Những Ca Khúc Hay Về Mùa Xuân
Xuân dạo
Xuân vừa dạo bước bên thềm,
Hương Xuân rạo rực ủ mềm dángxưa.
Trời Xuân hong nắng cho mưa,
Mong tìm dấu tích người xưa năm nào....!
Quản chi tuổi hạc đã cao,
Tâm tình dàn trải khác nào thanh xuân?!
Đôi dòng tình tự bâng khuâng,
Như mầm non nhú hân hoan gọi mùa...
Hoa về dạo chợ Xuân xưa,
Lời buồn liệu có Xuân ưa bây chừ ?!
NM
|
Tin vào mùa Xuân
Nghe tin ông già mới được một tờ báo nào đó đặt bài, mà lại là bài tết khiến cả xóm nháo nhào.
Cái tin ấy từ miệng thằng nhỏ đánh giày được truyền nhanh khủng
khiếp. Nhanh đến mức mới xế chiều mà cả xóm dạo đã từ khắp mọi nẻo đường
trở về đông đủ. Chỉ chờ nhân vật chính xuất hiện là nhao nhao hỏi.
Nhuận bút báo tết chắc là cao lắm hả? Đủ tiền mua vé vào nam thăm cháu
ngoại không ông? Ủa mà báo nào vậy nhỉ? Mày không biết chữ thì hỏi để
làm chi? Thì để hôm đó đi bán báo tui còn rao: “Cô chú mua báo đi. Báo
có bài của ông bạn già xóm dạo viết chơi. Mua đi! Mua đi! Bảy mươi năm
mới có một lần”. Rao gì mà kỳ vậy mày, sao lại bảy mươi năm? Thì không
phải năm nay ông già vừa tròn bảy mươi cái xuân xanh hay sao? Ông cứ nói
khơi khơi là ông viết báo mà tụi mình đâu có thấy bài đăng. Hy vọng lần
này tụi mình không mừng hụt. Hay là cược cái gì đó cho vui? Một chầu
bia đã đời có kèm thêm mực nướng, chơi không? Ủa mà bài báo tên gì? Ai
là nhân vật chính vậy ông ơi? Sau câu hỏi đó thì đám người lại nhao
nhao: “Tui này! Tui này! Viết về tui đi này”. Ông già nãy giờ vẫn ngồi
cười, gió lùa vào hàm răng đã có nhiều chỗ trống. Hỏi chỉ để vui vậy
thôi chứ cả xóm này ai cũng biết nhân vật chính đâu có đến lượt mình.
Nhân vật chính là bà già từng bán xôi dạo nhưng giờ có khi không
còn bán nữa. Chú Bảy xe ôm nói: “Hôm nọ đứng bắt khách ở bến xe tình cờ
chở một người cùng quê với bà già. Nghe đâu bà già đã tìm thấy con trai ở
mãi tận Sài Gòn nên bà gồng gánh vào đó cho gần con cháu”. Ông già nghe
thấy thì vui lắm nhưng đêm vắt tay lên trán lại nghĩ ngợi hoài nghi.
Giữa biển người mênh mông này muốn tìm lại người thân đâu có dễ. Nhất là
khi bà thất lạc con từ lúc nó còn đỏ hỏn. Mà manh mối kiếm tìm chỉ dựa
vào một nốt ruồi son ở đằng sau gáy. Có khi theo thời gian nốt ruồi đã
mất đi, vài cái sẹo nào đó lại chen ngang trên mặt. Nhiều đêm ông mường
tượng ra cảnh người đàn bà mình thương đang rong ruổi ở ngõ chợ, bờ sông
hay đoạn đường vắng ngắt. Trên chiếc quang gánh là thúng xôi nóng hổi
chỉ chờ cất tiếng rao là dậy lên hương vị. Bà già ấy lúc xới xôi cho
khách luôn tìm cách nhìn vào gáy người ta. Đến cả lúc khách quay gót đi
xa bà vẫn dán ánh nhìn vào gáy họ trút một tiếng thở dài khe khẽ. Thỉnh
thoảng bà cũng kể câu chuyện về đứa con mất tích như một cách hỏi dò.
Trong đó có đoạn “nó quấn chiếc tã được cắt từ chân quần cứng còng queo.
Mắt nó đen láy tròn xoe. Hai bàn tay bụ mẫm như hai nải chuối mắn. Lúc
nào cũng chỉ thích rúc vào ti mẹ. Ngày đó tôi ăn toàn sắn, sữa vừa ít
vừa nghèo chất. Tội nghiệp thằng nhỏ…”. Người ta nghe cũng chỉ biết tặc
lưỡi xót xa chứ kể như bà làm sao biết thằng nhỏ là đứa nào trong hàng
trăm, hàng ngàn đứa trẻ thất lạc gia đình.
Hồi xưa ông hay chở xe ôm thuê trong nhà ga thành phố. Hành nghề lâu đến mức cái gốc bàng già được dân xe ôm mặc định đó là “nhà” của ông. Ngoài giờ đón khách mỗi khi tàu về ga, còn lại thời gian ông dựng chiếc xe cà tàng rồi nằm vắt vẻo trên đó đọc báo, ngắm người qua lại chờ một cái vẫy tay của khách. Ông ở đó suốt bốn mùa. Từ khi cây bàng khoác lên mình bộ áo già nua với những chiếc lá bám đầy bụi bặm. Cho đến khi cây bàng thay lá trụi trơ ông vẫn ngồi đó ngửa mặt nhìn trời qua cành nhánh khẳng khiu. Ngủ một giấc mùa đông, mở mắt ra đã thấy những chồi non bừng nở. Ngồi cho đến khi bà già xuất hiện thì ông bỏ nghề xe ôm đi bán nước trà. Thiên hạ hỏi đang làm xe ôm kiếm cũng được mà sao lại bỏ nghề? Ông cười bảo “già rồi, xương khớp yếu đi. Đâu có thể luồn lách ngoài đường mãi”. Vẫn gốc bàng xưa, vẫn chiếc xe máy cũ dọn thêm vài cái ghế cho khách ngồi thế là thành quán nước. Người đi tàu thường ghé qua quán của ông bắn điếu thuốc lào, làm cốc trà nóng. Ai cũng mê ông chủ quán hóm hỉnh, chuyện trên trời dưới đất đều thấy tỏ tường. Đâu ai biết ông thường nhòm vô gáy người ta đăm đăm kiếm tìm một cái nốt ruồi màu đỏ. Nhưng dễ gì mà thấy. Bà già nói nốt ruồi chỉ bằng cái đầu tăm. Mắt ông thì mờ. Đôi lúc muốn chạy lại vạch gáy từng người nhìn cho thật kỹ. Người trong xóm dạo bảo nhau “hèn gì ông bỏ nghề xe ôm. Nghề xe ôm thì suốt ngày ngồi phía trước cho người ta nhìn gáy của mình. Chứ có mấy khi ngó được gáy người ta”. Ừ nhỉ…
