Chủ đề nầy dành cho Haloween 2018, nhưng trễ vài ngày vì khó tìm nhạc và hình ảnh thích hợp
8 Bóng Chiều Xưa
Bóng Chiều Tà
Bóng người trong sương mù
NGƯỜI CÓ HAI CÁI BÓNG
Đôi dòng về tác giả
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Nhân dịp lễ hội ma quỉ Halloween 31-10-2013, bài viết mới của ThaiNC là một chuyện ma, kiểu truyện liêu trai tại Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Nhân dịp lễ hội ma quỉ Halloween 31-10-2013, bài viết mới của ThaiNC là một chuyện ma, kiểu truyện liêu trai tại Mỹ.
Sơn đến tìm tôi vào một buổi sáng thứ Bẩy. Hắn gọi sớm lắm, lúc tôi
vẫn còn lười biếng trên giường ngủ theo thói quen của một ngày cuối
tuần. Định cự nự mấy câu nhưng nghe giọng của Sơn thều thào trong điện
thoại, tôi biết có chuyện chẳng lành đang xảy ra cho thằng bạn thân ở
đầu dây bên kia, nên thôi.
Mở cửa cho Sơn bước vào, tôi ngạc nhiên nhìn hắn, và suýt nữa tưởng
lầm người nào! Mới gặp Sơn đúng một tuần trước, trong ngày lễ ra trường,
áo thụng thênh thang, tươi tắn với tương lai huy hoàng chờ đón sau bốn
năm vật lộn cùng đèn sách. Vậy mà trước mặt tôi lúc này, Sơn rũ rượi như
tàu lá chuối mùa Đông. Hắn hốc hác, tóc tai bờm sờm, và nhất là áo để
ngoài quần, chân đi dép, là điều tôi chưa hề thấy kể từ ngày quen nhau.
Vào đến nơi, Sơn thả người trên giường của tôi như không còn một chút
sinh lực nào nữa. Có lẽ hắn phải cố gắng lắm mới lái xe nỗi tới đây.
Nhìn Sơn lúc này cũng hiểu hắn vừa trãi qua một việc gì ghê gớm, một cú
shock khủng khiếp nên mới ra nông nỗi. Tôi định hỏi ngay, nhưng kịp dằn
xuống để Sơn lấy lại bình tĩnh. Tôi chậm rãi châm thuốc. Sơn chìa tay
xin:
– Cho tao một điếu.
Lại một điều ngạc nhiên nữa. Trong đám bạn chung trường, Sơn thân với
tôi nhất. Điều đáng nói là hai đứa tôi khác nhau hoàn toàn, như hai
thái cực. Tôi ngoài giờ học vẫn hay lang thang, cà phê thuốc lá, vui đâu
chầu đó… Sơn thì trái lại. Hắn bằng tuổi tôi, nhưng may mắn qua Mỹ sớm
hơn với gia đình, từ nhỏ đến lớn vẫn quen sống trong khuôn khổ nên là
một thằng con trai gương mẫu, chăm chỉ, và hiền lành. Sơn chưa bao giờ
hút thuốc. Vậy mà lúc này Sơn đòi thuốc! Cũng được. Cho hắn sặc mấy cái
biết đâu niềm u uất chất chứa bên trong theo khói thuốc tan ra chút nào
chăng! Tôi đưa điếu thuốc mới châm cho Sơn. Nhưng hắn không hút, chỉ
ngẩn ngơ nhìn đốm lửa và làn khói nhẹ bay lên trần nhà, hồn như để tận
phương nào. Không kiên nhẫn được nữa, tôi hỏi:
– Chuyện gì?
Sơn chậm chạp ngồi dậy, hỏi lại:
– Thái, mày theo đạo gì?
Tự nhiên hắn hỏi tôi một câu hỏi có vẻ không ăn nhập gì với tình thế trước mắt.
– Đúng ra thì đạo Phật. Nhưng nhà tao chỉ thờ cúng ông bà.
Sơn sáng mắt lên:
– À, thờ cúng ông bà nghĩa là mày tin khi người chết vẫn còn có linh hồn, và linh hồn người chết có thể trở lại trần gian?
Tôi gật đầu:
– Lý thuyết thì như vậy, nhưng mà tao nghĩ việc thờ cúng ông bà là để
con cháu nhớ ơn tổ tiên vậy thôi chứ chưa chắc ông bà có về mà hưởng.
– Tao biết bên đạo Phật của mày có thuyết luân hồi gì đó. Thuyết đó là sao nhỉ?
Ô hay, Sơn bỗng dưng đi vào triết lý tôn giáo cao xa! Trông hắn có vẻ thành khẩn lắm, nhìn tôi chòng chọc chờ đợi câu trả lời.
– Ờ thì…. đại khái con người sống có nhiều kiếp. Đời sống hiện tại
chỉ là một trong nhiều kiếp đó. Nếu kiếp này mày làm điều lành thì kiếp
sau sẽ được hưởng phúc; hoặc nếu bây giò mày gặp những điều không may
thì đó cũng là hậu quả của kiếp trước làm điều xấu. Thí dụ như kiếp này
mày là nhà giàu nhưng sống keo kiệt ích kỷ, không giúp đỡ người nghèo
khó chung quanh, thì lúc chết đi có thể bị đầu thai sang kiếp sau làm ăn
mày nghèo khổ, đói không ai cho chẳng hạn.
Sơn gật gù:
– Té ra là vậy. Có điều trước khi đi đầu thai làm kiếp khác, người chết sẽ đi đâu?
– Đạo Phật tao dạy rằng nếu khéo tu nhân tích đức sẽ lên cõi Niết Bàn với Đức Phật. Còn không sẽ xuống Âm Phủ.
– Vậy trường hợp nào linh hồn cứ vất vưởng ở trần gian, không lên Niết Bàn cũng không xuống Âm Phủ?
– À, đó là trường hợp những người chết oan uổng, hay bất đắc kỳ tử.
Linh hồn chưa dứt nợ trần nên cứ luyến tiếc ở lại, lang thang vất vưởng.
– Tức là….ma ?
– Ừ.
– Vậy mày tin có ma ?
– Nói thì nói vậy chứ tao chả có tin ma quỷ gì ráo trọi…. Còn mày? Tôi hỏi lại.
Sơn gật đầu lia lịa.
– Tin chứ. Trăm phần trăm.
– Thật sao? Mày có đạo mà.
– Thì cũng giống như mày đạo Phật mà không tin có ma vậy. Với lại….tao đã gặp ma từ mấy tháng nay, sao mà không tin cho được.
– Mày gặp ma?
Tôi suýt bật cười, nhưng kịp thời ngưng lại. Tính Sơn ít khi nói
giỡn, và nhất là tình trạng thê thảm của hắn bây giờ lại càng không có
lý do gì để đùa. Sơn ôm đầu thiểu nảo:
– Đúng vậy.
Tôi chợt hiểu. Thì ra nảy giờ Sơn hỏi chuyện dông dài chỉ để chứng
minh trên đời này thực sự có ma. Hắn sợ tôi không tin hắn đã gặp ma. Sơn
nói tiếp:
– Đó là lý do tao tới đây gặp mày. Nói ra thì chắc không ai tin,
nhưng tao chỉ có mày để chia xẻ. Để tao kể mày nghe chuyện này. Tin hay
không tùy mày.
Và Sơn kể…
***
Cũng mới đây thôi, khoảng ba tháng trước, một buổi tối cả nhà đều đi
vắng, chỉ mình tôi ở nhà ngồi ôn bài cho Midterm ngày hôm sau. Khóa cuối
cùng mà trượt một lớp là chậm ngày ra trường đến sáu tháng, nên dù nhức
đầu đến đâu cũng ráng gạo. Không hiểu tại sao hôm đó tôi cứ hồi hộp lo
ra. Mấy con số quay cuồng trên trang giấy. Càng suy nghĩ càng bí lối.
Tôi bèn nảy ra ý định mở máy nhạc thật lớn để mong xóa bỏ những lý luận
sai bét trong đầu(?). Giữa lúc tôi đang cố tĩnh dưỡng đầu óc với tiếng
nhạc, bỗng nhiên có tiếng nói:
– Anh nghe nhạc lớn quá.
Tôi tưởng Thu, em gái tôi. Nhưng khi quay lại thì không phải. Môt
người con gái lạ mặt, cũng trạc tuổi em tôi, đang đứng ở cửa mỉm cười.
Nàng nói:
– Xin lỗi, Yến gõ cửa mà anh không nghe. Có Thu ở nhà không anh?
Tôi lại tắt máy nhạc, và nhớ ra Thu đã mượn xe đi đâu từ hồi chiều nên trả lời:
– Thu đi vắng rồi. Nó không phone cho cô sao?
Cô gái lắc đầu:
– Không, Yến chỉ nhân tiện đi ngang đây nên ghé lại định mượn Thu cái
note hôm kia bệnh không vào lớp. Thôi để mai Yến gặp Thu trong trường
cũng được.
Xin lỗi làm phiền anh.
– Không sao. Tôi là Sơn. Cô, à…Yến muốn nhắn gì lại cho Thu không?
– Không cần lắm. Chào anh Sơn.
Nói xong, nàng đi thật mau ra ngoài, đột ngột cũng như lúc nàng đến.
Tôi bỗng thấy cảm giác lâng lâng kỳ dị đối với người con gái lạ mặt tự
xưng là bạn của em gái mình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi đến nỗi
tôi quên mất thắc mắc làm sao nàng vào được trong nhà, và đi đến tận
phòng của tôi?
Sau hai ngày dồn hết tinh thần để thi cử, tôi gặp Thu và hỏi thăm về
Yến. Nó ngạc nhiên nói không có bạn gái nào tên là Yến cả làm tôi chưng
hững, nghi ngờ hỏi lại:
– Hay mày định dành một bất ngờ cho tao chăng?
Thu phì cười:
– Còn khuya ông ơi. Tui đâu có tốt dữ vậy?
Tôi biết nó nói thiệt. Vậy Yến là ai? Từ đâu đến? Tôi cứ băn khoăn
suy nghĩ hoài về người con gái đã gặp trong vài phút ngắn ngủi. Linh cảm
cho tôi biết rằng, người tôi mong đợi từ lâu đã đến. Nhưng nàng là ai? ở
đâu? Tôi vẫn ôm mối thắc mắc đó trong lòng, và lén đến tất cả các lớp
Thu em tôi học với hy vọng mong manh tìm gặp lại Yến.
Tất cả đều vô ích. Nàng như bóng chim tăm cá.
