, rất nguy hiểm. Mày phải nghe lời tao. Gặp chỗ lạ phải chịu khó cô bài, thấy thằng nào có thái độ khang khác mình phải theo dõi nó ngay, và nhất là phải đánh bằng cóc. Con ạ, phải nghe lời thầy, khi gặp chỗ lạ phải đặt được con cóc vào rồi hẵng chơi. Không có cóc hãy rút lui ngay, dẫu có thèm chơi đến mấy cũng phải dằn lòng lại".
Tới đây, cha tôi gọi thằng nhỏ:
"Này, Quế ơi, Quế ơi! (Tiếng dạ của thằng nhỏ). Lên đây ông bảo (Quế thò đầu lên). Mang cái tráp ra đây cho ông".
Cha tôi thong thả mở tráp, lấy ra một con cóc bằng gỗ có đánh vẹc ni màu nâu sẫm nổi vân mờ.
"Tao dùng con cóc này cả chục năm nay rồi. Đi đâu tao cũng mang nó theo. Đóng theo mẫu ông Tư Cây ngày xưa đó, dễ rút lắm (cha tôi lại mở tráp lấy ra một cỗ bài Kem cho vào cóc). Nó chỉ ra từng cây một chứ không ra nhiều (ông thử hai ba lần). Thấy không. Để tao bảo thằng Quế nó cầm con cóc này sang thợ mộc, nhờ bác ấy đóng ngay cho mày một con giống như con này. Quế ơi!..."
Có tiếng dạ. Thằng bé lại chạy lên.
"Ờ, chờ đấy ông bảo. (Cha tôi quay sang tôi). Mày để chiều nay hẵng đi được không. Ở đây chơi với tao một ngày nữa".
"Không được, thầy ạ. Con đã nhờ một người bạn ghi chỗ phi cơ để đi vào chín giờ sáng mai. Phải đi Nha Trang chiều nay mới kịp được. Còn có hai tiếng nữa xe lửa sang Nha Trang khởi hành, con xin phép thầy… Bây giờ đóng cóc chắc không kịp đâu. Để về Saigon con bảo họ làm một con cũng được".
"Không được. Phải đúng theo mẫu này mới dễ rút. Ờ mà để tao chỉ cách cho thợ mộc ở đây làm cái khác. Thầy cho con con cóc của thầy, mang nó về Saigon mà dùng. Hãy luôn luôn nhớ lời thầy dặn: trong những cuộc sát phạt, con cóc là một vật hộ thân cần thiết".
Chắc hẳn cũng một phần nhờ con cóc mà đời tôi đỡ tả tơi. Có muốn bảo rằng cuộc sống của tôi bắt đầu lên hương thì cũng vẫn cứ đúng. Căn nhà tôi ở, một thời hoang tàn lạnh lẽo bây giờ dần dần sầm uất ấm áp trở lại. Trước kia ngày ngày các đồ đạc đội nón mê ra di bây giờ ngày ngày chúng đội mũ Mossant quay trở về. Suốt hai ba năm tôi toàn phải cuốc bộ đến sở làm việc, lúc này tôi đã có cả một chiếc xe gắn máy Nhật mới tinh. Rồi ti vi, rồi tủ lạnh, rồi tourne disques, rồi mangé-tophone, gần đủ mọi tiện nghi của cuộc sống hôm nay. Toàn kiểu mới nhất, toàn thứ dữ. Stereo, Hi Fi, Auto-Return, F.M. Mời các bạn thân mến cứ tới nhà tôi chơi. Có Congac, có Martell, có vat 69. Cam táo nho chuối le bưởi đầy trong tủ lạnh. Bạn mỏi lưng ư? Tôi đã dành riêng cho bạn một cái giường khăn nệm mới tinh. Xin các bạn cứ tự nhiên như ở nhà các bạn vậy. Mà nhà tôi đích thị là nhà của các bạn, chứ còn gì nữa. Này nhé, tất cả các vật dụng hạng de luxe trong phòng này đều là tặng vật của các bạn đó. Các bạn đã thương tôi, quý tôi, mến tôi mà cho tôi những đồ dùng ấy. Cám ơn các bạn. Ba, bốn lần cám ơn các bạn. Nếu các bạn muốn hưởng lạc theo lối mấy ông nhà giàu Chợ Lớn, có lẽ tôi cũng sẵn sàng làm theo ý các bạn. Tôi sẽ đến khách sạn Tản Đà mướn một hai con gà mái thượng hạng về đây để họ rút bài hộ các bạn, nâng khăn sửa túi cho các bạn lúc các bạn nặn bài. Nếu các em có áp bộ ngực căng phồng của họ vào vai vào má các bạn thì đó là thói quen nghề nghiệp của họ đó thôi, xin đừng lạm dụng óc tưởng tượng để mà có thể nghĩ rằng đó là đòn Vân Nam. Không đâu, tôi xin thề độc là không có đòn phép gì đâu. Chỉ có xanh và chín. Chỉ có cao và thấp. Hoàn toàn là một cuộc đấu trí, một cuộc thi thố kinh nghiệm. Xin lỗi các bạn, tôi đếch cần đòn phép, cũng đếch sợ đòn phép. Tôi sẵn sàng nghênh tiếp bất cứ ai, kể cả ông Hảo Mập, ông cả Bích, ông Trần Lê Nguyễn. Miễn các ông ấy cho phép tôi làm lại bài, cho phép tôi đặt con cóc nâu của tôi vào, cho phép tôi che kín tẩy ngay, từ miệng cóc.
Chín mười giờ sáng gì đó. Hôm nay, Chủ nhật. Tôi gõ cửa nhà ông B. Vợ B. ra mở cửa. Có tiếng B. hỏi vọng ra. Bà vợ trả lời: "Ông Oanh Cóc!". Năm tráng sĩ đang say cơn máu lửa. Thấy tôi, họ reo lên: "A, Oanh Cóc!". Một ông sính xài tiếng Pháp: "Bonjour, l’Homme au Craupaud!". Riêng Xuân Mắt Xếch chỉ đưa mắt nhìn tôi chứ không nói câu gì. Có lẽ hắn đang thua. Đôi mắt hắn cúp hẳn xuống đến gần như không xếch nữa. Khi hắn thua, mắt hắn hết xếch.
Tôi cởi giày đưa mắt nhìn láng các đối thủ rồi thong thả ngồi xuống chiếu. Nhẹ nhàng đặt con cóc vào giữa tấm chăn, tuyên bố: "Đánh bằng làng". Ba bốn ván đầu, không có gì đáng kể về phần tôi. Chỉ mất ít tiền đi chợ. Ván thứ năm thứ sáu gì đó, tôi rút xì, ông bên cạnh rút đầm. Xuân Mắt Xếch rút tây, mấy ông kia, không có gì đáng nhớ. Tôi mậu tẩy đi tiền năm trăm. Con đầm theo năm trăm. Xuân Mắt Xếch theo năm trăm tố thêm một ngàn rưởi. Ba nhà cuối cánh quay bài lẹ. Tôi nhấc tẩy lên ngó. Một xì nửa ở dưới. Nhưng theo xuôi thôi. Cây đầm cũng vào. Tôi rút cây xập, ông bạn mặt đầm rút bồi. Mắt Xếch (nhưng đã hết xếch) rút một con chó. Bồi ngần ngừ một lát rồi pha. Mắt Xếch đếm tiền trong láng của hắn: tám ngàn năm trăm đồng. Hắn đẩy tất cả số tiền ra, nói bằng giọng rất khô khan: "Tám ngàn năm trăm". Mạng hắn tận rồi nên hắn mới thò đầu vào xì líp của tôi. Tôi giả bộ suy nghĩ, suy nghĩ hơi lâu là khác, rồi ngần ngừ đếm tiền, rồi ngần ngừ theo xuôi. Ông bạn bên cạnh cũng theo. Trừ tám ngàn năm trăm, còn đâu sáu nghìn ông ta tố nốt! Và ván đó, ông ta thắng. Tôi bị phản phé, mặc dầu rút thêm một cây xập nữa là hai đôi. Lá cuối cùng, ông bạn bên tôi rút thêm một đầm. Bất cần biết bài của chúng tôi, ông ta nhanh nhẹn vật tẩy đầm lên rồi quơ tiền.
Xuân Mắt Xếch đã hết tiền nhưng hắn vẫn lặng lẽ rút bài. Cả làng, như kính trọng sự đau đớn của hắn, cũng giữ im lặng không nói gì. Đến lượt hắn phải đi tiền. Không ngẩng mặt lên, hắn hỏi mượn chủ nhà năm ngàn. Chủ nhà viện cớ từ chối. Hắn lại hỏi Bạch Răng Vàng. Không xong. Bây giờ hắn mới ngẩng đầu lên nhìn tôi như con cọp nhìn con dê mà không nói gì cả. Tôi vừa bị một ván nặng. Nhưng con cọp kia đang say đòn nên bất cần phải trái cọp vẫn cứ lầm lì nhìn dê. Và dê biết phận dê, nghĩa là dê móc túi trong lấy mớ tiền ra đếm đủ mười tờ lớn đưa cho cọp. Cuộc chơi tiếp tục. Chừng mươi phút sau Xuân Mắt Xếch lại hết tiền, còn tôi ăn được một ván khá lớn, không những gỡ hòa mà còn được tí chút. Dĩ nhiên, hắn lại hỏi tiền tôi, lần này, hắn chịu mở miệng nói vài câu khi vay tiền. Hắn lầy tiền của tôi thêm ba bốn lần nữa vẫn không sao gỡ được. Con cọp hóa thành con bò rừng, rồi con bò rừng hóa điên, gặp bất cứ màu gì cũng húc. Húc như thế dẫu có giàu đến bằng ông La Thành Nghệ thì rồi cũng tới cái lúc phải mang bị gậy. Xuân Mắt Xếch hỏi tiền tôi tới lần thứ sáu. Bản tính hiền lành đến gần như hèn nhát, tôi vốn tránh những chuyện có thể đưa mình tới chỗ gây gổ với những kẻ thuộc giới dao búa như hắn. Nhưng dầu hiền lành mấy, dầu nể sợ Xuân Mắt Xếch tới đâu chăng nữa, dầu tôi đang đều đặn hốt tiền của làng, tôi cũng không thể không cằn nhằn khi đưa cho hắn năm ngàn bạc lần thứ sáu: "Thôi đấy nhé, tôi nói, tôi không đưa nữa đâu. Bình tĩnh lại đi, cậu cứ húc như thế thì hết thuốc chữa đấy!". Cơn giận của Xuân Mắt Xếch được dịp bùng ra dữ dội. Hắn vứt mạnh xấp năm ngàn xuống chiếu, giơ một cánh tay to lớn đầy vết xâm lên chỉ vào mặt tôi, răng hắn nghiến lại, mắt hắn quắc lên, rồi hắn nói gào gừ trong cuống họng:
"Này ông con, đừng có lên mặt dạy đời. Ta mượn tiền rồi tao trả, có quịt nợ của ai bao giờ đâu (!). Mày nói hỗn ông quật bỏ mẹ".