Ông già tính làm cái bảng ghi dòng chữ “tìm nốt ruồi son sau gáy” rồi treo dưới gốc bàng. Nhưng làm vậy kỳ lắm. Người có nốt ruồi son đã chắc gì người ta muốn nói. Nhiều khi chính họ cũng không biết gáy mình có nốt ruồi nhỏ xíu ấy hay không. Mà giờ giả dụ tìm được người có nốt ruồi son sau gáy cũng chẳng biết bà già ở đâu mà báo tin. Ông để thất lạc bà từ mùa đông ba năm về trước. Một sáng trước khi gánh thúng xôi đi bán bà có dặn “tối cứ ăn cơm trước, đừng chờ”. Thế rồi bặt tin nhau đằng đẵng. Manh mối tìm lại người thương không có gì nhiều ngoài “bà già bán xôi đi tìm nốt ruồi son”. Xóm dạo nghĩ thể nào ông già cũng bỏ việc cất công đi tìm bà khắp nơi. Nhưng không, ông vẫn ngồi đó dưới gốc cây bàng già ngóng về phía nhà ga thành phố. Bởi ông biết có tìm thấy cũng không giữ nổi bà. Một người mẹ chừng nào chưa tìm thấy con mình thì làm sao còn tâm trí sống những ngày thanh thản. Thỉnh thoảng ông có kể về bà với những người xuôi ngược bắc - nam. Ông tin rằng rồi sẽ có ngày một ai đó gặp bà, họ kể về ông già ngồi dưới gốc bàng già để đợi một bà già quay lại. Bọn nhỏ trong xóm dạo bảo nhau “chuyện tình già còn mùi mẫn hơn chán vạn tụi trẻ bây giờ. Cần gì phải yêu đương thề thốt mà vẫn giữ chặt được tim nhau”. Ừ thì…
Hồi xưa ông hay chở xe ôm thuê trong nhà ga thành phố. Hành nghề lâu đến mức cái gốc bàng già được dân xe ôm mặc định đó là “nhà” của ông. Ngoài giờ đón khách mỗi khi tàu về ga, còn lại thời gian ông dựng chiếc xe cà tàng rồi nằm vắt vẻo trên đó đọc báo, ngắm người qua lại chờ một cái vẫy tay của khách. Ông ở đó suốt bốn mùa. Từ khi cây bàng khoác lên mình bộ áo già nua với những chiếc lá bám đầy bụi bặm. Cho đến khi cây bàng thay lá trụi trơ ông vẫn ngồi đó ngửa mặt nhìn trời qua cành nhánh khẳng khiu. Ngủ một giấc mùa đông, mở mắt ra đã thấy những chồi non bừng nở. Ngồi cho đến khi bà già xuất hiện thì ông bỏ nghề xe ôm đi bán nước trà. Thiên hạ hỏi đang làm xe ôm kiếm cũng được mà sao lại bỏ nghề? Ông cười bảo “già rồi, xương khớp yếu đi. Đâu có thể luồn lách ngoài đường mãi”. Vẫn gốc bàng xưa, vẫn chiếc xe máy cũ dọn thêm vài cái ghế cho khách ngồi thế là thành quán nước. Người đi tàu thường ghé qua quán của ông bắn điếu thuốc lào, làm cốc trà nóng. Ai cũng mê ông chủ quán hóm hỉnh, chuyện trên trời dưới đất đều thấy tỏ tường. Đâu ai biết ông thường nhòm vô gáy người ta đăm đăm kiếm tìm một cái nốt ruồi màu đỏ. Nhưng dễ gì mà thấy. Bà già nói nốt ruồi chỉ bằng cái đầu tăm. Mắt ông thì mờ. Đôi lúc muốn chạy lại vạch gáy từng người nhìn cho thật kỹ. Người trong xóm dạo bảo nhau “hèn gì ông bỏ nghề xe ôm. Nghề xe ôm thì suốt ngày ngồi phía trước cho người ta nhìn gáy của mình. Chứ có mấy khi ngó được gáy người ta”. Ừ nhỉ…
Ông già tính làm cái bảng ghi dòng chữ “tìm nốt ruồi son sau gáy” rồi treo dưới gốc bàng. Nhưng làm vậy kỳ lắm. Người có nốt ruồi son đã chắc gì người ta muốn nói. Nhiều khi chính họ cũng không biết gáy mình có nốt ruồi nhỏ xíu ấy hay không. Mà giờ giả dụ tìm được người có nốt ruồi son sau gáy cũng chẳng biết bà già ở đâu mà báo tin. Ông để thất lạc bà từ mùa đông ba năm về trước. Một sáng trước khi gánh thúng xôi đi bán bà có dặn “tối cứ ăn cơm trước, đừng chờ”. Thế rồi bặt tin nhau đằng đẵng. Manh mối tìm lại người thương không có gì nhiều ngoài “bà già bán xôi đi tìm nốt ruồi son”. Xóm dạo nghĩ thể nào ông già cũng bỏ việc cất công đi tìm bà khắp nơi. Nhưng không, ông vẫn ngồi đó dưới gốc cây bàng già ngóng về phía nhà ga thành phố. Bởi ông biết có tìm thấy cũng không giữ nổi bà. Một người mẹ chừng nào chưa tìm thấy con mình thì làm sao còn tâm trí sống những ngày thanh thản. Thỉnh thoảng ông có kể về bà với những người xuôi ngược bắc - nam. Ông tin rằng rồi sẽ có ngày một ai đó gặp bà, họ kể về ông già ngồi dưới gốc bàng già để đợi một bà già quay lại. Bọn nhỏ trong xóm dạo bảo nhau “chuyện tình già còn mùi mẫn hơn chán vạn tụi trẻ bây giờ. Cần gì phải yêu đương thề thốt mà vẫn giữ chặt được tim nhau”. Ừ thì…
* * *
Xóm dạo nằm lọt thỏm trong lòng thành phố. Từ đường lớn ồn ã rẽ vào một con ngõ nhỏ, đi quanh co chừng hút xong điếu thuốc là đến xóm dạo thôi mà. Gọi là xóm dạo vì cả xóm làm nghề bán dạo. Vé số dạo, báo dạo, cà phê dạo, đánh giày dạo đến thúng bánh đúc, bánh khoai, hàng hoa, mẹt quả cũng đều đi bán dạo khắp đường cùng ngõ hẻm. Yên tĩnh như một ốc đảo giữa thành phố, chui qua chiếc cổng vòm là hiện ra những mái nhà cấp bốn nối nhau. Gọn gàng, sạch sẽ chứ không giống như mường tượng về một khu ổ chuột dành cho những người lao động nghèo. Ngay cả những chiếc áo cũ sờn cũng thơm tho mùi nắng. Phòng nào cũng đơn sơ, đồ đạc chẳng có gì ngoài những vật dụng thiết yếu. Tủ đồ đã cũ, vài chiếc bát ăn cơm, những đôi giày được xếp ngay ngắn trong góc nhà. Chiếc đài cát sét thỉnh thoảng lại lẹt xẹt dò sóng. Cũng có phòng tậu được chiếc ti vi cũ sóng nhiễu nhập nhằng, mặt cô diễn viên bị kéo dài méo xệch từ góc này đến góc kia màn hình. Ngoài giếng những người về sớm ngồi quây lại nhặt rau, thái thịt. Họ hỏi nhau hôm nay kiếm được nhiều không? Khách có đông không? Thằng nhỏ đánh giày nói mai nó phải ra bưu điện gửi ít tiền về nhà đóng tiền học cho em. Chị bán vé số tính đi mua ít quần áo ấm cho chồng con, shop hàng thùng đầu ngõ mới mở kiện đẹp mà cũng hợp với túi tiền. Ông già ngồi nhìn cây đào bích đang khẳng khiu thay lá, đặt bút viết những dòng truyện tết đầu tiên.
