Quê Mẹ
Khóc Một Dòng Sông
Nghề Cào Hến Ở Miền Tây
Quê Mẹ
Khóc Một Dòng Sông
Nghề Cào Hến Ở Miền Tây
Khóc Một Dòng Sông
Nghề Cào Hến Ở Miền Tây
Nỗi nhớ ngậm ngùi
Có những giọt nước mắt,
Âm thầm rơi rơi mãi...
Và những dòng sông lặng lẽ trôi xuôi,
Sóng xa bờ thương nhớ mãi khôn nguôi
Loay hoay tôi cứ miệt mài...
Cứ đi tìm kiếm bến vui bến buồn !
Dòng sông xưa
Giờ xa cách cội nguồn
Giờ xa cách cội nguồn
Sao vẫn nhớ, vẫn thương thời thơ ấu...!
Có những khúc hát âm thầm
Tôi vẫn giấu.
Giữ trong tim và ghi nhớ ký ức xưa...
Mai sau đời lắm gió mưa,
Thì tôi vẫn nhớ tuổi thơ quê nghèo !!
NM
Nhỏ nhoi hến...
Sông Việt
Nam chỗ nào cũng có hến.
Tôi
đã từng mò hến ở sông/ mương từ Thanh Hóa đến Ninh Bình. To có nhỏ có, to thì
như cái móng tay cái, nhỏ thì như con dắt, bằng đầu tăm. Mà rồi cũng luộc cũng
đãi được, cũng thành món thành đĩa được.
Nhưng
đến khi về quê, làng Thế Chí Tây, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế ấy, mới biết
thêm một loại hến nữa, lạ mà lại... không lạ.
Ấy
là loại hến to gần bằng con trai, cỡ nắm tay trẻ con ấy. Thời đói, hến với
khoai lang là nguồn sống của cả làng. Qua những đận đói bằng khoai lang luộc ăn
với canh hến. Khoai lang vùng cát, bở tơi, giờ ăn vài củ thì nó là đặc sản, chứ
đói, ngày nào cũng ăn thì nó bứ ở cổ, nuốt không xuống. Nhưng lạ, cứ có tí nước
hến, nó thun thút xuống, và không nóng bụng. Canh hến lại cũng nấu với... lá
khoai lang. Ăn phát ớn. Hến trở thành một thứ hết sức bình dân, hết sức...
không đáng nói đến.
Thế
nên có lần tôi đưa mấy ông bạn về, yêu cầu đưa ra với cô em dâu là: chỉ hến, hến
và... hến. Ban đầu thì cô ấy không chịu. Lâu lâu anh đưa khách về thăm mẹ, ai lại
đạm bạc rứa. Nhưng khi tôi nói, đây là yêu cầu của khách chứ không phải ý chí của
anh thì được chấp thuận. Hai bao hến tổ chảng được khuân về, một phần ba là hến
nhỏ, loại bình thường ấy, để nấu canh. Còn lại là hến to, một nửa hấp, một nửa
bổ sống ra lấy ruột xào với thơm (dứa). Trời ạ, các bạn tôi hớn hở như lần đầu
tiên được lên... vũ trụ.
Cũng
có lần ở với bạn ở khách sạn bên sông Như Ý, sáng sớm dẫn bạn ra xem... đãi hến
ở ngay đập Đá. Bạn dân Thanh Hóa, đã từng sống với hến từ bé, nhưng lần đầu
tiên thấy dân ở đây đãi cả thuyền hến như thế thì tròn mắt.
Mẹ
tôi dân Ninh Bình, rất giỏi chế biến món ăn từ hến, bởi thời chiến tranh, tất cả
mọi nơi sơ tán đều bám vào sông. Hến là thứ sản vật sông rẻ nhất và chế biến ít
tốn kém nhất.
Hồi
ấy mua hến bằng bò (lon), chỉ 2 bò là có một bữa ngon. Hến luộc lên, nhớ nâng
niu nước. Bột mì (thức độn thay gạo) cán sợi ra, thả vào đấy, ruột hến xào sơ,
đổ vào, thế là cả nhà có một bữa mì hến ngon lành, hoặc không ngon thì cũng qua
bữa. Chủ nhật xôm hơn thì có... cơm. Nước hến được thả vào nửa quả cà chua, mấy
ngọn thìa là hái ngoài vườn. Ruột xào với dọc mùng. Thứ họ khoai nước, giống hệt
cây môn nhưng dai hơn. Tước vỏ xong thái nghiêng rồi bóp muối. Rửa sạch rồi
xào. Rất là đưa cơm.
Nhưng
đến cơm hến thì người Huế rất tài.
Nó
là món ăn của con nhà nghèo. Chỉ là cơm nguội, hến cũng nguội, ruốc càng nguội,
rau rất đạm bạc, toàn thứ rau vặt vãnh quanh vườn... để ăn khi đói, ăn cơm nguội,
ăn trong ngày mưa không kiếm được thức ăn. Thế mà giờ nó là đặc sản.
Ở
Huế nổi tiếng nhất là cơm hến Trương Định. Thời chúng tôi đi học, hôm nào xủng
xẻng lắm mới dám vào làm một chén cơm hến. Thường thì ăn xong một chén lại muốn
chén nữa. Huế lạ. Chỉ ở Huế người ta mới có thể xơi... 2 tô bún một lúc, lại
còn thêm ổ mì nữa. Bún sinh viên, lùa 2 lùa là hết. Miếng thịt mỡ to bản mỏng
dính, gắp giơ lên thấy mặt người đối diện. Đưa bạn gái đi ăn bún, ăn xong hỏi:
tô nữa nhé. Em e lệ khẽ gật, thế là... tô nữa, vẫn hết bay. Nên cái chuyện cơm
hến làm mấy chén là thường. Và lạ, nó có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều và ăn cả
tối. Người chưa ăn bao giờ sẽ hơi khó ăn, bởi thứ nhất là... cay, thứ hai là hến
có vị riêng của nó, như là tanh, như là ngọt lợ, nhưng lùa vào mấy đũa thì sẽ hết,
bởi bao thứ gia vị đánh át nó đi. Đủ vị, từ cay chua mặn ngọt, toàn những cực mạnh,
xộc vào, tan hết, ngậm nghe, như thấy cả đất trời vần vụ trong miệng.
Thì
đã bảo bất cứ sông nào cũng có hến. À nhưng mà hình như suối không có hến. Tôi
chưa từng thấy hến suối bao giờ. Hến cũng không sống trong ao thì phải. Ao thì
có những con quý phái hơn, cũng họ nhà hến, như trai, trùng trục vân vân. Hồi
nhỏ vùng tôi ở có những con mương thủy lợi, dài hàng mấy chục cây số, có nơi gọi
nông giang. Nó do con người đào, đào tay xã này nối sang xã kia, huyện này
thông huyện kia. Đến mùa hạn, máy bơm bơm nước từ sông vào mương, rồi tỏa ra khắp
tất cả các khu ruộng. Hệ thống miệng cống rất hiện đại và nhịp nhàng để có thể
cho nước vào chỗ cần cho và rút nước chỗ cần rút. Vấn đề là, những khi máy bơm
không chạy, nước chỉ còn ngang bụng, thậm chí ngang gối, là lũ trẻ con đi bắt hến.
Cái xoong cột quai với chân, cứ thế lui hui thò tay bóp bùn. Vài tiếng cũng được
lưng xoong. Là chơi thủ công thế, cò con thế, bắt vặt thế. Chứ còn dân chuyên
nghiệp thì xịn hơn nhiều. Tôi thấy người bắt hến ở cả sông Hương và sông Mã đều
giống nhau, ấy là trên những cái thuyền lớn, người ta đứng thả những cái cào lớn,
cứ thế rê trên mặt bùn. Phải là những lực điền rất khỏe mới kéo được những cái
cào như thế. Được bao nhiêu đổ lên thuyền, cuối ngày gom lại, bán cho mối. Cứ
thế kiếm sống qua ngày.
Giờ
ở Huế người ta luộc hến cũng chuyên nghiệp. Những cái nồi/ chảo bự xư luộc mỗi
lần hàng mấy chục ký hến. Rồi đãi cũng bằng những cái rổ thửa riêng bự xư. Từng
gia đình thì mỗi nhà mỗi cách. Có nhà luộc xong thì vợ chồng con cái ngồi... nhặt
từng con, trông giống cảnh trong sách giáo khoa xưa chủ điểm: Gia đình hạnh
phúc. Vả, không phải ai cũng biết cách luộc hến, nên muốn đãi cũng khó. Luộc hến
muốn cho nó róc, dễ đãi phải đợi nước thật sôi, thả ít muối vào, rồi đổ hến. Lửa
thật to cho sôi bùng lên thì dùng đũa cả đánh mạnh và đều. Đa phần ruột hến sẽ
bong ra từ động tác này. Rồi bắc ra ngay, đổ ra rổ hứng lấy nước, bởi nếu quá lửa
hến sẽ dai, mất ngọt.
Tóm
lại là, làm sao cho cái ra cái nước ra nước sau khi luộc xong. Nhanh chậm hay
có lẫn vỏ hay không là tùy tài năng từng người. Kinh hoàng nhất là con dắt xứ
Thanh, chắc nó cũng tương đương con don sông Trà Quảng Ngãi, bằng cái đầu tăm,
thế mà người ta cũng vẫn đãi, đâu ra đấy, hàng tạ ruột. Trông những cái thúng
hoặc bao tải lặc lè đựng ruột chúng mà kinh. Kinh từ lúc bắt được từng ấy, rồi
luộc, rồi đãi. Mà ngày nào cũng thế, tháng nào cũng thế, mùa nào cũng thế.