Giữa lúc tôi đang thất vọng, và tự an ủi sự gặp gỡ tuần trước chỉ là ảo giác mơ hồ, thì…Yến tìm đến.
Cũng giống như lần trước, tôi đang ở bàn học lo mấy cái homework, bỗng nghe tiếng: Hello!
Tôi giật mình quay lại, suýt nữa bật kêu thành tiếng. Chao ôi, có
phải tôi đang mơ? Yến đang đứng trước cửa, tươi cười vẫy tay chào. Tôi
đứng phắt dậy, tay đụng vào mé bàn đau điếng. Rõ ràng là sự thực mà, nào
phải là ảo ảnh mơ hồ gì đâu? Tim tôi đập mạnh, ấp úng hỏi:
– Yến, có phải Yến đó không?
Nàng vẫn giữ nguyên nụ cười, lễ phép:
– Dạ. chào Anh Sơn.
– Yến vào chơi đi. Thu đi vắng, nhưng có lẽ sắp về.
Vừa nói xong, tôi thấy mình lạc đề, may sao Yến không để ý thái độ
lúng túng của tôi. Nàng tiến đến bàn học của tôi và ngồi xuống chiếc ghế
bên cạnh. Tôi bắt đầu yên tâm bình tĩnh trở lại vì Yến có vẻ không ra
đi vội vả như lần trước. Tôi nói:
– Tôi có hỏi Thu, nhưng nó nói…
– Không có cô bạn nào tên Yến cả. Nàng tiếp lời
Tôi gật đầu:
– À ha, con nhỏ xạo quá.
Yến hơi cúi đầu, chân lí nhí trên mặt đất.
– Không phải Thu xạo, mà là…Yến xạo đó. Tôi ngạc nhiên:
– Yến không phải bạn của Thu thật sao?
– Không phải. Anh Sơn có trách Yến không?
– Đâu có sao. Vấn đề là Yến trở lại.
Nàng ngẩng mặt hỏi tiếp:
– Nhưng anh có thắc mắc là tại sao Yến đến đây, và lại nhận là bạn của Thu không?
– Có…sơ sơ. Tôi thành thật. Nhưng nếu Yến không muốn nói thì tôi cũng không hỏi.
Nàng bỗng trở nên nghiêm trang nói:
– Yến muốn kể cho anh Sơn nghe một câu chuyện.
Tôi im lặng, chờ nghe câu chuyện của người con gái bí mật đối diện. Yến trầm ngâm giây lát và bắt đầu:
– Trước khi ba má anh mua căn nhà này, thì đây là nhà của Yến.
– À. Tôi khẽ thốt.
– Và căn phòng anh đang ở đây cũng là phòng của Yến.
Tôi lại “à” thêm một tiếng nữa
– Từ khi anh dọn về đây, sự sắp xếp cũng không thay đổi gì mấy. Đây
cũng là chỗ để bàn học ngày xưa của Yến. Kia là chiếc giường. Chỉ khác
có chỗ anh để dàn máy, ngày trước Yến để cái piano ở đó. Tuần trước đến
đây Yến định nói nhưng thấy anh bận học thi nên thôi. Yến muốn cám ơn
anh Sơn đã nuôi con Jennie giùm Yến.
– Con Jennie?
Và tôi chợt hiểu. Thực ra, khi mới dọn vào căn phòng này, cảm giác
đầu tiên cho tôi thấy chủ nhân trước ở đây hẳn là phái nữ. Dù căn phòng
đã được dọn sạch sẽ, vẫn như có mùi hương còn thoang thoảng chung quanh.
Phía bên kia cửa sổ là vườn sau, có vài cụm hoa mọc sát tường, chỉ có
con gái mới trồng hoa bên cạnh cửa phòng như vậy. Tôi nghĩ. Điều đặc
biệt là một con chim Hoàng Yến không hiểu từ đâu bay đến đậu trên khung
cửa sổ hót líu lo. Thu em tôi thích lắm, kiếm một cái lồng thật đẹp và
dụ nó về phòng mình mà không được. Tôi lấy chiếc lồng, tháo bỏ cánh cửa,
treo bên ngoài cửa sổ. Lạ thay, con chim nhỏ ban ngày ca hót rộn rã
khắp vườn, tối đến tự động bay vô lồng ngủ ngon lành. Thỉnh thoảng lại
bay khắp phòng ca hót như là một nơi quen thuộc của nó vậy. Cả nhà tôi
đều cho là điều kỳ lạ, và chọc tôi có số…. nuôi chim.
– Té ra con chim, con Jennie trước kia ở đây với Yến, hèn gì nó cứ
quen ở đây. Có phải Yến muốn lấy con chim lại? Lúc dọn nhà đi sao Yến
không mang nó theo luôn?
– Yến không thể.
– Chỗ ở của Yến họ cấm nuôi chim ư?
Nàng lắc đầu, giọng trầm hẳn xuống.
– Không phải. Mà là nơi Yến đến, con Jennie không thể đến.
Tôi ngạc nhiên:
– Tại sao?
Yến cúi đầu xuống. Đôi vai rung rung làm tôi bối rối, không biết mình
đã nói gì chạm đến tâm sự nàng. Yên lặng một lúc, Yến ngẩng mặt, mắt
hơi đỏ, hỏi:
– Anh Sơn biết tại sao ba má Yến bán nhà này không?
– Không. Tôi trả lời
– Sau khi em bệnh mất, ba má Yến buồn quá nên bán nhà dọn đi nơi khác.
Tôi tưởng như mình nghe lầm nên hỏi lại:
– Yến nói gì?
– Sau khi em mất, ba má em bán nhà này và dọn đi.
Lần này tôi nghe rõ ràng từng chữ một “Sau khi em mất…” Nghĩa là
nàng…. đã chết. Vậy ai đang ngồi nói chuyện cùng tôi đây? Tôi nhìn Yến.
Nàng vẫn nghiêm trang và lặng lẽ, không chút gì tỏ vẻ đùa giỡn.
– Anh không hiểu Yến nói gì. Tôi thảng thốt.
– Yến nói bây giờ Yến không phải là người. Yến chỉ còn lại là một linh hồn, một chiếc bóng.
Tôi bắt đầu bực mình.
– Yến thực sự là ai? Tôi không thích lối nói đùa đó đâu.
Bỗng nhiên tôi thấy Yến mờ dần, mờ dần, rồi tắt hẳn. Thoáng chốc,
nàng lại xuất hiện ở cửa, biến mất. Tôi lại thấy Yến trước mặt, bên
trái, bên phải, khắp mọi nơi. Và cuối cùng trở về chiếc ghế trong tư thế
cũ.
– Anh đã tin Yến chưa
Nàng buồn bã hỏi. Dĩ nhiên tôi đã tin. Chúa ơi, người tôi mong đợi,
tìm kiếm mấy ngày qua chỉ là một chiếc bóng, một hồn ma bóng quế. Tim
tôi như ngừng đập, tri giác hoàn toàn mất hết. Yến nhìn hồi lâu thấy tôi
không phản ứng, bèn đứng dậy đi về phía cửa, và tan biến…
Trình chơi Âm thanh
***
…Sơn ngừng kể, mặt buồn rủ ruợi. Tôi tin Sơn nói thật. Hắn ít khi đặt
chuyện, và chắc chắn không thể dựng một câu chuyện như vậy. Không lẽ có
ma thực ư? Tôi thắc mắc:
– Mấy tháng nay tao thấy mày vẫn bình thường cơ mà, đâu có gì là….bị ma quỷ ám ảnh đâu?
– Dĩ nhiên không ai biết chuyện này. Tao giấu hết, ngay cả gia đình tao nữa. Mày là thằng đầu tiên tao kể đó.
– Vậy rồi sau hôm đó, Yến có trở lại không?
Sơn lẫm nhẫm gật đầu.
– Có, để tao kể tiếp.
***
Trọn ngày hôm sau, tôi không dám vào phòng của mình đến nửa bước. Ở
lì tại phòng khách mở TV từ đài này sang đài khác mà hồn cứ bị ám ảnh
câu chuyện xảy ra tối qua. Nói ra thì chắc chắn không ai tin, không
chừng lại tưởng tôi viết tiểu thuyết!
Đến tối, tất cả mọi người đều vào phòng, riêng mình tôi vẫn đóng đô
trên chiếc sa lông giữa nhà, không tài nào dỗ được giấc ngủ. Hình ảnh
của Yến chập chờn trong đầu. Tôi thấy như Yến đang ngồi trước mặt thì
thầm “Yến chỉ còn là một linh hồn, một cái bóng…”. Có ai hiểu cho tôi
không? Người tôi mong đợi, tìm kiếm, khi gặp thì chỉ là một hồn ma. Tôi
sợ nàng, nhưng cũng nhớ nàng lắm.
Trằn trọc trên ghế mãi, bỗng dưng tôi có ý định đánh bạo trở về
phòng. Yến có thể hiện ra trong phòng tôi thì cũng có thể xuất hiện mọi
nơi. Lánh ở đây chỉ vô ích, không chừng nàng thấy thái độ sợ sệt của tôi
tối qua nên bỏ đi luôn cũng nên. Ý nghĩ này làm tôi xốn xang. Nỗi sợ
hãi lắng xuống, niềm nhớ càng tăng lên. Tôi cương quyết đứng dậy đi vào
phòng.
Mọi vật vẫn quen thuộc như mọi ngày. Trên bàn học, chiếc đèn vẫn cháy
sáng từ hôm qua đến nay. Ngoài cửa sổ, con chim Jennie đang rũ cánh yên
ngủ trong lồng.
Có lẽ Yến sẽ đi luôn không trở lại nữa. Tôi chán nản gieo mình xuống
giường tự xỉ vả mình là một thằng hèn nhát. Nằm nghĩ mông lung hồi lâu,
tôi tỉnh hẳn người nghe tiếng chim hót líu lo phía cửa sổ. Một cảm giác
bén nhạy cho biết Yến đang ở đâu đây. Tôi không thấy nhưng con Jennie có
thể nhìn thấy và cất tiếng chào chủ nhân. Tất cả mọi sợ hãi ban đầu mất
hết, tôi ngồi vùng dậy, khẽ gọi rối rít: -Yến! Yến!.
Không hiểu tôi gọi đến lần thứ mấy thì quả nhiên Yến hiện ra. Nàng
đang tựa cửa sổ, vẫy tay đùa cùng con chim nhỏ. Tôi mừng rỡ suýt nữa kêu
thành tiếng. Nàng là ma, là mị, là quỷ… đều không thành vấn đề nữa.