Cả làng lao xao can gián. Tôi ngồi im không đáp lại. Tưởng chuyện sẽ êm, chẳng dè cây muốn lặng gió chẳng đừng. Xuân Mắt Xếch vẫn cứ lải nhải chửi bới tôi đủ điều. Tôi cố nhịn nhục, nhưng tôi càng nhịn hắn càng làm già. Hắn biết tôi là kẻ vốn sợ oai hắn. Hắn biết tôi là kẻ luôn luôn chủ trương cái câu Dĩ hòa vi quý. Nhưng bữa nay, câu danh ngôn ấy trở thành vô nghĩa đến trơ trẽn. Nhưng tôi vẫn không bỏ nó. Tôi vẫn cứ dĩ hòa. Và tôi dĩ hòa bao nhiêu hắn lại dĩ chiến bấy nhiêu. Cả làng vẫn lao xao can gián nhưng sự can gián chỉ là dầu đổ thêm vào lửa. Đôi mắt Xuân lúc này xếch hẳn lên, tròng trắng đục hẳn đi, đầy sát khí, bọt sùi cả ra mép hắn. Cơn giận nung nấu từ lâu rồi đột ngột bùng ra đã làm hắn mất cả trí khôn. Hắn thóa mạ tôi hoài, nhai đi nhai lại những câu ngang hơn cua, đến độ tôi phải lên tiếng đáp lại, nhưng tôi vẫn cứ giữ vẻ ôn tồn: "Này, vừa phải thôi chứ, anh Xuân. Đừng bắt nạt nhau quá thế!". Ấy vậy là hắn vùng đứng ngay dậy co chân đá thốc vào mặt tôi. Tôi né vội sang bên tránh đòn. Đá hụt, hắn hùng hổ nhào tới, vươn cả hai cánh tay lông lá ra có lẽ định vồ lấy cổ tôi mà bóp. Tôi chạy nhanh ra phía cửa định thoát thân, nhưng cửa khóa. Hắn chạy theo nhưng hai ba người kịp thời cản hắn lại, giữ chặt lấy hắn ngay giữa chiếu bạc. Tôi quay một vòng chìa khóa mở cửa. Tránh voi không xấu mặt, tôi còn kịp nghĩ như thế. Nhưng ngay lúc đó, Xuân Mắt Xếch bỗng để ý tới con cóc gỗ của tôi nằm trên mặt tấm chăn. Hắn hú lên: "Này cóc này!" rồi hắn đá mạnh vào con cóc, khiến nó bay lên như một trái banh vuông, đập chát vào tường, hộp đi đằng hộp nắp đi đằng nắp. Bàn tay tôi dừng lại nơi quả đấm cửa. Tim tôi đau nhói. Máu trong cơ thể tôi như thoáng ngừng chảy rồi bỗng nhiên sôi lên. Cơn giận chận lấy cổ họng tôi khiến tôi khó thở. Xuân Mắt Xếch có thể lấy tiền của tôi, có thể chửi bới tôi, có thể đánh đập tôi, nhưng hắn không thể được phép đá con cóc của tôi một cách ngu dại như thế. Con cóc ấy là gia bảo độc nhất của gia đình tôi, cha truyền con nối. Con cóc ấy là thần hộ mệnh của tôi, đã cứu vớt tôi khỏi cuộc sống bần hàn đen tối, mang tôi vào cuộc đời phong lưu sáng sủa. Tôi vốn tôn thờ con cóc ấy, coi nó như một vật linh thiêng, như biểu tượng của bố tôi, một người bố rất mực thương yêu tôi và hiểu tôi, sẵn sàng thông cảm bỏ qua tất cả những mối đam mê ngông cuồng của tôi. Tôi không thể nào tha thứ cho cái cử chỉ ngu dại đó của Xuân Mắt Xếch được. Nắm tay tôi buông quả đấm cửa ra để với lấy một cái ghế. Tôi xông thẳng vào giữa chiếu bạc. Có lẽ vì thấy dáng điệu của tôi hung hăng quá, mấy người buông Xuân Mắt Xếch ra và chạy dạt sang bên. Chỉ còn Xuân Mắt Xếch đứng sững giữa phòng. Chính hắn cũng hơi ngạc nhiên nhưng chỉ kịp ngạc nhiên trong vài giây đồng hồ. Chiếc ghế trong tay tôi bổ thẳng vào đầu hắn. Xuân giơ hai cánh tay to lớn lên gạt mạnh. Pắc, chiếc ghế văng khỏi bàn tay tôi. Tôi khom người lấy đà, húc mạnh đầu vào bụng đối thủ. Nhưng tôi đã húc vào một cái bị gạo. Gã hộ pháp vẫn đứng trơ trơ không chút nao núng. Xuân giơ hai bàn tay nắm lấy bụng tôi, nâng bổng tôi lên cao như nâng một đứa con nít, rồi không do dự, hắn quật mạnh tôi xuống đất. Toàn thân tôi đau dội lên. Thân thể tôi lăn đi mấy vòng va vào một cái chân bàn. Cái bàn đổ nghiêng, nào chai nào ly, nào tách rơi xuống vỡ loảng xoảng. Tôi vớ lấy một cái chai cụt cổ ở gần tay, cô-ca hay bia gì đó, và cố gắng đứng dậy. Ngay vào lúc Xuân Mắt Xếch tới sát ngay trước tôi, tôi ném luôn cái chai vào mặt hắn. Xuân ôm mặt lảo đảo, máu chảy ra khỏi những kẽ tay hắn. Được thể, tôi vồ lấy một cái chai khác nguyên vẹn, còn đầy nước nện mạnh vào đầu hắn, nhưng cái chai hụt xuống vai hắn. Xuân rên lên một tiếng đau đớn, quay phắt người lại phóng vào bụng tôi một ngọn độc cước khủng khiếp. Mắt tôi hoa lên. Mọi vật chung quanh tôi đảo quay. Thế rồi tôi ngất đi không còn biết gì nữa.
Tôi tỉnh dậy trên một cái giường nhỏ trong bệnh viện. Mấy người thân đang xúm xít quanh tôi. Cả Bạch Răng Vàng cũng đang đứng ở đó. Thấy tôi tỉnh lại mọi người đều mừng rỡ. Tôi nằm im một lát, cố tĩnh trí lại để phán đoán hiện tình. Trật tự trở lại dần trong bộ óc hỗn mang của tôi. Cả người tôi đau ghê gớm. Tôi xin một chút nước. Bạch Răng Vàng xáp mặt hắn tới gần mặt tôi, nhe răng cười. Tôi hỏi hắn:
"Chơi đĩa. Chơi cóc lôi thôi quá, móc bài ra đút bài vào mất thì giờ nên ít nơi chịu xài cóc".
"Không được. Chơi chỗ quen biết thì đánh đĩa còn khả thủ. Chứ chỗ lạ hoặc chưa quen biết lắm thì phải có cóc mới được. Thiên hạ chúng nó giỏi vẽ bùa lắm. Lối đòn ấy rất thông dụng. Nào cạo, nào gọt, nào bấm, nào uốn. Nhiều trò lắm, con ơi. Không có cóc, rất nguy hiểm. Mày phải nghe lời tao. Gặp chỗ lạ phải chịu khó cô bài, thấy thằng nào có thái độ khang khác mình phải theo dõi nó ngay, và nhất là phải đánh bằng cóc. Con ạ, phải nghe lời thầy, khi gặp chỗ lạ phải đặt được con cóc vào rồi hẵng chơi. Không có cóc hãy rút lui ngay, dẫu có thèm chơi đến mấy cũng phải dằn lòng lại".
Tới đây, cha tôi gọi thằng nhỏ:
"Này, Quế ơi, Quế ơi! (Tiếng dạ của thằng nhỏ). Lên đây ông bảo (Quế thò đầu lên). Mang cái tráp ra đây cho ông".
Cha tôi thong thả mở tráp, lấy ra một con cóc bằng gỗ có đánh vẹc ni màu nâu sẫm nổi vân mờ.
"Tao dùng con cóc này cả chục năm nay rồi. Đi đâu tao cũng mang nó theo. Đóng theo mẫu ông Tư Cây ngày xưa đó, dễ rút lắm (cha tôi lại mở tráp lấy ra một cỗ bài Kem cho vào cóc). Nó chỉ ra từng cây một chứ không ra nhiều (ông thử hai ba lần). Thấy không. Để tao bảo thằng Quế nó cầm con cóc này sang thợ mộc, nhờ bác ấy đóng ngay cho mày một con giống như con này. Quế ơi!..."
Có tiếng dạ. Thằng bé lại chạy lên.
"Ờ, chờ đấy ông bảo. (Cha tôi quay sang tôi). Mày để chiều nay hẵng đi được không. Ở đây chơi với tao một ngày nữa".
"Không được, thầy ạ. Con đã nhờ một người bạn ghi chỗ phi cơ để đi vào chín giờ sáng mai. Phải đi Nha Trang chiều nay mới kịp được. Còn có hai tiếng nữa xe lửa sang Nha Trang khởi hành, con xin phép thầy… Bây giờ đóng cóc chắc không kịp đâu. Để về Saigon con bảo họ làm một con cũng được".
"Không được. Phải đúng theo mẫu này mới dễ rút. Ờ mà để tao chỉ cách cho thợ mộc ở đây làm cái khác. Thầy cho con con cóc của thầy, mang nó về Saigon mà dùng. Hãy luôn luôn nhớ lời thầy dặn: trong những cuộc sát phạt, con cóc là một vật hộ thân cần thiết".
Chắc hẳn cũng một phần nhờ con cóc mà đời tôi đỡ tả tơi. Có muốn bảo rằng cuộc sống của tôi bắt đầu lên hương thì cũng vẫn cứ đúng. Căn nhà tôi ở, một thời hoang tàn lạnh lẽo bây giờ dần dần sầm uất ấm áp trở lại. Trước kia ngày ngày các đồ đạc đội nón mê ra di bây giờ ngày ngày chúng đội mũ Mossant quay trở về. Suốt hai ba năm tôi toàn phải cuốc bộ đến sở làm việc, lúc này tôi đã có cả một chiếc xe gắn máy Nhật mới tinh. Rồi ti vi, rồi tủ lạnh, rồi tourne disques, rồi mangé-tophone, gần đủ mọi tiện nghi của cuộc sống hôm nay. Toàn kiểu mới nhất, toàn thứ dữ. Stereo, Hi Fi, Auto-Return, F.M. Mời các bạn thân mến cứ tới nhà tôi chơi. Có Congac, có Martell, có vat 69. Cam táo nho chuối le bưởi đầy trong tủ lạnh. Bạn mỏi lưng ư? Tôi đã dành riêng cho bạn một cái giường khăn nệm mới tinh. Xin các bạn cứ tự nhiên như ở nhà các bạn vậy. Mà nhà tôi đích thị là nhà của các bạn, chứ còn gì nữa. Này nhé, tất cả các vật dụng hạng de luxe trong phòng này đều là tặng vật của các bạn đó. Các bạn đã thương tôi, quý tôi, mến tôi mà cho tôi những đồ dùng ấy. Cám ơn các bạn. Ba, bốn lần cám ơn các bạn. Nếu các bạn muốn hưởng lạc theo lối mấy ông nhà giàu Chợ Lớn, có lẽ tôi cũng sẵn sàng làm theo ý các bạn. Tôi sẽ đến khách sạn Tản Đà mướn một hai con gà mái thượng hạng về đây để họ rút bài hộ các bạn, nâng khăn sửa túi cho các bạn lúc các bạn nặn bài. Nếu các em có áp bộ ngực căng phồng của họ vào vai vào má các bạn thì đó là thói quen nghề nghiệp của họ đó thôi, xin đừng lạm dụng óc tưởng tượng để mà có thể nghĩ rằng đó là đòn Vân Nam. Không đâu, tôi xin thề độc là không có đòn phép gì đâu. Chỉ có xanh và chín. Chỉ có cao và thấp. Hoàn toàn là một cuộc đấu trí, một cuộc thi thố kinh nghiệm. Xin lỗi các bạn, tôi đếch cần đòn phép, cũng đếch sợ đòn phép. Tôi sẵn sàng nghênh tiếp bất cứ ai, kể cả ông Hảo Mập, ông cả Bích, ông Trần Lê Nguyễn. Miễn các ông ấy cho phép tôi làm lại bài, cho phép tôi đặt con cóc nâu của tôi vào, cho phép tôi che kín tẩy ngay, từ miệng cóc.