Nước
hến hạp nhất là rau lang hoặc rau muống. Và phải có mắm tôm hoặc mắm ruốc. Hứng
lên có thể sốt cà chua đổ vào, chút mẻ nữa, rau thì là, ta có món khác, không
phải canh rau, mùa hè ăn thì... chết cơm.
Còn
ruột hến. Đơn giản nhất là... đổ vào canh, tất nhiên là đã được ướp hoặc xào lướt
qua. Muốn cho hến ra hến thì xào ruột với thơm (dứa), tất nhiên thì phải nhiều
ruột. Món này nó thấm vô cùng, xúc bánh tráng, rượu kèm thì cứ thùn thụt đi
trong ruột. Nó bình dân một cách cao cả (vì rất rẻ) nhưng cũng sang trọng một
cách tử tế (vì quá ngon). Tất nhiên là đây đang nói loại hến bình thường, loại
như móng tay ấy. Còn thứ hến to như nắm tay trẻ con quê tôi, quả thật ăn nó rất
đã, rất hào sảng, vì to vì nhiều. Nhưng quả là cái độ tinh tế, độ vang vọng, độ
dư ba, độ quyến luyến, độ ấm áp, độ vòng vo, độ đủ đầy, thấm tháp... thì nó
thua hến nhỏ.
Cùng
họ với hến là trai, trùng trục... tôi nhắc ở trên. Ngày xưa ốm, mẹ nấu cho bát
cháo trai, ăn xong toát hết mồ hôi là... khỏi ốm. Tất nhiên vị thuốc hiệu nghiệm
nhất để khỏi ốm ngay tắp lự vẫn là... phở. Phở ngày xưa quý như... cháo trai
bây giờ. Món này phổ biến ở phía Bắc, trong nam ít dùng. Trong Nam trai ít và
dai hơn, ít thấy bán và cũng không thấy nhà hàng nào giới thiệu có bán. Ra Hà Nội,
hôm nào quá chén tí, cơ thể ỏng ương, mồm miệng lơ ngơ, tôi hay chui vào mấy
quán cháo trai ven hồ Tây, làm một bát tướng với mấy cái quẩy, lại tươi như...
hến ngay. Trùng trục lại còn hiếm hơn trai. Con này mà nấu cháo thì trai phải e
lệ nép vào góc ngay.
Giờ
tràn ngập các nhà hàng là họ nghêu sò sìa ốc... nước mặn hoặc lợ. Từ nghêu hấp
xả đến sò huyết than hoa, từ nướng mỡ hành đến nhúng tái. Những con hến sông
bình dị cứ sống đời bình dị, không, hoặc chính xác là ít, được vào nhà hàng.
Nhưng bù lại, nó làm nên một thương hiệu cơm hến Huế. Nhưng so với món đồng
hương với nó là bún bò thì có vẻ lép vế hơn nhiều. Chả cứ trong nước, mà sang
ngay cả Mỹ, cũng vẫn cứ nồng nàn bún Huế, dù cũng chưa ai đo thử xem nó còn bao
nhiêu phần trăm Huế. Nó cũng như Quảng Nam có 2 món danh bất hư truyền là mì Quảng
và Cao Lầu. Nhưng rồi mì Quảng thì đã “vượt biên” khỏi xứ Quảng, có mặt ở khắp
hang cùng ngõ hẻm cả nước, trong khi anh cao lầu thì vẫn quyến luyến quê hương,
quyết không rời xa quê cha đất tổ, ở lại giữ bàn thờ cho mì Quảng tung tăng.
Cơm hến, nói cho công bằng, cũng có xuất ngoại, nhưng nó không rầm rộ hân hoan tở
mở tưng bừng như bún, có lẽ bởi cái tinh tế và kén vật liệu của nó. Chả thế mà
phải có nguyên một cái cồn là cồn Hến. Nghe nói bảo cứ phải hến ở loanh quanh cồn
ấy mới ngon. Rồi các loại gia vị khác. Thà nó to như cái chân giò, nhiều như thịt
bò, rau sống, bún. Đây nó lắt nhắt, mỗi thứ một tí, mà lại phải rất nhiều thứ,
thế thì làm sao kiếm đủ, mà có cố kiếm cho đủ thì giá thành lại rất cao, dù nó
là những thứ hết sức bình thường. Bình thường đến tầm thường. Nhưng chính vì thế
mà nó hiếm. Giờ cái gì hiếm thì đều quý. Tất cả các món ăn bình dân một thời giờ
đều thành đặc sản. Từ ngọn rau lang sông Lô đến con cá rô đầm Sét, từ ngồng cải
sông Hồng đến rau má xứ Thanh huyền thoại, từ trái cà Nghệ đến lọ tương Nam Định,
thậm chí là rêu đá Ninh Bình, rau dớn Tây Nguyên mà thời chiến tranh bộ đội Trường
Sơn nhìn thấy là rùng mình.
Giờ
nếu ra Hà Nội, làm gì thì làm, ăn gì thì ăn, cao lương mĩ vị đến vỉa hè mặc kệ,
có 2 món tôi không thể không “thời” bằng được trước khi về: Cơm nắm và bánh
đúc. Bánh đúc thì đã vào nhà hàng, cơm nắm thì chưa, mua vỉa hè. Có hôm tôi làm
chục nắm vào giữa phòng chờ sân bay Nội Bài dở ra ăn và phát cho bạn cùng ăn.
Còn Huế, tất nhiên là ít nhất một cuộc cơm hến đến no kễnh ra rồi mới chịu đi.
Còn thì, đi chợ mà thấy bán hến, bao giờ tôi cũng sà vào, làm mấy cân, tự tay
làm từ đầu đến lúc... lên mâm. Đừng dại mua hến làm sẵn trong siêu thị, nó dai
ngoách, chả còn tí ngọt nào...
Nhỏ
nhoi mà vọng vang, là Hến.
Văn Công Hùng
Văn Công Hùng
Nhớ thương
Thương con sông nhỏ muôn trùng,
Cách xa viễn xứ mịt mùng cố hương..
Tấm lòng của kẻ tha phương,
Thiết tha thương nhớ cội nguồn chốn xưa
Ôi sao biết nói cho vừa,
Nhớ ngôi làng nhỏ dưới mưa đợi chờ...
Sông xưa dẫu cạn bây giờ,
Lòng tôi vẫn mãi bên bờ quạnh hiu !!
NM
NM
Hồ Isabella lake nơi nghỉ ngơi cuối tuần của các gia đình yêu thiên nhiên
Bắt Hến Ở Hồ Isabella
Chừng hai tuần sau khi gia đình chúng tôi đến Hoa
Kỳ và nhập cư ở thành phố này, Chung đến thăm. Trước anh một tuần thì có
ông mục sư Tuế. Ông này mang cho một số thịt đông lạnh gói trong lớp
giấy bọc màu vàng xỉn. Mẹ tôi đem bỏ hết vào tủ lạnh, và phải đến hơn
một tuần sau chúng tôi mới khám phá ra mớ thực phẩm cao cấp này đã hết
hạn cả năm về trước.
Mẹ
tôi mang vất thùng rác một cách tiếc nuối, nhất định bà còn chưa quên
những rổ cá ươn thối cả khu phố giành giật nhau ở cửa hàng mậu dịch
quốc doanh đầu con hẽm nhà chúng tôi ở Sài Gòn. “Mô Phật, đừng có nói
hành người ta tội nghiệp. Người ta có lòng đem cho mình mà các con.”
Tất nhiên là tôi không nói gì. Mấy cái chuyện đó đã có vợ tôi và mấy cô
em gái lo liệu.
Chung đến không mang theo gói thịt cá đông lạnh nào hết. Nhưng anh có một thùng đồ nghề để trong chiếc pickup [1] màu xám của mình. Chung đi một vòng căn apartment hai phòng đầy nghẹt người và trống hoang tất cả những thứ khác, săm soi từng lỗ cắm điện, mấy vòi nước trong nhà tắm, cái bếp ga, và cái tủ lạnh mới toanh cô em gái sang Mỹ đã lâu mua cho gia đình. Cả nhà xúm lại quan sát từng cử chỉ của Chung và luôn luôn có một ai đó sẵn sàng trả lời một cách mau mắn những câu hỏi của anh. Lần viếng thăm đầu tiên của Chung đủ làm cho mẹ tôi mê anh tít thò lò. “Ôi cái thằng sao mà tử tế!” Vợ tôi nhìn cô em chồng độc thân cười cười, “Người ta có vợ hai con rồi đó mẹ à.” Cô em phát cáu, “Cái đồ thằng cha đen thui đen thủi ai mà thèm!” Mẹ tôi chấm dứt cuộc thảo luận bằng một câu tục ngữ rất chi là bóng bẫy, “Đúng là bồ hóng chê lọ nghẹ!”
Chung và tôi làm thân với nhau rất nhanh. Ở tuần thứ ba của quãng đời tị nạn, tôi tìm được một việc làm khiêm tốn ở một tiệm ăn do người bản xứ làm chủ. Tôi sẽ tiếp tục có những công việc khiêm tốn như thế trong những năm về sau. Vào những ngày nghỉ, Chung gọi điện thoại mời tôi đến chơi, thường là vào buổi tối. Ở đó chúng tôi ngồi ở chiếc bàn ăn trong căn bếp uống bia và nói chuyện người chuyện mình. Vợ anh chẳng khi nào tham dự vào những buổi nói chuyện như vậy. Chị không biết tiếng Việt. Chị trả lời chồng với cái giọng mềm và hơi kéo dài của người miền Nam Hoa Kỳ. Đó là một người đàn bà Mỹ tầm thước, chị cao hơn Chung nửa cái đầu, và ít lời. Khuôn mặt tròn lốm đốm tàn nhang mang vẻ bình yên một cách buồn bã, hoặc buồn bã một cách bình yên, như thể hai điều này cần thiết phải đi chung với nhau. Về sau tôi biết được rằng Chung đã làm việc cực nhọc mấy năm ròng để chị có cơ hội hoàn tất chương trình y tá ở ngôi trường Đại Học nằm ở phía Tây của thành phố chúng tôi đang cư ngụ. Chung tiếp tục làm việc cực nhọc như thế sau khi người vợ Mỹ ra trường và tìm được việc làm. Chung làm thợ tiện, và xem ra anh hài lòng với công việc của mình. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hề biết gì về đoạn mở đầu của cuộc hôn nhân giữa cô gái người Mỹ và anh cựu binh thiết giáp Việt Nam. Chung chưa bao giờ kể và tôi chưa bao giờ hỏi.