Trước mặt tôi chỉ là một người con gái linh động, dễ thương, môt mẫu
người tôi từng vẽ vời trong trí óc nay đã tìm thấy. Tôi đi về phía Yến,
nói:
– Yến, anh xin lỗi nghe.
Nàng quay lại, hơi mỉm cười:
– Anh Sơn không sợ Yến nữa chứ ?
– Không. Tôi hùng dũng đáp và tiến lại gần hơn. Khoảng cách thu ngắn
lại vừa đủ tầm tay, tôi càng nảy mối nghi ngờ mãnh liệt. Có phải trước
mặt tôi chỉ là cái bóng? Không thể được. Tôi thấy Yến như bao người
khác, từng đường nét, mái tóc, sống mũi… Nàng là cái bóng hay là người
thực sự? Tôi vung tay về phía trước. Yến lập tức biến mất. Tôi nghe
tiếng nàng sau lưng:
– Em ở đây.
Tôi quay lại, ngượng ngùng hỏi:
– Yến vẫn còn giận anh sao?
Nàng lắc đầu:
– Em không giận anh. Còn anh, vẫn còn nghi ngờ Yến sao?
– Không. Anh tin rồi.
Tôi và nàng cùng bật cười. Tự nhiên, cả Yến lẫn tôi như đã quen nhau
từ lâu lắm, nói chuyện không dứt lời. Đối diện tôi rõ ràng là một thực
thể. Tôi nghe tiếng nàng bên tai, cảm thấy hương nàng trên mặt. Vậy mà
mấy lần đưa tay về phía trước mong tìm thấy một sự khác biệt, chỉ thấy
một khoảng không vô nghĩa. Yến không biến đi như lần trước, chỉ nhìn tôi
buồn bã như muốn nói: “Anh vẫn chưa tin sao? Em chỉ là cái bóng!”
Khi trời gần sáng, Yến ngỏ lời từ giả. Tôi tò mò hỏi:
– Yến có bao giờ hiện ra gặp ba má không ?
– Không được, luật cấm mà. Yến chỉ có thể trở về trong giấc mộng của ba má thôi.
– Anh làm cách nào để gặp lại Yến?
Nàng trả lời trong khi bóng mờ dần:
– Em lúc nào cũng ở cạnh anh và sẽ gặp anh hoài. Nhưng nhớ đừng kể
cho ai chuyện của em nghe, kể cả ba má anh và Thu. Nếu không em sẽ không
thể gặp lại anh nữa.
Sơn ngừng lại, châm một điếu thuốc khác, cũng chỉ để nhìn đốm lửa và làn khói tan, mơ màng.
***
-Kể từ hôm đó, ngày nào Yến cũng hiện ra gặp tao. Nàng xuất hiện bất
cứ ở đâu có tao, ngay cả ban ngày, trong lớp học, sở làm v..v… Đương
nhiên là không ai thấy ngoại trừ tao. Thái ạ, nàng là người con gái mà
trước kia tao hằng vẽ vời, mơ mộng. Tao yêu nàng say đắm dù nàng chỉ là
một cái bóng không thực. Mấy tháng qua mày cũng thấy, tao vui vẻ yêu đời
một cách cuồng nhiệt dù đang thi cử mệt bở hơi để ra trường. Tình yêu
tụi tao thánh thiện như hai đứa trẻ. Không một ai trên cõi đời này biết
rằng tao có hai cái bóng, một của tao, và một của Yến.
Mặt trời đang lên cao, rọi vào khung cửa in bóng Sơn trên tường. Hắn
làm tôi nghi ngại. Hai cái bóng. Một cái tôi đang thấy, của Sơn, trên
tường. Còn cái bóng thứ hai? Có phải Yến cũng đang có mặt trong phòng
này? Ý nghĩ này làm tôi run giọng:
– Như vậy Yến có à à ….
Sơn hiểu ý xua tay nói:
– Yến không có ở đây đâu. Nếu có, tao đã không kể chuyện này cho mày.
Câu trấn an của Sơn làm tôi yên tâm, nhưng vẫn nghi ngờ đảo mắt nhìn khắp phòng làm Sơn gắt lên:
– Đã bảo Yến không có ở đây sao mày vẫn sợ? Mày vốn không tin có ma và không sợ ma cơ mà.
Đúng. Tôi vốn không tin có ma, nhưng trước khi Sơn đến đây mà thôi. Bây giờ thì… tin rồi:
– Sao mày kể chuyện này cho tao? Yến dặn mày đừng nói với ai cả mà?
Sơn trở lại nét buồn bã:
– Không thành vấn đề nữa, vì nàng ….đã đi rồi.
Tôi ngạc nhiên:
– Yến đã đi? Đi đâu? Hồi nào?
– Để tao kể tiếp. Mới đây thôi.
*
Tức là chỉ ba ngày sau hôm làm lễ ra trường. Tôi ra tiệm lấy xấp hình
chụp hôm làm lễ. Cuối cùng rồi cái nợ cầm thư cũng trả xong. Nhìn lại
mình đi hia đôi mũ, khăn áo khệnh khạng mà bỗng dưng buồn thấm thía. Một
ngày quan trọng đáng nhớ trong đời dĩ nhiên phải có sự tham dự của tất
cả người thân. Mỗi người đến cùng tôi chụp vài “pô” làm kỹ niệm. Cả
những thằng bạn vốn không thân thiết gì lắm trong trường cũng vui vẻ tới
bắt tay chia mừng. Dĩ nhiên Yến cũng có mặt hôm đó, nhưng đâu ai biết.
Mỗi hình tôi chụp đều có Yến bên cạnh. Vậy mà giờ đây, Yến đâu? Tôi thở
dài sườn sượt. Đâu ai chụp được hình một bóng ma!
Coi thật lẹ được một nửa, tôi chán nản ném cọc hình trên bàn và định
gọi Yến. Tôi bỗng chú ý thấy một chấm đỏ ửng hiện trên tấm hình nằm trên
cùng. Cầm lên thì nó biến mất và chỉ xuất hiện trở lại khi tôi để đúng
vị trí phản chiếu ánh sáng từ ngọn đèn: Yến ! Tôi mừng rỡ suýt nữa thét
to lên. Đây là tấm hình chụp lúc tôi sắp hàng chuẩn bị lên khán đài. Cái
áo thun màu đỏ của Yến nổi bật giữa hàng áo đen rộng thùng thình như
con chim lửa giữa đàn quạ. Tôi vội vàng kiểm soát lại mấy tấm kia, để
dưới mọi góc độ, nhưng không thấy gì khác lạ, chỉ một tấm duy nhất này
mà thôi. Tôi gọi rổi rít:
– Yến ơi, em ra đây mau.
Không nhắc đến lần thứ hai, Yến đã xuất hiện ở cửa trong sự ngỡ ngàng
của tôi. Từ ngày quen nhau, tôi chưa bao giờ thấy nàng rực rỡ hơn lúc
này.
– Em nhìn cái này xem có gì lạ?
– Tấm này chụp mấy ngày trước có gì lạ?
Tôi đưa tấm hình vào sát ánh đèn và điều chỉnh cho đến khi hình Yến hiện lên trên mặt giấy.
– Thấy gì chưa?
Tôi hỏi và chờ một lát không thấy trả lời bèn quay lại. Yến đang lộ
vẻ hoảng sợ đến tột độ. Chỉ mấy giây trước nàng mới cuời nói như đóa hoa
hàm tiếu, bây giờ mặt bỗng nên tái xanh, tay run rẫy, lắp bắp.
– Tại sao? Tại sao như vậy được? Thái độ của Yến làm tôi hoảng lây.
– Yến, em sao vậy…?
Tôi ngưng ngang câu nói vì một cảm giác kỳ lạ chạy từ đôi tay. Bấy
lâu nay, tôi đã quen với sự vô thể của Yến. Nàng chỉ như một chiếc bóng
trong gương, thấy đó mà không thể đụng tới. Nhưng bây giờ, trong lúc hốt
hoảng nắm tay nàng để trấn an, tôi thấy rõ ràng mình đang chạm vào một
…vật thể. Phải, một làn da mịn màng nằm trong tay tôi. Không tin ở xúc
giác mình, tôi di chuyển theo cánh tay Yến, qua bờ vai run run, tới gò
má ươn ướt. Hoàn toàn là sự thật. Ôi, có phải Chúa Giê-Su đã chứng thực
tình yêu của tôi nên cho Yến mang lại thể xác mà nàng đã lìa bỏ khi nằm
xuống. Tôi xúc động, ngỡ ngàng hỏi:
– Yến ơi em đã thành lại người rồi! Chúa cho em sống lại rồi phải không ?
Nàng ngả vào tôi, bật khóc thút thít.
– Anh Sơn, ôm em đi, mau lên kẻo không kịp nữa.
Tôi đón lấy trọn vẹn tấm thân nồng ấm của Yến, ôm chặt.
Người yêu tôi đây, thực sự trong vòng tay. Một cảm giác kỳ diệu lần đầu tiên được ôm trọn người yêu vào lòng làm tôi ngây ngất.
– Anh ơi, em sắp phải xa anh rồi. Hu…Hu…..!
Tiếng khóc của Yến đưa tôi về thực tế, bàng hoàng hỏi:
– Tại sao?
– Nếu em bị máy ảnh chụp được hình như vậy, nghĩa là em không còn linh ứng nữa. Em sắp phải đi hóa kiếp rồi.
– Anh không hiểu. Ai bắt em đi?
– Dĩ nhiên anh không hiểu. Đâu có linh hồn nào ở lại trần gian vĩnh
viễn. Sẽ có thời hạn về một thế giới khác. Em biết có ngày hôm nay,
nhưng không ngờ nó lại đến quá sớm. Em tưởng…
Đang nói bỗng Yến nhìn ra phía cửa sổ, mặt lộ vẻ sợ hãi cực điểm.
Cùng lúc đó, con chim Jennie nãy giờ vẫn im lặng, bỗng nhảy nhót thật dữ
dội trong lồng. Nó hót lên những tiếng kêu thảm thiết tôi chưa hề nghe
qua. Yến ôm chặt lấy tôi thét lên hãi hùng.
– Không, không! Con không đi, con chưa muốn đi! Giữ em lại anh Sơn ơi, hu..hu…!
Yến đã thấy gì? Có ai nữa đang ở trong phòng tôi? Có phải những người từ thế giới bên kia đến đây bắt Yến của tôi đi?
Tôi ráng hết sức ôm Yến với tất cả sức mạnh của mình. Chúa Giê-Su ơi!