Chín mười giờ sáng gì đó. Hôm nay, Chủ nhật. Tôi gõ cửa nhà ông B. Vợ B. ra mở cửa. Có tiếng B. hỏi vọng ra. Bà vợ trả lời: "Ông Oanh Cóc!". Năm tráng sĩ đang say cơn máu lửa. Thấy tôi, họ reo lên: "A, Oanh Cóc!". Một ông sính xài tiếng Pháp: "Bonjour, l’Homme au Craupaud!". Riêng Xuân Mắt Xếch chỉ đưa mắt nhìn tôi chứ không nói câu gì. Có lẽ hắn đang thua. Đôi mắt hắn cúp hẳn xuống đến gần như không xếch nữa. Khi hắn thua, mắt hắn hết xếch.
Tôi cởi giày đưa mắt nhìn láng các đối thủ rồi thong thả ngồi xuống chiếu. Nhẹ nhàng đặt con cóc vào giữa tấm chăn, tuyên bố: "Đánh bằng làng". Ba bốn ván đầu, không có gì đáng kể về phần tôi. Chỉ mất ít tiền đi chợ. Ván thứ năm thứ sáu gì đó, tôi rút xì, ông bên cạnh rút đầm. Xuân Mắt Xếch rút tây, mấy ông kia, không có gì đáng nhớ. Tôi mậu tẩy đi tiền năm trăm. Con đầm theo năm trăm. Xuân Mắt Xếch theo năm trăm tố thêm một ngàn rưởi. Ba nhà cuối cánh quay bài lẹ. Tôi nhấc tẩy lên ngó. Một xì nửa ở dưới. Nhưng theo xuôi thôi. Cây đầm cũng vào. Tôi rút cây xập, ông bạn mặt đầm rút bồi. Mắt Xếch (nhưng đã hết xếch) rút một con chó. Bồi ngần ngừ một lát rồi pha. Mắt Xếch đếm tiền trong láng của hắn: tám ngàn năm trăm đồng. Hắn đẩy tất cả số tiền ra, nói bằng giọng rất khô khan: "Tám ngàn năm trăm". Mạng hắn tận rồi nên hắn mới thò đầu vào xì líp của tôi. Tôi giả bộ suy nghĩ, suy nghĩ hơi lâu là khác, rồi ngần ngừ đếm tiền, rồi ngần ngừ theo xuôi. Ông bạn bên cạnh cũng theo. Trừ tám ngàn năm trăm, còn đâu sáu nghìn ông ta tố nốt! Và ván đó, ông ta thắng. Tôi bị phản phé, mặc dầu rút thêm một cây xập nữa là hai đôi. Lá cuối cùng, ông bạn bên tôi rút thêm một đầm. Bất cần biết bài của chúng tôi, ông ta nhanh nhẹn vật tẩy đầm lên rồi quơ tiền.
Xuân Mắt Xếch đã hết tiền nhưng hắn vẫn lặng lẽ rút bài. Cả làng, như kính trọng sự đau đớn của hắn, cũng giữ im lặng không nói gì. Đến lượt hắn phải đi tiền. Không ngẩng mặt lên, hắn hỏi mượn chủ nhà năm ngàn. Chủ nhà viện cớ từ chối. Hắn lại hỏi Bạch Răng Vàng. Không xong. Bây giờ hắn mới ngẩng đầu lên nhìn tôi như con cọp nhìn con dê mà không nói gì cả. Tôi vừa bị một ván nặng. Nhưng con cọp kia đang say đòn nên bất cần phải trái cọp vẫn cứ lầm lì nhìn dê. Và dê biết phận dê, nghĩa là dê móc túi trong lấy mớ tiền ra đếm đủ mười tờ lớn đưa cho cọp. Cuộc chơi tiếp tục. Chừng mươi phút sau Xuân Mắt Xếch lại hết tiền, còn tôi ăn được một ván khá lớn, không những gỡ hòa mà còn được tí chút. Dĩ nhiên, hắn lại hỏi tiền tôi, lần này, hắn chịu mở miệng nói vài câu khi vay tiền. Hắn lầy tiền của tôi thêm ba bốn lần nữa vẫn không sao gỡ được. Con cọp hóa thành con bò rừng, rồi con bò rừng hóa điên, gặp bất cứ màu gì cũng húc. Húc như thế dẫu có giàu đến bằng ông La Thành Nghệ thì rồi cũng tới cái lúc phải mang bị gậy. Xuân Mắt Xếch hỏi tiền tôi tới lần thứ sáu. Bản tính hiền lành đến gần như hèn nhát, tôi vốn tránh những chuyện có thể đưa mình tới chỗ gây gổ với những kẻ thuộc giới dao búa như hắn. Nhưng dầu hiền lành mấy, dầu nể sợ Xuân Mắt Xếch tới đâu chăng nữa, dầu tôi đang đều đặn hốt tiền của làng, tôi cũng không thể không cằn nhằn khi đưa cho hắn năm ngàn bạc lần thứ sáu: "Thôi đấy nhé, tôi nói, tôi không đưa nữa đâu. Bình tĩnh lại đi, cậu cứ húc như thế thì hết thuốc chữa đấy!". Cơn giận của Xuân Mắt Xếch được dịp bùng ra dữ dội. Hắn vứt mạnh xấp năm ngàn xuống chiếu, giơ một cánh tay to lớn đầy vết xâm lên chỉ vào mặt tôi, răng hắn nghiến lại, mắt hắn quắc lên, rồi hắn nói gào gừ trong cuống họng:
"Này ông con, đừng có lên mặt dạy đời. Ta mượn tiền rồi tao trả, có quịt nợ của ai bao giờ đâu (!). Mày nói hỗn ông quật bỏ mẹ".
Cả làng lao xao can gián. Tôi ngồi im không đáp lại. Tưởng chuyện sẽ êm, chẳng dè cây muốn lặng gió chẳng đừng. Xuân Mắt Xếch vẫn cứ lải nhải chửi bới tôi đủ điều. Tôi cố nhịn nhục, nhưng tôi càng nhịn hắn càng làm già. Hắn biết tôi là kẻ vốn sợ oai hắn. Hắn biết tôi là kẻ luôn luôn chủ trương cái câu Dĩ hòa vi quý. Nhưng bữa nay, câu danh ngôn ấy trở thành vô nghĩa đến trơ trẽn. Nhưng tôi vẫn không bỏ nó. Tôi vẫn cứ dĩ hòa. Và tôi dĩ hòa bao nhiêu hắn lại dĩ chiến bấy nhiêu. Cả làng vẫn lao xao can gián nhưng sự can gián chỉ là dầu đổ thêm vào lửa. Đôi mắt Xuân lúc này xếch hẳn lên, tròng trắng đục hẳn đi, đầy sát khí, bọt sùi cả ra mép hắn. Cơn giận nung nấu từ lâu rồi đột ngột bùng ra đã làm hắn mất cả trí khôn. Hắn thóa mạ tôi hoài, nhai đi nhai lại những câu ngang hơn cua, đến độ tôi phải lên tiếng đáp lại, nhưng tôi vẫn cứ giữ vẻ ôn tồn: "Này, vừa phải thôi chứ, anh Xuân. Đừng bắt nạt nhau quá thế!". Ấy vậy là hắn vùng đứng ngay dậy co chân đá thốc vào mặt tôi. Tôi né vội sang bên tránh đòn. Đá hụt, hắn hùng hổ nhào tới, vươn cả hai cánh tay lông lá ra có lẽ định vồ lấy cổ tôi mà bóp. Tôi chạy nhanh ra phía cửa định thoát thân, nhưng cửa khóa. Hắn chạy theo nhưng hai ba người kịp thời cản hắn lại, giữ chặt lấy hắn ngay giữa chiếu bạc. Tôi quay một vòng chìa khóa mở cửa. Tránh voi không xấu mặt, tôi còn kịp nghĩ như thế. Nhưng ngay lúc đó, Xuân Mắt Xếch bỗng để ý tới con cóc gỗ của tôi nằm trên mặt tấm chăn. Hắn hú lên: "Này cóc này!" rồi hắn đá mạnh vào con cóc, khiến nó bay lên như một trái banh vuông, đập chát vào tường, hộp đi đằng hộp nắp đi đằng nắp. Bàn tay tôi dừng lại nơi quả đấm cửa. Tim tôi đau nhói. Máu trong cơ thể tôi như thoáng ngừng chảy rồi bỗng nhiên sôi lên. Cơn giận chận lấy cổ họng tôi khiến tôi khó thở. Xuân Mắt Xếch có thể lấy tiền của tôi, có thể chửi bới tôi, có thể đánh đập tôi, nhưng hắn không thể được phép đá con cóc của tôi một cách ngu dại như thế. Con cóc ấy là gia bảo độc nhất của gia đình tôi, cha truyền con nối. Con cóc ấy là thần hộ mệnh của tôi, đã cứu vớt tôi khỏi cuộc sống bần hàn đen tối, mang tôi vào cuộc đời phong lưu sáng sủa. Tôi vốn tôn thờ con cóc ấy, coi nó như một vật linh thiêng, như biểu tượng của bố tôi, một người bố rất mực thương yêu tôi và hiểu tôi, sẵn sàng thông cảm bỏ qua tất cả những mối đam mê ngông cuồng của tôi. Tôi không thể nào tha thứ cho cái cử chỉ ngu dại đó của Xuân Mắt Xếch được. Nắm tay tôi buông quả đấm cửa ra để với lấy một cái ghế. Tôi xông thẳng vào giữa chiếu bạc. Có lẽ vì thấy dáng điệu của tôi hung hăng quá, mấy người buông Xuân Mắt Xếch ra và chạy dạt sang bên. Chỉ còn Xuân Mắt Xếch đứng sững giữa phòng. Chính hắn cũng hơi ngạc nhiên nhưng chỉ kịp ngạc nhiên trong vài giây đồng hồ. Chiếc ghế trong tay tôi bổ thẳng vào đầu hắn. Xuân giơ hai cánh tay to lớn lên gạt mạnh. Pắc, chiếc ghế văng khỏi bàn tay tôi. Tôi khom người lấy đà, húc mạnh đầu vào bụng đối thủ. Nhưng tôi đã húc vào một cái bị gạo. Gã hộ pháp vẫn đứng trơ trơ không chút nao núng. Xuân giơ hai bàn tay nắm lấy bụng tôi, nâng bổng tôi lên cao như nâng một đứa con nít, rồi không do dự, hắn quật mạnh tôi xuống đất. Toàn thân tôi đau dội lên. Thân thể tôi lăn đi mấy vòng va vào một cái chân bàn. Cái bàn đổ nghiêng, nào chai nào ly, nào tách rơi xuống vỡ loảng xoảng. Tôi vớ lấy một cái chai cụt cổ ở gần tay, cô-ca hay bia gì đó, và cố gắng đứng dậy. Ngay vào lúc Xuân Mắt Xếch tới sát ngay trước tôi, tôi ném luôn cái chai vào mặt hắn. Xuân ôm mặt lảo đảo, máu chảy ra khỏi những kẽ tay hắn. Được thể, tôi vồ lấy một cái chai khác nguyên vẹn, còn đầy nước nện mạnh vào đầu hắn, nhưng cái chai hụt xuống vai hắn. Xuân rên lên một tiếng đau đớn, quay phắt người lại phóng vào bụng tôi một ngọn độc cước khủng khiếp. Mắt tôi hoa lên. Mọi vật chung quanh tôi đảo quay. Thế rồi tôi ngất đi không còn biết gì nữa.