Thực ra ông già đâu phải dân viết chuyên nghiệp. Ngày trẻ cũng thơ phú ra trò nhưng chỉ để bạn bè đọc cho vui. Hồi còn chở xe ôm, những lúc rảnh chẳng biết làm gì ông hay mua báo đọc chơi. Hôm bà già xuất hiện đến ngồi nhờ dưới gốc bàng bán xôi ông cũng đang đọc đi đọc lại tờ báo chi chít chữ trên tay. Bà già ngồi tỉ mẩn cắt những tờ báo cũ thành từng mảnh nhỏ bọc xôi cho khách. Ông để ý thấy bà cắt lạ lắm, chẳng theo hình khối gì. Như thể bà không nỡ cắt đôi một bài thơ hay chia năm xẻ bảy một trang truyện ngắn. Mỗi mảnh báo gói xôi là trọn vẹn một tác phẩm, một chân dung nào đó. Ông cười: “Cắt báo gói xôi thôi mà bà. Cần phải cắt có tâm đến vậy không? Bà cắt vậy để người ta vừa ăn xôi vừa đọc thơ tình yêu chắc? Trời ơi, sáng ra người ta bận trăm công ngàn việc. Nhiều khi cố nhét ít xôi vào bụng để có sức chiến đấu. Chứ còn thời gian, tâm trí đâu mà thưởng thức thơ văn”. Bà chép miệng “Ừ thì…”. Bà cứ hay “ừ thì” như thế, ông nghe cứ thấy xót lòng. Có bữa ngồi đọc Coi tay vào sáng mưa của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, bà già lấy tay áo lau nước mắt. Như thể từng câu chữ là muối trắng xát vào lòng người mẹ mất con. Tư kể về câu chuyện người đàn bà rất giỏi coi tay đoán vận mệnh cuộc đời. Do từ bé đã được đọc mười ba cuốn Thuật pháp nhân tướng học của ông nội. Sau này vì mải coi tay cho người ta mà bà để lạc mất con ở một cái chợ Sương nào đó. Người đàn bà ấy sau này đã bỏ nghề coi tay vì không chịu đựng được ý nghĩ “mình níu người dưng đây mà buông bỏ máu thịt của mình”. Đến một ngày có người mang đến một bàn tay đã bị chém đứt lìa đặt trước mặt bà nhờ coi thử. Bàn tay xanh và lạnh ngắt ấy có một chiếc bớt đỏ trên cổ tay và lóng cuối cùng của ngón út bị gù do một lần đứt sâu băng bó cong queo. Đó là bàn tay đứa con mà bao năm nay bà chờ đợi, kiếm tìm. Cũng là bàn tay của tên tội phạm bị mã tấu chặt đứt trong một cuộc thanh trừng băng nhóm. Bà thầy bói già trong câu chuyện sau bao năm thất lạc con cuối cùng cũng chỉ tìm lại và níu giữ được một bàn tay đã chết. Ông già nhớ khoảnh khắc bà già bán xôi bo chặt lấy ngực mình. Như thể một cơn đau tim vừa mới chạy qua, nó mang theo hình ảnh nốt ruồi son sau chiếc gáy của một đứa trẻ còn thơm tho mùi sữa. Bà già lạc nó ở sân ga quê nhà. Lúc đặt nó nằm ngủ trong chiếc thúng, còn bà thì đội mẹt bánh gai, ngô luộc trên đầu chạy khắp các toa tàu mời khách. Tàu chạy, bà quay lại đã không thấy con đâu. Mấy chục năm qua bà chỉ biết lần theo nốt ruồi son bé xíu mong tìm thấy máu mủ của mình. Bà già từng ước ao: “Giá mà tôi cũng biết viết truyện như cô Tư thì có lẽ tôi sẽ viết về nốt ruồi son đằng sau gáy. Như một ngôi sao luôn lấp lánh ở phía trước, giúp tôi đi qua bao chặng đường tăm tối mịt mù”. Ông già nhủ thầm “có khó gì đâu...”. Kể từ đấy người xóm dạo thấy đêm nào ông già cũng chong đèn ngồi bên trang giấy. Họ không biết ông viết những gì? Viết gửi cho ai? Thằng nhỏ đánh giày từng ghé tai nói nhỏ với chị bán vé số: “Chiều nay thấy ông già đứng tần ngần trước cửa một tòa soạn báo. Tay ông cầm mấy trang giấy chi chít những dòng chữ ngoằn ngoèo”.
Biên tập viên cầm bản thảo của ông khẽ rụt cổ, lắc đầu. Thời đại công nghệ mấy ai còn viết văn bằng bút mực trên giấy trắng như ông. Bản thảo gửi đến tòa soạn chủ yếu qua hòm thư điện tử, được đánh máy sạch sẽ, trình bày đâu ra đấy. Ấy thế mà có khi còn bị bỏ xó vì lượng bài cộng tác gửi về nhiều quá, sức nào đọc nổi. Nhưng tác phẩm nào của ông già ban biên tập cũng phải phân công nhau đọc, không bỏ sót một chữ nào. Vừa đọc vừa dịch những nét chữ xô đẩy lẫn nhau. Vừa mường tượng ra một ông già run tay đêm nào cũng dồn hết tâm trí và sức lực vào cây bút. Có chỗ nét bút ghì xuống giấy hằn sâu như vết sẹo. Lại có chỗ nét bút bỗng dưng nguệch ngoạc như thể ông già vừa viết vừa chống chọi lại một cơn ho rạc cổ. Trong phòng khách của tòa soạn luôn có một ấm chè được pha sẵn chờ ông già ghé đến chơi. Người ta nói “văn mình, vợ người”. Nhưng chẳng ai như ông già, văn bị chê tả tơi mà vẫn cười hào sảng. Chê đâu sửa đó, ông già cần mẫn nhặt chữ dành dụm vốn liếng cho mình. Chắc vì đồng cảm với một ông già yêu chữ nghĩa. Nên ban biên tập bảo nhau “hay là tìm một truyện được nhất rồi biên tập lại để đăng cho ông già vui?”. Nhưng ông già phẩy tay chối từ: “Thôi khỏi. Đời cầm bút của tôi chỉ cần được đăng một lần duy nhất. Kể một câu chuyện duy nhất mà thôi”. Họ tò mò hỏi đó là câu chuyện gì? Ông chậm rãi rót trà, chậm rãi uống, chậm rãi kể về bà già bán xôi và cuộc kiếm tìm một nốt ruồi son mọc đằng sau gáy. Nghe xong hình như mũi họ cay, hình như ai đó vừa buông tiếng thở dài hoặc cũng có khi chỉ là tiếng gió. Họ ngậm ngùi bảo báo xuân năm nay sẽ dành hẳn một trang khổ lớn để ông già đăng tin tìm dấu vết thương yêu qua truyện ngắn của mình.
Truyện của ông được mở đầu dung dị như một lời thủ thỉ thế này: “Thằng nhỏ đánh giày kiếm đâu được một đôi giày vải tuy đã cũ nhưng chất thì “ngon lành lắm”. Nó nói để phần bà già đi bán xôi mùa đông vừa ấm lại vừa mềm. Không lo tấy đỏ gót chân sau mỗi ngày gánh rong ngoài phố như đi đôi giày nhựa cũ. Chú Bảy xe ôm vừa cầm áo rách mà than “giá mà bà già còn ở đây thì đã có người khâu áo giúp mình”. Thực ra đâu phải không có người để nhờ khâu áo. Nhưng khâu mà từng đường kim mũi chỉ thẳng thớm trên thớ vải thì chỉ có bà già mà thôi. Tụi trẻ bây giờ khâu qua quýt cho xong. Đâu có để hồn mình trong vết sờn vết rách. Nên cũng không có cảnh vừa khâu áo vừa than “chú em mặc áo rách chắc là muốn để ai ngó mà thương. Nhưng trước khi người thiên hạ xót lòng thì mình đã xót da xót thịt. Mình không thương mình thì còn mong ai thương hả chú em”. Có nhiêu đó thôi mà vẫn thường nhắc nhau. Như hôm gió mùa về, trong bữa cơm “chú em” bỗng dừng đũa chống cằm bảo: “Chẳng biết bà già đang ở đâu? Nơi ấy hôm nay liệu gió mùa về? Nếu chỉ một thân một mình không biết bà già có ăn uống điều độ hay không? Nói vậy thôi chứ bà già chắc biết tự thương mình”. Cây bàng già chỗ tôi với bà từng ngồi hình như nó vừa mới cựa mình. Những chồi non ẩn sâu trong lớp vỏ xù xì thức giấc vươn vai gọi mùa xuân đến. Bà từng ví chúng giống như những mầm yêu thương chồi lên trong tâm hồn già nua, cằn cỗi của mình.
Mùa xuân về thật rồi bà ơi. Mùa này người ta hay quàng khăn ấm cho nhau nên tôi ít nhìn thấy gáy...”.