Mẹ Maria và Quan Thế Âm Bồ Tát ơi! Các Ngài đã tạo ra vũ trụ và đem
tình thương đến cho muôn loài, xin hãy thương xót chúng con. Các Ngài đã
cho Yến và con gặp nhau khi quá muộn màng nhưng cũng đủ cho con những
tháng ngày hạnh phúc. Đừng chia lìa chúng con tội nghiệp. Xin đừng mang
Yến của con đi đâu hết. Con nguyện như vậy suốt đời cho dù nàng vĩnh
viễn chỉ là cái bóng mong manh!…
Tôi đã cầu xin tất cả những gì có thể cầu xin. Đã chống cự với tất cả
bản năng của mình. Nhưng vô ích. Vòng tay Yến lỏng dần, và tay tôi cũng
từ từ đi vào khoảng không như đang ôm phải mớ tơ trời
…Không gian như lắng đọng. Dư hương của Yến vẫn còn đâu đây. Tôi nghe
như có tiếng khóc tuyệt vọng của Yến từ cõi xa xăm nào đó văng vẳng
vọng lại.
*
Sơn gục đầu vào gối khóc nức nở.
Tôi đứng yên không dám thở mạnh. Nếu người kể không phải là Sơn, và
hắn đang tấm tức như đứa trẻ bị tước mất món đồ chơi quý giá, có lẽ tôi
chỉ cho là câu chuyện Liêu Trai Chí Dị tân thời. Ngày nay thiên hạ đang
hăng hái đi vào thế kỷ 21, vậy mà tại cái xứ Hiêp Chủng Quốc tân tiến
này bỗng xảy ra câu chuyện huyền hoặc không thua chi mấy chuyện cổ tích
Tàu từ cả chục thế kỷ trước.!!
*
Chiều hôm sau, Sơn lại rủ tôi cùng đi. Hắn đã hỏi dò và biết được nơi
Yến yên nghỉ. Nghĩa trang nằm cách xa thành phố khoảng nửa giờ lái xe.
Sơn mua thật nhiều hoa và cả giấy vàng mã mang theo. Loay hoay tìm kiếm
một hồi, hai đứa chúng tôi dừng lại trước một ngôi mộ.
Sơn quỵ xuống mặt đất khi thấy trên tấm bia đề:
Con dấu yêu của ba mẹ
Trần Thị Ngọc Yến.
Sinh năm 1968 tại VietNam.
Mất năm 1987 tại Hoa Kỳ.
Trần Thị Ngọc Yến.
Sinh năm 1968 tại VietNam.
Mất năm 1987 tại Hoa Kỳ.
Trên dòng chữ là bức ảnh bán thân của một cô gái xinh xắn, tóc xõa ngang vai.
Nước mắt Sơn đầm đìa. Hắn móc túi lấy ra một tấm hình, nói:
– Mày coi…. mày coi…
Sơn không nói thành lời được nữa. Tay hắn run rẩy cầm tấm hình đưa
ra. Đây chắc là tấm hình có Yến trong đó. Tôi bỗng cảm thấy ớn lạnh,
nhưng óc tò mò mãnh liệt không đè nén nổi, tiến đến định xem cho rõ. Tôi
chưa kịp đụng tới, chợt một tiếng kêu thảnh thót vang lên. Một vật thể
nhỏ màu vàng xẹt ngang tay Sơn, bay lên, mang theo tấm hình.
Sơn la lên:
– Jennie! Yến ! Yến !
Hắn vùng đứng dậy chạy theo con chim nhỏ.
Sự việc xảy ra quá đột ngột tôi không kịp phản ứng. Khi định thần lại
thì Sơn đã chạy một quãng khá xa. Trước mặt Sơn là đốm nhỏ của con chim
Hoàng Yến. Lập tức tôi cũng vội vã chạy theo. Như có một sức mạnh vô
hình đẩy phía sau, Sơn chạy thật mau. Khoảng cách tôi và hắn xa dần, mặc
cho tôi gọi cách mấy cũng không ngoái cổ nhìn lại. Chạy thêm một đoạn
nữa, Sơn khuất hẳn sau những ngôi mộ trùng điệp. Tôi đành đứng lại, thở
hồng hộc, và cố gọi “Sơn ơi …ơi….ơi…..!!”
Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng tôi hòa trong gió chiều dặt dìu
vọng lại. Nghĩa trang âm u. Hàng ngàn cây Thánh Giá của hàng mộ nối tiếp
nhau như đang chuyển động theo một vũ điệu liêu trai huyền bí./.
ThaiNC
Chiếc bóng tự hào
Tâm không động
Như lòng mình không động,
Nhưng bóng hình linh động dưới trời cao
Mây đang trôi,
Trôi mãi tới phương nào ?
Trong tâm thức khôn nguôi hình bóng cũ !
Anh đang sống,
Âm thầm nhưng sống đủ...
Suốt cả đời anh hãnh diện biết bao
Rất tự hào,
Ngẩng mặt với trời cao...
Luôn ghi khắc quê hương mình đất Việt
NM
Dừng
xe trước quán cà phê nằm bên triền núi , tôi kéo Lân vào ngồi bên chiếc
bàn nhỏ , nằm riêng rẽ dưới bóng mấy cành thông . Ngày thường , quán
vắng khách . Đã hơn bốn giờ chiều mà mặt trời đang ở trên đỉnh đầu . Mùa
Hè Bắc Âu ngày dài ra , có những ngày cuối Tháng Sáu , gần như không
thấy bóng đêm . Trời nắng , nhưng không nóng lắm . Thỉnh thoảng có vài
cơn gió làm lung lay những cành Thông , như muốn khuấy động cái không
gian tĩnh mịch và tạo thêm chút mát mẻ , thư thái cho khách nhàn du .
Đến đây đã nhiều lần , dần dà bọn tôi trở
thành khách quen của ông chủ quán , người Na-Uy , vốn trước kia ở cùng
xóm với tôi , nên đã dành cho chúng tôi sự tiếp đãi đặc biệt , thoải
mái . Hơn nữa đã từng nghiên cứu về Đạo Phật , nên thấy Lân trong bộ áo
Thầy Tu , ông chủ cũng tỏ ra ít nhiều tôn kính , có khi trao đổi đôi
điều về Phật và Thiền học , mặc dù ông chưa hề biết quá khứ , nhất là cả
1 thời tuổi trẻ đầy sôi nổi , hào hùng và biến động của Lân .
Gần 10 năm nay , sau khi về hưu , hằng
năm , vào khoảng giữa Tháng Mười , vợ chồng tôi thường sang Cali ở 6
tháng để trốn mùa Đông Bắc Âu , mà với tuổi già càng lúc cái lạnh như
càng ngấm vào da thịt và cả trong lòng mình . Đến Hè , mỗi lần trở lại
Na-Uy , tôi thường ghé lại thăm Lân . Từ lúc nhận ra tuổi già qua nhanh
quá , cái quỹ thời gian không còn nhiều , và 1 số bè bạn đã lần lượt ra
đi , chúng tôi dành nhiều thì giờ cho nhau hơn . Lân về hưu trước tôi 1
năm , và anh đã chọn 1 hướng đi đặc biệt cho tuổi già : tu tại gia . Anh
xuống tóc , ăn chay trường và mỗi ngày sống với kinh kệ như 1 vị Thầy
Tu , mặc dù không đến Chùa . Anh cho rằng cái khung cảnh và sinh hoạt ở 1
số chùa chiền bây giờ không thích hợp với anh . Hầu hết bạn bè và những
người quen biết đều tôn trọng cái quyết định đó , cũng như rất mến mộ
phong cách , đạo đức của anh . Thực ra , trước khi chọn con đường tu
hành , anh cũng đã có đầy đủ tố chất của 1 vị chân tu rồi . Hiền lành ,
đạo hạnh , luôn chia sẻ tấm lòng với tha nhân , nhất là những người
không may , gặp điều khốn khó , và với ai anh cũng luôn nở 1 nụ cười
hiền hoà nhân ái . Lân dùng nguyên ngôi nhà ở sửa sang lại làm tịnh
thất , nằm trong khu ngoại ô , bên bìa rừng yên tĩnh . Anh sống ẩn dật ,
chỉ tiếp vài ba người bạn chí thân . Tôi thường đến đây với Lân , có
khi ở lại cả tuần , theo anh ngồi tĩnh tâm hay tập thiền , nhưng thỉnh
thoảng Lân cũng chìu tôi , theo tôi ra ngồi ở cái quán cà phê bên vách
núi yên tĩnh này . Tôi nghĩ đây là nơi lý tưởng để Lân còn nhìn thấy 1
chút thế gian và chúng tôi có thể ngồi hằng giờ tâm sự chuyện đời
xưa , nhắc nhớ khoảng thời gian khá dài mà chúng tôi có cùng chung quá
khứ .
* * *
Tháng Sáu năm 1976 , sau khi bị chuyển tù
ra Bắc , đến Trại Hang Dơi thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn , tôi gặp lại
người bạn cũ , có thời ở cùng đơn vị . Anh ở khác lán với tôi , nhưng
cùng tổ và nằm bên cạnh Lân . Qua anh bạn này , tôi quen biết Lân từ
đó , để rồi sau này trở thành thân thiết . Điều đặc biệt là dù qua bao
lần biên chế , bị chuyển đi nhiều trại , Lân và tôi đều được may mắn , đi chung với nhau cho đến ngày Lân ra tù , tháng 09/1981 .
Trước ngày miền Nam thất thủ , Lân là
Thiếu Tá , làm việc ở Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân ( thuộc Bộ Tư Lệnh
Không Quân ) . Một công việc bất đắc dĩ , ngoài sở thích của Lân . Anh
vốn là phi công trực thăng được chuyển về đây sau khi ra khỏi Tổng Y
Viện Cộng Hoà và được Hội Đồng Giám Định Y Khoa xếp vào Loại 2 , không
thể phi hành hay chiến đấu được . Anh bị trọng thương trong 1 chuyến bay
cấp cứu ( rescue ) 1 phi hành đoàn bạn bị bắn rơi trong trận chiến An
Lộc .