Thành phố tôi ở nằm lọt thỏm trong một thung lũng bằng phẳng kéo dài hàng trăm dặm. Từ thành phố, đi về hướng nào cũng gặp phải những cánh đồng ngút mắt, và xa hơn nữa là trùng trùng lớp lớp những núi và núi. Thỉnh thoảng Chung đưa tôi đến những cánh đồng vừa mới thu hoạch xong. Ở đó chúng tôi đi lom khom dọc những luống đất thẳng băng tìm mót tỏi, hành củ, hoặc khoai tây còn sót lại. Những chiếc bao nhựa lấy từ siêu thị Safeway hay Von’s sẽ nhanh chóng đầy lên với mớ nông phẩm và được buộc lại kỹ càng trước khi vất vào thùng chiếc pickup màu xám. Chúng tôi cười nói vui vẻ trên đường về, mặc kệ tay chân mặt mũi lấm lem bụi đất. Vào những dịp này, Chung thường nhắc lại những lần đi mót khoai mót đậu ngày còn nhỏ. Những mầm khoai lang màu đỏ tím không lớn hơn ngón tay út được phủi sơ đất cát và bỏ vào miệng nhai rau ráu. “Ngọt lịm, ông ơi!” Trong một số năm tháng sau đó, chúng tôi vẫn thường đi chung với nhau trong những chuyến “gặt hái” như vậy, có khi chỉ có hai người, có khi với một số bạn bè người Việt trong cùng thành phố. Vợ con của Chung không bao giờ hiện diện trong những chuyến đi như vậy. “Chúng nó bảo sao không ra siêu thị mua, vừa rẻ, vừa đỡ mất thì giờ.” Chung thường bảo vậy mỗi khi có ai đề cập đến việc này.
Một hôm Chung gọi điện thoại, giọng hào hứng. “Ông qua đây, tôi có cái này hay lắm.” Khi tôi đến nơi, chỉ có mỗi một mình Chung đang loay hoay ở nhà bếp. Chắc là vợ con anh đã đi chơi hay mua sắm gì đó rồi. Chung đang nướng mấy cái bánh tráng trên cái bếp điện. “Cái hay lắm” thơm nức mùi hành mùi sả đang bốc hơi nghi ngút trong chiếc đĩa sứ lớn đặt trên bàn ăn. Thì ra là nghêu xào. “Nghêu ở đâu mà nhỏ xíu vậy?” Tôi hỏi. “Không phải nghêu, hến đó.” Chung trả lời, giọng chắc nịch. Tôi không biết là quanh đây có hến. Những con hến nhỏ bằng móng tay cái, vỏ màu xanh rêu mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn mua về nấu canh mồng tơi. Đã lâu lắm rồi tôi không còn được ăn canh hến nấu với mồng tơi. Không có mồng tơi, và nhất là không có hến ở quanh đây. Tôi cúi nhìn mấy cái vỏ hến đen xỉn cỡ ngón tay cái của mình và đâm ra nghi ngờ. Đây là những con baby clams![2] “Anh tìm chúng ở đâu vậy?” “Ở một cái hồ trên núi. Hôm nào mình đi nhé.” Chung trả lời, vẫn với cái giọng chắc nịch.
Bỏ lại phía sau lưng những cánh đồng trồng cây ăn trái, xa lộ 178 sẽ ôm sát thượng nguồn sông Kern, the killer river,[3] như người bản xứ vẫn gọi. Bắt đầu từ nơi đây, xa lộ 178 biến thành một đường đèo hiểm trở. Con đường hẹp lại, hai lối đi ngược chiều nhau chạy vòng vèo giữa một bên là vách núi dựng dứng và phía bên kia là bờ vực chênh vênh nhìn xuống giòng nước sôi sục của sông Kern ba trăm bộ phía dưới. Dọc hai bên đường, chừng vài dặm lại có một khoảng trống nhỏ đục sâu vào vách núi hoặc nằm chơi vơi bên gành đá để xe hỏng máy hoặc chạy chậm ghé vào nhường chỗ cho những xe phía sau. Những nơi này được gọi là turnouts. Ở mãi trên đỉnh đèo, nơi con đường chấm dứt, là một chiếc hồ thực lớn. Hồ Isabella nguyên là một cái lũng thiên nhiên nằm giữa những hòn núi cao, nước từ những cơn mưa và từ những khối tuyết tan vào mùa Xuân đổ xuống đây trước khi hòa nhập vào thượng nguồn sông Kern và biến nó thành một giòng thác khổng lồ. Mặt phía Nam được chặn lại bởi một con đê bằng bê tông cốt sắt cao sừng sững như một dãy núi bị phạt ngang. Ngoại trừ cửa đập, hai bên bờ dốc thoai thoải của con đê được phủ đầy bởi những tảng đá lớn từ đó mọc lên những bụi cây nhỏ cằn cỗi. Hồ rộng mênh mông, một con đường trải đá chạy vòng vèo ôm lấy bờ hồ. Vào cuối tuần, thiên hạ từ những thành phố xa gần kéo đến cắm trại, câu cá, trượt nước làm khu hồ náo nhiệt hẳn lên. Chính là ở hồ Isabella này Chung và tôi đã đến nhiều lần để bắt hến. Nơi chúng tôi dừng lại khá vắng vẻ. Mang theo một chiếc cào sắt nhỏ và một bao cát, chúng tôi lội ra chỗ nước ngang thắt lưng, cào xới sục sạo dưới lớp bùn đen lẫn cát của đáy hồ tìm bắt những con nghêu nhỏ. Lũ nghêu sinh sôi nẩy nở khá nhiều nên công việc không mấy khó khăn. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, bốn bao cát mang theo đã đầy cứng những con nghêu nhỏ đen thui thủi. Chung vất chúng vào thùng xe, và chúng tôi ra về hân hoan. Xe xuống đèo, bờ vực phía tôi ngồi thỉnh thoảng biến mất trong tầm mắt ở những khúc quanh hiểm nghèo làm tôi thót ruột. Thực sâu phía dưới, dòng sông Kern quằn quại gào thét giữa hai bờ vực dốc đứng. Chung hoàn toàn không để ý đến vẻ bứt rứt của tôi. Thỉnh thoảng anh rời mắt khỏi con đường vòng vèo trước mặt, nhìn vào kính chiếu hậu. Tôi đoán Chung đang bận tâm đến những con baby clams mà anh nhất định gọi là “hến” trong những cái bao cát trong thùng chiếc pickup.
Chung thường kể đi kể lại không mệt mỏi những lần đi bắt hến ở sông Cái. Con sông đào bên tả ngạn cướp đi dòng thủy lưu, sông Cái ngày mỗi cạn dần, có nơi lòng sông trơ ra toàn cát. Những con hến nhỏ bằng móng tay có lớp vỏ màu xanh rêu sống ở những quãng vắng, nơi nước chỉ đến thắt lưng. Chung sinh ra ở miền Trung. Con nhà nghèo. Cha mất sớm, mẹ vất vả một đời. Những mầm rễ khoai lang màu đỏ tím bám đầy đất cát, những gié lúa hiếm hoi rơi vãi trên cánh đồng mới gặt, những con hến nhỏ màu xanh rêu ở quãng sông cạn theo đuổi Chung suốt những tháng năm tuổi nhỏ. “Có khi bắt được cả chem chép. Tôi luôn luôn cạy vỏ chúng ra để tìm ngọc trai!” Tôi phá lên cười, làm gì có ngọc trai trong chem chép, hoặc ngay cả trong những con sò huyết đắt tiền. “Hồi đó mình còn nhỏ, ngu lắm. Cứ nghĩ đến truyện Trọng Thủy Mỵ Châu.”