Tôi tỉnh dậy trên một cái giường nhỏ trong bệnh viện. Mấy người thân đang xúm xít quanh tôi. Cả Bạch Răng Vàng cũng đang đứng ở đó. Thấy tôi tỉnh lại mọi người đều mừng rỡ. Tôi nằm im một lát, cố tĩnh trí lại để phán đoán hiện tình. Trật tự trở lại dần trong bộ óc hỗn mang của tôi. Cả người tôi đau ghê gớm. Tôi xin một chút nước. Bạch Răng Vàng xáp mặt hắn tới gần mặt tôi, nhe răng cười. Tôi hỏi hắn:
"Con cóc của moa đâu rồi?"
Lê Huy Oanh
Cháo cóc
Vậy
mà, tội nghiệp, đang lúc cóc mến thương trao nhịp thở chung tình với
nahu trong đêm xanh mát rượi thì loài người từ khắp nơi đổ đến, vơ cả
lũ rồi ném cả vào thùng. Hú vía! Có con sây sát cả mình; có con gãy đùi,
sứt trán; lại có cặp bị dứt ngang ra, nhưng đa tình thay là giống cóc!
Mùa
này, vào những buổi chiều sẫm tối có cơn dông, tôi vẫn thường nhớ đến
một căn nhà thấp ở phố Hàng Gai, Hà-nội, quanh năm ẩm thấp, hễ có mưa
rào thì nước dâng lên mấp mé chân giường. Nhà ấy là nhà của cụ tôi, sau
để lại cho thầy mẹ tôị Có lẽ vì sợ làm mếch lòng các cụ, thầy tôi không
dám sửa lại, thành thử mỗi khi mưa thì nhà dột đất ẩm, nửa đêm chợt tỉnh
giấc nồng, cứ nghe ồm ộp bên tai tiếng cóc nhái kêu gào như thể mình
đương nằm giữa cánh đồng: ghét quá! Tôi còn nhớ có đêm, mất ngủ, tôi lén
thức dậy thắp một cây nến nhỏ đi soi ở dưới gậm giường, bắt cóc, đem
hành phạt. Mẹ tôi mắng:
Bắt
nó phải thì tội chết. Và mẹ tôi lại bảo: Mình nó có nhựa, chạm phải,
hóa hủi, không thể nào chữa được. Con cóc là cậu ông trời, Hễ ai đánh
cóc thì trời đánh cho. Từ đó, tôi không dám đánh cóc, giết cóc nữạ Và
cũng từ đó, tôi yên trí rằng nhựa cóc sẽ sinh bệnh hủi cho mãi tới bây
giờ... để thú thực rằng tôi đã ngạc nhiên và kinh sợ hết sức khi thấy có
người ở đây ăn cháo cóc
Cóc
ai mà lại còn không biết nó? Xấu đến thế là cùng! Nó nặng nề, ì ạch,
lúc nào cũng ngồi chồm hỗm, mắt cứ giương ra trừng trừng, mà da thì đen
mai mái, lại sù sì, tởm quá. Nhìn bát cháo cóc mà tưởng tượng lại cái
thân hình như thế, thực tôi không hiểu sao người ta có thể ăn uống lẩm
cẩm như thế được... Nhưng đến khi liều chết, húp thử vài miếng xem sao
thì mình cũng thấy nó có một hương vị lạ, ngon ngọt, thơm thơm, man mát
như thể thịt có ướp hoa bưởi vậỵ Thử cho mà biết như thế cũng haỵ Có một
thuở nào xa xưa lắm rồi, tôi đã ở trong rừng với người Chàm, lấy lá đu
đủ nấu canh, ăn ốc ma leo ở hàng rào ẩm cả tháng mà không làm sao hết,
trái lại vẫn cứ ngon... Có người sống hàng năm trong rừng ăn kiến, ăn
gián còn ghê hơn tôi, mà có làm sao đâủ Còn ở tỉnh thành, ai mà không ăn
ốc nhồi, ốc vặn, ai mà lại không ăn rươi, ăn ếch? Thế thì tại sao không
thể bắt con chằng hiu nhắm rượu chơi, nướng con dế cơm lên lửa ăn với
củ lạc rang và rửa con cóc cho sạch nhớt, lột da, chặt đầu nấu cháỏ ếch
và cóc cùng thuộc loài lưỡng thể động vật.
Người Tây phương ăn ếch chiên, ếch xào lăn với hành và nuôi ếch to thế
này này đóng hộp để xuất cảng thì nghĩ cho kỹ, cóc cũng chỉ thế mà thôị
Người ta sợ ăn cóc chỉ vì có thành kiến về da nó, nhưng có ai đã được
xem làm một mẻ cóc rồi mới biết tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh,
thịt ếch cũng chẳng hơn gì thịt cóc. Cho tới bây giờ chưa có một ai bảo
cho tôi biết da cóc có truyền bệnh hủi đích thực hay không, những trông
một mẻ cóc chặt đầu, lột da rồi, để trên thớt chờ làm thịt, ta thấy thịt
cóc hấp dẫn như thịt ba dọi vậỵ Thịt ấy màu trắng ngà, thớ nhỏ, đanh mà
ráo rẻ đáo để. Thử tượng tượng để cho khô nước, chiên hành tỏi cho dậy
mùi rồi bỏ thịt cóc vào mà xào, cái thơm tho tiết ra trong không khí
quyễn rũ khứu giác của người ta biết chừng nào! Ông nào nhậu, chờ cho
thịt chín vàng, xúc ra đĩa, gia thêm sả, hạt tiêu, ớt vào mà nhắm nhót
có thể thấy thích thú hơn ăn thịt gà mái tợ Thịt dê dai lắm, mà thịt thỏ
thì xác quá, không thể đem ra so sánh được với thịt cóc, mềm, mà nhai
sừn sựt, ngọt nhưng ý vị, đậm đà, chớ không trơ trẽn như thịt ngan, thịt
ngỗng. Bẩm các cụ, chúng tôi xin lỗi, chớ ăn cóc như thế này, ngon nhất
món gì? Tôi đã hỏi ý kiến nhiều người sành ăn ở đây thì cóc ăn sướng
nhất là món cháọ
Thịt cóc luộc với cháo, ăn thanh cảnh mà không ngấỵ Nhưng phần đông thích ăn cháo với thịt cóc xàọ Ăn kiểu này, cũng như cập tầy hay kê ạp chúc, nghĩa là để cháo với thịt riêng ra, duy khác một chút là cá thì để tái, gà thì luộc lòng đào, còn cóc thì xào lên trước. Lúc ăn, trút thịt cóc vào cháo, quậy lên. Ai ăn được mà đầu, rẩy một chút lên cho thêm thơm, thêm béo; nhưng nếu không có thì cũng chẳng sao, bởi vì riêng thịt cóc, cũng đã thơm và ngọt lắm rồị Vừa húp, vừa ngẫm nghĩ, ta có cảm giác cái thơm, ngọt đó tựa như cái thơm ngọt của tôm he và bào ngư hòa hợp với nhau để tạo thành một lực lượng thơm thứ ba vừa lành vừa mát. Thực thế, nhiều người bảo tôi rằng cháo cóc mát lắm, trẻ con, người lớn ăn vào giải nhiệt; hơn thế có ông lại bảo nó trừ được cả một vài chứng kinh, sũng và chứng khóc dạ đề của trẻ mới sinh - chẳng biết có đúng hay không? Nói thì nghe sướng lắm, nhưng bởi mình mới tập sự ăn cháo cóc nên vẫn cứ thấy rờn rợn, sợ một cái gì... Thì ra là mình sợ chết. Chớ saỏ Đọc báo hàng ngày, người ta há chẳng thấy đôi khi có đăng tin ăn thịt cóc chết người là gì đấỷ! Một ông bạn bảo tôi:
- Có thế thực, ăn cóc có khi chết người, nhưng chết là tại người ta làm lòng không kỹ.
Lúc làm cóc cần nhất là phải sạch, đừng để cho dập mật, đừng để cho sót trứng vì nếu trứng cóc làm không kỹ, nó dính vào mỡ, ăn vào dễ chết như chơị Mật lấy không hết cũng vậỵ Người ta bảo rằng một nồi cháo cóc mà để xót mươi cái trứng ăn vào chỉ nửa tiếng đồng hồ thấy xây xẩm mày mặt lại, quỵ luôn. Các ông già, bà cả lại còn nói rằng thịt cóc tối kỵ củi cà và khoai mì. Nấu thịt cóc với võ cây cà tím phơi khô hay ăn thịt cóc lẫn với khoai mỳ cũng độc lắm, dễ chết người
Thịt cóc luộc với cháo, ăn thanh cảnh mà không ngấỵ Nhưng phần đông thích ăn cháo với thịt cóc xàọ Ăn kiểu này, cũng như cập tầy hay kê ạp chúc, nghĩa là để cháo với thịt riêng ra, duy khác một chút là cá thì để tái, gà thì luộc lòng đào, còn cóc thì xào lên trước. Lúc ăn, trút thịt cóc vào cháo, quậy lên. Ai ăn được mà đầu, rẩy một chút lên cho thêm thơm, thêm béo; nhưng nếu không có thì cũng chẳng sao, bởi vì riêng thịt cóc, cũng đã thơm và ngọt lắm rồị Vừa húp, vừa ngẫm nghĩ, ta có cảm giác cái thơm, ngọt đó tựa như cái thơm ngọt của tôm he và bào ngư hòa hợp với nhau để tạo thành một lực lượng thơm thứ ba vừa lành vừa mát. Thực thế, nhiều người bảo tôi rằng cháo cóc mát lắm, trẻ con, người lớn ăn vào giải nhiệt; hơn thế có ông lại bảo nó trừ được cả một vài chứng kinh, sũng và chứng khóc dạ đề của trẻ mới sinh - chẳng biết có đúng hay không? Nói thì nghe sướng lắm, nhưng bởi mình mới tập sự ăn cháo cóc nên vẫn cứ thấy rờn rợn, sợ một cái gì... Thì ra là mình sợ chết. Chớ saỏ Đọc báo hàng ngày, người ta há chẳng thấy đôi khi có đăng tin ăn thịt cóc chết người là gì đấỷ! Một ông bạn bảo tôi:
- Có thế thực, ăn cóc có khi chết người, nhưng chết là tại người ta làm lòng không kỹ.