Lớn hơn tôi 1 tuổi . Lân tình nguyện vào
Không Quân và được sang Mỹ học ngành hoa tiêu trực thăng . Về nước được
bổ sung cho Phi Đoàn Long Mã 219 ở Đà Nẵng , từ thời còn xử dụng trực
thăng loại H-34 , về sau này được thay thế bằng UH-1 . Đây là 1 phi đoàn
đặc biệt . Trên các máy bay sơn toàn màu đen , không vẽ quốc kỳ và bất
cứ danh hiệu hay mã số nào , ngoài hình những lá bài Ách , Xì ,
Cơ , Rô , Chuồn , Bích . Phi Đoàn có nhiệm vụ thả và bốc các toán Lôi
Hổ , Biệt Kích , hoạt động trong vùng đất địch . Lân nổi tiếng là 1 phi
công tài giỏi , thông minh và can đảm .
Sau đó , được thuyên chuyển về 1 phi đoàn
thuộc Vùng 3 . Năm 1970 , Lân cùng phi đoàn đã đóng góp nhiều chiến
công trong các cuộc hành quân sang lãnh thổ Cam-Bốt . Năm 1972 , tham dự
trận chiến An Lộc , đổ quân , tản thương cho Liên Đoàn 81 BCND và 1 số
đơn vị thiện chiến khác , Lân mấy lần bị thương nhẹ , được đặc cách
thăng cấp Thiếu Tá . Khi đã có lệnh và đang chờ thuyên chuyển đến 1 phi
đoàn khác để giữ chức vụ Phi Đoàn Phó , thì anh tình nguyện tham gia phi
vụ cấp cứu ( rescue ) 1 phi hành đoàn bạn bị bắn rơi . Nhờ tài năng ,
lòng dũng cảm và nhất là tình đồng đội không bỏ anh em không bỏ bạn bè ,
anh đã bất chấp mọi hiểm nguy , cứu được 3 trong 4 người của 1 phi hành
đoàn , khi phi cơ phải đáp khẩn cấp vì bị trúng đạn phát hoả , người xạ
thủ đã bị tử thương . Được 4 gunships yểm trợ , Lân đã lừa địch và bất
ngờ đáp xuống trong màn lưới đạn , bốc 3 người bạn đang bị Cộng Quân
truy bắt . Nhưng khi vừa bốc phi cơ lên , Lân bị trúng 2 viên đạn , làm
gãy xương cánh tay và ống chân trái . Sau này , trong 1 dịp tình cờ ,
tôi gặp anh co-pilot trong phi vụ này , kể lại chuyến bay rescue vô cùng
hiểm nguy với tất cả lòng thán phục Lân . Anh bảo , nếu không có Lân
hôm ấy , chắc chắn việc cấp cứu đã không thành và 3 người bạn cùng phi
đoàn đã bị địch quân giết hay bắt sống .
Khi ở trại Nghĩa Lộ , tôi được sắp xếp
cùng tổ với Lân . Chúng tôi thuộc đội phát rừng ( vào mùa Đông ) và tăng
gia ( vào mùa Hè , vì mùa Đông , ở vùng này rất lạnh , không trồng rau
được ) . Tù ăn uống thiếu thốn và lao động cực khổ , nhưng Lân rất khoẻ
mạnh . Có lẽ nhờ vào khả năng mưu sinh . Phải nói đây là 1 sở trường đặc
biệt của Lân mà bạn tù ai cũng nể phục . Anh có thể bắt Tôm , Cá bằng
tay không , khi đứng giữa 1 dòng suối hay con sông . Nhìn dấu chân các
loài vật anh biết ngay đó là con vật gì . Chỉ cần 1 nhánh cây anh có thể
sáng chế thành 1 cái bẫy để bắt các loại chim , chồn , và cả thỏ
rừng . Nhờ vậy mà anh nuôi sống cả 1 tổ tù , đặc biệt cứu vài người bị
đau bệnh , kiệt sức . Anh còn biết cả thuốc Nam , các loại lá , vỏ cây
trị bệnh . Một lần đi rừng chặt nứa , tôi bị 1 con Ong Đất chích vào
tay , sưng vù lên và tím cả 1 vùng da . Lân cho biết nọc loài ong này
rất độc , có thể làm chết người . Anh dùng dây rừng cột chặt cánh tay
tôi lại , đi tìm 1 loại lá và vỏ cây gì đó đắp lên . Chỉ sau 1 giờ đồng
hồ vết sưng biến mất . Một buổi trưa nhân ngày lễ , được nghỉ lao động ,
anh đã câu được gần 30 con ếch ngay trong trại , dưới các rãnh mương
thoát nước . Chính tay Trưởng Trại đã đi theo xem và phục tài của Lân .
Tất cả ếch câu được đều giao cho nhà bếp hậu cần để có thêm chất
thịt cho anh em . Lân cho biết là chỉ cần nghe tiếng ếch kêu đêm hôm
trước là anh biết có khoảng bao nhiêu con và đang trốn ở đâu . Cần câu
chỉ là 1 thanh tre và 1 sợi chỉ từ cái bao cát được Lân xe lại , và mồi
câu chỉ bằng 1 miếng bông gòn nhỏ . Tối hôm ấy , tôi khuyên Lân nên chấm
dứt chuyện câu ếch và cần phải giấu kín cái tài mưu sinh , vì có thể bị
bọn cai tù nghi ngờ , ra tay trước đề phòng khả năng anh trốn trại . Tôi cũng ngạc nhiên , khi Lân là 1 phi công hào hoa ,
nhưng khả năng mưu sinh thoát hiểm rất tuyệt vời . Lân cho biết , khi
còn nhỏ , nhờ cả thời tuổi thơ sống bên quê Ngoại , 1 vùng quê ở Tây
Ninh , anh đã theo đám bạn bè và cả những người nông dân lớn tuổi , học
được rất nhiều điều như thế .
Điều làm tôi nể phục hơn , ngoài mưu
trí , lanh lẹ , Lân còn là 1 con người gan dạ , liều lĩnh và chí tình
với bạn bè . Một lần trải qua 1 trận kiết lỵ kéo dài , thuốc men không
có , tôi chỉ còn khoảng ba mươi ký , kiệt sức đứng không vững . Lơi dụng
lúc đi lấy phân xanh ( loại lá cây để ủ thành phân bón ) ,
không có vệ binh canh giữ , Lân đã lén vào trại heo của Hợp Tác Xã
( cách trại khoảng vài trăm mét , mà trước đó đám tù bọn tôi có đến vài
lần làm chuồng cho họ ) bắt 1 chú heo con ( heo sữa ) mang về giấu ngoài
khu vực tăng gia ( nằm sát bên hông trại ) , để hôm sau vùi vào hầm lửa
( do tù đào và dùng các gốc cây đốt lửa sưởi ấm ) cho tôi ăn dần . Nhờ
đó mà tôi sớm lấy lại được sức . Một lần khác , khi được giao cho công
việc lên phơi lúa trên sân trại , nằm ngay trước ban chỉ huy trại , Lân
thấy có 1 buồng chuối thật dài sắp chín được đám bộ đội chăm sóc cẩn
thận , bao lại bằng mấy tấm bao cát và chống lên bằng 2 thanh gỗ . Vài
hôm sau , trong 1 buổi sáng sớm mùa Đông , khi sương mù còn dày đặc
( đứng cách vài thước không nhìn thấy nhau ) , Lân đã lẻn lên sân trại
cắt trộm cả buồng chuối mang ra chôn giấu ngoài khu lao động . Hai hôm
sau chuối chín , chờ lúc không có mặt tay quản giáo , Lân đào buồng
chuối lên để cả tổ cùng ăn . Vì sợ mùi chuối chín dễ bị phát hiện , nên
Lân đề nghị phải ăn cho hết . Một thời gian quá lâu thiếu chất đường ,
nên cả tổ 8 người thanh toán buồng chuối khoảng 100 quả trong vòng 20
phút đồng hồ mà vẫn chưa thấy ngọt . Nhưng vì ăn nhiều quá , nên khi vừa
đứng dậy , cả bọn bị ói thốc tháo ra toàn là chuối .
Biết tài bắt cá của anh , nên mỗi lần trại tù hay hợp tác xã bên cạnh tổ chức tảo
các hồ cá để thả cá con , Lân đều được chọn đi bắt cá . Hầu hết các hồ
chỉ nuôi loại cá Trắm Cỏ , nhưng có nhiều loại cá khác , như Cá Lóc , Cá
Trê sống trong đó , sẽ ăn hết đám cá Trắm Cỏ Con . Nên trước khi thả
cá , phải tảo hồ , băng cách bơm cạn và bắt tất cả các loại cá
khác nằm dưới bùn . Lân sở trường về việc này . Nhưng thay vì phải giao
tất cả cả bắt được cho trại , anh tìm vài cái hang dưới bờ hồ , tạo
thành những cái hộc để nhốt 1 số Cá Lóc vào đó . Những cái hồ cá này ,
cũng là nơi cho tù rửa ráy hay tắm sau giờ lao động . Và cứ mỗi lần
tắm , Lân lại bắt 1 con cá nhốt sẵn trong hộc , mang về cho cả tổ cùng
ăn . Vì là đội tăng gia , được giữ mấy cái bình tưới bằng nhôm , nên dễ
dàng giấu cá trong đó mà không bị phát hiện .
Có 1 kỷ niệm tôi không thể nào quên . Một
khoảng thời gian ở Trại Hang Dơi , bọn CS luôn tìm mọi cách vắt kiệt
sức của chúng tôi . Tất cả tù đều phải lên rừng chặt Nứa ( loại tre
nhỏ ) mang về bán cho nhà máy giấy Việt Trì , theo hợp đồng của trại .