Cái đất nước nghèo xác của chúng tôi có nhiều huyền thoại. Gần như ai cũng biết chuyện Trọng Thủy được cha, vua nước Triệu, gởi đến triều đình vua Thục để ăn cắp chiếc nỏ thần đã nhiều lần chặn đứng những đợt tấn công của ông ta trước đây. Ông hoàng Trọng Thủy thành hôn cùng công chúa Mỵ Châu và cả hai nhất định đã có hạnh phúc với nhau, ít nhất cho đến khi Trọng Thủy đánh tráo được chiếc nỏ thần và kiếm cớ về nước. “Nếu có chuyện gì xảy ra và em phải rời bỏ kinh thành, hãy để lại dấu tích cho anh tìm em.” Ôm chiếc gối nhồi lông chim vào lòng, Mỵ Châu trả lời, “Anh đi theo con đường lông ngỗng thì sẽ tìm thấy em.” Cuộc tấn công sau đó của quân nhà Triệu xảy đến bất ngờ như cơn lốc. Vứt chiếc nỏ vô dụng, vua Thục kéo con gái lên lưng ngựa phóng ra khỏi kinh thành Cổ Loa đang bốc cháy ngùn ngụt. Trong lúc hối hả, công chúa Mỵ Châu chỉ mang theo được có mỗi chiếc gối nhồi lông ngỗng trên đó mỗi đêm nàng vẫn tựa đầu và nghĩ về những ngày tháng hạnh phúc với chồng. Những chiếc lông ngỗng trắng mềm mại từ chiếc gối được tung ra dọc con đường đào vong. Vua Thục dừng ngựa ở chiếc hồ đổ vào biển. Hồ lớn quá, không thể vượt qua, và tiếng vó ngựa của lính nhà Triệu vọng đến từ phía sau. Nhà vua quay đầu lại chính vào lúc chiếc lông chim cuối cùng từ tay công chúa Mỵ Châu rơi xuống đất. Con đường lông ngỗng đã hoàn tất nhiệm vụ đưa đường cho kẻ thù tìm đến. Vua Thục tuốt gươm ra. Mỵ Châu ngã xuống cạnh bờ nước, máu từ cơ thể nàng chảy vào chiếc hồ lớn. Những con trai trong hồ sẽ ấp ủ những giọt máu của Mỵ Châu trong lớp ngọc trắng óng ánh tiết ra từ cơ thể của chúng. Đó là chuyện về sau, rất lâu sau khi Trọng Thủy tìm đến nơi. Mọi sự đã quá trễ. Kẻ phản bội luôn luôn xuất hiện quá trễ nhưng hình phạt có khi đến rất sớm. Người ta nói rằng ngọc trai ở chiếc hồ lớn sẽ lóng lánh hơn, đẹp đẽ hơn nếu được chùi rửa bởi nước lấy từ cái giếng ở thành Cổ Loa nơi Trọng Thủy đã nhảy xuống trầm mình. Có khi quyết định của ông-hoàng-điệp-viên đến từ niềm ân hận không thể chịu đựng nổi hoặc từ nỗi nhớ thương người vợ quá cố hoặc từ cả hai. Những viên ngọc trai được mang qua bên Tàu, ở đó những ông hoàng bà chúa sẽ gắn chúng lên bộ xiêm y lộng lẫy của mình trước khi đến tham dự buổi dạ tiệc của triều đình. Không có viên ngọc trai nào dành cho đứa bé bắt hến ở con sông chảy qua ngôi làng nhỏ thuộc miền Trung nước Việt.
Tôi tiếp tục đi bắt hến và lượm nông sản cùng với Chung một thời gian. Đến một lúc nào đó, đời sống bỗng trở nên bận rộn. Có nhiều điều bức thiết hơn những con baby clams ở chiếc hồ nhân tạo trên núi. Công ăn việc làm, những nhu cầu và những vấn đề mới trong đời sống hôn nhân đòi hỏi nhiều thì giờ và công sức để giải quyết. Khi tôi từ chối lời rủ rê đi lượm tỏi của Chung, anh không giấu được vẻ thất vọng. “Không có ai khác đi cùng anh sao?” Tôi hỏi. “Mấy người đó bảo sao không ra siêu thị mua, vừa rẻ, vừa đỡ tốn thì giờ hơn.” Những lần đi cùng Chung bắt hến ở hồ Isabella ngày càng thưa ra, và sau đó tôi ngưng hẳn. Những bất đồng ý kiến giữa vợ chồng chúng tôi xem ra không còn có thể hoá giải được nữa. Chúng tôi sau cùng quyết định sẽ tự mình thử giải quyết vấn đề theo cách riêng của mỗi người. Và chúng tôi chia tay, mang theo với mình nguyên vẹn những nan đề chưa có lời giải cộng thêm nỗi phiền muộn đến từ sự thất bại của chính mình. Về sau Chung thỉnh thoảng ghé thăm căn apartment nhỏ xíu của tôi, mang theo những nhánh tỏi còn bám đầy đất cát hoặc những con hến có lớp vỏ đen xỉn mà anh tìm bắt được trong những chuyến đi lẻ loi. Có vẻ như vợ con anh và những người bạn Việt Nam trong vùng chỉ thích dùng tỏi mua ở siêu thị. Ngay cả đĩa hến xào hành sả thơm phức và những cái bánh tráng dòn rụm sẽ trở nên nhạt nhẽo khi phải ngồi ăn một mình.
Chính là nhờ vào bản tin buổi tối phát vào lúc mười một giờ đêm của một đài truyền hình địa phương mà tôi biết được cái tai nạn trên đèo 178. Chiếc pickup màu xám rơi xuống bờ vực lởm chởm đá và chìm nghỉm trong giòng nước xoáy của sông Kern, mang theo những bao cát chứa đầy những con nghêu nhỏ màu xám đen. “Mọi sự đã quá trễ khi người tài xế của chiếc xe tải hạng nặng nhìn thấy người đàn ông đang lúi húi phía sau chiếc xe của mình. Nạn nhân và chiếc pickup màu xám được gởi qua bờ vực, rơi xuống dòng sông Kern ba trăm bộ phía dưới, và tức khắc bị dòng nước hung hãn cuốn đi hàng dặm về phía hạ lưu. Tất cả những gì còn lại một vệt dài những con nghêu nhỏ vỡ nát nhầy nhụa dưới bánh xe của chiếc xe tải hạng nặng.” Ống kính máy thu hình bây giờ chuyển xuống mặt đường nhựa, và tôi có thể thấy chiếc vỏ nát nhừ của những con nghêu nhỏ. Không có một lời nào về những chiếc bao cát đã rơi xuống lòng sông cùng lúc với chiếc pickup màu xám và người đàn ông xấu số. “Người ta sẽ không bao giờ biết được điều gì đã khiến người đàn ông dừng xe một cách bất cẩn ở đàng sau khúc quanh nguy hiểm bên cạnh bờ vực cheo leo ở thượng nguồn con sông Kern hung hãn.” Người phóng viên của đài truyền hình đã chấm dứt buổi tường thuật như vậy. Tôi có chỗ không đồng ý với nhận định này của ông ta. Tôi cho rằng mình có thể hiểu được phần nào những gì đã xảy ra. Tấm chắn phía sau chiếc pickup màu xám đã bung ra vì một lý do nào đó và những con nghêu nhỏ từ một trong những chiếc bao cát đã tuôn xuống dọc con đèo 178 quanh co lồi lõm. Tôi có thể hình dung ngay tức khắc Chung đang hấp tấp dừng xe bên cạnh bờ vực dốc đứng và lui cui đóng lại tấm chắn. Có khi anh còn mò mẫm trong cái chập choạng của hoàng hôn để thu lượm những con nghêu nhỏ rơi vãi trong lòng xe và có lẽ ngay cả trên mặt đường. Người phóng viên bản xứ sẽ không bao giờ hiểu được vì sao người ta có thể trở nên bất cẩn cùng cực chỉ vì những con nghêu nhỏ vô giá trị như thế. Dù sao thì ông ta cũng đã nhắc đến “con đường xác hến,” a trail of smashed baby clams. Quê hương tôi không có huyền thoại nào về hến. Những viên ngọc trai màu trắng bóng ngời đến từ những hạt máu của nàng Mỵ Châu vẫn được các ông hoàng bà chúa mang lên người trong những dạ tiệc sang trọng không có chút liên quan nào đến loài hến hèn mọn, ở quê hương tôi hay trên đất Mỹ. Những con hến đen đủi trong mấy chiếc bao cát hoặc sẽ va vào vách đá lởm chởm của sông Kern và vỡ nát hoặc sẽ rơi tỏm vào giòng nước hung hãn và nhanh chóng bị cuốn về mạn dưới. Một hành trình gian khổ cho những con hến tội nghiệp. Một số sẽ kẹt lại dưới lớp đá ngầm, một số khác sẽ bị bắn tung khỏi mặt nước, nằm phơi mình trên đá sỏi làm mồi cho lũ chim và những con rái cá háu ăn. Những con nghêu nhỏ may mắn còn lại sẽ trôi mãi về miệt hạ lưu, ở đó dòng nước chậm lại và đổ vào một chiếc hồ rộng.
Chung quanh hồ là những cây thông, cây bồ đề, cây khuynh diệp tỏa bóng mát lên dãy bàn ghế bằng hợp kim nhôm sơn màu xám nhạt. Vào những ngày cuối tuần, người ta kéo đến và bày thức ăn lên những chiếc bàn dài, tụm lại ăn uống nói cười vui vẻ, mắt thỉnh thoảng nhìn xuống hồ trông chừng đám trẻ nhỏ đang bơi lội, đùa giỡn ở thềm nước cạn. Tôi cũng sẽ đến đó, ngồi một mình ở chiếc ghế đá cạnh bờ hồ, nhấm nháp miếng khoai tây chiên mỏng dính, mắt không rời những đứa con gái nhỏ xinh đẹp trong bộ đồ tắm sặc sỡ đang rượt đuổi những con ngỗng ngờ nghệch trên bờ cát. Rượt đuổi chán, chúng sẽ chạy ùa xuống hồ, đắm mình trong làn nước mát. Thỉnh thoảng chúng chúi xuống sâu trong nước, mò mẫm tìm kiếm. Có khi là một viên sỏi chẳng ra hình dạng gì hết, có khi chỉ là một cọng rong xanh thẩm. Cuối cùng rồi chúng cũng tìm được vật tôi muốn chúng tìm thấy. Cả bọn sẽ chạy ùa lên bao vây lấy tôi, miệng liến thoắng giành nhau nói. “Ba có biết tụi con đã tìm thấy cái gì không?” Tất nhiên là tôi biết chứ, daddy knows everything![4] “Một con cá vàng,” tôi trả lời. Cả bọn phá ra cười, “Không có cá vàng trong hồ này, cá vàng chỉ ở trong những cái chậu bằng kiếng ở nhà hàng Tàu mà thôi, ba không biết hay sao?” Một đứa trong bọn sẽ nhắc nhở tôi như vậy. Và đứa kia sẽ xòe bàn tay nhỏ xíu của nó ra một cách thận trọng. “A baby clam!” Chúng đồng loạt hét lên. Tôi sẽ cầm lấy con nghêu nhỏ trong tay ngắm nghía một lúc rồi cải chính. “Không phải, đây là con hến.” Những cặp môi nhỏ hồng hào sẽ mở ra, cong lên, uốn éo, và từ đó phát ra những tiếng “hến” tròn trịa, trong vắt như tiếng sáo. Rồi chúng lại phá lên cười. Kéo chúng vào lòng, tôi sẽ xoay mình về hướng Đông Nam, nơi có rặng núi cao màu xanh nằm phơi mình dưới nắng chiều. Và xuống giọng thật thấp như thể đang nói về một điều gì vô cùng bí mật, tôi sẽ kể chúng nghe cuộc hành trình của con hến nhỏ trong lòng bàn tay mình, bắt đầu không phải từ đỉnh núi cao ngất trên kia, nơi có chiếc hồ nhân tạo mang tên Isabella, không phải từ cái bờ vực dốc đứng nhìn xuống dòng sông Kern hung bạo ở ba trăm bộ phía dưới, mà từ một ngôi làng nhỏ bên kia bờ Thái Bình Dương, nơi dòng sông chảy qua sẽ cạn dần theo ngày tháng.