Lúc làm cóc cần nhất là phải sạch, đừng để cho dập mật, đừng để cho sót trứng vì nếu trứng cóc làm không kỹ, nó dính vào mỡ, ăn vào dễ chết như chơị Mật lấy không hết cũng vậỵ Người ta bảo rằng một nồi cháo cóc mà để xót mươi cái trứng ăn vào chỉ nửa tiếng đồng hồ thấy xây xẩm mày mặt lại, quỵ luôn. Các ông già, bà cả lại còn nói rằng thịt cóc tối kỵ củi cà và khoai mì. Nấu thịt cóc với võ cây cà tím phơi khô hay ăn thịt cóc lẫn với khoai mỳ cũng độc lắm, dễ chết người
Nghe thấy mà bắt ớn! Song le những người ưa thưởng thức món ăn ngon
không vì thế mà chịu thôi thịt cóc. ờ phải, cứ vào vụ mưa này đây, có ai
về chơi thăm những vùng quê Cái-bè, Cần-giuộc, ở lại nghỉ đêm ở
Tân-phước hay Chợ Gạo mới thấy người ta ham bắt cóc ăn đến chừng nàọ Mấy
thằng nhỏ cởi trần trùng trục, đóng khố, lội mưa, xách một cái đèn đi
lùi lũi vào vườn nhà người ta rón rén tìm đến chỗ cóc kêu lấy xiên xiên
từng con hoặc nằm xoài ra để chộp cho vào trong một cái giỏ đeo ở bên
sườn.
Nhưng đấy chỉ là những tốp người lẻ tẻ đi bắt cóc vô tổ chức. Muốn hiểu
thế nào là bắt cóc chân chính, ta phải đi ra ngoài, đi quan sát dưới
trời mưa, ở ruộng, hay dọc một con đệ Hoàng hôn vừa lả xuống trên nội
cỏ, đồng cây từ Lao đung qua Trà-bến, từ Long-thành đến Lái-an từ
Cồn-lát đổ về, từ bờ sông cái vọng sang, tiếng cóc ì à ì ộp liên thanh
bất chỉ như một bản nhạc thô kệch nhưng xúc tích hương cau, mùi lúạ Từng
nhóm người bận áo đen quần cụt, lầm lầm lũi lũi đi ở trên bờ ruộng,
vểnh tai lên nghe xem tiếng nhạc cóc từ nơi nào vọng rạ Chỉ một giây, họ
biết ngay nơi cóc tụ hội. Thường thường, đó là một cái gò cỏ rậm hoặc
một lu đất bên cạnh những vũng nước dợ Chiếu một ánh đèn vào đó mà coi:
chúng bắt cặp với nhau kỹ lắm; ánh đèn vừa chiếu vào, léo mắt, cặp nào
cặp nấy nhảy đì đà đì đạch, nhưng cấm có cặp nào chịu rời nhaụ Một cuộc
bố ráp diễn ra, làm cho kẻ bàng quanh tưởng tượng như mình đương chứng
kiến một cuộc bố ráp ở Chuồng Chó hay Ngã ba chú íạ Mười cặp thì cả mười
bị tóm! Người chuyên viên thong thả giơ từng cặp bắt được, đưa lên ánh
đèn dầu để coi nở một nụ cười khoái trá khi bắt được cặp cóc đen và mập.
Cái giống cóc bụng đỏ là cóc bệnh, ăn chẳng ra cái chết gì, chỉ để dành
trong nhà ăn với nhau, chớ không bán được tiền.Cóc được ưa chuộng phải
là cóc bự, có nhiều mụt đen ở trên lưng, chân no mà sáng. Người ta cho
tất cả vào trong một cái vó tre hay thùng thiếc đem về, lột da rồi đưa
ra chợ. Các chợ Sài-gòn, Phú-nhuận, Ngã ba ông Tạ... thường vẫn bán cóc
cho người thủ đô mua xàị Hỡi cô Hai, cô Ba, Cô Sáu, cô Bảỵ.. cô Chín, cô
Mười ơi! Gà nhúng hèm, ăn mãi bứ; chạo tôm, gỏi sứa, bì cuốn, dùng luôn
cũng ngán! Hôm nào thử ra chợ mua một mẻ cóc về làm vài món ăn chơi,
các cô sẽ thấy chồng bớt khó tính đi, và các ông sẽ vừa thưởng thức
miếng ngon vừa kể những câu chuyện hay hay đáo để:
- Em có biết tại sao về cữ mưa này, người ta bắt được nhiều cóc không?
Nguyên giống cóc, cũng như giống ếch nhái, là một loại động vật vùa nước mà vừa cạn. Cái trứng nở ra như một thứ ấu trùng, có mang để thở, ở dưới nước như loài cá. ít lâu sau, mang nó rụng đi, chân mọc ra, đồng thời cái đuôi mất nốt. Cứ vào cữ mưa thì cóc dưới nước lên trên bờ ở, nhưng cũng chính vào lúc đó, những cóc dậy thì, cũng như các cóc nạ giòng, lớn tuổi nằm trong những đồng ruộng đầy sao rụng, mơ chuyện ân tình, thi nhau làm công việc truyền tử lưu tôn. Những tiếng kêu oai oái, có lúc như đau đớn, có lúc như thở dài, có lúc như rên rú, có lúc như nhõng nhẽo, chính là tiếng nói của tình yêu đấy, em thương ạ!
- Em có biết tại sao về cữ mưa này, người ta bắt được nhiều cóc không?
Nguyên giống cóc, cũng như giống ếch nhái, là một loại động vật vùa nước mà vừa cạn. Cái trứng nở ra như một thứ ấu trùng, có mang để thở, ở dưới nước như loài cá. ít lâu sau, mang nó rụng đi, chân mọc ra, đồng thời cái đuôi mất nốt. Cứ vào cữ mưa thì cóc dưới nước lên trên bờ ở, nhưng cũng chính vào lúc đó, những cóc dậy thì, cũng như các cóc nạ giòng, lớn tuổi nằm trong những đồng ruộng đầy sao rụng, mơ chuyện ân tình, thi nhau làm công việc truyền tử lưu tôn. Những tiếng kêu oai oái, có lúc như đau đớn, có lúc như thở dài, có lúc như rên rú, có lúc như nhõng nhẽo, chính là tiếng nói của tình yêu đấy, em thương ạ!
Vậy mà,
tội nghiệp, đang lúc cóc mến thương trao nhịp thở chung tình với nhau
trong đêm xanh mát rượi thì loài người từ khắp nơi đổ đến, vơ cả lũ rồi
ném cả vào thùng. Hú vía! Có con sây sát cả mình; có con gãy đùi, sứt
trán; lại có cặp bị dứt ngang ra, nhưng đa tình thay là giống cóc! Bị sa
cơ đến như thế, cặp nào cặp nấy vẫn không chịu rời nhau, nhất thiết
khắng khít cho đến chết. Yêu là chết ở trong lòng một ít có phải nhà thi
sĩ đã viết như thế phải không, em? Với loài cóc, yêu là chết thực sự,
chết đứ đừ, chết toàn diện, chết giẫy lên đành đạch; nhưng không hề gì, ở
trong thùng, trong vó chùng vẫn song ca bản nhạc mê lỵ Vì thế, đừng
tưởng ăn thế này là chỉ ăn thịt cóc mà thôi, nhưng chính là ta ăn hương
thơm đồng ruộng, ăn... những bản nhạc dân ca, ăn... bao nhiêu cuộc ân
tình ra rít? vào lòng... Người chồng nói tới đó, đưa mắt nhìn vợ, thì
thấy long lanh cặp mắt lá khoai, hồng lên đôi má mịn màng... Đêm ấy, bên
chùm dạ lý hương, hai mái đầu xanh sát lạị.. Đâu đây, có mùi hoa bưởi
thơm thơm...
Vũ Bằng
Vũ Bằng
Ngày xưa, trong một
bản vắng, có hai vợ chồng nọ đã sống qua nhiều mùa nương mà chưa có con nối
dòng. Họ buồn rầu như cỏ tranh già ngày nắng. Ngày ngày, người vợ thắp hương
cầu khấn mong trời thương cảnh nghèo đơn chiếc ban cho một đứa con. Quả nhiên,
ít lâu sau, người vợ có thai. Hai vợ chồng mừng lắm. Họ mong ngày mong đêm đứa
con sớm ra đời. Nhưng chẳng may người chồng lại bị ốm rồi chết, mắt chưa được
nhìn con. Người vợ rất buồn nhưng cứ nghĩ đến đứa con sắp ra đời, lòng lại
nguôi nguôi.
Mười
ba lần trăng lặn rồi mười ba lần trăng mọc, đứa bé trong bụng mới tròn tháng.
Không ngờ, sau một cơn đau bụng dữ dội người vợ hóa lại đẻ ra một con Cóc xấu
xí. Người vợ sợ lắm nhưng không nỡ bỏ đứa con của mình. Ngày ngày bà lên rừng
đào củ mài để nuôi Cóc, mong cho Cóc chóng lớn. Ngày qua tháng lại, cóc lớn dần
và trở thành một chàng Cóc cường tráng. Rồi mẹ Cóc cũng lại qua đời. Từ đó Cóc
phải tự mình làm lụng nuôi thân.