Chỉ tiêu mỗi ngày là 30 cây . Nếu không đủ , sẽ không được nhận khẩu
phần ăn . Chỉ sau 1 tháng là Nứa ở các vùng núi chung quanh trại tù hết
sạch . Chúng tôi phải chia nhau 1 toán 3 người đi rất xa lên các dãy núi
cao tìm Nứa . Lân và tôi luôn đi chung 1 toán . Trời mùa Đông , lạnh
buốt xương , và suốt cả ngày mưa phùn rả rích . Các lối mòn , ngõ ngách
lên núi biến thành bùn nhão , trơn như mỡ . Bọn tôi phải đóng những cái
cọc ngắn dọc trên các con đường , mỗi lần vác nứa xuống , dùng đầu ngón
chân tì vào các cọc để không bị trượt ngã xuống vực . Nguy hiểm hơn là
khi bị té ngã , bó nứa chùi xuống đâm vào người đi trước , có thể mất
mạng . Một buổi trưa , len lỏi trong rừng già , rất khó khăn để chui qua
những cây mây già , nằm chằng chịt như những con trăn dài chặn các lối
đi , những cây cổ thụ cao to che hết ánh sáng mặt trời . Khi bọn tôi
đang lo âu có thể bị lạc đường , chia nhau đi chặt vào các thân cây làm
dấu , thì bất ngờ 1 cây cổ thụ bỗng rung rinh , lá cây xào xạc , bóng 1
con vật to lớn nhảy xuống . Cả 3 thằng khựng lại , rồi như theo bản
năng , nhanh chóng tìm lại ngồi sát vào nhau , mặt thằng nào cũng tái
xanh . Bỗng Lân quát lớn : Đừng sợ , đứng dậy , đưa dao lên ! Tôi
làm theo Lân như cái máy . Khi hoàn hồn , nhận ra ngay trước mặt mình
không xa , 1 con dã nhân ( vượn người ? ) , cao to bằng ba con người ,
lông lá đầy mình , mặt mày dữ tợn , đang rú gào đe doạ chúng tôi . Lân
rất bình tĩnh , bảo bọn tôi cùng hét thật lớn và bước tới với con dao
đưa lên chém vào không khí . Không ngờ con dã nhân lùi lại , rú thêm mấy
tiếng rồi nhảy phóc lên cây , phóng đi nơi khác . Hôm ấy bọn tôi về tay
không và biết là sẽ bị phạt mất phần ăn , nên Lân đã đi tìm mấy mụt
măng rừng và luộc lên cho bọn tôi ăn đỡ đói . Tôi và anh bạn tù kia phục
Lân vô cùng . Nếu hôm ấy mà không có Lân , chẳng hiểu bọn tôi sẽ phản
ứng ra sao . Cũng đã từng bao lần vào sinh ra tử , nhưng đứng trước 1
tình huống quá bất ngờ này , thực tình chúng tôi mất hết bình tĩnh ,
chẳng biết cách nào đối phó . Đây cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy 1
con vật lạ lùng , ghê sợ , mà trước đây chỉ biết mơ hồ qua sách vở và
lời kể của Ông Bà .
Năm 1979 , trước khi chuyển trại để rời
khỏi Hoàng Liên Sơn , vì Tàu Cộng đang tấn công vào các tỉnh biên giới
phía Bắc , đội tù chúng tôi được chọn ra 2 tổ đi lao động thông tầm ,
gặt lúa cho 1 HTX nông nghiệp , ở cách xa trại khoảng mười cây số . Lân
được chọn làm toán trưởng . Chúng tôi khoảng 20 người , đi bộ , có 2
tên vệ binh đi theo . Đến nơi vào buổi chiều , trời sắp tối , bọn tôi
được trú ngụ trong 1 cái đình làng bỏ hoang , 1 phần mái và 1 bức tường
đã rệu rã . HTX dùng cái sân đình để chứa và phơi lúa . Không biết có
phải để khuyến khích tinh thần hay tạo thêm sức , HTX bồi dưỡng
cho bọn tôi 1 bữa xôi nếp với thịt trâu khá no nê . Có cả 1 xị rượu
mía . Đây có lẽ là bữa ăn thịnh soạn nhất trong đời tù bọn tôi .
Sáng hôm sau , tay Chủ nhiệm HTX hướng
dẫn chúng tôi ra khu ruộng , nằm cách ngôi đình làng khoảng 100 mét .
Khi đến nơi bọn tôi mới ngỡ ngàng . Đây là những đám ruộng sình , lúa
rất tốt , nhánh nào cũng trĩu đầy hạt , nhưng nếu bước chân xuống
ruộng , người ta sẽ bị lún sâu xuống ngay , khó mà ngoi lên được , vì
càng cử động , tìm cách thoát lên , lại càng bị lún xuống thêm , có thể
ngập đầu . Bọn tôi lắc đầu ngán ngẩm , khi vừa hiểu ra cái giá của bữa
cơm nếp có thịt trâu , rượu mía tối hôm qua . Trong khi cả bọn nhìn nhau
bất lực , Lân đưa ra sáng kiến . Dùng các tấm cửa cũ của ngôi đình bỏ
hoang , cột dây kéo 2 đầu , chỉ cần 1 người ( chọn những người nhẹ ký
nhất ) ngồi trên tấm cửa , gặt lúa , những người còn lại , đứng trên bờ 2
đầu , thay phiên kéo và giữ thăng bằng tấm cửa và an toàn cho người gặt
lúa . Một tấm cửa khác kéo theo bên cạnh , để chứa những bó lúa gặt
được . Khi nào đầy lúa , người gặt ra dấu , để được kéo vào bờ . Sáng
kiến của Lân được mọi người hoan nghênh , kể cả tay Chủ nhiệm . Khoảng
mười tấm cửa cũ đủ loại lớn nhỏ được mang ra sử dụng , 1 số cuộn dây
được cung cấp , kể cả 1 số tre được mang tới để vài anh chẻ ra đan thành
những cuộn dây dài . Không ngờ sáng kiến của Lân lại tuyệt vời . Chỉ 2
hôm , tất cả lúa trên hơn mười thửa ruộng sình được gặt xong . HTX thu hoạch được số lượng lúa khá lớn . Tay Chủ nhiệm xin cho bọn tôi được ở lại thêm 1 ngày để nghỉ ngơi và liên hoan . Ăn cơm trắng với cá trám cỏ . Thấy có 1 cái trống rách , bỏ nằm lăn lóc trong góc đình , Lân bèn nghĩ ra 1 điều kỳ lạ
khác . Anh tháo da từ cái trống ra , mượn 1 cái chảo đun sôi gần cả 1
đêm , sáng hôm sau , các miếng da nở ra , mềm , dẻo và trắng mướt . Lân
thái nhỏ ra , xin thêm đậu phụng ( lạc ) , giã nát cùng với ít rau , rắc
lên . Miếng da rách trong chiếc trống lăn lóc ngày hôm qua , bây giờ đã
trở thành 1 món ăn khoái khẩu . Những bạn tù hôm ấy chắc chắn không ai
có thể quên Lân và những ngày tù thật đặc biệt này .
Sau khi được chuyển về Trại Nghệ Tĩnh ,
Lân rủ tôi và 1 người bạn thân nữa tổ chức 1 cuộc trốn trại . Tôi rất
tin tưởng vào khả năng vượt thoát của Lân . Thời gian này bắt đầu được
thăm nuôi , Lân đã nhờ người nhà mang theo nhiều thức ăn khô , 1 số tiền
mặt và 1 cái địa bàn nhỏ dấu kín trong hũ mắm ruốc . Nhờ hối lộ hậu hỉ
cho tên công an phụ trách , nên mọi thứ đều trót lọt . Nhưng chưa tới
ngày thực hiện thì bất ngờ Lân có lệnh thả . Anh rất ngạc nhiên về việc
này . Kế hoạch trốn trại phải huỷ bỏ , vì tôi và người bạn còn lại không
tin vào khả năng của mình , nếu không có Lân .
Năm 1983 , sau gần 1 năm được chuyển về
Trại Z-30 C Hàm Tân , tôi được thả . Ra trại , thay vì về quê ngoài Nha
Trang , tôi vào Sài Gòn tìm Lân . Vì trước lúc chia tay , Lân cho biết
là sau khi về nhà , anh sẽ mua ghe tổ chức vượt biên . Anh còn dặn dò ,
bất cứ lúc nào ra khỏi tù , tôi nhớ tìm gặp anh ngay . Tôi luôn tin
tưởng vào khả năng , đạo đức và chân tình của Lân .
Thời gian trong tù , qua tâm sự của Lân ,
tôi biết rất rõ về nhà cửa , địa chỉ và tất cả những người trong gia
đình anh . Ông cụ đã mất trước 75 , Lân chỉ còn bà Cụ đang sống với 2 cô
em gái trong ngôi nhà khá lớn ở bên Quốc Lộ , gần Ngã Tư Hàng Xanh .
Ông anh duy nhất là 1 Biên Tập Viên Cảnh Sát , làm việc tại Sài gòn , đã
kịp rời khỏi Nhà Bè vào sáng sớm ngày 30/04/1975 .
Lân được cả nhà , đặc biệt là bà Mẹ hết
lòng yêu thương . Chính vì điều này mà Lân đã không đành bỏ Mẹ để ra đi
khi CS chiếm Sài gòn , mặc dù khi ấy Lân có nhiều phương tiện trong
tay , đã giúp khá nhiều bạn bè ra khỏi nước . Sau này Lân còn cho tôi
biết , chính Mẹ và các em gái của Lân đã bán nhiều tài sản và dùng vàng
bạc giấu được sau các đợt đánh tư sản , tìm đường dây đến 1 tay
Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ CS mua cho Lân cái giấy ra trại , để vượt biên
sớm . Lân là 1 trong số rất ít tù được thả sớm từ miền Bắc trong thời
gian ấy .
Khi tìm đến nhà , tôi gặp Mẹ và cô em lớn
của Lân . Bà Mẹ cũng là 1 người tu hành . Bên kia phòng khách , tôi
nhìn thấy 1 tượng Phật Quan Âm lớn hơn 1 người thật , cao gần đến trần
nhà . Tôi bảo tôi là bạn tù rất thân của Lân vừa mới được thả ra , tìm
đến thăm Lân , nhưng cả mẹ con đều bảo Lân đang sống ở vùng kinh tế mới
dưới Phước Tuy . Nhìn vẻ mặt của 2 người tôi biết là họ đang nghi ngờ
tôi , có thể là 1 gã công an nào đó muốn thăm dò tin tức Lân . Khi tôi
hỏi xin địa chỉ nơi ở của Lân trong vùng kinh tế mới để đi thăm , viện
cớ là tôi ở ngoài Trung , sau này khó có thể gặp Lân , 2 người bảo là
không biết , hơn nữa người lạ cũng không được phép đến đó . Đoán là có
điều gì xảy ra cho Lân , nên cả mẹ và em Lân cố tình giấu giếm , tôi lấy
tờ Giấy Ra Trại đưa cho cô em xem và kể thêm 1 số chi tiết về Lân cũng
như những người trong gia đình . Khi ấy 2 người mới tin và cho tôi biết
là Lân tổ chức vượt biên , kéo theo 1 số bạn bè , nhưng chẳng may ghe bị
mắc cạn ở cửa sông Mỹ Tho , Lân bị bắt và đang bị nhốt trong 1 trại tù
rất khắc nghiệt . Tôi cám ơn và xin tạm biệt , nhờ chuyển lời thăm Lân
khi có thăm nuôi . Tôi cũng để lại địa chỉ và nhờ nói lại với Lân , khi
ra tù nhớ liên lạc với tôi . Mẹ của Lân bảo cô em vào lấy 1 số tiền biếu
tôi . Tôi từ chối nhưng 2 mẹ con nhất mực bắt tôi phải nhận . Cô em đã
nhét tiền vào túi áo của tôi .