Xóm dạo nằm lọt thỏm trong lòng thành phố. Từ đường lớn ồn ã rẽ vào một con ngõ nhỏ, đi quanh co chừng hút xong điếu thuốc là đến xóm dạo thôi mà. Gọi là xóm dạo vì cả xóm làm nghề bán dạo. Vé số dạo, báo dạo, cà phê dạo, đánh giày dạo đến thúng bánh đúc, bánh khoai, hàng hoa, mẹt quả cũng đều đi bán dạo khắp đường cùng ngõ hẻm. Yên tĩnh như một ốc đảo giữa thành phố, chui qua chiếc cổng vòm là hiện ra những mái nhà cấp bốn nối nhau. Gọn gàng, sạch sẽ chứ không giống như mường tượng về một khu ổ chuột dành cho những người lao động nghèo. Ngay cả những chiếc áo cũ sờn cũng thơm tho mùi nắng. Phòng nào cũng đơn sơ, đồ đạc chẳng có gì ngoài những vật dụng thiết yếu. Tủ đồ đã cũ, vài chiếc bát ăn cơm, những đôi giày được xếp ngay ngắn trong góc nhà. Chiếc đài cát sét thỉnh thoảng lại lẹt xẹt dò sóng. Cũng có phòng tậu được chiếc ti vi cũ sóng nhiễu nhập nhằng, mặt cô diễn viên bị kéo dài méo xệch từ góc này đến góc kia màn hình. Ngoài giếng những người về sớm ngồi quây lại nhặt rau, thái thịt. Họ hỏi nhau hôm nay kiếm được nhiều không? Khách có đông không? Thằng nhỏ đánh giày nói mai nó phải ra bưu điện gửi ít tiền về nhà đóng tiền học cho em. Chị bán vé số tính đi mua ít quần áo ấm cho chồng con, shop hàng thùng đầu ngõ mới mở kiện đẹp mà cũng hợp với túi tiền. Ông già ngồi nhìn cây đào bích đang khẳng khiu thay lá, đặt bút viết những dòng truyện tết đầu tiên.
Thực ra ông già đâu phải dân viết chuyên nghiệp. Ngày trẻ cũng thơ phú ra trò nhưng chỉ để bạn bè đọc cho vui. Hồi còn chở xe ôm, những lúc rảnh chẳng biết làm gì ông hay mua báo đọc chơi. Hôm bà già xuất hiện đến ngồi nhờ dưới gốc bàng bán xôi ông cũng đang đọc đi đọc lại tờ báo chi chít chữ trên tay. Bà già ngồi tỉ mẩn cắt những tờ báo cũ thành từng mảnh nhỏ bọc xôi cho khách. Ông để ý thấy bà cắt lạ lắm, chẳng theo hình khối gì. Như thể bà không nỡ cắt đôi một bài thơ hay chia năm xẻ bảy một trang truyện ngắn. Mỗi mảnh báo gói xôi là trọn vẹn một tác phẩm, một chân dung nào đó. Ông cười: “Cắt báo gói xôi thôi mà bà. Cần phải cắt có tâm đến vậy không? Bà cắt vậy để người ta vừa ăn xôi vừa đọc thơ tình yêu chắc? Trời ơi, sáng ra người ta bận trăm công ngàn việc. Nhiều khi cố nhét ít xôi vào bụng để có sức chiến đấu. Chứ còn thời gian, tâm trí đâu mà thưởng thức thơ văn”. Bà chép miệng “Ừ thì…”. Bà cứ hay “ừ thì” như thế, ông nghe cứ thấy xót lòng. Có bữa ngồi đọc Coi tay vào sáng mưa của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, bà già lấy tay áo lau nước mắt. Như thể từng câu chữ là muối trắng xát vào lòng người mẹ mất con. Tư kể về câu chuyện người đàn bà rất giỏi coi tay đoán vận mệnh cuộc đời. Do từ bé đã được đọc mười ba cuốn Thuật pháp nhân tướng học của ông nội. Sau này vì mải coi tay cho người ta mà bà để lạc mất con ở một cái chợ Sương nào đó. Người đàn bà ấy sau này đã bỏ nghề coi tay vì không chịu đựng được ý nghĩ “mình níu người dưng đây mà buông bỏ máu thịt của mình”. Đến một ngày có người mang đến một bàn tay đã bị chém đứt lìa đặt trước mặt bà nhờ coi thử. Bàn tay xanh và lạnh ngắt ấy có một chiếc bớt đỏ trên cổ tay và lóng cuối cùng của ngón út bị gù do một lần đứt sâu băng bó cong queo. Đó là bàn tay đứa con mà bao năm nay bà chờ đợi, kiếm tìm. Cũng là bàn tay của tên tội phạm bị mã tấu chặt đứt trong một cuộc thanh trừng băng nhóm. Bà thầy bói già trong câu chuyện sau bao năm thất lạc con cuối cùng cũng chỉ tìm lại và níu giữ được một bàn tay đã chết. Ông già nhớ khoảnh khắc bà già bán xôi bo chặt lấy ngực mình. Như thể một cơn đau tim vừa mới chạy qua, nó mang theo hình ảnh nốt ruồi son sau chiếc gáy của một đứa trẻ còn thơm tho mùi sữa. Bà già lạc nó ở sân ga quê nhà. Lúc đặt nó nằm ngủ trong chiếc thúng, còn bà thì đội mẹt bánh gai, ngô luộc trên đầu chạy khắp các toa tàu mời khách. Tàu chạy, bà quay lại đã không thấy con đâu. Mấy chục năm qua bà chỉ biết lần theo nốt ruồi son bé xíu mong tìm thấy máu mủ của mình. Bà già từng ước ao: “Giá mà tôi cũng biết viết truyện như cô Tư thì có lẽ tôi sẽ viết về nốt ruồi son đằng sau gáy. Như một ngôi sao luôn lấp lánh ở phía trước, giúp tôi đi qua bao chặng đường tăm tối mịt mù”. Ông già nhủ thầm “có khó gì đâu...”. Kể từ đấy người xóm dạo thấy đêm nào ông già cũng chong đèn ngồi bên trang giấy. Họ không biết ông viết những gì? Viết gửi cho ai? Thằng nhỏ đánh giày từng ghé tai nói nhỏ với chị bán vé số: “Chiều nay thấy ông già đứng tần ngần trước cửa một tòa soạn báo. Tay ông cầm mấy trang giấy chi chít những dòng chữ ngoằn ngoèo”.
Biên tập viên cầm bản thảo của ông khẽ rụt cổ, lắc đầu. Thời đại công nghệ mấy ai còn viết văn bằng bút mực trên giấy trắng như ông. Bản thảo gửi đến tòa soạn chủ yếu qua hòm thư điện tử, được đánh máy sạch sẽ, trình bày đâu ra đấy. Ấy thế mà có khi còn bị bỏ xó vì lượng bài cộng tác gửi về nhiều quá, sức nào đọc nổi. Nhưng tác phẩm nào của ông già ban biên tập cũng phải phân công nhau đọc, không bỏ sót một chữ nào. Vừa đọc vừa dịch những nét chữ xô đẩy lẫn nhau. Vừa mường tượng ra một ông già run tay đêm nào cũng dồn hết tâm trí và sức lực vào cây bút. Có chỗ nét bút ghì xuống giấy hằn sâu như vết sẹo. Lại có chỗ nét bút bỗng dưng nguệch ngoạc như thể ông già vừa viết vừa chống chọi lại một cơn ho rạc cổ. Trong phòng khách của tòa soạn luôn có một ấm chè được pha sẵn chờ ông già ghé đến chơi. Người ta nói “văn mình, vợ người”. Nhưng chẳng ai như ông già, văn bị chê tả tơi mà vẫn cười hào sảng. Chê đâu sửa đó, ông già cần mẫn nhặt chữ dành dụm vốn liếng cho mình. Chắc vì đồng cảm với một ông già yêu chữ nghĩa. Nên ban biên tập bảo nhau “hay là tìm một truyện được nhất rồi biên tập lại để đăng cho ông già vui?”. Nhưng ông già phẩy tay chối từ: “Thôi khỏi. Đời cầm bút của tôi chỉ cần được đăng một lần duy nhất. Kể một câu chuyện duy nhất mà thôi”. Họ tò mò hỏi đó là câu chuyện gì? Ông chậm rãi rót trà, chậm rãi uống, chậm rãi kể về bà già bán xôi và cuộc kiếm tìm một nốt ruồi son mọc đằng sau gáy. Nghe xong hình như mũi họ cay, hình như ai đó vừa buông tiếng thở dài hoặc cũng có khi chỉ là tiếng gió. Họ ngậm ngùi bảo báo xuân năm nay sẽ dành hẳn một trang khổ lớn để ông già đăng tin tìm dấu vết thương yêu qua truyện ngắn của mình.