Hồi ấy ở gần nhà Cóc có tên Khoàng Tý. Nhà Khoàng Tý có ba cô con gái đã đến tuổi lấy chồng. Đã bao nhiêu lần, Khoàng Tý mở hội để kén chọn con rể. Nhiều chàng trai đẹp đến để thi tài. Nhiều con nhà giàu mang trâu, ngựa đến để hỏi nhưng chưa ai làm Khoàng Tý ưng bụng. Lần ấy chàng Cóc tìm đến xin để làm con rể Khoàng Tý. Vừa thấy Cóc, Khoàng Tý đã giận dữ hét
Hồi ấy ở gần nhà Cóc có tên Khoàng Tý. Nhà Khoàng Tý có ba cô con gái đã đến tuổi lấy chồng. Đã bao nhiêu lần, Khoàng Tý mở hội để kén chọn con rể. Nhiều chàng trai đẹp đến để thi tài. Nhiều con nhà giàu mang trâu, ngựa đến để hỏi nhưng chưa ai làm Khoàng Tý ưng bụng. Lần ấy chàng Cóc tìm đến xin để làm con rể Khoàng Tý. Vừa thấy Cóc, Khoàng Tý đã giận dữ hét
- Con Cóc xấu xí kia, ai cho mày đến hỏi
con gái ta! Có cút ngay đi không?Cóc
vẫn bình tĩnh nói rõ ý định của mình. Khoàng Tý giận lắm, nhưng vẫn ra điều
kiện
Nếu mày bắn một mũi tên xuyên chín con
chim mang về đây thì tao sẽ gả con gái cho.
Chàng Cóc nhận lời, rồi mang cung tên đi, vào rừng săn chim. Hôm ấy trời nổi gió dữ dội. Lá to lá nhỏ rơi ào ào, cây đổ ngổn ngang, nhiều thú vật bị chết. Đến một gốc cây to cạnh con suối lớn, chàng Cóc thấy chín con chim bị gió bão quật chết từ lúc nào. Chàng liền nhặt lấy xâu vào một mũi tên rồi đem về dâng lên Khoàng Tý. Khoàng Tý phục chàng Cóc lắm. Nó lại ra thêm một điều kiện:
-Lần này mày phải kiếm liền một lúc chín gánh củi về đây. Được vậy ta sẽ gả con gái cho. Nếu không tao sẽ đánh cho mày một trận.
Khoàng Tý yên trí rằng Cóc nhỏ bé, yếu ớt thế chắc chẳng mang được chín gánh củi về cùng một lúc. Lúc ấy nó sẽ đánh cho Cóc đến chết.
Hiểu được lòng dạ Khoàng Tý, nhưng chàng Cóc chẳng chút ngần ngại. Sáng sớm hôm sau, khi ông mặt trời chưa ngủ dậy, chàng đã sắp sẵn quang gánh, giả vờ đi vào rừng lượm củi
Một lát sau, chàng Cóc trở về nói với ba cô gái
-Tôi vào rừng kiếm củi chẳng may đâm phải cái gai ở đầu ngón chân cái. Đau quá tôi phải về đây nhờ ba cô nhổ giúp. Tôi nhớ ơn nhiều lắm
Nghe vậy, hai cô chị bĩu môi, nhổ nước bọt vào lưng Cóc rồi bỏ đi. Chỉ có cô em út là chẳng nói chẳng rằng, lặng lẽ đến khêu gai cho chàng Cóc. Cô đã khêu lâu lắm mà gai chẳng ra. Lúc bấy giờ Cóc mới bảo rằng:
-Cô tốt bụng lắm nhưng khêu thế không được đâu! Phải cầm búa bửa mạnh thì gái mới chịu ra
Cô út nghe nói vậy lấy làm ngạc nhiên lắm. Nàng sợ Cóc đau nên không dám. Nàng đành phải nói cho cha biết. Mới nghe nói Khoàng Tý cũng ngạc nhiên chẳng kém gì cô con gái út. Nhưng chỉ một lúc sau Khoàng Tý lại thấy vui trong bụng. Hắn nghĩ rằng: thế thì Cóc sẽ phải chết. Hắn liền gọi người làm mang cho hắn một cái búa thật to, to nhất trong nhà. Nhìn thấy vua mang búa hằm hằm đi đến, Cóc đã biết ý ác của nhà vu. Khoàng Tý đến nơi, chẳng nói chẳng rằng cứ thế giơ búa nhằm vào đầu Cóc mà bổ thật mạnh. Chàng Cóc nhanh nhẹn lánh sang một bên và thưa:
-Không! Tôi nhờ Khoàng Tý bổ vào ngón chân
Chàng Cóc nhận lời, rồi mang cung tên đi, vào rừng săn chim. Hôm ấy trời nổi gió dữ dội. Lá to lá nhỏ rơi ào ào, cây đổ ngổn ngang, nhiều thú vật bị chết. Đến một gốc cây to cạnh con suối lớn, chàng Cóc thấy chín con chim bị gió bão quật chết từ lúc nào. Chàng liền nhặt lấy xâu vào một mũi tên rồi đem về dâng lên Khoàng Tý. Khoàng Tý phục chàng Cóc lắm. Nó lại ra thêm một điều kiện:
-Lần này mày phải kiếm liền một lúc chín gánh củi về đây. Được vậy ta sẽ gả con gái cho. Nếu không tao sẽ đánh cho mày một trận.
Khoàng Tý yên trí rằng Cóc nhỏ bé, yếu ớt thế chắc chẳng mang được chín gánh củi về cùng một lúc. Lúc ấy nó sẽ đánh cho Cóc đến chết.
Hiểu được lòng dạ Khoàng Tý, nhưng chàng Cóc chẳng chút ngần ngại. Sáng sớm hôm sau, khi ông mặt trời chưa ngủ dậy, chàng đã sắp sẵn quang gánh, giả vờ đi vào rừng lượm củi
Một lát sau, chàng Cóc trở về nói với ba cô gái
-Tôi vào rừng kiếm củi chẳng may đâm phải cái gai ở đầu ngón chân cái. Đau quá tôi phải về đây nhờ ba cô nhổ giúp. Tôi nhớ ơn nhiều lắm
Nghe vậy, hai cô chị bĩu môi, nhổ nước bọt vào lưng Cóc rồi bỏ đi. Chỉ có cô em út là chẳng nói chẳng rằng, lặng lẽ đến khêu gai cho chàng Cóc. Cô đã khêu lâu lắm mà gai chẳng ra. Lúc bấy giờ Cóc mới bảo rằng:
-Cô tốt bụng lắm nhưng khêu thế không được đâu! Phải cầm búa bửa mạnh thì gái mới chịu ra
Cô út nghe nói vậy lấy làm ngạc nhiên lắm. Nàng sợ Cóc đau nên không dám. Nàng đành phải nói cho cha biết. Mới nghe nói Khoàng Tý cũng ngạc nhiên chẳng kém gì cô con gái út. Nhưng chỉ một lúc sau Khoàng Tý lại thấy vui trong bụng. Hắn nghĩ rằng: thế thì Cóc sẽ phải chết. Hắn liền gọi người làm mang cho hắn một cái búa thật to, to nhất trong nhà. Nhìn thấy vua mang búa hằm hằm đi đến, Cóc đã biết ý ác của nhà vu. Khoàng Tý đến nơi, chẳng nói chẳng rằng cứ thế giơ búa nhằm vào đầu Cóc mà bổ thật mạnh. Chàng Cóc nhanh nhẹn lánh sang một bên và thưa:
-Không! Tôi nhờ Khoàng Tý bổ vào ngón chân
cái chứ có phải bổ bào đầu tôi đâu?
Lần
thứ hai rồi lần thứ ba, Khoàng Tý đều nhằm vào đầu Cóc mà bổ. Nhưng cả ba lần
Cóc đều tránh được. Thất lạ, Khoàng Tý thầm nghĩ: “Hay ta bổ vào ngón chân cái
của nó xem sao”. Khoàng Tý lền bổ mạnh vào ngón chân cái của chàng Cóc. Bổ
xong, mệt quá, mồ hôi Khoàng Tý đầm đìa, mắt hoa lên. Hắn phải ngồi phịch xuống
đất, nhắm mắt lại để thở. Khi mở được mắt ra thì Khoàng Tý thấy trước mặt mình
chín gánh củi to và khô. Chàng Cóc bảo Khoàng Tý:
-Đấy tôi đã mang về chín gánh củi rồi,
Khoàng Tý gả con gái cho tôi đi.
Lần
này thì Khoàng Tý không thề chối cãi được nữa. Hắn đành phải gọi ba đứa con gái
của mình đến và hỏi:
-Đứa nào muốn làm vợ Cóc?
Hai
cô chị thi nhau cười giễu Cóc. Hết chê chàng da xù xì, lung gù lại chê là mùi
hôi thối. Chúng không thèm trả lời, nhổ nước bọt vào lưng cóc rồi bỏ đi. Cô em
út thì chẳng nói chẳng rằng cứ ngồi im lặng. Thấy vậy, Khoàng Tý bực lắm, hỏi:
-Thế nào? Mày muốn lấy Cóc à?
Cô
gái lặng lẽ gật đầu. Cuối cùng Khoàng Tý đành phải ưng thuận cho con gái út lấy
chàng Cóc xấu xí. Lúc tiễn hai vợ chồng Cóc, Khoàng Tý gọi con gái lại gần và
bảo:
-Ta sẽ đưa cho con một cái chày đá và
một con ngựa, đến giữa đường, con phải ném chết cóc rồi đánh ngựa quay trờ về.
Phải nhớ lời ta dặn đấy.
Trên
đường về nhà, Cóc dắt ngựa nhảy đi trước còn vợ Cóc cưỡi ngựa theo sau. Đi được
một quãng xa, vợ Cóc xuống ngựa và nói với chồng:
-Cha em không ưng bụng cho em sống cùng
chàng đâu. Bụng cha em ác lắm, khác với bụng em nhiều, nhưng chàng đừng buồn,
em không làm khác ý muốn của mình đâu. Nói hết câu, cô gái ném cái chày đá
xuống vực rồi xuống ngựa cùng đi bộ với Cóc về nhà. Hai vợ chồng sống trong một
túp lều tranh lụp xụp, rách nát. Hàng ngày, Cóc vẫn một mình phát nương làm
rẫy. Vợ Cóc thương chồng lắm. Một lần nàng theo chồng đi ra nương. Đến nơi,
nàng nhìn mãi mà không thấy chồng đâu, chỉ thấy một chàng trai khỏe, đẹp đang
mải mê làm nương. Người vợ mải nhìn chàng trai, bàn chân vô tình đâm phải cành
lá khô dưới đất. Thấy động, chàng trai lập tức chạy trốn vào một bụi cây gần
đấy. Vợ Cóc lạ quá liền rượt theo, thì chẳng thấy chàng trai đâu mà chỉ thấy
một con Cóc ngồi chồm chỗm dưới gốc cây mục. Vợ ra làm nương tiếp. Vừa làm,
nàng vừa nghĩ; không biết chàng trai kia là ai mà lại đến nương làm hộ nhà mình.
Ngày
qua tháng lại đã đến ngày hội lớn ở trong vùng. Trai gái trong bẳn mặc những bộ
váy áo thật đẹp, thật sặc sỡ để đi dự hội. Thấy mình xấu xí, Cóc không muốn đi
chơi với vợ. Chàng dục vợ đi trước còn mình đi sau. Vợ Cóc đi rồi, ở nhà , Cóc
liền lột vỏ biến thành một chàng trai trẻ đẹp, rồi theo đường tắt đi đến hội.