Sau hơn 8 năm , trở về nhà , chưa kịp làm
quen với mấy đứa con , nhất là con gái Út còn nằm trong bụng Mẹ ngày
tôi vào tù , và cũng chưa kịp hỏi được tin tức về nơi chôn cất Cha tôi ,
Ông đã chết trong 1 trại tù khác trong Nam từ tháng 06/1976 , thì 4 hôm
sau , tôi được mời ra Công An Thị Trấn , nhận cái giấy trả lại trại tù , với lý do nhân dân địa phương không chấp nhận cho tôi được tạm trú .
Khăn gói vào lại trại tù Z-30C , được cho ở tạm nhà thăm nuôi 3 hôm ,
sau đó nhận 1 tấm Giấy Ra Trại khác , với nơi chỉ định tạm trú mới là
sinh quán của tôi . Ở đó tôi chẳng còn ai , ngoài bà Cô già , goá bụa
sống trong ngôi nhà từ đường của Ông Bà Nội tôi để lại . Tôi lại bị
nhà-cầm-quyền CS ở đây hành hạ , làm nhục đủ điều . Không còn con đường
nào khác , ngoài vượt biên . Nhờ 1 ông anh con ông Cậu ruột , nguyên là 1
HSQ Hải Quân , đang có sẵn ghe đánh cá , tôi liều lĩnh âm thầm khuyến
khích và tổ chức vượt biên , chỉ dành cho gia đình và những người thân
thiết nhất . Tôi nhờ đứa cháu vào nhà Lân . Rất may là Lân vừa mới ra
khỏi tù hơn 1 tuần lễ , cũng nhờ bà Mẹ lo lót . Lân mua giấy tờ giả ,
đóng vai 1 cán bộ thương nghiệp ra Nha Trang công tác . Tôi gởi
Lân ở chung nhà với 1 người bạn thân khác của tôi , là căn phòng nhỏ
ngay phía sau 1 trường tiểu học mà anh là Hiệu Trưởng , không ai để ý .
Đúng giờ hẹn , tôi cho người đón Lân bằng xe Honda và đưa Lân trốn trong
1 ghềnh đá sát bên bờ biển ở 1 nơi an toàn . Tôi hẹn cho ghe ghé đến ,
đậu xa bờ khoảng 200 mét , báo mật hiệu bằng đèn và cho thằng cháu chèo
Thúng Chai vào đón . Nhưng Lân bảo không cần , vì Thúng Chai chèo chậm
lắm , anh sẽ bơi ra tàu cho nhanh . Khi kéo Lân lên tàu , 2 đứa ôm chầm
lấy nhau , như thầm hứa hẹn 1 trang sử mới .
Mặc dù có người anh định cư ở Mỹ từ
1975 , nhưng Lân quyết định cùng đi Na-Uy với chúng tôi . Mấy lần tôi
hỏi , có phải trong lòng Lân còn hận Mỹ , đã phản bội , bỏ rơi
người bạn đồng minh , để đất nước và cả dân tộc mình điêu đứng lầm
than ? Lân cười , bảo chỉ muốn sống gần tôi , người bạn đã cùng sống
chết với anh trong suốt đoạn đời tù đày khốn khổ .
Lân cùng học rồi cùng vào làm 1 sở với
tôi cho đến ngày về hưu . Chúng tôi cùng hăng say hoạt động trong 1 tổ
chức kháng chiến ngay từ ngày đến Trại Tị Nạn Bataan , Phi Luật Tân .
Vào thời điểm ấy , tổ chức này rất nổi tiếng và được nhiều người khắp
nơi tham gia , ủng hộ . Khi 1 cán bộ cao cấp của tổ chức từ Hoa Kỳ đến
Na Uy sinh hoạt , cả Lân và tôi xin tình nguyện được về Chiến Khu Quốc Nội ( ? ) ,
nhưng ông ta bảo không còn cần thiết nữa . Chỉ 1 tháng sau đó , tổ chức
này rạn nứt , tan vỡ , phơi bày bao điều không thật , đau lòng . Chúng
tôi thất vọng và phẫn nộ khi có cảm giác mình bị lừa dối . Những năm
sau , Lân sang Mỹ nhiều lần , thăm ông anh , họp bạn bè và tìm hiểu các
tổ chức , hội đoàn hoạt động ở đây . Anh háo hức , thiết tha mong được
đóng góp phần mình . Lân thường bảo , cuộc sống lưu vong này sẽ trở nên
vô nghĩa , nếu chúng ta không làm được điều gì . Chẳng lẽ rồi bọn mình
cũng chỉ là những con chim ẩn mình chờ chết hay sao ?
Cuối cùng , dường như Lân đã không tìm được 1 ánh sáng nào ở cuối đường hầm .
Anh bảo những hình thức , phô trương , những bộ quân phục và lon lá bị
lạm dụng , những ông bà háo danh , tranh giành cộng đồng này , hội đoàn
nọ , tệ nhất là mấy cái Chính Phủ với đám Tướng Tá tự phong , tự diễn ,
lố bịch như đám phường tuồng , làm anh muốn buồn nôn .
Có những ông chưa có 1 ngày trong lính ,
nhưng lúc nào cũng tỏ ra là 1 nhà quân sự tài ba , huênh hoang chê bai
ông Tướng này ông Tá khác , phê phán đủ các trận chiến ngày xưa . Cũng
có những ông gốc Lính , chẳng biết ngày xưa khí phách , tài năng đến
đâu , giờ nằm nhà chửi bới , chụp mũ không sót 1 người nào .
Bạn bè thì 1 số thoải mái với cuộc sống
mới và đã biến thành những con người mới , quên mình đã từng là lính và
bị tù đày . Một số thì tìm đến với nhau trong những hội hè , mong có
nhiều cuộc họp mặt tiệc tùng , để có dịp mặc bộ quân phục , tìm lại chút
dư âm ngày cũ . Chưa kể 1 số đua nhau về Việt Nam , để đi trở lại trên những đường xưa lối cũ .
Lân bảo , vẫn biết mỗi người có quyền chọn cho mình 1 cách sống riêng
để bù đắp những mất mát hay xoa dịu phần nào vết thương quá khứ , tất cả
đều tội nghiệp , nhưng sao anh vẫn thấy có điều gì đó làm xót xa , đau
đớn trong lòng .
Đôi khi Lân than thở với tôi :
– Đã hơn gần 30 năm sống trong cái cộng đồng ly hương này , sao nhiều lúc mình vẫn có cái cảm giác bồng bềnh như ngày nào còn ngồi với bạn trên chiếc thuyền vượt biển ra khơi !
– Đã hơn gần 30 năm sống trong cái cộng đồng ly hương này , sao nhiều lúc mình vẫn có cái cảm giác bồng bềnh như ngày nào còn ngồi với bạn trên chiếc thuyền vượt biển ra khơi !
Tôi lên mặt lý sự cốt an ủi Lân :
– Bạn đừng lý tưởng quá , thời gian nó sẽ xói mòn và làm đổi thay tất cả . Trong cái xô bồ , mình phải gạn lọc để chấp nhận và trân trọng những gì tương đối , bởi rất nhiều anh em , cũng như chúng ta , đành phải lực bất tòng tâm trước những ước vọng đó sao !
– Bạn đừng lý tưởng quá , thời gian nó sẽ xói mòn và làm đổi thay tất cả . Trong cái xô bồ , mình phải gạn lọc để chấp nhận và trân trọng những gì tương đối , bởi rất nhiều anh em , cũng như chúng ta , đành phải lực bất tòng tâm trước những ước vọng đó sao !
Tôi thầm tiếc và tội nghiệp cho Lân , 1 con người yêu nước , tài ba , can đảm và đức độ như vậy mà chẳng còn 1 nơi nào để dụng võ .
Nhiều lúc thấy Lân trầm ngâm , ngồi im
lặng như 1 thiền sư , tôi tự hỏi , từ ngày chọn con đường tu hành , ngày
đêm với kinh kệ , không biết trong lòng Lân có còn nỗi khắc khoải nào
không ? Tôi ngại không dám hỏi Lân . Mới đây , trong lúc ngồi bên nhau
Lân nói với tôi :
– Bây giờ tôi chỉ còn mong ước 2 điều , trước khi chết được thấy đất nước mình đổi thay , không còn Cộng Sản , và khi nhắm mắt được có Bạn ở bên cạnh để vuốt mắt và niệm cho Tôi 1 bài kinh A Di Đà !
– Bây giờ tôi chỉ còn mong ước 2 điều , trước khi chết được thấy đất nước mình đổi thay , không còn Cộng Sản , và khi nhắm mắt được có Bạn ở bên cạnh để vuốt mắt và niệm cho Tôi 1 bài kinh A Di Đà !
* * *
Con chim gỗ trên chiếc đồng hồ treo trong
quán cà phê vừa hót lên 7 tiếng . Như vậy là bọn tôi ngồi đây đã 3 giờ
đồng hồ . Trời không tối nên cứ tưởng còn sớm lắm . Ánh mặt trời vẫn
chói chang qua những tàng cây . Tôi đứng dậy dành đi trả tiền . Lân bước
ra trước , đứng chờ ở vệ đường , nhắm mắt ngước mặt lên trời . Không
biết anh đang cầu nguyện điều gì hay muốn xoá đi , quên hết những gì mà
chúng tôi vừa tâm sự , để trở về với cái tâm yên tĩnh của 1 Thầy Tu .
Anh đứng yên lặng nhưng cái bóng của anh lung linh , sống động trải dài
theo bờ con dốc đá . Nhìn cái bóng , tôi mơ hồ như bất ngờ được gặp lại
người phi công trẻ , hào hoa , oai hùng , mà mình đã từng quen biết từ 1
thời nào xa xưa như trong tiền kiếp .
Bỗng dưng , tôi nhớ tới những đồng đội
bạn bè đã hy sinh , nhớ tới những chàng phi công hào hùng đã từng sống
chết với đơn vị tôi trong Mùa Hè 1972 và suốt 1 thời binh lửa . Khi bước
đến bên Lân , tôi vẫn thấy anh đứng lặng yên , bất động , hướng mắt
nhìn về 1 nơi xa xăm nào đó . Trên không gian bao la chỉ có vài áng mây
đang chầm chậm bay về phía cuối chân trời .