Chung đến không mang theo gói thịt cá đông lạnh nào hết. Nhưng anh có một thùng đồ nghề để trong chiếc pickup [1] màu xám của mình. Chung đi một vòng căn apartment hai phòng đầy nghẹt người và trống hoang tất cả những thứ khác, săm soi từng lỗ cắm điện, mấy vòi nước trong nhà tắm, cái bếp ga, và cái tủ lạnh mới toanh cô em gái sang Mỹ đã lâu mua cho gia đình. Cả nhà xúm lại quan sát từng cử chỉ của Chung và luôn luôn có một ai đó sẵn sàng trả lời một cách mau mắn những câu hỏi của anh. Lần viếng thăm đầu tiên của Chung đủ làm cho mẹ tôi mê anh tít thò lò. “Ôi cái thằng sao mà tử tế!” Vợ tôi nhìn cô em chồng độc thân cười cười, “Người ta có vợ hai con rồi đó mẹ à.” Cô em phát cáu, “Cái đồ thằng cha đen thui đen thủi ai mà thèm!” Mẹ tôi chấm dứt cuộc thảo luận bằng một câu tục ngữ rất chi là bóng bẫy, “Đúng là bồ hóng chê lọ nghẹ!”
Chung và tôi làm thân với nhau rất nhanh. Ở tuần thứ ba của quãng đời tị nạn, tôi tìm được một việc làm khiêm tốn ở một tiệm ăn do người bản xứ làm chủ. Tôi sẽ tiếp tục có những công việc khiêm tốn như thế trong những năm về sau. Vào những ngày nghỉ, Chung gọi điện thoại mời tôi đến chơi, thường là vào buổi tối. Ở đó chúng tôi ngồi ở chiếc bàn ăn trong căn bếp uống bia và nói chuyện người chuyện mình. Vợ anh chẳng khi nào tham dự vào những buổi nói chuyện như vậy. Chị không biết tiếng Việt. Chị trả lời chồng với cái giọng mềm và hơi kéo dài của người miền Nam Hoa Kỳ. Đó là một người đàn bà Mỹ tầm thước, chị cao hơn Chung nửa cái đầu, và ít lời. Khuôn mặt tròn lốm đốm tàn nhang mang vẻ bình yên một cách buồn bã, hoặc buồn bã một cách bình yên, như thể hai điều này cần thiết phải đi chung với nhau. Về sau tôi biết được rằng Chung đã làm việc cực nhọc mấy năm ròng để chị có cơ hội hoàn tất chương trình y tá ở ngôi trường Đại Học nằm ở phía Tây của thành phố chúng tôi đang cư ngụ. Chung tiếp tục làm việc cực nhọc như thế sau khi người vợ Mỹ ra trường và tìm được việc làm. Chung làm thợ tiện, và xem ra anh hài lòng với công việc của mình. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hề biết gì về đoạn mở đầu của cuộc hôn nhân giữa cô gái người Mỹ và anh cựu binh thiết giáp Việt Nam. Chung chưa bao giờ kể và tôi chưa bao giờ hỏi.
Thành phố tôi ở nằm lọt thỏm trong một thung lũng bằng phẳng kéo dài hàng trăm dặm. Từ thành phố, đi về hướng nào cũng gặp phải những cánh đồng ngút mắt, và xa hơn nữa là trùng trùng lớp lớp những núi và núi. Thỉnh thoảng Chung đưa tôi đến những cánh đồng vừa mới thu hoạch xong. Ở đó chúng tôi đi lom khom dọc những luống đất thẳng băng tìm mót tỏi, hành củ, hoặc khoai tây còn sót lại. Những chiếc bao nhựa lấy từ siêu thị Safeway hay Von’s sẽ nhanh chóng đầy lên với mớ nông phẩm và được buộc lại kỹ càng trước khi vất vào thùng chiếc pickup màu xám. Chúng tôi cười nói vui vẻ trên đường về, mặc kệ tay chân mặt mũi lấm lem bụi đất. Vào những dịp này, Chung thường nhắc lại những lần đi mót khoai mót đậu ngày còn nhỏ. Những mầm khoai lang màu đỏ tím không lớn hơn ngón tay út được phủi sơ đất cát và bỏ vào miệng nhai rau ráu. “Ngọt lịm, ông ơi!” Trong một số năm tháng sau đó, chúng tôi vẫn thường đi chung với nhau trong những chuyến “gặt hái” như vậy, có khi chỉ có hai người, có khi với một số bạn bè người Việt trong cùng thành phố. Vợ con của Chung không bao giờ hiện diện trong những chuyến đi như vậy. “Chúng nó bảo sao không ra siêu thị mua, vừa rẻ, vừa đỡ mất thì giờ.” Chung thường bảo vậy mỗi khi có ai đề cập đến việc này.
Một hôm Chung gọi điện thoại, giọng hào hứng. “Ông qua đây, tôi có cái này hay lắm.” Khi tôi đến nơi, chỉ có mỗi một mình Chung đang loay hoay ở nhà bếp. Chắc là vợ con anh đã đi chơi hay mua sắm gì đó rồi. Chung đang nướng mấy cái bánh tráng trên cái bếp điện. “Cái hay lắm” thơm nức mùi hành mùi sả đang bốc hơi nghi ngút trong chiếc đĩa sứ lớn đặt trên bàn ăn. Thì ra là nghêu xào. “Nghêu ở đâu mà nhỏ xíu vậy?” Tôi hỏi. “Không phải nghêu, hến đó.” Chung trả lời, giọng chắc nịch. Tôi không biết là quanh đây có hến. Những con hến nhỏ bằng móng tay cái, vỏ màu xanh rêu mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn mua về nấu canh mồng tơi. Đã lâu lắm rồi tôi không còn được ăn canh hến nấu với mồng tơi. Không có mồng tơi, và nhất là không có hến ở quanh đây. Tôi cúi nhìn mấy cái vỏ hến đen xỉn cỡ ngón tay cái của mình và đâm ra nghi ngờ. Đây là những con baby clams![2] “Anh tìm chúng ở đâu vậy?” “Ở một cái hồ trên núi. Hôm nào mình đi nhé.” Chung trả lời, vẫn với cái giọng chắc nịch.
Bỏ lại phía sau lưng những cánh đồng trồng cây ăn trái, xa lộ 178 sẽ ôm sát thượng nguồn sông Kern, the killer river,[3] như người bản xứ vẫn gọi. Bắt đầu từ nơi đây, xa lộ 178 biến thành một đường đèo hiểm trở. Con đường hẹp lại, hai lối đi ngược chiều nhau chạy vòng vèo giữa một bên là vách núi dựng dứng và phía bên kia là bờ vực chênh vênh nhìn xuống giòng nước sôi sục của sông Kern ba trăm bộ phía dưới. Dọc hai bên đường, chừng vài dặm lại có một khoảng trống nhỏ đục sâu vào vách núi hoặc nằm chơi vơi bên gành đá để xe hỏng máy hoặc chạy chậm ghé vào nhường chỗ cho những xe phía sau. Những nơi này được gọi là turnouts. Ở mãi trên đỉnh đèo, nơi con đường chấm dứt, là một chiếc hồ thực lớn. Hồ Isabella nguyên là một cái lũng thiên nhiên nằm giữa những hòn núi cao, nước từ những cơn mưa và từ những khối tuyết tan vào mùa Xuân đổ xuống đây trước khi hòa nhập vào thượng nguồn sông Kern và biến nó thành một giòng thác khổng lồ. Mặt phía Nam được chặn lại bởi một con đê bằng bê tông cốt sắt cao sừng sững như một dãy núi bị phạt ngang. Ngoại trừ cửa đập, hai bên bờ dốc thoai thoải của con đê được phủ đầy bởi những tảng đá lớn từ đó mọc lên những bụi cây nhỏ cằn cỗi. Hồ rộng mênh mông, một con đường trải đá chạy vòng vèo ôm lấy bờ hồ. Vào cuối tuần, thiên hạ từ những thành phố xa gần kéo đến cắm trại, câu cá, trượt nước làm khu hồ náo nhiệt hẳn lên. Chính là ở hồ Isabella này Chung và tôi đã đến nhiều lần để bắt hến. Nơi chúng tôi dừng lại khá vắng vẻ. Mang theo một chiếc cào sắt nhỏ và một bao cát, chúng tôi lội ra chỗ nước ngang thắt lưng, cào xới sục sạo dưới lớp bùn đen lẫn cát của đáy hồ tìm bắt những con nghêu nhỏ. Lũ nghêu sinh sôi nẩy nở khá nhiều nên công việc không mấy khó khăn. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, bốn bao cát mang theo đã đầy cứng những con nghêu nhỏ đen thui thủi. Chung vất chúng vào thùng xe, và chúng tôi ra về hân hoan. Xe xuống đèo, bờ vực phía tôi ngồi thỉnh thoảng biến mất trong tầm mắt ở những khúc quanh hiểm nghèo làm tôi thót ruột. Thực sâu phía dưới, dòng sông Kern quằn quại gào thét giữa hai bờ vực dốc đứng. Chung hoàn toàn không để ý đến vẻ bứt rứt của tôi. Thỉnh thoảng anh rời mắt khỏi con đường vòng vèo trước mặt, nhìn vào kính chiếu hậu. Tôi đoán Chung đang bận tâm đến những con baby clams mà anh nhất định gọi là “hến” trong những cái bao cát trong thùng chiếc pickup.