Lũ làng ai cũng trầm trồ, đổ mắt nhìn về phía chàng. Khi thấy chàng đánh quay
tài giỏi quá mọi người dồn đến xem chật vòng trong vòng ngoài. Con gái thì muốn
được tung còn với chàng, con trai thì muốn được đọ quay với chàng. Ở trong cuộc
vui mà vợ Cóc buồn lắm. Nàng chờ mãi chẳng thấy chồng đến. Nàng định bỏ về nhà,
nhưng lúc đi qua đám đông nàng ghé nhìn vào chỗ người đang chơi quay thì bỗng
nhận ra chàng trai phát nương ngày nào. Nàng đến gần chàng trai định hỏi chuyện
thì chàng bỏ chạy về hướng nhà Cóc. Lũ làng đổ xô chạy theo sau. Mọi người vào
nhà chẳng thấy chàng trai nữa, chỉ thấy một con Cóc nằm thở phì dưới gầm giường.
Một
lần khác trong vùng lại có hội. Cóc lại giục vợ đi trước. Còn mình đi sau. Lần
này vợ Cóc đi đến nửa đường thì quay về nhà. Quả nhiên nàng nhìn thấy một tấm
da Cóc ở dưới gầm giường. Chẳng chút chần chừ, nàng liền chạy lại cầm lấy tấm
da ném vào lửa. Lúc ấy ở đám hội đang vui, tự nhiên chàng Cóc thấy người bỗng
nóng rực lên, biết có chuyện xảy ra chàng bèn chạy ngay về nhà. Vừa vào đến cửa
chàng đã ngửi thấy mùi khét, bèn lấy que khều đống lửa thì thây tấm da đã cháy
hết. Từ đó Cóc mãi mãi hóa thành người và vợ chồng Cóc sống bên nhau đầm ấm.
Từ
ngày mất vỏ, chàng Cóc làm lụng thật vất vả. Mọi việc chàng đều phải nhờ vào
hai bàn tay. Lúa trên nương của hai vợ chồng Cóc không tốt như trước nữa. Gạo
trong nhà của hai vợ chồng Cóc mau hết hơn. Họ phải đi đào củ mài ở trên rừng
để ăn. Một hôm chàng Cóc nói với vợ:
- Vợ chồng mình khổ nhiều quá rồi. Bây
giờ tôi không muốn nàng phải ăn củ mài ở trên rừng mãi, phải mặc áo rách mãi.
Nàng ở nhà, tôi sẽ đi buôn một chuyến xa. Chỉ một lần trăng lên tôi sẽ trở về
thôi!
Thế
rồi sáng hôm sau chàng Cóc từ biệt người vợ xinh đẹp ra đi, trong tay chỉ có
vài đồng bạc nén. Chàng phải đi xa, xa lắm. Trên đường chàng gặp một Xê sư. Xê
sư biết Cóc là người tài giỏi tốt bụng nên muốn giúp chàng đạt được ý muốn. Xê
sư hỏi:
-Chàng trai đi đây vậy?
Chàng
Cóc lễ phép cúi đầu chào rồi đáp:
-Nhà con nghèo, con phải đi buôn một
chuyến xa!
Xê
sư lại nói:
-Thế thì con hãy đi theo ta!
Trên
đường đi, hai người gặp một dòng sông đoạn giữa trong còn ở đầu dòng và cuối
dòng lại đục ngầu. Chàng Cóc lạ lắm, bèn hỏi Xê sư:
-Tại sao lại có con sông lạ như vậy?
Xê
sư chậm rãi trả lời:
-À phải! Làm gì có con sông lạ ấy được.
Nước phải trong từ trên nguồn xuống chứ có bao giờ chỉ trong ở giữa quãng đâu.
Hai
người lại tiếp tục đi. Một lúc sau họ gặp một con chim chỉ có một chân. Thấy lạ
chàng Cóc hỏi, thì Xê sư trả lời:
-Con chim có một chân thì không thể đi
được. Cũng như người ta không thể một chân mà đi lại dễ dàng.
Chàng
Cóc thấy Xê sư nói có lý thì phục lắm. Từ đó hễ trên đường gặp cái gì lạn chàng
đều nhờ Xê sư bảo cho.
Hai
người đã qua bao nhiêu con sông, bao nhiêu ngọn núi. Một hôm nọ đến một bản nọ.
Ở đầu bản họ thấy một cây gạo ra hoa đỏ chói trông rất đẹp mắt. Nhưng chẳng
hiểu sao thân nó lại xù xì những gai. Chẳng kìm được tính tò mò, chăng Cóc lại
nhờ Xê sư giải đáp giúp. Xê sư nói:
-À có gì đâu! Cái cây đó giống như một
con người tốt bụng. Bề ngoài trông xấu xí nhưng trong bụng lại không giấu con
dao độc.
Đi
với chàng Cóc thêm nhiều con sông, thêm nhiều con suối nữa thì Xê sư nói với
chàng:
-Hỡi chàng trai tốt bụng! Bây giờ ta
không thể cùng đi với con được nữa. Con hãy ghi vào trong đầu những điều ta đã
nói với con ở dọc đường. Nó sẽ giúp con nhiều đấy.
Nói
xong Xê sư đi về một ngả, còn chàng Cóc cứ theo ngọn núi trước mắt mà đi. Chàng
đi qua bản đầu tiên thì thấy một đám người đang định làm thịt con chó. Mắt nó
ươn ướt như muốn nói với chàng một điều gì. Chàng Cóc thương hại con chó sắp bị
làm thịt bèn bỏ một đồng bạc nén ra để mua. Con chó thoát chết mừng lắm. Nó
ngoe ngẩy cái đuôi tỏ ý cám ơn chàng. Người và chó cùng đi. Đến một bản khác
chàng Cóc lại thấy một con mèo xám bị nhốt vào giỏ sắp đêm thả xuống sông. Nghe
tiếng kêu thảm thiết của con vật, chàng Cóc không nỡ để người ta giết nó. Chàng
lại bỏ một đồng bạc nén để mua con mèo. Chó, mèo cùng chàng Cóc đi đến một cánh
rừng nọ thì thấy rất nhiều người xúm quanh một con trăn lớn. Họ sắp giết chăn.
Con trăn sợ lắm. Nó đang ra sức giãy giụa để mong thoát chết. Không ngần ngại
chàng Cóc lại dốc cả số tiền còn lại ở trong túi để mua con trăn. Thế là số
tiền mang theo không còn một xu. Chàng Cóc vui vẻ cung những con vật vừa mua
được quay về nhà.
Lại
nói đến Khoàng Tý. Từ khi chia tay với con gái út, hắn tưởng con nghe theo mình
giết Cóc rồi quay về. Hắn chờ đến năm lần chăng chết, rồi năm lần trăng sống
vẫn chưa thấy con về. Khoàng Tý buồn rầu bèn sang nhà Cóc xem sao. Đến nơi hắn
chỉ thấy vợ Cóc ở nhà một mình, liền bắt con gái về để để gả cho con trai xú
cà. Vợ Cóc khẩn khoản van nài nhưng nhà vua vẫn trợn mắt quả:
-Bụng tao không ưng cho mày lấy thằng
Cóc xấu xí ấy đâu. Mày phải lấy con xú cà thôi. Con xú cà nó có nhiều trâu,
nhiều ngựa, nhiều bạc nén. Sao mày không thích giàu mà lại thích nghèo.
Cô
gái lại phân trần với vua cha:
-Cha ơi! Cha nhầm rồi! Chồng con không
phải là Cóc đâu. Chồng con là người mà.
Nghe vậy nhà vua lại nổi cơn thịnh nộ:
-Mày không nói lọt
tai tao đâu! Bụng tao đã ưng cho mày lấy con xú cà thì mày phải nghe! Đừng nói trái lòng tao!
Vợ
Cóc khóc nhiều lắm. Nước mắt nàng chảy đã ướt hết một cái áo rồi hai cái áo, mà
Khoàng Tý vẫn không chịu nghe. Tên xú cà bụng rất muốn có con gái làm vợ cho
con nên nó cho mổ nhiều lợn, nhiều gà, lấy nhiều rượu, nhiều thuốc mời những kẻ
giàu ở quanh vùng về ăn lễ. Nó muốn lễ cưới con nó với cô gái xinh đẹp con
Khoàng Tý phải to nhất trong vùng. Chúng đang ăn uống linh đình thì đột nhiên
có tiếng đập cửa thình thình. Cửa bật mở, chàng Cóc lừng lững bước vào trong
nhà. Chúng vừa ngạc nhiên vừa tức nhưng vẫn phải mời chàng Cóc ăn cơm. Khi mời
rượu khách, chủ nhà rót quanh một lượt riêng chàng Cóc thì nó bỏ qua. Chàng Cóc
giận lắm, nhớ đến lời Xê sư dặn trên đường, chàng nói:
-Nước đục phải đục từ trên nguồn xuống,
có bao giờ chỉ đục quãng giữa đâu?
Chẳng
biết nói thế nào, bọn chúng phải rót rượu mời chàng. Lúc cầm đũa để gắp thức
ăn, chàng Cóc chỉ thấy một chiếc. Chàng cố ghìm lòng nói to:
-Chim chỉ có một chân thì làm sao đi
được, người cũng thế? Sao chỉ cho ta một chiếc đũa để ăn.
Lại
một lần nữa chúng chịu thua chàng. Vừa lúc ấy vợ chàng Cóc từ trong nhà bước
ra. Đầu nàng đội chiếc khăn thêu nhiều màu sặc sỡ, người nàng mặc bộ quần áo
mới rất đẹp. Trông nàng như một bông hoa mới nở. Thấy vậy chàng Cóc cất tiếng
hỏi:
-Nàng ở nhà có chuyện gì không hay vậy?
Vợ
Cóc vừa khóc vừa kể hết đầu đuôi sự việc cho chồng mình nghe. Bấy giờ chàng Cóc
mới hiểu tất cả bụng dạ cú cáo của Khoàng Tý. Chàng tìm lời an ủi vợ:
-Thôi! Nàng đừng khóc nữa. Tôi đã mua
chó và mèo về rồi. Nàng mang chúng vào nhà đi. Tôi phải ra đầu làng dắt con
trăn về đã.
Khi
chàng Cóc đi tới nơi buộc trăn lúc sáng thì lạ quá, nhìn quanh chẳng thấy trăn
đâu cả, chỉ có một cô gái đẹp đang nở miệng cười. Chàng Cóc hỏi:
-Hỡi cô gái đẹp ơi! Cô có thấy con trăn
của tôi buộc ở đây không?
Cô
gái mỉn cười đáp:
-Con trăn của chàng chính là em đây!
Chàng
Cóc rất ngạc nhiên. Chàng mở mắt to nhìn cô gái đẹp. Thấy vậy, cô gái nói thêm:
-Em là con gái thứ sáu, con gái út của
Be dòng đấy. Hôm nọ trời đẹp em lên trần chơi chẳng may gặp đoàn đi săn, họ bắt
em định thịt. Hôm ấy nếu không được chàng cứu thì em không nói được nữa rồi! Em
biết ơn chàng lắm. Bây giờ chàng xuống chơi nhà em đi, đường dễ đi thôi!