Truyện của ông được mở đầu dung dị như một lời thủ thỉ thế này: “Thằng nhỏ đánh giày kiếm đâu được một đôi giày vải tuy đã cũ nhưng chất thì “ngon lành lắm”. Nó nói để phần bà già đi bán xôi mùa đông vừa ấm lại vừa mềm. Không lo tấy đỏ gót chân sau mỗi ngày gánh rong ngoài phố như đi đôi giày nhựa cũ. Chú Bảy xe ôm vừa cầm áo rách mà than “giá mà bà già còn ở đây thì đã có người khâu áo giúp mình”. Thực ra đâu phải không có người để nhờ khâu áo. Nhưng khâu mà từng đường kim mũi chỉ thẳng thớm trên thớ vải thì chỉ có bà già mà thôi. Tụi trẻ bây giờ khâu qua quýt cho xong. Đâu có để hồn mình trong vết sờn vết rách. Nên cũng không có cảnh vừa khâu áo vừa than “chú em mặc áo rách chắc là muốn để ai ngó mà thương. Nhưng trước khi người thiên hạ xót lòng thì mình đã xót da xót thịt. Mình không thương mình thì còn mong ai thương hả chú em”. Có nhiêu đó thôi mà vẫn thường nhắc nhau. Như hôm gió mùa về, trong bữa cơm “chú em” bỗng dừng đũa chống cằm bảo: “Chẳng biết bà già đang ở đâu? Nơi ấy hôm nay liệu gió mùa về? Nếu chỉ một thân một mình không biết bà già có ăn uống điều độ hay không? Nói vậy thôi chứ bà già chắc biết tự thương mình”. Cây bàng già chỗ tôi với bà từng ngồi hình như nó vừa mới cựa mình. Những chồi non ẩn sâu trong lớp vỏ xù xì thức giấc vươn vai gọi mùa xuân đến. Bà từng ví chúng giống như những mầm yêu thương chồi lên trong tâm hồn già nua, cằn cỗi của mình.
Mùa xuân về thật rồi bà ơi. Mùa này người ta hay quàng khăn ấm cho nhau nên tôi ít nhìn thấy gáy...”.
Ông viết đến đó thì dừng bút vì vừa ngửi thấy trong gió xuân có mùi
của hoa đào, hoa cúc. Xóm dạo có thêm người bán dạo vừa mới chuyển đến
mấy hôm. Cũng một đôi quang gánh, mấy bộ quần áo rét và ít nồi niêu
xoong chảo. Y như ngày bà già theo ông đến đây, đồ đạc không có gì ngoài
một đôi quang gánh. Người mới đến đang đảo những mẻ mứt nóng hổi để
sáng sớm còn kịp mang đi bán. Chị ta nói mình là người đàn bà bán mùa.
Mùa thu bán cốm, mùa hè gánh bán hoa sen, mùa đông cần mang hơi ấm
chuyền tay nhau trong mùi hạt dẻ. Đến mùa xuân thì để từng vị mứt kể câu
chuyện vùng miền. Nhìn cái dáng lom khom nhóm bếp than của người hàng
xóm mới khiến ông già nhớ tới bà. Dù ngày hè nóng bức hay mùa đông lạnh
cắt da cắt thịt thì cứ bốn giờ sáng là bà đã thức dậy lụi cụi thổi xôi.
Chiếc bếp ngoài trời được ông mua mấy tấm fibro xi măng lợp lên để che
chắn mưa dầm sương lạnh. Mấy năm trước cũng vào những ngày này, cũng lất
phất mưa bay. Ông dậy cùng bà nhóm bếp, hơ hai bàn tay lạnh cóng trên
lửa ấm rồi chờ nồi xôi của bà vừa kịp chín. Giữa lúc ông mải đắm chìm
trong ngọn lửa đầy ma mị thì bất chợt thấy gáy mình nóng ran. Bà từng
bảo gáy ông cũng có nốt ruồi son nên mắt bà có đôi lần vướng víu. Trong
ánh lửa bập bùng nốt son như một hòn than ấm. Âm ỉ và nung nấu tâm can…
Ông già viết xong truyện lúc người ta chở hoa về khắp phố. Những chợ hoa tự phát mọc lên, đào từ rừng xuống phố vẫn còn e ấp nụ. Trên sạp báo đã thấy có vài ấn phẩm báo xuân bày bán sớm. Thư ký tòa soạn nheo mắt qua cặp kính, khẽ thở dài:
- Viết buồn vậy làm sao đăng báo tết chú ơi?
Vũ thị Huyền Trang
Ông già viết xong truyện lúc người ta chở hoa về khắp phố. Những chợ hoa tự phát mọc lên, đào từ rừng xuống phố vẫn còn e ấp nụ. Trên sạp báo đã thấy có vài ấn phẩm báo xuân bày bán sớm. Thư ký tòa soạn nheo mắt qua cặp kính, khẽ thở dài:
- Viết buồn vậy làm sao đăng báo tết chú ơi?
Vũ thị Huyền Trang
Mùa chim én bay
Chim én bay trong ngày Xuân vĩnh cữu,
Ánh thiều quang ủ ấm gió lạnh căm...
Đông dẫu qua còn giá rét âm thầm,
Xuân vẫn đến với mai vàng rực rỡ
Hãy trả lại những gì Xuân khai mở
Cánh én chao bay liệng giữa mênh mông..
Xuân thiêng liêng hiện diện ở trong lòng..!
Sẽ rủ bỏ những ngày Đông u ám...
NM
Chim én mùa xuân
Đinh
bằng hữu, người bạn của tôi nói về buổi xuất hành đầu năm đầy thi vị
của anh. Chuyện kể trong một ngày lạnh căm sau Tết. Đợt giá rét lê thê,
dài hơn so cơn rét Mậu Thân lịch sử…
Thành
phố Huế vào xuân. Hai bà cháu nhà quê và một chiếc lồng tre đầy chim
én. Họ ngồi bên vệ đường, mắt đăm đăm nhìn mặt người qua lại.
– Đầu xuân. Mua én phóng sinh làm phước…
– Ồ, én mô nhiều rứa mệ hè.
– Dưới đồng quê. Mưa lạnh dài ngày, làm ruộng mất mùa cực lắm chú ơi.
Anh bạn dừng lại nhìn những con én ngơ ngác, đang chen chúc nhau đứng ủ rủ trong lồng. Các sứ giả của mùa xuân đây ư? “Vòm trời nan tre”
và chút thức ăn ân huệ. Ruột bánh mì lăn lóc và những cú mổ xuống đầu
nhau xù lông, rướm máu. Vâng, khi mà chung quanh chúng – bên ngoài –
trăm hoa đang mãn khai, khoe sắc…
“Từng bầy én tung bay muôn ngàn lối”
Bản nhạc xuân từ một quán bên đường vẫn không ngừng nhịp Fox rộn rã.
Phải chăng, lắm lúc sự vô tình cũng làm nên hạnh phúc? Thứ hạnh phúc mặc
nhiên sau cánh cửa mỗi nhà…Gió thổi buốt từng hồi làm hai tay tê cóng.
Dòng sông Hương lặng lờ, vắng khách hơn ngày thường. Đây đó một đôi dáng
thuyền rồng còn nằm yên, neo bến.
Anh
bạn ngó quanh, bắt gặp nhiều đôi mắt đang ngời lên tia giễu cợt. Những
đôi mắt như những câu chữ vô hình ẩn hiện trên mặt người qua lại…“Mua
làm gì? Càng khiến người ta đi bắt” “Phóng sinh ư? Cái vòng lẩn quẩn”
“Thấy chưa, chính bạn cũng đang mắc bẫy luôn rồi”. “Này nhé, nhân đạo là
tự sát”. Những câu đàm tiếu kiểu ấy cơ hồ đã cũ kỹ, chẳng có gì mới mẻ hơn chăng?