Chung thường kể đi kể lại không mệt mỏi những lần đi bắt hến ở sông Cái. Con sông đào bên tả ngạn cướp đi dòng thủy lưu, sông Cái ngày mỗi cạn dần, có nơi lòng sông trơ ra toàn cát. Những con hến nhỏ bằng móng tay có lớp vỏ màu xanh rêu sống ở những quãng vắng, nơi nước chỉ đến thắt lưng. Chung sinh ra ở miền Trung. Con nhà nghèo. Cha mất sớm, mẹ vất vả một đời. Những mầm rễ khoai lang màu đỏ tím bám đầy đất cát, những gié lúa hiếm hoi rơi vãi trên cánh đồng mới gặt, những con hến nhỏ màu xanh rêu ở quãng sông cạn theo đuổi Chung suốt những tháng năm tuổi nhỏ. “Có khi bắt được cả chem chép. Tôi luôn luôn cạy vỏ chúng ra để tìm ngọc trai!” Tôi phá lên cười, làm gì có ngọc trai trong chem chép, hoặc ngay cả trong những con sò huyết đắt tiền. “Hồi đó mình còn nhỏ, ngu lắm. Cứ nghĩ đến truyện Trọng Thủy Mỵ Châu.”
Cái đất nước nghèo xác của chúng tôi có nhiều huyền thoại. Gần như ai cũng biết chuyện Trọng Thủy được cha, vua nước Triệu, gởi đến triều đình vua Thục để ăn cắp chiếc nỏ thần đã nhiều lần chặn đứng những đợt tấn công của ông ta trước đây. Ông hoàng Trọng Thủy thành hôn cùng công chúa Mỵ Châu và cả hai nhất định đã có hạnh phúc với nhau, ít nhất cho đến khi Trọng Thủy đánh tráo được chiếc nỏ thần và kiếm cớ về nước. “Nếu có chuyện gì xảy ra và em phải rời bỏ kinh thành, hãy để lại dấu tích cho anh tìm em.” Ôm chiếc gối nhồi lông chim vào lòng, Mỵ Châu trả lời, “Anh đi theo con đường lông ngỗng thì sẽ tìm thấy em.” Cuộc tấn công sau đó của quân nhà Triệu xảy đến bất ngờ như cơn lốc. Vứt chiếc nỏ vô dụng, vua Thục kéo con gái lên lưng ngựa phóng ra khỏi kinh thành Cổ Loa đang bốc cháy ngùn ngụt. Trong lúc hối hả, công chúa Mỵ Châu chỉ mang theo được có mỗi chiếc gối nhồi lông ngỗng trên đó mỗi đêm nàng vẫn tựa đầu và nghĩ về những ngày tháng hạnh phúc với chồng. Những chiếc lông ngỗng trắng mềm mại từ chiếc gối được tung ra dọc con đường đào vong. Vua Thục dừng ngựa ở chiếc hồ đổ vào biển. Hồ lớn quá, không thể vượt qua, và tiếng vó ngựa của lính nhà Triệu vọng đến từ phía sau. Nhà vua quay đầu lại chính vào lúc chiếc lông chim cuối cùng từ tay công chúa Mỵ Châu rơi xuống đất. Con đường lông ngỗng đã hoàn tất nhiệm vụ đưa đường cho kẻ thù tìm đến. Vua Thục tuốt gươm ra. Mỵ Châu ngã xuống cạnh bờ nước, máu từ cơ thể nàng chảy vào chiếc hồ lớn. Những con trai trong hồ sẽ ấp ủ những giọt máu của Mỵ Châu trong lớp ngọc trắng óng ánh tiết ra từ cơ thể của chúng. Đó là chuyện về sau, rất lâu sau khi Trọng Thủy tìm đến nơi. Mọi sự đã quá trễ. Kẻ phản bội luôn luôn xuất hiện quá trễ nhưng hình phạt có khi đến rất sớm. Người ta nói rằng ngọc trai ở chiếc hồ lớn sẽ lóng lánh hơn, đẹp đẽ hơn nếu được chùi rửa bởi nước lấy từ cái giếng ở thành Cổ Loa nơi Trọng Thủy đã nhảy xuống trầm mình. Có khi quyết định của ông-hoàng-điệp-viên đến từ niềm ân hận không thể chịu đựng nổi hoặc từ nỗi nhớ thương người vợ quá cố hoặc từ cả hai. Những viên ngọc trai được mang qua bên Tàu, ở đó những ông hoàng bà chúa sẽ gắn chúng lên bộ xiêm y lộng lẫy của mình trước khi đến tham dự buổi dạ tiệc của triều đình. Không có viên ngọc trai nào dành cho đứa bé bắt hến ở con sông chảy qua ngôi làng nhỏ thuộc miền Trung nước Việt.
Tôi tiếp tục đi bắt hến và lượm nông sản cùng với Chung một thời gian. Đến một lúc nào đó, đời sống bỗng trở nên bận rộn. Có nhiều điều bức thiết hơn những con baby clams ở chiếc hồ nhân tạo trên núi. Công ăn việc làm, những nhu cầu và những vấn đề mới trong đời sống hôn nhân đòi hỏi nhiều thì giờ và công sức để giải quyết. Khi tôi từ chối lời rủ rê đi lượm tỏi của Chung, anh không giấu được vẻ thất vọng. “Không có ai khác đi cùng anh sao?” Tôi hỏi. “Mấy người đó bảo sao không ra siêu thị mua, vừa rẻ, vừa đỡ tốn thì giờ hơn.” Những lần đi cùng Chung bắt hến ở hồ Isabella ngày càng thưa ra, và sau đó tôi ngưng hẳn. Những bất đồng ý kiến giữa vợ chồng chúng tôi xem ra không còn có thể hoá giải được nữa. Chúng tôi sau cùng quyết định sẽ tự mình thử giải quyết vấn đề theo cách riêng của mỗi người. Và chúng tôi chia tay, mang theo với mình nguyên vẹn những nan đề chưa có lời giải cộng thêm nỗi phiền muộn đến từ sự thất bại của chính mình. Về sau Chung thỉnh thoảng ghé thăm căn apartment nhỏ xíu của tôi, mang theo những nhánh tỏi còn bám đầy đất cát hoặc những con hến có lớp vỏ đen xỉn mà anh tìm bắt được trong những chuyến đi lẻ loi. Có vẻ như vợ con anh và những người bạn Việt Nam trong vùng chỉ thích dùng tỏi mua ở siêu thị. Ngay cả đĩa hến xào hành sả thơm phức và những cái bánh tráng dòn rụm sẽ trở nên nhạt nhẽo khi phải ngồi ăn một mình.
Chính là nhờ vào bản tin buổi tối phát vào lúc mười một giờ đêm của một đài truyền hình địa phương mà tôi biết được cái tai nạn trên đèo 178. Chiếc pickup màu xám rơi xuống bờ vực lởm chởm đá và chìm nghỉm trong giòng nước xoáy của sông Kern, mang theo những bao cát chứa đầy những con nghêu nhỏ màu xám đen. “Mọi sự đã quá trễ khi người tài xế của chiếc xe tải hạng nặng nhìn thấy người đàn ông đang lúi húi phía sau chiếc xe của mình. Nạn nhân và chiếc pickup màu xám được gởi qua bờ vực, rơi xuống dòng sông Kern ba trăm bộ phía dưới, và tức khắc bị dòng nước hung hãn cuốn đi hàng dặm về phía hạ lưu. Tất cả những gì còn lại một vệt dài những con nghêu nhỏ vỡ nát nhầy nhụa dưới bánh xe của chiếc xe tải hạng nặng.” Ống kính máy thu hình bây giờ chuyển xuống mặt đường nhựa, và tôi có thể thấy chiếc vỏ nát nhừ của những con nghêu nhỏ. Không có một lời nào về những chiếc bao cát đã rơi xuống lòng sông cùng lúc với chiếc pickup màu xám và người đàn ông xấu số. “Người ta sẽ không bao giờ biết được điều gì đã khiến người đàn ông dừng xe một cách bất cẩn ở đàng sau khúc quanh nguy hiểm bên cạnh bờ vực cheo leo ở thượng nguồn con sông Kern hung hãn.” Người phóng viên của đài truyền hình đã chấm dứt buổi tường thuật như vậy. Tôi có chỗ không đồng ý với nhận định này của ông ta. Tôi cho rằng mình có thể hiểu được phần nào những gì đã xảy ra. Tấm chắn phía sau chiếc pickup màu xám đã bung ra vì một lý do nào đó và những con nghêu nhỏ từ một trong những chiếc bao cát đã tuôn xuống dọc con đèo 178 quanh co lồi lõm. Tôi có thể hình dung ngay tức khắc Chung đang hấp tấp dừng xe bên cạnh bờ vực dốc đứng và lui cui đóng lại tấm chắn. Có khi anh còn mò mẫm trong cái chập choạng của hoàng hôn để thu lượm những con nghêu nhỏ rơi vãi trong lòng xe và có lẽ ngay cả trên mặt đường. Người phóng viên bản xứ sẽ không bao giờ hiểu được vì sao người ta có thể trở nên bất cẩn cùng cực chỉ vì những con nghêu nhỏ vô giá trị như thế. Dù sao thì ông ta cũng đã nhắc đến “con đường xác hến,” a trail of smashed baby clams. Quê hương tôi không có huyền thoại nào về hến. Những viên ngọc trai màu trắng bóng ngời đến từ những hạt máu của nàng Mỵ Châu vẫn được các ông hoàng bà chúa mang lên người trong những dạ tiệc sang trọng không có chút liên quan nào đến loài hến hèn mọn, ở quê hương tôi hay trên đất Mỹ. Những con hến đen đủi trong mấy chiếc bao cát hoặc sẽ va vào vách đá lởm chởm của sông Kern và vỡ nát hoặc sẽ rơi tỏm vào giòng nước hung hãn và nhanh chóng bị cuốn về mạn dưới. Một hành trình gian khổ cho những con hến tội nghiệp. Một số sẽ kẹt lại dưới lớp đá ngầm, một số khác sẽ bị bắn tung khỏi mặt nước, nằm phơi mình trên đá sỏi làm mồi cho lũ chim và những con rái cá háu ăn. Những con nghêu nhỏ may mắn còn lại sẽ trôi mãi về miệt hạ lưu, ở đó dòng nước chậm lại và đổ vào một chiếc hồ rộng.