Chàng
Cóc rất thương vợ. Chàng muốn ở nhà với vợ nhưng lại muốn biết nhà của Be dòng
đẹp như thế nào nên chàng ưng thuận đi theo. Đến một hồ nước rộng, trong xanh,
cô gái xinh đẹp chỉ tay xuống mặt nước và bảo:
-Nhà cha em ở dưới này! Giờ chàng nhắm
mắt lại và cầm chặt lấy thắt lưng em. Khi nào em bảo mở mắt thì chàng mới được
mở.
Cô
gái còn dặn thêm:
-Xuống đó, khi về thế nào cha mẹ em
cụng tạ ơn chàng đã cứu sống em. Chàng chớ có lấy vàng bạc mà hãy xin chiếc
đuôi cá bằng vàng treo ở giữa nhà ấy. Nó sẽ giúp chàng ước gì được nấy.
Chàng
Cóc làm theo lời dặn của cô gái. Chàng nhắm mắt lại và nắm chặt lấy thắt lưng
cô gái. Khi mở mắt ra chàng thấy mình đang ở trong một ngôi nhà lớn có nhiều
lợn gà, vàng bạc. Cô gái kể đầu đuôi câu chuyện cho cha mình nghe. Be dòng niềm
nở đón tiếp chàng. Be dòng dọn cho chàng ăn những thức ăn ngon nhất nơi thủy
cung. Rồi cô gái lại dẫn chàng đi xem những cảnh đẹp. Sống được ít ngày, chang
Cóc thấy nhớ vợ và xin Be dòng trở lại cõi trần. Be dòng biết không thể giữa
chàng ở lại thủy cung, liền bảo chàng:
-Hỡi chàng trai tốt bụng, chúng tôi
không biết lấy gì đền ơn lòng tốt đã cứu con ta, chàng muốn gì ta sẽ tạ ơn!
Chàng
Cóc nhìn quanh nhà Be dòng, rồi thưa:
-Tôi chỉ muốn xin chiếc đuôi cá vàng
kia.
Be
dòng bằng lòng, lấy đuôi cá vàng trao cho chàng Cóc, rồi cả nhà cùng ra tiễn
chàng lên bờ, chúc chàng hạnh phúc, muốn gì được nấy.
Chàng
Cóc nhắm mắt lại và nhờ cô gái xinh đẹp đưa lên bờ. Về đến nhà, theo lời dặn
của cô gái, chàng Cóc tự tay đóng một cái bàn xinh xắn. Đóng xong, chàng gọi vợ
đến và quét xuôi đuôi cá ba lần lên mặt bàn. Một mâm cơm ngon, đầy rượu thịt
hiện ra. Hai vợ chồng cùng ăn uống vui vẻ. Sau đó chàng lại qué ba lần lên mặt
bàn. Lập tức một tòa nhà bằng vàng óng ánh, cùng không biết bao nhiêu trâu, bò,
lơn, gà hiện ra. Từ đấy cuộc sống của hai vợ chồng Cóc trở nên sung sướng, hạnh
phúc.
Còn
Khoàng Tý, khi tan bữa tiệc cưới ít hôm, có người vào báo có chuyện lạ là vợ
chàng Cóc vẫn không chịu về làm vợ con nhà xú cà. Không những thế chàng Cóc lại
vừa mới xây xong một tòa nhà bằng vàng rất đẹp. Khoàng Tý lúc đầy không tin,
đến tận nơi xem thì quả đúng như vậy. Hắn trở về và đem những điều mắt thấy tai
nghe thuật lại cho vợ và hai cô con gái cả. Chúng không tin. Vợ Khoàng Tý bèn
tới nơi để xem thử. Đến nhà con gái, mụ thấy hai vợ chồng chàng Cóc béo khỏe,
xinh đẹp, sống rất sung sướng trong một tòa nhà lộng lẫy bằng vàng. Vợ chồng
Cóc ra tận cổng đón mụ. Ở nhà vợ chồng Cóc, mụ vợ Khoàng Tý được ăn những thúc
ngon lạ bấy nay chưa hề thấy. Rồi mụ lại còn được thấy những của cải quí của
con gái. Máu tham nổi lên che hết đầu hết mặt. Mụ gạn hỏi vợ chồng Cóc.
-Sao các con lại kiếm được những của
hiếm này?
Chàng
Cóc thật bụng kể lại mọi chuyện chuyện cho mụ nghe. Khi đã biết được nhiều bí
ẩn, vợ Khoàng Tý vội vã ra về. Mụ đi nhanh như gió thổi, như có con ma đuổi sau
lưng. Vừa về đến nhà, mụ liền gọi chồng đến nhỏ to thuật lại mọi chuyện. Khoàng
Tý nghĩ vợ mình nói dối nên lại sai hai con gái đến nhà vợ chồng Cóc. Hai cô
chị trở về đều nói đúng như lời mụ. Khoàng Tý vẫn chưa tin. Hắn muốn tự mình
đến nơi xem hư thực lần nữa. Ngay sáng hôm sau, hắn vội vã đến nhà vợ chồng con
gái út. Hắn trở về nhà vừa lúc hai cô con gái cả của hắn vừa chết. Chẳng là,
hai cô chị thấy chồng em mình giàu quá, đẹp quá liền tìm cách giết em gái để
cướp chồng. Nhưng cô cả lại sợ cô thứ hai tranh mất nên tìm cách hại em. Hôm đó
chúng dủ nhau đi tắm, thấy em sơ ý, cô cả liền đẩy em xuống sông, rồi chạy vào
rừng định tìm hái lá ngón về giết em út. Nhưng vừa vào đến rừng chưa kịp hái
thì đã bị một con rắn độc bò đến cắn chết tươi.
Lòng
vợ chồng Khoàng Tý rất buồn vì một lúc mất hai đứa con. Nhưng bụng nó vẫn không
muốn bỏ chiếc đuôi cá bằng vàng của vợ chồng Cóc. Khoàng Tý mở kho lấy vàng rồi
truyền lệnh cho thợ đánh ngày đêm bằng một chiếc đuôi cá y như chiếc đuôi cá
thần của chàng Cóc. Đuôi cá được làm xong, Khoàng Tý hí hửng mang sang nhà
chàng Cóc. Cũng như lần trước hai vợ chồng Cóc đón tiếp cha thật chu tất. Họ
không thể ngờ được mưu gian của Khoàng Tý. Lừa lúc vợ chồng Cóc đi ngủ Khoàng
Tý bèn đánh tráo đuôi cá thần. Sáng hôm sau hắn giả vờ buồn bã chào vợ chồng
Cóc rồi ra về. Từ ngày cướp được đuôi cá vàng, Khoàng Tý đã giàu càng giàu
thêm. Suốt ngày Khoàng Tý ăn uống no say, hết ở nhà vàng này lại sang ở nhà
vàng khác. Hắn bắt đuôi cá làm việc liên tục, làm ra bao nhiêu của cải cho hắn.
Còn
vợ chồng chàng Cóc từ khi mất đuôi cá thần thì trở lại nghèo đói như xưa. Họ
làm việc suốt ngày mà bụng vẫn không đủ no, áo mặc vẫn bị rách. Một hom chàng
Cóc bàn với vợ:
-Mình nhịn đói lâu rồi, trong nhà lại
chẳng còn cái gì bán được. Hay ta mang chó, mèo đi đổi lấy gạo ăn vậy.
Nghe
thấy chủ bàn thế, chó và mèo buồn lắm. Chúng không muốn xa hai vợ chồng người
chủ tốt bụng nên năn nỉ xin chàng Cóc cho được sống và hứa đi lấy đuôi cá vàng
thần về cho chàng.
Hai con rủ nhau đi. Chúng chạy suốt ngày
suốt đêm không nghỉ. Tới nhà Khoàng Tý, mèo bảo chó:
-Anh chó ơi! Anh ở đây rình bắt lấy con
chuột chúa nhé! Tôi sẽ vào xua nó ra. Khoảng Tý để đuôi cá thần trong hòm, ta
phải bắt chuột cắn thủng hòm mới lấy được.
Chó gật đầu đồng ý. Nó nấp một chỗ kín để
rình. Chỉ sau một lần nguẩy đuôi, chó đã thấy đàn chuột nhốn nháo chạy quàng
chạy xiên ra ngoài. Chó nhảy xổ tới ngoạm lấy con chuột chúa. Mèo nhanh chân lẹ
làng nhảy đến túm lấy chú chuột đang run lẩy bẩy mà bảo:
-Mày muốn sống thì hãy đi gọi cả họ nhà
mày đến đây để vào khoét bằng được cái hòm quí trong buồng Khoàng Tý.
Chuột
run sợ nhận lời. Chỉ một lát sau bao nhiêu chuột to, chuột nhỏ, chuột đực,
chuột cái kéo về lúc nhúc trước mặt chó và mèo. Mèo bảo con chuột chúa:
-Chúng mày hãy vào cắn thủng hòm của
Khoàng Tý rồi lấy chiếc đuôi cá bằng vàng ra đây cho tao thì sẽ được tha chết!
Chuột
chúa vội vã vâng lời và nhảy đi trước. Theo sau nó là những chú chuột cường tráng nhanh chân nhất. Lúc ấy, Khoàng Tý đang cùng vợ ăn cơm trong nhà nghe
thấy tiếng chuột cắn liền bảo vợ:
-Bà vào đuổi chuột đi kẻo nó cắn thủng
chiếc hòm đựng đuôi cá vàng mất.
Ngay
lúc đó mèo đứng ở góc nhà kêu lớn “meo meo!” làm cho vợ Khoàng Tý yên lòng bảo
chồng:
-Sợ gì, đã có mèo rồi!
Chuột
thay nhau hì hục khoét hòm. Chẳng mấy chốc hòm thủng, họ hàng nhà chuột khéo
léo lôi đuôi cá vàng ra ngoài. Mèo ngoạm ngay lấy đuôi cá thần, tha chết cho họ
hàng nhà chuột rồi nhẹ nhàng chạy ra cửa sau ra đường.
Giữa
lúc hai vợ chồng chàng Cóc đang than thở về người cha độc ác và thân phận nghèo
đói của mình thì nghe thấy tiếng chó sủa ngoài bìa rừng. Biết là mèo và chó đã
trở về, chàng Cóc vội ra đón. Mèo mừng rỡ trao đuôi cá thần cho chủ. Chàng Cóc
cám ơn hai con vật tốt bụng rồi lấy đuôi cá vàng ra quét đi quét lại vài lần
trên mặt bàn. Lập tức bao nhiêu thức ăn ngon hiện ra, rồi cả nhà cao cửa rộng,
trâu ngựa béo khỏe cũng hiện ra. Từ đó hai vợ chồng chàng Cóc lại sống một cuộc
sống no đủ sung sướng bên cạnh chó và mèo.
Còn
vợ chồng Khoàng Tý sáng ra thấy đói định mở hòm lấy đuôi cá vàng thì chẳng thấy
đâu. Chúng tiếc ngẩn tiếc ngơ đến đứt ruột mà chết.
Biên soạn theo lời kể củaCụ Lý Vàng Từ
Bản Gò Cứ, Xã Mù Cả
Mường Tè, Lai Châu