Phạm Tín An Ninh 2016/04/30
( Tặng bạn tôi NVL )
( Tặng bạn tôi NVL )
Sau lưng
Sau lưng cái bóng,
Là mảnh đời tôi,
Bỏ đi tất cả
Mộng tưởng xa vời..
Tôi đi bỏ lại
Một giấc mộng trôi
Theo thuyền rời bến
Về cực lạc thôi
NM
Sau bóng linh hồn
Tạo bật dậy giữa đêm, lông mày toát mồ hôi chảy lấm tấm. Ở bên cạnh, Thu vẫn đang điềm nhiên ngủ say. Thấy trong mình khó ở, Tạo bèn ra sân hút một hơi thuốc lào.
Lấy Thu đã được hai năm nhưng hai vợ chồng chẳng có con. Hai người nhiều lần dẫn nhau đi khám hết viện lớn viện bé, đi thầy đi chùa mãi mà cũng không ăn thua.
Hồi năm ngoái có người mách cho toa thuốc nam, kêu hai vợ chồng uống thử đủ vài tháng là sẽ có con. Thế mà chuyện vẫn đâu vào đấy. Cũng chính vì tình cảnh không có con, nhìn người ta con đàn cháu đống đến phát thèm mà Tạo càng khát khao có một đứa con trai để bế bồng.
Mấy năm nay cơ nghiệp làm ăn của gia
đình Tạo bỗng chốc trở nên khấm khá. Trách nhiệm nối tiếp cơ ngơi, khiến
Tạo càng đè nặng vấn đề con cái.
Nhớ hồi bố Tạo còn sống đã hối Tạo mau
lấy vợ để ông có cháu bế. Ông cụ còn thề rằng nếu một ngày chưa được
thấy mặt cháu thì sẽ chưa nhắm mắt xuôi tay. Ấy vậy mà Tạo lấy vợ chưa
lâu ông cụ đã lăn đùng ra chết. Ông chết không nhắm mắt. Chắc do lời thề
lúc sinh thời khiến ông chẳng thể siêu thoát.
Dạo đi chùa có ông sãi khuyên Tạo ăn
chay niệm phật, rồi mời thầy về xem phong thủy biết đâu lại chữa được
bệnh. Tạo ậm ừ cho qua rồi để đấy. Giờ nghĩ lại Tạo bỗng cảm thấy ông
sãi nói có vẻ có lý. Tạo nhủ: "Nhà mình xưa nay ăn ở phúc đức, lại nối
dõi truyền đời chưa tắt mạch nào. Thời các cụ đã thế thì đến thời con
cháu vô sinh làm sao được. Chắc là do địa thế phong thủy không hợp khiến
cho việc làm ăn phát đạt nhưng lại mất đường con cái".
Tạo cứ nghĩ mãi, được một lúc bỗng thấy ở
góc vườn chuối, đằng sau cái bờ dậu hàng rào bất thình lình xuất hiện
một cái bóng trắng đang vẫy tay về phía mình.
Tạo tự mẩm: "Quái quỷ, nửa đêm nửa hôm thế này thì còn có ai gọi?"
Tạo đứng bật dậy định bụng nom xem là ai
Nhưng cái bóng trắng đã biến mất.
Tạo ngẩn ngơ gãi đầu, nghĩ một lúc mà không đoán ra được là ai. Bèn thở dài quay đầu vào nhà.
Tạo tự mẩm: "Quái quỷ, nửa đêm nửa hôm thế này thì còn có ai gọi?"
Tạo đứng bật dậy định bụng nom xem là ai
Nhưng cái bóng trắng đã biến mất.
Tạo ngẩn ngơ gãi đầu, nghĩ một lúc mà không đoán ra được là ai. Bèn thở dài quay đầu vào nhà.
Trong buồng ngủ lúc này, Thu vẫn đang
nằm ngủ một mình. Tạo vừa bước chân vào trong phòng, nào ngờ giật mình
khi bất ngờ thấy bên cạnh Thu đang có một cái bóng trắng nằm co quắp ôm
ấp cô.
Cái bóng trắng lộ ra hai hốc mắt sâu đen ngòm, đôi tay cò queo lủng lẳng như khúc củi khô sắp gãy .
Tạo hãi quá, chúi cả người ngã lăn ra đằng sau.
Cái bóng trắng thình lình biến mất.
Thu giật mình tỉnh giấc, vội chạy tới đỡ Tạo ngồi dậy rồi hỏi:
- Nửa đêm nửa hôm anh không ngủ đi mà đi lại lung tung thế?
Tạo thở gấp run giọng nói:
- Vừa nãy, vừa nãy anh thấy có cái bóng trắng nằm ngay cạnh em. Trời ơi, anh hãi quá...
Thu chau mày tự mẩm:
- Bóng trắng nào? Nhà mình ngoài em với anh ra thì làm gì có ai? Bố mẹ thì mất rồi, trong nhà không có kẻ ăn người ở. Làm sao lại có bóng trắng nào nằm cạnh em được...
Tạo ú ớ không biết nói sao, cũng không biết phải giải thích thế nào, không lẽ lại nói là mình gặp ma
Nên Tạo đành thôi.
Nhưng Tạo vừa nhổm đầu bật dậy thì ngay lập tức bức di ảnh của ông cố đập vào mắt anh.
Đôi mắt ông cố trong bức di ảnh nhìn chằm chằm vào Tạo khiến anh lạnh toát.
Ông cố lúc sinh thời nghiêm khắc, cũng nặng chuyện nối dõi gia nghiệp. Ông cụ cố chấp mười thì ông cố phải nặng lòng gấp trăm.
Bên ngoài, tiếng gió hiu hiu thổi, rít qua khe cửa
Như bản giao hưởng rợn người của những hồn ma quá cố đang oán trách Tạo không làm tròn bổn phận.
Tạo thắp vội cây nhang khấn vái:
- Lạy ông cố, ông nửa đêm về mà không báo trước. Con cháu bất hiếu không lo được cho ông mâm cúng quả nải. Ông hít tạm nén hương cho đỡ đói rồi về dưới âm kẻo trời sáng mất...
Cắm xong nén hương, Tạo lại đảo mắt nhìn lên di ảnh của ông cố một lần nữa. Lần này đôi mắt của ông cố hiền hòa hơn trước.
Tạo thở phào một hơi tưởng đã thoát thì ngay lập tức liền cảm giác được dường như có một bàn tay buốt lạnh nào đó đang nắm chặt lấy vai anh tì xuống.
Tạo quay đầu lại thì liền bắt gặp cái bóng người xanh lét đứng sau lưng.
Dưới ánh sáng lờ mờ của buổi đêm trăng. Anh nhận rõ bóng người ấy chính là bố mình.
Trong tiếng gió phả đến âm thanh văng vẳng:
- Hương khói của bố đâu con... Cháu nội của bố đâu con...
Tạo thảng thốt ú ớ.
Giữa đêm thanh vắng lặng, hồn ông cụ đứng lừng lững ở đấy. Đôi tay xương xẩu chìa ra như chuẩn bị túm lấy cổ Tạo lôi đi. Tạo giật mình lùi người lại. Càng kinh sợ hơn khi anh phát hiện ra sau lưng hồn ma ông cụ. Lại chính là cái bóng trắng cò queo lúc trước nằm ôm ấp vợ mình.
Ngạ Quỷ
Cái bóng trắng lộ ra hai hốc mắt sâu đen ngòm, đôi tay cò queo lủng lẳng như khúc củi khô sắp gãy .
Tạo hãi quá, chúi cả người ngã lăn ra đằng sau.
Cái bóng trắng thình lình biến mất.
Thu giật mình tỉnh giấc, vội chạy tới đỡ Tạo ngồi dậy rồi hỏi:
- Nửa đêm nửa hôm anh không ngủ đi mà đi lại lung tung thế?
Tạo thở gấp run giọng nói:
- Vừa nãy, vừa nãy anh thấy có cái bóng trắng nằm ngay cạnh em. Trời ơi, anh hãi quá...
Thu chau mày tự mẩm:
- Bóng trắng nào? Nhà mình ngoài em với anh ra thì làm gì có ai? Bố mẹ thì mất rồi, trong nhà không có kẻ ăn người ở. Làm sao lại có bóng trắng nào nằm cạnh em được...
Tạo ú ớ không biết nói sao, cũng không biết phải giải thích thế nào, không lẽ lại nói là mình gặp ma
Nên Tạo đành thôi.
Nhưng Tạo vừa nhổm đầu bật dậy thì ngay lập tức bức di ảnh của ông cố đập vào mắt anh.
Đôi mắt ông cố trong bức di ảnh nhìn chằm chằm vào Tạo khiến anh lạnh toát.
Ông cố lúc sinh thời nghiêm khắc, cũng nặng chuyện nối dõi gia nghiệp. Ông cụ cố chấp mười thì ông cố phải nặng lòng gấp trăm.
Bên ngoài, tiếng gió hiu hiu thổi, rít qua khe cửa
Như bản giao hưởng rợn người của những hồn ma quá cố đang oán trách Tạo không làm tròn bổn phận.
Tạo thắp vội cây nhang khấn vái:
- Lạy ông cố, ông nửa đêm về mà không báo trước. Con cháu bất hiếu không lo được cho ông mâm cúng quả nải. Ông hít tạm nén hương cho đỡ đói rồi về dưới âm kẻo trời sáng mất...
Cắm xong nén hương, Tạo lại đảo mắt nhìn lên di ảnh của ông cố một lần nữa. Lần này đôi mắt của ông cố hiền hòa hơn trước.
Tạo thở phào một hơi tưởng đã thoát thì ngay lập tức liền cảm giác được dường như có một bàn tay buốt lạnh nào đó đang nắm chặt lấy vai anh tì xuống.
Tạo quay đầu lại thì liền bắt gặp cái bóng người xanh lét đứng sau lưng.
Dưới ánh sáng lờ mờ của buổi đêm trăng. Anh nhận rõ bóng người ấy chính là bố mình.
Trong tiếng gió phả đến âm thanh văng vẳng:
- Hương khói của bố đâu con... Cháu nội của bố đâu con...
Tạo thảng thốt ú ớ.
Giữa đêm thanh vắng lặng, hồn ông cụ đứng lừng lững ở đấy. Đôi tay xương xẩu chìa ra như chuẩn bị túm lấy cổ Tạo lôi đi. Tạo giật mình lùi người lại. Càng kinh sợ hơn khi anh phát hiện ra sau lưng hồn ma ông cụ. Lại chính là cái bóng trắng cò queo lúc trước nằm ôm ấp vợ mình.
Ngạ Quỷ