Lạ
thay, mọi người dường như sẵn sàng hào phóng sự khôn ngoan để mặc nhiên
quên đi điều cần thấy. Vâng, ở đây còn có lý công bằng. Thuận được mua,
vừa sẽ bán. Không có ai ức ép ai để sau rốt, chẳng bên nào là nạn nhân
hoặc là kẻ nghiễm nhiên mưu lợi trên nỗi đau đồng loại. Có chăng, tất cả
đều được chút niềm vui thanh thản… Kể cả mấy con vật nhỏ bé kia, bất
đắc dĩ phải lệ thuộc trước con người.
“Chim trời, cá nước”.
Thực ra, những kẻ giễu cợt sự phóng sinh kia chưa hẳn đã tự tại dưới
vòm trời nhân thế? Vâng, khi mà sự cứu rỗi cứ vẫn luôn là khát vọng muôn
đời trong bản tâm nhân loại. Tham vọng chính đáng ấy khiến người và vật
vẫn còn có chỗ cảm thông nhau hơn nữa. Nhà Phật từng giáo huấn trẻ thơ “em hãy thương yêu người và vật”. Lời khuyên ấy đi đôi với kiêng cữ sát sanh, hại mạng.
Anh bạn cảm nhận điều gì đó không nói đủ nên lời, vừa gợn lên trong câu khẩn khoản của hai bà cháu nhà quê khốn khó :
– Chú ơi chú. Phóng sinh làm phước chú ơi….
– Lụt lội mới đó chừ tới lúa chết lạnh. Nhà nông bòn chài đôi xu biết lấy mô ra…
Quả
thực một đôi cánh én không làm nổi mùa xuân. Nhưng sẽ còn lại gì ngoài
mấy tầng mây tro xám? Bầu trời xuân vô cảm kia đã không còn tìm ra cánh
én. Rộng lớn như trời đất mà sao những con én lạc loài nầy còn đây, vẫn
co ro cụp cánh? Ngày xuân vốn tươi vui biết bao với những cõi lòng rộng
mở? Sao người không đến với người bằng chút ánh mắt sẻ chia? Và tại sao
đất – đến cả ngàn năm quen thuộc từ ông cha, tiên tổ – vẫn cứ mãi nhọc
nhằn dẫu đã đi qua hàng trăm, ngàn thế hệ…
Hai
bà cháu ngồi dựa vào nhau trong cùng một tấm áo mưa đầy bùn lầy đất
ruộng. Chắc chắn họ phải cách nhau không dưới nửa thế kỷ tuổi trời. Vẫn
có điều đồng bộ trong một ngày nguyên đán lạnh căm. Cả hai đều đang cố
níu vào nhau để che đi run rẩy…
Trong chỉ một giây, anh bạn mua nguyên lồng chim với giá đầu tiên, không mặc cả.
Hai
bà cháu sáng mắt lên nhìn nhau, không nói nên lời. Bà già nhà quê đứng
dậy chấp hai bàn tay nhăn nheo vào nhau, con mắt hướng lên trời “Cầu
cho chú căn an, mạng vững. Vô bệnh vô hoạn, tật nạn tiêu trừ. Sự lành
đem đến, sự dữ lánh xa. Phước thọ quan gia, đầy nhà con cháu. Cầu cho
chú bạc đấu vàng thoi, ngựa quỳ voi cỡi… Bước tới vận thời, đi chơi che
lọng. Cầu cho chú trước cổng lân chầu. Ngoài hiên phượng đậu…”
Câu chúc dài đến nổi anh bạn bật cười sốt ruột kêu lên :
– Được rồi, thôi mệ ơi. Mệ thả ra đi.
– Nì, chú tự tay phóng sinh chơ răng rứa. Phước ai, mua nấy.
– Ai cũng được. Hề chi mệ. Én bay ra đâu cần biết ai thả.
Khi
con én cuối cùng vút khỏi lồng tre do chính bà già nhà quê tự thả, anh
bạn quay lưng đi còn nghe hai bà cháu mãi thầm thì chuyện may mắn ngày
xuân :
– Mệ hỉ. Chú nớ điên… điên lạ hè.
– Đừng có nói. Nhờ rứa đó, không thì ngồi thấu tối chưa chắc có xu mô.
– Người khôn chỉ có tốt giả đò thôi. Người dại mới là người tốt thiệt, mệ hỉ.
– Ừ, người khôn ăn hết cho ai cái chi mô. Người dại rứa mà có đức.
Những
đợt giá rét kéo dài qua Tết. Câu chuyện xuất hành của Đinh bằng hữu,
bạn tôi đem lại chút dư vị trong một thoáng cười vui, ấm áp. Đợi nắng
Huế lên. Ai cũng mong chờ chút ít ánh thiều quang trở lại :
“Ngày xuân con én đưa thoi”
“Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
“Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Ba
tháng xuân trong truyện Kiều chưa hề trọn vẹn, song hơn sáu mươi ngày
vẫn tràn ngập ánh thiều quang cho tới khi cuộc bể dâu khai mở…
Chim
én bay liệng giữa trời xuân nào khác chiếc thoi đưa ngày tháng. Biểu
tượng ấy dệt nên đường đi vĩnh cửu giữa vũ trụ vốn vô chung, vô thuỷ.
Hãy trả lại những cánh én cho mùa xuân tự nhiên như trả lại từng chiếc
thoi vốn không thể rời xa khung cửi…
Trần Hạ Tháp
Thành nội – Huế 2008
Thành nội – Huế 2008
Đăng lại từ tạp chí Chim Việt Cành Nam (Chimviet.free.fr)
Ngõ hoa vàng
Ngõ hoa vàng Rốn Bão,
Giờ đây sao khác xưa...
Chỉ có hoa vàng nở,
Trong nắng vàng đong đưa...!
Bao nhiêu kỷ niệm cũ,
Của một thời trẻ thơ..
Âm thầm luôn ấp ủ,
Biết tìm đâu bây giờ ?
NM
Mùa xuân hoa vẫn nở vàng
GN - Tôi trở lại nơi chốn ấy vào
mùa xuân như một cách nhớ về một thời thơ ấu đầy vui buồn, và bên cạnh đó còn
có một người. Mọi thứ đều đã khác, bởi thời gian vẫn theo quy luật tự nhiên, cuốn
mọi vật lao theo dòng xoáy của nó.
Tôi trở lại một ngôi trường nhỏ ở làng quê. Làng quê nơi ngày xưa tôi ở, được mọi người đặt cái tên rất lạ: Rốn Bão. Bởi bất cứ cơn bão nào đi qua, nó cũng nhắm vào ngôi làng dựa vào hai vách núi, mặt nhìn ra biển kia mà đổ. Mỗi năm có khi làng hứng tới gần chục cơn bão. Bão đổ vào suốt nên rồi cả làng cũng quen. Quen nhìn những bao cát chắn trước nhà để ngăn những cơn sóng biển giận dữ đổ vào, để tránh những cơn mưa tạt rát cả mặt. Quen những đôi chân trần đen vì nắng táp cứ chạy trên cát biển, cứ lội xuống biển mà leo lên những chiếc thuyền thúng bơi ra ngoài khơi, đón những chiếc thuyền đánh cá trở về.
Làng Rốn Bão của tôi cũng khá đặc biệt vì chỉ có một con đường độc đạo từ quốc lộ đi vào. Đó là con đường rất buồn, được làm bằng đất sét trộn với sỏi trải ra cho dễ đi lại. Con đường đi qua một cánh rừng thông đã bị chặt gần hết, những gốc thông còn sót lại cố bung ra những mầm mới. Con đường đi qua một đồi cát trắng, mỗi khi gió bay, cát tràn xuống lấp con đường, thế là dân làng lại phải tập trung lại để dọn cát.
Vì đi lại khó khăn, vì thời tiết khắc nghiệt mà làng có một thời gian dài không có trường. Lũ trẻ chúng tôi đi học bằng xe đạp, có khi đi bộ trên con đường buồn tênh đó để tới ngôi trường cách làng cả 6 cây số. Nếu thời tiết không thuận tiện, chúng tôi phải ở nhà mà không đến trường.
Đó là câu chuyện ngày xưa. Ngày xưa luôn gợi nhớ những kỷ niệm. Ngày xưa của chúng tôi lại bắt đầu từ ngôi trường được dựng lên sát vách núi. Và ngày xưa lại nhắc cho tôi nhớ về cô giáo Liên, người đã truyền dạy cho những đứa trẻ ở Rốn Bão những bài học vỡ lòng.