Chung quanh hồ là những cây thông, cây bồ đề, cây khuynh diệp tỏa bóng mát lên dãy bàn ghế bằng hợp kim nhôm sơn màu xám nhạt. Vào những ngày cuối tuần, người ta kéo đến và bày thức ăn lên những chiếc bàn dài, tụm lại ăn uống nói cười vui vẻ, mắt thỉnh thoảng nhìn xuống hồ trông chừng đám trẻ nhỏ đang bơi lội, đùa giỡn ở thềm nước cạn. Tôi cũng sẽ đến đó, ngồi một mình ở chiếc ghế đá cạnh bờ hồ, nhấm nháp miếng khoai tây chiên mỏng dính, mắt không rời những đứa con gái nhỏ xinh đẹp trong bộ đồ tắm sặc sỡ đang rượt đuổi những con ngỗng ngờ nghệch trên bờ cát. Rượt đuổi chán, chúng sẽ chạy ùa xuống hồ, đắm mình trong làn nước mát. Thỉnh thoảng chúng chúi xuống sâu trong nước, mò mẫm tìm kiếm. Có khi là một viên sỏi chẳng ra hình dạng gì hết, có khi chỉ là một cọng rong xanh thẩm. Cuối cùng rồi chúng cũng tìm được vật tôi muốn chúng tìm thấy. Cả bọn sẽ chạy ùa lên bao vây lấy tôi, miệng liến thoắng giành nhau nói. “Ba có biết tụi con đã tìm thấy cái gì không?” Tất nhiên là tôi biết chứ, daddy knows everything![4] “Một con cá vàng,” tôi trả lời. Cả bọn phá ra cười, “Không có cá vàng trong hồ này, cá vàng chỉ ở trong những cái chậu bằng kiếng ở nhà hàng Tàu mà thôi, ba không biết hay sao?” Một đứa trong bọn sẽ nhắc nhở tôi như vậy. Và đứa kia sẽ xòe bàn tay nhỏ xíu của nó ra một cách thận trọng. “A baby clam!” Chúng đồng loạt hét lên. Tôi sẽ cầm lấy con nghêu nhỏ trong tay ngắm nghía một lúc rồi cải chính. “Không phải, đây là con hến.” Những cặp môi nhỏ hồng hào sẽ mở ra, cong lên, uốn éo, và từ đó phát ra những tiếng “hến” tròn trịa, trong vắt như tiếng sáo. Rồi chúng lại phá lên cười. Kéo chúng vào lòng, tôi sẽ xoay mình về hướng Đông Nam, nơi có rặng núi cao màu xanh nằm phơi mình dưới nắng chiều. Và xuống giọng thật thấp như thể đang nói về một điều gì vô cùng bí mật, tôi sẽ kể chúng nghe cuộc hành trình của con hến nhỏ trong lòng bàn tay mình, bắt đầu không phải từ đỉnh núi cao ngất trên kia, nơi có chiếc hồ nhân tạo mang tên Isabella, không phải từ cái bờ vực dốc đứng nhìn xuống dòng sông Kern hung bạo ở ba trăm bộ phía dưới, mà từ một ngôi làng nhỏ bên kia bờ Thái Bình Dương, nơi dòng sông chảy qua sẽ cạn dần theo ngày tháng.
Phùng Nguyễn
tháng 4, 2000
Hến làng thuở ấy
Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.
Minh họa: Nhím
Trước năm tám tuổi, khi còn ở phố, tôi chỉ biết có loài hến. Mạ đi chợ
về, đổ hến ra cái thau, hến nằm ngổn ngang màu vàng vàng đen đen, tròn
tròn, to bằng ngón tay cái. Ngâm một buổi thì những con hến thè cái lưỡi
màu sáng xanh ra ngoài, như nếm thử cái thứ nước trong thau có uống
được không, mà cũng có thể là nó đang thở. Những cái lưỡi mảnh mai ấy,
có thể xem miệt mài không dứt, như thể chúng đang vẽ những bức tranh bí
mật. Nhiều khi tò mò, tôi thò cả ngón tay chạm vào cái lưỡi mảnh mai ấy,
lũ hến lập tức rụt cổ, khép chặt miệng lại… Cũng nhiều khi tôi thử
nhưng cũng có những con không chịu khép, phải đứng dậy giơ chân đá cái
thau một phát, chúng mới chịu khép miệng lại, như thể vừa có một trận
động đất mù khơi…Nhưng sau tám tuổi, sau 1975, cả nhà tôi rời phố về làng, chiều chiều tôi đi theo lũ bạn chăn trâu, mới biết trong bãi trâu nẹp tắm táp buổi chiều, có thêm một loài nhuyễn thể rất lớn, lớn có khi bằng cả bàn tay con nít, đó là con bọp bọp. Thuở ấy không ai ăn bọp bọp, vì thế chúng sinh sôi rất nhiều, cứ dẫm chân xuống bùn là bắt được. Từng chiều lẽo đẽo đi theo đuôi trâu dưới bãi sông, tôi bắt được hàng chục con, hình dài dài, màu đen đen. Vỏ ngoài xù xì xấu xí tàn tệ, nhưng tách đôi thân chúng ra, bên trong lại óng ánh long lanh mang một thế giới sắc màu khác hẳn. Như thể nó đang vẽ một bức tranh lạ lùng, hay tạo hóa bí mật giao bức tranh kỳ lạ cho chúng cất giữ.
Vài năm sau lớn lên, tôi đã thử tìm dọc bờ sông, nhưng không hề thấy chúng ở đâu khác, cơ hồ như cả con sông, chỉ có bãi trâu nẹp từng chiều mới có loài bọp bọp ấy. Có lẽ ở bến trâu mẹp ấy, mới có loài bọp bọp, và chúng đã ăn bùn phân trâu mà lớn.
Cũng từ khi biết đến nhà hàng ở phố, lại biết thêm loài nhuyễn thể có tên là trìa, trìa hấp sả, trìa nướng, trìa xáo rau răm, trìa nấu canh kiểu Thái Lan… Độ nhậu nào tôi cũng thích gọi món trìa, thơm tho mùi sả chanh, húp muỗng nước thấy lòng dạ nở nang như chính con trìa nó hiểu được thấu ruột gan mình. Rồi là bao nhiêu thứ sò, sò lụa, sò lông, sò huyết… Ăn sò, đừng dại đổ tất tật vào nồi. Cứ lấy một cái xoong đặt lên bếp lửa, cho chai bia vào, thêm ít ớt gừng tỏi, ăn con nào nhúng vào nước sôi con ấy, chín vừa tới gắp ra, ăn ngọt và nóng bỏng lưỡi, hết cuộc nhậu nhiều khi vẫn còn vài con sò sống trên dĩa, mà miệng mồm đã ca hát tung trời…
Nhưng vì sao lại là hến ám ảnh chứ không là những loài hai mảnh đắt tiền khác? Không phải vì Huế có món cơm hến được coi là món ăn dưỡng sinh số một rau nhiều thịt ít, đến mức nó đã được làm khô như mì ăn liền, gọi là cơm hến ăn liền. Cơm hến ăn ngon chủ yếu nhờ cái nước ngọt lừ, cơm hến ăn liền dù cố công lọc ruốt nhiều chi đi nữa, cũng nhạt thếch vô hồi, như là thứ để người xa Huế có chút hương vị để đỡ nhớ quê xưa…
Nhắc đến hến vì như thể nó đã di cư vào trí óc tôi và nhiều người trong làng, nằm lì ở đó, lập khu tự trị, từ những ngày ấu thơ. Đơn giản bởi hến là loài cứu đói. Những năm làng đói, trước sau 1980, mấy nghìn cái miệng háu đói của làng nằm trên những thân xác xơ rơ, như thể giơ cả xương ra nắng mặt trời, lòi hết cả sắc màu tím tái trong mưa lạnh mùa đông. Mấy nghìn cái miệng ăn hết cả đồng lúa vặt vẹo, ăn hết cả đồng khoai đồng sắn, ăn hết cả bao nhiêu rặng măng tre, ăn hết cả rau dại, củ chuối, bắp ngô xay hạt cứng hầm đến ba ngày ba đêm không nhừ... Kể lúa bắp khoai sắn cho nhiều, chứ hồi đó làm hợp tác xã, làm tập đoàn, hết mùa là hết lúa hết bắp, lấy đâu ra mà ăn. Thuở đó trong cơn đói, làng ăn như một cơn lốc, đi tới đâu sạch sành sanh thức ăn đến đó. Đến mức tới bữa ăn, chỉ còn một nồi nước sôi lõng bõng, rau tập tàng xắt nhuyễn thả vào, rồi rưới bột sắn vào khuấy lên, nhà có điều kiện còn thêm tí ruốt tí mỡ cho thơm, nhà con đông nghèo kiết xác chỉ việc vậy thôi, dắt xoong xuống bếp, cả chục cái mông kê đòn tre lết lại ngồi quanh, giơ chén chờ người phụ nữ đảm đang múc lưng bát mà húp xì xà xì xoạch… Nhớ lại những cảnh này, không khi nào tôi không khóc, người bồn chồn đứng lên ngồi xuống như mình vừa xem xong cuốn phim chưa bao giờ thấy chiếu trên màn hình, mà đạo diễn đã vứt nó đi đâu.