Ngôi trường được huyện đầu tư xây dựng chỉ vỏn vẹn có 3 phòng học. Nhưng ngày khánh thành ngôi trường là niềm vui ngợp trời của cả làng. Vì dẫu ngôi trường nhỏ, nhưng mấy chục học sinh ở làng có thể học cho hết cấp I.
Tôi có cả một thời gian dài học ở ngôi trường dựa vào vách núi đó. Nhưng vì làng của tôi buồn tênh, đêm xuống chỉ nghe tiếng sóng biển vỗ, chỉ nghe tiếng gió hú lồng lộng cho nên dẫu không phải là hải đảo hay miền núi, các cô thầy đến trường dạy dẫu chỉ dăm người, nhưng chỉ trọn một niên khóa là họ tìm cách về huyện hay về tỉnh, chẳng có ai chịu khó ở lại với lũ học trò làng biển, đi học với mái tóc khét nắng và đôi chân trần đến lớp.
Cô Liên đến làng tôi vào một buổi chiều nhòa nhạt nắng, khi đó mọi gia đình đã vào trong căn nhà của mình, ngoài khơi xa chỉ có một màu biển đục. Cô đạp chiếc xe đạp với một túi xách đồ đạc, chiếc xe đạp của cô sau khi đi hết con đường đất đã bị lún vào trong cát biển. Tôi là người nhìn thấy cô đầu tiên trong buổi chiều đó. Lúc đầu tôi tưởng cô đi đến nhà một người quen, nào ngờ lại là một cô giáo tình nguyện. Bởi gần như tất cả thầy cô giáo đến làng họ đều đi xe máy hoặc có người thuê xe ôm chở vào, chẳng có ai đi xe đạp bao giờ.
Tôi trở lại một ngôi trường nhỏ ở làng quê. Làng quê nơi ngày xưa tôi ở, được mọi người đặt cái tên rất lạ: Rốn Bão. Bởi bất cứ cơn bão nào đi qua, nó cũng nhắm vào ngôi làng dựa vào hai vách núi, mặt nhìn ra biển kia mà đổ. Mỗi năm có khi làng hứng tới gần chục cơn bão. Bão đổ vào suốt nên rồi cả làng cũng quen. Quen nhìn những bao cát chắn trước nhà để ngăn những cơn sóng biển giận dữ đổ vào, để tránh những cơn mưa tạt rát cả mặt. Quen những đôi chân trần đen vì nắng táp cứ chạy trên cát biển, cứ lội xuống biển mà leo lên những chiếc thuyền thúng bơi ra ngoài khơi, đón những chiếc thuyền đánh cá trở về.
Làng Rốn Bão của tôi cũng khá đặc biệt vì chỉ có một con đường độc đạo từ quốc lộ đi vào. Đó là con đường rất buồn, được làm bằng đất sét trộn với sỏi trải ra cho dễ đi lại. Con đường đi qua một cánh rừng thông đã bị chặt gần hết, những gốc thông còn sót lại cố bung ra những mầm mới. Con đường đi qua một đồi cát trắng, mỗi khi gió bay, cát tràn xuống lấp con đường, thế là dân làng lại phải tập trung lại để dọn cát.
Vì đi lại khó khăn, vì thời tiết khắc nghiệt mà làng có một thời gian dài không có trường. Lũ trẻ chúng tôi đi học bằng xe đạp, có khi đi bộ trên con đường buồn tênh đó để tới ngôi trường cách làng cả 6 cây số. Nếu thời tiết không thuận tiện, chúng tôi phải ở nhà mà không đến trường.
Đó là câu chuyện ngày xưa. Ngày xưa luôn gợi nhớ những kỷ niệm. Ngày xưa của chúng tôi lại bắt đầu từ ngôi trường được dựng lên sát vách núi. Và ngày xưa lại nhắc cho tôi nhớ về cô giáo Liên, người đã truyền dạy cho những đứa trẻ ở Rốn Bão những bài học vỡ lòng.
Ngôi trường được huyện đầu tư xây dựng chỉ vỏn vẹn có 3 phòng học. Nhưng ngày khánh thành ngôi trường là niềm vui ngợp trời của cả làng. Vì dẫu ngôi trường nhỏ, nhưng mấy chục học sinh ở làng có thể học cho hết cấp I.
Tôi có cả một thời gian dài học ở ngôi trường dựa vào vách núi đó. Nhưng vì làng của tôi buồn tênh, đêm xuống chỉ nghe tiếng sóng biển vỗ, chỉ nghe tiếng gió hú lồng lộng cho nên dẫu không phải là hải đảo hay miền núi, các cô thầy đến trường dạy dẫu chỉ dăm người, nhưng chỉ trọn một niên khóa là họ tìm cách về huyện hay về tỉnh, chẳng có ai chịu khó ở lại với lũ học trò làng biển, đi học với mái tóc khét nắng và đôi chân trần đến lớp.
Cô Liên đến làng tôi vào một buổi chiều nhòa nhạt nắng, khi đó mọi gia đình đã vào trong căn nhà của mình, ngoài khơi xa chỉ có một màu biển đục. Cô đạp chiếc xe đạp với một túi xách đồ đạc, chiếc xe đạp của cô sau khi đi hết con đường đất đã bị lún vào trong cát biển. Tôi là người nhìn thấy cô đầu tiên trong buổi chiều đó. Lúc đầu tôi tưởng cô đi đến nhà một người quen, nào ngờ lại là một cô giáo tình nguyện. Bởi gần như tất cả thầy cô giáo đến làng họ đều đi xe máy hoặc có người thuê xe ôm chở vào, chẳng có ai đi xe đạp bao giờ.
Hôm đó tôi đã gọi thêm mấy đứa trẻ trong làng phụ mang vác đồ đạc của cô Liên, rồi đưa cô đến nhà ông tổ trưởng dân phố. Cũng từ ngày đó, cô Liên đã trở thành công dân làng Rốn Bão của chúng tôi. Mà làng có cái lạ là nhà nào có đám cưới, đám giỗ hay tiệc tùng gì đó thì gần như trở thành ngày hội, cứ ới ới gọi nhau mà đến, mỗi nhà lại góp một ít thức ăn hoặc bia rượu để cùng vui. Cô Liên khá khéo trong cách chế biến các món ăn lạ, cho nên mỗi lần như thế cô trở thành đầu bếp.
Cho đến khi
tôi rời làng, ngôi trường 3 lớp học kia vẫn chỉ có mình cô Liên trụ lại, thỉnh
thoảng cũng có dăm thầy cô đến, nhưng họ cũng mau chóng rời làng. Cuộc sống của
cô giáo Liên với lũ học trò chân đất ở làng biển của chúng tôi chính là những
ngày vui. Lúc đầu cô ở nhờ căn nhà của tổ dân phố, sau đó cô dọn về trường ở, cả
làng cùng phụ xây cho cô một căn phòng khá khang trang. Chúng tôi gọi căn phòng
nhỏ đó là: “Nhà của cô Liên”. Đặc biệt, cô đi tìm về rất nhiều hoa hoàng anh,
vàng cả một đoạn đường vào ngôi nhà nhỏ của cô. Tụi học trò chúng tôi gọi đùa
đó là: ngõ hoa vàng.
Mỗi ngày, sau những giờ đứng lớp, cô Liên lại đi trồng rau xanh, đó là loại gia vị hiếm hoi của làng chúng tôi. Vì ít người nghĩ ra là phải trồng cây ớt, cây húng quế, cây xà-lách…, để khi cần chỉ cần ra vườn nhón hái. Rồi cũng từ vườn rau nhỏ của cô Liên, cả làng rộ lên phong trào trồng rau xanh trong những thùng xốp. Vào những đêm thứ Bảy, Chủ nhật, cô Liên tụ tập đám học trò của mình lại tập hát, bày những trò chơi. Chúng tôi gom những cành khô đốt lửa giống như mọi người sinh hoạt lửa trại. Nhiều khi người lớn cũng tham gia góp con cá tươi mới lưới về, nướng trên lửa củi ấy để cô giáo cùng ăn với học trò.
Trong tuổi thơ của tôi, tôi nhìn thấy cô Liên giống như bà tiên trong truyện cổ tích. Cô gần như ở lại trong làng, chỉ khi nào đi họp hoặc đi lãnh lương, mua thêm lương thực cô mới đạp chiếc xe đạp của mình đi trên con đường đất của làng ra lộ đón xe về huyện. Dáng cô đi trong cái buồn buồn ấy là một hình ảnh gần như đã đọng mãi trong trí nhớ của tôi. Vui nhất là vào ngày Tết năm đó, cô Liên cùng ở lại với làng. Cô Liên ăn Tết một mình, hay nói đúng hơn là ăn Tết với cả làng Rốn Bão. Cô đã làm cho lũ trẻ chúng tôi vui khi cô nghĩ ra lắm trò chơi trên bãi biển vào ngày xuân khiến cho không gian trở nên rộn rịp. Rồi đêm mùng một Tết, cô Liên uống rượu thật nhiều, cô về lại căn phòng nhỏ của mình mà khóc. Tôi theo cô, cứ lấy củi châm cho cháy bùng trong đêm Tết, mà không hiểu tại sao cô buồn.
Sáng mùng 7, một mình tôi chèo chiếc thuyền thúng ra vũng nước xoáy câu cá với ý nghĩ là câu con cá ngon tặng cô Liên vào ngày đầu năm. Hôm đó biển động. Nơi vùng nước xoáy khi biển động có rất nhiều cá to tụ về, việc câu cá rất dễ dàng. Tôi mải mê chạy theo đàn cá nên bị một con sóng lớn bất ngờ đổ ập lên, hất tôi ra khỏi chiếc thuyền thúng, nhấn chìm xuống nước. Lúc đó tôi gần như kiệt sức thì cô Liên xuất hiện. Cô đã bơi thuyền ra cứu tôi thoát chết trong gang tấc. Tôi không hiểu tại sao một người con gái nhỏ con như cô lại có thể có sức mạnh phi thường như thế? Cô đưa tôi vào bờ mà nói: “Em khờ lắm. Ai biểu em câu cá làm gì? Em chỉ cần tới nhà đốt lửa cho cô ấm là được”.
Mỗi ngày, sau những giờ đứng lớp, cô Liên lại đi trồng rau xanh, đó là loại gia vị hiếm hoi của làng chúng tôi. Vì ít người nghĩ ra là phải trồng cây ớt, cây húng quế, cây xà-lách…, để khi cần chỉ cần ra vườn nhón hái. Rồi cũng từ vườn rau nhỏ của cô Liên, cả làng rộ lên phong trào trồng rau xanh trong những thùng xốp. Vào những đêm thứ Bảy, Chủ nhật, cô Liên tụ tập đám học trò của mình lại tập hát, bày những trò chơi. Chúng tôi gom những cành khô đốt lửa giống như mọi người sinh hoạt lửa trại. Nhiều khi người lớn cũng tham gia góp con cá tươi mới lưới về, nướng trên lửa củi ấy để cô giáo cùng ăn với học trò.
Trong tuổi thơ của tôi, tôi nhìn thấy cô Liên giống như bà tiên trong truyện cổ tích. Cô gần như ở lại trong làng, chỉ khi nào đi họp hoặc đi lãnh lương, mua thêm lương thực cô mới đạp chiếc xe đạp của mình đi trên con đường đất của làng ra lộ đón xe về huyện. Dáng cô đi trong cái buồn buồn ấy là một hình ảnh gần như đã đọng mãi trong trí nhớ của tôi. Vui nhất là vào ngày Tết năm đó, cô Liên cùng ở lại với làng. Cô Liên ăn Tết một mình, hay nói đúng hơn là ăn Tết với cả làng Rốn Bão. Cô đã làm cho lũ trẻ chúng tôi vui khi cô nghĩ ra lắm trò chơi trên bãi biển vào ngày xuân khiến cho không gian trở nên rộn rịp. Rồi đêm mùng một Tết, cô Liên uống rượu thật nhiều, cô về lại căn phòng nhỏ của mình mà khóc. Tôi theo cô, cứ lấy củi châm cho cháy bùng trong đêm Tết, mà không hiểu tại sao cô buồn.
Sáng mùng 7, một mình tôi chèo chiếc thuyền thúng ra vũng nước xoáy câu cá với ý nghĩ là câu con cá ngon tặng cô Liên vào ngày đầu năm. Hôm đó biển động. Nơi vùng nước xoáy khi biển động có rất nhiều cá to tụ về, việc câu cá rất dễ dàng. Tôi mải mê chạy theo đàn cá nên bị một con sóng lớn bất ngờ đổ ập lên, hất tôi ra khỏi chiếc thuyền thúng, nhấn chìm xuống nước. Lúc đó tôi gần như kiệt sức thì cô Liên xuất hiện. Cô đã bơi thuyền ra cứu tôi thoát chết trong gang tấc. Tôi không hiểu tại sao một người con gái nhỏ con như cô lại có thể có sức mạnh phi thường như thế? Cô đưa tôi vào bờ mà nói: “Em khờ lắm. Ai biểu em câu cá làm gì? Em chỉ cần tới nhà đốt lửa cho cô ấm là được”.
Việc xây dựng
một nhà máy ở ngay đụn cát, nơi đoạn đường vào làng mà các cây thông bị chặt
sát gốc đã làm cho làng Rốn Bão của tôi trở nên phồn thịnh. Một công ty du lịch
cũng đã chọn khu vực nhiều mỏm đá, nơi tôi bị tai nạn thành một khu du lịch.
Làng Rốn Bão nay trở thành một điểm du lịch với cái tên hấp dẫn: Bãi Tiên.
Nhưng đó là chuyện xảy ra gần 15 năm sau khi tôi xa làng, đi học. Cả nhà tôi
cũng đã chuyển đi, nên ngần ấy thời gian, tôi đã không trở lại làng.
Tôi trở lại làng đón Tết, trước sự thay đổi ấy, chỉ một mình tôi. Tôi muốn tìm gặp cô giáo Liên của tôi. Chiếc xe ô-tô chở tôi đã có thể thong dong phóng xe trên con đường nhựa tới thẳng sát ngay ngôi trường cũ. Trường giờ đây đã trở thành trường cấp 1, 2 khang trang và đẹp đẽ. Mùa xuân như đang rộn rã. Tôi nhủ sẽ đốt lửa như ngày nào đốt lửa cho cô ngồi khóc trong đêm Tết.
Nhưng cô Liên đã rời trường từ 7 năm về trước, không ai biết cô đi đâu. Ngay cả căn phòng nhỏ mà dân làng xây dựng cho cô nay cũng không còn. Còn lại duy nhất là con đường nở rực một màu vàng hoa hoàng anh. Trong nắng mai lộng lẫy kia, tôi tưởng chừng như cô Liên đang đi qua ngõ hoa vàng ấy. Hoa vẫn rực vàng trong mùa xuân.
Tôi trở lại làng đón Tết, trước sự thay đổi ấy, chỉ một mình tôi. Tôi muốn tìm gặp cô giáo Liên của tôi. Chiếc xe ô-tô chở tôi đã có thể thong dong phóng xe trên con đường nhựa tới thẳng sát ngay ngôi trường cũ. Trường giờ đây đã trở thành trường cấp 1, 2 khang trang và đẹp đẽ. Mùa xuân như đang rộn rã. Tôi nhủ sẽ đốt lửa như ngày nào đốt lửa cho cô ngồi khóc trong đêm Tết.
Nhưng cô Liên đã rời trường từ 7 năm về trước, không ai biết cô đi đâu. Ngay cả căn phòng nhỏ mà dân làng xây dựng cho cô nay cũng không còn. Còn lại duy nhất là con đường nở rực một màu vàng hoa hoàng anh. Trong nắng mai lộng lẫy kia, tôi tưởng chừng như cô Liên đang đi qua ngõ hoa vàng ấy. Hoa vẫn rực vàng trong mùa xuân.
Khuê Việt Trường