Một hè nọ, ăn sạch sành sanh các thứ, mấy nghìn cái miệng trong làng ngơ ngác. Chợt một người nhớ ra, dưới sông có hến rất nhiều, cả một mỏ hến âm thầm nằm ở đáy sông chưa được khai quật. Thế là nhà nhà mang rổ rá xuống sông lặn hụp. Hít một hơi lặn xuống, dí vành rổ vào đáy sông, lùa bùn vào, bưng cả cái rổ bùn lên đảo sách, trơ ra những con hến nón hến tra, đổ cả lũ vào thau vào nồi. Sông Bồ dạo ấy trong vắt, từng sáng từng chiều bỗng đục ngầu vì người ta thi nhau lặn hến. Nhiều khi chỉ lặn có một tiếng đồng hồ, thằng con nít mười hai tuổi như tôi mà cũng lấy được một thau hến đầy. Không chỉ đàn ông, đàn bà cũng đi lặn hến, nước sông đánh lật cả mấy tà áo và đám tóc dài xõa lòa xòa dưới sông như rong cỏ nước lùa…
Hến đem về nấu canh rau muống, canh dưa chuối, xào rau bí, xào môn, xào mướp đắng mướp ngọt… Qua ngày qua ngày qua ngày. Làng như tươi lại, mấy cái miệng câm nín như hến bỗng nhiên nở được nụ cười tưởng đã bị nỗi sầu ảm đạm cơm áo cuốn đi. Thức ăn từ đó cơ hồ cái gì cũng cho hến vào. Nhưng ngon nhất có lẽ món cháo hến nấu sắn. Sắn củ vừa nhổ xong, lấy bàn mài mài thành sợi, rồi nấu cháo hến như nấu cháo hến với gạo, xắt thêm mấy cọng lá sân, lá lốt, có hành ngò là thành món ngon vĩ đại. Thơm nưng nức, thơm nở nang, thơm như ai nông cả cái mũi mình ra để mà thốc cái mùi thơm vào, tha hồ hít hà. Sắn thường khi ăn nghẹn đến mấy tầng mây, giờ trôi vào cổ họng như uống cốc nước chanh mùa hè, có khi còn hơn thế nữa…
Mười bốn tuổi tôi xa làng lên phố, tưởng xa được cái đói, ai ngờ bếp ăn học sinh trường chuyên còn đói hơn, bữa ăn toàn sắn lát khô cứng ngắc hầm cả tấn than đá cũng không chịu mềm cho, phải vứt hết ra bàn ăn mà liếm mấy hạt cơm, người thắt lại như sợi dây, đau ốm dặt dẹo, vậy là lại về làng, rau cỏ sang ngày mà vẫn hồi sức, chắc chắn là nhờ có hến.
O tôi nói, sau này tụi bây sinh con nhớ đặt tên là Hến. Hến Chị, Hến Em, Hến Đen, Hến Vàng…, mấy cái tên cũng hay đó chứ, hơn đứt mấy cái tên xưa: Trâu, Chó, Bẹp Chị, Bẹp Em, Đùm Anh, Đùm Em… Ấy vậy mà khi tôi sinh con, không dám đặt tên Hến cho đứa nào.
Có thể tôi xấu hổ cho con vì mấy cái tên đó không còn hợp thời, cũng có
thể tôi quên bẵng đi cái chuyện đặt tên Hến sau bao nhiêu ngày lang
thang tang bồng cho đến khi viết mấy dòng này mới nhớ ra, mà cũng có thể
tôi đành đoạn dứt bỏ quá khứ một thời ảm đạm với cái đói quay quắt. Ai
mà biết được, tôi còn không biết huống hồ ai…
Phù Sinh
Nhớ
Miệt mài trên sông rộng,
Vất vã giữa trời hanh...
Không quản gì mưa gió,
Nắng làm bạc tóc xanh.
Dòng sông quê lãng đãng,
Tình quê luôn hiền hoà...
Thương mẹ quê tần tảo,
Thương dáng người hanh hao !
Ánh ban mai ngập nắng,
Ấp ủ bờ sông quê...
Nhớ món ngon bình dị...
Biết khi nao tôi về ?
NM
Nhớ con hến sông quê
Mỗi lần nhớ nhà, tôi lại hình dung tới
dòng Trà Khúc uốn mình lãng đãng trôi ven thành phố Quảng Ngãi. Hình ảnh
con sông quê dẫn dắt tôi nhớ tới những con hến nhỏ bé và món ăn bình dị
của mẹ
Hến sông quê tôi chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út. “Nhà” của chúng là
đáy sông. Những lớp bùn, rong rêu, vi sinh vật dưới lòng sông là môi
trường sống lý tưởng của chúng.
Cuối xuân đầu hạ, khi nắng ban mai tràn ngập mé sông, trên những
bãi bùn non lấp loáng ánh bình minh lố nhố bóng người đi cào hến. Hai
cái bóng ngắn cũn cỡn là chị em chúng tôi, bên cạnh bóng mẹ lênh khênh
cùng chiếc nón lá
Không như những người bắt hến có nghề, họ bơi thuyền ra giữa sông,
cắm sào ở chỗ sâu nhất rồi lặn xuống mà cào hến, mẹ con chúng tôi chỉ
cào những con hến “lộ thiên”, trồi lên từ lớp bùn nhão quánh.
Cứ túc tắc vậy nhưng mặt trời lên chưa tới cây sào, mỗi người chúng
tôi cũng được một rổ hến khá nặng tay. Chị và mẹ cắp rổ hến của mình
chạy ra chợ làng. Những đồng tiền bán hến thành cá, thành rau và cả
những cây bút, những quyển vở cho hai chị em tôi đi học.
Còn rổ hến của tôi (tôi luôn tự hào là “to” và “nhiều” hơn của chị
và mẹ) thì để lại nhà. Dưới đôi bàn tay đảm đang của mẹ, những con - hến
- của - tôi bỗng chốc biến thành vài món ăn thanh đạm nhưng đầy ắp
hương vị khó quên.
Làm hến là khâu khá công phu trước khi chế biến hến ra tấm ra món.
Mẹ đem hến ra giếng vừa chà vừa nhồi thật sạch bùn nhớt bám trên vỏ tới
ba bốn lần rồi mới cho vào xoong, bắc lên bếp. Mẹ không cho nước vào mà
nhiệt độ sẽ làm nước có sẵn trong con hến tiết ra, sôi lên.
Lúc này hến há miệng. Mẹ dùng đũa khuấy đều cho những con hến bé
xíu rời khỏi vỏ. Thịt hến được vớt ra, để ráo. Những mẩu thịt hến nhỏ
nhắn, trắng phau trông mát lành, ngon ngọt làm sao!
Trưa ấy, nước luộc hến cùng vài muỗng hến kết hợp với mớ rau tập
tàng mà chị em tôi hái trong vườn trở thành nồi canh mát dịu. Còn với
món bánh xèo, những con hến béo ngậy làm nên cái ngon cái ngọt khi được
rắc làm nhân.
Hôm nào cào được nhiều hến, mẹ làm cho cả nhà món hến xào xúc bánh
tráng thơm nức mũi. Cho dầu vào chảo, phi hành lên, nghe mùi thơm tỏa
ra, trút hến vào đảo đều với hỗn hợp gia vị gồm nước mắm, đường, hạt
nêm, sả, gừng băm nhỏ.
Bớt lửa, đậy nắp lại vài phút cho hến thấm gia vị rồi bắc xuống,
rắc thêm tí rau răm, hành ngò, cho hến ra đĩa là xong. Phải nói, với món
này, con hến rút hết tinh chất ra để mà ngon. Mùi sông nước nồng đượm,
mát lành phảng phất trong từng con hến. Bẻ miếng bánh tráng làm muỗng,
xúc mớ hến xào lên cho vào miệng, vị béo thơm, ngòn ngọt của hến hòa
quyện mùi hương đậm đà của sả, gừng khiến chị em tôi lúc nào cũng như
lần đầu thưởng thức, cứ mãi tấm tắc khen ngon.
Sau này, mưu sinh trên phố, tôi thường hay nghĩ về hình ảnh những
buổi sớm mai ngập nắng trên đôi bờ sông quê. Ở đó, con hến với những món
ăn bình dị từ bao giờ đã trở thành nỗi nhớ.
Trần Cao Duyên